Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Kế hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.28 KB, 28 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................... 1
Lời mở đầu.............................................................................................. 3
* GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH PHÚ THỌ....................................5
I. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường........................5
1.Vị trí địa lý.............................................................................................5
2.Địa hình..................................................................................................5
3.Khí hậu...................................................................................................6
4.Tài nguyên thiên nhiên...........................................................................6
II. Diện tích, số dân và các đơn vị hành chính trực thuộc.............................7
1. Diện tích................................................................................................7
2. Dân số ...................................................................................................7
3. Đơn vị hành chính trực thuộc................................................................7
III. Kinh tế nông,lâm nghiệp,thủy sản và đời sống nhân dân của tỉnh........7
** KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY LƯƠNG THỰC, CÂY ĂN QUẢ
VÀ ĐÀN CHĂN NUÔI...........................................................................8
Phần thứ nhất:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY
LƯƠNG THỰC, CÂY ĂN QUẢ VÀ ĐÀN CHĂN NUÔI 5 NĂM 2006 –
2010.........................................................................................................8
I. Thuận lợi và khó khăn; điểm mạnh và điểm yếu của Tỉnh.......................8
1.Thuận lợi:...............................................................................................8
2.Khó khăn: ..............................................................................................9
3.Điểm mạnh:............................................................................................9
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4.Điểm yếu: ..............................................................................................9
II. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển ....................................10
1. Chương trình sản xuất lương thực: .....................................................10
2. Chương trình phát triển cây ăn quả: .................................................10


3. Chương trình phát triển chăn nuôi:.....................................................11
III. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân: ..........................................................12
1. Tồn tại, hạn chế: ................................................................................12
2. Nguyên nhân: .....................................................................................12
Phần thứ hai:
NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY LƯƠNG THỰC, CÂY
ĂN QUẢ VÀ ĐÀN CHĂN NUÔI 5 NĂM 2011 – 2015.......................14
I. Mục tiêu tổng quát: .....................................................................................14
II.Cây vấn đề....................................................................................................15
III.Cây mục tiêu...............................................................................................16
IV.Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể:........................................................................20
1. Sản xuất lương thực:...........................................................................20
2. Phát triển cây ăn quả:..........................................................................20
3. Phát triển đàn chăn nuôi .....................................................................21
V. Một số giải pháp..........................................................................................22
VI. Khung theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch...................25
Kết luận................................................................................................. 28
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời mở đầu
Ngành nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của
đời sống kinh tế-xã hội. Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực,
thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu
ngoại tệ. Xét ở tầm vĩ mô, sản xuất nông nghiệp hòa mình góp phần tạo tăng
trưởng kinh tế chung của đất nước, giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo an ninh
lương thực. Nhỏ hơn nữa, nó giúp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, nhất là
những vùng có thế mạnh về đất đai và nguồn nhân lực, hoặc không có thế mạnh
phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ khác. Tuy nhiên, Nông nghiệp lại là

ngành chịu sự ảnh hưởng, tác động của khá nhiều các yếu tố bao gồm cả tự nhiên
như: đất đai, nguồn nước, sinh vật, khí hậu và xã hội như: dân cư và nguồn lao
động, quan hệ sở hữu ruộng đất. Một mặt, những yếu tố tác động này thường
xuyên biến đổi. Mặt khác, việc theo đuổi mục tiêu công nghiệp hóa- hiện đại hóa
của nước ta hiện nay cũng khiến cho ngành nông nghiệp đứng trước những thách
thức lớn. Tốc độ đô thị hóa quá nhanh đã làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm
nhanh chóng, tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm mạnh. Nhưng ở Việt Nam, ngành
sản xuất truyền thống này vẫn đóng vai trò quan trọng không thể thay thế được.
Trước tình hình đó, một kế hoạch phát triển nông nghiệp đúng đắn và hợp lý giúp
phát triển nông nghiệp dựa trên tiềm lực vốn có của địa phương là hết sức cấp
thiết.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Để làm rõ hơn về kế hoạch phát triển nông nghiệp ở địa phương, em chọn
đề tài nghiên cứu: “ Kế hoạch phát triển nông nghiệp (cụ thể là phát triển cây
lương thực,cây ăn quả và đàn chăn nuôi) của tỉnh Phú Thọ”.
Do kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài của em có thể còn
nhiều thiếu xót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và
các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo : Tiến sĩ:Phan Thị Nhiệm đã giúp đỡ em
hoàn thành đề tài nghiên cứu này!
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
* GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH PHÚ THỌ
I. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường
1.Vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu
vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý
mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây – Đông - Bắc). Phía Đông giáp Hà
Tây, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp

Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí “ngã
ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách Hà Nội 80 km,
cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn
200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km.
2.Địa hình
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành
tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp
một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng
phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu
vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven
sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công
nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3.Khí hậu
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông
lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23
0
C, lượng mưa trung bình trong năm
khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng
85 – 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây
trồng, vật nuôi đa dạng.
4.Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: theo kết quả điều tra thổ nhưỡng gần đây, đất đai của Phú
Thọ được chia theo các nhóm sau: đất feralít đỏ vàng phát triển trên phiến thạch
sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79%. Hiện nay, Phú Thọ mới sử dụng
được khoảng 54,8% tiềm năng đất nông – lâm nghiệp; đất chưa sử dụng còn 81,2
nghìn ha, trong đó đồi núi có 57,86 nghìn ha.
Tài nguyên rừng: Diện tích rừng hiện nay của Phú Thọ nếu đem so sánh
với các tỉnh trong cả nước thì được xếp vào những tỉnh có độ che phủ rừng lớn

(42% diện tích tự nhiên). Diện tích rừng hiện có 144.256 ha, trong đó có 69.547
ha rừng tự nhiên, 74.704 ha rừng trồng,
Tài nguyên khoáng sản: Phú Thọ không phải là tỉnh giàu tài nguyên
khoáng sản, nhưng lại có một số loại có giá trị kinh tế như đá xây dựng, cao lanh,
fenspat, nước khoáng.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II. Diện tích, số dân và các đơn vị hành chính trực thuộc
1. Diện tích
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.519,6 km2 (số liệu thống kê năm 2005)
2. Dân số
Dân số năm 2005 có 1.328,4 nghìn người (mật độ trung bình 377
người/km2).
3. Đơn vị hành chính trực thuộc
Phú Thọ có 12 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ,
các huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Đa, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam
Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn và Yên Lập. Thành phố Việt Trì là trung tâm
chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh
III. Kinh tế nông,lâm nghiệp,thủy sản và đời sống nhân dân của tỉnh
Tổng giá trị sản xuất của tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm. Kinh tế
tư nhân, kinh tế HTX của Phú Thọ những năm qua đã tăng cả về số lượng, quy
mô, đa dạng về ngành nghề và đạt hiệu quả đáng kể. Các doanh nghiệp nông, lâm
nghiệp đã đổi mới, gắn kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Toàn
tỉnh đã có trên 222 nghìn hộ sản xuất nông, lâm, thủy sản; Có 470 trang trại với
tổng số vốn đầu tư trên 105 tỷ đồng, 178 doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong
lĩnh vực nông, lâm, thủy sản... Kinh tế hộ và các doanh nghiệp đã thu hút hàng
nghìn tỷ đồng vốn, giải quyết việc làm cho vài chục nghìn lao động và góp phần
ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất, kinh doanh. Tuy vậy, hầu hết các
loại hình kinh tế trong nông, lâm nghiệp có quy mô nhỏ, năng suất lao động, khả
năng cạnh tranh thấp, thiếu vốn sản xuất, hiệu quả không cao. Đội ngũ cán bộ

7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
KHKT còn nhiều hạn chế, sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Trong khi đó, chính sách hỗ trợ của Nhà nước chưa thực sự khuyến khích các loại
hình kinh tế trong nông, lâm nghiệp phát triển và còn những bất cập.
** KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY LƯƠNG THỰC, CÂY ĂN
QUẢ VÀ ĐÀN CHĂN NUÔI
Phần thứ nhất:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT
TRIỂN CÂY LƯƠNG THỰC, CÂY ĂN QUẢ VÀ ĐÀN
CHĂN NUÔI 5 NĂM 2006 – 2010
-------------------------
I. Thuận lợi và khó khăn; điểm mạnh và điểm yếu của Tỉnh
1.Thuận lợi:
- Nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), thế và lực trên trường quốc tế được nâng cao, sự chủ động và tích cực
trong hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
- Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện;
chính trị, xã hội ổn định; kinh tế tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao; môi trường đầu
tư có nhiều cải thiện; cơ sở vật chất kỹ thuật các ngành kinh tế được tăng cường.
- Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và PTNT của cả
nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng được kế thừa những thành tựu to lớn
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sau hơn 20 năm đổi mới.
- Ngành nông nghiệp và PTNT Phú Thọ có được những định hướng phát
triển quan trọng từ chủ trương, đường lối; công tác chỉ đạo tổ chức triển khai thực
hiện có sự phối hợp tốt hơn giữa cấp và ngành từ tỉnh tới cơ sở góp phần hoàn
thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
2.Khó khăn:

- Giai đoạn 2006 - 2008 sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn: thời
tiết, khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, mưa đá, lốc xoáy, lũ quét, rét đậm rét
hại xảy ra; dịch bệnh trên đàn gia súc diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ bùng
phát trên diện rộng, dịch cúm gia cầm tái phát trở lại;
- Giá vật tư hàng hoá phục vụ sản xuất tăng cao ảnh hưởng rất lớn đến sản
xuất nông nghiệp.
- Tình hình chính trị, xã hội trên thế giới và trong khu vực có nhiều diễn
biến phức tạp, những thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế đã ảnh hưởng đến
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gây khó khăn không nhỏ đến công tác lãnh đạo,
chỉ đạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của ngành.
3.Điểm mạnh:
- Khí hậu thời tiết ở Phú Thọ phù hợp cho cây trồng, vật nuôi phát triển.
- Diện tích đất đai lớn thuận lợi cho phát triên trang trại chăn nuôi
- Người dân có kinh nghiệm trong trồng trọt và chăn nuôi.
4.Điểm yếu:
- Thiếu vốn để đầu tư phát triển mở rộng.
- Người dân chưa hiểu biết nhiều về kĩ thuật cao, hiện đại trong trồng trọt và
chăn nuôi.
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển
1. Chương trình sản xuất lương thực:
Kết quả thực hiện năm 2008: tổng diện tích cây lương thực đạt 90,99 nghìn
ha giảm so với năm 2005 là 2,72%, trong đó diện tích lúa khoảng 67,87 nghìn ha.
Sản lượng cây lương thực có hạt đạt trên 421 nghìn tấn, trong đó sản lượng lúa
đạt trên 331,85 nghìn tấn chiếm 78,82%.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010: Sản lượng lương thực cây có hạt đạt trên
450 nghìn tấn, trong đó sản lượng lúa đạt 361,85 nghìn tấn chiếm 80,41%, trên cơ
sở bố trí ổn định diện tích 70 nghìn ha lúa và 21,5 nghìn ha ngô. Bình quân lương
thực đầu người đạt 310 kg/người/năm; Cơ bản đảm bảo an toàn lương thực trên

địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, trong sản xuất lương thực còn gặp nhiều khó khăn do giá phân
bón tăng cao, sản xuất lúa mang lại giá trị kinh tế thấp hơn so với một số cây
trồng khác, việc xây dựng vùng thâm canh có năng suất nổi trội chưa được chú
trọng đúng mức kể cả những vùng trọng điểm lúa của tỉnh. Công tác chỉ đạo thực
hiện thời vụ, cơ cấu giống chưa chặt chẽ đặc biệt là trong vụ xuân (gieo cấy trà xuân
muộn trước khung lịch, tỷ lệ lúa lai thấp...); công tác phối hợp trong chỉ đạo, kiểm
tra đôn đốc còn hạn chế; chưa chú trọng, quan tâm đầy đủ đến công tác theo dõi
đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm về kỹ thuật.
2. Chương trình phát triển cây ăn quả:
Tổng diện tích cây ăn quả năm 2008 đạt 10,2 nghìn ha, diện tích cho sản
phẩm là 6,39 ha chiếm 62,65%. Mục tiêu đến năm 2010 diện tích cây ăn quả đạt
khoảng 10,5 nghìn ha, trong đó diện tích cho sản phẩm đạt khoảng 6,56 nghìn ha.
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cây Bưởi Đoan Hùng: Đến năm 2008 tổng diện tích Bưởi đặc sản Đoan
Hùng đạt 1.750 ha; So với mục tiêu đề ra đến năm 2010 là 1300 ha đến nay tổng
diện tích bưởi Đoan Hùng đạt 134,62% (hoàn thành mục tiêu trước 3 năm).
Cây Hồng không hạt: Năm 2008 tổng diện tích Hồng không hạt đạt 92,2 ha;
Mục tiêu đến năm 2010 tổng diện tích Hồng không hạt đạt 150 ha. Việc mở rộng
diện tích trồng mới hồng gặp nhiều khó khăn do không quy hoạch được quỹ đất
tập trung và thiếu giống cho trồng mới.
3. Chương trình phát triển chăn nuôi:
Năm 2008 tổng đàn trâu đạt 89,24 nghìn con so với năm 2005 giảm 8,06%;
Tổng đàn bò đạt trên 142,75 nghìn con, tăng 10,43%; Tổng đàn lợn đạt trên 593
nghìn con tăng 4,4%; Tổng đàn gia cầm đạt 8.421,9 nghìn con tăng 6,78%.
Mục tiêu đến 2010: Tổng đàn trâu đạt khoảng 90,6 nghìn con, tổng đàn bò
190 nghìn con; tổng đàn lợn 760 nghìn con và tổng đàn gia cầm 10000 nghìnn con.
Chương trình phát triển chăn nuôi bò thịt, bò lai phát triển ở tất cả các
huyện, thành, thị, do chăn nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế nhanh, vốn đầu tư

phù hợp với kinh tế hộ gia đình, sản phẩm dễ tiêu thụ. Việc cải tạo đàn bò vàng
địa phương được chú trọng, chất lượng đàn bò được nâng lên, số bò lai Sind tăng
so cơ cấu tổng đàn. Trong chăn nuôi đã hình thành được một số hộ sản xuất quy
mô lớn; bước đầu hình thành tập quán chăn nuôi tập trung, sản xuất hàng hóa
trong nông hộ.
Bên cạnh kết quả đạt được, phát triển chăn nuôi hiện nay gặp nhiều khó
khăn, nguyên nhân do rét đậm rét hại, giá cả vật tư thức ăn chăn nuôi tăng cao, thị
trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi chưa có yếu tố ổn định và gặp nhiều khó khăn
do dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (LMLM, CGC, tai xanh trên đàn lợn) diễn
11

×