Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Làm rõ sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc giai cấp . Vấn đề này Đảng Nhà nước ta hiện nay giải quyết như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.98 KB, 10 trang )

Trường đại học kinh tế quốc dân
Bài tập lớn
Môn : Tư tưởng Hồ Chí Minh
Giảng viên hướng dẫn :
Thạc sĩ : Lê Thị Hoa
Sinh viên thực hiện :
Nguyễn Bá Tiến

Tên đề tài : Làm rõ sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc giải quyết mối
quan hệ giữa vấn đề dân tộc giai cấp . Vấn đề này Đảng Nhà nước ta hiện nay giải
quyết như thế nào .
1
Hà Nội , ngày 7 tháng 11 năm 2011
Hồ Chí Minh – Người cha già đáng kính , vĩ đại của dân tộc Việt Nam
. Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại Kim Liên , Nam Đàn, Nghệ
An . Ngày 6 tháng 5 năm 1911 tai Bến Nhà Rồng Người đã ra đi tìm đường cứu
nước mở ra 1 thời kì mới cho dân tộc Việt Nam . Năm 1930 Người đưng ra thành
lập Đang Cộng Sản Đông Dương sau này là đổi tên thành Đảng Cộng Sản Việt
Nam. Năm 1941 Người về nước trực tiếp lãnh đạo Đang Công Sản chống lại bọn
thực dân các nước đông minh. Tư tương cua Ngời là sản phẩm tư duy , được hình
thành trong quá trình hoạt động lý luận thực tiễn của Hồ Chí Minh. Đó là hệ thống
lí luận về con đường cách mạng Việt Nam , từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa , bảo đảm thực hiện quyền tự quyết của dân
tộc Việt Nam , nhằm giải phóng dân tộc , giải phóng giai cấp và từng bước hướng
tới giải phóng con người toàn diện . Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm kết hợp
chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa , nhân nghĩa và thực tiễn cách mạng
Việt Nam với tinh hoa văn hóa nhân loại , được nâng lên tầm cao mới dưới ánh
sáng của chủ nghĩa Mác – Lenin. Dân tộc Việt Nam là một dân tôc có truyền thống
yêu nước quật cường chống ngoại xâm sẵn sàng xả thân vì đọc lâp tự do của tổ
quốc . Ra đi tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh mang theo tinh thần ý thức đó của
dân tộc . Nói về mối quan hệ của vấn đề dân tộc và giai cấp Hồ Chí Minh khẳng


định rằng hai vấn đề này luôn luôn tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau
cùng phát triển .
2
Tư tưởng biện chứng của Hồ Chí Minh về mối quan hệ dân tộc với vấn đề
giai cấp là một trong những nhân tố đảm bảo thành công của cách mạng Việt Nam,
một trong những đóng góp xuất sắc của Người vào kho tàng lý luận chính trị cách
mạng của chủ nghĩa Mác Leenin. Quá tình hình thành tư tưởng về giai cấp và dân
tộc của Hồ Chí Minh gắn liền với quá trình hoạt động của Người trong những năm
đầu thế kỉ XX . Việt Nam thời kì này sôi sục tinh thần yêu nước và chống lại bọn
thực dân Pháp . Thời kì này có nhiều nhà yêu nước và quyết tìm ra con đường giải
phóng dân tộc như Phan Bội Châu , Phan Chu Trinh nhưng vẫn thất bại . Nguyên
nhân thất bai là họ chưa tìm ra đường lối đúng đắn , chưa nhận thức xu thế của thời
đại nên không thấy được giai cấp trung tâm của lúc này là giai cấp công nhân- giai
cấp đại biểu cho một phương thức sản xuất mới , một lực lượng tiến bộ của xã hội
và mang một sứ mệnh lịch sử. Trước yêu cầu bức xúc của giải phóng dân tộc . từ
chủ nghĩa yêu nước người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm
đường cứu nước . Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước Người đã rút ra nhận
xét : chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa thực dân là nguồn gốc của mọi sự đau khổ của
công nhân , nông dân lao động ở cả chính quốc cũng như thuộc địa . Người viết
tiếng cộng hòa dân chủ kì thực trong thì nó bóc lột nhân dân , ngoài thì áp bức
thuộc địa . Người tuy cũng khâm phuc các cuộc cách mạng của Pháp , Mỹ nhưng
lại thấy cách mạng chưa đến nơi. Vì vậy Người đã tham gia các hoạt động đấu
tranh tại các nước bị áp bức cũng như phong trào công nhân tại các nước tư bản.
Cách mang tháng 10 Nga thành công như một tất yếu của lịch sử và Người đã vận
dụng nó để tìm ra con đường để giải phóng đất nước ta khỏi ách đô hộ của thực
dân Pháp. Người khẳng định rằng chỉ có con đường vô sản , chủ nghĩa xã hội mới
là mục tiêu để dân tộc hướng tới . Kết luận trên của Người khẳng định một hướng
đi mới , chiến lược mới , mục tiêu mới , giải pháp mới so với các lãnh tụ của các
phong trào yêu nước trước đó , đưa cách mạng Việt Nam đi vào quỹ đạo của cách
3

mạng vô sản, tức là lấy tư tưởng mac-lenin làm chủ đạo . Trong quá trình hoạt
đọng cách mạng , người đã đấu tranh và chỉ đạo mối quan hệ hữu cơ giữa vấn đề
dan tộc và vấn đề giai cấp bền bỉ chống các quan điểm không đúng về vấn đề dan
tộc và thuộc địa , phát triển lý luận cách mạng . Thời gian Người hoạt động trong
phong trào công nhân ở Pháp , Người đã nhận ra những hố sâu ngăn cách giữa
nhân dân lao đọng thuộc địa và nhân dân và lao động chính quốc . Trong đại hôi
Tua thành lập Đảng cộng sản Pháp Người đã kêu gọi những người xã hội ủng hộ
phong trào giải phóng ở các nước thuộc địa và phản đối phái nghị viện đi theo
đường lối cơ hội của Đệ nhị quốc tế theo đuổi bọn thực dân đi áp bức các nước
thuộc địa. Trong nhiều tham luận tại đại hội quốc tế Người đã đứng ra bảo vệ chủ
nghĩa Mac lenin và phê bình một cách kiên quyết và chân thành những sai lầm của
Đảng cộng sản chính quốc . Các đảng cộng sản này tuy thừa nhận 21 điều của 21
điều của quốc tế cộng sản trong đó điều 8 quy định các dân tộc phai ủng hộ phong
trào giải phóng của các dân tộc , nhưng thực tế là hoạt đọng rất ít do đó không
nhận thức được tầm quan trọng của các dân tộc thuộc địa . Đối với Đảng Cộng sản
Việt Nam ngay từ khi mới thành lập trong chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc
soạn thảo đã khẳng đinh chủ trương là tư sản dân quyền cách mạng và cách mạng
thổ địa đẻ đi tới xã hội cộng sản . Như vậy là lần đầu tiên trong cách mạng Việt
Nam với Hồ Chí Minh sự nghiệp đấu tranh của dân tộc Việt Nam gắn liền với chủ
nghĩa xã hội. Cuộc cách mạng này gắn liền với 2 mục tiêu chính : giải phóng dân
tộc khỏi ách nô lệ của thực dân và giải phóng giai cấp khỏi áp bức bóc lột . Vấn đề
dân tộc được giải quyết trên lập trưởng của giai cấp công nhân điều đó phù hợp với
xu thế của thời đại và lợi ích của các giai cấp và lực lượng tiến bộ trên thế giới .
Sức mạnh đi tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam là mục tiêu dân tộc luôn thống
nhất với mục tiêu dân chủ trên cơ sở định hướng xã hội chủ nghĩa . Đặc điêm nổi
bật của cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân triệt để tạo
tiền đề cho bước chuyển sang thời kì quá đọ lên chủ nghĩa xã hội , cách mạng xã
4
hôi chủ nghĩa là bước kế tiếp ngay khi cách mạng dân tộc dân chủ thắng lợi . Giữa
hai cuộc cách mạng này không có bức tường nào ngăn cách . Đó là quan điểm hết

sức căn bản của tư tưởng Hồ Chí Minh : chỉ có hoàn thành cách mang dân tộc dân
chủ mới xây dựng và phát triển lên chủ nghĩa xã hội và chi có chủ nghĩa xã hội
mới giữ được thành quả của cách mạng dân tộc dân chủ và mang lại sự ấm no cho
nhân dân.
Như chúng ta đã biết đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mac lenin .
Từ đó Người đã phát huy chủ nghĩa yêu nước truyền thông của Việt Nam trong sự
thông nhất của quốc tế cộng sản . Bởi vậy trong tư tưởng Hồ Chí Minh là những tư
tưởng dân tộc chân chính đồng thời là tư tưởng quốc tế chân chính . Sự phát triển
tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ đạo thực tiễn của cách mạng Việt Nam , trong sự
thúc đây của sự phát triển dân tộc và giai cấp , ý thức giác ngộ về cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc là tiền đề quyết định nhất và là đọng lực chủ yếu đề Hồ Chí
Minh đến với chủ nghĩa Mac Lenin và quan điểm Mác xít về giai cấp . Đó là chính
là nhân tố đảm bảo tính khoa học cho sự phát triển tinh thần dân tộc trong người
chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh.
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề
dân tộc và vấn đề giai cấp trên lập trường vô sản đã bám sát thực tiễn cách mạng
Việt Nam, theo sát sự phát triển của thời đại. Tư tưởng ấy đã góp phần làm sáng tỏ
thêm mối quan hệ không tách rời giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Thật vậy,
lịch sử đã cho thấy từ khi dân tộc xuất hiện cho đến nay, dân tộc luôn gắn liền với
giai cấp. Giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất thống trị luôn nắm quyền
thống trị dân tộc. Do đó, không có dân tộc phi giai cấp và giai cấp thống trị dân tộc
bao giờ cũng bảo vệ độc lập, tự chủ và phát triển dân tộc theo hình ảnh và lợi ích
5
của giai cấp mình. Vì thế, việc giải quyết vấn đề dân tộc bao giờ cũng phụ thuộc
vào lập trường, quan điểm của giai cấp thống trị dân tộc. Gắn liền với các giai cấp
đã nắm quyền thống trị dân tộc là các cách tương ứng bảo vệ độc lập, tự chủ và
phát triển dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc.
Giai cấp phong kiến, tư sản và vô sản nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc
khác nhau. Nhân loại đã từng biết chủ nghĩa dân tộc truyền thống thể hiện lòng yêu
nước lâu đời của một dân tộc, chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa dân tộc vô sản,

chủ nghĩa dân tộc cách mạng, chủ nghĩa dân tộc sô vanh nước lớn, chủ nghĩa dân
tộc hẹp hòi Chưa có và chừng nào còn giai cấp sẽ không có dân tộc phi giai cấp.
Ngay từ những năm đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã phân
biệt rõ “chủ nghĩa dân tộc bản xứ” - chủ nghĩa dân tộc truyền thống ở các nước
thuộc địa, với “chủ nghĩa quốc tế” - chủ nghĩa dân tộc theo lập trường của giai cấp
vô sản. Người viết: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Phát động
chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản Khi chủ nghĩa dân tộc của
họ thắng lợi nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế”.
Người luôn nhắc nhở khi giải quyết vấn đề dân tộc phải đứng vững trên lập trường
vô sản, tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa sô vanh cũng
như chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại.
Ở các nước thuộc địa, độc lập giải phóng dân tộc là điều kiện hàng đầu để
giải phóng giai cấp . Đây chính là mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giải
phóng giai cấp , giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh . Trong hai vấn
đề này Người đã xem xét vấn đề nào giải quyết trước , vấn đề nào giải quyết sau ,
vấn đề nào giải quyết vấn đề nào . Theo Hồ Chí Minh , ở các nước đang đấu tranh
giành đọc lập kinh teea đang rất lạc hậu thì đấu tranh không giống như ơ phương
6
Tây . Trong khi đó , chủ nghĩa yêu nước và tinh thần luôn luôn là động lực thôi
thúc các dân tộc này đứng lên đấu tranh giành độc lập . Đó là chủ nghĩa yêu nước
và tinh thần dân tộc chân chính . Ở các nước này trước hết giải phóng dân tộc ,
giành chính quyền về tay nhân dân lao động , đó là điều kiện hàng đầu để mở
đường giải phóng giai cấp , tiến tới giải phóng con người , phù hợp với quan điểm
của chủ nghĩa mác lenin : chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng .
Nhưng trong nhuững năm 30 của thế kỉ XX , quan điểm này của Hồ Chí Minh bị
quốc tế cộng sản và những người cộng sản Việt Nam cho là hữu khuynh . Vì
những người này chưa nắm vững tình hình của Phương Đông như Hồ Chí Minh .
Thực tế về sau cho thấy quan điểm Hồ Chí Minh hoàn toàn là đúng đắn .
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội . Hồ Chí Minh xác định giai
cấp công nhân lãnh đạo phong trào dân tộc cũng chính là xác định hệ tư tưởng của

giai cấp công nhân lãnh đạo dân tộc cũng chính là xác định hệ tư tưởng của giai
cấp công nhân là chủ nghĩa Mác lenin , xác định phương hướng đi lên của dân tộc .
Theo Hồ Chí Minh phương hướng đó chủ nghĩa xã hội . Đọc lập dân tộc là trạng
thái của xã hôi còn chủ nghĩa xã hội là tính chất của xã hội đó . Bởi vì khi những
tiền đè chính trị được tạo ra cho dân tộc Việt Nam sau giải phóng là sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản , nhà nước dân chủ nhân dân , hệ thống chính trị của toàn dân
thì phương hướng tất yếu của xã hội là chủ nghĩa xã hội . Nếu đọc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa tư bản thì những tiền đề cho một chế độ tư bản được tạo ra trong
cách mạng dân tộc dân chủ . Đó là giai cấp tư sản mạnh , đủ sức lãnh đạo cách
mạng , nhà nước tư sản được hình thành . Nhưng ở Việt Nam những thiết chế đó
chưa bao giờ có điều kiện để phát triển mạnh . Nó vừa mới hình thành thì chết yểu
ngay sau đó . Cho nên Hồ Chí Minh cho rằng đọc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội là tất yếu của Việt Nam . Hay nói cách khác , giải phóng dân toccj
7
phải gắn liền với giải phóng giai cấp và mở đường giải phóng con người. Hoặc độc
lập dân tộc gắn với tự do hạnh phúc của nhân dân . Có như vậy giải phóng dân tộc
mới giành được thắng lợi hoàn toàn . Qua thực tiễn đấu tranh và lãnh đạo cách
mạng Việt Nam và tham khảo những kinh nghiệm từ những nước khác, Người đã
đưa ra những giải pháp sáng tạo , đúng đắn cho cách mạng Việt Nam . Đó chính là
nguồn gốc sức mạnh cho cách mạng dân tộc Việt Nam . Bởi lẽ: Cách mạng dân tộc
trong thời đại ngày nay muốn thành công một cách triệt để nhất định đi theo quỹ
đạo là bộ phân khăng khít của cách mạng vô sản .Cuộc cách mạng đó phải đưa vào
lực lượng của nhân dân , nòng cốt là liên minh công nông do chính đảng của giai
cấp công nhân lãnh đạo . Hồ Chí Minh nhận thức rât rõ điều này và Người đã phát
huy sức mạnh của dân tộc thành sức mạnh vô địch . Cuộc đấu tranh giải quyết mâu
thuẫn giai cấp trong nội bộ dân tộc ( địa chủ - nông dân , tư sản – vô sản) không
tách rời cuộc đấu tranh giữa toàn thể dân tộc với đế quốc xâm lược . Ở giai đoạn
đầu của cuộc cách mạng thì đọc lập dân tộc được đưa lên hàng đầu . Nếu không
giải quyết được vấn đề dân tộc không đòi được độc lập dân tộc thi chẳng những
toàn thể dân tộc chịu kiếp ngựa trâu thì quyền lợi của bộ phận giai cấp vạn năm

cũng không thể đòi lại được . Ở đây giai cấp được biểu hiện ở cái dân tộc còn cái
dân tộc giải quyết theo lập trường của giai cấp công nhân . Cách mạng giải phóng
dân tộc và cách mạng vô sản ở chính quốc như hai cánh của con chim , phải thực
hiện liên minh thì cách mạng mới giành được thắng lợi. Cách mạng giải phóng dân
tộc ở các nước thuộc địa không phụ thuộc một chiều vào cách mạng vô sản của các
nước chính quốc mà phải chủ động giành thắng lợi , thậm chí là giành thắng lợi
trước để góp phần hỗ trợ một cách tích cực cho cách mạng ở các nước tư bản . Sau
khi giành thắng lợi trước sự áp bức của các nước ngoại bang khỏi chế đọ thuộc
địa , dân tộc được giải phóng phải lên quá độ chủ nghĩa xã hội , phải tự tìm hướng
đi đúng đắn phù hợp với tình hình đất nước , tránh giáo điều dập khuôn biện pháp
của các nước khác .
8
Vấn đè dân tộc giai cấp hiện nay , Đảng và nhà nước ta vận dụng sáng tạo tư
tưởng Hồ Chí Minh để áp dụng vào thời đại này. Quán triệt sâu sắc quan điểm
cách mạng là sự nghiệp của nhân dân , khơi dậy mạnh mẽ truyền thống yêu nước
và tinh thần dân tộc . Con người Việt Nam vốn có truyền thống và gắn kết cộng
đồng có ý chi kiên cường bất khuất không chịu là phận nô lệ và phận nghèo hèn .
Trong công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc hiện nay , tinh thần của
truyền thống quý báu ấy được tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ . biến nó thành nội lực vô
tận để đưa đất nước vượt qua mọi nguy cơ thử thách vững bước tiến lên. Trong
thời kì Hồ Chí Minh nội dung của vấn đề dân tộc là giải phóng dân tộc thực hiện
quyền tự quyết của dân tộc , đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước nhưng
Người cũng luôn luôn đứng vững trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải
quyết vấn đề dân tộc . Đó là luôn luôn đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
Sản . Ngày nay trong công cuộc đổi mới , nội dung của vấn đề dân tộc xây dựng và
bảo vệ đất nước . Đó là quá trình xây dựng nhà nước xây dựng nền kinh tế nền văn
hóa nền giáo dục nền đạo đức nền quốc phòng nguồn lực con người và bảo vệ biên
giới bảo vệ trật tự an ninh chính trị , an toàn xã hội , bảo đảm sự ổn định của xã hội
nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh , để nhân
dân ấm no hạnh phúc . Mục tiêu đó không phải chỉ là vấn đề giai cấp mà vừa là

giai cấp vừa là dân tộc . Nó chứng tỏ ở Việt Nam chỉ có Đảng cộng sản và giai cấp
công nhân mới là lực lượng chân chính cho lợi ich của dân tộc , mới xây dựng
được mặt trận đại đoàn kết dân tộc để thực hiện được mục tiêu trên . Những lệch
lạc về phía này hay phía kia đều là trái với tư tương Hồ Chí Minh .
Lịch sử 81 năm qua của Đảng Cộng Sản đã chứng minh bản chất công nhân
của Đảng . Sự gắn bó giữa Đảng với giai cấp công nhân và dân tộc ngay từ khi ra
đời Đảng Cộng Sản. Trong thời kì hiện nay khi chúng ta tham gia vào WTO, thực
9
hiện hội nhâp quốc tế chúng ta đồng thời nêu cao tư tưởng đại đoàn kết dân tộc
phát huy sức mạnh của dân tộc để bảo vệ xây dựng đảng thì vấn đề giữ vững tăng
cường vai trò của giai cấp công nhân cần được quan tâm hơn. Nghị quyết trung
ương 6 ( khóa X) đã xác định mục tiêu :” xây dựng giai cấp công nhân lơn mạnh ,
có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng , có ý thức công dân , yêu
nước yêu chủ nghĩa xã hội tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa dân tộc , nhạy bén vững
vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và những biến đổi của
tình hình trong nước , có tinh thần đoàn kết dân tộc và hợp tác quốc tế thực hiện sứ
mệnh lịch sử của giai cấp lãnh đạo thông qua đội tiền phong là Đảng cộng sản Việt
Nam.”. Tăng cường bản chất của giai cấp công nhân với những định hướng : tiếp
tục tổ chức giáo dục tốt cho nhân dân và cho cả dân tộc đặc biệt là giai cấp công
nhân , hình thành và triển khai thực hiện chiến lược xây dựng giai cấp công nhân
lớn mạnh với chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế xã hội phù hợp với thời
đại , tiếp tục nghiên cứu , tổng kết thực tiễn phát triển lý luận về giai cấp công
nhân trong thời kì kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công
nghiệp hóa hiện đại hóa, tăng tỉ lệ lãnh đạo và đang viên cán bộ quản lý xuất thân
từ công nhân.
Nói tóm lại Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc giai cấp thể hiện sâu
sắc ở quan điểm đọc lập gắn liền với chử nghĩa xã hội ,đã định hướng chính trị và
chỉ đạo nhận thức và hành đọng của toàn đảng , toàn dân ta đồng thời đã được
kiểm nghiệm khẳng định thực tiễn trong cách mạng Việt Nam . Hiện nay Đảng và
nhà nước ta vận dụng vào sự nghiệp đổi mới nhằm ra sức phát tiển kinh tế xã hội

văn hóa làm cho dân giàu nước mạh xã hội công bằng dân chủ vân minh .
10

×