Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Rèn kỹ năng kí họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 13 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN KRỔNGPĂC
TRƯỜNG THCS EA PHÊ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
RÈN KĨ NĂNG KÍ HOẠ
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: TRƯƠNG THỊ MỘNG HUYỀN
TỔ : SỬ-GDCD- NHẠC- HOẠ
1
NĂM HỌC: 2009-
2010
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nói tới nghệ thuật là nói tới cái đẹp, con người luôn khám phá và vươn tới cái đẹp, cái hoàn mĩ.
Nghệ thuật mang lại cho con người niềm vui, sự say mê, phấn khởi, tin vào cuộc sống. Để cuộc sống
luôn trọn ven thì bản thân con người phải phát triển toàn diện về mọi mặt . Đó là đức-trí- thể -mĩ. Đối
với sự nghiệp giáo dục thì việc giáo dục toàn diện về mọi mặt được các nhà lãnh đạo nước ta đặt lên
nhiệm vụ hàng đầu. Sản phẩm lao động của các nhà giáo là nhân cách của học sinh đồng thời gắn với
tương lai của đất nước.
Là một bộ phận góp phần phát triển toàn diện bộ mặt giáo dục. Việc giáo dục thẩm mĩ không thể đứng
ngoài hoặc tách biệt khỏi quá trình giáo dục toàn diện của ngành giáo dục phổ thông. Giáo dục thẩm mĩ
có mục tiêu là phát triển năng lực thẩm mĩ cho mỗi thành viên trong xã hội để góp phần vào việc phát
triển con người toàn diện. Sự phát triển năng lực thẩm mĩ sẽ giúp học sinh biết nhận thức và vân động
sáng tạo theo qui định về cái đẹp. Giáo dục thẩm mĩ là sự nghiệp của quần chúng, của các thầy cô giáo
và của học sinh. Nhưng ở mỗi cấp học lại có chương trình , nội dung và hình thức khác nhau . Ở trường
trung học cơ sở việc giáo dục thẩm mĩ chủ yếu là các giờ chính khóa trong nhà trường . Nội dung tất cả
các môn học đều có khả năng tạo cho trẻ những ấn tượng tri thức và tính thẩm mĩ. Đặc biệt là âm nhạc,
mĩ thuật. Dạy mĩ thuật ở trường phổ thông không phải đơn thuần là dạy vẽ mà là lấy hoạt động mĩ thuật
để “dạy và học” để nâng cao hiểu biết của học sinh về nhiều mặt đó là: Đạo đức- Trí tuệ - Thẩm mĩ. Vì
vậy dạy mĩ thuật là góp phần vào việc giáo dục thẩm mĩ cho lứa tuổi thiếu niên. Góp phần hình thành và
phát triển nhân cách con người mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
I. LÍ DO CHON ĐỀ TÀI:
Qua 6 năm giảng dạy mĩ thuật ở trường trung học cơ sở Ea Phê, Huyện Krông Pắc tỉnh Dak Lak.Tôi


nhận thấy :
1.Ttrong nhà trường phổ thông:
• Hầu như việc giảng dạy bộ môn mĩ thuật chưa được cọi trọng. (Ai dạy cũng được , chỉ cần dạy
đúng số tiết qui định trên mỗi giáo viên)
• Riêng những năm gần đây ngành giáo dục bắt đầu có sự đầu tư vào môn mĩ thuật như: Tranh, ảnh
minh họa cho bài giảng,mẫu vẽ, giá vẽ...và giáo viên được trực tiết đi học các chuyên đề thay
sách, chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học và đặc biệt học sinh được tiếp cận với việc học
mĩ thuật trên máy chiếu đã tạo được sự hưng phấn cho học sinh.
2.Suy nghĩ và việc làm của giáo viên:
Là giáo viên giảng dạy mĩ thuật ở trường trung học cơ sở. Xuất phát từ lòng yêu nghề, mến trẻ. Tôi nhiệt
tình giảng dạy, tìm tòi, tích lũy kiến thức , tự làm đồ dùng để phục vụ cho công tác giảng dạy nhằm có
kết qua cao nhất trong chuyên môn.
Trong phạm vi bài viết này tôi đề cập đến đề tài: : Phương pháp đổi mới “Rèn kĩ năng kí họa” cho học
sinh trung học cơ sở.
3.Thực tế về đề tài “kí họa” trong trường, lớp:
 Từ học sinh:
 Do đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp7,8,9 đang ở giai đoạn nửa người lớn nửa trẻ em nên
vẫn làm theo cảm tính khác với yêu cầu của giáo viên.
 Một số em khi học tiết kí họa không làm theo hướng dẫn mà chỉ ngồi chép lại trong sách
báo,tranh ảnh. Cứ nghĩ ra là vẽ mà quên đi yêu cầu của tiết học.
 Phía nhà trường:
 Chưa có phòng học riêng cho môn mĩ thuật.
 Khuôn viên nhà trường diện tích hạn chế.
 Mỗi tiết học vẫn bị gò bó về tầm nhìn, tầm quan sát
 Chưa thấy rõ được sự vai trò, tác dụng của bộ môn mĩ thuật nên chưa có hướng để bộ môn
phát huy.
 Phía phụ huynh:
2
 Chưa thấy rõ vai trò của bộ môn trong việc bổ trợ cho các môn học khác
 Chưa quan tâm cho con em học môn mĩ thuật trong nhà trường.

 Từ chương trình:
 Phân môn vẽ trang trí
 Phân môn vẽ tranh
 Phân môn vẽ theo mẫu.
 Phân môn thường thức mĩ thuật.
II.NHỮNG VẤN ĐỀ KHI GẶP KÍ HỌA
Đã nhiều lần tôi tham gia tập huấn mĩ thuật và dự giờ thăm lớp ,qua các chuyên đề , những buổi trao đổi
thảo luận về các bài học trong phân môn cách vẽ theo mẫu tôi thấy có những bất cập:
 Bài kí họa của lớp 7 có 2 tiết kí họa.
 Lớp 8 có 4 tiết ( 2 tiếtvẽ chân dung,1 tiết vẽ tỉ lệ cơ thể người, 1 tiết vẽ dáng người.)
 Lớp 9 có 1 tiết vẽ dáng người
Với thời lượng tiết học như trên học sinh chỉ mới làm quen được với kí họa chưa áp dụng được nhiều
vào việc vẽ theo mẫu vẽ tranh. Vì vậy kết quả học tập còn nhiều hạn chế.
Kết quả cụ thể như sau:
Khối Sĩ số Giỏi Khá Tb Yếu
7 290 35% 40% 21% 4 %
8 311 35% 38% 22% 5%
9 256 40% 35% 25% 0%
Chính vì kết quả như trên tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm về phương pháp “Rèn kĩ năng kí họa
“trong việc dạy mĩ thuật ở trường trung học cơ sở Ea Phê.
3
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường trung học cơ sở Ea Phê.
II. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 7,8,9.
III. Phạm vi kiểm tra: Lí thuyết - Thực hành.
IV. Quá trình nghiên cứu:
1. Khái niệm: Kí họa là hình thức vẽ nhanh, nhằm ghi lại những nét chính, chủ yếu nhất, đồng thời ghi
lại cảm xúc cúa người vẽ về thiên nhiên, cảnh vật, con người.
2. Chất liệu: Bút chì, bút sắt, bút dạ,màu nho, màu nước ( các chất liệu này gọn , nhẹ, dễ sử dụng ở mọi
nơi mọi lúc.)

3.Giới thiệu các vật cần kí họa, cách kí họa đơn giản: kí họa cây cỏ, hoa lá, phong cảnh, người.)
a. Đặc điểm chung của vật.
 Vật chỉ có nét thẳng.
 Vật chỉ có nét cong.
 Vật có nét thẳng và nét cong.
b. Vài cách kí họa thông dụng:
 Quan sát tổng thể mẫu, qui mẫu vào hình khối tương ứng.
4
 Kí họa bằng nét thẳng (nét kỉ hà)
 Vẽ nhanh các nét chính( tốc họa)
4. Các bước kí họa :
Bước 1: Lựa chọn dáng đẹp.
Bước 2: Quan sát tìm ra đặc điểm về đường nét, hình dáng của đối tượng.
Bước 3: So sánh tỉ lệ.
Bước 4: Vẽ nét bao quát,vẽ nét chính.
Bước 5: Vẽ chi tiết.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×