Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, ngành, địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.47 KB, 65 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐẦU TƯ NÂNG
CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận về cạnh trạnh.
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.
1.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh.
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh nhưng phổ biến
nhất là: “Cạnh tranh là sự phấn đấu, vươn lên không ngừng để giành phần
hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm
những lợi ích như nhau”
Nguồn: Giáo trình Marketing căn bản_NXB KTQD 2007
Cạnh tranh là một tất yếu kinh tế. Mục đích của cạnh tranh là giành vị
thế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để tăng lợi nhuận, nâng cao uy tín của
doanh nghiệp trên thị trường. Mặt khác, cạnh tranh còn có tác dụng tăng
cường liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế, sát nhập, hợp nhất. Cạnh tranh
được biểu hiện dưới hình thức: phấn đấu giảm giá bán, tăng chất lượng sản
phẩm và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất hay tạo
ra sản phẩm mới được ưa chuộng hơn. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh
tranh là hành động hay quá trình nhằm đánh bại đối thủ. Đối với các doanh
nghiệp, khả năng cạnh tranh đã trở thành mục tiêu ngắn hạn và trung hạn,
trong khi đó khả năng sinh lãi vẫn là mục tiêu dài hạn và là lý do tồn tại của
doanh nghiệp.
1.1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh.
năng lực cạnh tranh lại bao gồm khả năng sản xuất hàng hoá và dịch vụ
đủ sức đáp ứng đòi hỏi của cạnh tranh quốc tế và yêu cầu bảo đảm mức sống
1
cao cho người dân trong nước. Đối với một số người, năng lực cạnh tranh chỉ
có ý nghĩa hẹp, được thể hiện qua các chỉ số về tỷ giá thực và trong mối quan
hệ thương mại.
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) “Năng lực cạnh tranh của một quốc


gia là khả năng đạt và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách,
thể hiện bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác” (WEF, 1997).
OEDC thi định nghĩa : “Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập
tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các
doanh nghiệp, ngành, địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền
vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
1.1.2 Các loại hình cạnh tranh.
Xét theo phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh được chia làm hai loại: Cạnh
tranh giữa các ngành và cạnh tranh trong nội bộ ngành.
1.1.2.1 Cạnh trạnh giữa các ngành.
Cạnh tranh giữa các ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các nhà doanh
nghiệp sản xuất, mua bán hàng hoá, dịch vụ trong các nền kinh tế khác nhau
nhằm thu lợi nhuận và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với vốn đã bỏ ra và đầu
tư vốn vào ngành có lợi nhất cho sự phát triển. Sự cạnh tranh giữa các ngành
dẫn đến việc doanh nghiệp luôn tìm kiếm những ngành đầu tư có lợi nhất nên
đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành có nhiều lợi nhuận. Sau một
thời gian nhất định, sự điều chuyển tự nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này
đã hình thành sự phân phối hợp lý giữa các ngành sản xuất, kết quả là các
doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau thu được lợi nhuận như nhau.
1.1.2.2 Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
cùng sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Cạnh tranh
trong nội bộ ngành dẫn đến sự hình thành giá cả thị trường đồng nhất đối với
2
hàng hoá dịch vụ cùng loại trên cơ sở giá trị xã hội của hàng hoá dịch vụ đó.
Các doanh nghiệp thôn tính lẫn nhau, những doanh nghiệp manh hon sẽ mở
rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường, những doanh nghiệp thua
cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh, thậm chí bị phá sản.
1.1.3 Vai trò của cạnh trạnh đối với sự phát triển.
Sau khi kết thúc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế thị

trường được hình thành thì cạnh tranh xuất hiện và trở thành một tất yếu, nó
có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Nguồn gốc của cạnh
tranh là sự tự do trong sản xuất kinh doanh, nhiều thành phần kinh tế, nhiều
người hoạt động sản xuất kinh doanh. Cạnh tranh thực chất là một cuộc chạy
đua không có đích. Chạy đua về mặt kinh tế phải luôn luôn ở phía trước để
tránh sự tấn công của người chạy phía sau, không phải chỉ thắng trên một trận
tuyến mà phải thắng trên hai trận tuyến. Đó là cạnh tranh giữa người bán với
người mua và cạnh tranh giữa các người bán với nhau. Do vậy, cạnh tranh
không chỉ quan trọng với các doanh nghiệp tham gia thị trường mà còn có ý
nghĩa to lớn với người tiêu dùng và toàn xã hội:
1.1.3.1 Đối với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh thì đều muốn
doanh nghiệp mình tồn tại và phát triển. Để làm được như vậy, doanh nghiệp
phải có những chiến lược cạnh tranh cụ thể và lâu dài ở cả tầm vĩ mô và vi
mô. Cạnh tranh đối với doanh nghiệp là để giành những lợi thế về mình,
thuyết phục khách hàng đến với doanh nghiệp bằng sự đa dạng về sản phẩm,
mức giá phù hợp, dịch vụ kèm theo chuyên nghiệp… Muốn vậy doanh nghiệp
phải không ngừng đổi mới, phát triển công nghệ, nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thúc
đẩy doanh nghiệp đổi mới, ảnh hưởng đến uy tín, quyết định vị thế của doanh
nghiệp trên thương trường.
3
1.1.3.2 Đối với người tiêu dùng.
Cạnh tranh giúp người tiêu dùng thoả mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ,
chất lượng sản phẩm ngày càng cao cùng mức giá phù hợp với khả năng của
họ. Cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp phải đổi mới cho phù hợp với thị
hiếu người tiêu dùng để chiếm lĩnh được thị phần cao. Người tiêu dùng ngày
càng được quan tâm và được đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết.
1.1.3.3 Đối với nền kinh tế.
Cạnh tranh không chỉ là môi trường và động lực thúc đẩy sự phát triển,

thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động mà còn là yếu tố quan
trọng làm lành mạnh cacs quan hệ xã hội. Cạnh tranh là điều kiện giáo dục
tính năng động của các doanh nghiệp. Cạnh tranh góp phần mở ra những nhu
cầu mới của xã hội thông qua sự xuất hiện của những sản phẩm mới. Đồng
thời cũng xoá bỏ độc quyền bất hợp lý, xoá bỏ bất bình đẳng trong kinh
doanh, phát huy tính linh hoat và óc sáng tạo của nhà quản lý kinh doanh.
Cạnh tranh kích thích các doanh nghiệp ứng dụng những thành tựu mới
về khoa học, công nghệ, cải tiến tổ chức quản lý, tiết kiệm các yếu tố đầu vào,
tăng chất lượng sản phẩm và phục vụ khách hàng. Cạnh tranh khien các nhà
quản lý phải năng động, linh hoạt và quyết đoán trong tiếp nhận, xử lý những
thông tin để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp.
Tuy nhiên, cạnh tranh thường dẫn tới độc quyền mà trước hết là độc
quyền trong sản xuất kéo theo độc quyền trong lưu thông, trực tiếp là giá cả,
ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng. Bên cạnh đó, tình trạng “cá lớn nuốt cá
bé” sẽ cản trở quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp
mới thành lập. Tính tự phát trong cạnh tranh của một số doanh nghiệp tư nhân
dẫn tới rối loạn thị trường và gây khó khăn cho hoạt động của các doanh
nghiệp khác.
4
1.2 Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp.
1.2.1 Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp phải biết tận dụng những điểm mạnh của mình để
phát huy cao độ, nâng cao sức cạnh tranh. Những công cụ cạnh tranh chủ yếu
của doanh nghiệp xây dựng bao gồm:
1.2.1.1 Sản phẩm.
Sản phẩm là thước đo đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động của doanh
nghiệp.Xây dựng lợi thế cạnh tranh từ sản phẩm có 2 cách:
- Đa dạng hoá sản phẩm: mức độ đa dạng của sản phẩm thể hiện ở danh
mục sản phẩm của công ty. Đa dạng hoá sản phẩm không chỉ đảm bảo nhu
cầu thị trường, thu thêm lợi nhuận mà còn là một giải pháp phân tán sự rủi ro

trong kinh doanh.
- Khác biệt hoá sản phẩm: Mục đích của chiến lược khác biệt hoá sản
phẩm là để đạt được lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ
mà người tiêu dùng nhận thức là độc đáo nhất theo nhận xét của họ. Khả năng
của một công ty khác biệt hoá sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của người tiêu
dùng theo cách mà các đối thủ cạnh tranh không có, nó có thể đặt giá cao hơn
so với mức trung bình của ngành. Khả năng tăng doanh thu bằng cách đặt giá
cao hơn cho phép người khác biệt hoá sản phẩm hoạt động tốt hơn các đối thủ
cạnh tranh và nhận được lợi nhuận cao hơn mức trung bình, và khách hàng trả
giá đó vì họ tin tưởng chất lượng của các sản phẩm đã được khác biệt hoá.
1.2.1.2 Chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản
xuất và ngay cả sau khi bàn giao sản phẩm cho người mua. Chất lượng sản
phẩm chịu tác động của nhiều yếu tố: trình độ người lao động, độ hiện đại của
dây chuyền sản xuất, máy móc thi công, trình độ quản lý…Chất lượng công
trình là một công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm,
5
kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm.
- Sản phẩm chất lượng cao sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp tạo
niềm tin nơi chủ đầu tư qua đó giúp doanh nghiệp khẳng định chỗ đứng của
mình trên thị trường.
- Chất lượng sản phẩm cao làm tăng khả năng sinh lời, cải thiện tình
hình tài chính của doanh nghiệp.
1.2.1.3 Giá thành.
Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thị phần
của doanh nghiệp và khả năng sinh lời của nó. Giá là công cụ linh hoạt và
mềm dẻo nhất trong cạnh tranh, nó có thể thay đổi theo quyết định của chủ
doanh nghieepj.
Cạnh tranh bằng chi phí thấp là một chiến lược cạnh tranh được nhiều

doanh nghiệp quan tâm. Chiến lược này có hai lợi thế : thứ nhất, chi phí thấp
nên người dẫn đầu về chi phí có thể đặt giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh
mà vẫn thu được lợi nhuận bằng các đối thủ. Thứ hai, nếu sự cạnh tranh trong
ngành tăng và các công ty bắt đầu cạnh tranh bằng giá thì người dẫn đầu về
chi phí sẽ có khả năng đứng vững trong ngành tốt hơn vì chi phí thấp hơn.
Có một số quan điểm cho rằng giá thấp sẽ đi kèm với chất lượng thấp,
nên doanh nghiệp cần có phương pháp định giá cho phù hợp. Định giá thấp,
định giá ngang thị trường hay định giá cao, làm sao sử dụng giá cả như một
vũ khí cạnh tranh lợi hại là tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm, từng giai đoạn
trong chu kỳ sản phẩm hay tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng phân đoạn thị
trường.
1.2.1.4 Tiến độ và biện pháp sản xuất,thi công.
Tiến độ và biện pháp sản xuất, thi công là một công cụ mang lại hiệu quả
cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp. Biện pháp sản xuất, thi công thể hiện năng
lực kỹ thuật của doanh nghiệp. Biện pháp sản xuất, thi công càng tiên tiến,
6
hin i, sỏng to v phự hp vi nng lc ti chớnh s cng c a chung
v chn la. Ngoi nhng yu t liờn quan n k thut nh s lng mỏy
múc thit b, cụng ngh thi cụng thỡ vic qun lý, iu phi, kt hp gia
ngun nhõn lc, vt lc ca cụng ty cng nh hng rt ln n tin v
bin phỏp sn xut, thi cụng.
1.2.1.5 Uy tớn,kinh nghim ca doanh nghip.
Mt s doanh nghip ht sc chỳ ý n vn uy tớn v kinh nghim
bng cỏch thc hin cỏc bin phỏp nõng cao uy tớn, tuyn nhõn cụng v qun
lý cú kinh nghim cụng ty ngy cng c bit n trờn th trng. Dự ch
l mt yu t cnh tranh, mt cụng c cnh tranh khụng li v khụng tn kộm
ca doanh nghip nhng cac doanh nghip luon chỳ trng.
1.2.1.6 Qung cỏo.
Doanh nghip cú th chn nhiu hỡnh thc qung cỏo: cỏc phng tin
thụng tin i chỳng; internet; t ri, ỏp phớch. Hin nay, cac doanh nghip

ó quan tõm n cụng c ny hn vỡ hiu qu ca nú l khụng nh. Dự tn
thờm mt khon chi phớ qung cỏo nhng cụng ty qung bỏ c nhiu v bn
thõn, v cỏc cụng trỡnh, san phaamr, cỏc lnh vc ngnh ngh. Hn na, mt
doanh nghip quan tõm n qung cỏo cng c ỏnh giỏ l cú tim lc ti
chớnh mnh v uy tớn s c tng cao.
1.2.2 u t nõng cao kh nng cnh tranh.
1.2.2.1 Ngun vn u t.
Vốn từ nội bộ: Thông thờng doanh nghieepj phải đảm bảo đợc một
phần kinh phí đầu t ban đầu bằng vốn tự có của mình.
Ưu điểm của nguồn vốn này là chi phí huy động vốn thấp, vốn sở hữu
của doanh nghiệp nên chủ đầu t có toàn quyền chủ động quyết định sử dụng
chúng. Mặt khác, nguồn vốn huy động từ nội bộ thờng có chi phí cơ hội thấp
do đó an toàn hơn cho chủ đầu t trong quá trình đầu t.
Tuy nhiên nếu tăng quá lớn tỉ lệ tài trợ từ vốn nội bộ làm suy giảm khả
năng tài chính hiện tại của công ty, ảnh hởng đến hoạt động khác của công ty.
7
Làm giảm tỉ suất sinh lợi vốn có của doanh nghiệp.
Vốn vay: Doanh nghiệp nhận đợc các khoản tài trợ này từ những thành
phần không phải là chủ sở hữu của nó sau khi nó đợc chuyển cho doanh
nghiệp. Phải trả lãi cho các khoản tiền đã vay. Mức lãi suất đợc trả cho các
khoản nợ vay thờng theo một mức ổn định đợc thoả thuận khi vay.
Trờng hợp này rủi ro tài chính sẽ phát sinh do doanh nghiệp phải gánh
chịu một khoản lãi phải trả cố định.
Vốn cổ phần: khi khả năng huy động từ nguồn vốn tích luỹ bị hạn chế,
các doanh nghiệp thờng tìm nguồn tài trợ mới bằng cách tăng vốn cổ phần.
Đặc điểm cơ bản của việc huy ng vốn cổ phần: vốn đợc tài trợ bởi chủ
sở hữu của các doanh nghiệp; không phải trả lãi cho vốn cổ phần đã huy động
đợc mà sẽ chia lợi tức cổ phần cho các chủ sở hữu nếu doanh nghiệp là ra đợc
lợi nhuận; lợi tức cổ phần chia cho các cổ đông tuỳ thuộc vào quyết định của
Hội đồng quản trị và nó thay đổi theo mức lợi nhuận mà công ty đạt đợc;

doanh nghiệp không phải hoàn trả những khoản tiền vốn đã nhận đợc cho chủ
sở hữu trừ khi doanh nghiệp đóng cửa và chia tài sản; doanh nghiệp không
phải thế chấp tài sản hay nhờ bảo lãnh, bởi vốn huy động là của chủ sở hữu.
1.2.2.2 Ni dung u t.
u t nõng cao nng lc mỏy múc v thit b,cụng ngh.
u t nõng cao nng lc cnh tranh bc u tiờn phi nõng cao nng
lc k thut, mỏy múc thit b thi cụng ca doanh nghip. u t nõng cao
nng lc mỏy múc thit b cú 2 cỏch:
+ u t mua sm mi mỏy múc thit b hin i: trong trng hp cụng
ty cn h thng mỏy mi, ỏp ng yờu cu ca ch u t, dõy chuyn cụng
ngh thit b quỏ c, lc hu cn phi thay mi nõng cao nng lc k thut
ca doanh nghip. Trng hp mua sm mi thit b ũi hi cụng ty phi cú
ngun vn ln vỡ mỏy múc thi cụng xõy dng hin i cú giỏ c t ng thi
8
có nhiều biến động nên phải thực hiện công tác định giá chính xác.
+ Đầu tư nâng cấp, sửa chữa máy móc thiết bị hiện có: áp dụng trong
trường hợp máy móc vẫn đủ điều kiện hoạt động nhưng có sự hỏng hóc nhỏ,
cần phải sửa chữa, nâng cấp mới có thể đạt công suất hoạt động tối ưu. Đối
với những doanh nghiệp chưa đủ tài chính thì đầu tư nâng cấp, sửa chữa máy
móc hiện có là lựa chọn hàng đầu.
Đầu tư phát triển công nghệ có 2 cách:
+ Doanh nghiệp tự nghiên cứu khoa học: nếu doanh nghiệp có đủ khả
năng, đủ năng lực chuyên môn để tự đổi mới công nghệ. Nghiên cứu một
công nghệ mới là một quá trình khó khăn. Nếu công ty có vốn lớn phục vụ
phát triển cho công nghệ thì đây là cách hữu hiệu vì sẽ đảm bảo công ty là
người duy nhất có công nghệ này. Việc sử dụng công nghệ mới cho bản thân
hay bán công nghệ này là phụ thuộc hoàn toàn vào công ty.
+ Mua công nghệ của nước ngoài: Công ty có thể rút ngắn thời gian và
vốn bỏ ra cho công tác tự nghiên cứu bằng cách mua công nghệ từ nước
ngoài. Cách này có ưu điểm là công ty tốn kém ít hơn và có được công nghệ

nhanh hơn nhưng nhược điểm là công nghệ mua về không phải là độc quyền,
công ty cần tính toán kỹ những đặc điểm của công nghệ xem có phù hợp với
công ty hay không. Nhiều trường hợp doanh nghiệp mua dây chuyền thiết bị
hiện đại của nước ngoài nhưng lại không thể vận hành vì không có lao động
chuyên môn.
•Đầu tư nguồn nhân lực.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp trên thị trường thì đầu tư phải đạt được những mục tiêu sau:
+ Đảm bảo số lượng lao động gắn với việc thay đổi số lượng lao động.
+ Đảm bảo chất lượng lao động, bao gồm nâng cao trình độ lãnh đạo
quản lý của lao động cấp cao và nâng cao năng lực thi công của lao động thi
9
công xây dựng.
+ Đảm bảo năng suất lao động gồm nâng cao năng suất lao động của
từng loại lao động ở từng đơn vị bộ phận của doanh nghiệp.
+ Đảm bảo thù lao lao động có tính chất cạnh tranh bao gồm giải quyết
các vấn đề tiền lương, tiền thưởng cho lao động.
+ Cải thiện điều kiện làm việc của người lao động gồm: trang thiết bị
bảo hộ lao động, thời gian lao động và nghỉ ngơi.
•Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bất cứ một doanh nghiệp nào, sản phẩm cuối cùng chính là tiêu chí đánh
giá chính xác nhất và hữu hình nhất.Để nâng cao chất lượng sản phẩm trước
hết ta cần nâng cao năng lực về máy móc thiết bị, phải có những biện pháp
chặt chẽ để giám sát chất lượng sanr xuat thi cong.
•Đầu tư quảng cáo,marketing.
Doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư cho hoạt động marketing hay
doanh nghiệp phải xác định được chiến lược marketing cho riêng mình. Chiến
lược marketing là một chiến lược đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện
tốt chiến lược kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty. Chiến lược
marketing là một hành động toàn diện, đáp ứng các đòi hỏi của doanh nghiệp.

Thực hiện một cách thích hợp chiến lược marketing bao gồm chiến lược định
giá, xúc tiến bán hàng, quảng cáo và phân phối sẽ giúp công ty chiếm giữ được
vị trí trên thương trường. Giải pháp để thực hiện chiến lược marketing ở từng
phân đoạn thị trường cụ thể gắn với hoạt động đầu tư: đó là đầu tư để nghiên
cứu thị trường nhằm xác định tiềm năng của thị trường, nhu cầu thị trường, lựa
chọn đối tượng mục tiêu… đầu tư cho việc củng cố các mối quan hệ, đầu tư
cho tuyên truyền, quảng cáo và đảm bảo vật chất cần thiết cho việc thực hiện
các mục tiêu của chiến lược marketing, đầu tư phát triển thương hiệu.
1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tác động của đầu tư đến khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp.
10
1.2.3.1 Doanh thu và doanh thu trên một đơn vị vốn đầu tư.
Doanh thu là một chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Tổng doanh thu của một hãng là số tiền mà hãng đó
kiếm được nhờ bán hàng hoá, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định.
Doanh thu = Đơn giá * Sản lượng
Doanh thu cao chứng tỏ doanh nghiệp hoat dong thuận lợi. Tuỳ vào
chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp mà mức doanh thu thu
được là khac nhau. Nếu doanh nghiệp thực hiện chiến lược cạnh tranh bằng
giá sản phẩm thì giá sẽ thấp hơn nhưng sản lượng tiêu thụ sẽ tăng. Doanh thu
tăng hay giảm là phụ thuộc vào tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ so với tỷ lệ
giảm giá bán. Doanh thu thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là vì:
một doanh nghiệp có sức cạnh tranh mạnh đi kèm với những chiến lược cạnh
tranh thích hợp sẽ đem lại doanh thu cao ngược lại nếu doanh nghiệp yếu thì
mức tăng doanh thu thấp thậm chí lỗ.
Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng vốn đầu tư cho thấy một đồng vốn đầu
tư bỏ ra sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ nghiên cứu.
1.2.3.2 Lợi nhuận và lợi nhuận trên một đơn vị vốn đầu tư.
Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất. Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng
hợp, phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá trình kinh doanh từ lúc bắt

đầu tìm kiếm nhu cầu thị trường, chuẩn bị và tổ chức quá trình sản xuất kinh
doanh đến khâu tổ chức bán hàng và dịch vụ cho thị trường. Nó phản ánh cả
mặt lượng và chất của quá trình kinh doanh. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ
doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả và ngược lại.
Lợi nhuận là khái niệm phức tạp, lợi nhuận bằng thu nhập trừ đi chi
phí.Không tính đến những chi phí tiềm ẩn hay chi phí cơ hội. Sức cạnh tranh
của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến mức tăng lợi nhuận. Lợi nhuận của
công ty chịu sự tác động của nhiều yếu tố: quy mô sản xuất hàng hoá, dịch
11
vụ; giá cả và chất lượng các đầu vào; giá bán hàng hoá, dịch vụ cùng toàn bộ
hoạt động nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ và thu hồi vốn của doanh nghiệp.
1.2.3.3 Thị phần.
Thị phần là một chỉ tiêu dùng để đánh giá kết quả cạnh tranh của doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh. Trong một ngành, một lĩnh vực cụ thể thị phần
của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu như giá trị tổng sản lượng,
doanh thu, lợi nhuận thu được hàng năm so với các đối thủ cạnh tranh khác
trong ngành. Thị phần được tính ra đơn vị phần trăm, nó nói lên sức mạnh
cũng như vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
1.2.3.4 Vị thế và uy tín của doanh nghiệp.
Uy tín và vị thế doanh nghiệp có được là do quá trình phấn đấu không
ngừng theo định hướng chiến lược doanh nghiệp. Nó phản ánh chiến lược
kinh doanh đúng đắn và hợp lý của doanh nghiệp.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh trạnh
của doanh nghiệp.
Muốn có được năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp phải thường xuyên
đầu tư xây dựng, nâng cấp bộ máy quản lý, co chiến lược sản xuất kinh doanh
phù hợp. Ngoài ra còn các yếu tố vị thế, uy tín kinh nghiệm, môi trường bên
ngoài ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường. Doanh nghiệp cần nhân thức rõ các yếu tố này để có những biện pháp
tích cực nhằm hạn chế những ảnh hưởng để dần nâng cao khả năng cạnh tranh

của doanh nghiệp.
1.3.1 Năng lực tài chính.
Năng lực về tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Nó có tác động trực tiếp tới khả năng sử dụng
linh hoạt các kỹ thuật, chiến thuật trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị
trường. Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện trên một số chỉ
12
tiêu như: chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất như số
vòng quay vốn lưu động, số vòng quay vốn sản xuất kinh doanh…, các chỉ
tiêu về doanh lợi và các chỉ tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp.
Năng lực tài chính là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp nào có tiềm lực tài chính hùng hậu thì sức cạnh tranh của doanh
nghiệp đó trên thị trường càng lớn. Doanh nghiệp có vốn lớn sẽ rất thuận lợi
trong việc huy động vốn đầu tư, mua sắm đổi mới công nghệ, máy móc thiết
bị cũng như có điều kiện đào tạo và đãi ngộ nhân sự, cơ hội nâng cao trình độ
chuyên môn, chất lượng sản phẩm, hạ thấp chí phí, nâng cao sức cạnh tranh
cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp lớn có thể chịu được lỗ lớn hơn trong trường
hợp bất khả kháng và có nhiều cơ hội phục hồi do hưởng thụ một số lợi thế so
với các công ty nhỏ hơn. Một doanh nghiệp có tài chính mạnh có nhiều lựa
chọn hơn trong việc phát triển các hoạt động chiến lược, đồng thời có cơ hội
nâng cao uy tín trên thương trường.
1.3.2 Nhân sự.
Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, quyết định sức mạnh cạnh
tranh của doanh nghiệp. Con người có vị trí quan trọng trong mọi quá trình
sản xuất, là nhân tố cơ bản của quá trình quản lý, quyết định tốc độ tăng
trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự
giỏi, trình độ tay nghề cao thì doanh nghiệp sẽ có chiến lược cạnh tranh phù
hợp, có khả năng phản ứng nhanh trước sự biến động không ngừng của thị
trường qua đó khẳng định vị thế của doanh nghiệp.
Hệ thống nhân lực của công ty bao gồm: các cán bộ lãnh đạo doanh

nghiệp (quản trị viên cấp cao) là những người có vai trò quan trọng trong quá
trình chiến lược, các cán bộ quản lý là những người trực tiếp làm công tác
chức năng và thực hành công tác quản lý sản xuất kinh doanh, và các thợ,
công nhân có tay nghề cao. Doanh nghiệp cần có nhiều biện pháp thích hợp
13
để nâng cao khả năng tổ chức lãnh đạo của cán bộ cấp cao, nâng cao khả năng
thích ứng với các yêu cầu quản lý mới của cán bộ quản lý và nâng cao trình
độ chuyên môn của đội ngũ thi công công trình, san xuat san pham.
1.3.3 Kỹ thuật,máy móc thiết bị,nguyên vật liệu.
Năng lực về kỹ thuật, máy móc thiết bị san xuat thi công là một trong
những tiêu chí quan trọng nhất biểu hiện sức mạnh cạnh tranh của doanh
nghiệp. Nó thể hiện ở số lượng và trình độ hiện đại của máy móc, trang thiết
bị san xuat thi công và sự phù hợp của các thiết bị này đối với trình độ của
công nhân. Người tiêu dùng ngày càng mong muốn có được những sản phẩm
chất lượng cao, hiện đại mà muốn vậy thì doanh nghiệp phải liên tục đổi mới
và phát triển kỹ thuật. Trình độ kỹ thuật máy móc thiết bị là một căn cứ quan
trọng để đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng. Doanh nghiệp
nào có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, năng lực máy móc thiết
bị san xuat thi công hiện đại sẽ chiếm ưu thế lớn so với các đối thủ cạnh tranh
khác. Máy móc thiết bị hiện đại là cơ sở để tạo nên một san pham, công trình
tốt nâng cao uy tín của doanh nghiệp, tạo sự tin cậy của chủ đầu tư.
1.3.4 Uy tín,kinh nghiệm.
Uy tín và kinh nghiệm của doanh nghiệp là nhân tố có ảnh hưởng tích
cực làm tăng sức cạnh tranh so với các đối thủ. Đây là nhân tố tạo sự tín
nhiệm đối với các chủ đầu tư và cũng là nhân tố có vai trò quảng cáo cho
doanh nghiệp trên thị trường. “Uy tín là sức mạnh vô hình trong cạnh tranh”.
Thực tế cũng đã chứng minh những công ty có vị thế và danh tiếng lớn trên
thị trường sẽ có lợi rất lớn trong quá trình tham gia tranh thầu. Uy tín cao
cũng như kinh nghiệm dày dặn sẽ giúp doanh nghiệp giành được sự tin tưởng
nơi chủ đầu tư và các đối tác hợp tác kinh doanh khác.

1.3.5 Khách hàng.
Khách hàng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh
14
nghiệp. Thực chất, khách hàng là thị trường của doanh nghiệp, số lượng, kết
cấu khách hàng, quy mô nhu cầu, yêu cầu của họ… là các yếu tố cần phải tính
đến trong hoạch định kinh doanh. Dể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
thì doanh nghiệp cần có chính sách thu hút khách hàng, tăng cường đẩy mạnh
mối quan hệ với các cơ quan, các ngành các cấp để tranh thủ sự ủng hộ, tăng
uy tín trên thị trường. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, tính
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt xoay quanh việc giành
khách hàng- nhân tố quyết định đến doanh thu của bất kì một doanh nghiệp
nào. Trong chính sách đầu tư của các doanh nghiệp, đầu tư mở rộng thị
trường, chế độ chính sách thu hút khách hàng đến với sản phẩm của doanh
nghiệp mình luôn được chú trọng đầu tư phát triển. Đối với bất kì các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh nào, việc thu hút chăm sóc khách hàng đã trở
thành nhân tố quyết định sự sống còn của chính doanh nghiệp. Vì vậy, khách
hàng chính là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến các kế hoạch đầu tư của
doanh nghiệp, là nhân tố định hướng cho việc đầu tư của doanh
1.3.6 Đối tác.
Doanh nghiệp nào cũng phải liên kết với những doanh nghiep khac de
được cung ứng những tài nguyên khác nhau như nguyên vật liệu, thiết bị,
nhân công, vốn… Các nhà cung cấp được coi là một áp lực đe doạ khi họ có
khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng của các sản phẩm, dịch
vụ mà họ cung cấp. Áp lực tương đối của nhà cung cấp thường thể hiện trong
một số tình huống:
- Ngành cung ứng mà doanh nghiệp cần chỉ có một sô, thậm chí một
doanh nghiệp độc quyền cung ứng.
15
- Tình huống không có sản phẩm thay thế, doanh nghiệp không có
người cung ứng nào khác.

- Doanh nghiệp mua yếu tố sản phẩm không phải là khách hàng quan
trọng và ưu tiên của nhà cung cấp.
- Loại đầu vào, chẳng hạn vật tư của nhà cung cấp là quan trọng nhiều
đối với doanh nghiệp.
- Các nhà cung cấp vật tư cũng có chiến lược liên kết dọc, khép kín sản
xuất…
Khi đánh giá những nhà cung ứng, doanh nghiệp cần lưu tâm đến một số
đối tượng sau:
•Người bán vật tư thiết bị: Các tổ chức cung cấp vật tư thiết bị có thể tạo
ra lợi nhuận bằng cách tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm hoặc giảm mức độ
dịch vụ đi kèm. Yếu tố làm tăng thế mạnh của các nhà cung cấp cũng tương
tự như yếu tố làm tăng thế mạnh của người mua sản phẩm.
•Cộng đồng tài chính: Không một doanh nghiệp nào có thể hoạt động
mà không cần đến các nguồn vốn vay từ các trung gian tài chính kể cả các
doanh nghiệp có lãi. Nguồn vốn này có thể nhận được bằng cách vay ngắn
hạn, dài hạn hoặc phát hành cổ phiếu. Các trung gian tài chính này là giải
pháp tối ưu vì nó giúp doanh nghiệp giải quyết sự thiếu hụt vốn, giảm được
một phần thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp khi hạch toán kinh doanh.
•Nguồn lao động: Nguồn lao động cũng là thành phần chính yếu trong
môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp. Khả năng thu hút và giữ được các
nhân viên có năng lực là tiền đề đảm bảo thành công cho doanh nghiệp. Các
yếu tố chính cần đánh giá bao gồm: trình độ đào tạo và trình độ chuyên môn
của người lao động, mức độ hấp dẫn tương đối của doanh nghiệp với tư cách
là người sử dụng lao động và mức tiền công phổ biến. Một doanh nghiệp có
16
nguồn lao động trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu công việc thì sức cạnh
tranh của doanh nghiệp sẽ tăng cao.
1.3.7 Đối thủ.
Phân tích đối thủ cạnh tranh cho thấy được công ty hơn hay kém họ
những điều gì, từ đó tìm cách khắc phục hoặc phát huy tối ưu lợi thế hơn đó.

Nếu đối thủ cạnh tranh yếu, doanh nghiệp có cơ hội tăng giá bán và kiếm
được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, nếu đối thủ cạnh tranh mạnh thì sự cạnh
tranh về giá cả là đáng kể, mọi cuộc cạnh tranh về giá cả đều dẫn đến những
tổn thương. Hay khi có các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn muốn gia nhập ngành
thì nó làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt do có nhiều doanh nghiệp hơn
trong ngành, thị trường và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, vị trí của doanh nghiệp sẽ
thay đổi.

17
Hình 1: Các nội dung cần phân tích về đối thủ cạnh tranh

Nguồn: Giáo trình Chiến lược kinh doanh_NXB Thống kê 2007
18
Mục tiêu đối thủ cạnh
tranh muốn đạt tới
Điều đối thủ cạnh
tranh đang làm và có
thể làm được
Mục đích tương lai
Tất cả các cấp quản lý và đa
chiều.
Một số vấn đề cần biết về đối thủ cạnh tranh
- Đối thủ cạnh tranh có bằng lòng với vị trí hiện tại
không?
- Khả năng việc đối thủ đổi chiến lược như thế nào?
- Điểm yếu của đối thủ là gì?
- Điều gì khiến đối thủ cạnh tranh phản ứng một cách
mạnh mẽ và hiệu quả nhất?
Nhận định
Ảnh hưởng

Các tiềm năng
Điểm mạnh và điểm yếu
Chiến lược hiện tại
Doanh nghiệp đang cạnh tranh
thế nào.
• Mục tiêu tương lai.
Biết được mục tiêu của đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp suy đoán
được mức độ mà đối thủ cạnh tranh bằng lòng với kết quả tài chính và vị trí
hiện tại của họ, khả năng đối thủ cạnh tranh thay đổi chiến lược như thế nào
và sức phản ứng của đối thủ trước những diễn biến xảy ra. Các thông tin nhận
được qua việc phân tích mục tiêu của các đối thủ cạnh tranh giúp doanh
nghiệp xác định vị trí trên thị trường, ở những nơi mà doanh nghiệp đạt được
mục tiêu mà không phải gặp các đối thủ cạnh tranh quyết liệt.
• Nhận định.
Doanh nghiệp nắm bắt được những nhận định của đối thủ cạnh tranh về
chính họ và các doanh nghiệp khác trong ngành. Nếu như các nhận định của
đối thủ cạnh tranh về doanh nghiệp sai lầm thì nó sẽ tạo ra các “điểm mù”, tức
là điểm yếu của đối phương. Nhận định năng lực sai sẽ dẫn đến chính sách,
chiều hướng sai, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
• Chiến lược hiện nay của đối thủ.
Doanh nghiệp cần biết đối thủ dùng chiến lược cạnh tranh gì, tham gia
cạnh tranh như thế nào. Cần xem xét các chính sách chủ yếu của đối thủ cạnh
tranh trong từng lĩnh vực hoạt động và xem xét họ tìm cách liên kết các hoạt
động chức năng như thế nào.
• Tiềm năng của đối thủ.
Xét tiềm năng của đối thủ cạnh tranh trên mọi phương diện: loại hình sản
phẩm, công tác sản xuất kinh doanh, nghiên cứu và thiết kế công nghệ, tiềm
lực tài chính, tổ chức, năng lực quản lý, nguồn vốn, nhân lực… Đánh giá
đúng tiềm năng của đối thủ có thể xác định được khả năng cạnh tranh cũng
như chiến lược cạnh tranh mà họ đang dùng.

19
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 12
– CAO CƯỜNG GIAI ĐOẠN 2007 - 201
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Sông Đà 12 – Cao Cường.
2.2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Sông Đà 12 – Cao Cường.
•Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Sông Đà 12 - Cao Cường được thành lập theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0403000572 do Sở kế hoạch và Đầu tư
Tỉnh Hải Dương cấp ngày 17 tháng 04 năm 2007 với vốn điều lệ ban đầu là
30.000.000.000 đồng (ba mươi tỉ dồng).Gồm các cổ đông lớn là : Công ty cổ
phần sông Đà 12 thuộc tổng công ty xây dựng sông Đà,công ty cổ phần
LICOGI 16.6 thuộc tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng
(LICOGI),công ty cổ phần công nghiệp – dịch vụ Cao Cường.
Đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 17 tháng 04 năm 2007, đăng ký thay
đổi lần thứ hai ngày 25 tháng 01 năm 2008.
Đăng ký thay đổi lần thứ ba ngày 01/07/2008, đăng ký thay đổi lần thứ
tư ngày 07/04/2009.
Ngày 03/05/2010, công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Sông Đà Cao
Cường.
Địa chỉ: Số 02 - Sùng Yên, phường Phả Lại, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải
Dương
Điện thoại: 84-(320) 358 04 14 Fax: 84-(320) 358 31 02
Người công bố thông tin: Ông Phạm Văn Thanh – KTT
20
Email:
Website:
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, trải qua bao thăng trầm thay
đổi, công ty đã khẳng định vị thế của mình. Qua các năm hoạt động,công ty

đã gặt hái được nhiều thành công và đạt một số giải thưởng như:
 Giải thưởng thương mại dịch vụ Việt Nam – Top Trade Services
2007.
 Giải thưởng top 10 doanh nhân thương mại dịch vụ tiêu biểu – Top
trade services awards 2008.
 Giải nhất giải thưởng sang tạo khoa học – công nghẹ Việt Nam 2008.
Mặc dù mới được thành lập và hoạt động từ năm 2007 nhưng sông Đà
Cao Cường đã có những bước phát triển vượt bậc,nhanh chóng mở rộng thị
phần và trở thành nhà cung cấp lớn nhất sản phẩm tro bay trên thị trường với
thị phần lên tới 80%.
Ngay từ khi mới được thành lập, công ty đã biết phát huy thế và lực để tổ
chức sản xuất kinh doanh. Công ty đầu tư nhiều trang thiết bị thi công, tuyển
dụng lực lượng kỹ sư, cán bộ kỹ thuật năng động và đội ngũ công nhân kỹ
thuật giỏi nghề, thạo việc. Trong những năm qua công ty không ngừng phát
triển cả về quy mô và tổ chức. Dây truyền sản xuất tro bay của Nhà máy tro
bay Phả Lại đã chính thức đi vào hoạt động và bước đầu đã đạt công xuất
300.000 tấn/năm. Sản phẩm tro bay của Công ty cổ phần công nghiệp Cao
Cường hiện nay đang là sản phẩm đứng đầu Việt Nam cả về tiêu chuẩn chất
lượng cũng như giá bán phải chăng bao gồm cả vận chuyển đến tận chân công
trình.
Qua thực tế sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động của công ty không
chỉ giới hạn trong tỉnh Hải Dương, mà đã trải rộng khắp nhiều tỉnh thành trên
cả nước. Gần đây, cùng với Công ty Cổ phần Công nghiệp Dịch vụ Cao
21
Cường,công ty đã đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất phụ gia bê tông từ
xỉ than đầu tiên góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công công trình trọng điểm
quốc gia, đó là Nhà máy Thuỷ điện Sơn La. Công ty đã góp phần tích cực
trong công cuộc Công nghiệp hoa – hiện đại hóa đất nước.
• Lĩnh vực ngành nghề.
-Khai thác, sản xuất, kinh doanh phụ gia dùng cho công tác bê tông và xi

măng (tro bay Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả lại).
-Sản xuất mua bán than hoạt tính, than tổ ong, dầu thông, dầu tuyển, dầu
diezen, dầu FO.
-Khai thác, chế biến khoáng sản (đá, qoặng, than, cát, đất sét, cao lanh).
-Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng.
-Nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực
sản xuất phụ gia dùng cho công tác bê tông, xi măng và vật liệu xây dựng.
-Mua bán hàng công nghệ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chế biến đóng
gói, đồ điện, điện tử, điện lạnh, máy và thiết bị văn phòng.
-Vận tải hàng hóa bằng ôtô và bằng tàu thủy.
-Xây dựng công trình: công nghiệp, giao thông, thủy lợi, dân dụng, xây
dựng đường dây và trạm biến áp đến 220kw, xây dựng hệ thống cấp thoát
nước dân dụng và công nghiệp, san lấp mặt bằng công trình.
-Mua bán vật tư, thiết bị phục vụ ngành xây dựng.
-Gia công cơ khí phi tiêu chuẩn và kết cấu thép trong xây dựng.
-Đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và kinh doanh điện của
nhà máy thủy điện vừa và nhỏ.
-Mua bán phụ tùng máy tuyển, máy sấy, hóa chất phục vụ sản xuất cho
công tác phụ gia bê tông và xi măng.
-Mua bán phụ gia dùng cho bê tông và xi măng, vật liệu xây dựng.
22
2.1.2 Đặc điểm của ngành xây dựng và sản xuất nguyên vật liệu xây dựng.
i. Xây dựng là ngành sản xuất vật chất mang tính chất công nghiệp, có
những đặc điểm riêng khác với những ngành sản xuất khác.
• Thời gian xây dựng công trình dài, chi phí sản xuất lớn. Phải lựa chọn
trình tự đầu tư thích hợp nhằm giảm tối đa việc ứ đọng vốn ở các công trình
dở dang.
• Sản phẩm là công trình, vật kiến trúc… quy mô lớn, kết cấu phức tạp,
thời gian sản xuất dài. Quá trình thi công xây lắp phải so sánh với dự toán và
thường xuyên kiểm tra chi phí thực tế trong quá trình thi công.

• Sản phẩm xây dựng được cố định tại một vị trí nhất định. Các điều
kiện sản xuất phải di chuyển theo địa điểm xây dựng sản phẩm. Đặc điểm
này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây
dựng, do công tác quản lý và hạch toán tài sản, vật tư, tiền vốn gặp nhiều khó
khăn và chịu nhiều tác động của ngoại cảnh.
• Sản phẩm được bán theo giá dự toán – giá thanh toán với Chủ đầu tư
hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư được xác định trên dự toán công trình. Các
vật tư được sử dụng trong quá trình xây dựng thường có tính thay thế cao do
đó giá của sản phẩm xây dựng rất phức tạp và thường xuyên thay đổi theo
từng giai đoạn và được xác định trước khi tiến hành thi công xây lắp. Đặc
trưng của ngành vật liệu xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, các
tài sản của nó là những tài sản nặng vốn, và chi phí cố định của ngành khá
cao.
* Đặc tính nổi bật của ngành sản xuất nguyên vật liệu xây dựng là nhạy
cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng
trưởng, doanh số và lợi nhuận của các công ty trong ngành sẽ tăng cao. Sở dĩ
như vậy vì ngành này là đầu vào của các ngành khác: sắt, thép, xi măng là đầu
vào cho các công trình như cầu cống, nhà cửa, đường xá… của ngành xây
23
dựng. Khi ngành xây dựng phát triển thì ngành vật liệu xây dựng cũng tăng
trưởng theo.
Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị chậm
lại vì người dân không còn sử dụng nhiều tiền để đầu tư xây dựng, chính phủ
không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng như cầu cống, sân
bay, bến cảng, trường học, bệnh viện… Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận
của các công ty vật liệu xây dựng sụt giảm nhanh chóng.
Mặt khác do cách thức tăng lợi nhuận của các công ty trong ngành dựa
chủ yếu vào tăng trưởng doanh số và các công ty thường sử dụng đòn bẩy
hoạt động để tăng lợi nhuận. Các công ty vật liệu xây dựng sẽ phải sản xuất ở
quy mô lớn và chi phí cố định sẽ bị đẩy lên cao. Chỉ công ty nào có chi phí

cố định thấp hơn so với đối thủ ở cùng một quy mô sản xuất thì mới có thể gia
tăng lợi nhuận và vượt qua khó khăn trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái. Chi
phí thấp sẽ là thế mạnh kinh tế của ngành, công ty nào có chi phí sản xuất
thấp sẽ tạo được ưu thế cạnh tranh bền vững. Ngoài ra đối với Công ty cổ
phẩn Sông Đà Cao Cường, nguồn cầu của Công ty chủ yếu là các công
trình xây dựng cơ bản đòi hỏi vốn đầu tư lớn, giải ngân trong thời gian dài.
Do vậy khi nền kinh tế gặp khó khăn, tiến độ giải ngân của các công trình
này bị chậm lại sẽ ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty.
2.1.3. Đặc điểm về thị trường.
• Cũng như các thị trường khác, thị trường xây dựng là thị trường mang
tính cạnh tranh cao. Chủ đầu tư lựa chọn doanh nghiệp xây dựng có khả năng
tạo cho mình những sản phẩm phù hợp yêu cầu đặt ra về kỹ thuật, kinh tế và
thẩm mỹ. Chủ đầu tư thực hiện bằng cách tổ chức các cuộc đấu thầu xây
dựng, nhằm lựa chọn các doanh nghiệp có khả năng nhất hoặc lựa chọn các
doanh nghiệp đã có sẵn uy tín trên thị trường.
24

×