Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Toàn Cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.18 KB, 66 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
Trang 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 3
Trang 3
MỤC LỤC 1 3
Trang 1 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 3 3
Trang 3 3
LỜI MỞ ĐẦU 4 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực của công ty 4
CHƯƠNG I : NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 26
I.Các khái niệm cơ bản và các hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 26
III. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CÔNG TÁC ĐÀO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 39
IV. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 40
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY 41
1. Về tổ chức quản lý đào tạo 41
2. Quỹ đào tạo và tình hình sử dụng quỹ đào tạo 41
3. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty 42
3.1 Đánh giá chung về chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty
42
3.2 Việc quản lý công tác đào tạo - huấn luyện 42
3.3 Xây dựng kế hoạch và thực hiện hoạt động đào tạo – phát triển nhân lực 42


3.4 Việc sử dụng kinh phí đào tạo 43
3.5 Quy mô đào tạo 45
4.Những hạn chế trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty.
45
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHAT TRIỂN CHUNG CỦA NGÀNH VẬT LIỆU XÂY
DỰNG VIỆT NAM 47
Phương hướng phát triển chung 47
II. PHƯƠNG HƯỚNG VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CỦA CÔNG TY 47
SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1. Quan điểm, định hướng, chiến lược về Đào tạo phát triển nguồn nhân lực của
công ty 47
2. Nhu cầu đào tạo của của công ty 48
3. Mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty 50
4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển NNL của công ty
51
SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
MỤC LỤC 1
Trang 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 3
Trang 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Con người là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất, trình độ phát triển
của nguồn nhân lực là lợi thế phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trong mọi lĩnh vực thì con
người luôn đứng ở vị trí trung tâm. Quan tâm đến sự phát triển con người sẽ góp phần
đảm bảo cho sự phát triên đất nước bởi vì quá trình phát triển nguồn nhân lực là thước đo
đánh giá sự phát triển về kinh tế của mỗi doanh nghiệp.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệp được mở ra nhiều cơ hội phát
triển. Sự phát triển của doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển của cả quốc gia. Tuy nhiên
đây cũng là thách thức đối với doanh nghiệp, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp
phải cạnh tranh,điều đó cũng có nghĩa là các doanh nghiệp phải phát huy lợi thế của
mình. Chất lượng nguồn nhân lực là lợi thế hàng đầu bởi con người là một tài nguyên vô
giá. Vì vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ
của một doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của cả một đất nước.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi sự tốn kém về cả thời gian và chi phí.
Nhưng thực hiện tốt công tác này sẽ mang lại vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp đảm bảo
cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
Nhận rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các
doanh nghiệp nói chung và công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Toàn Cầu nói riêng. Qua
tìm hiểu thực trạng nguồn nhân lực của công ty, em nhận thấy công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực luôn luôn giữ một vai trò quan trọng và trở thành công tác thường
xuyên được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật, môi trường kinh doanh thay đổi… thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
trong công ty còn bộc lộ những tồn tại và hạn chế. Do vậy làm thế nào để hoàn thiện,
nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty
nhằm nâng cao trình độ cho người lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp, đáp ứng kịp thời với sự thay đổi. Đây chính là lý do em chọn đề tài: “ Một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công
ty Cổ phần vật liệu xây dựng Toàn Cầu”.
Nội dung báo cáo gồm 2 phần:

Phần I: THỰC TẬP CHUNG
Phần II: THỰC TẬP CHUYÊN SÂU.
Chương 1: Những nội dung cơ bản về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công
ty
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực của công ty
Mục đích nghiên cứu đề tài:
SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Về mặt lý luận: đề tài góp phần đưa ra những ý kiến, quan điểm chung nhất nhằm
nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Về măt thực tiễn: đề tài góp phần tổng hợp và tạo ra một hệ thống các biện pháp có
tính khả thi, có cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Toàn Cầu.
• Phạm vi nghiên cứu:
Tập trung tìm hiểu công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần vật
liệu xây dựng Toàn Cầu, hiệu quả công tác và những yếu tố làm ảnh hưởng đến những tồn
tại.
• Phương pháp nghiên cứu:
Áp dụng hệ thống phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu, bảng biểu, thống kê, phương
pháp bảng hỏi, khảo sát nhằm đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác này của Công ty Cổ phần
vật liệu xây dựng Toàn Cầu.
SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN I: THỰC TẬP CHUNG

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
- Tên công ty: Công ty cổ phần vật liêu xây dựng Toàn Cầu
- Tên tiếng anh: Toan cau buildinh marterials joint stock company
- Số điện thoại: 04.62512439
- Fax: 04.62810100
- Giấy phép kinh doanh số: 0104741919, Công ty thành lập ngày 21 tháng 6 năm 2007,
do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của
công ty là sản xuất và cung cấp các mặt hàng gạch block. Công ty có trụ sở giao dịch tại:
Số 7, tổ 29, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, và nhà máy sản xuất
đặt tại khu công nghiệp Phú Nghĩa Chương Mỹ – Hà Nội.
Tiền thân của tập đoàn Toàn Cầu là công ty TNHH Thương mại Thép Toàn Cầu,
được thành lập năm 2002. Toàn Cầu là đối tác hàng đầu của các nhà sản xuất Thép miền
bắc như: VIS; Việt Úc; Hòa Phát; Tisco… Công ty luôn nhận được sự tin cậy và hài lòng
từ khách hàng và các đối tác. Sau 5 năm hoạt động nhờ sự năng động sáng tạo và bản lĩnh
của tập thể cán bộ công nhân viên đã đưa công ty phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu. Tập đoàn đã đầu tư nhà máy GẠCH KHÔNG NUNG ở khu công nghiệp Phú
Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội. Nhằm sản xuất ra sản phẩm gạch không nung thân thiện với
môi trường để thay thế gạch đỏ nung truyền thống và đáp ứng nhu cầu sử dụng gạch xây
trong dân dụng và các dự án nhà ở xã hội
Tháng 5 năm 2007 công ty đầu tư dây truyền sản xuất gạch block với công suất là
30 triệu viên/ năm. Đến tháng 10 năm 2008 công ty đầu tư nâng cấp dây truyền sản xuất
lên với công suất 50 triệu viên/ năm. Công ty mới thành lập được hơn 4 năm nhưng đã có
những bước phát triển ban đầu nhanh cả về quy mô và chất lượng.
Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Toàn Cầu là một công ty cổ phần thành lập bởi
các thành viên góp vốn. Hiện tại công ty sản xuất chủ yếu các mặt hàng vật liệu xây dựng
gồm các chủng loại:
- Gạch đặc TC-BR1
- Gạch 2 lỗ TC-BR2
- Gạch 3 lỗ TC-BR3

- Gạch rỗng TC-BL1
- Gạch rỗng TC-BL2
- v.v
Công ty có chức năng sản xuất ra vật liệu xây dựng để đáp ứng nhu cầu gạch xây
dựng cho ngành xây dựng, cho các khu công nghiệp đang xây dựng ở khu CN Phú nghĩa
nói riêng và các khu vực khác nói chung góp phần phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đưa
đất nước ta ngày càng phát triển hơn.
Người đại diện theo pháp luật của công ty: TRẦN THANH MINH
Chức danh: chủ tịch hội đồng quản trị.
SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2. Ngành nghề kinh doanh của công ty
- Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét
- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng, thạch cao.
- Bán buôn vật liệu, thiết bị khác trong xây dựng.
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
3. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty.
3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY
DỰNG TOÀN CẦU

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Ta có thể thấy cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Toàn Cầu
được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Đây là cơ cấu tổ chức khá hợp lý và có khoa
học phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của công ty. Cơ cấu tổ chức này có ưu điểm
là: Đảm bảo được tính thống nhất trong quản lý, đảm bảo chế độ một thủ trưởng và cơ
cấu gọn nhẹ, linh hoạt và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban. Tuy nhiên cơ cấu

này vẫn còn những nhược điểm là: chức năng quản lý không được chuyên môn hóa nên
không có điều kiện để đi sâu thực hiện từng chức năng một, không tận dụng được đội ngũ
SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
7
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Phó tổng GĐ SX Phó tổng GĐ TC Phó tổng GĐ TM
Phòng
tổ chức
hành
chính
Các
Xưởng
sản
xuất
Phòng
kế
toán
Phòng
kinh
doanh
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
chuyên gia trong lĩnh vực quản lý và dễ dẫn đến tình trạng quá tải về công tác đối với
người lãnh đạo.
3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
a. Quản trị cấp cao.
 Chức năng nhiệm vụ của hội đồng quản trị.
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh

hàng năm của Công ty.
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại.
- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán
của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác.
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của Công ty.
- Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 điều 91 của Luật doanh
nghiệp 2005.
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo
quy định của Luật này hoặc điều lệ Công ty.
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp
đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá
trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ
hơn quy định tại điều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản
3 điều 120 của Luật doanh nghiệp năm 2005.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với
Giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định định
mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền
thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần góp vốn ở công ty khác, quyết định mức thù
lao và lợi ích khác của những người đó.
- Giám sát, chỉ đạo CTHĐQT và người quản lý khác trong điều hành công việc
kinh doanh hàng ngày của Công ty.
- Quyết định cơ cầu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập
công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh
nghiệp khác.
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập
họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định.
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông.
- Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử
lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản của Công ty.

- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 và Điều
lệ công ty.
SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
 Chức năng nhiệm vụ của ban kiểm soát.
- Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị hoặc chủ tịch Hội đồng quản
trị trong việc điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông trong thực hiện
các nhiệm vụ được giao.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản
lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo
cáo tài chính.
- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu
tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.
- Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ
sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Ban kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được
giao.
 Chức năng nhiệm vụ của Tổng giám đốc.
- Tổ chức triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của Công ty.
- Tổ chức thực hiện các công việc đã được Hội đồng quản trị thông qua.
- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành công việc các phòng ban phát sinh hàng ngày.
- Báo cáo định kỳ với Hội đồng quản trị.
b. Cấp quản trị trung gian.
 Chức năng nhiệm vụ của Phó tổng giám đốc sản xuất
- Tham mưu giúp Tổng giám đốc trong quá trình điều hành sản xuất theo sự phân
công và ủy quyền của Tổng giám đốc.
- Giải quyết các công việc phát sinh hàng ngày của xưởng sản xuất và phòng hành
chính.
- Căn cứ vào kế hoạch bán hàng lên kế hoạch sản xuất.

- Tổ chức xưởng sản xuất, phòng hành chính thực hiện theo kế hoạch sản xuất và
vận chuyển.
- Quản lý, tổ chức nhân sự phòng kế toán, xưởng sản xuất và phòng hành chính.
- Được quyền duyệt chi dưới 2.000.000đồng đối với các công việc phát sinh trong
quá trình điều hành sản xuất tại nhà máy.
- Các công việc theo sự ủy quyền của Tổng giám đốc.
 Chức năng nhiệm vụ của Phó tổng giám đốc thương mại
- Tham mưu cho tổng giám đốc về định hướng phát triển sản phẩm và đề xuất các
chính sách bán hàng tại từng thời điểm theo diễn biễn của thị trường.
- Thực hiện công việc theo sự phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc.
- Lập chiến lược phát triển thị trường, chăm sóc khách hàng, định hướng phát triển
sản phẩm mới và tư vấn chính sách bán hàng cho Tổng giám đốc.
SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Lên kế hoạch triển khai thực hiện công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm theo kế
hoạch Tổng giám đốc giao.
- Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo ban lãnh đạo tình hình kinh doanh của phòng, tình
hình cạnh tranh và biến động bất thường trên thị trường.
- Hợp tác với các trưởng bộ phận của các phòng ban khác xử lý các nghiệp vụ phát
sinh trong quá trình bán hàng.
- Kiểm tra, kiểm soát thường xuyên việc thực hiện kế hoạch bán hàng và công nợ
khách hàng đối với nhân viên dưới quyền.
c. Cấp quản trị cơ sở
 Chức năng nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính:
 Chức năng của phòng tổ chức hành chính:
- Phòng tổ chức hành chính Công ty cổ phần VLXD Toàn cầu (Sau đây gọi là Văn
phòng Công ty) là cơ quan giúp việc Tổng Giám đốc thực hiện chức năng tham mưu, tổng
hợp, tổ chức phối hợp giữa các phòng, xưởng Công ty trong việc thực hiện các quyết định
của Giám đốc và Lãnh đạo của Công ty.

- Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong công tác Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương,
hành chính quản trị, thi đua khen thưởng, kỷ luật, bảo vệ. Công tác chăm lo đời sống vật
chất, tinh thần cho CBCNV, quản lý công tác văn thư lưu trữ, quản lý tài sản, trang thiết
bị làm việc, sinh hoạt thuộc Văn phòng Công ty.
- Thực hiện các quy định về văn thư, lưu trữ, bảo mật, các nguyên tắc quản lý công
văn, giấy tờ, đi, đến, các biện pháp quản lý tài sản thuộc lĩnh vực chuyên môn.
- Phối hợp với các phòng ban chức năng xây dựng quy chế làm việc, giao dịch, tiếp
khách, bảo vệ cơ quan, trang trí, khánh tiết… công tác an ninh trật tự, nơi làm việc.
 Nhiệm vụ của Văn phòng Công ty:
- Quản lý và hướng dẫn các phòng ban cơ quan Công ty về công tác văn thư, lưu trữ;
tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ của Cơ quan Công ty theo quy
định của pháp luật.
- Kiểm tra thể thức và thủ tục hành chính trong việc ban hành các văn bản của Công
ty.
- Tổ chức và phục vụ các cuộc họp, làm việc, tiếp khách của Lãnh đạo Công ty; thông
báo ý kiến kết luận tại các hội nghị, cuộc họp giao ban, làm việc của Tổng Giám đốc;
phối hợp với các phòng, chuẩn bị các bài viết, trả lời, phỏng vấn cho Lãnh đạo Công ty.
- Tham mưu cho Lãnh đạo về công tác tổ chức nhân sự của Công ty.
- Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong việc thực hiện các chế độ, chính sách (nâng
lương, nâng bậc, tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, giải quyết các chế độ BHXH…) với
người lao động, kế hoạch trang bị BHLĐ cho người lao động.
SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Xây dựng kế hoạch lao động, định biên, định mức lao động, theo dõi tổng hợp tình
hình sử dụng lao động, thu nhập từ tiền lương, phân tích tình hình sử dụng lao động, trả
lương cho CBCNV.
- Thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo và quản trị nhân sự tại Công ty.
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe cho CBCNV.
- Hướng dẫn công tác thi đua, làm thường trực hội đồng: Thi đua, khen thưởng, kỷ

luật, nâng lương, nâng bậc. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê theo Quy định.
- Tham mưu và góp ý kiến với Lãnh đạo Công ty về việc bố trí, sắp xếp lao động, sử
dụng lao động và các Quy định hiện hành khác trong toàn Công ty. Kiến nghị Lãnh đạo
Công ty xử lý các trường hợp vi phạm kỷ luật của Công ty.
- Được phép ký các loại văn bản theo chức năng khi được Tổng Giám đốc Công ty ủy
quyền trực tiếp.
- Quản lý Đội xe văn phòng phục vụ nhu cầu công tác của CB CNV trong Công ty.
- Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành chính sách, Pháp luật của Nhà nước, các
Quy chế, Quy định của Công ty.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện nội quy bảo vệ an ninh trật tự cho toàn thể CBCNV.
Phối hợp với cơ quan Công an, quân sự địa phương để thực hiện tốt công tác này.
- Tổ chức, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác bảo vệ tài sản của Công ty. Quản lý,
lập và thực hiện các phương án bảo vệ các mục tiêu quan trọng, các công trình trọng điểm
trong toàn bộ khu vực Công ty quản lý.
- Đối với khách đến giao dịch, làm việc hoặc tham quan giao lưu, nhân viên bảo vệ có
trách nhiệm hướng dẫn và thực hiện đầy đủ các Quy định đã ban hành, nghiêm cấm
không cho người không có nhiệm vụ vào khu vực làm việc của Công ty .
- Phối hợp với các Cơ quan chính quyền tại địa phương để thực hiện việc quản lý
nhân, hộ khẩu trong Công ty theo Quy định hiện hành của Nhà nước và hoạt động khác
tại địa phương.
- Phối hợp với các bộ phận thực hiện thành công HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG ISO 9001:2008 theo định hướng của Tổng Giám đốc
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Công ty giao.
 Chức năng nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán.
 Chức năng:
- Giúp việc và tham mưu cho Giám đốc Công ty trong công tác tổ chức, quản lý và
giám sát hoạt động kinh tế, tài chính, hạch toán và thống kê.
- Theo dõi, phân tích và phản ảnh tình hình biến động tài sản, nguồn vốn tại Công
ty và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh tế cho Tổng Giám đốc trong công tác
điều hành và hoạch định sản xuất kinh doanh.

SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
 Nhiệm vụ:
- Thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê theo Pháp lệnh kế toán và thống
kê, Luật Kế toán và Điều lệ của Công ty.
- Quản lý tài sản, nguồn vốn và các nguồn lực kinh tế của Công ty theo quy định
của Nhà nước.
- Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế
hoạch đầu tư.
- Xây dựng kế hoạch định kỳ về giá thành sản phẩm, kinh phí hoạt động, chi phí
bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa nhỏ của Công ty và các kế hoạch tài chính khác.
- Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, thống kê theo quy định của Nhà nước và Điều
lệ của Công ty.
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với NSNN, cổ đông và người lao động theo luật định.
- Xác định và phản ảnh chính xác, kịp thời kết quả kiểm kê định kỳ tài sản, nguồn
vốn.
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán, bảo mật số liệu kế toán tài chính theo
quy định và điều lệ Công ty.
- Phối hợp với các bộ phận thực hiện thành công HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG ISO 9001:2008 theo định hướng của Tổng Giám đốc
- Thực hiện những nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty phân công.
 Chức năng nhiệm vụ của xưởng sản xuất.
 Chức năng:
- Xưởng sản xuất có chức năng tiếp nhận, quản lý vận hành các thiết bị của Nhà máy
để sản xuất sản phẩm theo kế hoạch sản xuất được Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt.
- Trực tiếp liên hệ với Phòng kinh doanh, Phòng tài chính kế toán để phối hợp trong
việc nhập kho thành phẩm, nhập nguyên nhiên vật liệu và xuất bán hàng.
- Phối hợp với các bộ phận chức năng trong Công ty để sửa chữa, bảo dưỡng máy
móc thiết bị, đảm bảo vận hành an toàn liên tục.

 Nhiệm vụ:
- Tổ chức, bố trí, sắp xếp lực lượng CBCNV trong xưởng để đảm bảo vận hành an
toàn, hiệu quả các thiết bị được giao theo quy trình, quy phạm của Công ty đã ban hành.
- Phối hợp với Phòng kinh doanh, Phòng tài chính kế toán để thực hiện các quy
trình nhập kho nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm và xuất bán hàng.
- Quản lý tài sản, phương tiện, thiết bị, vật tư do công ty trang bị phục vụ yêu cầu
sản xuất.
- Kiểm tra đánh giá tình trạng của thiết bị để bảo dưỡng định kỳ và lập kế hoạch
sửa chữa hàng năm.
- Chủ động trong việc PCCC cho các thiết bị trong phạm vi quản lý.
SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Phối hợp với phòng kinh doanh kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm về chất
lượng sản phẩm trước khi xuất hàng.
- Thường xuyên vệ sinh thiết bị vận hành và khu vực trong Nhà máy.
- Thực hiện triệt để việc tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu trong quá trình sản xuất
- Lập kế hoạch, nội dung đào tạo CBCNV trong Xưởng.
- Tổ chức việc học tập, huấn luyện nâng cao tay nghề cho nhân viên vận hành theo
Quy định của Công ty.
- Thực hiện việc nhập kho hàng ngày về sản lượng sản xuất, bốc xếp theo đúng
biểu mẫu đã ban hành.
- Bảo quản, quản lý, lưu giữ các tài liệu được giao.
- Thực hiện đầy đủ các Quy định về an toàn và BHLĐ theo Quy định hiện hành.
- Phối hợp với các bộ phận thực hiện thành công HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG ISO 9001:2008 theo định hướng của Tổng Giám đốc
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Công ty giao.
 Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh.
 Chức năng:
- Chịu trách nhiệm trước Công ty về hiệu quả bán hàng; chăm sóc khách hàng và

mở rộng thị trường các sản phẩm của Công ty.
- Lập kế hoạch kinh doanh theo tháng – quý – năm.
- Chịu trách nhiệm tìm kiếm khai thác khách hàng để tiêu thụ sản phẩm theo kế
hoach mà Tổng Giám đốc giao.
- Chịu trách nhiệm trước công ty về công nợ bán hàng, thời hạn thanh toán đã quy
định.
- Đề xuất kinh doanh sản phẩm mới theo nhu cầu của thị trường.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn với Ban tổng giám đốc Công ty về mọi tính khả thi
của các bản kế hoạch kinh doanh do phòng kinh doanh đề ra.
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về định hướng phát triển sản phẩm và đề xuất các
chính sách bán hàng tại từng thời điểm theo diễn biến của thị trường.
- Phối hợp với các bộ phận có liên quan để thực hiện quy trình bán hàng theo quy
định của Công ty.
- Chịu trách nhiệm tài chính trước công ty các thiệt hại do phòng kinh doanh gây ra.
 Nhiệm vụ:
- Đánh giá, phân tích thị trường, tìm kiếm khách hàng đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh
doanh của Công ty.
- Đàm phán, lập và giám sát việc thực hiện các hợp đồng kinh tế trên cơ sở các quy
định hiện hành của Công ty.
- Thực hiện quy trình bán hàng theo quy định của công ty.
SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Phối hợp với xưởng sản xuất kiểm soát chất lượng sản phẩm trước khi giao cho
khách.
- Phân tích đơn hàng, lập phương án bán hàng trình Tổng giám đốc duyệt.
- Hàng tháng, quý, năm lập kế hoạch sản lượng bán hàng theo định hướng phát triển
sản xuất của Công ty
- Trao đổi với các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu về chất lượng, số lượng và tiến
độ… để đáp ứng nhu cầu sản xuất của xưởng không bị gián đoạn

- Phối hợp với các bộ phận thực hiện thành công HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG ISO 9001:2008 theo định hướng của Tổng Giám đốc.
- Báo cáo kết quả bán hàng: sản lượng, doanh thu, diễn biến thị trường hàng tháng cho
Tổng Giám đốc Công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Công ty giao.
4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Kể từ khi thành lập đến nay Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Toàn Cầu đã đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất, tạo dựng được năng lực cơ sở sản xuất mới. Các cơ sở hạ tầng,
nhà xưởng, nơi làm việc, phương tiện vận tải được đầu tư sửa chữa, nâng cấp và đầu tư
mới, sản xuất ngày một phát triển, đời sống tinh thần và thu nhập của người lao động
ngày càng tăng.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2008 – 2010
SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng 1.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2008 – 2010
Đơn vị tính: 1000 đ
Các chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Chênh lệch
(2009/2008)
Chênh lệch
(2010/2009)
ST TL% ST TL%
Tổng doanh thu 29.831.960 32.469.120 34.467.840 2.637.160 8.84 1.998.720 6.16

Doanh thu thuần 29.831.960 32.469.120 34.467.840 2.637.160 8.84 1.998.720 6.16
Gía vốn hàng bán 20.473.143 21.492.163 22.016.496 1.019.020 4.98 524.333 2.44
Lợi nhuận gộp 9.358.817 10.976.957 12.451.344 1.618.140 17.29 1.474.387 13.43
CFQL và CFSXKD 3.238.500 3.642.600 3.859.200 404.100 12.48 216.600 5.95
Lợi nhuận từ HĐKD 6.120.317 7.334.357 8.592.144 1.214.040 19.84 1.257.787 17.51
Thu nhập từ HĐTC 324.312 365.497 398.835 41.185 12.7 33.338 9.12
Chi phí HĐTC 151.657 167.153 181.368 15.496 10.22 14.215 8.5
Lợi nhuận từ HĐTC 172.655 198.344 217.467 25.689 14.88 19.123 9.64
Thu nhập khác 178.375 211.647 258.373 33.272 18.65 46.726 22.08
Chi phí khác 213.647 201.364 232.144 -12.283 -5.75 30.780 15.29
LN khác -35.272 10.283 26.229 45.555 129.15 15.946 155.07
LN trước thuế 6.257.700 7.542.984 8.835.840 1.285.284 20.54 1.292.856 17.14
CF Thuế thu nhập DN 2.002.464 2.413.755 2.827.469 411.291 20.54 413.714 17.14
LN sau thuế 4.255.236 5.129.229 6.008.371 873.993 20.54 879.142 17.14
Nguồn: Phòng kế toán
SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nhìn chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm tương
đối tốt, doanh thu và lợi nhuận đều tăng. Cụ thể như sau:
- So với năm 2008 thì năm 2009 tổng doanh thu tăng lên 2.637.160(ngđ) tương
ứng với tỷ lệ tăng là 8.84%.
- Doanh thu thuần năm 2009 tăng 2.637.160(ngđ)tương ứng với tỷ lệ tăng là
8.84%.
- Giá vốn hàng bán năm 2009 tăng 1.019.020(ngđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là
4.98% và tốc độ tăng của giá của giá vốn chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần dẫn
tới lợi nhuận năm 2009 tăng lên 1.618.140(ngđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 17.29%.
- Doanh thu tăng do mức bán tăng, bên cạnh đó chi phí quản lý, bán hàng, sản xuất
kinh doanh của năm 2009 tăng 404.100(ngđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 12.48%. tốc độ
tăng của lợi nhuận gộp lớn hơn tốc độ tăng của chi phí nên công ty vẫn có lãi.

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2009 tăng 1.214.040(ngđ) tương ứng với tỷ
lệ tăng là 19.84%. lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2009 đạt 198.344(ngđ) tăng
25.689(ngđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 14.88%. Lợi nhuận từ hoạt động khác năm 2009
tăng 45.55(ngđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 129.15% do chi phí khác giảm 12.283(ngđ) so
với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ giảm là 5.75%.
Tổng hợp các khoản lợi nhuận trên ta có lợi nhuận trước thuế của năm 2009 đạt
7.542.984(ngđ) tăng 1.285.284(ngđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 20.54%.
Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2009 tăng 873.933(ngđ) với tốc độ tăng là
20.45%
Năm 2009 so với năm 2008, các chỉ tiêu hầu như đều tăng nhưng chi phí quản lý
và chi phí bán hàng, sản xuất kinh doanh có tốc độ tăng cao hơn cả tốc độ tăng của doanh
thu. Nói chung là chưa thật sự tốt, một đồng chi phí bỏ ra chưa tạo ra số đồng doanh thu
tương ứng. Công ty cần xem xét cắt giảm bớt các khoản chi phí khác để thu được lợi
nhuận lớn hơn.
Dựa vào số liệu trên , ta có thể phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
năm 2009 – 2010 như sau:
- Tổng doanh thu và doanh thu thuần năm 2010 đạt 34.467.840(ngđ) tăng
1.998.720(ngđ) so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ tăng là 6.16%.
- Giá vốn hàng bán năm 2010 đạt 22.016.496(ngđ) tăng 524.333(ngđ) so với năm
2009 tương ứng với tỷ lệ tăng là 2.44%, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán chậm hơn tốc
độ tăng của doanh thu thuần. Do đó lợi nhuận gộp của năm 2010 tăng lên 1.474.387(ngđ)
tương ứng với tỷ lệ 13.43%.
- Chi phí quản lý và chi phí sản xuất kinh doanh năm 2010 tăng lên 216.600(ngđ)
tương ứng với tỷ lệ tăng 5.95%.
Nhìn chung tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc
độ tăng của lợi nhuận. Như vậy hoạt động kinh doanh của công ty đang diễn ra tốt.
- Lợi nhuận của công ty năm 2010 đạt 8.592.144(ngđ) tăng 1.257.787(ngđ) so với năm
2009 ứng với tỷ lệ tăng là 17.51%. lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2010 tăng
19.123(ngđ) ứng với tỷ lệ tăng là 9.64%. hoạt động tài chính của công ty đem lại lợi
nhuận không nhiều năm 2010 là 217.467(ngđ). Lợi nhuận khác năm 2010 tăng

SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
15.946(ngđ) tương ứng với tỷ lệ 155.07%. tổng hợp các khoản lợi nhuận trên ta có lợi
nhuận trước thuế năm 2010 đạt 8.835.840(ngđ) tăng 1.292.856(ngđ) ứng với tỷ lệ tăng là
17.14%.
- Khoản đóng góp nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước năm 2010 tăng lên
413.714(ngđ) ứng với tỷ lệ 17.14%. lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2010 tăng lên
879.142(ngđ).
Nói chung tốc độ tăng trưởng của công ty tăng đều qua các năm. Mặc dù năm 2010
tốc độ tăng của doanh thu, lợi nhuận, các khoản khác không nhanh bằng tốc độ tăng của
năm 2009 nhung về số tiền thì tăng nhiều hơn. Các khoản thu từ hoạt động tài chính
không đáng kể, các khoản chi phí khác tăng nhanh đã ảnh hưởng tới lợi nhuận chung.
Công ty cần có các biện pháp cụ thể để xem xét khắc phục những điểm yếu, phát huy
những điểm mạnh nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
5. Những đặc điểm về kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty.
a. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
Hiện nay rất nhiều công trình đã và đang sử dụng gạch block. Với nhiều tính năng
ưu việt, loại vật liệu xây không nung này đã chinh phục được đông đảo người tiêu dùng
và đang dần thay thế cho gạch nung truyền thống.
Gạch block được sản xuất từ xi măng, cát và chất độn như sỏi, đá dăm, v.v…(các
thành phần kết cấu mềm như đất sét và các hợp chất hữu cơ là không thích hợp), gạch
block chính là bê tông với tỷ lệ nước thấp và cốt liệu nhỏ được lèn chặt trong khuôn thép
thành các sản phẩm có hình dạng theo khuôn mẫu, và sau đó dưỡng hộ cho tới khi cứng
đạt mác tương ứng với cấp phối.
Trên phạm vi toàn thế giới, bên cạnh thép thì bê tông là loại vật liệu được sử dụng
nhiều nhất, và ngày nay nó trở thành một phần không thể thiếu được trong kỹ thuật xây
dựng hiện đại. Gạch block được sử dụng phổ biến trong xây dựng gồm các loại chủ yếu
sau đây:
- Gạch đặc và gạch rỗng để xây tường

- Gạch lát đường, lát vỉa hè và các công trình công nghiệp.
- Gạch viền, gạch trang trí
- Các cấu kiện khác như bó vỉa, gạch kè bờ hồ, sông, biển, gạch bó gốc cây,…
Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Toàn Cầu đã cung cấp gạch không nung cho rất
nhiều công trình từ nhà cấp 4 đến các căn nhà biệt thự cao cấp. Từ hàng trăm mét tường
bao của những ngôi nhà xinh đẹp đến hàng ngàn mét tường bao của các khu công ngiệp
lớn. Từ phần móng của ngôi nhà đến toàn bộ lên tận cùng của ngôi nhà cao tầng. Từ
những công trình nông thôn đến các công trình tại các thành phố lớn. Ở đâu cũng sử dụng
gạch không nung và đều cảm thấy rất hài lòng.
Công ty tự hào là nhà cung cấp chính gạch không nung cho công trình cao nhất
Việt Nam (Keangnam Hanoi landmark Tower-cao 70 tầng, nằm trên đường Phạm Hùng,
Hà Nội). Ngoài ra Công ty còn là nhà cung cấp gạch không nung cho nhiều công trình lớn
khác như: Công ty Posco(An Khánh – Hoài Đức – HN); Công ty cổ phần xây dựng số 9
– vinaconex 9 – đội số 9( Tầng 45 tòa nhà vinaconex 9 – KĐT Mễ Trì Hạ – Phạm Hùng –
HN); công ty TNHH geojung vina(P 208, CT5, Mỹ Đình Sông Đà - Mễ Trì - Từ Liêm -
SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
HN); Công ty CP Bạch Đằng 103(Tầng 5, Số 153 – Phường Trần Phú – Hà Đông – HN);
Công ty xây lắp Hải Phát( Điểm CN sạch Phú Lãm – Hà Đông – HN); Công ty CP XNK
Cảnh Viên( KCN Phú Nghĩa – Chương Mỹ – HN).v.v… Đến nay thương hiệu gạch không
nung Toàn Cầu đã trở lên quen thuộc và là sự lựa chọn của nhiều khách hàng. Tuy nhiên ,
để có thể giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình thì công ty ngày
càng phải nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như công tác phục vụ khách hàng, cần đẩy
mạnh hơn nữa việc quảng cáo, Marketing.v.v…
Bảng 1.3: CHỈ TIÊU THỰC HIỆN SẢN XUẤT NĂM 2011
TT Tên sản phẩm Kích thước
(mm)
Sản lượng
(viên)

1 Gạch đặc TC-
BR11
210x95x60 45.000.000
2 Gạch đặc TC-
BR12
220x90x55 55.000.000
3 Gạch lỗ TC-BR2 210x95x60 20.000.000
4 Gạch rỗng TC-
BL1
390x190x100 10.000.000
5 Gạch rỗng TC-
BL21
390x190x190 10.000.000
6 Gạch rôngx TC-
BL22
390x190x140 10.000.000
Nguồn: Phòng kinh doanh
b) Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã đặt cho công ty đứng
trước một thử thách mới đòi hỏi công ty phải đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất, nếu
không đầu tư thì công ty sẽ bị tụt hậu do năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm
không đảm bảo. Chính vì vậy trong những năm qua, công ty luôn chú trọng đến việc đầu
tư mua sắm các loại máy móc thiết bị mới.
Đồng thời cũng trang bị đầy đủ hệ thống máy móc thiết bị văn phòng như: hệ
thống thiết bị liên lạc, máy FAX, điện thoại, máy vi tính, máy in, máy photo…Để đảm
bảo đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý điều hành sản xuất nhanh, kịp thời và đạt hiệu
quả.
SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 1.4: THỐNG KÊ MÁY MÓC TRANG THIẾT BỊ
STT Tên tài sản
Số
lượng
Đang
sử dụng
Tình trạng
1 Dây truyền ép gạch block 3 3 Chất lượng còn 70%-90%
2 Máy trộn bê tông 3 3 Chất lượng còn 60%- 80%
3 Băng tải cấp liệu 3 3 Chất lượng còn 60%-85%
4 Máy trộn màu 3 3 Chất lượng còn 70%-90%
5 Xe chuyển sản phẩm 12 12 Chất lượng còn 60%-80%
6 Giá gỗ (hoặc thép) để sản
phẩm
4500 4500
Chất lượng còn 50%-80%
7 Đầu kéo sơ mi rơ mooc 6 6 Chất lượng còn 80%-90%
8 Xe tải ben 3 3 Chất lượng còn 70%-85%
9 Xe nâng 9 9 Chất lượng còn 80%-90%
10 Máy xúc 3 3 Chất lượng còn 60%-90%
11 Ô tô con 6 6 Chất lượng còn 80%-100%
12 Máy vi tính 21 21 Chất lượng còn 80%- 95%
13 Máy cưa 5 5 Chất lượng còn 70%-90%
Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng thống kê trên , có thể thấy rằng việc cung ứng trang thiết bị trong công ty
tương đối đầy đủ. Hệ số sử dụng trang thiết bị khá cao, chứng tỏ công ty đã có sự đầu tư,
quan tâm đến việc sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguyên vật liệu. Điều đó không chỉ làm
giảm chi phí trang thiết bị máy móc, chi phí sửa chữa mà còn thể hiện ý thức bảo vệ, bảo
quản tài sản của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Chi phí sửa chữa, chi phí
trang bị máy móc thiết bị giảm sẽ tăng doanh thu, góp phần làm tăng quỹ đào tạo và phát

triển nguồn nhân lực tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực trong công ty
6. Đặc điểm về lao động.
Hiện nay cán bộ công nhân viên biên chế thực tế của công ty là: 480 người, đã ký hợp
đồng . Đây là đội ngũ cán bộ công nhân viên có tri thức, có tay nghề cao và đã có kinh
nghiệm làm việc. Trong quá trình làm việc phân xưởng cần một lượng lao động thời vụ
khá cao để bốc xếp gạch , trong đó chủ yếu là lao động phổ thông, lực lượng lao động này
thường không ổn định vì nhiều người coi đây chỉ là công việc tạm bợ, và họ luôn tìm
cách chuyển nghề để mong tìm được công việc khác đỡ nặng nhọc, đỡ vất vả mà lại tích
lũy được kinh nghiệm nâng cao tay nghề cho bản thân. Việc đào tạo huấn luyện cũng như
thực thi các quy trình quản lý tại công ty khá khó khăn do công ty phải tự đào tạo nguồn
nhân lực để làm quen với công nghệ sản xuất mới.
SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng 1.5: SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY NĂM 2008 - 2010
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
Các chỉ tiêu
2008 2009 2010
So sánh
2009/2008 2010/2009
Số người TT% Số người TT% Số người TT% CL TL% CL TL%
Tổng số lao động
Trong đó:
425 100 467 100 480 100 42 9.88 13 2.78
1. Theo hình thức tác
động vào đối tượng lao
động.
- Lao động trực tiếp. 380 89.41 420 89.94 433 90.21 40 10.53 13 3.1

- Lao động gián tiếp. 45 10.59 47 10.06 47 9.79 2 4.44 0 0
2. Theo giới tính.
- Lao động nữ. 120 28.24 132 28.27 138 28.75 12 10 6 4.55
- Lao động nam. 305 71.76 335 71.73 342 71.25 30 9.84 7 2.09
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Qua biểu trên ta thấy số lượng lao động tăng dần qua các năm. Cụ thể:
- Tổng số lao động năm 2009 so với năm 2008 tăng thêm 42 người ứng với tỷ lệ
tăng 9.88%. sang đến năm 2010, số lao động của công ty tăng thêm 13 người tương ứng
với tỷ lệ tăng là 2,78%. Nguyên nhân số lao động năm 2009 tăng cao là công ty nâng cấp
dây truyền sản xuất lên cần tuyển thêm công nhân có tay nghề.
 Xét theo hình thức tác động vào đối tượng lao động ta thấy:
- Qua 3 năm lao động trực tiếp của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng
số lao động và có xu hướng tăng dần. Năm 2008 số lao động trực tiếp là 420 người tăng
40 người so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ tăng là 10.53%. Năm 2008 tỷ trọng lao
động trực tiếp chiếm 89.41% sang đến năm 2009 chiếm 89.94% tỷ trọng. Sang năm 2010
số lao động trực tiếp là 433 người chiếm 90.21% tỷ trọng tăng lên 13 người so với năm
2009 tương ứng với tỷ lệ tăng là 3.1%.
- Lao động gián tiếp của công ty năm 2009 là 47 người tăng 2 người so với năm
2008, ứng với tỷ lệ tăng là 4.44%. năm 2010 lao động gián tiếp vẫn là 47 người không
tăng so với năm 2009. Tốc độ tăng của lao động gián tiếp chậm hơn tốc độ tăng của lao
động trực tiếp.
 Xét theo giới tính ta thấy:
Cơ cấu lao động nam và nữ thay đổi qua các năm là do tổng số lao động của công ty
thay đổi nhưng nhìn chung tỷ lệ lao động nam vẫn chiếm số đông so với lao động nữ.
- Năm 2009 tổng số lao động tăng thêm là 42 người trong đó lao động nam tăng
thêm 30 người , lao động nữ tăng thêm 12 người. Do tốc độ tăng của lao động nữ chậm
hơn lao động nam nên đến năm 2009 tỷ trọng lao động nam chiếm 71.73% trong khi năm
2008 chiếm 71.76%. lao động nữ có tỷ trọng tăng lên năm 2009 đạt 28.27%.
- Năm 2010 tổng số lao động tăng lên là 13 người trong đó lao động nữ tăng thêm 6

người còn lao động nam tăng thêm 7 người chính vì vậy tốc độ tăng của lao động nữ
chậm hơn tốc độ tăng của lao động nam dẫn tới tỷ trọng lao động nam năm 2010 chiếm
71.25%, tỷ trọng lao động nữ chiếm 28.75%.
Số lao động tăng lên và theo tỷ trọng tăng giảm đối với lao động nam nữ là do đặc
thù công việc quyết định. Số lao động nam của công ty vẫn chiếm phần đông do côn ty
chuyên sản xuất gạch cần sự khỏe mạnh, dẻo dai neemn ở đây lao động nam chiếm phần
lớn.
Nhìn chung công ty bố trí công việc phù hợp với giới tính, năng lực lao động.
Công ty cần có những biện pháp kích thích lao động để thực sự đạt được hiệu quả tối ưu
trong vấn đề sử dụng lao động.
SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng 1.6: CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2008-2010
Các chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh

người
TT
(%
)

người
TT
(%)
SN
người
TT
(%
)
2009/2008 2010/2009

∆ người TL% ∆ người TL%
Tổng số lao
động
Trong đó:
425 100 467 100 480 100 47 9.88 13 2.78
1.Trình độ
-ĐH,CĐ
32 7.53 40 8.57 45 9.38 8 25 5 12.5
-Trung cấp
107 25.18 131 28.05 149 31.04 24
22.4
3
18 13.74
-THPT
286 67.29 296 63.38 286 59.58 10 35 -10 -3.38
2.Tuổi tác
20-40
329 77.41 366 78.37 376 78.33 37
11.2
5
10 2.73
40-55
96 22.59 101 21.63 104 21.67 5 5.21 3 2.97
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Nhìn chung chất lượng lao động của công ty có sự thay đổi theo chiều hướng tăng
lên qua 3 năm. Cụ thể như sau:
- Năm 2008 tổng số lao động là 425 người trong đó những người có trình độ CĐ,
ĐH là 32 người chiếm tỷ trọng 7.53%. đến năm 2009, công ty có số lao động là 467
người tăng lên 42 người so với năm 2008, số người có trình độ CĐ, ĐH là 40 người
chiếm tỷ trọng 8.57% tăng lên 8 người so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ tăng là 25%.

Tỷ lệ tăng này khá cao, điều này chứng tỏ công ty rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ
cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty, công ty tuyển dụng đội ngũ cán bộ trình
độ cao sẽ tạo ra những lợi thế cho công ty.
Năm 2010, tổng số lao động của công ty là 480 người, tăng lên 13 người so với
năm 2009 trong đó số người có trình độ CĐ, ĐH là 45 người tăng lên 5 người so với năm
2009, tương ứng với tỷ lệ tăng là 12.5%. đội ngũ lao động của công ty ngày càng có chất
lượng cao. Lao động là yếu tố nguồn lực rất quan trọng của các công ty nên đội ngũ lao
động có chất lượng cao là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công trong kinh doanh.
- Xét về trình độ trung cấp: năm 2009 số lao động có trình độ trung cấp là 131 người
chiếm tỷ trọng 28.05% tăng lên 24 người so với năm 2008, tương ứng với tỷ lệ tăng là
SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
22.43%. sang năm 2010 số lao động có trình độ trung cấp là 149 người chiếm tỷ trọng
31.04% tăng 18 người so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ tăng là 13.74%.
- Xét về trình độ THPT: trình độ lao động THPT vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng số lao động do đặc thù là công ty sản xuất nên những lao động khi được tuyển dụng
đều đã qua những lớp học nghề cơ bản. Năm 2008 số lao động có trình độ THPT là 286
người chiếm tỷ trọng 67.29% đến năm 2009 số lao động có trình độ THPT là 296 người
chiếm tỷ trọng 63.38% tức tăng thêm 10 người so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ tăng
là 3.5%.
Năm 2010 số lao động có trình độ THPT là 286 người chiếm tỷ trọng 59.58% giảm đi
10 người so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ giảm là 3.38%.
- Xét về tuổi tác ta thấy lao động ở độ tuổi 20-40 chiếm đa số trong tổng số lao động
và có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2008 số lao động ở độ tuổi 20-40 là 329
người ,chiếm tỷ trọng 77.41% đến năm 2009 là 366 người chiếm tỷ trọng là 78.37% tăng
lên 37 người so với năm 2008, tương ứng với tỷ lệ tăng là 11.25%. sang năm 2010 số lao
động ở độ tuổi 20-40 là 376 người chiếm tỷ trọng 78.33% tăng lên 10 người so với năm
2009 , tương ứng với tỷ lệ tăng là 2.73%.
Lao động ở độ tuổi 40-50 số lao động ở độ tuổi này chiếm tỷ trọng nhỏ và tăng

không đều. Năm 2008 số lao động ơ độ tuổi này là 96 người chiếm tỷ trọng 22.59% đến
năm 2009 là 101 người chiếm tỷ trọng 21.63% tăng lên 5 người so với năm 2008 tương
ứng với tỷ lệ tăng là 5.21%. sang năm 2010 số lao động ở độ tuổi này là 104 người chiếm
tỷ trọng 21.67% tăng 3 người so với năm 2009 ứng với tỷ lệ tăng là 2.9%.
Công ty đang dần trẻ hóa đội hình lao động nhằm phát huy thế mạnh của mình.
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy tổng số lao động của công ty luôn thay đổi và trình độ lao
động của công ty đang từng bước được nâng cao cho phù hợp với những đòi hỏi khắt khe
của nền kinh tế thị trường. Chất lượng đội ngũ lao động rất quan trọng, phải luôn nâng
cao chất lượng của đội ngũ lao động thì công ty mới mong có thể đáp ứng được nhu cầu
thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ. Và bằng cách đào tạo, huấn
luyện, tuyển dụng lao động, công ty đã nâng cao được năng xuất lao động, từ đó nâng cao
hiệu quả sử dụng lao động.

SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT MỘT SỐ CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ
TẠI CÔNG TY
1. Quản trị nhân lực
- Quản lý lao động theo quy định của pháp luật và nội quy, chế độ, chính sách của
công ty.
- Phối hợp các hoạt động về nhân sự
- Xây dựng mối quan hệ lao động lành mạnh dựa trên cơ sở phát triển các đoàn thể
phù hợp văn hóa công ty.
- Quản lý nguồn nhân lực từ các đơn vị đầu mối, phân cấp chặt chẽ và có trách
nhiệm.
- Mô tả công việc, quy định trách nhiệm và quyền hạn đến từng chức danh.
- Đề bạt, khen thưởng, đãi ngộ dựa trên đánh giá thái độ và năng lực của mỗi cá
nhân.
- Lưu chữ và bảo quản hồ sơ về nhân sự

2. Quản trị marketing
- Hoạch định và quản lý chiến lược và hoạt động Marketing cho công ty dựa trên
các mục tiêu do ban giám đốc đề ra, dựa trên các bảng báo cáo nghiên cứu và phân tích
thị trường cũng như dựa trên tình hình họat động thực tế của công ty và biến động thị
trường mà Phòng Marketing đưa ra các kế họach triển khai các chương trình quảng cáo,
quảng bá , phát triển thương hiệu theo từng năm, từng quí, từng thời điểm hay cho từng
dự án thông qua các kênh truyền thông phù hợp với định hướng chiến lược của công ty.
- Quản lý và thực hiện các hoạt động liên quan đến việc xây dựng hình ảnh của
công ty Toàn Cầu.
- Phân tích và nghiên cứu nhu cầu khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh và
dự đoán xu hướng thị trường tiêu thụ.
- Thực hiện thiết kế các ấn phẩm quảng cáo sản phẩm, các ấn phẩm định kỳ của
công ty.
- Quản lý và phát triển website của công ty. Nghiên cứu tìm hiểu thêm phần mềm
hỗ trợ quản lý và hoàn thiện hệ thống bán hàng. Nghiên cứu phát triển việc bán hàng qua
mạng internet.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thông tin khách hàng và khai thác khách hàng
tiềm năng cho công ty.
3. Quản trị tài chính
Thực hiện các công việc về tài chính – kế toán của Công ty ; phân tích, đánh giá tình
hình tài chính, kết quả kinh doanh của Công ty.
-Tư vấn, tham mưu cho Ban Giám đốc về các chiến lược tài chính ngắn, trung và dài
hạn trên cơ sở các dự án đang và sẽ triển khai.
-Kiểm tra, giám sát tình hình, công tác tài chính kế toán để đảm bảo tuân thủ quy chế
của Công ty và các quy định liên quan của Pháp luật. Kế toán trưởng trịu trách nhiệm về
tính chính xác, trung thực phản ánh đầy đủ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
trước Ban Giám đốc.
SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Lập kế hoạch tài chính dự kiến cho từng tháng, từng quí dựa trên các kế
họach kinh doanh và marketing đã được duyệt.
- Quản lý ngân sách của phòng, chủ động sử dụng nguồn tài chính dựa trên kế hoạch đã
duyệt một cách hiệu quả nhất, chịu trách nhiệm giải trình với ban giám đốc và ban kiểm
soát nội bộ về các khoản chi phí bất hợp lý và chi phí phát sinh thêm.
4. Quản trị sản xuất.
- Áp dụng chương trình đào tạo đa dạng: hội nhập, nghiệp vụ, nâng cao tay nghề,
công nghệ mới , nội bộ hoặc bên ngoài.
- Chú trọng huấn luyện đào tạo qua công việc: Cấp trên đào tạo cấp dưới, chuyên
viên cấp cao/thợ bậc cao đào tạo cấp thấp hơn.
- Luân chuyển nguồn nhân lực để đào tạo qua công việc thực tế.
5. Quản trị chiến lược
- Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống thương hiệu đáp ứng tốt nhất các
nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng.
- Phát triển thương hiệu gạch không nung Toàn Cầu thành thương hiệu có uy tín
khoa học và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam.
- Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thị
trường mà các thị trường gạch không nung có thị phần chưa cao, đặc biệt là các khu
công nghiệp và khu đô thị mới.
- Nâng cao năng lực quản lý hệ thống cung cấp.
- Mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu quả.
SV: Nguyễn Thị An - Lớp H09QT3
25

×