Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Báo cáo nghiệp vụ thẩm định của công ty Thẩm định giá và đầu tư tài chính bưu điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.49 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 1
61. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 18
6.1.1. Các yếu tố chính trị và pháp luật 18
6.1.2. Các yếu tố kinh tế 18
6.1.3. Các yếu tố kỹ thuật - công nghệ 18
6.1.5. Các yếu tố văn hóa xã hội 18
6.2. MÔI TRƯỜNG VI MÔ 19
6.2.1. Các yếu tố bên ngoài công ty 19
6.2.2. Các yếu tố bên trong công ty 19
Nguyễn Thị Thu Hằng - K1TC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế xã hội ngày càng phát triển, thì dịch vụ cũng đóng một vai trò
rất quan trọng trong đời sống của con người. Ngày nay hoạt động kinh doanh dịch
vụ đang phát triển rất đa dạng với đủ loại hình kinh doanh, việc phát triển nhanh
các loại hình dịch vụ đã làm cho cuộc sống của chúng ta trở lên thuận tiện và dễ
dàng hơn rất nhiều. Qua quá trình thực tập và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của
công ty Thẩm định giá và đầu tư tài chính bưu điện em nhận thấy hoạt động kinh
doanh dịch vụ thẩm định của công ty là rất cần thiết đối với nhu cầu xã hội. Bằng
những kiến thức mà em đã được học trong trường cùng với thực tế khi đi thực tập
tại công ty Thẩm định giá và đầu tư tài chính bưu điện,em xin được đi vào phân
tích các quy trình của hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định, những hiệu quả
đạt được từ hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty Thẩm định giá vầ đầu tư tài
chính bưu điện .Nội dung bài báo cáo gồm 8 phần :
Phần 1 Giới thiệu khái quát về cơ sở thực tập
Phần 2:Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Phần 3:Khái quát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
Phần 4:Quy trình cung cáp dịch vụ
Phần 5:Khảo sát phần tích các yếu tố đầu vào đầu ra của doanh nghiệp
Phần 7:Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp


Phần 8:Thu hoạch
Để hoàn thành bài báo cáo này em xin chân thành cảm ơn các anh, chị làm
việc tại Công ty Thẩm định giá và đầu tư tài chính bưu điện, đặc biệt là các anh,
chị phòng tài chính - kế toán của công ty đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em
trong quá trình thực tập và hoàn thiện bài báo cáo này. Bên cạnh đó em cũng xin
gửi lời cảm ơn tới thầy cô giáo khoa tài chính ngân hàng đã hướng dẫn em trong
thời gian làm bài báo cáo này.
Do khả năng và thời gian thực tập có hạn nên bài báo cáo này không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô để em có thể hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định.
Nguyễn Thị Thu Hằng - K1TC
1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần thẩm định giá và Đầu tư tài chính Bưu điện được thành lập
ngày 5/5/2005, tiền thân là Trung tâm dịch vụ tư vấn tài chính.
Tên công ty: Công ty CP thẩm định giá và Đầu tư tài chính Bưu điện
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Post Telecom Finance Investment and
Valuation JSC
Tên giao dịch viết tắt: PTFV
Giám đốc :Ông Đào Trọng Đức
Địa chỉ trụ sở chính: P308, Tòa nhà 142 Lê Duẩn, Q. Đống Đa – Hà Nội.
Điện thoại: 04. 35161366/ 35161986
Fax: 04. 35161365
Vốn điều lệ: 100.000.000.000 (Một trăm tỷ VNĐ. Trong đó vốn bằng
thương hiệu là 5.000.000.000 VNĐ)
• Công ty Cổ phần thẩm định giá và đầu tư tài chính bưu điện là một
trong số những doanh nghiệp thẩm định giá chuyên nghiệp tại Việt Nam, được
thành lập theo giấy chứng nhận đầu tư số 0103037365 của Sở đầu tư Hà Nội
cấp.PTFV đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn hết sức khắt khe về nhân sự, trình độ

chuyên môn và cơ sở vật chất kỹ thuật được đặt ra đối với một doanh nghiệp
thẩm định giá chuyên nghiệp
• Ngay từ khi thành lập PTFV đã nhanh chóng tham gia và hòa nhập với
cộng đồng các doanh nghiệp thẩm định giá của Việt Nam, Khu vực và Thế giới.
PTFV hiện là một thành viên tích cực của Hội thẩm định giá Việt Nam.
• Mục tiêu phấn đấu trở thành doanh nghiệp thẩm định giá chuyên nghiệp
hàng đầu của Việt Nam và từng bước hội nhập Thế giới, PTFV không ngừng nỗ
lực nâng cao đội ngũ Thẩm định viên có trình độ năng lực, kinh nghiệm, hiểu biết
sâu chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ thẩm định viên thường xuyên được huấn
luyện đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và đáp ứng
các tiêu chuẩn của Việt Nam và Quốc tế.
• Tận tụy với công việc, chăm sóc khách hàng chu đáo, có ý thức trách
nhiệm, đạo đức nghề nghiệp là những phẩm chất thường xuyên được rèn luyện và
Nguyễn Thị Thu Hằng - K1TC
2
là tiêu chuẩn bắt buộc, không thể thiếu đối với các Thẩm định viên của PTFV
Thông qua hoạt động thẩm định giá, chúng tôi tự hào đã và đang đóng góp
sức lực và trí tuệ cho sự phát triển và thành công của các đối tác. Con đường đi
tới thành công của PTFV sẽ thành công với những định hướng đúng đắn của lãnh
đạo và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm
1.2. Lĩnh vực kinh doanh
1.2.1. Kinh doanh dịch vụ
- Định giá (thẩm định giá) các tài sản, động sản, bất động sản và dự án đầu
tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Định giá giá trị tài sản vô hình, giá trị thương hiệu, lợi thế kinh doanh…
- Xác định giá trị doanh nghiệp, đánh giá uy tín doanh nghiệp.
- Bán đấu giá tài sản, hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng.
- Kinh doanh, môi giới kinh doanh tài sản (bất động sản, động sản, doanh nghiệp).
- Xuất bản các ấn phẩm liên quan đến các lĩnh vực hoạt động kinh doanh
của công ty như: kinh tế tài chính, kinh tế thị trường, giá cả…bằng tiếng Việt,

tiếng nước ngoài theo quy định của Pháp luật.
- Tổ chức điều tra, nghiên cứu, ứng dụng, hội thảo khoa học về xã hội, thị
trường giá cả, kinh tế tài chính, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về kinh tế thị
trường, định giá…
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
1.2.2. Tư vấn, đầu tư
- Tư vấn cổ phần hóa, xây dựng phương án xác định giá trị doanh nghiệp.
- Tư vấn đầu tư kinh doanh, mua, bán doanh nghiệp, tư vấn quản lý dự án
- Tư vấn đấu giá tài sản, tư vấn Marketing.
- Đầu tư bất động sản, tài chính, sản xuất kinh doanh
1.2.3. Lĩnh vực Sản xuất
Liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước tổ chức sản xuất các
sản phẩm từ vật liệu nhôm, gỗ và kính.
1.2.4. Lĩnh vực Xây lắp
Nhận thầu thi công xây lắp cho các dự án, công trình dân dụng, công cộng,
công nghiệp, hạ tầng, giao thông, thủy lợi.
Nguyễn Thị Thu Hằng - K1TC
3
PHẦN 2:CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ
CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ mấy quản lí của doanh nghiệp
Bộ máy quản lý của công ty bao gồm nhiều bộ phận, giữa các bộ phận có
quan hệ chặt chẽ với nhau, được phân thành các khâu, các cấp quản lý với những
chức năng và quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu. Bộ máy tổ chức
của công ty được thực hiện theo mô hình quản lý trực tuyến – chức năng. Sơ đồ
bộ máy quản lý của công ty PTFV được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
-`
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty PFTV
( Nguồn Phòng tổ chức – Công ty PFTV )
Nguyễn Thị Thu Hằng - K1TC

4
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
CÁC
PHÒNG BAN
BAN
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KẾ
TOÁN
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
THẨM
ĐỊNH
GIÁ
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
TÀI CHÍNH
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
PHÒNG
TỔ
CHỨC,
NHÂN SỰ
KHỐI SX
XÂY
LẮP

2.2 Chức năng của từng bộ phận
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, quyết
định các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của công ty. Đại hội
đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan thực hiện các quyết định của Đại hội đồng
cổ đông, hoạt động tuân thủ các quy định của pháp luật và điều lệ củacông ty,
đứng đầu Hội đồng quản trị là chủ tịch Hội đồng quản trị, thay mặt hội đồng quản
trị điều hành công ty là Giám đốc.
- Giám đốc công ty: là người do hội đồng quản trị bầu ra thay mặt hội đồng
quản trị đứng ra điều hành công ty. Là người đứng đầu ban giám đốc công ty, là
người điều hành toàn bộ các hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
- Phó giám đốc công ty: Điều hành các hoạt động của Công ty theo sự ủy
nhiệm, ủy quyền của chủ tịch Hội đồng quản trị và sự phân công của Tổng giám
đốc công ty phù hợp với các luật định của nhà nước.
+ Phó giám đốc tài chính: phụ trách về tài chính của công ty, chịu trách
nhiệm trước giám đốc công ty về trách nhiệm được phân công. Tổ chức hệ thống
kế toán, kiểm tra, kiểm soát bộ phận kế toán.
+ Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách về kinh doanh của công ty, chịu
trách nhiệm trước giám đốc về trách nhiệm được phân công. Lập kế hoạch kinh
doanh, khảo sát và nắm bắt thị trường tiêu thụ, lập kế hoạch quảng cáo thương,
quản lý và tổ chức thực hiện việc quảng bá thương hiệu của Công ty. Quản lý và
điều hành phòng kinh doanh và bộ phận kinh doanh của công ty.
- Phòng tổ chức, nhân sự: Nghiên cứu các đề xuất về tổ chức, theo dõi
quản lý cán bộ công nhân viên theo phân cấp công ty, thực hiện quản lý hồ sơ
nhân sự, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay
nghề, thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính
sách khác cho người lao động. Tuyển dụng đào tạo nhân viên.
- Phòng tài chính kế toán: Lập kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn
về các chỉ tiêu kế hoạch được giao, lập dự toán kinh phí hoạt động cho năm kế

Nguyễn Thị Thu Hằng - K1TC
5
hoạch, xây dựng các chỉ tiêu kinh tế, thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế, xây dựng
giá, theo dõi và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch của công ty, lập kế hoạch tài
chính hàng năm, tổng hợp báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê theo hướng dẫn
và phân cấp công ty.
- Phòng kinh doanh: Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện,
thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách, hệ thống nhà phân phối. Thực
hiện hoạt động bán hàng tới các khách hàng nhằm mang lại doanh thu cho công
ty. Phối hợp với các bộ phận liên quan như kế toán, hành chính, thẩm định, sản
xuất nhằm mang lại dịch vụ đầy đủ nhất cho khách hàng.
- Phòng thẩm định giá: phụ trách thẩm định giá, đấu giá máy móc thiết
bị, bất động sản, xác định giá trị của doanh nghiệp.
- Khối sản xuất, xây lắp: liên doanh, liên kết sản xuất các vật liệu từ
nhôm, gỗ, kính. Nhận thầu thi công các dự án, công trính thủy lợi…
Nguyễn Thị Thu Hằng - K1TC
6
PHẦN 3:KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
ĐVT: Đồng
STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
1
Doanh thu 631208631 854679254 965425723 1245136456 4126453124
2 Tổng chi phí QLKD
trong năm
542369785 787452695 759236475 897456233 3772604885
3
TSCĐ bình quân năm 87236459 90125456 96148756 148264736 169458723
4
VLĐ bình quân năm 345698742 369782146 40016782 332322244 596776926

5
Lợi nhuận trước thuế 48467258 55746149 59786145 69047621 85765006
6
Lợi nhuận sau thuế 36350443 41809621 44839609 51785716 64323755
7 Số lao động bình
quân
25 30 33 33 35
Từ các chỉ tiêu trên có thể thấy rằng dựa trên sự lãnh đạo sáng suốt của ban
giám đốc công ty và sự làm việc tận tình của các nhân viên trong công ty cùng
với chủ trương phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định của
công ty đã đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Nguyễn Thị Thu Hằng - K1TC
7
PHẦN 4: QUY TRÌNH DỊCH VỤ
4.1 Sơ đồ quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ
Nguyễn Thị Thu Hằng - K1TC
Hoàn thiện tài liệu kĩ thuật,tài liệu
pháp lý của tài sản thẩm định giá
Xác định cơ sở giá trị,lựa chọn
phương pháp thẩm định
Khảo sát nghiên cứu thị trường thu
thập thông tin
8
Tư vấn giới thiệu về các dịch vụ
thẩm định giá
Lập kế hoạch chi tiết thẩm định
giá
Kí hợp đồng thẩm định
Tiếp nhận hồ sơ phân tích thông
tin,lập kế hoạch sơ bộ về thơi

gian,chi phí
Nghiệp vụ thanh lý hợp đồng
Phát hành chứng thư thẩm
định
Thực hiện nghiệp vụ thẩm
định
So sánh cơ sở dữ liệu nội,láy ý
kiến chuyên gia
Tính toán kết quả thẩm định
Lập báo cáo thẩm định
Hoàn thiện hồ sơ thẩm định
4.2. Quy trình thực hiện chi tiết.
4.2.1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và loại hình giá
trị làm cơ sở thẩm định giá.
_. Các đặc điểm cơ bản về pháp lý, về kinh tế kỹ thuật của tài sản cần thẩm
định giá.
Mục đích thẩm định giá: Thẩm định viên phải xác định và nhận thức mục
đích thẩm định giá của khách hàng. Mục đích thẩm định giá phải được nêu rõ
trong báo cáo thẩm định giá.
_ Xác định khách hàng, yêu cầu của khách hàng; những người sử dụng kết
quả thẩm định giá.
_. Những điều kiện ràng buộc trong xác định đối tượng thẩm định giá:
_ Thẩm định viên phải đưa ra những giả thiết và những điều kiện bị hạn chế
đối với: những yêu cầu và mục đích thẩm định giá của khách hàng; những yếu tố
ràng buộc ảnh hưởng đến giá trị tài sản; những giới hạn về: tính pháp lý, công
dụng của tài sản, nguồn dữ liệu, sử dụng kết quả; quyền và nghĩa vụ của thẩm
định viên theo hợp đồng thẩm định giá.
_ Việc đưa ra những điều kiện hạn chế và ràng buộc của thẩm định viên phải
dựa trên cơ sở:
- Có sự xác nhận bằng văn bản của khách hàng và trên cơ sở nhận thức rõ

ràng những điều kiện đó sẽ tác động đến bên thứ ba thông qua kết quả thẩm định
giá.
- Phù hợp với quy định của luật pháp và các quy định hiện hành khác có liên
quan.
- Trong quá trình thẩm định giá, nếu thẩm định viên thấy những điều kiện hạn
chế và ràng buộc đưa ra là không chặt chẽ hoặc thiếu cơ sở thì phải xem xét lại và
thông báo ngay cho giám đốc doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và cho khách hàng.
_Xác định thời điểm thẩm định giá.
Việc xác định đặc điểm, bản chất (tự nhiên, pháp lý) của tài sản cần thẩm
định giá phải được thực hiện ngay sau khi ký hợp đồng thẩm định giá và ý kiến
Nguyễn Thị Thu Hằng - K1TC
9
đánh giá về giá trị của tài sản được đưa ra trong phạm vi thời gian cho phép của
hợp đồng.
_. Xác định nguồn dữ liệu cần thiết cho thẩm định giá.
_. Xác định cơ sở giá trị của tài sản.
Trên cơ sở xác định khái quát về đặc điểm, loại hình tài sản cần thẩm định
giá, thẩm định viên cần xác định rõ loại hình giá trị làm cơ sở cho việc thẩm định
giá: giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường.
- Giá trị thị trường: được xác định tuân theo những quy định tại tiêu chuẩn
thẩm định giá số 01 (TĐGVN 01).
- Giá trị phi thị trường: được xác định tuân theo những quy định tại tiêu
chuẩn thẩm định giá số 02 (TĐGVN 02).
Việc xác định giá trị làm cơ sở cho thẩm định giá phải phù hợp với những
quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành.
4.2.2. Lập kế hoạch thẩm định giá.
_ Việc lập kế hoạch một cuộc thẩm định giá nhằm xác định rõ những bước
công việc phải làm và thời gian thực hiện từng bước công việc cũng như toàn bộ
thời gian cho cuộc thẩm định giá.

_ Nội dung kế hoạch phải thể hiện những công việc cơ bản sau:
- Xác định các yếu tố cung-cầu thích hợp với chức năng, các đặc tính và các
quyền gắn liền với tài sản được mua/bán và đặc điểm thị trường.
- Xác định các tài liệu cần thu thập về thị trường, về tài sản, tài liệu so sánh.
- Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin
cậy và phải được kiểm chứng.
- Xây dựng tiến độ nghiên cứu, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ
liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện.
- Lập đề cương báo cáo kết quả thẩm định giá.
4.2.3. Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin.
_. Khảo sát hiện trường
Thẩm định viên phải trực tiếp khảo sát hiện trường:
Nguyễn Thị Thu Hằng - K1TC
10
- Đối với máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ: Thẩm định viên phải
khảo sát và thu thập số liệu về tính năng kỹ thuật (công suất, năng suất, công
dụng) vị trí, đặc điểm, quy mô, kích thước, độ mới, cũ của tài sản cần thẩm định
giá và các tài sản so sánh.
- Đối với bất động sản, thẩm định viên phải khảo sát và thu thập số liệu về:
+ Vị trí thực tế của bất động sản so sánh với vị trí trên bản đồ địa chính, các
mô tả pháp lý liên quan đến bất động sản.
+ Chi tiết bên ngoài và bên trong bất động sản, bao gồm: diện tích đất và
công trình kiến trúc; khung cảnh xung quanh, cơ sở hạ tầng (cấp và thoát nước,
viễn thông, điện, đường), loại kiến trúc, mục đích sử dụng hiện tại, tuổi đời, tình
trạng duy tu, sửa chữa…
+ Đối với công trình xây dựng dở dang, thẩm định viên phải kết hợp giữa
khảo sát thực địa với báo cáo của chủ đầu tư, nhà thầu đang xây dựng công trình.
- Trong quá trình khảo sát, để có đầy đủ chứng cứ cho việc thẩm định giá,
thẩm định viên cần chụp ảnh tài sản theo các dạng (tòan cảnh, chi tiết), các hướng
khác nhau.

_ Thu thập thông tin.
Bên cạnh thông tin, số liệu thu thập từ khảo sát hiện trường, thẩm định viên
phải thu thập các thông tin sau:
- Các thông tin liên quan đến chi phí, giá bán, lãi suất, thu nhập của tài sản so sánh.
- Các thông tin về yếu tố cung - cầu, lực lượng tham gia thị trường, động
thái người mua - người bán tiềm năng.
- Các thông tin về tính pháp lý của tài sản.
- Với bất động sản cần thu thập thêm các thông tin:
+ Các số liệu về kinh tế xã hội, môi trường, những yếu tố tác động đến giá
trị, những đặc trưng của thị trường tài sản để nhận biết sự khác nhau giữa khu vực
tài sản thẩm định giá toạ lạc và khu vực lân cận.
+ Các thông tin về những yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến mục
đích sử dụng của tài sản (địa chất, bản đồ địa chính, quy hoạch, biên giới hành
chính, cơ sở hạ tầng…).
Nguyễn Thị Thu Hằng - K1TC
11
- Để thực hiện thẩm định giá, thẩm định viên phải dựa trên những thông tin
thu thập từ các nguồn: khảo sát thực địa; những giao dịch mua bán tài sản (giá
chào, giá trả, giá thực mua bán, điều kiện mua bán, khối lượng giao dịch…) thông
qua phỏng vấn các công ty kinh doanh tài sản, công ty xây dựng, nhà thầu, ngân
hàng hoặc các tổ chức tín dụng; thông tin trên báo chí (báo viết, nói, hình) của địa
phương, trung ương và của các cơ quan quản lý nhà nước về thị trường tài sản; thông
tin trên các văn bản thể hiện tính pháp lý về quyền năng của chủ tài sản, về các đặc
tính kinh tế, kỹ thuật của tài sản, về quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của vùng có
liên quan đến tài sản. Thẩm định viên phải nêu rõ nguồn thông tin trong báo cáo
thẩm định giá và phải được kiểm chứng để bảo đảm độ chính xác của thông tin.
4.2.4. Phân tích thông tin.
Là quá trình đánh giá tác động của các yếu tố đến mức giá của tài sản cần
thẩm định.
_ Phân tích những thông tin từ khảo sát hiện trường tài sản.

_ Phân tích những đặc trưng của thị trường tài sản cần thẩm định giá.
+. Bản chất và hành vi ứng xử của những người tham gia thị trường.
Đối với tài sản thương mại hoặc công nghiệp, bao gồm: đặc điểm của mỗi
lĩnh vực (thương mại hoặc công nghiệp) hình thành nên những nhóm cung và cầu
về tài sản, hình thức sở hữu của pháp nhân tham gia thị trường (công ty tư nhân
hay sở hữu nhà nước, liên doanh…); mức độ mở rộng thị trường tài sản loại này
với những người mua tiềm năng.
Đối với tài sản là nhà cửa dân cư, bao gồm: tuổi tác, cơ cấu gia đình, mức
độ thu nhập của nhóm cung và nhóm cầu, mức độ mở rộng thị trường tài sản loại
này với những người mua tiềm năng.
+. Xu hướng cung cầu trên thị trường tài sản.
Những xu hướng tăng giảm về nguồn cung, tăng giảm về nhu cầu của
những tài sản tương tự hiện có trên thị trường.
Ảnh hưởng của xu hướng trên đến giá trị tài sản đang thẩm định giá.
_. Phân tích về khách hàng:
Đặc điểm của những khách hàng tiềm năng.
Nguyễn Thị Thu Hằng - K1TC
12
Sở thích của khách hàng về vị trí, quy mô, chức năng và môi trường xung
quanh tài sản.
Nhu cầu, sức mua về tài sản.
_. Phân tích về việc sử dụng tốt nhất và tối ưu tài sản.
- Thẩm định viên cần xem xét khả năng sử dụng tốt nhất một tài sản trong
bối cảnh tự nhiên, hoàn cảnh pháp luật và tài chính cho phép và mang lại giá trị
cao nhất cho tài sản.
- Thẩm định viên cần đánh giá cụ thể việc sử dụng tài sản trên các khía
cạnh:
+ Sự hợp lý, tính khả thi trong sử dụng tài sản, xem xét đến mối tương quan
giữa việc sử dụng hiện tại và sử dụng trong tương lai.
+ + Sự thích hợp về mặt vật chất, kỹ thuật đối với việc sử dụng tài sản: xác

định và mô tả đặc điểm kinh tế kỹ thuật, tính hữu dụng của tài sản.
+ Sự hợp pháp của tài sản trong việc sử dụng, những hạn chế riêng theo hợp
đồng, theo quy định của pháp luật.
+ Tính khả thi về mặt tài chính: phân tích việc sử dụng tiềm năng của tài sản
trong việc tạo ra thu nhập, xem xét tới các yếu tố giá trị thị trường, mục đích sử
dụng trong tương lai, chi phí phá bỏ và giá trị còn lại của tài sản, lãi suất, rủi ro,
giá trị vốn hoá của tài sản.
+ Hiệu quả tối đa trong sử dụng tài sản: xem xét đến năng suất tối đa, chi
phí bảo dưỡng, các chi phí phát sinh cho phép tài sản được sử dụng đến mức cao
nhất và tốt nhất.
4.2.5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
- Thẩm định viên phải nêu rõ các phương pháp được áp dụng để xác định
mức giá trị của tài sản cần thẩm định giá.
- Phương pháp thẩm định giá quy định tại tiêu chuẩn số 07 (TĐGVN 07)
“Các phương pháp thẩm định giá.”
- Thẩm định viên cần phân tích rõ mức độ phù hợp của 01 hoặc nhiều
phương pháp trong thẩm định giá được sử dụng với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của
tài sản và với mục đích thẩm định giá.
Nguyễn Thị Thu Hằng - K1TC
13
- Thẩm định viên cần nêu rõ trong báo cáo thẩm định phương pháp thẩm
định giá nào được sử dụng làm căn cứ chủ yếu, phương pháp thẩm định giá nào
được sử dụng để kiểm tra chéo, từ đó đi đến kết luận cuối cùng về giá trị thẩm
định.
4.2.6. Lập báo cáo và chứng thư thẩm định giá.
Nội dung báo cáo, chứng thư thẩm định giá thực hiện theo quy định tại tiêu
chuẩn số 04 (TĐGVN 04) về “Báo cáo kết quả, hồ sơ, chứng thư thẩm định giá.”
4.3 đặc điểm quy trình cung cấp
_Đối tượng của dịch vụ thẩm định giá động sản là các tài sản như máy,
thiết bị được đầu tư mua sắm, nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước… Với sự phát

triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, máy thiết bị cũng thay đổi nhanh chóng
về kiểu mẫu, hình dáng, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất liệu, chức năng , được sản xuất
từ nhiều hãng, nhiều nước khác nhau nên mức giá hình thành cũng khác nhau.
Điều đó dẫn đến nhu cầu thẩm định giá không chỉ nhiều về số lượng, mà còn rất
đa dạng, đòi hỏi các Thẩm định viên về máy, thiết bị của PTFV không chỉ có kiến
thức, kinh nghiệm, có trình độ hiểu biết về máy, thiết bị mà còn phải không
ngừng học hỏi trau dồi kiến thức để bắt kịp với trình độ phát triển của khoa học
kỹ thuật tiên tiến. Với sự cố gắng không ngừng, hầu hết các kết quả thẩm định giá
đã được khách hàng tin tưởng và chấp nhận.
_Dịch vụ thẩm định giá Bất động sản là một trong những hoạt động chính
của PTFV, chiếm trên 60% tổng giá trị thẩm định hàng năm.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mục đích thẩm định giá bất động sản
do PTFV thực hiện ngày càng đa dạng:
- Thẩm định giá bất động sản phục vụ mục đích đàm phán chuyển nhượng;
- Phục vụ mục đích thế chấp vay vốn và giải chấp;
- Phục vụ mục đích góp vốn liên doanh;
- Phục vụ mục đích tư pháp;
- Phục vụ mục đích xác định giá trị tài sản để chuyển đổi từ công ty TNHH
sang Công ty Cổ phần;
- Phục vụ mục đích Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
Nguyễn Thị Thu Hằng - K1TC
14
- Phục vụ mục đích quản lý nhà nước của các địa phương (giao đất, cho thuê
đất, đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ di dời…);
- Phục vụ mục đích chứng minh năng lực tài chính của tổ chức và cá nhân;
- Các mục đích khác.
Hiện nay, theo xu hướng quốc tế, các giao dịch bất động sản đều được một
tổ chức tư vấn độc lập tư vấn thẩm định giá để đảm bảo tính khách quan, minh
bạch trong quá trình giao dịch tài sản.
Các thẩm định viên cần có trình độ cao, năng động, sáng tạo, có tinh thần

trách nhiệm ., am hiểu về thị trường bất động sản, có khả năng phân tích, đánh giá
các động thái của thị trường. Cùng với các chuyên gia về đầu tư xây dựng, PTFV
có thể đưa ra một báo cáo tổng thể không những chỉ về giá trị tài sản thẩm định
giá, mà cả tình hình bất động sản toàn khu vực nói chung tại các thời kỳ trước,
trong và sau thời điểm thẩm định giá, cũng như dự báo xu hướng biến động của
tài sản thẩm định giá trong tương lai.
Nguyễn Thị Thu Hằng - K1TC
15
PHẦN5: KHẢO SÁT PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU RA ĐẦU
VÀO CỦA DOANH NGHIỆP
5.1 Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào
_yếu tố đối tượng lao động:để có được báo cáo thẩm định với chất lượng tôt
nhất bên cạnh việc các thẩm định viên có chuyên môn cao còn đòi hỏi phải có các
trang thiết bị trợ giúp như máy tính ,máy ảnh,máy đo,la bàn….Sự hỗ trợ của các
thiết bị giúp một phần không nhỏ giúpquy trình thẩm đinh được chính xác
_ yếu tố lao động
Bảng 3 : Tình hình về lao động của công ty PTFV
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011
Số
Lượng
Tỷ
Lệ
(%)
Số
Lượng
Tỷ Lệ
(%)
Số
Lượng

Tỷ Lệ
(%)
Số
Lượng
Tỷ
Lệ
(%)
Tổng số lao
động
30 100 33 100 33 100 35 100
Số LĐ có trình
độ ĐH, CĐ
25 83.3 28 85 30 90 33 94
Số LĐ có trình
độ trung cấp
5 16.7 5 15 3 10 2 6
(Nguồn từ phòng tài chính - kế toán)
Công ty PTFV đặc biệt chú trọng tới nhân tố con người, đặt Người lao động
vào vị trí trung tâm trong quá trình phát triển, xây dựng đơn vị. Công ty quan tâm
đến đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện làm việc, tạo môi trường tốt nhất để
NLĐ yên tâm, gắn bó, làm việc lâu dài tại Công ty; tạo điều kiện để NLĐ phát
huy sáng tạo, tạo ra các giá trị mới vì sự phát triển bền vững của Công ty và vì lợi
ích của mỗi NLĐ. Công ty thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ đối với NLĐ
theo đúng các qui định của Pháp luật.
Mục tiêu tuyển dụng của Công ty là thu hút người lao động có năng lực vào
làm việc cho Công ty, đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nguyễn Thị Thu Hằng - K1TC
16
Tuỳ theo từng vị trí cụ thể mà Công ty đề ra những tiêu chí băt buộc riêng, song
tất cả các chức danh đều phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: có trình dộ chuyên

môn cơ bản, có ý thức phát triển nghề nghiệp và có tính kỷ luật cao.
Công ty có chính sách lương, thưởng đặc biệt đối với các nhân viên giỏi và
nhiều kinh nghiệm tong các lĩnh vực liên quan, một mặt
_Yếu tố vốn:Đối với lĩnh vực kinh doanh thẩm định giá thì nhu cầu về vốn
là không lớn.Phần lớn vốn tập trung vào tài sản cố định do đó hàng năm số khấu
hao tài sản cố định thường rất lớn.Vốn lưu động chỉ chiếm một phần nhỏ trong
tổng nguồn vốn thường tập trug ở tiền và các tài sản đàu tư tài chính ngắn
hạn.Việc quản lý và sử dụng tài săn cố định một cách hợp lý sẽ giúp công ty quản
lý tốt nguồn vốn của mình.
5.2 Khảo sát và phân tích yếu tố đầu ra
Đối với một ngành đầy tiềm năng như ngành thẩm định thì môi trường cạnh
tranh là không hoàn hảo.Là một ngành đầy năng động nên khách hàng của công
ty không bị giới hạn bởi chất lượng hay khu vực.dưới đây là tình hình doanh thu
theo loại hình thực hienj doanh thu của công ty:
ĐVT: Đồng
2009 2010 2011
Doanht hu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
965425723 1245136456 4821645231
Doanh thu hoạt độngt ài chính 453278 686141 2446887
Nguyễn Thị Thu Hằng - K1TC
17
PHẦN 6 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
61. Các yếu tố môi trường vĩ mô
6.1.1. Các yếu tố chính trị và pháp luật
Ngoài các yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng chung đến hoạt dộng
kinh doanh của tất cả các công ty như đình công, biểu tình, chiến tranh, hệ thống
văn bản Luật quy định về việc kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập,
các văn bản Luật quy định về tiền công, tiền lương của công nhân viên, nghĩa vụ
đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho nhân viên của công ty…. Thì công ty

PTFV còn bị ảnh hưởng bởi một số văn bản pháp luật khác quy định riêng về hoạt
động kinh doanh dịch vụ thẩm định như văn bản Luật quy định về điều kiện tham
gia hoạt động thẩm định. Yếu tố chính trị và pháp luậtluôn tác động một cách
tổng quát đến hoạt động kinh doanh của công ty. Nó còn là định hướng cho công
ty thực hiện và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình.
6.1.2. Các yếu tố kinh tế
Tình hình khủng hoảng kinh tế năm 2007 – 2008 đã ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả hoạt động của công ty, nhu cầu về dịch vụ thẩm định giảm, chi phí kinh
doanh tăng, công ty bắt buộc phải có những phản ứng nhanh chóng trước các biến
đổi của tình hình kinh tế.
6.1.3. Các yếu tố kỹ thuật - công nghệ
Hiện nay các yếu tố thuộc về kỹ thuật – công nghệ đang dần phát huy những
tác dụng của mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty. Công
ty PTFV với các trang thiết bị hiện đại, được sản xuất từ những năm 2000 trở lại
đây, hệ thống máy móc và hệ thống điều khiển ổn định giúp cho quá trình thẩm
định thuận tiện hơn. Việc máy móc chạy tốt, ít hư hỏng làm cho chi phí sửa chữa
giảm làm tăng hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận cho công ty.
6.1.5. Các yếu tố văn hóa xã hội
Các yếu tố về văn hóa xã hội như tính cách của con người tại mỗi vùng
miền, cách sống, tín ngưỡng, phong tục, nề nếp, thói quen làm việc, đặc điểm văn
hóa công sở cũng ảnh hưởng tới cách thức làm việc, chúng ta cần phải tôn trọng,
lưu ý những đặc điểm này để quản lý công việc tốt hơn.
Nguyễn Thị Thu Hằng - K1TC
18
6.2. Môi trường vi mô
6.2.1. Các yếu tố bên ngoài công ty
•Nhu cầu của thị trường đối với dịch vụ của công ty
Nhu cầu của thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của
công ty PTFV. Nó có ảnh hưởng tới sản lượng kinh doanh, chiến lược phát triển
của công ty. Mọi hoạt động kinh doanh của công ty đều bắt đầu từ nhu cầu của thị

trường. Viec Việt Nam gia nhập WTO,hòa nhập với nên kinh tế thế giới khiến
nhu cầu thẩm định tài sản ngày càng nhiều,tạo cơ hội cho công ty.
 Đối thủ cạnh tranh của công ty
Là các công ty khác cùng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thẩm
định với công ty PTFV.Hiện nay có khá nhieu công ty kinh doanh trong linh
vuwcjt hẩm định như công ty thẩm định giá Đông Nam,VFS,VVFC…đây là
thách thức to lơn với công ty. Yêu cầu công ty phải có các chiến lược kinh doanh
phù hợp nhằm thu hút khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty.
6.2.2. Các yếu tố bên trong công ty
•Trình độ quản lý của công ty
Trình độ quản lý của công ty phản ánh tầm nhìn bao quát, chiến lược của
công ty. Đối với công tyPTFV, đội ngũ nhân viên quản lý đều có trình độ đại học
trở lên hoặc đã có kinh nghiệm lâu năm trong ngành kinh doanh dịch vụ thẩm
định. Đây chính là những thuận lợi trong công tác quản lý, điều hành công việc
của công ty.
•Tình hình huy động nguồn lực tài chính của công ty
Nguồn lực tài chính của công ty PTFV chủ yếu là các nguồn vốn tự có, do
các thành viên sáng lập góp vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Điều này luôn
đảm bảo cho nhu cầu về tài chính của công ty sẽ được giải quyết nhanh.
Nguồn nhân lực của công ty
Đây chính là cái đầu tàu sẽ điều khiển các khoang tàu di chuyển trong suốt
cuộc hành trình. Nếu nguồn nhân lực mà không đáp ứng được các yêu cầu của
công việc sẽ làm gián đoạn quá trình kinh doanh dịch vụ của công ty.
Nguyễn Thị Thu Hằng - K1TC
19
•Thị phần hiện tại của công ty
Việc công ty chiếm lĩnh một thị phần lớn sẽ tạo ra nhiều thuận lợi trong hoạt
động kinh doanh. Thị phần hiện tại của công ty PTFV còn rất khiêm tốn, nhưng
công ty đang có những chiến lược phát triển và phục vụ khách hàng tương đối tốt,

công ty luôn được sự tin tưởng cao của khách hàng. Nếu duy trì được những
thành công như hiện tại thì công ty sẽ có khả năng phát triển cao hơn và sẽ chiếm
được thị phần lớn hơn trong tương lai.
Nguyễn Thị Thu Hằng - K1TC
20
PHẦN 7 THU HOẠCH QUA QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Hoạt động kinh doanh dịch vụ có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển
của một nền kinh tế nói chung cũng như của các doanh nghiệp tham gia vào thị trường
kinh doanh nói riêng. Đối với các công ty kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thì những
khoản chi phí phải bỏ ra cho hoạt động kinh doanh là rất thấp và lợi nhuận thu được thì
rất cao. Chính bởi những yếu tố đó mà hiện nay tại Việt Nam hoạt động kinh doanh
dịch vụ đang diễn ra khá sôi nổi tại tất cả các ngành, các lĩnh vực, tạo lên một cuộc
cạnh tranh rất căng thẳng giữa các công ty với nhau.
Công ty PTFV là một công ty mới được thành lập năm 2005, hoạt động kinh
doanh của công ty còn ở một quy mô rất nhỏ. Nhưng không vì thế mà khả năng
cạnh tranh của công ty là yếu kém. Thực tế cho thấy kể từ khi thành lập cho tới
nay hoạt động kinh doanh của công ty luôn phát triển và phát triển rất mạnh trong
những năm gần đây. Qua đó cho thấy khả năng lãnh đạo tài tình của bộ máy lãnh
đạo công ty. Từ việc ban đầu chỉ nhận thẩm định những mảnh đất giờ công ty đã
phát triển hoạt động của mình sang cả lĩnh vực xấy lắp và tư vấn.Diều này chứng
tỏ công ty đang có sự phát triển và vươn lên không ngừng.
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu về công ty PTFV em nhận thấy hoạt động
kinh doanh dịch vụ của công ty đã và đang đáp ứng được những yêu cầu và đòi
hỏi của thị trường hiện nay. Những biện pháp mà công ty đưa ra nhằm nâng cao
hiệu quả của hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình đã thu lại những kết quả tích
cực. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế như việc quản lý thông tin
và dịch vụ khách hàng chưa thực sự tốt.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn toàn thể các anh, chị làm việc tại
công ty PTFV trong thời gian vừa qua đã giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình giúp
em có thể hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định của công ty để

em có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Bên cạnh đó em
cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy cô khoa tài chính ngân hàng đã
hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm bài báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Thu Hằng - K1TC
21

×