Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu chè Việt Nam sang thị trường Nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.02 KB, 38 trang )

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.TRẦN VĂN BÃO
SINH VIÊN THỰC HIỆN: HỒ ĐỨC KỶ
MÃ SNH VIÊN: CQ503352
LỚP: QTKD THƯƠNG MẠI 50C
ĐỀ ÁN MÔN HỌC: KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Đề tài: Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu chè Việt Nam sang thị trường Nga
Phụ lục:
LỜI NÓI ĐẦU
Xuất khẩu chè là một trong những ngành quan trọng trong chiến lược khuyến
khích xuất khẩu, thúc đẩy cho nền kinh tế của nước ta trong trong xu hướng hội
nhập với nền kinh tế thế giới. Sự phát triển của ngành chè chiếm vai trò khá quan
trọng.
Trong những năm gần đây, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và tự do hoá
thương mại, ngành chè Việt Nam đã có những bước phát triển nhưng chưa tương
xứng với tiềm năng hiện có. Với mức tiêu thụ tăng trong những năm tới, thị trường
chè thế giới sẽ khá rộng cho sản phẩm chè Việt Nam thâm nhập. Mà trong đó là thị
trường Nga, một thị trường truyền thống của ta, nhưng Việt Nam chưa khai thác
hết tiềm năng của nó. Vấn đề đặt ra là các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu vào thị
trường tiềm năng này sao cho có hiệu quả nhất.
Chính vì điều này , em chọn đề tài ‘‘Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu chè
Việt Nam sang thị trường Nga”.
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về xuất khẩu và xuất khẩu chè
1.1Khái niêm xuất khẩu:
Xuất khẩu là hình thức bán hàng hoá và dịch vụ từ một quốc gia này sang một
quốc gia khác, được thực hiện qua biên giới của quốc gia bằng nhiều con đường,
trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán hoặc dùng hàng hóa khác để trao
đổi.
Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó
đã xuất hiện từ rất sớm do hoạt động sản xuất phát triển. Trước đây khi hoạt động
sản xuất trong nước phất triển đến trời điểm cung vượt quá cầu thì sẽ xuất hiện một
hiện tượng hàng hoá dư thừa . Để tiêu thụ số hàng hoá này, các nước phải mở rộng


thị trường sang các nươc khác. Thực hiên việc tiêu thụ hàng hoá bàng việc xuất
khẩu. Từ hoạt động trong khu vực, xuất khẩu diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong
tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế và nó hướng vào mục tiêu cuối cùng
của sản xuất là bán hàng thu lợi nhuận.
Xuất khẩu chè là xuất khẩu một loai hàng hoá ,chè được xếp vào mặt hàng nông
sản và do vậy xuất khẩu chè mang nhiều đặc điểm riêng có của mặt hàng nông sản.
Đó là giá chè xuất khẩu vào các thời kì khác nhau trong năm sẽ rất khác nhau
nguyên nhân là do việc sản xuất chè mang tính thời vụ phụ thuộc vào thời tiết nên
chất lượng chè sẽ thay đổi. Đặc điểm nữa la chè không phải là mặt hàng thiết yếu,
hay xa xỉ nên cầu co dãn theo giá thấp. Thêm nữa sản xuất và thu mua chè thương
nhỏ lẻ và không được tập trung theo qui mô lớn phân tán ơ nhiều vùng nên chất
lượng thường không được ổn định.
1.2.Chức năng xuất khẩu:
Chức năng cơ bản của hoạt động xuất khẩu là mở rộng lưu thông hàng hóa
trong nước và quốc tế. Chức năng cơ bản đó được thể hiện qua ba chức năng sau:
1.2.1 Là một khâu trong quá trình tái sản xuất mở rộng:
Hàng hóa xuất khẩu là chuyển hóa hình thái vật chất và giá trị của hàng hóa
trong nước và quốc tế. Thực hiện chưc năng này là để bổ xung các yếu tố “đầu
vào” cho sản xuất một khi chúng khan hiếm, đồng thời tạo “đầu ra” ổn định cho
sản xuất.
1.2.2 Xuất khẩu là lĩnh vực “mũi nhọn” cho ngành kinh tế mở :
Chức năng của hoạt động xuất khẩu là gắn kết thị trường trong nước với thị
trường quốc tế, nhằm nâng cao trình độ phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao
năng suất lao động.
1.2.3 Xuất khẩu là một bộ phận cấu thành của nền thương mại toàn cầu:
Chức năng của hoạt động xuất khẩu là thông qua thương mại quốc tế để phát
huy cao độ lợi thế so sánh của đất nước và lợi thế trong phân công lao động quốc tế
nhờ tập trung và tận dụng các nguồn lực trong nước để nâng cao sức cạnh tranh và
hiệu quả của xuất khẩu.
1.3.Các hình thức xuất khẩu:

1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp:
Là hình thức mà một doanh nghiệp bán trực tiếp sản phẩm của
minh cho khỏch hàng ở thị trường mục tiêu, trực tiếp tiến hành các giao dịch với
đối tác nước ngoài thông qua các tổ chức của mình. Hình thức xuất khẩu trực tiếp
được áp dụng khi nhà xuất khẩu đủ tiềm lực để mở đại diện riêng và do đó kiểm
soát được toàn bộ quá trình xuất khẩu thông qua đại diện và hệ thống kênh phân
phối. Hình thức này có ưu điểm là doanh nghiệp chủ động tìm và khai thác, thâm
nhập thị trường khi đó doanh nghiệp có thể đáp ứng được các nhu cầu của thị
trường; lợi nhuận thu được từ hình thức này cũng cao hơn các hình thức khác vì
không phải qua trung gian. Khi xuất khẩu bằng hình thức này doanh nghiệp có thể
khẳng định được thương hiệu ,nâng cao uy tín và vị thế của mình.Tuy nhiên xuất
khẩu trực tiếp đũi hỏi một lượng vốn lớn từ khẩu sản xuất đến khâu lưu thông và
các doanh nghiệp phải am hiểu về thị trường quốc tế để tránh được những rủi ro
trong xuất khẩu.
1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp:
Là hình thức mà doanh nghiệp bán sản phẩm của mình cho một bên trung gian
sau đó bên trung gian sẽ bán lại cho khách hàng ở thị trường mục tiêu ở một quốc
gia. Hình thức này thường được các doanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu áp dụng
vì chưa có nhiều hiểu biết về thị trường mục tiêu. Ưu điểm của hình thức này là
các doanh nghiệp không phải bỏ nhiều vốn, không phải tiến hành các hoạt động
xúc tiến quảng bá sản phẩm, mức độ rủi ro giảm đi do chuyển quyền sở hữu cho
người trung gian. Nhược điểm của hình thức này là lợi nhuận của doanh nghiệp
xuất khẩu sẽ giảm sút do chia sẻ lợi nhuận với bên trung gian.
1.3.3 Buôn bán đối lưu:
Là hình thức giao dịch mà xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán
hàng cũng đồng thời là người mua hàng, hàng hoá đem ra trao đổi có giá trị tương
đương nhau. Buôn bán đối lưu có nhiều loại như buôn bán đối lưu thông thường,
mua đối lưu, giao dịch bồi hoàn, chuyển nợ, mua lại sản phẩm. Hình thức này ít
dùng ngoại tệ nên phù hợp với các nước thiếu ngoại tệ và phù hợp với các nhà xuất
khẩu có nhu cầu mở rộng thị trường, tăng doanh số bán hàng, thêm nữa phương

thức này cũng ít rủi ro và chi phí thấp. Các nhà xuất khẩu khi chọn phương thức
mua bán đối lưu thường phải kinh doanh thêm một mặt hàng nữa.
1.3.4 Xuất khẩu theo nghị định thư:
Là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu tiến hành xuất khẩu theo chỉ tiêu nhà nước
giao cho về một hoặc một số mặt hàng nhất định cho chính phủ nước ngoài dựa
trên nghị định thư đã kí giữa hai chính phủ. Hình thức này hạn chế được những rủi
ro trong thanh toán, giảm chi phí giao dịch , quảng bá sản phẩm.
1.3.5 Xuất khẩu tại chỗ:
Là hình thức kinh doanh xuất khẩu có xu hướng phát triền rộng rãi vì có những
ưu điểm tốt. Đặc điểm của loại hình này la hàng hoá và dich vụ chưa vượt ngoài
biên giới quốc gia nhưng vẫn được coi như một hoạt động xuất khẩu. Với hỡnh
thức này hàng hoá thường được cung cấp ngay tại trong nước cho các đoàn ngoại
giao ,cho các đại sứ quán , các lãnh sự quán, các đoàn khách du lich quốc tế…do
đó giảm chi phí vận chuyển , giảm thuế khi phải xuất sang quốc gia khác. Hình
thức này rất phự hợp với các quốc gia có du lịch phát triển.
1.3.6 Tái xuất khẩu:
Là việc xuất khẩu trở lại nước ngoài những mặt hàng đó nhập khẩu mà không
qua chế biến. Tái xuất có thể được thực hiện bằng hai hình thức sau:
1.Tái xuất theo đúng nghĩa: Hàng hoá đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất rồi
quay trở lại nước xuất khẩu ban đầu.
2.Chuyển khẩu : Hàng hoá từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu của nước tái
xuất thì trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu.
1.4.Vai trò của xuất khẩu:
1.4.1 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế:
1.4.1.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vu Công nghiệp hóa
đất nước.
Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu
để khắc phục tình trạng nghèo đói và chậm phát triển của nước ta. Nguồn vốn quan
trọng nhất để làm được điều này là xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc
độ phát triển của nhập khẩu.

1.4.1.2 Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển.
Cuộc cách mạng KH-CN đã và đang làm thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu
dùng trên thế giới. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH phù hợp với
xu hướng phát triển của kinh tế thế giới và cũng là tất yếu đối với nước ta.
1.4.1.3 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải
thiện điều kiện sống.
Xuất khẩu là hoạt động thu hút hàng triệu lao động có thu nhập tương đối ổn
định. Ngoài ra, xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu các sản phẩm tiêu
dùng thiết yếu đáp ứng ngày một đa dạng yêu cầu của người tiêu dùng.
1.4.1.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
của nước ta.
Hoạt động xuất khẩu ra đời sớm và tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động
kinh tế đối ngoại khác phát triển, mặt khác, chính các quan hệ này lại tác động tạo
tiền đề cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu.
1.4.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp:
1.4.2.1 Xuất khẩu giúp doanh nghiệp sử dụng khả năng dư thừa:
Khi khả năng sản xuất của doanh nghiệp vượt ra khỏi nhu cầu nội địa, các
doanh nghiệp liền tìm kiếm lợi ích từ thị trường bên ngoài nhằm tận dụng khả năng
sản xuất dư thừa của mình.
1.4.2.2 Xuất khẩu giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất.
Một doanh nghiệp có thể giảm 20% - 30% chi phí sản xuất mỗi lần sản lượng
của nó tăng gấp hai lần và giúp doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao.
1.4.2.3 Xuất khẩu giúp tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp:
Do sự khác nhau về chính sách của mỗi Chính phủ về thuế khóa hay sự điều
chỉnh giá, sự cạnh tranh và chu kỳ sống của sản phẩm, mà các doanh nghiệp có thể
thu được nhiều lợi nhuận từ việc xuất khẩu hàng hóa.
1.4.2.4 Xuất khẩu giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro:
Do chu kỳ kinh doanh thay đổi liên tục một cách tuần hoàn, nhà sản xuất có
thể tối thiểu hóa các biến động về nhu cầu bằng cách mở rộng thị trường.

1.4.2.5 Xuất khẩu giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực nước ngoài:
Ba nguồn lực mà các công ty kinh doanh quốc tế có nhu cầu, đó là:
-Tài nguyên thiên nhiên: là những sản phẩm do thiên nhiên tạo ra và hữu ích về
mặt kinh tế và CN
-Nguồn nhân lực: các doanh nghiệp thường duy trì mức giá cạnh tranh quốc tế
bằng cách tổ chức sản xuất ở những nước có chi phí lao động thấp, nhưng lại có
đội ngũ lao động lành nghề và môi trường ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội.
-Khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ là điều cốt yếu đối với một nền công
nghiệp, khi xuất khẩu hàng hóa bằng nhiều hình thúc chúng ta có thể thu hút khoa
học công nghệ của nước ngoài.
1.5.Vai trò của xuất khẩu chè:
Hoạt động xuất khẩu chè có những vai trò nhất định trong công cuộc phát triển nền
kinh tế nước ta trong giai đoạn đẩy nhanh các hoạt động kinh tế đối ngoại cũng
như nâng cao đời sống cho người dân.Những lợi ích có thể xem xét:
1) Xuất khẩu chè góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho
người dân
Cây chè gắn liền với việc làm và đời sống của hàng chục vạn nông dân vùng núi
trung du. Ở các vùng trung du miền núi cây chè được trồng và nhiều vùng cây chè
là cây chủ đạo đóng góp chính vào thu nhập của người dân.theo số liệu thống kê
hiện nay nước ta có khoảng 175 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ rải rác ở các tỉnh trong
đó ở nước ta phân ra bảy vùng trồng chè, với số lượng chè chế biến gần 1800 tấn
chè búp tươi /ngày và giá mua ổn định sẽ tạo điều kiện cho người trồng chè có thu
nhập ổn định. Hàng năm xuất khẩu chè giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao
động.
2) Sản xuất chè góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất , giúp cân bằng sinh thái.
Cây chè giúp tận dụng được lượng đất trống đồi trọc ở các vùng núi và trung du,
giúp chống xói mòn giảm thiên tai, điều hoà khí hậu và cân băng môi trường sinh
thái. Rõ ràng không thể phủ nhận những vai trò mà cây chè mang lại cho nền kinh
tế nước ta.

3) Đóng góp vào cán cân thanh toán ở Việt Nam.
Một trong những lý do hoạt động xuất khẩu chè đó là lợi ích kinh tế, hay nói cách
khác là thu về ngoại tệ, làm giảm thâm hụt của cán cân thanh toán, đóng góp vào
dự trữ ngoại tệ quốc gia, nâng cao vị thế hàng hóa của Việt Nam trên trường quốc
tế.
4) Góp phần vào tăng trưởng kinh tế.
Đóng góp của xuất khẩu chè vào GDP ngày càng tăng, năm 2008 xuất khẩu chè
của Việt Nam thu về 104,7 triệu USD, năm 2009 chúng ta thu được 134,1 triệu
USD.
Chương 2: Thực trạng xuất chè Việt Nam sang thị trường Nga.
2.1 Tổng quan về thị trường chè Việt Nam
2.1.1 Đặc điểm của ngành chè Việt nam.
2.1.1.1 Mang đặc điểm của ngành nông sản phẩn.
-Tính thời vụ: cũng như tất cả các loại nông sản khác thì cây chè cũng mang tính
thời vụ rõ ràng, cây chè cung có thời gian sinh trưởng theo mùa,thường thì cây chè
cho thu hoạch vào mùa hè,không phải mùa nào cây chè cung cho chúng ta thu
hoạch. Do vậy chúng ta cần nắm ro các quy luật sản xuất mặt hàng chè. Làm tôt
công tác chuẩn bị trước mùa thu hoạch, đến kỳ gặt hái là phải chuẩn bị đầy đủ lao
dộng nhanh chóng triển khai công tác thu mùa và tiêu thụ sản phẩn.
-Tính khu vực: chúng ta cũng biệt cây chè không phải là cây trồng ở đâu cung
có thể sống và cho chất lượng tốt. Ở nước ta thì cây chè tập trung ở vùng núi phía
Bắc và Trung Du, nói chung là tập trung ở những vùng cao,và được trồng ở các
nông trường và do nông dân tự trồng hay trồng theo kiểu giao hoán của tổng công
ty chè Việt Nam. Do đặc điểm này vấn đề đặt ra là việc bố trí địa điểm thu mua ,
phương thức thu mua, chế biến và vận chuyển phải phù hợp với đặc điểm này
-Tính tươi sống: Cây chè là một loài thực vật nên cũng rất rễ bị hỏng, kém chất
lượng. Hơn nữa chủng loại chất lượng chế biến kịp thời không nên để số lượng
nguyên vật liệu tồn đọng quá nhiều, cũng rất khác biệt ,tuỳ theo địa hình và khí hậu
ở các nơi khác nhau mà cho chất lượng chè của chúng ta cung khác nhau ,và ở
nước ta thì chè được trồng ở Thái Nguyên có chất lượng tương đối là tốt.Vì vậy khi

chúng ta thu mua cần lưu ý phân loại, tốt nhất là chế biến ngay sau khi thu hoạch là
tốt nhất.
-Tính không ổn định: Chè cung giống như lúa và nhiều loại nông sản khác
thường không ổn định sản lượng nên xuống thất thường, vùng này được mùa vùng
kia mất mùa. Bởi có ý do này là do cây chè cũng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên,
khi khí hậu không phù hợp với cây chè thì nó xẽ cho chất lượng kém và sản lượng
không cao như các năm mà thời tiết ưu đãi.
2.1.1.2 Đặc điểm riêng của ngành chè.
Cây chè thường phân bố ở các đồi núi và cao nguyên. do đặc điểm này mà nước ta
có thể nói có điều kiện rất thuận lợi cho việc sản xuất và trồng cây chề. Cũng do
đặc điểm này thi yêu cầu đối với ngành chè cần phải có một trình độ thâm canh rất
tốt và phải phù hợp với điều kiện và khí hậu ở các vung cao này Ngành chè đòi hỏi
phải có một hệ thống thuỷ lợi phải rất tốt và hiện đại làm sao có thể đưa nước nên
cao để tưới tiêu cho cây chè, phải có hệ thống tưới tiêu phù hợp Công nghệ chế
biến chè phải hiện đại đảm bảo được hàm lương chè theo đúng tiêu chuẩn không
giống như các mặt hàng nông sản khác như luá , bông chè thì cần phải có một quy
trình chế biến và bảo quản hết sức đúng quy cách và đúng kỹ thuật và nguyên liệu
phải đưa vào chế biến ngay nếu để lâu thi gây ra chất lượng chè không cao lãng phí
nguyên liệu Ký thuật chăn sóc cây chè cung rất phức tạp từ khâu chọn giống tốt
đến làm đất trồng hom, đều phải đúng theo quy trình kỹ thuật và điều này ảnh
hưởng đến sự phát triển của cây chè sau này, mà cây chè không giống như nhiều
cây nông sản khác chỉ trồng một vụ thù vụ sau lại trồng lại, nhưng không cây chè
thì có tuổi thọ cao thường vài trục năm, nên nếu làm tốt công đoạn gieo trồng tốt
thí cây chè sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao, tuổi thọ sẽ được kéo dài.
2.1.2 Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam.
Hoạt động sản xuất chè của Việt Nam đã có từ lâu. Đầu thế kỷ 19 Việt Nam đã có
2 vùng sản xuất tập trung trồng chè tơi và vùng chè rừng cho tiêu dùng nội địa là
chủ yếu. Sau khi thực dân Pháp chiếm Đông Dương, đã có thêm vùng chè công
nghiệp tập trung hiện đại xuất khẩu (1923-1925). Đến năm 2000 đã có 3 loại vườn
chè gồm: chè của các hộ gia dình, chè rừng dân tộc và chè công nghiệp tương ứng

với 3 thời kì lịch sử phong kiến, thuộc địa và độc lập phân bố tại 3 vùng địa lý
đồng bằng, trung du, miền núi.Thời kỳ phong kiến phát triển từ thời các vua Hùng
dựng nước đã để lại cho ngày nay2 vùng chè lớn.
- Vùng chè tơi của các hộ gia đình người Kinh ven châu thổ các con sông, cung
cấpchè tơi, chè nụ, chè huế…
- Vùng chè rừng của đồng bào dân tộc (Dao, Mông, Tày) ở miền núi phía Bắc cung
cấp chè mạn, chè chỉ Ngời dân lao động và trung du thành thị trồng chè tơi, chè
nụ, chè chỉ,… còn giới thượng lưu quý tộc thì uống chè mạn, chè ô long, trà tầu.
Thời kỳ Pháp thuộc (1882-1945)
- Ngay sau khi chiếm đóng Đông Dơng, ngời Pháp đã phát triển chè, một sản phẩm
quý hiếm của Viễn Đông, thành mặt hàng xuất khẩu sang châu Âu. Năm 1890,
Công ty thương mại Chafanijon đã có đồn điền chè đầu tiên trồng 60 ha, ở Phú
Thọ, hiện nay vẫn còn mang tên địa danh Chủ Chè.
- Năm 1918, thành lập Trạm nghiên cứu nông nghiệp Phú thọ, đặt tại Phú
Hộ,chuyên nghiên cứu về phát triển chè, có nhà máy chè 3 tầng làm héo chè tự
nhiên, cối vò,máy sấy của Anh và máy phát điện, nồi hơi… ứng dụng kĩ thuật nông
nghiệp và công nghệ chế biến tiên tiến của Inđônêxia và Srilanca.
- Sau tháng 8/1945 thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam để lại hai vùng chè tập
trung:Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc với 13.505 ha chè, hàng năm
sản xuất 6.000tấn chè khô: chè đen xuất khẩu thị trờng Tây Âu (London và
Amxtecdam), chè xanh xuất khẩu thị trờng Bắc Phi (Angiêri, Tuynizi và Marốc),
tiêu thụ ổn định và đợc đánh giá caovề chất luợng, không thua kém chè ấn Độ,
Srilanca và Trung Quốc.
Thời kì Việt Nam độc lập (sau 1945)
Việt Nam phải tiến hành 30 năm chiến tranh giành độc lập (1945-1975), các cơ sở
nghiên cứu khoa học về chè ở hai miền Nam và Bắc đều bị phá hoại nặng nề. Phú
Hộ ở miền Bắc đã ba lần bị quân viễn chinh Pháp chiếm đóng và ném bom, đốt
sạch phá sạch,nhng vẫn duy trì đồi chè và vờn giống. Bảo Lộc ở miền Nam trong
vùng chiến tranh dukích bị phá huỷ nặng nề cũng không hoạt động đợc.Tuy phải
sản xuất lơng thực thực phẩm là chính, Việt Nam vẫn quan tâm phát triển cây chè

ở cả 5 thành phần. Năm 2009, đã có 164.000 ha chè (kinh doanh,kiến thiết cơ bản
và trong mới), sản xuất ra 152.000 tấn chè kho, xuất khẩu 115.000 tấn, tiêuthụ nọi
địa 37.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 134 triệu USD sang 30 thị trờng thế
giới,nh Trung Cận Đông, Nga, Ba Lan, Nhật, Anh, Thổ Nhĩ Kì, Đức, Đài Loan,
Hồng Kông,Singapo, Ai Cập, Uzơbêkixtan…Hiện nay ở Việt Nam có 7 vùng chè
chủ yếu đó là vùng chè Tây Bắc, vùng chè ViệtNam - Hoàng Liên Sơn, vùng chè
trung du Bắc Bộ, vùng chè Bắc Trung bộ, vùng chè TâyNguyên, vùng chè Duyên
hải miền Trung và vùng chè cánh cung Đông Bắc.
2.1.3Tình hình xuất khẩu chè ở Việt Nam.
Theo số liệu từ TCHQVN, hai quý đầu năm 2011 Việt Nam đã xuất khẩu 53,3
nghìn tấn chè các loại, trị giá 78,3 triệu USD, giảm 3,5% về lượng nhưng tăng
1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010, đạt 38,1% kế hoạch năm, tuy nhiên xuất
khẩu chè trong tháng 6 lại tăng trưởng so với tháng liền kề trước đó , tăng 31,3%
về lượng và tăng 43,5% về trị giá đạt 18,5 triệu USD với 11,7 nghìn tấn chè.
Trong hai quý đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu chè chính sang các thị trường
Đài Loan, Pakistan, Nga, Trung Quốc
Đài Loan là thị trường tiêu thụ hàng đầu chè của Việt Nam, chiếm 16,7% thị phần,
với 8,9 nghìn tấn chè , trị giá 11,3 triệu USD. Trong đó tháng 6 đã nhập khẩu 2,3
nghìn tấn từ thị trường Việt Nam, trị giá trên 3 triệu USD, tăng 27,09% về lượng
và tăng 30,58% về trị giá so với tháng liền kề trước đó.
Kế đến là thị trường Pakistan với lượng xuất trong 2 quý đầu năm là 7,1 nghìn tấn,
trị giá 12,6 triệu USD, giảm 5,1% về lượng nhưng tăng 2,6% về trị giá so với cùng
kỳ năm 2010, trong đó tháng 6 Việt Nam đã xuất khẩu 1,4 nghìn tấn, trị giá trên 3
triệu USD, tăng 101,22% về lượng và tăng 111,26% về trị giá so với tháng liền kề
(đây là thị trường có sự tăng trưởng vượt bậc trong tháng).
Theo dự báo của Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas), kim ngạch xuất khẩu năm 2011
sẽ tiếp tục tăng khoảng 20% so với mức 197 triệu USD của năm 2010, lên trên 200
triệu USD.
Mặc dù có sự giảm nhẹ về khối lượng, giá trị xuát khẩu vẫn cao hơn mức của cùng
kỳ năm ngoái do sự gia tăng 3,7% về giá cả xuất khẩu, ở mức giá trung bình 1.437

USD/tấn.
Với giá xuất khẩu tương đương từ 60-70% mức giá trung bình của thế giới, Hiệp
hội chè Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu chè.
Chè Việt Nam đã được xuất khẩu sang 110 quốc gia và vùng lãnh thổ và thương
hiệu.
So với mức giá xuất khẩu trước đây thường chỉ bằng 50% giá thế giới thì mức giá
trên hiện đã tăng đáng kể và đang ở mức 60%-70% giá chè bình quân của thế giới.
Tuy vậy, dù đang đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè nhưng giá chè Việt
Nam vẫn khó tăng mạnh mẽ vì nước ta vẫn xuất khẩu chè nguyên liệu là chủ yếu.
Ngoài ra, cây chè cũng đang phải đối mặt với sự "xâm lấn" của nhiều loại cây
trồng khác do hiệu quả kinh tế có phần nhỉnh hơn. Thêm vào đó, với những diện
tích trồng trồng chè theo đúng quy trình kỹ thuật giá thu mua vẫn chưa có sự chênh
lệch nhiều so với những vùng trồng khác nên chưa khuyến khích được người trồng.
Vấn đề là chè Việt Nam năng suất không cao, chất lượng không bảo đảm, không
ổn định và chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô, nên giá chỉ bằng 50% giá thế giới.
Tại Hội thảo "Bàn về thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh chè 2011 và diễn
đàn phát triển chè bền vững lần thứ IV" do Hiệp hội chè Việt Nam, Cục trồng trọt
tổ chức đã đề xuất định hướng ngắn hạn và dài hạn cho ngành như sau:
Ngắn hạn trong năm 2011:
-Giảm đầu tư bằng nguồn vốn vay. Tập trung vào sản xuất chè với chất lượng ổn
định. Hái ngắn và tìm mọi phương án thuyết phục người dân hái ngắn. Giảm sản
lượng và tăng chất lượng, thậm chí giảm tỷ lệ lợi nhuận. Duy trì loại chè mà các
đơn vị đang sản xuất, không nên chuyển đổi hoặc xây mới các nhà máy vào lúc
này. Mọi phương án cần được cân nhắc để duy trì hoạt động của doanh nghiệp qua
thời kỳ này.
- Thị trường: Khuyến cáo tham gia vào các thị trường cao hơn thông qua các hệ
thống chứng nhận quản lý chất lượng và thân thiện với môi trường như: GAP, UTZ
và RFA, hoặc chí ít là việc đảm bảo chất lượng sản xuất. Đối với các doanh
nghiệp thương mại khuyến nghị giảm mua đối với các mặt hàng chất lượng kém
không đồng đều. Đây là thời điểm chúng ta cần đoàn kết lại giảm tối đa các sản

phẩm chất lượng xấu, kể cả mua để đấu trộn.
- Giá mua thế giới biến động giảm không nhiều so với cuối năm ngoái, tuy nhiên
do áp lực từ các nước sản xuất lớn bị giảm lượng hàng bán vào một số thị trường
quan trọng tại Trung Cận Đông nên giá bán sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Tránh
tình trạng lặp lại của năm 2009 khi giá đầu vào quá cao, các doanh nghiệp trong
nước bị ảnh hưởng và phải nâng giá bán trong khi giá thế giới đối với mặt bằng
chất lượng này không tăng khiến chè sẽ bị tồn đọng với giá cao, không bán được.
Bắt đầu thảo luận về việc thành lập 1 sàn đấu giá độc lập đầu tiên. Trước đây, việc
thành lập Sàn đấu giá còn phải tính đến Nhà nước nhưng với tình hình hiện tại,
Ngành công nghiệp có thể tự thành lập 1 sàn đấu giá độc lập với mục đích công
khai minh bạch giá bán, chất lượng chè, 1 phương án tốt nhất để nâng giá mà
không cần phải tốn quá nhiều chi phí marketing riêng lẻ của các doanh nghiệp mà
thế giới vẫn biết đến sản phẩm và chất lượng của chè Việt Nam.
Định hướng dài hạn đến 2013:
Các doanh nghiệp cần tập trung đa dạng hoá sản phẩm. Tập trung vào sản xuất các
loại chè có chất lượng cao, đặc sắc và tìm kiếm những thị trường ngách, tránh đối
đầu bằng giá và hạ thấp chất lượng như hiện nay. Tập trung sản xuất các loại chè
xanh cao cấp theo mô hình của Trung Quốc, Nhật Bản.
Các doanh nghiệp nên gom lại với nhau thành các tập đoàn lớn, ưu tiên phát triển
các tập đoàn của người Việt, hạn chế số đầu mối xuất khẩu.
Các doanh nghiệp nên nghĩ đến sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như
trà đóng hộp hoặc trà chiết xuất, trà đóng lon
Các doanh nghiệp nên ủng hộ và có thể góp vốn xây dựng sàn đấu giá, có thể
chung nhau góp vốn xây nhà máy chiết xuất
Tham khảo thị trường xuất khẩu chè hai quý đầu năm 2011

ĐVT: Lượng (Tấn); trị giá (USD

Thị
trường

KNXK T6/2011 KNXK 6T/2011 % tăng giảm
T6/2011 so
T5/20111
lượng trị giá lượng trị giá lượng trị giá
Tổng KN 11.78518.680.645 53.34178.399.509 30,58 43,69
Đài Loan 2.346 3.029.478 8.89011.376.773 27,09 30,58
Pakistan 1.487 3.075.825 7.19912.694.973 101,22 111,26
Nga 911 1.300.857 7.15110.553.887 -8,26 -7,23
Trung
Quốc
1.967 2.384.378 5.385 6.558.297 77,21 74,59
Indonesia 598 544.681 3.394 3.769.511 -17,74 -35,42
Hoa Kỳ 308 343.072 1.828 1.975.288 15,36 15,62
Đức 187 250.320 1.332 1.860.266 -43,16 -44,50
Ba Lan 145 173.754 1.162 1.223.641 -26,77 -29,25
Tiểu VQ
Ảrập
Thống
nhất
21 30.784 478 760.775 -85,91 -86,57
A rập
Xếut
37 86.772 413 854.517 -2,63 24,13
Ấn Độ 59 90.194 320 504.469 -1,67 10,17
Philippin 49 128.607 124 309.205 * *
2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè Việt Nam.
2.1.4.1 Chính trị và pháp luật:
Xuất khẩu chè của việt nam sang một thị trường chịu ảnh hưởng của tình hình
chính trị của việt nam và của thị trường nhập khẩu chè của việt nam. Chính trị của
việt nam ổn định tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanhxuất khẩu chè tự

do kinh doanh mà không lo ngại những vấn đề như quốc hữu hoá tài sản,phong toả
tài sản hay cấm xuất khẩu. Ngược lại nếu môi trường chính trị của nước nhậpkhẩu
chè nước ta không ổn định, mặt hàng chè của việt nam sẽ khó mà thâm nhập vào
và sản lượng sẽ giảm sút thậm chí không thể xuất khẩu được. Một minh chứng cho
phân tích này là cuộc khủng hoảng chính trị ở Iraq đó khiến sản lượng chè xuất
khẩu sang Iraq giảm đột ngột. Pháp luật cũng là yếu tố tác động tới hoạt động xuất
khẩu chè. Việt nam và hầu hết các quốc gia đều có chính sách thông thoáng đối với
sản phẩm chè, việt nam khuyến khích xuất khẩu chè bằng những qui định pháp luật
tương đối thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè, tuy nhiên một số quốc gia
đòi hỏi rất cao và đưa ra những qui định pháp lí ngặt nghèo về chất lượng chè của
việt nam như tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP hay đánh thuế VAT
rất cao vào chè xuất khẩu như Nga
2.1.4.2 Các yếu tố kinh tế:
Các yếu tố kinh tế ở cả việt nam và thị trường quốc tế đều có ảnh hưởng tới xuất
khẩu chè của việt nam. Có rất nhiều các yếu tố được xếp vào các yếu tố kinh tế
trong đó có sự tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế , lạm phát, thất nghiệp, thu nhập,
lãi suất, ảnh hưởng đến cầu và cung chè. Giả sử thu nhập của người dân của thị
trường nhập khẩu chè việt nam tăng lên, nhu cầu tiêu dùng chè cũng tăng theo và
tác động tích cực tới xuất khẩu chè việt nam. Nếu thất nghiệp xảy ra nhiềuđồng
nghĩa với việc giảm sút về cầu chè
2.1.4.3 Văn hoá xã hội:
Các yếu tố văn hoá xó hội ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hành vi của con
người qua đó ảnh hường đến hành vi mua sắm của khách hàng, gồm: dân số, độ
tuổi , cơ cấu dân số, sự di chuyển dân cư, phong tục và sự thay đổi trong phong tục
và các thói quen Khi phân tích ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá xã hội tới xuất
khẩu chè của việt nam cần lưu ý chẳng hạn thị trường nga với thói quen dùng trà
đó khiến cho chè là mặt hàng thiết yếu được dự trữ cho chiến tranh, và người tiêu
dùng nga ưa thích dùng chè gói hơn là mặt hàng chè rời Nếu như vậy chè việt
nam nên đẩy mạnhxuất khẩu chè ở dạng gói .
2.1.4.4 Kĩ thuật và công nghệ:

Bao gồm nhiều yếu tố về cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế nước ta, tiến bộ kỹ
thuật và khả năng ứng dụng kĩ thuật trong trồng và chế biến chè xuất khẩu của
nước ta, chiến lược phát triển kĩ thuật Nếu nước ta có nhiều giống chè tốt chịu
được những bất lợi của thời tiết thì sản lượng chè sẽ được nâng cao, nếu khâu chế
biến , bảo quan chu đáo với công nghệ hiện đại thỡ chất lượng chè việt nam sẽ tăng
cường và xuất khẩu chè sang thị trường thế giới sẽ cạnh tranh tốt hơn các sản phẩm
chè cùng loại của các nước khác.
2.2 Chè Việt Nam đối với thị trường Nga.
2.2.1 Tình hình kinh tế xã hội của Nga.
2.2.1.1 Địa lý, khí hậu và tài nguyờn của Liên Bang Nga
Vị trí địa lý: Liên Bang Nga nằm ở đông Âu, tiếp giác Bắc Băng Dương, giữa châu
Âu và phía Bắc Thái Bình Dương.
Lãnh thổ: Tổng diện tớch 17.075.200 km2, trong đó 16.995.800 km2 là đất liền và
79.400 km2 là biển.
Đường biên giới: Tổng chiều dài đường biên giới 19.916 km ; tiếp giác với các
nước: azarbaijan 284 km, Belarus 959 km, Trung Quốc (đông nam) 3.605 km,
Kazakhstan 6.946km, Hàn Quốc 19km, Latvia 217km, Lithuania (kaliningrad
Oblast) 227km, Mongolia3.484 km, Norway 167 km, Poland 206 km, Ukraine
1.576 km. Đường bờ biển dài 37.653km.
Khí hậu: Dọc theo các thảo nguyên ở phía Nam qua vùng lục địa ẩm ướt thuộc Nga
nằm ở Châu Âu, từ cận Bắc cực đến khí hậu Tundra ở cực Bắc; khí hậu mùa Đông
đa dạng từ mát dọc theo bờ biển đen đến lạnh giá ở Siberia; khí hậu mùa hè đa
dạng từ ấm ở thảo nguyên đến mát dọc theo bờ biển Bắc cực.
Địa hình: Đồng bằng bao la với những đồi thấp ở phía Tây của Urals; rừng thực
vật, núi cao dọc vựng biên giới phớa Bắc.
Tài nguyên thiên nhiên: Phong phú bao gồm các mỏ lớn nhỏ như dầu mỏ, khí ga
thiên nhiên, than đá và nhiều khoáng chất khác, gỗ mộc…
2.2.1.2 Dân số, lao động, dân tộc và tôn giáo:
Về dân số: Theo số liệu điều tra tháng 7 năm 2001, dân số của Liên Bang Nga là
145.470.197 người với cơ cấu như sau: Từ 0 đến 14 tuổi chiếm 17,41%, từ 15 đến

64 tuổi là 69,78% và trên 65 tuổi chiếm 12,81%. Tốc độ tăng dân số hàng năm là -
0,35% (theo sốliệu 2001). Tỷ lệ di cư là 0,98 người/1.000 dân; tuổi thọ trung bình
là 62,12 tuổi đối với nam, 72,83 tuổi đối với nữ. Tỷ lệ sinh sản là 1,27 trẻ/phụ nữ.
Về lao động: Lực lượng lao động là 66 triệu người (1997)
Về dân tộc và ngôn ngữ: Gồm nhiều dân tộc, trong đó Nga chiếm 81,5%, Tatar
3,8%, Ucrainian 3%, Chuvash 1,2%, Bashkir 0,9%, Byelorussian 0,8%,
Moldavian 0,7% và các dân tộc khác là 8,1%. Có nhiều ngôn ngữ trong đó tiếng
Nga là quốc ngữ.
Về tôn giáo: Thiên chúa giáo theo dòng cơ đốc giáo Nga chính thống, Hồi giáo,
các tôn giáo khác.
2.2.1.3 Hệ thống chính trị và lập chính sách của Liên Bang Nga
Tên nước: Liên Bang Nga
Tờn ngắn theo tiếng nga: Rosiya
Thủ đô: Moscow
Phân chia đơn vị hành chính: 49 vùng, 21 nền cộng hoà, 10 khu vực tự trị, 6 krays
(krays, singular-kray), 2 thành phố liên bang, và 1 vùng tự trị.
Các cơ quan hành pháp: Đứng đầu Nhà nước là Tổng thống
Nội các: Các bộ phận của chính phủ và chính phủ do thủ tướng và các phó thủ
tướng, các bộ trưởng và những người đứng đầu điều hành, tất cả do tổng thống bổ
nhiệm.
Bầu cử: Tổng thống được bầu do các cuộc bỏ phiếu của dân chúng theo nhiệm kỳ 4
năm, lần bầu cử gần đây nhất được tổ chức vào năm 2008.
Cơ quan lập pháp: Quốc hội Liên bang lưỡng viện hoặc Federalnoye Sobraniye
bao gồm Hội đồng Liên bang hoặc Soviet Federatsii (178 ghế, tháng 7 năm 2000),
các thành viên do các viên chức hành pháp đứng đầu bổ nhiệm vào mỗi đơn vị
trong 89 đơn vị hành chính của Liên bang - vùng, kray, nền cộng hoà, vùng và khu
vực tự trị, các thành phố Liên bang Moscoww và St. Petersburg; các thành viên
làm vịêc theo nhiệm kỳ 4 năm và Viện Duma hoặc Gosudarstvennaya Duma (450
ghế, một nửa do đảng thắng cử bầu với ít nhất 55% số phiếu ủng hộ, nửa còn lại do
các cử tri bầu ra; cỏc thành viên đựơc bầu theo hình thức bỏ phiếu công khai trực

tiếp làm việc theo nhiệm kỳ 4 năm).
Hệ thống toà án: Toà án lập hiến, toà án tối cao, toà án địa phương, thẩm phán của
tất cả các toà án đều do Toà án Liên bang bổ nhiệm trong lần tiến cử tổng thống.
2.2.1.4 Bối cảnh chung về kinh tế của Liên Bang Nga
Khái quát: Một thập kỷ sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, Nga vẫn đang nỗ lực
thiết lập nền kinh tế thị trường hiện đại và đạt mức tăng trưởng kinh tế cao. Trong
khi những đối tác ở Đông Âu đó cứ thể vượt qua suy thoái trong vòng ba đến năm
năm kể từ khi cải tổ thị trường, nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng âm trong vòng
năm năm. Cho đến năm 1997, kinh tế nước này đó phục hồi đôi chút nhưng thâm
hụt ngân sách trầm trọng và môi trường kinh doanh nghèo nàn đó khiến kinh tế
Nga một lần nữa chịu tỏc động của cuộc khủng hoảng năm 1998. Kết quả là đồng
Rúp liên tục phá giá, Chính phủ khủng hoảng, nợ và mức sống của người dân suy
sụp nghiêm trọng. Năm 1999 và 2000 kinh tế đó khởi sắc, do lợi thế cạnh tranh từ
đồng Rúp mất giá và giá dầu tăng vọt. Cùng với những nỗ lực của chính phủ trong
việc đẩy mạnh tiến trình cải tổ cơ cấu, lòng tin của doanh nghiệp và người tiêu
dùng đó tăng. Tuy nhiên, vẫn còn đó những vấn đề vướng mắc như nước Nga phụ
thuộc chủ yếu vào việc xuất khảu hàng hoá,đặc biệt là dầu lửa, khí gas, kim loại,
gỗ chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu, khiến cho nền kinh tế càng dễ chịu tác
động của thế giới. Liên Bang Nga là nước có quy mô GDP vào loại trung bình khá
của thế giới. Tuydiện tích rộng, dân số đông và là nước có nền công nghiệp hoá
trên 100 năm qua nhưng đến năm 2001 GDP của Liên Bang Nga mới chỉ đạt
309.951 tỷ USD (nhỏ hơn GDP HànQuốc: 422.167 tỷ USD). Tốc độ tăng trưởng
GDP hàng năm của Nga tuy cao hơn mức trung bình của thế giới trong 5 năm qua
nhưng chưa ổn định (năm 1998 đạt -4,9%, năm1999 đạt 5,4%, năm 2000 đạt 9,0%,
năm 2001 đạt 5%). Tuy nhiên, theo một số chuyên gia kinh tế thì tỷ lệ tăng GDP
thực tế của Nga thấp hơn mức thống kê chính thức nêu trên. Mức GDP tính theo
đầu người của Nga dựa trên sức mua hàng chỉ đạt khoảng 1.700USD/người (năm
2000).
Liên Bang Nga là nước có nền công nghiệp khá phát triển và dịch vụ chiếm tỷ
trọnglớn trong cơ cấu GDP (năm 2001 dịch vụ chiếm 55,9%, công nghiệp chiếm

37,3%, nông nghiệp chỉ chiếm 6,8%).Về đặc điểm phát triển các ngành kinh tế của
Liên Bang Nga; công nghiệp của Nga chủ yếu phát triển các ngành sau: Lĩnh vực
mạnh nhất là các ngành khai khoáng và hầm mỏ sản xuất than đá, dầu, gas, hoá
chất và kim loại; tất cả các loại máy móc từ máy cán đến máy bay tầm xa và tàu vũ
trụ; đóng tàu; các thiết bị giao thông đường bộ và đường ray;các thiết bị giao thông
liên lạc; máy móc công nghiệp, máy cày và các thiết bị xây dựng; thiết bị truyền
phát điện, cụng cụ y tế và khoa học; hàng tiêu dùng, hàng dệt may, thựcphẩm, hàng
thủ công. Tỷ lệ tăng trưởng sản xuất hàng công nghiệp năm 2000 đạt 8,8%.
Phát triển sản xuất nông sản chủ lực: nông nghiệp phát triển chậm, có quy mô
không lớn và chủ yếu là lúa mỳ, mía đường, hạt hướng dương, rau quả, thịt bò,
sữa. Ngành ngoại thương của Liên Bang Nga tuy có lịch sử lâu đời nhưng phát
triểnchưa mạnh, quy mô chưa lớn chưa tương xứng với tiềm năng.Về tình hình
kinh tế Nga 5 năm qua. Sau một thập kỷ bị suy thoái kinh tế, từ sau năm 1999, kinh
tế Nga đó phục hồi tăngtrưởng khá nhanh. Nếu như năm 1998 do khủng hoảng tài
chính tiền tệ tốc độ tăng GDPcủa Nga là -4,9% thì sau năm 1999, GDP của Nga
sau đó tăng liên tục trong suốt 5 năm qua(1999 - 2003). Tốc độ tăng trưởng GDP
của Nga đó tăng ở mức cao: 6,4%, 9%, 5%, 4,7%,và 7,3% trong các năm tương
ứng: 1999, 2000, 2001, 2002, 2003. Đầu tư phát triển của Nga cũng tăng liên tục ở
mức 11%, 11,9%, 4,9%, 3,7% và 7% trong 5 năm 1999 - 2003.
2.2.2 Các thủ tục và chấp nhận nhập khẩu chè tại thị trường LB Nga
2.2.2.1 Về quản trị nhập khẩu chè:
LB Nga áp dụng hệ thống pháp lý để quản lý nhập khẩu chè gồm:
+ Luật Liên bang (được thông qua tháng 1/1999 )
+ Luật về các biện pháp bảo vệ lợi ích của liên bang Nga trong hoạt động ngoại
thương (được Lưỡng viện thông qua 14/4/1998 ).
+ Luật về “Điều hành Nhà nước về hoạt động ngoại thương”
+ Luật Liên bang về ngân hàng và hoạt động của ngân hàng (được thông qua
năm1996 ).
+ Luật thống nhất thuế quan mới (cú hiệu lực từ 1/1/2001 )
+ Luật sửa đổi về chứng nhận sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của Nga ( cú hiệu lực

từ 31/7/1998 )
+ Luật Hải quan LB Nga
+ Luật bảo hộ quyền sở hữư trí tuệ ( có hiệu lực từ 1992 )
+ Luật thuế doanh nghiệp
Hệ thống pháp luật nêu trên của LB Nga đó tạo lập khung khổ pháp lý cho các hoạt
động giao dịch thương mại , thủ tục nhập khẩu , thanh toán , thuế và các biện pháp
phi thuế để quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hoá nói chung , mặt hàng chè nói
riêng.
Các cơ quan hành chính điều hành và quản lý nhập khẩu chè gồm : Bộ phát triển
Kinh tế và Thương mại Nga , Bộ Nông nghiệp , Tổng cục Hải quan Nga, Uỷ ban
tiêu chuẩn quốc gia Nga.
2.2.2.2 Hệ thống chấp nhận nhập khẩu :
LB Nga áp dụng hệ thống “ Giấy bảo đảm “ và “ Giấy chứng nhận tiêu chuẩn “ do
Uỷ ban tiêu chuẩn quốc gia Nga và Bộ Nông nghiệp Nga cấp để làm thủ tục thông
quan nhằm kiểm soát nhập khẩu chè vào thị trường Nga . LB Nga cũng chấp thuận
nhập khẩu chè theo khu vực gửi hàng , nhập khẩu chè qua nước thứ ba và chấp
thuận thanh toán liên quan đến các phương thức thanh toán đặc biệt như : hàng đổi
hàng , thanh toán ứng trước , thuê mua (Leasing) ,ký phiếu.
2.2.2.3 Các quy định của LB Nga về thủ tục nhập khẩu chè:
- quy định về nhãn mác bao bì : Các lô hàng chè vận chuyển tới Nga phải được ghi
nhãn mác bằng tiếng Nga, được đóng gói theo khối lượng thể tích hoặc trọnglượng
bằng bìa cát tông và hộp gỗ thưa , hoặc hàng rời chở container tuỳ theo hợp đồng
ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ( chè đóng bao trọng lượng 60
kg , chè đóng gói dưới 3 kg , chè phải đóng bằng màng mỏng trong chân không
hoặc bằng túi giấy nến với trọng lượng từ 50-250 kg)
- Bao bì bên ngoài phải có mác của người gửi hàng, mác của cảng và cần được
đánh số theo đúng phiếu đóng gói, tên hợp đồng ngoại thương cũng như phải được
ghi trên bao bì bên ngoài lô hàng.
- Bao bì sản phẩm chè (bao bì bên trong) phải có xuất xứ chè,chủng loại chè , dạng
sản phẩm chè theo hệ thống tiêu chuẩn qui định của Uỷ ban tiêu chuẩn quốc gia

Nga
- Qui định về trị giá và thanh toán: Nhà xuât khẩu chè cần ghi giá bằng đồng usd
vớI giá CIF một cảng lớn hoặc giá CIF moscow ( các cảng và hải cảng lớn của nga
có thể tham khảo trên các trang webs).Tất cả các giao dịch thương mại bằng ngoại
tệ mạnh tiến hành với các công ty hoặc tổ chức của nga phải được tiến hành qua
các ngân hàng thương mại được phép của chính phủ.
- Qui định về hoá đơn thương mại : hoá đơn thương mại phải bao gồm các nội
dung sau: 1 nước xuất xứ; 2 dạng sản phẩm đóng gói; 3 mác và số lượng bao bì; 4
trọng lượng bao bì(tịnh ,bao bì, tổng trọng lượng); 5 số lượng và mô tả hàng hoá ;
6 giá đơn vị và tổng giá trị chuyến hàng; 7 giá bán cho người mua; 8 địa diểm xuất

×