Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Kế hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh nghệ an năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.04 KB, 41 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế quốc dân, nông nghiệp là một trong những ngành có
vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là điểm khởi đầu, là nền tảng cho quá trình
phát triển kinh tế. Đồng thời nông nghiệp là ngành có liên quan trực tiếp đến
việc làm, thu nhập và đời sống của đại đa số dân cư nước ta Xã hội ngày
càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao thì đòi hỏi về
nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng đa dạng phong phú cả về lượng và
chất cũng như về chủng loại (do sự gia tăng dân số, do sự tăng lên của nhu
cầu bản thân từng con người). Do vậy, chỉ có một nền nông nghiệp phát triển
cao mới có hy vọng đáp ứng được. Ngoài ra nạn đói, nạn ô nhiễm môi trường
sinh thái đang là những vấn đề liên quan trực tiếp đến nông nghiệp nông
thôn và trên thực tế cũng chứng minh rằng, nước nào có nền nông nghiệp
phát triển bền vững chắc đều là nước có nền kinh tế phát triển ổn định. Sự
phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn cho công
nghiệp và các ngành kinh tế khác. Nông nghiệp nông thôn không chỉ là nơi
cung cấp lao động, nguyên liệu và dược liệu cho công nghiệp mà còn là nơi
tiêu thụ lớn các sản phẩm của công nghiệp. Chính vì thế, phát triển kinh tế
nông nghiệp là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia. Nó càng quan trọng khi nước ta có hơn 80% dân số sống trong
khu vực nông thôn và chủ yếu sinh sống bằng nghề nông.
Nghệ An là một tỉnh có nền sản xuất nông nghiệp lớn trong nền kinh tế
của tỉnh nói riêng và của quốc gia nói chung.Trong thời gian qua sản xuất
nông nghiệp của tỉnh đã đạt được những thành tích đáng khích lệ.Tuy nhiên
vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.Để tìm hiểu sâu hơn về nông nghiệp
tỉnh Nghệ An,cũng như đề ra định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh
trong năm tới(2012),em đã tìm hiểu và đưa ra bản “KẾ HOẠCH PHÁT
1
TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH NGHỆ AN NĂM 2013”.Nội dung
bản kế hoạch gồm 3 phần:
I.Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An


II.Xác định mục tiêu,chỉ tiêu,các chỉ số theo dõi đánh giá thực hiện kế
hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2013;
III.Các giải pháp thực hiện.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo trong khoa Kế hoạch và phát
triển,đặc biệt cô PGS. TS Phan Thị Nhiệm, cô đã nhiệt tình giảng dạy và
hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Do thời gian có hạn bản kế hoạch của em khó tránh khỏi thiếu sót,em
xin cảm ơn mọi ý kiến đóng góp để hoàn thiện bản kế hoạch này.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
I. PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN:
1. Tiềm năng phát triển nông nghiệp Nghệ An:
1.1. Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý: Tỉnh Nghệ An thuộc bắc trung bộ nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, toạ độ địa lý từ 18º33'10" đến 19º24'43" vĩ độ Bắc và từ
103º52'53" đến 105º45'50" kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía
Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp nước bạn Lào, phía Đông giáp với biển
Đông.
Diện tích tự nhiên 16.487,4 km2 (số liệu thống kê năm 2003).
Dân số năm 2005 là 3.042 nghìn người, mật độ trung bình 185 người/km2.
Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ Mú, Sán Dìu, Thái, H'Mông, Ơ Đu
Đơn vị hành chính: Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố loại 2, 1 thị xã và 17 huyện:
Thành phố Vinh; Thị xã Cửa Lò; 10 huyện miền núi: Thanh Chương, Kỳ Sơn,
Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ
Hợp, Nghĩa Đàn; 7 huyện đồng bằng: Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên,
Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành
Địa hình: Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng,
phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ
Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở

huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu,
Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh
Thanh huyện Quỳnh Lưu). Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn
tỉnh.
Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực
tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa
Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ trung
3
bình 24,2 0C. Tổng lượng mưa trong năm là 1.610,9 mm. Độ ẩm trung bình
hàng năm 84%. Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.460 giờ.
Thủy văn: Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung
bình là 0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện
Mường Pẹc tỉnh Xieng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km (riêng trên đất
Nghệ An có chiều dài là 361 km), diện tích lưu vực 27.200 km2 (riêng ở Nghệ
An là 17.730 km2). Tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109 m3
1.2. Tài nguyên thiên nhiên:
Nghệ An có nguồn khoáng sản được đánh giá là đa dạng. Tuy nhiên hầu hết
chưa được đánh giá đầy đủ và không có khả năng khai thác công nghiệp,
ngoại trừ một số như đá vôi, đá ốp lát, đá bazan, sắt, thiếc, than đá, than bùn
• Đá vôi có trữ lượng lớn tập trung ở huyện Quỳnh Lưu, Anh Sơn, Con
Cuông. Riêng khu vực Hoàng Mai có trữ lượng 350 triệu m³. Các vật
liệu phụ gia khác cho sản xuất xi măng có trữ lượng lớn như sét xi
măng ở Nghệ An có tới 40 triệu m³, phân bố nhiều nhất ở Quỳnh Thiện,
Quỳnh Lưu, Anh Sơn, Đô Lương. Đá bazan hàng trăm triệu tấn (trữ
lượng dự báo toàn vùng 260 triệu m³). Ngoài ra còn có nhiều mỏ ở các
vùng Đô Lương, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp.
• Đá xây dựng có trữ lượng rất lớn. Đá có giá trị kinh tế cao là đá magma
và gốc cácbonat phân bố nhiều ở vùng Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Con
Cuông, Hưng Nguyên.
• Thiếc được đánh giá là lớn nhất Việt Nam, vùng thiếc sa khoáng có trữ

lượng 42.000 tấn (chiếm 30% trữ lượng thiếc cả nước) đang được khai
thác ở quy mô công nghiệp, khá tập trung ở vùng Quỳ Hợp và Quế
Phong.
• Sét gạch ngói phân bố rộng ở vùng đồng bằng và trung du, là nguyên
liệu lớn cho phát triển vật liệu xây dựng. Sét xi măng theo khảo sát ban
4
đầu, để phục vụ cho nhà máy xi măng thì trữ lượng hiện tại đã có trên
40 triệu m³, phân bố ở Quỳnh Lưu và Đô Lương.
• Mangan được phát hiện ở Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Kẻ Li
(Quỳ Châu). Trữ lượng đáng kể là mỏ Yên Cứ (Hưng Nguyên) 1,4 triệu
tấn, mỏ Hoa Sen (Nam Đàn) có trữ lượng 111.000 tấn, mỏ Nam Lộc có
trữ lượng 665.000 tấn, mỏ Khe Su có trữ lượng 501.000 tấn.
• Bô xít có tổng trữ lượng khoảng 3 triệu tấn. Bô xít có ở Sơn Thành
(Yên Thành), Diễn Lâm (Diễn Châu), Nghĩa Lâm (Nghĩa Đàn), trong
đó mỏ Sơn Thành có trữ lượng lớn nhất 257.000 tấn.
• Phốtphorít toàn tỉnh có trữ lượng dự báo khoảng 130.000 tấn, nhưng
phân tán ở các huyện ở Thanh Chương, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Đô
Lương, Anh Sơn và Con Cuông.
• Vàng trữ lượng được đánh giá khoảng 20 tấn, chủ yếu là vàng sa
khoáng ở dọc sông Cả, sông Hiếu. Mỏ vàng gốc Tà Sỏi với trữ lượng
dự báo 8 tấn.
• Đá quý tập trung ở Quỳ Hợp, Quỳ Châu chủ yếu là rubi. Đây là nguồn
lợi lớn cho phát triển công nghiệp khai thác và chế tác đá quý, tuy nhiên
cho đến nay việc thăm dò-khảo sát chưa được đánh giá đúng mức.
• Than đá: tập trung ở Khe Bố (Tương Dương), Đồn Phục (Con Cuông).
• Than bùn: Tập trung ở Tân Kỳ, Nghĩa Đàn
1.2. Tiềm năng phát triển Nông nghiệp:
a. Đất đai:
Đất đai Nghệ An được hình thành về cơ bản là do sự bồi đắp phù sa của
hệ thống sông Lam và nhiều nhánh sông nhỏ khác.

Sự bồi tụ được tiến hành từ từ trong thời gian dài, tạo ra một châu thổ
khá bằng phẳng, độ cao trên dưới 2m so với mực nước biển. Đất là tổng hợp
các yếu tố tự nhiên: Địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, các loài sinh vật
5
(thực vật) và có sự tác động tích cực của con người. Đất Nghệ An được thành
tạo từ các trầm tích phù sa cổ, phù sa mới và xác các loài thực vật trôi dạt từ
thượng nguồn về, cây cối mọc lên hình thành sự trao đổi chất hai chiều giữa
cây và đất. Đất cung cấp cho cây nguồn dinh dưỡng khoáng, cây sau một thời
gian sinh trưởng, chu kỳ sống thì trả lại cho đất xác của chúng, làm cho đất
ngày càng màu mỡ.
Khí hậu nhiệt đới ẩm, làm cho quá trình phong hóa trong lưu vực diễn
ra mạnh. Mưa tập trung theo mùa mang theo khối lượng phù sa lớn từ thượng
nguồn về bồi tụ cho đồng bằng Nghệ An. Sự nóng, ẩm, mưa nhiều, mực nước
ngầm cao làm cho quá trình phân hủy chất hữu cơ mạnh, tạo thêm độ phì cho
đất.
Bàn tay và sức lao động sáng tạo của con người đã cải tạo đất bằng
nhiều biện pháp khác nhau: (Thủy lợi, chọn đối tượng trồng trọt phù hợp với
từng loại đất) thâm canh làm cho tính chất hóa lý của đất được cải thiện, dẫn
đến mùa màng bội thu.
Trong qua trình bồi tụ, tuy nói là địa hình Nghệ An khá bằng phẳng,
song thực vật phù sa bồi tụ tạo nên địa hình chỗ cao, chỗ thấp khác nhau, sự
chênh lệch độ cao của các vùng không lớn. Các vùng có độ cao từ 0,3m hoặc
thấp hơn đã hình thành các vùng ngập nước quanh năm, những vùng này đất
bị yếm khí. Các khoáng chất có trong đất: Fe, Mg bị khử ôxy, tan và chảy
theo dòng nước rồi tụ lại thành tầng gley trong đất. Diện tích này chiếm tỷ lệ
không nhiều.
Vùng đất ven biển chịu tác động của thủy triều, nước mặn thường thâm
nhập vào đất liền thông qua các cửa sông, cửa cống tiêu nước, làm cho đất bị
nhiễm mặn. Vùng này bao gồm các xã ven biển của hai huyện Quỳnh Lưu và thị
xã Cửa Lò. Nếu đào sâu xuống khoảng 1-3m, thường gặp nước hơi mặn (nước

lợ).
6
Nghệ An có khoảng 82km bờ biển, đây là nguồn lợi đánh bắt, nuôi
trồng thủy hải sản và giao lưu buôn bán theo đường bờ biển, song đây cũng là
mối hiểm họa của tự nhiên luôn thường trực đe dọa tính mạng, tài sản của
cộng đồng dân cư (bão, thủy triều dâng cao, lốc xoáy…). Tác động bất lợi của
tự nhiên gây ra ngập lụt, vỡ đê, nước mặn xâm nhập vào sâu đất liền gây thiệt
hại của tự nhiên, người dân Nghệ An đã biết huy động trí tuệ, sức lực của
mình đắp đê sông, đê biển; Cải tạo đồng ruộng, san ghềnh, lấp trũng, đào các
hệ thống kênh mương chống úng ngập, tưới tiêu, dùng các biện pháp thủy lợi
để thau chua, rửa mặn, biến các vùng đất mới được bồi đắp thành đồng ruộng
tốt tươi, làng xóm trù mật.
Nghệ An có diện tích bãi bồi ven biển là 28.594 ha, trong đó đất bãi triều
là 16.000 ha, diện tích rừng phòng hộ ven biển đã trồng 7.000 ha, chủ yếu là
rừng trồng hỗ giao, độ che phủ thấp (chiếm 23,5%), trong đó rừng nhập mặn
(bần, sú, vẹt) là 5.800 ha, rừng dừa, phi lao là 1.200 ha. Mỗi năm bãi bồi lấn ra
biển 100 mét. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành lâm nghiệp của tỉnh.
b. Bờ biển:
Toàn tỉnh có 82km bờ biển với trên 267 loài cá sinh sống trong đó có
trên 62 loài kinh tế cao. Trữ lượng toàn bộ khoảng 83.000 tấn, trong đó cá xa
bờ khoảng 50.000 tấn; một số loại cá có giá trị kinh tế cao như cá chim, cá
thu, cá hồng Ngoài ra, biển Nghệ An còn có 20 loài tôm với trữ lượng
khoảng 600 tấn, phân bố ở bãi tôm huyện Quỳnh Lưu khoảng 300 tấn, bãi
tôm huyện Diễn Châu có khoảng 350 tấn.Có nguồn lợi thuỷ, hải sản nước
ngọt, mặn, lợ phong phú, khả năng khai thác tổng hợp và nuôi trồng đem lại
nguồn lợi khá lớn cho nền kinh tế của tỉnh. So với các tỉnh trong dải ven biển
miền Trung, tỉnh có mật độ hải sản tập trung tương đối cao trên một đường bờ
biển không dài; có thể khai thác liên tục với sản lượng lớn. Trong các loại hải
sản, Nghệ An có thế mạnh về đánh bắt và khai thác con tôm he ,dễ đánh bắt
với khối lượng lớn, giá trị kinh tế tương đối cao; Về mặt nuôi trồng, kỹ thuật

7
nuôi tôm he không quá phức tạp, thời gian nuôi ngắn, phổ muối rộng, phổ
nhiệt độ rộng, chịu được ngưỡng ảnh hưởng môi trường lớn, chi phí nuôi thấp
phù hợp với điều kiện của tỉnh còn nghèo như Nghệ An
Nguồn nhân lực:
Dân số Nghệ An (theo điều tra dân số ngày 01/04/2009) có 3.113.055 người
Nguồn lao động trong độ tuổi:2 triệu 25 ngàn người. Trong đó lao
động trong khu vực nông, lâm nghiệp chiếm 66,14%, công nghiệp và xây
dựng chiếm 15,96%,, khu vực dịch vụ - thương mại chiếm 17,9%
Tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị giảm từ 5,64% (năm
2001) xuống còn 3,72% (năm 2007), tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu
vực nông thôn tăng lên 80%; cơ cấu lao động được chuyển dịch đúng hướng
với việc giảm tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp từ 77% (năm 2001)
xuống còn 66,14%; tăng lao động công nghiệp, xây dựng từ 9% lên 15,96%,
thương mại, dịch vụ từ 14% lên 17,9% Kết quả đạt được từ việc đầu tư nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho lao động đã góp
phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Nghệ An
Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 2 trường đại học đào tạo đa ngành (Đại
học Vinh và Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh); có 5 trường đào tạo cao đẳng,
trong đó có 2 Trường Cao đẳng nghề; 12 Trưòng Trung cấp chuyên nghiệp và
dạy nghề; 42 Trung tâm Dạy nghề (tất cả các huyện, thành, thị đều có Trung
tâm Dạy nghề và hướng nghiệp cho lao động). Cùng với sự phát triển về
mạng lưới cơ sở đào tạo, Nghệ An đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách
khuyến khích việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, thu hút nhân lực có trình độ
cao, hỗ trợ học nghề cho người lao động. Với hệ thống cơ sở đào tạo- dạy
nghề được quy hoạch phát triển và các chính sách khuyến khích có hiệu quả,
hàng năm toàn tỉnh đã đào tạo cho 4,5- 5 vạn lao động, nâng tỷ lệ lao động
qua đào tạo đến nay lên 35% so với tổng nguồn lao động, trong đó đào tạo
nghề 21,25%
8

2. Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An
2.1 . Thành tựu:
Bảng 1. Một số sản lượng trồng trọt và chăn nuôi năm 2010
Các tiêu chí
(ngàn tấn)
(ngàn con)
Nghệ
An
Xếp hạng so với
Bắc trung bộ- duyên
hải miền trung
Xếp hạng so
với cả nước
Sản lượng ngô 236,3 1/14
5/63 (sau Đắc Lắc, Sơn La,
Đồng Nai, Đắc Nông)
Sản lượng sắn 376,0
2/14 (sau Bình
Thuận) 7/63
Sản lượng mía 1565,0
2/14 (sau Thanh
Hóa)
4/63 (sau Tây Ninh, Thanh
Hóa, Sóc Trăng)
Sản lượng lạc 48,2 1/14 1/63
Đàn trâu 308,6 1/14 1/63
Đàn bò 396,0 1/14 1/63
Đàn lợn 1169,6 1/14 1/63
Đàn gia cầm 14938
2/14 (sau Thanh

Hóa)
4/63 (sau Hà Nội, Thanh
Hóa, Bắc Giang)
a. Trồng trọt:
+ Nghệ An có khoảng 104.000ha đất trồng lúa, diện tích gieo cấy hàng
năm cả 3 vụ khoảng 185.000ha, trong đó có 170.000ha lúa nước và 15.500ha
lúa rẫy, diện tích được tưới nước chủ động hàng năm khoảng 165.000ha. Một
số năm gần đây (2006-2010), năng suất lúa của tỉnh luôn đạt ổn định từ
59,55-62,82 tạ/ha (vụ xuân), 36,38-42,30 tạ/ha (vụ mùa); tổng sản lượng bình
quân đạt 900.000 tấn thóc/năm.
- Lúa Xuân: Vụ xuân 2011, tỉnh Nghệ An gieo cấy được gần 88.380 ha
lúa và theo dự kiến, năng suất bình quân toàn tỉnh đạt 65,66 tạ/ha, tăng 3,66
tạ/ha so với vụ xuân 2010. Tổng sản lượng lúa xuân có thể đạt hơn 580.000
9
ha tấn. Các huyện vùng trọng điểm lúa như Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Ðô
Lương, đều đạt mức bình quân hơn 65 tạ/ha
+ Công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã được địa
phương tích cực triển khai:
Với các vùng đất cát, dự án đã triển khai “Hỗ trợ xây dựng mô hình
chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp trên đất cát xã Diễn Phong, huyện Diễn
Châu) với một số mô hình bằng 2 công thức luân canh: Dưa hấu xuân + dưa
hấu hè thu + khoai tây vụ đông; Dưa hấu xuân + dưa hấu hè + bí xanh vụ
đông. Vụ đông 2011, xã trồng 3ha khoai tây (giống Diamant của Hà Lan), đạt
năng suất 10 tấn/ha, cho thu nhập 30 triệu đồng/ha. Trồng 2ha bí xanh (giống
TN01 của Trang Nông), đạt năng suất 26 tấn/ha, cho thu nhập 52 triệu
đồng/ha. Vụ xuân 2011 trồng 5ha dưa hấu (giống An Tiêm 119) đạt năng suất
bình quân 10 tấn/ha, cho thu nhập 40 triệu đồng/ha.
Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất chuyên canh lúa
theo hướng gia trại ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành” bằng 2 mô hình trồng
lúa nếp nguyên chủng và nuôi cá lóc thương phẩm. Vụ xuân 2011, dự án gieo

cấy 5ha lúa nếp nguyên chủng (nếp N87) tại xóm Xuân Lai, cho năng suất 5,2
tấn/ha, cho thu nhập 37 triệu đồng/ha (giá bán thóc nếp 7.200 đồng/kg). Mô
hình nuôi cá lóc thương phẩm trên diện tích 400m2 bắt đầu được triển khai từ
tháng 3/2010. Đến nay cá sinh trưởng, phát triển tốt, dự kiến năng suất đạt
360 tấn/ha
Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa cưỡng tại huyện Nghĩa Đàn” nhằm
nâng cao hệ số sử dụng đất cũng như nâng cao thu nhập cho người dân trong
huyện trên diện tích hơn 800ha đất lúa cưỡng phần lớn mỗi năm chỉ cấy được
1 vụ lúa (vụ mùa) do thiếu nước tưới, năng suất thấp (3-4 tấn/ha), các vụ khác
hầu như bỏ hoang nên hệ số sử dụng đất thấp (1,29 lần), thu nhập bình quân
chỉ đạt khoảng 12 triệu đồng/ha/năm.
10
b. Chăn nuôi
Tỉnh thường xuyên có những giải pháp tích cực khống chế dịch
bệnh, đặc biệt là dịch tai xanh xảy ra trên đàn lợn ở một số địa phương. Do
chủ động trong phương án xử lý dịch nên một thời gian ngắn, dịch bệnh đã
được khống chế. Toàn tỉnh Nghệ An hiện có 350 trang trại chăn nuôi. Trong
đó có 90 trại chăn nuôi lợn, 32 trại chăn nuôi gia cầm, trên 200 trang trại chăn
nuôi trâu bò. Năm 2010, xuất khẩu được 243 tấn thịt các loại, trị giá 641.500
USD. Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 36,4% trong giá trị sản xuất nông nghiệp.
Đàn trâu bò đạt gần 396 nghìn con, đàn lợn 1169,6 nghìn con, tăng 1,8%; đàn
gia cầm 9,06 triệu con tăng 3,9% Chăn nuôi trang trại, gia trại và chăn nuôi
gia công quy mô lớn theo công nghiệp hiện đại gắn với công tác vệ sinh an
toàn thực phẩm có xu hướng phát triển tốt.
c. Thuỷ sản
Đạt được nhiều kết quả đáng mừng cả về nuôi trồng và khai thác chế
biến. Năm 2010, giá trị sản xuất thuỷ sản đạt gần 770 tỷ đồng, tăng 49,5% so
với năm 2006. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 11,1%/năm cao hơn
so với bình quân 5 năm trước. Sản lượng thuỷ sản năm 2010 đạt 114.254 tấn,

tăng 36% so với kế hoạch và tăng 59,2% so với năm 1996; Đã hình thành
được 16 vùng nuôi thuỷ sản tập trung với phương thức bán thâm canh. Năng
lực khai thác thuỷ sản tăng cả về số lượng tàu thuyền và công suất. Đến nay,
tổng số tàu thuyển khai thác là 1.572 chiếc, tổng công suất 54.635CV, tăng
39,4%. Đội tàu tập trung và đánh bắt xa bờ được chuyển đổi về số lượng,
nâng cao công suất để tập trung khai thác sản phẩm có giá trị kinh tế và góp
phần bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ven bờ.
11
d. Trồng rừng
Bằng nguồn vốn của Trung ương và ngân sách của địa phương, tỉnh
Nghệ An đã hoàn thành Chương trình dự án 661 của Chính phủ (chương trình
trồng mới 5 triệu hecta rừng), với tổng kinh phí đầu tư gần 393.315,28 triệu
đồng, trong đó ngân sách địa phương hỗ trợ gần 42.862,25 triệu đồng. Với
nguồn vốn đó, Ban quản lý dự án các cấp đã tuyên truyền vận động nhân dân
trồng mới được hơn 25.238 ha rừng phòng hộ theo Dự án 661; hơn 15.000 ha
rừng sản xuất với cơ cấu cây trồng chủ yếu cây keo các loại, bạch đàn dâm
hom, nâng diện tích rừng hiện có trên 80.000 ha, đảm bảo thiết kế và kết cấu
rừng trồng, đáp ứng phục vụ tốt cho các nhà máy chế biến trong tỉnh. Rừng
đã phát huy chức năng phòng hộ, nhất là phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ hồ
đập và phòng hộ ven biển. Đây là dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực, bảo
vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời tạo việc làm ổn định và
nâng cao đời sống cho cho hàng vạn hộ dân trong vùng dự án, nhất là đồng
bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
Hạn chế và yếu kém:
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, sản xuất nông
nghiệp ở Nghệ An vẫn còn một số hạn chế, yếu kém: Việc chuyển sang
sản xuất hàng hóa chưa mạnh và hiệu quả sản xuất còn thấp; trình độ cơ
giới hóa sản xuất nông nghiệp chưa cao; chuyển dịch cơ cấu cây trồng
vật nuôi còn chậm, phát triển vụ đông có chuyển biến khá nhưng chưa
tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn; kết quả dồn đổi ruộng đất chưa

mạnh; hướng quy hoạch phát triển ổn định cho từng vùng, từng cây
trồng vật nuôi chưa thật rõ và hiệu quả còn thấp. Chăn nuôi tăng
trưởng chưa vững chắc, diễn biến phức tạp của dịch bệnh vẫn còn nguy
cơ tiềm ẩn và tái phát gây thiệt hại cho sản xuất làm giảm tốc độ tăng
trưởng chung; các khu chăn nuôi tập trung hình thành chậm, hiệu quả
12
chưa cao. Sản xuất thủy sản chưa khai thác hết lợi thế, tiềm năng giá
trị xuất khẩu thủy, hải sản đạt thấp. Phương thức nuôi vẫn chủ yếu là
quảng canh cải tiến nên năng suất chất lượng sản phẩm chưa cao Sản
xuất quy mô nhỏ, phân tán, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chậm
chuyển sang hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Kết cấu hạ tầng KT-XH, nhất là
hệ thống giao thông, thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; lực lượng lao
động không ổn định, tỷ lệ qua đào tạo thấp. Một bộ phận dân cư thu nhập
thấp, đời sống còn nhiều khó khăn
3. Tổng hợp các vấn đề then chốt:
* Điểm mạnh:
+ S
1
: Nghệ An có vị trí địa lý mang tính chiến lược để phát triển kinh
tế : Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp
nước bạn Lào, phía Đông giáp với biển Đông
+ S
2
: Điều kiện tự nhiên của Nghệ An thuận lợi cho việc phát triển
nông- lâm-ngư nghiệp. Địa hình khá bằng phẳng, đồi núi thấp, nhiều sông
ngòi, đất đai màu mỡ phì nhiêu.
+ S3: Nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm trong nông nghiệp và
cần cù chịu khó học hỏi và lao động.
• Điểm yếu:
+ W

1
: Sản xuất quy mô nhỏ, phân tán, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh
tranh thấp, chậm chuyển sang hàng hóa tập trung.
+ W
2
: lực lượng cán bộ quản lý trong nông nghiệp ở tỉnh còn thiếu,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế.
+ W
3
: Cơ sở hạ tầng cho sản xuất, nhất là thủy lợi, giao thông đồng
ruộng, hệ thống sản xuất giống, đang xuống cấp chưa đáp ứng yêu cầu
sản xuất hàng hoá chất lượng cao.
13
+ W
4
: Công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản thực phẩm trong tỉnh
nhỏ bé, sản phẩm nông sản chủ yếu do doanh nghiệp tỉnh ngoài hay tư thương
đảm nhiệm.
+ W5: đầu ra tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự được đảm bảo, nông sản
chưa tạo được thương hiệu trên thi trường.
• Cơ hội:
+ O
1:
Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đã hướng
vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là phát triển kinh tế
tập thể trong nông nghiệp.
+ O
2
: Khoa học kỹ thuật, công nghệ ngày càng phát triển, ứng dụng
vào nông nghiệp giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.

+ O
3
: Hội nhập kinh tế toàn cầu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông
nghiệp.
• Thách thức:
+ T
1
: : Giá trị vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, điện,
xăng dầu tăng cao.
+ T
2
: Tình hình dịch bệnh tăng.
+ T
3
: Đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do lấy đất nông nghiệp làm
nhà ở, xây dựng nhà máy, xí nghiệp,
+ T
4
: Biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang gây ra nhiều bất lợi cho sản
xuất và đời sống nhân dân.
+ T
5
: Đầu ra nông sản bấp bênh, và tác động đô thị hóa đang tạo ra áp
lực không nhỏ đến việc định hình hướng đi cho người nông dân.
14
Ma trận SWOT:
S: S
1
, S
2

, S
3
W: W
1
, W
2
, W
3
, W
4
, W
5
O: O
1
,
O
2
, O
3
- Phát huy điểm mạnh về đất đai, lao
động để tận dụng cơ hội đầu tư của
nhà nước về cơ sở hạ tầng cho nông
nghiệp như: xây dựng hệ thống thủy
lợi,
- Tăng cường học hỏi, nghiên
cứu,áp dụng khoa học kỹ thuật để
nâng cao năng suất và chất lượng
nông sản, tạo ra nhiều giống mới tốt
hơn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
người dân trong nước và tiến tới

xuất khẩu ra thị trường thế giới.
- Tận dụng những cơ hội để
khắc phục những điểm yếu.
-Tăng cường tập huấn, nâng cao
kiến thức cho cán bộ và người
dân, xây dựng các mô hình sản
xuất nông nghiệp tiên tiến.
-Tận dụng sự hội nhập kinh tế
quốc tế để tăng thêm thị trường
tiêu thụ sản phẩm cho nông
nghiệp.
T: T
1
, T
2
,
T
3
, T
4
, T
5
,
-Phát huy triệt để các điểm mạnh để
giảm thiểu nguy cơ từ các thách thức
-Tận dụng lợi thế để nâng cao năng
suất. đồng thời giảm thiểu tối đa các
tác động xấu như thời tiết, thiên tai,
dịch bệnh…
-Cố gắng khắc phục điểm yếu

và giảm tác động của thách
thức.Tập trung nguồn lực, nâng
cao năng lực quản lý của cán
bộ, hạn chế các tác động xấu
đến sản xuất nông nghiệp như
dịch bệnh, thiên tai,
15
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, CÁC CHỈ TIÊU , CHỈ SỐ THEO DÕI
ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH:
1.Cây vấn đề:
16
Thu nhập và điều kiện
sống của dân cư nông thôn
thấp
Tăng trưởng kinh tế
ngành chưa cao &
thiếu bền vững
Năng lực cạnh tranh
và hội nhập quốc tế
của Ngành thấp
Hạ tầng nông nghiệp
nông thôn chưa đáp ứng
nhu cầu sản xuất và đời
sống
Năng lực quản lý
ngành chưa có hiệu
lực và hiệu quả
Trồng trọt : năng
suất & sản lượng
thấp ;cơ cấu cây

trồng chưa hợp lý
Chăn nuôi: năng
suất, chất lượng
sản phẩm chưa
cao ,hiệu quả chăn
nuôi thấp
TS: năng suất chất lượng
chưa cao hiệu quả nuôi
trồng & đánh bắt TS
chưa tương xứng với
tiềm năng
Lâm nghiệp:
Năng suất &
hiệu quả sản
xuất thấp
chế biến NLTS và
ngành nghề nông
thôn chưa phát
triển:tỷ trọng NLTS
chế biến thấp
Dịch
bệnh cây
trồng
phát
triển
Tỷ trọng
cây công
nghiệp,
cây lương
thực phục

vụ CN
chế biến
thấp
Con
giống có
chất
lượng
thâp
Tổ chức
sản xuất
nhỏ lẻ,
kỹ thuật
chăn
nuôi lạc
hậu .
Trình độ,
kỹ thuật
nuôi
trồng
thấp
Chất
lượng
giống
thấp
Công
nghệ chế
biến chưa
được đầu
tư hiện
đại .

Việc ứng
dụng tiến
bộ KHCN
mới trong
lâm
nghiệp
còn chậm
Công tác
quản lý
bảo vệ
rừng
chưa
hiệu quả
Quy
hoach và
sử dụng
đất lâm
nghiệp
chưa hợp

2. Cây mục tiêu
17
Phát triển ngành
nông nghiệp bền
vững
Phát triển hạ
tầng thủy lợi
Tăng tốc độ tăng
trưởng, tính bền
vững ngành nông

nghiệp
Nâng cao
quản lí của
Nhà nước
Hạn chế ảnh
hưởng tiêu
cực của tự
nhiên
Đổi mới,
nâng cao
quản lí
khai thác
công
trình
thủy lợi
Nâng
cấp hiện
đại hóa
công
trình
thủy lợi
Sử dụng
hiệu quả
các nguồn
tài
nguyên
Tăng
năng
suất,
chất

lượng
sản
phẩm
Cơ cấu
lại các
loại cây
trồng để
tăng
hiệu quả
Tăng
cường
công tác
thanh tra
kiểm tra
Nâng
cao trình
độ đội
ngũ cán
bộ
Hạn chế
ảnh
hưởng
của thiên
tai bão

Kiểm
soát dịch
bệnh
trên cây
trồng vật

nuôi
III. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN
NĂM 2013:
1.Quan điểm phát triển:
Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ
cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tạo ra nhiều sản phẩm có
sức cạnh tranh trên thị trường, từng bước cơ khí hóa, hiện đại hóa ngành
nông nghiệp. Phát huy tối đa nguồn nội lực, gắn mở rộng sản xuất hàng hóa
của Nghệ An với thị trường trong nước, đồng thời tranh thủ mở rộng thị
trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi
tiềm năng và nguồn lực cho mục tiêu phát triển toàn diện ngành nông nghiệp
theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững. Đưa Nghệ An trở thành Tỉnh có
trình độ phát triển ở mức trung bình của Vùng duyên hải miền trung.
Đẩy mạnh phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, thực
hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút nguồn lực từ bên ngoài, tăng tỷ
trọng xuất khẩu các mặt hàng đã tinh chế; nâng cao sức cạnh tranh của hàng
nông sản.
Quan tâm đầu tư thỏa đáng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội
đối với khu vực nông thôn, phấn đấu giảm hộ nghèo tới mức thấp nhất.
Phát triển kinh tế - xã hội phải kết hợp chặt chẽ với khai thác bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên hợp lý và môi trường sinh thái.
Kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững ổn định chính trị và trật tự an
toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh trong các giai đoạn
phát triển.
2.Mục tiêu:
2.1 Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của kế hoạch 2013 là đạt được tăng trưởng bền vững ,
nền nông nghiệp đa dạng có hiệu quả cao, phát triển nông nghiệp toàn diện
18
gắn với bảo vệ môi trường để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho

nông dân, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.
Năm 2013 phấn đấu đạt mục tiêu:
+ Tăng trưởng GDP của ngành: 6,8%
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông - lâm – ngư nghiệp: 5,1%
Trong đó nông nghiệp 4,2%
2.2. Mục tiêu cụ thể:
+ Mục tiêu 1: Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững và có chất
lượng thông qua nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh sản
phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
+ Mục tiêu 2: Phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng để đáp ứng yêu cầu
sản xuất.
+ Mục tiêu 3: Sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên và môi
trường có hiệu quả và bền vững.
+ Mục tiêu 4: Nâng cao năng lực và công tác quản lý của ngành.
3. Kế hoạch thực hiện các mục tiêu:
3.1 Mục tiêu: Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững và có chất
lượng thông qua nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh
sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
Mục tiêu tăng giá trị sản xuất nông - lâm – ngư nghiệp: 5,1%
a. Trồng trọt:
- Đảm bảo an ninh lương thực, duy trì sản lượng trên 1 triệu tấn lương thực.
- Tiếp tục xây dựng quy hoạch vùng sản xuất cây màu , cây vụ đông
tập trung cho các xã xây dựng mô hình nông thôn mới trong tỉnh.
- Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích cấy
lúa, chuyển diện tích cấy lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng cây con có giá trị
kinh tế cao hơn, trọng tâm là phát triển cây màu vụ xuân và nuôi trồng thủy
19
sản ở vùng trũng. Diện tích có địa hình cao và vàn cao chuyển sang chuyên
rau màu như: Ngô, lạc, ớt, đậu đỗ, dưa các loại và rau các loại …, tạo thành
vùng có công thức luân canh 4-5 vụ/năm tăng hệ số quay vòng đất mang lại

giá trị hàng hóa cao trên một đơn vị diện tích.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao và áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao về canh tác, giống, phân bón, bảo vệ
thực vật, máy móc, công cụ vào sản xuất nhằm thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
- Khuyến khích mở rộng các tổ hợp lúa lai năng suất, chất lượng
nhằm phát huy ưu thế chống chịu của lúa ưu thế lai ở vụ xuân.
- Mở rộng diện tích gieo thẳng, gieo sạ hàng cải tiến, tăng cường đưa
cơ giới vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm giảm chi phí đầu vào, đảm
bảo thời vụ trong điều kiện thiếu lao động. Mở rộng diện tích lúa chất lượng
cao làm hàng hóa, phấn đấu mỗi huyện có từ 2-3 vùng sản xuất lúa chất lượng
cao với diện tích mỗi vùng từ 100-200 ha.
Các chương trình ưu tiên nhằm đạt mục tiêu phát triển ngành
trồng trọt:
- Chương trình an ninh lương thực.
- Chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng
- Chương trình kiểm soát dịch bệnh cây trồng
* Chương trình an ninh lương thực:
Chương trình an ninh lương thực tập trung thực hiện các nội dung:
Quản lýchặt chẽ diện tích đất lúa; Tiếp tục đầu tư phát triển thuỷ lợi
đảm bảo tưới tiêu chủ động phục vụ thâm canh và nâng hệ số sử dụng đất
lúa ; Đầu tư nghiên cứu, lai tạo, nhân giống, mở rộng hệ thống cung ứng
giống, tăng cường công tác khuyến nông hướng dẫn nông dân áp dụng công
nghệ sản xuất mới và giống kỹ thuật, biện pháp thâm canh; Tăng cường hệ
thống bảo vệ thực vật; Đầu tư phát triển công nghệ sau thu hoạch; Thực hiện
20
chính sách đảm bảo thu nhập cho người trồng lúa và lợi ích của các địa
phương có nhiều đất lúa để giảm bớt áp lực mở rộng các khu công nghiệp.
Mục tiêu năm 2013 đạt sản lượng cây có hạt trên 1000 nghìn tấn; trong
đó lúa trên 900 nghìn tấn.

*Chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng:
Mục tiêu chung của chương trình là: “Xây dựng một nền nông nghiệp
phát triển mạnh, với cơ cấu hợp lý và bền vững trên cơ sở phát huy các lợi thế
so sánh; áp dụng khoa học công nghệ, làm ra sản phảm có chất lượng cao, đáp
ứng nhu cầu đa dạng trong nước và tăng khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị
trường quốc tế; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn;
tăng nhanh thu nhập và đời sống của nông dân, ngư dân và người làm nghề
rừng.
Phát triển sản xuất với quy mô hợp lý các loại cây nông sản hàng hoá
tỉnh có lợi thế như: lúa gạo, rau quả nhiệt đới; tập trung nâng cao chất lượng,
giá trị cả trên đồng ruộng và thông qua chế biến, để nâng cao khả năng cạnh
tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
* Chương trình kiểm soát dịch bệnh cây trồng:
Mục tiêu của Chương trình là chủ động phòng trừ sâu bệnh hại cây
trồng, giảm tổn thất do sâu bệnh và nâng cao chất lượng sản phẩm trồng trọt.
Nhiệm vụ chủ yếu: Khuyến cáo nông dân sử dụng cơ cấu giống hợp lý,
nhất là các giống kháng sâu bệnh; thực hiện gieo sạ tập trung theo chỉ đạo của
cơ quan chuyên môn.
Nâng cao năng lực hệ thống bảo vệ thực vật từ tỉnh đến địa phương
theo dõi sát tình hình thời tiết, cơ cấu cây trồng, lịch thời vụ để làm tốt công
tác dự tính sâu bệnh, thông tin kịp thời cho nông dân.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chỉ đạo công tác phòng trừ sâu
bệnh hại cây trồng, nhất là các đối tượng: Rầy nâu, vàng lùn - lùn xoắn lá,
bệnh đạo ôn, dịch hại
21
Gắn việc dự báo, phòng trừ dịch bệnh với nâng cao hiệu quả hoạt động
của công tác kiểm dịch.
b.Chăn nuôi:
Tiếp tục tăng cường công tác kiểm dịch , kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ
việc vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm, xử lý vi phạm kiên quyết; đồng

thời thực hiện thật tốt công tác tiêm phòng các loại vắc xin phòng chống bệnh
dịch mùa hè, thu đông đạt kết quả cao, đảm bảo không để dịch bệnh xảy ra.
Hoàn thành quy hoạch và phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng
công nghiệp, giết mổ tập trung xa khu dân cư, quản lý chất thải, xử lý nước
thải đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn.
Bảng 1: Chỉ số theo dõi đánh giá mục tiêu trồng trọt:
Chỉ số Đơn vị tính
Ước thực hiện
Năm 2012
Chỉ tiêu kế hoạch
Năm 2013
1. Tốc độ tăng GTSX
trồng trọt
% 6 6,35
2. Lương thực hạt bình
quân đầu người
kg 646,2 648
Bảng 2: Hệ thống mục tiêu ,chỉ tiêu kế hoạch và các chương trình thực hiện
MỤC TIÊU CHỈ SỐ
ĐƠN
VỊ
TH
2006-2010
KH
2011-2015
I.MỤC TIÊU TỔNG QUÁT:
Tỷ lệ người nghèo % 21 12-15
Nâng cao thu nhập và Thu nhập BQ dân cư nông thôn năm trđ 7 12
điều kiện sống của dân cư nông
thôn

Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng
nước sạch % 60 85
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ :

1. Tăng trưởng kinh tế ngành
cao ,bền vững
Tốc độ tăng GDP bình quân của
toàn ngành % 4 4,3 -4,5
Tỷ trọng GDP của ngành so với
GDP chung % 25 21

Tỷ lệ GDP/GTSX toàn ngành
% 65 69,5
Tốc độ tăng trưởng GTSX toàn % 4,22 4,5-5,5
22
ngành

Năng suất bình quân của lao động
ngành NLTS
Ngđ/
ng 14,5 22

Tỷ lệ vốn đầu tư vào ngành
NLTS/GDP ngành % 12 13
1.1. Trồng trọt :
ổn định sản xuất lương
Tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng
trọt % 2,17 2,5-3
thực ,cơ cấu lại cây trồng
Tỷ trọng GTSX trồng trọt trong

tổng GTSX nông nghiệp % 68,4 62
để tăng hiệu quả Tỷ lệ giá trị gia tăng/GTSX trồng trọt % 72 73
1.2. Chăn nuôi :
Tăng năng suất ,chất lượng để tăng
hiệu quả chăn nuôi
Tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn
nuôi % 5,72 6-7
Tỷ trọng GTSX chăn nuôi trên
GTSX nông nghiệp % 29 36
Tỷ lệ giá trị gia tăng chăn
nuôi/GTSX chăn nuôi % 58 62

Tỷ trọng GTSX gia súc trong
GTSX chăn nuôi % 65,8 62

Tỷ trọng GTSX gia cầm trong
GTSX chăn nuôi % 17,3 20,7
Tỷ trọng GTSP chăn nuôi không qua
giết mổ trong GTSX chăn nuôi % 16,9 18
1.3. Thủy sản
Tăng năng suất ,chất Tốc độ tăng GTSX ngành thuỷ sản % 8,7 12
lượng để tăng hiệu quả
Tỷ trọng GTSX thuỷ sản/Tổng
GTSX NLTS % 14,09 16
nuôi trồng và đánh bắt
Tỷ trọng GTSX thuỷ sản nuôi
trồng/Tổng GTSX thuỷ sản % 37 42
thủy sản
Tỷ trọng GTSX thuỷ sản khai
thác/tổng GTSX thuỷ sản % 63 58


Tỷ lệ giá trị gia tăng thuỷ sản so
với GTSX thuỷ sản % 52 54

Tốc độ tăng giá trị SX thuỷ sản/ha
đất NTTS % 6 6,5
1.4. Lâm nghiệp
Tăng năng suất rừng và
Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành
lâm nghiệp % 6,7 7,0
hiệu quả sản xuất Tỷ lệ che phủ rừng % 46,5 55
Tỷ trọng GTSX khai thác/tổng % 70 65
23
GTSX lâm nghiệp

Tỷ trọng GTSX lâm sinh/tổng
GTSX lâm nghiệp % 20 25

Tỷ lệ GT gia tăng lâm nghiệp/
GTSX lâm nghiệp % 75 78
1.5. Phát triển chế biến
NLTS và ngành nghề nông Tốc độ tăng giá trị chế biến NLTS % 15 18
thôn: tăng tỷ trọng NLTS Tốc độ tăng GTSX ngành nghề NT % 12 17
chế biến và ngành nghề
nông thôn
2. Phát triển hạ tầng nông
Hiệu suất tưới thực tế của HTTL
so với năng lực thiết kế % 75,5 80,0
nghiệp nông thôn đáp
Hiệu suất tiêu thực tế của HTTL

so với năng lực thiết kế % 88,2 89,9
ứng nhu cầu sản xuất và
Tỷ lệ diện tích canh tác cây hàng
năm được tưới ổn định % 65 71,5
đời sống
Tỷ lệ diện tích canh tác cây hàng
năm được tiêu ổn định % 80 83,1
3. Nâng cao năng lực cạnh Độ mở kinh tế ngành NLTS % 65 75
tranh và hội nhâp kinh tế Kim ngạch xuất khẩu Ng $ 280 300
quốc tế của ngành Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu NLTS % 5 6-7
4. Nâng cao năng lực
tỷ lệ giải ngân từ ngân sách so với
kế hoạch % 80 87
quản lý ngành có hiệu và tỷ lệ các dự án hoàn thành đúng kế hoạch % 75 90
hiệu quả
CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN
Chương trình an ninh lương sản lượng lương thực có hạt bình quân Tr tấn 1,64 2,0
thực
sản lượng lương thực có hạt bình
quân đầu người năm Kg 65 75
biến động năng suất lúa bình quân % 5 3
biến động năng suất ngô bình quân % 4 2
biến động diện tích lúa bình quân % 3 2
biến động diện tích ngô bình quân % 3 1
Chương trình chuyển dịch cơ
tỷ trọng GTSX nhóm cây lương
thực có hạt và có củ giảm % 7 9
cấu cây trồng

Chương trình kiểm soát dịch

bệnh cây trồng
Chương trình cải thiện chất
sản lượng thịt hơi các loại bình
quân đầu người Kg 32 40
lượng và năng suất vật nuôi tỷ lệ đàn lợn ngoại % 30 35
24

×