Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tăng cường quản lý chất lượng đối với sản phẩm chè xuất khẩu tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.07 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại vô cùng
quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới, với Việt Nam cũng vậy, hoạt
động xuất khẩu có vai trò rất lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh
tế. Tự nhận thấy bản thân chúng ta là một nước nông nghiệp, nông sản đã trở
thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, tạo
nhiều nguồn thu lớn cho ngân sách giúp thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa ,
hiện đại hóa đất nước.
Trong đó, chè là một mặt hàng xuất khẩu với nhiều hứa hẹn sẽ mang lại
cho chúng ta một nguồn lợi không nhỏ. Với đặc thù là cây công nghiệp ngắn
ngày, thích hợp với điệu kiện khí hậu và thổ nhưỡng , năng suất chè thô của
nước ta xuất khẩu hàng năm không hề nhỏ. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị
trường với nền kinh tế nhiều thành phần cùng với sự mở cửa và hội nhập đã
làm cho cạnh tranh ngày càng diễn ra một cách quyết liệt hơn, chúng ta phải
chịu nhiều sức ép, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, vì thế ở mỗi công ty, mỗi
doanh nghiệp trong ngành chè phải biết cách áp dụng hợp lý và hiệu quả hệ
thống quản lý chất lượng để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Từ sự kết hợp hài hòa hòa giữa lý luận và thực tiễn tôi đã thấy tầm quan
trọng của vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm chè trong nghành chè ở Việt
Nam, từ đó đã quyết định thực hiện đề tài :” Tăng cường quản lý chất lượng
đối với sản phẩm chè xuất khẩu tại Việt Nam “. Với nội dung chính gồm 3
chương :
Chương 1 : Lý luận cơ bản về quản lý chất lượng vào hoạt động xuất
khẩu chè của Việt Nam
Chương 2 : Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm chè xuất khẩu tại
Việt Nam
Chương 3 : Các giải pháp để áp dụng hiểu quả quản lý chất lượng trong
hoạt động xuất khẩu chè
Trong bài viết sẽ không tránh khỏi những sai sót, mong nhận được sự
góp ý của thầy cô và các bạn.


Xin chân thành cảm ơn !
1
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI SẢN
PHẨM CHÈ XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM
1.1.Lý luận cơ bản về quản lý chất lượng
1. 1.1. Khái niệm quản lý chất lượng
Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả của sự tác động hàng
loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong
muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. Quản lý chất lượng
là một khía cạnh của chức năng quản lý để xác định và thực hiện chính sách
chất lượng. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng gọi là quản lý chất
lượng.
Hiện nay đang tồn tại các quan điểm khác nhau về chất lượng.
Theo GOST 15467-70, quản lý chất lượng là xây dựng đảm bảo, và duy
trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và
tiêu dùng, điều này được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng có hệ
thống, cũng như các tác động hướng đích tới các nhân tố và điều kiện ảnh
hưởng tới chất lượng sản phẩm.
A.G.Robertson, một chuyên gia người Anh về chất lượng cho rằng:
Quản lý chất lượng được xác định như là một hệ thống quản trị nhằm
xây dựng chương trình và sự phối hợp các cố gắng của những đơn vị khác
nhau để duy trì và tăng cường chất lượng trong các tổ chức thiết kế, sản xuất
sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả nhất đồng thời cho phép thỏa mãn
đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng.
A.V.Feigenbaum, nhà khoa học người Mỹ cho rằng :
Quản lý chất lượng là một hệ thống hoạt động thống nhất, có hiệu quả
của những bộ phận khác nhau trong một tổ chức(, một đơn vị kinh tế), chịu
trách nhiệm triển khai các tham số chất lượng, duy trì mức chất lượng đã đạt
2

được và nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và tiêu dùng sản phẩm một cách
kinh tế nhất, thỏa mãn nhu cầu của tiêu dùng.
Trong các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) xác định : Quản lý
chất lượng là hệ thống các phương pháp sản xuất, tạo điều kiện sản xuất tiết
kiệm những hàng hóa chất lượng cao đưa hoặc đưa ra những dịch vụ có chất
lượng thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng.
Giáo sư tiến sĩ Kaoru Ishikawa, một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực
quản lý chất lượng của Nhật Bản đưa ra định nghĩa quản lý chất lượng có
nghĩa là : Nghiên cứu triển khai, thiết kế sản xuất và bảo dưỡng một số sản
phẩm có chất lượng , kinh tế nhất , có ích nhất cho người tiêu dùng và bao giờ
cũng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Phillip Cosby, một chuyên gia người Mỹ về chất lượng định nghĩa quản
lý chất lượng : là một phương tiện có tính hệ thống đảm bảo việc tôn trọng
tổng thể tất cả các thành phần của một kế hoạch hành động.
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000 cho rằng : quản lý chất lượng
là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra những
chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như
định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất
lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng.
Có thế mô hình hóa khái niệm quản lý chất lượng
qua hình sau:
CC : Chính sách chất lượng
ĐKCL : Điều khiển chất lượng
ĐBCL : Đảm bảo chất lượng
ĐBCLi : Đảm bảo chất lượng nội bộ tổ chức
ĐBCLn : Đảm bảo chất lượng với bên trong
CTCT: Cải tiến chất lượng
KHCL : Kế hoạch chất lượng
3
QTCL TH

HCL
KHCL
CTCL
§KCL
§BCL
§BCL
CC
Q§L
QLCLTH : quản lý chất lượng tổng hợp
Như vậy tuy còn tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý chất
lượng, song nhìn chung chúng có những điểm giống nhau như:
Mục tiêu trực tiếp của quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng và cải
tiến chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường, với chi phí tối ưu.
Thực chất của quản lý chất lượng là tổng hợp các hoạt động của chức
năng quản lý như : Hoach định , tổ chức, kiểm soát và điều chỉnh. Nói cách
khác, quản lý chất lượng chính là chất lượng của quản lý.
Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, các biện pháp ( hành
chính, tổ chức, kinh tế, kỹ thuật, xã hội và tâm lý ). Quản lý chất lượng là
nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi thành viên trong xã hội, trong doanh
nghiệp, là trách nhiệm của tất cả các cấp, nhưng phải được lãnh đạo cao nhất
chỉ đạo.
Quản lý chất lượng được thực hiện trong suốt thời kỳ sống của sản
phẩm, từ thiết kế, chế tạo đến sử dụng sản phẩm.
Với những năm đầu của thế kỷ XX, người ta quan niệm quản lý chất
lượng là kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất.Đến giai đoạn
tiếp theo vào những năm 50 của thế kỷ XX : Phạm vi nội dung chức năng
quản lý chất lượng được mở rộng hơn nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào giai
đoạn sản xuất. Ngày nay, quản lý chất lượng đã được mở rộng bao gồm cả
lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và quản lý. Quản lý chất lượng ngày nay phải
hướng vào phục vụ khách hàng tốt nhất, phải tập trung vào nâng cao chất

lượng của quá trình và của toàn bộ hệ thống. Đó chính là quản lý chất lượng
toàn diện ( Total Quality Management – TQM).
Theo tổ chức VN 5914- 1994 : “ Quản lý chất lượng toàn diện là cách
quản lý một tổ chức tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả
các thành viên của nó, nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thỏa
mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho
4
xã hội “.
1.1.2. Vai trò của quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng không chỉ là bộ phận hữu cơ của quản lý kinh tế mà
quan trọng hơn nó còn lạ bộ phận hợp thành của quản trị kinh doanh. Khi nền
kinh tế và sản xuất – kinh doanh phát triển thì quản trị chất lượng càng đóng
vai trò quan trọng và trở thành nhiệm vụ cơ bản không thể thiếu được của
doanh nghiệp và xã hội.
Tầm quan trọng của quản lý chất lượng được quyết định bởi :
- Vị trí của công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh. Bởi vì theo
quan điểm hiện đại thì quản lý chất lượng chính là quản lý có chất lượng, là
quản lý toàn bộ quá trình sản xuất – kinh doanh.
-Tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm đối với phát triển kinh tế, đời
sống của người dân và sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Với nền kin tế quốc dân, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ
tiết kiệm được lao động xã hội do sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, sức
lao động, công cụ lao động, tiền vốn…Nâng cao chất lượng có ý nghĩa tương
tự như tăng sản lượng mà lại tiết kiệm được lao động. Trên ý nghĩa đó nâng
cao chất lượng cũng có nghĩa là tăng năng suất.
Nâng cáo chất lượng sản phẩm là tư liệu sản xuất có ý nghĩa quan trọng
tới tăng năng suất xã hội, thực hiện tiến bộ khoa học- công nghệ, tiết kiệm.
Nâng cao chất lượng sản phẩm là tư liệu tiêu dùng có quan hệ trực tiếp
tới đời sống và sự tín nhiệm, lòng tin của khách hàng. Chất lượng sản phẩm
xuất khẩu tác động mạnh mẽ tới hoàn thiện cơ cấu và tăng kim ngạch xuất

khẩu, thực hiện chiến lược hướng vào xuất khẩu.
+ Với người tiêu dùng đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ thỏa mãn
được các yêu cầu của người tiêu dùng và góp phần cải thiện nâng cao chất
lượng của cuộc sống. Đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ tạo lòng tin và tạo
ra sự ủng hộ của người tiêu dùng với người sản xuất do đó sẽ góp phần phát
5
triển sản xuất kinh doanh.
Khi đời sống của người dân được nâng lên và sức mua của họ được nâng
cao, tiến bộ khoa học – công nghệ được tăng cường thì chất lượng sản phẩm
là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh.
Sản phẩm có khả năng cạnh tranh mới bán được, doanh nghiệp mới có
lợi nhuận và tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Do vậy, chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Tầm
quan trọng của quản lý chất lượng ngày càng được nâng lên , do đó phải
không ngừng nâng cáo trình độ quản lý chất lượng và đổi mới không ngừng
công tác quản lý chất lượng . Nó là trách nhiệm của các cấp quản lý, trước hết
là của doanh nghiệp, mà người chịu trách nhiệm chính là giám đốc doanh
nghiệp.
1.2.Vai trò của việc tăng cường quản lý chất lượng đối với sản phẩm
chè xuất khẩu tại Việt Nam
Ngày nay, đối với một số tỉnh cây chè không chỉ là cây “ xóa đói giảm
nghèo “ mà còn là cây làm giàu của nông dân hiện nay.Chất lượng tốt sẽ là
một lợi thế trong cạnh tranh, vì vậy quản lý chất lượng sẽ là một nhiệm vụ cơ
bản của doanh nghiệp và xã hội.
Đối với nền kinh tế nước ta hiện nay, việc quản lý chất lượng đối với sản
phẩm chè xuất khẩu có hiệu quả sẽ giúp nâng cao năng suất và chất lượng
chè, từ đó góp phần tiết kiệm nguồn lao động cho xã hội.Chúng ta cũng biết,
nếu sản xuất chè theo hướng thô sơ, truyền thống rất tốn nguồn lao động và
sức lao động, chất lượng đôi lúc cũng khó có để được đảm bảo. Nâng cao chất
lượng có nghĩa là tăng năng suất , tăng sản lượng ,nó sẽ giúp người dân tiết

kiệm được chi phí, thời gian bỏ ra Với sản phẩm đạt chất lượng tốt, giá thành
rẻ hơn, thì hoạt động xuất khẩu chè sẽ ngày một phát triển.
Đồng thời nâng cao chất lượng chính là việc áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật, các biện pháp thâm canh, các loại thuốc bảo vệ thực vật, chống
6
sâu bệnh, thúc đẩy quá trình phát triển của chè Các thiết bị chế biến hiện đại,
làm tăng chất lượng thành phẩm chè, tiết kiệm sức lực và chi phí.
Xét về khía cạnh xuất khẩu nói riêng, quản lý chất lượng hiệu quả sẽ làm hoàn
thiện cơ cấu, tăng kim ngạch ngành chè trong hoạt động xuất khẩu, tăng khả năng
cạnh tranh của sản phẩm chè Việt Nam trên thương trường quốc tế, tạo ra lợi thế
cạnh tranh không chỉ về giá mà còn về chất lượng.Củng cố lòng tin, xây dựng vị thế
chè Việt trong lòng của khách hàng ngoại địa. Tạo điều kiện cho ngành chè Việt
Nam thâm nhập và mở rộng thị trường ở các nước khác
1.3.Áp dụng quản lý chất lượng trong hoạt động xuất khẩu chè của
Việt Nam
Kiểm tra chất lượng :
Kiểm tra các sản phẩm nhằm sang lọc và loại ra bất cứ một sản phẩm
nào không đảm bảo tiêu chuẩn. Ta cũng biết rằng, chè là một loại sản phẩm
mà ta không thể nào kiểm tra, sàng lọc được hết 100 % sản phẩm, vì vậy ta
phải thực hiện xem xét, thử nghiệm những đặc tính chung của sản phẩm chè
rồi so sánh với kết quả yêu cầu. Như vậy, kiểm tra chỉ là sự phân loại sản
phẩm chè đã được chế tạo, đây là cách xử lý chuyện đã rồi, nó chỉ nhằm kiểm
soát chất lượng chè trước khi xuất khẩu, bảo đảm thỏa mãn yêu cầu của nơi
tiêu thụ.
Kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện :
Kiểm soát chất lượng là hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp
được xử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng.
Để kiểm soát chất lượng, chúng ta phải kiểm soát được tất cả các yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất chè. Việc kiểm soát này nhằm ngăn ngừa sản
xuất ra thành phẩm kém chất lượng. Kiểm soát tất cả các yếu tố sau đây :

+ Kiểm soát con người
+ Phương pháp và quá trình
+ Đầu vào
7
+ Thiết bị
+ Môi trường
Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể
hóa các nỗ lực phát triển và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào
trong một tổ chức sao cho các hoạt động marketing, kỹ thuật và dịch vụ có thể
tiến hành một cách kinh tế nhất, cho phép thỏa mãn hoàn toàn khách hàng.Nó
giúp huy động nỗ lực của mọi đơn vị trong công ty vào các quá trình có liên
quan tới việc cải tiến chất lượng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm tối đa trong sản
xuất, dịch vụ, đồng thời thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Đảm bảo chất lượng:
Nó là mọi hoạt động có kế hoạch, có hệ thống và được khẳng định nếu
cần để đem lại lòng tin thỏa đáng sản phẩm thỏa mãn các yêu cầu đã định đối
với chất lượng. Từ đó, những doanh nghiệp sản xuất chè phải xây dựng một
hệ thống đảm bảo chất lượng có hiệu quả, mà thực hiện tốt việc bảo đảm chất
lượng sản phầm chè khi xuất khẩu.
Quản lý chất lượng toàn diện :
Trong những năm gần đây, sự ra đời của nhiều kỹ thuật quản lý mới, góp
phần nâng cao hoạt động quản lý chất lượng như hệ thống “ just in time “, đã
là cơ sở lý thuyết cho hoạt động quản lý chất lượng toàn diện TQM.
TQM nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn khách hàng ở mức
tốt nhất cho phép.Qua đó ta phải triển khai TQM như sau :
+Chất lượng được định hướng bởi khách hàng, các nước tiêu thụ sản
phẩm chè của Việt Nam.
+ Vai trò lãnh đạo trong các công ty sản xuất.
+Cải tiến chất lượng liên tục nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng.

+Coi trọng vị thế của con người
+ Sử dụng các phương pháp tư duy khoa học
8
Và đặc biệt là quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, đây là tiêu
chuẩn mà các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đã phấn đấu để được cấp
chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9000.Vì vậy cần chú trọng vào việc thực hiện
và áp dụng tiêu chuẩn này.
1.4.Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chất lượng đối với sản
phẩm chè xuất khẩu tại Việt Nam
1.4.1.Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên ngoài đến hoạt động
quản lý chất lượng đối với sản phẩm chè xuất khẩu tại Việt Nam
Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh
Xu hướng toàn cầu hóa với sự tham gia hội nhập của các doanh nghiệp
sản xuất chè vào nền kinh tế thế giới của mọi quốc gia đã góp phần đẩy mạnh
tự do thương mại hóa quốc tế. Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học
– công nghệ và sự thay đổi nhanh chóng của những tiến bộ xã hội cũng làm
cho yêu cầu của khách hàng về chất lượng chè ngày một cao.
Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững thì các doanh nghiệp phải tạo ra
lợi thế cạnh tranh cho mình và chất lượng cao, khác biệt sẽ là chìa khóa của
thành công. Càng ngày yếu tố cạnh trạnh sẽ ngày một khốc liệt, đòi hỏi ở mỗi
doanh nghiệp phải có định hướng, chiến lược đúng đắn, đồng thời cần hoàn
thiện chất lượng để thích ứng kịp thời với đòi hỏi của nơi tiêu thụ.
Ảnh hưởng của trình độ tiến bộ khoa học – công nghệ, cơ chế chính
sách quản lý kinh tế của các quốc gia
Chất lượng sản phẩm chè trước hết thể hiện ở những đặc trưng về trình
độ kỹ thuật tạo ra nó. Các chỉ tiêu kỹ thuật này lại phụ thuộc vào trình độ kỹ
thuật, công nghệ sử dụng để tạo ra sản phẩm. Đây là giới hạn cao nhất mà
chất lượng sản phẩm chè tạo ra có thể đạt được. Tiến bộ khoa học công nghệ
tạo ra khả năng không ngừng nâng cao chất lượng chè.Và ngày nay tiến bộ
khoa học công nghệ là không ngừng thay đổi, nhờ đó mà sản phẩm chè sản

xuất ra luôn có các thuộc tính chất lượng với những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
9
ngày càng hoàn thiện hơn.
Cơ chế quản lý kinh tế tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nghiên cứu
nhu cầu ,thiết kế sản phẩm .Nó cũng tạo ra sức ép thúc đẩy doanh nghiệp phải
nâng cao chất lượng chè thông qua cơ chế khuyến khích cạnh tranh, bắt buộc
các doanh nghiệp phải nâng cao tính tự chủ sáng tạo trong cải tiến chất
lượng.Một cơ chế phù hợp sẽ kích thích doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư , cải
tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Ngược lại, cơ chế không
khuyến khích sẽ tạp ra sự trì trệ, giảm động lực nâng cao chất lượng.
Các yêu cầu về văn hóa xã hội
Những yêu cầu về văn hóa , đạo đức , xã hội và tập tục truyền thống ,
thói quen tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp tới các thuộc tính chất lượng của
chè, đồng thời có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các quy định bắt buộc mỗi
sản phẩm phải thỏa mãn những đòi hỏi phù hợp với truyền thống, văn hóa ,
đạo đức, xã hội của cộng đồng xã hội.
1.4.2.Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong doanh nghiệp đến hoạt
động quản lý chất lượng đối với sản phẩm chè xuất khẩu tại Việt Nam
Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng sản
phẩm . Cùng với công nghệ con người giúp doanh nghiệp đạt chất lượng cao
trên cơ sở giảm chi phí. Chất lượng sản phẩm chè phụ thuộc lớn vào trình độ
chuyên môn , tay nghề, kinh nghiệm , ý thức trách nhiệm và tinh thần hiệp tác
phối hợp giữa mọi thành viên và bộ phận trong doanh nghiệp sản xuất. Hình
thành và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được những yêu cầu về thực hiện
mục tiêu chất lượng là một trong những nội dung cơ bản của quản lý chất
lượng trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra khả năng về máy móc thiết bị , công nghệ hiện có, nguyên vật
liệu và hệ thông cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng
rất nhiều tới hoạt động quản lý chất lượng đôi với sản phẩm chè xuất khẩu tại
Việt Nam.

10
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CHÈ
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

2. 1.Chất lượng chè của nước ta hiện nay
2.1.1.Giới thiệu về cây chè và một số công ty chế biến chè trong nước
Vài nét về cây chè Việt Nam
Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè có từ xa xưa có 2 dạng : cây chè
vườn hộ gia đình vùng châu thổ sông Hòng và cây chè rừng ở miền núi phía
bắc. Lê Quý Đôn trong sách “ Vân Đài laoij ngữ “ (1773) có ghi mục IX,
phần vật như sau : “ Cây chè đã có ở ngọn núi Am Thiên, Am giới và Am
Các, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hóa , mọc xanh um đầy rừng, thổ nhân hái
lá chè đem về giã nát ra, phơi trong râm, khi khô đem nấu nước uống, tính hơi
hàn, uống vào mát tim phổi, giải khát , ngủ ngon. Hoa và nhị chè càng tốt , có
hương thơm tự nhiên ”
Do điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp cho nên cây chè được trồng rải
rác ở hầu hết các tỉnh trung du và miền núi , nhưng tập trung chủ yếu ở một số
vùng chính như sau :
Vùng chè miền núi : gồm các tỉnh Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Sơn La,
giống chè được trồng chủ yếu ở vùng núi này là chè Shan ( còn gọi là chè
tuyết ) có năng suất cao, phẩm chất tốt. Sản lượng chè của vùng này chiếm
25- 30 % tổng sản lượng chè miền Bắc . Trong tương lai sẽ nâng cao tỷ trọng
sản lượng lên 50- 60 %. Sản phẩm chủ yếu của vùng chè miền núi là chè lục,
chè mạn. Hiện nay sản xuất chè xanh đã chiếm ưu thế.
Vùng chè trung du : gồm các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Bắc , Hà Sơn Bình,
Thái Nguyên và một phần của Hoàng Liên Sơn.Là vùng sản xuất chủ yếu
chiếm 70% sản lượng chè của miền Bắc, sản phẩm chủ yếu là chè đen và chè
11
xanh để tiêu dùng và xuất khẩu.

Vùng chè tươi : Chè được trồng chủ yếu ở các tỉnh Nghệ Tĩnh (4550 ha),
Thanh Hóa ( 1427 ha). Những năm gần đây một số vườn chè tươi đã được
chăm sóc bà đốn hái để chuyển sang chè hái búp.
Ở miền Nam chè được trồng chủ yếu ở hai tỉnh Lâm Đồng và Gia Lai-
Kom Tum. Vùng nam Tây Nguyên là vùng cao nguyên nhiệt đới , đọ cao 800
– 1500m , thích hợp với giống chè Shan. Vùng bắc Tây Nguyên thấp hơn
( 500-700m) , khí hậu thích hợp với giống chè Atxam.
Chè sản xuất trong nhiều năm qua đã đáp ứng được nhu cầu về chè uống
của nhân dân và là một trong những mặt hàng xuất khẩu, có vai trò quan trọng
đối với nền kinh tế quốc dân. Vì vậy việc phát triển sản xuất chè là 1 hướng đi
nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước
ta.
Chủng loại và chất lượng sản phẩm chế biến tại một số công ty chế biến
chè tại Việt Nam
Thống kê của bộ NN- PTNT cho thấy, tại 20 tỉnh vùng chè tập trung của
cả nước có 240 cơ sở chế biến công nghiệp, tổng công suất trên 31000 tấn búp
tươi/ ngày (600.000 tấn búp tươi /năm ). Tuy nhiên, với sản lượng chè búp
tươi như năm ngoái thì mới đáp ứng được 88% nhu cầu nguyên liệu chè búp
của các cơ sở chế biến công nghiệp. Đó là chưa kể , hàng trăm cơ sở chế biến
chè thủ công , bán công nghiệp cũng tham gia thu mua nguyên liệu để sơ chế
và nhiều cơ sở đấu trộn ướp hương gói chè.
Miền núi phía Bắc là vùng chè phát triển sớm nhất, có diện tích lớn nhất
nước ta. Tại đây, có những loại chè nổi tiếng trong nước và thế giới như Tân
Cương ( Thái Nguyên ), Thanh Ba ( Phú Thọ ), Mộc Châu ( Sơn La ), Shan ,
Tuyết Suối Giàng ( Yên Bái ) Tổng diện tích chè toàn vùng năm 2010 xấp xỉ
91.000 ha, chiếm 81 % diện tích chè toàn quốc. Trong đó, Thái Nguyên là địa
phương có diện tích chè lớn nhất trong vùng với 16400 ha.
12
2.1.2.Chất lượng chè xuất khẩu của Việt Nam
Hiện cả nước có trên 135 nghìn héc ta chè cho sản lượng trên 165 ngàn

tấn chè khô, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 133 triệu USD/năm. Riêng năm
2010, giá trị XK đạt 200 triệu USD, giải quyết việc làm cho 400.000 hộ nông
dân tại 35 tỉnh, thành trong cả nước. Sản xuất chè Việt Nam có nhiều lợi thế,
đa dạng phong phú về nguồn giống, đất đai, khí hậu phù hợp. Các giống chè
bản địa Việt Nam được ngành chè thế giới đánh giá cao về năng suất, chất
lượng tốt, có thể chế biến thành sản phẩm đa dạng như chè vàng, Phổ nhĩ và
sản xuất chè hữu cơ giá trị cao. Tuy năng suất chè Việt Nam đã đạt mức bình
quân của thế giới nhưng giá bán lại thấp, chỉ bằng 60-70% thế giới. Theo
PGS-TS Lê Quốc Doanh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam, nguyên nhân chủ yếu do sản phẩm chè Việt Nam còn nghèo nàn về
chủng loại, chất lượng và mẫu mã chưa hấp dẫn nên sức cạnh tranh thấp. Đặc
biệt giữa chế biến và sản xuất nguyên liệu chưa gắn kết chặt chẽ với nhau,
nguyên liệu búp chè chưa đáp ứng tiêu chuẩn an toàn để chế biến ra chè chất
lượng cao Một số doanh nghiệp và người trồng chè chạy theo lợi nhuận
trước mắt đã tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học để tăng
năng suất, khiến cho sản phẩm chè xuất khẩu kém chất lượng làm ảnh hưởng
nghiêm trọng tới uy tín của ngành chè Việt Nam. Ngoài ra các vùng chè ở
Việt Nam còn nhỏ lẻ, ít đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế
2.2.Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam giai đoạn 2007- 2010
2.2.1. Giá trị xuất khẩu của chè Việt Nam giai đoạn 2007-2010
Theo VOV - Mỗi năm Việt Nam sản xuất 180.000 tấn chè, trong đó xuất
khẩu 130.000 tấn, đạt kim ngạch 179 triệu USD, xếp thứ 5 trên thế giới về sản
xuất và xuất khẩu chè.
Theo Báo cáo tổng quan phát triển ngành chè, trong 15 năm qua, sản
lượng chè khô và xuất khẩu, năng suất bình quân, diện tích vùng nguyên liệu
của ngành chè Việt Nam vượt kế hoạch. Tuy nhiên, giá chè xuất khẩu lại liên
13
tục giảm trong khi giá chè của nhiều nước vẫn ở mức cao.
Cả nước có 34 tỉnh, thành trồng chè với diện tích khoảng 135.000 ha.
Ngành chè thu hút khoảng 6 triệu lao động tập trung tại các tỉnh miền núi phía

Bắc và Tây Nguyên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, giá chè xuất khẩu
liên tục giảm. Hiện tại chỉ đạt 1,4 USD/kg, trong khi vào năm 1998, con số
này là 1,52 USD/kg. Khoảng cách giá này ngày càng xa hơn so với giá trung
bình ở các thị trường lớn của thế giới như: ‹n Độ, Sri Lanka, Kenya. Năm
2009, khi giá chè trung bình tại các sàn này tăng lên 2,43 USD/kg, trong khi
giá chè của Việt Nam chỉ ở mức 1,23 USD/kg.
Như vậy, từ năm 2007 đến nay, giá chè xuất khẩu trung bình của thế giới
đã tăng 18%, còn giá chè xuất khẩu của Việt Nam lại giảm 20%. Vì vậy, dù
đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè nhưng giá thành lại thấp hơn giá
trung bình trên thế giới.
Bảng giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
giai đoạn 2007- 2010
Lượng : Nghìn tấn
Giá trị : Triệu USD
2006 2007 2008 2009 2010
Sản
phẩm
Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị
Dầu
thô
92,5 112,9 91,9 102,6 92,3 123,1 97,6 60 59,7 79,8
Than
đá
165,6 138,5 111 111,3 61,7 144,4 129,9 95,5 76,9 117,6
Gạo 90,5 92,8 96,9 113,9 103,6 194,8 125,4 92 114,6 120,6
Cà phê 100,5 149,9 121,8 152,3 81,6 105,8 110,2 81 99,1 101,9
Cao su 118,7 158,3 101,6 108,8 90,2 114,7 110,3 74,8 107 193,7
Hạt
tiêu
106,6 126,4 73,4 147,8 108,2 115,6 151,3 114,3 87,4 122,1

Hạt
điều
116,5 100,6 120,4 128,9 108,2 140,7 107,2 93,2 109,7 134,2
Chè 119,2 114 107,8 118,4 91,1 112,5 127,3 121,3 100,3 109,7
So với một số mặt hàng khác, chè là một mặt hàng xuất khẩu có kim
14
ngạch khá nhỏ đối với Việt Nam. So với sản lượng thế giới, sản lượng chè
của Việt Nam tương đối thấp. Chất lượng chè Việt Nam nhìn chung thấp,
phản ánh bởi giá thấp hơn 30% so với mặt bằng giá trên thị trường thế giới.
2.2.2.Cơ cấu mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 -2010
Tính đến năm 2006, Việt Nam đã có tổng cộng 125.574 ha trà, trong đó
hơn 70% do các hộ nông dân trồng và gần 30% thuộc các nông trường lớn
thuộc sở hữu nhà nước và công ty liên doanh. Tỷ lệ diện tích của các hộ nông
dân tăng lên nhanh chóng từ năm 1995 khi Nhà nước thực hiện Nghị định 01
giao đất cho nông hộ.
Hiện nay, Việt Nam sản xuất 3 loại trà chế biến chủ yếu là chè đen, chè
xanh và chè Oolong. Sản lượng nội tiêu trà của Việt Nam thấp
(300gram/người/năm), chiếm khoảng 26,8% tổng sản lượng. So với mức nội
tiêu của ‹n Độ khoảng 500gram/người/năm chúng ta mới bằng 60%. Năng
suất phụ thuộc nhiều vào giống trà, kỹ thuật chăm sóc và điều kiện sinh thái.
Trung bình, các giống trà trung du truyền thống (trà trung du) có năng suất 4
tấn tươi/ha, các giống trà vùng cao truyền thống (trà Shan) đạt năng suất 5,5
tấn/ha, trong khi các giống trà cải tiến (PH1) cho năng suất khoảng 6,5 tấn/ha.
Tuy nhiên, ở nhiều nơi năng suất trà cao hơn nhiều, ví dụ như ở Tổng Công ty
trà Mộc Châu, năng suất trung b.nh đạt 25 – 30 tấn/ha và 14 tấn/ha ở Công ty
trà Phú Đa. Tuy nhiên năng suất bình quân này thấp hơn nhiều so với năng
suất của các nước sản xuất trà lớn như Đài Loan, ‹n Độ, Sri Lanka, Kenya.
Đầu tư, chăm sóc trà ở một số vùng, miền chưa thật đầy đủ, có nơi chỉ đảm
bảo 50 - 60% mức quy trình thâm canh cần thiết. Rất ít vùng có trồng cây
bóng mát cho trà. Trồng trà hạt còn chiếm 30 - 40% diện tích. Hiện nay, quá

trình đổi mới giống trà diễn ra quá chậm, 74%diện tích hiện được trồng bằng
giống trà của các địa phương, chỉ có 26% diện tích được trồng giống mới
(trong đó giống trà chất lượng cao chỉ chiếm 7%) cũng là nguyên nhân ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng trà nước ta.
Bảng 2 :Giá xuất khẩu phân theo loại trà và thị trường năm 2007
15
( USD/ tấn )
Pakist
an
Nga
Trung
Quốc
Đài
loan
Afghani
stan
Đức

Lan
Ba Lan
Arabsau
di
Trà
đen
1.902 1071 1230 886 1261 1393 1062 1124 1956
Trà
xanh
1.537 1327 1092 1543 1545 1166 1248 1160 1510
Trà
Oolon

g
3872
Bảng 3 : Giá xuất khẩu trà phân theo loại trà năm 2010
Stt Loại trà Lượng ( tấn ) Tỉ trọng( % ) Đơn giá bình quân
( USD/ tấn )
1 Trà xanh 34.321 31.9% 1.342
2 Trà đen 72.356 67.3% 1.100
3 Trà Oolong 535 0,5% 3.890
4 Trà khác 312 0,3% 1.231
Tổng 107.524 7.563
Nguồn : Hiệp hội chè Việt Nam
Từ những số liệu thực tế trên ta thấy, trong cơ cấu sản phẩm chè thì chè
Oolong và chè xanh có giá trị xuất khẩu khá cao. Đặc biệt là chè Oolong có
giá trị cao nhất, tuy nhiên lượng xuất khẩu lại khá nhỏ, thị trường xuất khẩu
cũng không rộng , tuy chúng ta đã có những chính sách thay đổi cơ cấu,
nhưng vẫn còn nhiều hạn chế khiến cho việc thực hiện không được hiệu quả.
2.2.3.Tổng quan về thị trường xuất khẩu của chè Việt Nam giai
đoạn 2007- 2010
2.2.3.1. Thị trường xuất khẩu của chè trong giai đoạn 2007- 2010
Theo số liệu thống kê, trong năm 2009, xuất khẩu chè của cả nước đạt
51.744 tấn, trị giá 63.813.202 USD, tăng 13,7 % về lượng và tăng 4,6% về trị
16
giá so với cùng kỳ năm trước.
Hiện Pakistan, Nga, Đài Loan, Trung Quốc là những quốc gia và vùng
lãnh thổ đứng đầu về nhập khẩu chè từ Việt Nam.
Trong đầu năm 2009, thị trường xuất khẩu chè nhiều nhất của Việt Nam
là Pakistan, với lượng xuất 13.025 tấn, trị giá 18.135.797 USD, chiếm 56,7%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam. Thị trường xuất
khẩu lớn thứ hai là Nga, với lượng xuất 8.750 tấn, trị giá 10.392.735 USD,
tăng 61,4% về lượng và 53,2% về trị giá. Xuất sang Trung Quốc tăng nhẹ,

tăng 2,2% về lượng và tăng 9,6% về trị giá so với cùng kỳ, đạt 3.258 tấn, trị
giá 3.485.325 USD.
Thị trường xuất khẩu chè 6 tháng đầu năm 2009
Thị trường XK
Lượng (tấn) Trị giá (USD)
‹n Độ 2.745 2.855.667
Arập xê út 121 252.078
Ba Lan 562 627.046
Tiểu VQ Arập TN 249 380.791
Đài Loan 8.141 9.797.712
Đức 873 1.106.699
Hoa Kỳ 2.097 1.915.326
Indonêsia 2.044 1.580.973
Nga 8.750 10.392.735
Pakistan 13.025 18.135.797
Philippin 132 410.161
Trung Quốc 3.258 3.485.625
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2009,
diện tích trồng chè của Việt Nam sẽ 131,5 nghìn ha, tăng 1.900 ha so với diện
tích năm 2007. Năng suất trồng chè năm 2009 đạt 6,5 tấn búp tươi/ha, tăng so
với mức 5,9 tấn/ha của năm 2007. Giá chè xuất khẩu trung bình của Việt Nam
năm 2009 đạt mức 1.581 USD/tấn, tăng 3,2% so với năm 2008.
Cho đến năm 2010 xuất khẩu chè của tháng 12/2010 đạt 10 ngàn tấn,
với giá trị 15 triệu USD, sản lượng lượng chè xuất khẩu cả năm 2010 ước đạt
132 ngàn tấn, với kim ngạch 194 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2009 giảm
17
nhẹ về lượng (-1,94%) nhưng kim ngạch vẫn tăng 7,8%.
Giá chè xuất khẩu bình quân 11 tháng đạt 1.469 USD/tấn tăng 10,9% so
với cùng kỳ năm 2009, đây cũng là mức giá cao mặc dù chưa bằng mức kỷ
lục của năm 2008 là 1.520 USD/tấn.

Trong số 10 thị trường lớn của Việt Nam, có Trung Quốc, Các Tiểu
vương quốc Arập thống nhất, Arập Xê Út tăng trưởng mạnh, gấp 2 lần cả về
lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2009.
2.2.3.2. Vài nét về thị trường xuất khẩu của chè Việt Nam trong
năm nay
Cho đến năm 2010 vừa qua, ngành chè Việt Nam đã đạt được nhiều
thành công nhất định. Chất lượng chè được cải thiện cộng với giá chè trên thị
trường thế giới tăng cao đẩy giá chè trong nước cũng như xuất khẩu tăng theo.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia mặc dù đang là quốc gia sản xuất và xuất
khẩu chè lớn thứ 5 thế giới chỉ sau ‹n Độ, Trung Quốc, Kenya, Sri Lanka và
ngang hàng với Indonesia, nhưng giá trị xuất khẩu chè của nước ta hiện vẫn
còn khá thấp so với mặt bằng chung của thế giới. Bởi sản phẩm chè xuất khẩu
của ta có chất lượng chưa cao, chưa quản lý được vấn đề chất lượng, đặc biệt
là khâu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Năm 2011, với nhu cầu tiêu thụ cao từ phía khách hàng, cộng với lợi thế
về giá, Hiệp hội Chè dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2011 sẽ tiếp tục tăng
khoảng 20% so với mức 197 triệu USD của năm 2010, lên trên 200 triệu
USD. Về khối lượng xuất khẩu, có thể ổn định quanh mức 135 nghìn tấn của
năm 2010. Để đạt được mục tiêu, ngành chè cần phát triển, nâng cao giá trị và
quảng bá thương hiệu chè Việt Nam đến toàn cầu, trước hết phải đảm bảo
nguồn nguyên liệu ổn định và hướng đến việc tăng sản xuất và xuất khẩu sản
phẩm chè chất lượng cao, sau nữa là hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
ngành chè.
Hiện nay, chè đen vẫn là mặt hàng chè xuất khẩu chủ yếu của nước ta
18
(chiếm hơn 60% tổng giá trị xuất khẩu). Xuất khẩu chè đen trong tháng
1/2011 đạt 10,26 triệu USD, giảm 25% so với tháng trước và giảm 47,02% so
với cùng kỳ tháng 1/2010. So với tháng trước, một số chủng loại như chè
xanh, chè lên men, chè Ô Long cũng giảm khá, giảm lần lượt 5,23%, 28,19%
và 77,51% đạt 5,4 triệu USD, 373 ngàn USD và 53 ngàn USD…Còn so với

cùng kỳ năm 2010 chè xanh và chè lên men lại tăng mạnh 75,89% và
200.43%, chè Ô Long giảm 6,12%.
Chủng loại chè xuất khẩu tháng 1/2011
Chủng loại
Tháng 1/2011
(USD)
So với tháng
12/2010 (%)
So với tháng 1/2010
(%)
Chè đen 10.265.574 -25,50 -47,02
Chè xanh 5.429.404 -5,23 75,89
Chè lên men 373.402 -28,19 200,43
Trà Ô Long 53.357 -10,71 -6,12
Chè nhài 47.082 -76,32 75,31
Trà lài 22.825 216,14 1.308,95
Chè sen 11.285 -74,05
Chè vàng 8.748 1.520,00 -69,33
Chưa phân loại 96.854 -64,54 -30,52
Xuất khẩu chè của nước ta trong tháng 1/2011 vẫn tập trung chủ yếu vào
các thị trường truyền thống như Pakistan, Nga, Đài Loan, Trung Quốc,
Inđônêxia, Đức…và xuất khẩu chè sang hầu hết các thị trường đều giảm khá.
Trong đó, xuất khẩu chè sang thị trường Pakistan mặc dù lượng tăng nhẹ
0,29% so với tháng 12/2010, nhưng trị giá lại giảm 3,18%. Thị trường đứng
thứ hai là Nga giảm 44,66% về lượng và 39,52% trị giá. Pakistan là quốc gia
có đại đa số người dân uống chè, với mức tiêu thụ từ 190-200 triệu kg. Trong
số các nước xuất khẩu chè vào Pakistan như Việt Nam, Trung Quốc, ‹n Độ
và Băngladesh thì Việt Nam mới chỉ chiếm từ 1,6 - 4% lượng chè đen nhập
khẩu, tỉ lệ này là quá thấp vì vậy các doanh nghiệp cần có kế hoạch đẩy mạnh
19

giao thương để xuất khẩu vào thị trường nhiều tiềm năng này.
So với tháng 12/2010, khối lượng chè xuất khẩu sang thị trường Đài
Loan và Trung Quốc cũng giảm 42,49% và 51,91%. Còn so với cùng kỳ
2010, thị trường Đài Loan giảm 10,53%, thị trường Trung Quốc lại tăng
44,16%.
Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam tháng 1/2011
Thị trường
Tháng 1/2011 So với tháng 12/2010 So với tháng 1/2010
Lượng
(tấn)
Trị giá (USD)
(%)
Lượng
(%) Trị giá
(%)
Lượng
(%) Trị
giá
Pakistan 3.139 4.939.884 0,29 -3,18
Nga 1.492 2.265.092 -44,66 -39,52
Đài Loan 1.045 1.311.097 -42,49 -43,00 -10,53 2,01
Trung Quốc 555 722.311 -51,91 -38,93 44,16 46,69
Inđônêxia 482 539.807 -29,43 -10,79 -3,79 15,94
BaLan 365 366.837 -6,17 -13,40 36,19 13,33
Đức 341 408.902 35,32 -8,26 -17,43 -31,94
Hoa Kỳ 256 276.076 -38,90 -40,56 -78,98 -92,69
Arập Xêút 211 425.391 -40,73 -41,23 -1,86 -3,73
UAE 119 221.512 -85,16 -84,26 -73,38 -74,08
‹n Độ 118 208.068 -11,94 -15,11 -83,61 -73,06
Philippin 65 171.476 -42,98 -42,86 -32,99 -34,01

Nhìn chung, sản phẩm chè của chúng ta tuy đã mở rộng thị trường ra
rất nhiều các quốc gia nhưng vẫn tập chung chủ yếu ở một số thị trường nhất
định, sản lượng chè xuất khẩu qua các năm cũng có xu hướng tăng dần
nhưng không đáng kể.
2.3. Thực trạng quản lý chất lượng đối với sản phẩm chè xuất
khẩu tại Việt Nam
Việt Nam hiện nay là nhà sản xuất, xuất khẩu chè đứng thứ 5 trên thế
giới; với sản lượng hàng năm đạt 180.000 tấn, trong đó, xuất khẩu được
130.000 tấn. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu chè Việt Nam còn thấp chỉ đạt 1,4
USD/kg, thấp hơn so với mặt bằng giá chung của thế giới. Nguyên nhân chính
20
làm giảm giá xuất khẩu chè Việt Nam là chất lượng chưa cao. Chúng ta chưa
quản lý được chất lượng sản phẩm, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì
chạy theo số lượng xuất khẩu nên chất lượng bị giảm xuống.
Hiện nay kiểu làm ăn chộp giật, kinh doanh trên ngọn cây chè đã ngự trị
trong ngành sản xuất chè ở từ nhiều năm nay, khiến cho chất lượng sản phẩm
chè quá kém. Cụ thể, năm 2009 một số lô hàng chè xuất khẩu của chúng ta đã
bị khách hàng trả lại, thiệt hại nhiều tỷ đồng.
Kết quả kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên 94 cơ sở chế
biến chè theo Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01-07:2009/BNN-PTNT)
cho thấy: 81 cơ sở đang hoạt động, 13 cơ sở đóng cửa. Chất lượng VSATTP
của 81 cơ sở chế biến chè, chỉ có 9 cơ sở xếp loại A, , 50 cơ sở xếp loại B, 22
cơ sở xếp loại C.
Những cơ sở xếp loại A đều là những Công ty chè nhà nước chuyển
thành Công ty cổ phần, có truyền thống sản xuất chè mấy chục năm qua và
một số HTX sản xuất chè chất lượng cao, có hệ thống nhà xưởng tốt, thiết bị
máy móc tiên tiến, công nhân đáp ứng được các qui định về VSATTP. Các cơ
sở chế biến xếp loại B, C hệ thống nhà xưởng tạm bợ, xuống cấp, thiết bị máy
móc cũ kỹ, lạc hậu… dẫn tới chất lượng VSATTP thấp.
Đặc biết trong thời gian vừa qua, có nhiều cơ sở chè quy mô nhỏ ở một

số tỉnh trung du miền núi phía Bắc đã pha trộn các tạp chất như tinh bột hồ
hóa, bùn đất vào chế biến chè hoặc phơi chè ở nơi không đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm.Việc làm trên đã vi phạm nghiệm trọng các quy định về vệ
sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè, gây thiệt hại
cho người làm chè, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, thị trường xuất
khẩu chè và uy tín của ngành chè Việt Nam.
Bên cạnh đó, có quá nhiều nhà máy chế biến chè được cấp phép, dẫn đến
tình trạng có những vùng nguyên liệu chỉ đủ cung cấp cho một nhà máy,
nhưng có tới 7-8 nhà máy tranh mua nguyên liệu, gây lãng phí công sức tiền
21
của nhân dân, đồng thời tạo ra nhiều vấn đề cạnh tranh không lành mạnh. Cả
nước hiện có 690 nhà máy chế biến chè, chưa kể hàng vạn lò thủ công chế
biến chè. Trong khi với diện tích trồng chè 131 nghìn ha, chúng ta chỉ cần
khoảng 200 nhà máy chế biến. Các nhà máy thiếu nguyên liệu để sản xuất nên
dẫn đến tình trạng hỗn loạn trong thu mua, bất chấp phẩm cấp của sản phẩm,
đó chính là nguyên nhân đưa đến chất lượng kém, gây ảnh hưởng đến uy tín
của chè Việt Nam.
2.4.Đánh giá chung hoạt động quản lý chất lượng trong sản phẩm
chè xuất khẩu tại Việt Nam
So với những năm về trước , hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm chè
xuất khẩu của chúng ta đã có nhiều cải tiến, sản lượng và chất lượng chè có
tăng. Tuy nhiên , đứng trước môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt của thế
giới ngành chè Việt Nam còn bộc lộ nhiều nhược điểm :
-Ý thức thay đổi liên quan đến GAP và cập nhật thông tin mới của người
làm chè còn chậm, thu nhập của ngành chè còn thấp so với các ngành nông
nghiệp khác. Đầu tư cho nông nghiệp chè chưa được quan tâm thỏa đáng,
công nghiệp chế biến chè vẫn manh mún, nhỏ lẻ, lạc hậu… Do vậy chất lượng
chè chưa đồng nhất, lại không thường xuyên, triệt để công tác kiểm tra, xử lý
các vi phạm VSATTP nên dẫn đến bất chấp các quy định về chế biến chè. .
-Môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chưa lành mạnh dẫn tới

tình trạng tranh mua, tranh bán; nhiều doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận đã
sản xuất, xuất khẩu sản phẩm chè kém chất lượng. quản lý nhà nước đối với
ngành chè còn nhiều bất cập, mất cân đối giữa khả năng cung ứng nguyên liệu
với công suất chế biến.
- Từ chỗ thiếu nguyên liệu, người trồng chè vì lợi nhuận đã phải sử
dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học để tăng năng suất. Tình trạng này dẫn đến
chất lượng sản phẩm không đồng đều, thua kém so với thế giới. Nhiều chuyên
gia nhận định, đây là một trong những nguyên nhân khiến giá chè xuất khẩu
22
của nước ta chỉ bằng một nửa so với thế giới (1.400 USD/tấn). Thêm nữa, có
tới 90% sản phẩm chè xuất khẩu dưới dạng thô, trong khi rất ít doanh nhiệp
đầu tư vào thương hiệu, đóng gói để gia tăng giá trị.
- Các doanh nghiệp còn trông chờ vào Nhà nước, nặng về tâm lý "hớt
váng sữa", né tránh đầu tư vào nông nghiệp, chưa có trách nhiệm với cộng
đồng, người tiêu dùng, đảm bảo chất lượng chè cung ứng.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG NHẰM ĐẨY MẠNH HOẶT ĐỘNG XUẤT KHẨU
CHÈ CỦA NƯỚC TA

3. 1.Phương hướng phát triển của ngành chè Việt Nam đến năm 2015
Theo số liệu thống kê, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 3/2011
đạt hơn 8 nghìn tấn với kim ngạch đạt 10,75 triệu USD, tăng 52,7% về lượng
và tăng 47,9% về kim ngạch so với tháng trước. Như vậy, tổng lượng chè xuất
khẩu của nước ta trong quý I/2011 đạt gần 24,6 nghìn tấn, giảm 5,9% và kim
ngạch đạt gần 34,5 triệu USD, cũng giảm 4% so với cùng kỳ năm 2010
Tính đến giữa tháng 4/2011, lượng chè xuất khẩu của nước ta đã đạt
28,41 nghìn tấn với kim ngạch đạt gần 40 triệu USD, giảm 7,41% về lượng và
giảm 4,76% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2010. Như vậy, xuất khẩu chè
23

của cả nước trong 4 tháng đầu năm nay ước đạt khoảng 33 nghìn tấn với kim
ngạch đạt khoảng 46 triệu USD, giảm 8,3% về lượng và giảm 4,2% về kim
ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 9 năm nay xuất khẩu chè của Việt Nam chỉ đạt 12,4 nghìn
tấn chè, trị giá 20 triệu USD, giảm 16,4% về lượng và giảm 19,6% về trị giá
so với tháng liền kề trước đó. Tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 9,
Việt Nam đã xuất khẩu 96,9 nghìn tấn chè, trị giá 148,4 triệu USD, giảm
1,3% về lượng nhưng tăng 69,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010.
Hiện phần lớn nông sản xuất sang Trung Quốc (TQ) đều theo tiểu ngạch,
trong đó có mặt hàng chè. Gần đây xuất khẩu chè sang Trung Quốc qua
đường tiểu ngạch gia tăng, khiến cho lượng xuất khẩu theo đường chính
ngạch giảm xuống. Thời gian tới, xuất khẩu chè tiếp tục thấp hơn các tháng
cùng kỳ năm 2010 về lượng do ngành chè tiếp tục phải đối mặt với tình trạng
khan hiếm nguyên liệu và chè được xuất nhiều đi Trung Quốc.
Vì vậy đến năm 2015 Ngành chè đặt ra mục tiêu phát triển chung đến
năm 2010-2015 sẽ trồng mới và thay thế diện tích chè cũ đạt mức độ ổn định
khoảng 150.000 ha, năng suất bình quân đạt 8-9 tấn búp/ha, giá trị thu nhập
bình quân đạt 35-40 triệu đồng/ha và kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD,
giải quyết việc làm cho khoảng 1,5 triệu lao động trên cả nước.
“Thay đổi để thành công”
Đó là thông điệp của tổng công ty chè Việt Nam đưa tới các doanh
nghiệp và các nhà nhập khẩu chè Việt Nam. Tới đây định hướng phát triển
của ngành chè Việt Nam theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn vệ sinh
thực phẩm và giá trị gia tăng cao, đồng thời kết hợp phát triển công nghiệp
chế biến hiện đại với đầu tư công nghệ truyền thống; sản xuất các loại chè đặc
sản, chè đặc biệt chất lượng cao phù hợp với quy mô từng vùng nguyên liệu,
từng địa phương.
24

×