Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.54 KB, 48 trang )

Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
B MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
  
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Tên đề tài
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ
ĐỊNH VỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG GTI
Giảng viên hướng dẫn : TS Tạ Văn Lợi
&Th.S Nguyễn Bích Ngọc
Họ và tên sinh viên : Dương Thị Hoa
Mã Sinh Viên : CQ500964
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh quốc tế
Lớp : Quản trị kinh doanh quốc tế A
Khóa : 50
Hệ : Chính Quy
Hà Nội, 05/ 2012
i
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
LỜI CAM ĐOAN
Sinh viên : Dương Thị Hoa
Mã sinh viên : CQ500964
Lớp : Kinh doanh quốc tế 50A
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh quốc tế
Khoa : Thương mại và kinh tế quốc tế
Khóa : 50
Hệ : Chính quy
Em xin cam đoan, chuyên đề thực tập với đề tài “Quản trị rủi ro trong kinh
doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty cổ phần viễn thông GTI” là do em
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Tạ Văn Lợi & Th.S Nguyễn Bích Ngọc và


tham khảo, chọn lọc từ các tài liệu đã được liệt kê trong danh mục tài liệu tham
khảo kết hợp với sự giúp đỡ về mặt số liệu, nghiệp vụ của Phòng Xuất nhập
khẩu – Công ty cổ phần viễn thông GTI.
Em xin cam đoan chuyên đề không sao chép luận văn, luận án hay bất kỳ tài
liệu nào khác. Nếu sai, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu các hình thức
kỷ luật của nhà trường.
Hà Nội, ngày 14/05/2012
Sinh viên
Dương Thị Hoa
SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC HÌNH ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
MỞ ĐẦU 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Hoạt động nhập khẩu thiết bị định vị của công ty cổ phần viễn thông GTI giai đoạn 2007 -
2011 7
Bảng 1.2: Hoạt động nhập khẩu theo loại hàng của công ty cổ phần viễn thông GTI giai đoạn 2007 -
2011 8
Bảng 1.3: Bảng thống kê thiệt hại của các loại rủi ro tại công ty CP viễn thông GTI giai đoạn 2007 -
2011 11
Bảng 1.4: Bảng tổng kết những hợp đồng rủi ro tai nạn, sự cố trên biển theo nguyên nhân tại công ty
CP viễn thông GTI giai đoạn 2007 - 2011 15
Bảng 1.5: Bảng tổng kết số hợp đồng rủi ro của GTI giai đoạn 2007 - 2011 17
Bảng 1.6: Bảng danh mục rủi ro, nguyên nhân và các biện pháp hạn chế rủi ro 19
Bảng 1.7: Cơ cấu rủi ro giữa các loại rủi ro trong nhập khẩu của công ty cổ phần viễn thông GTI giai
đoạn 2007 - 2011 20

Bảng 1.8: Khả năng đo lường của các loại rủi ro trong hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần viễn
thông GTI giai đoạn 2007 - 2011 22
SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964 i
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chứ của công ty năm 2011 5
Hình 1.2: Thiệt hại kinh tế khi rủi ro xảy ra của công ty CP viễn thông GTI giai đoạn 2007 - 2011 10
Hình 1.3:Tỷ lệ thiệt hại khi rủi ro xảy ra so với trị giá hàng NK của công ty CP viễn thông GTI giai đoạn
2007 - 2011 11
SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964 ii
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP Cổ phần
TGĐ Tổng giám đốc
NK
XNK
Nhập khẩu
Xuất nhập khẩu

L/C
Hợp đồng
Letter credit - Thư tín dụng
RR Rủi ro
TW Trung ương
USD Đơn vị tiền đô la Mỹ
VND Đơn vị tiền Việt Nam
CNTT
GPS
Công nghệ thông tin
Hệ thống định vị toàn cầu

SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964 iii
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay cùng với xu thế quốc tế hòa và hội nhập nền kinh tế thế giới đã
mang đến cho các quốc gia cơ hội mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác và phát
triển nền kinh tế quốc gia. Sự giao lưu buôn bán giữa các quốc gia ngày càng
được mở rộng, khối lượng hàng hóa luân chuyển ngày càng lớn đòi hỏi quá trình
thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu phải nhanh chóng và thuận tiện cho các bên.
Để đảm bảo cho những điều kiện đó các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
khẩu phải có những chính sách, biện pháp, chiến lược nhằm kiểm soát và giảm
thiểu những loại rủi ro có thể xảy ra.
Trên thế giới, các doanh nghiệp đã xây dựng các biện pháp đó thành hệ
thống mang tính chiến lược và được gọi là quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro được
coi là một bộ phận không thể tách rời với chiến lược của doanh nghiệp, nó đưa
ra mức độ bảo đảm trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên ở
Việt Nam, khái niệm và việc vận dụng quản trị rủi ro trong doanh nghiệp mới
chỉ dừng lại ở mức độ xử lý những rủi ro xảy ra chưa có sự nghiên cứu, đưa ra
những giải pháp mang tính hệ thống.
Công ty cổ phần viễn thông GTI hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị
được 7 năm nhưng vẫn chưa thực sự chú trọng đến hoạt động quản trị rủi ro
trong hoạt động nhập khẩu của mình. Do đó, công ty thường gặp phải các rủi ro
trong thanh toán quốc tế, trong vận chuyển hàng hóa, rủi ro vì giá cả thiết bị
tăng… Điều đó đã làm thiệt hại không chỉ về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến uy
tín và hình ảnh của công ty. Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới
như hiện nay, các doanh nghiệp trong và ngoài nước sống trong một môi trường
có mức độ cạnh tranh cao, phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và có xu hướng ngày
càng gia tăng. Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp nhằm quản trị rủi ro trong
hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần viễn thông GTI tốt hơn để nâng cao
hiệu quả kinh doanh và tạo lập môi trường kinh doanh an toàn hơn và rất cần

thiết. Xuất phát từ thực tế đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Quản trị rủi
ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty cổ phần viễn thông
GTI” làm đề tài nghiên cứu trong chuyên đề thực tập của mình.
Để hoàn thành được chuyên đề thực tập này, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất tới TS Tạ Văn Lợi & Th.S Nguyễn Bích Ngọc đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn em, đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới anh Trương Anh Tuấn
– Tổng giám đốc, công ty cổ phần viễn thông GTI cùng các anh chị trong phòng
đã giúp đỡ em rất nhiều về mặt nghiệp vụ và thu thập số liệu.
SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964 1
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu
Nội dung quản trị rủi ro trong nhập khẩu thiết bị định vị của công ty cổ phần
viễn thông GTI
- Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: chuyên đề tập trung nghiên cứu nội dung quản trị rủi ro trong
hoạt động nhập khẩu thiết bị định vị của công ty cổ phần viễn thông GTI
+ Thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích trong chuyên đề là từ năm 2007 đến
năm 2011, giải pháp và định hướng tới năm 2020.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề xuất giải pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định
vị của công ty cổ phần viễn thông GTI
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để hoàn thành được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là
trong mỗi chương phải làm rõ được những vấn đề sau:
Chương 1: Phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết
bị định vị của công ty cổ phần viễn thông GTI giai đoạn 2007 -2011
Chương 2: Đề xuất giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập
khẩu thiết bị định vị của công ty cổ phần viễn thông GTI đến năm 2020
5. Kết cấu của chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, trên cơ
sở nhiệm vụ nghiên cứu, nội dung chính của chuyên đề được chia làm 2 chương:
Chương 1 – Thực trạng quản trị rủi ro trong nhập khẩu thiết bị định vị của
công ty cổ phần viễn thông GTI giai đoạn 2007 – 2011
Chương 2 – Một số giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong nhập khẩu
thiết bị định của công ty cổ phần viễn thông GTI đến năm 2020
CHƯƠNG I
SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964 2
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH
NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐỊNH VỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
VIỄN THÔNG GTI GIAI ĐOẠN 2007 – 2011
1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG
GTI
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần viễn thông GTI là công ty cung cấp dịch vụ gia tăng giá
trị trên mạng viễn thông Việt Nam
Tên giao dịch: Công ty cổ phần viễn thông GTI
Tên viết tắt: GTI Telecom.JSC
Ngày thành lập: 05/11/2005
Đại diện: Ông Trương Anh Tuấn – Tổng giám đốc
Trụ sở chính: Số 41, ngõ 80 Hoàng Đạo Thành, Phường Kim Giang,
Quận Thanh Xuân, Hà nội
Điện thoại: 04. 62812276
Fax: 04.62812272
Công ty cổ phần viễn thông GTI là một trong 5 công ty thành viên của công ty
cổ phần truyền thông VMG Việt Nam được thành lập vào tháng 9 năm 2003,
cùng với:
- Công ty cổ phần Vietnamnet Cộng (VNN Plus) được thành lập vào tháng
2 năm 2006

- Công ty cổ phần Vietnamnet truyền thông quốc tế (VNN Incom) được
thành lập vào tháng 4 năm 2006
- Công ty cổ phần truyền thông Vietnamnet M5 (VNN M5) được thành lập
vào tháng 3 năm 2007
- Công ty cổ phần Truyền thông VietNamNet Ngôi Sao (VNN Star) được
thành lập tháng 5 năm 2007, tại thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty cổ phần viễn thông GTI thành lập năm 2005 với số vốn thành lập
ban đầu là 3 000 000 000 vnđ, đến năm 2007 số vốn của công ty tăng lên thành
5 000 000 000 vnđ để đáp ứng cho việc mở rộng quy mô kinh doanh, lắp đặt các
trang thiết bị cần thiết.
Ban đầu thành lập công ty chỉ có 15 nhân viên, quy mô nhỏ, chưa phân
thành cơ cấu rõ ràng. Trong quá trình phát triển từ năm 2005, công ty đã tuyển
SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964 3
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
thêm nhân viên để đảm nhiệm công việc, đến năm 2011 tổng số nhân viên của
công ty đã lên đến 90 người. Từ chỗ chưa có cơ cấu tổ chức rõ ràng đến nay
công ty đã có đầy đủ các phòng ban như phòng kinh doanh, phòng tài chính – kế
toán, phòng kỹ thuật, phòng XNK, phòng TC – LĐ – TL, phòng kế hoạch, văn
phòng công ty.
Như vậy, sau 7 năm thành lập cùng với sự phát triển của nền kinh tế công
ty cổ phần viễn thông GTI đã tạo dựng được cơ sở vững chắc, mở rộng quy mô
kinh doanh. Đây cũng chính là nền tảng giúp cho công ty ngày càng phát triển,
phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.
1.1.2. Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các chức danh và phòng
ban của công ty cổ phần viễn thông GTI
Bộ máy tổ chức
Bộ máy tổ chức của công ty gồm có:
- Ban giám đốc gồm:
+ 01 Tổng giám đốc
+ 02 Phó tổng giám đốc

Trong đó:
01 Phó TGĐ phụ trách tài chính
01 Phó TGĐ phụ trách kinh doanh
- 07 phòng nghiệp vụ bao gồm:
+ Phòng tài chính - kế toán
+ Phòng xuất nhập khẩu ( Phòng XNK)
+ Văn phòng công ty
+ Phòng tổ chức – lao động – tiền lương ( Phòng TC – LĐ – TL)
+ Phòng kế hoạch
+ Phòng kinh doanh
+ Phòng kỹ thuật
Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964 4
Tổng GĐ
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chứ của công ty năm 2011
( Nguồn: công ty cổ phần viễn thông GTI)
Chức năng, nhiệm vụ của các chức danh và phòng ban của công ty cổ phần
viễn thông GTI
- Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm
trước nhà nước và pháp luật về sự phát triển của công ty. Tổng giám đốc có
nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo xây dựng, điều hành bộ máy quản lý và mọi hoạt động
của công ty, đề ra nhiệm vụ cho các phòng ban, thanh tra pháp chế.
- Phó TGĐ là người tham mưu và chịu trách nhiệm trước TGĐ những nhiệm vụ
được phân công và ủy quyền
+ Phó TGĐ phụ trách tài chính
+ Phó TGĐ phụ trách kinh doanh
- Các phòng nghiệp vụ:
+ Phòng tài chính – kế toán: phụ trách mọi vấn đề tài chính của công ty, có
nhiệm vụ lập kế hoạch, tổng hợp ghi chép và phản ánh kịp thời đầy đủ mọi hoạt

động sản xuất của công ty
+ Phòng xuất nhập khẩu: chủ động tìm kiếm bạn hàng, nguồn hàng và trực tiếp
kí kết hợp đồng, các đơn đặt hàng với các đối tác có nhu cầu, hoàn thành các thủ
tục giấy tờ xuất nhập khẩu để thực hiện đơn hàng.
SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964 5
Phòng
kinh
doanh
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
TC –
LĐ -
TL
Phòng
XNK
Phòng
tài
chính
kế toán
Phòng
kế
hoạch
Văn
phòng
công
ty
Phó TGĐ
kinh doanh

Phó TGĐ
tài chính
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
+ Phòng kế hoạch tham mưu và chịu trách nhiệm trước TGĐ về các kế hoạch
sản xuất, đầu tư của công ty, thiết lập và mở rộng đối tác trong nước, phụ trách
thị trường trong nước… và báo cáo với Ban giám đốc.
+ Phòng tổ chức – lao động – tiền lương có chức năng tham mưu và chịu trách
nhiệm trước TGĐ các vấn đề liên quan đến tổ chức lao đông, lao động và tiền
lương, đồng thời có trách nhiệm báo cáo với Ban giám đốc.
+ Phòng kỹ thuật: chụi trách nhiệm về xác định chất lượng thiết bị.
+ Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh, các chỉ tiêu cho Phó
giám đốc tham khảo trình lên giám đốc. Đồng thời phụ trách việc kinh doanh
của công ty và báo cáo lên phó giám đốc.
+ Văn phòng công ty có chức năng tham mưu và chịu trách nhiệm trước TGĐ về
công tác hành chính của công ty gồm việc quản lý và theo dõi, sửa chữa nhà
xưởng, kho tang, trang thiết bị văn phòng…, bảo quản con dấu, tài liệu cũng như
đón tiếp khách, tiếp nhận và xử lý các khiếu nại bên ngoài liên quan đến môi
trường…và báo cáo với ban giám đốc.
1.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH NHẬP
KHẨU THIẾT BỊ ĐỊNH VỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG
GTI GIAI ĐOẠN 2007 – 2011
1.2.1. Sơ lược về nhập khẩu thiết bị định vị của công ty cổ phần viễn thông
GTI giai đoạn 2007 – 2011
- Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị của công ty cổ phần
viễn thông GTI giai đoạn 2007 – 2011
Từ nhiều năm nay thiết bị định vị GPS được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh
vực khác nhau như hàng hải, hàng không, đường bộ, đường sắt… Một số mẫu ô
tô có bán trên thị trường trong nước cũng lắp đặt GPS sẵn cho xe và nhiều chủ
xe cũng đã chọn GPS cho chiếc xe của mình.
Trên thế giới, thiết bị định vị GPS đã được ứng dụng khá rộng rãi trong

nhiều lĩnh vực, đặc biệt đối với ngành giao thông vận tải. Đây là một dịch vụ
mang lại giá trị gia tăng cao dựa trên công nghệ viễn thông - thông tin, nền tảng
hệ thống thông tin địa lý. Sử dụng thiết bị này giúp giám sát, quản lý phương
tiện và người lái xe nhằm tăng hiệu quả kinh doanh, vận tải an toàn cũng như
tiết kiệm được nhiều chi phí không đáng có, tối ưu hóa hoạt động của các doanh
nghiệp.
Dưới góc độ xã hội, thiết bị GPS giúp hạn chế tai nạn, nâng cao ý thức tự
giác của lái xe khi tham gia giao thông. Cơ chế hoạt động của thiết bị GPS ứng
dụng cho phương tiện giao thông theo nghị định 91 được gọi là “Thiết bị giám
sát hành trình” định vị bằng vệ tinh và truyền tải các dữ liệu thu thập được trên
quãng đường di chuyển về phần mềm quản lý, chúng có camera ghi lại các hình
ảnh trên đường, các cổng kết nối ghi lại các thông số hoạt động của xe. Nếu lái
SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964 6
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
xe gây tai nạn trên đường, cảnh sát giao thông chỉ cần xem lại thông tin trong
thiết bị này cũng đủ biết là lái xe có lỗi hay không và lỗi đó như thế nào.
Ước tính cả nước có hơn 30.000 xe vận tải thuộc diện bắt buộc phải lắp
đặt. Với quy định này của Nhà nước, thị trường kinh doanh thiết bị GPS thời
gian tới được dự báo sẽ trở nên sôi động. Tuy nhiên, nguồn cung cấp sản phẩm
thiết bị định vị GPS ở nước ta còn ít, chưa thể ngay một lúc đáp ứng được hết
cho số lượng xe vận tải, bên cạnh đó hầu hết các cá nhân kinh doanh vận tải đơn
lẻ chưa biết và chưa nhận thức được quy định mới này của Nhà nước.
Bảng 1.1: Hoạt động nhập khẩu thiết bị định vị của công ty cổ phần viễn
thông GTI giai đoạn 2007 - 2011
Đơn vị: USD, %
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Năm
2011
Tổng giá trị
NK

76368 51326 78000 137038 290680
Kế hoạch
NK
10000 80000 10000 170000 300000
So với kế
hoạch
76,36 64,15 78 80,61 96,7
Tốc độ PT - 84,01 121,59 103,35 119,96
(Nguồn: Báo cáo nhập khẩu của công ty CP viễn thông GTI)
Năm 2007, tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty đạt 76368 USD. Ba
tháng cuối năm 2007, xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ nước Mỹ,
làm ảnh hưởng đến tài chính của các nước khác, nhưng tổng kim ngạch nhập
khẩu của công ty vẫn đạt 76,36% so với kế hoạch, do những tháng đầu năm đạt
kim ngạch cao.
SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964 7
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng trầm trọng, không
những làm lung lay nhiều nền kinh tế các nước trên thế giới, Việt Nam cũng bị
ảnh hưởng rất lớn, một số doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu
của Việt Nam rơi vào tình trạng tồi tệ. Do đó, GTI chỉ đưa ra mức kế hoạch
nhập khẩu là 80 000 USD nhưng chỉ đạt 51326 USD, giảm 16% so với năm
2007. Năm 2009, tổng kim ngạch nhập khẩu đã tăng 26674 USD so với năm
2008.
- Hoạt động nhập khẩu từ các nước của công ty cổ phần viễn thông GTI giai
đoạn 2007 – 2011
Bảng 1.2: Hoạt động nhập khẩu từ các nước của công ty cổ phần viễn thông
GTI giai đoạn 2007 - 2011
Đơn vị: USD
Nước
Trị giá hàng nhập khẩu

Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Singapore 0 1449 2537 6751 16036
Đài loan 0 0 1418 2652 5209
Trung Quốc 73368 49877 67000 117563 253047
Hàn Quốc 0 0 5012 6123 9753
Các nước khác 0 0 2033 3949 6745
Tổng trị giá NK 73368 51326 78000 137038 290680
(Nguồn: Báo cáo nhập khẩu của công ty cổ phần viễn thông GTI)
Công ty cổ phần viễn thông GTI chủ yếu nhập khẩu từ các nước ( như
bảng 1.2), trong đó nhập khẩu nhiều nhất là từ Trung Quốc, Singapore.
- Hoạt động nhập khẩu theo nhóm hàng của công ty cổ phần viễn thông GTI
giai đoạn 2007 – 2011
GTI là một trong những công ty hàng đầu về kinh doanh dịch vụ quản lý
phương tiện GPS, để đáp ứng nhu cầu trong nước công ty đã thực hiện nhập
khẩu những sản phẩm thiết bị định vị GPS
Bảng 1.2: Hoạt động nhập khẩu theo loại hàng của công ty cổ phần viễn
thông GTI giai đoạn 2007 - 2011
SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964 8
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
Đơn vị: USD
Mặt hàng

Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
I. NVT800 25920 28480 53920 67600 98800
II. NVT800i 34680 47160 57480 107304 190080
III. NVT800e 0 0 144 864 1800
(Nguồn: Báo cáo nhập khẩu của công ty cổ phần viễn thông GTI)
Từ bảng 1.3 ta thấy năm 2011 giá trị nhập khẩu loại thiết bị NVT800i là
190080 USD, tăng 82776 USD với năm 2010 và đạt giá trị nhập khẩu cao
nhất trong năm năm qua vì theo quy định tại Nghị định 91/2009/NĐ-CP, từ
ngày 1/7/2011 các xe vận chuyển hàng hóa và hành khách phải buộc phải lắp đặt
thiết bị định vị. Do đó năm 2011 để phục vụ cho nhu cầu sản phẩm trong
nước công ty đã nhập khẩu với số lượng gấp đôi năm trước.
1.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro trong nhập khẩu thiết bị định vị của công
ty cổ phần viễn thông GTI giai đoạn 2007 – 2011
1.2.2.1. Nhận biết rủi ro có thể xảy ra trong nhập khẩu hàng hóa
Đơn vị: USD
SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964 9
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
Hình 1.2: Thiệt hại kinh tế khi rủi ro xảy ra của công ty CP viễn thông GTI
giai đoạn 2007 - 2011
( Nguồn: phòng tài chính – kế toán công ty CP viễn thông GTI)
Năm 2007, những rủi ro xảy ra đã gây ra mức độ thiệt hại lớn nhất cho

công ty GTI là 15407.28 do công ty chưa nhận thức được tầm quan trọng của
hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị của mình. Mức độ
thiệt hại thấp nhất được xác định là vào năm 2008 là 9238.68. Nguyên nhân của
việc giảm thiệt hại khi rủi ro xảy ra một phần là do hoạt động quản trị rủi ro
trong kinh doanh của công ty đã được chú trọng nhưng chủ yếu là do khủng
hoản kinh tế toàn cầu. Do khủng hoảng kinh tế, năm 2008 giá trị hàng nhập khẩu
của công ty giảm 30.04% kéo theo sự sụt giảm mức độ thiệt hại do rủi ro xảy ra.
Từ năm 2008 đến năm 2011, mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra tăng lên theo
chiều tăng của trị giá hàng nhập khẩu của công ty.
Mặc dù mới hoạt động kinh doanh thương mại được 7 năm, nhưng các
cán bộ phòng xuất nhập khẩu liên quan đến quản trị rủi ro của công ty cổ phần
viễn thông GTI đã có những đúc kết để xây dựng được bảng danh mục rủi ro.
Để xây dựng được bảng danh mục các cán bộ của công ty đã tiến hành nhận
dạng các loại rủi ro có thể xảy ra trong nhập khẩu bằng cách nghiên cứu nguồn
rủi ro từ hoạt động nhập khẩu và đối tượng gặp phải rủi ro trong hoạt động nhập
khẩu của mình. Từ đó lập ra bảng danh mục các rủi ro trong kinh doanh nhập
khẩu để giảm thiểu và tránh xảy ra những thiệt hại về kinh tế cho công ty.
SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964 10
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
Đơn vị: %
Hình 1.3:Tỷ lệ thiệt hại khi rủi ro xảy ra so với trị giá hàng NK của công ty
CP viễn thông GTI giai đoạn 2007 - 2011
( Nguồn: công ty CP viễn thông GTI)
 Xác định nguồn rủi ro từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Việc nghiên cứu và xác định nguồn rủi ro trong nhập khẩu của công ty cổ
phần viễn thông GTI đã được cán bộ GTI quan tâm và rút ra một số nguồn rủi ro
chính. Từ đó có thể phòng ngừa và dự đoán tương đối các loại rủi ro sẽ xảy ra,
qua đó giảm được chi phí cho GTI. Các rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết
bị định vị của công ty cổ phần viễn thông GTI chủ yếu xuất phát từ phía nhà
xuất khẩu, từ phía nhà chuyên chở, từ môi trường bên ngoài và từ chính nhà

nhập khẩu GTI.
Bảng 1.3: Bảng thống kê thiệt hại của các loại rủi ro tại công ty CP viễn
thông GTI giai đoạn 2007 - 2011
Đơn vị: USD
SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964 11
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
TT Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
1
RR xuất phát từ
phía nhà xuất khẩu
6420 3464.5 4875 2740.76 4844.67
2
RR xuất phát từ
phía nhà nhập khẩu
GTI
3851.82 2309.67 1625.3 2740.76 4844.67
3
RR xuất phát từ
phía nhà chuyên
chở HH

535.46 3464.51 3249.7 5481.52 4844.66
4
RR xuất phát từ
môi trường bên
ngoài
- - - - -
Tổng 15407.28 9238.68 9750 10963.04 14534
(Nguồn: Báo cáo cuối năm phòng XNK – công ty CP viễn thông GTI)
- Rủi ro xuất phát từ phía nhà xuất khẩu
• Chuẩn bị hàng hóa không đúng theo yêu cầu của hợp đồng
Môi trường kinh doanh quốc tế chứa đựng nhiều rủi ro. Những rủi ro mà
doanh nghiệp GTI gặp phải xuất phát từ phía nhà xuất khẩu có thể do sự cố ý
hoặc sự nhầm lẫn của nhân viên công ty xuất khẩu.
Tình huống 1.1: Tình huống về rủi ro khi khách hàng cung cấp hàng hóa
không đúng theo yêu cầu của hợp đồng
Năm 2009, GTI nhập khẩu một lô hàng NVT800e của Trung Quốc để
cung cấp cho phía công ty vận tải Trường An trong tháng sau. Công ty đã kí kết
hợp đồng với phía đối tác Trung Quốc nhập khẩu 80 thiết bị NVT800e vào ngày
15 tháng 3. Tuy nhiên vào ngày đó mặt hàng mà công ty nhận được là 80 thiết
bị NVT800i.
Rủi ro trên mà công ty gặp phải là do sự nhầm lẫn của phía nhà nhập
khẩu. GTI đã yêu cầu nhà nhập khẩu đổi lại hàng hóa và mọi chi phí phát sinh sẽ
do nhà nhập khẩu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, công ty đã
chậm trễ trong việc cung cấp thiết bị cho phía khách hàng là công ty vận tải
SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964 12
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
Trường An và phải bồi thường hợp đồng, đồng thời uy tín của GTI cũng bị ảnh
hưởng. Mặc dù rủi ro xảy ra không phải là do sự cố ý của nhà xuất khẩu nhưng
cũng gây ra những thiệt hại không nhỏ cho GTI. Để tránh những rủi ro như trên
xảy ra đội ngũ cán bộ phòng XNK GTI đã thay đổi cách thức làm việc, thường

xuyên có sự trao đổi, cập nhật thông tin với các đối tác là các nhà xuất khẩu của
các nước để đảm bảo hai bên thực hiện đúng hợp đồng tránh xảy ra những sai
sót đáng tiếc.
Khi nhà xuất khẩu cố ý giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng,
nhưng lại xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo với các điều khoản đã kí kết của hợp
đồng thương mại hoặc nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ khống giả mạo. Ngân
hàng theo bộ chứng từ buộc phải thanh toán cho người hưởng lợi, khi đó nhà
nhập khẩu gánh chịu mọi rủi ro.
Trong thời gian qua, những tình huống rủi ro do bị lừa đảo như trên là
hiếm gặp đối với GTI. Những rủi ro như trên là rất đáng tiếc và GTI cần phải có
những biện pháp để tránh những rủi ro đáng tiếc này thông qua việc tìm hiểu
bạn hàng kỹ lưỡng, tham khảo ý kiến của ngân hàng về quá trình kinh doanh của
đối tác, yêu cầu phải đưa ra các công cụ đảm bảo an ninh trong thanh toán của
ngân hàng, yêu cầu cả hai bên kí quỹ tại ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp
đồng… Đồng thời trong quá trình thực hiện giao dịch công ty cần phải có những
biện pháp kiểm tra thông tin qua hãng vận tải xem hàng hóa thực sự đã được
giao lên phương tiện vận tải hay không, nếu phát hiện dấu hiệu lừa đảo thì phải
nhanh chóng liên hệ với ngân hàng để đưa ra những biện pháp ngăn chặn kịp
thời.
Tình huống 1.2: Tình huống về rủi ro trong thanh toán băng L/C do đối tác
không cung cấp hàng hóa
GTI nhập khẩu một lô hàng NVT800i của Singapore để cung cấp cho phía công
ty vận tải Trung Thành trong tháng sau. Do đang trong lúc cần thiết bị gấp nên
GTI đã nhanh chóng thoả thuận hợp đồng nhập khẩu với hãng của Singagore.
Hai bên đã thoả thuận thanh toán theo L/C, vì vội vàng nên GTI chưa đề cập kỹ
các nội dung cụ thể của L/C mà nhanh chóng chuyển tiền cho hãng Singapore
theo L/C thông qua một ngân hàng do GTI chỉ định. Tiền đã được chuyển cho
hãng của bên Singapore nhưng hàng vẫn chưa nhận được. Tìm hiểu kỹ lại thì
GTI mới vỡ lẽ ra rằng hàng của Singapore đó chỉ là một công ty ảo trên mạng,
không có thật.

SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964 13
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
Thanh toán bằng L/C luôn là phương thức thanh toán quan trọng và phổ
biến nhấp giữa các đối tác kinh doanh quốc tê bởi hình thức L/C tạo ra sự an tâm
và thuận lợi tối đa cho các công ty. Do đó, GTI cần chuẩn bị cho mình những
kiến thức về L/C đồng thời lường trước được những rủi ro trong thanh toán L/C.
• Không cung cấp hàng hóa theo đúng quy định của L/C mặc dù nhà nhập
khẩu đã mở L/C đã thực hiện kí quỹ ở ngân hàng
Trong quá trình hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị công ty
cổ phần viễn thông GTI đã gặp phải loại rủi ro trên đó là khi phía nhà xuất khẩu
Hàn Quốc cung cấp hàng hóa không đúng thời gian.
Tình huống 1.3: Tình huống rủi ro nhà xuất khẩu chậm cung cấp hàng hóa
Năm 2007, Công ty CP viễn thông GTI kí kết hợp đồng nhập khẩu 120 thiết bị
định vị NVT800 của công ty sản xuất thiết bị định vị Hàn Quốc với thời gian
giao hàng ghi trên L/C là ngày 21 tháng 4. Tuy nhiên đến ngày 26 tháng 4 công
ty mới nhận được hàng. Lô hàng này được dùng để cung cấp cho một công ty
bên Việt Nam. Hợp đồng được kí kết giao hàng vào ngày 25 tháng 4.
Rủi ro xảy ra hoàn toàn là do nhà xuất khẩu gây ra tuy nhiên do điều
khoản hợp đồng không quy định rõ mức độ bồi thường nếu vi phạm hợp đồng
nên GTI vẫn phải chịu thiệt hại. Sự chậm trễ giao hàng ảnh hưởng đến thời gian
thực hiện hợp đồng với khách hàng nội địa và còn kéo theo những chi phí phát
sinh khác. Rủi ro trên xảy ra, ngay sau đó các cán bộ GTI đã đưa ra những biện
pháp để giảm thiểu, tránh những rủi ro như trên và những rủi ro liên quan thông
qua việc nghiên cứu, tìm hiểu kĩ bạn hàng, lịch sử kinh doanh của họ, quy định
rõ ràng điều khoản phạt trong hợp đồng ngoại thương nếu không thực hiện đúng
hợp đồng.
- Những rủi ro xuất phát từ phía công ty GTI
• Năng lực về đàm phán, ký kết hợp đồng yếu, thiếu tình chủ động
Thực tế hiện nay là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam đều
không tạo được thế chủ động trong đàm phán, năng lực về đàm phán, kí kết hợp

đồng yếu. Nguyên nhân là do trình độ, kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ hạn chế.
Nhiều khi bản thân các cán bộ tham gia đàm phán chưa thực sự nắm vững trình
tự, quy trình giao dịch đối với khách hàng, mặt hàng đang tham gia đàm phán và
phụ thuộc vào bản mẫu do đối tác nước ngoài đưa ra.
Trong quá trình lập hợp đồng, đàm phán hợp đồng GTI nhiều khi chỉ quan
tâm đến yếu tố giá cả và thời gian giao hàng mà bỏ qua các quy định khác về
chứng từ, điều kiện thanh toán. Bên cạnh đó trước khi đàm phán công ty cũng
SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964 14
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
không có sự tìm hiểu về đối tác và tập quán kinh doanh của nước đối tác. Trong
quá trình đàm phán công ty không đưa ra được những phương án dự phòng và
khả năng quyết định tình huống chậm. Nguyên nhân một phần là do việc phân
quyền, giao quyền chủ động của công ty còn hạn chế. Nhiều cán bộ đàm phán
không dám chủ động đưa ra phương án quyết định ngay tại bàn đàm phán nên
đôi khi mất đi cơ hội kinh doanh. Đây là sự yếu kém không chỉ ở GTI mà là ở
hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cần phải khắc phục.
• Hạn chế về năng lực quản trị doanh nghiệp
Hạn chế về năng lực quản trị doanh nghiệp là một trong nhưng điểm yếu
lớn nhất của GTI và là nguồn gốc xuất hiện những rủi ro. Hạn chế này thể hiển ở
những điểm sau:
+ Chưa có chế độ ưu đãi nhân tài hợp lý, chưa có một chiến lược quản trị
nhân lực phù hợp, do đó chưa thu hút được nguồn nhân lực giỏi chuyên
môn về với doanh nghiệp.
+ Công ty đã có sự quan tâm đến hoạt động quản trị doanh nghiệp, tuy
nhiên hoạt động này mới đang ở giai đoạn đầu và chưa mang lại những
kết quả mong muốn.
+ Kênh thông tin trong công ty còn chưa được thông suốt. Nhân viên chưa
nắm vững được những định hướng, hướng đi của doanh nghiệp cũng như
những yêu cầu của doanh nghiệp đặt ra cho mình nên chưa có phương
hướng tự phát triển mình và góp phần phát triển công ty.

- Rủi ro từ phía nhà chuyên chở hàng hóa
Việc chuyên chở hàng hoá có thể thực hiện bằng các phương tiện đường
biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt hay kết hợp các phương tiện vận
chuyển trên. Đối với hoạt động nhập khẩu tại GTI thì phần lớn rủi ro xảy ra khi
sử dụng phương thức vận chuyển bằng đường biển.
Vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển là một phương
thức vận chuyển được áp dụng rộng rãi và chiếm tới hơn 80% khối lượng vận
chuyển quốc tế. Chuyên chở hàng hoá bằng đường biển luôn đối mặt với các rủi
ro bất ngờ và gây ra tổn thất cho các chủ hàng, chủ tàu, hãng bảo hiểm. Các
nguyên nhân gây ra rủi ro, tổn thất bằng đường biển chủ yếu là do: mắc cạn,
đâm phải đá ngầm; sơ suất của các thành viên trên tàu; đâm va; máy móc động
cơ bị hỏng; bị cháy và nổ; mưa bão; tàu đi vào vùng biển đóng băng…
Bảng 1.4: Bảng tổng kết những hợp đồng rủi ro tai nạn, sự cố trên biển theo
nguyên nhân tại công ty CP viễn thông GTI giai đoạn 2007 - 2011
Đơn vị: hợp đồng
SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964 15
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
STT Nguyên nhân
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
1 Mắc cạn
2 Đâm phải đá ngầm

3
Sơ suất của các thành viên
trên tàu
2 1
4 Đâm va
5 Máy móc động cơ bị hỏng 1 1 1
6 Mưa bão 1
7 Nguyên nhân khác 1 1
( Nguồn:báo cáo cuối năm phòng XNK – công ty CP viễn thông GTI)
Tình huống 1.4: Tình huống về rủi ro do chuyên chở hàng hóa bằng đường
biển
GTI nhập một lô hàng NVT800 từ hãng Yuhan – Hàn Quốc. Theo L/C,
hàng sẽ được giao trong vòng một tháng để kịp cho hợp đồng cung cấp thiết bị
cho công ty trong nước. Nhưng trong quá trình chuyên chở tàu đã bị hỏng do va
chạm với một tàu khác và tàu phải quay về cảng để sửa chữa. Sau 2 tháng GTI
mới nhận được hàng, đến thời điểm đó thì công ty đã vi phạm và phải bồi
thường cho phía công ty mua thiết bị ở Việt Nam vì không thực hiện hợp đồng.
Rủi ro trong chuyên chở đã ảnh hưởng đến kinh doanh của GTI.
Đây là rủi ro mà GTI không thể tránh được. Vận chuyển là một hoạt động
không thể thiếu trong kinh doanh nhập khẩu. Những rủi ro trong quá trình vận
chuyển ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Do đó các nhà quả lý của GTI cần phải nghiên cứu về nguyên nhân, bản
chất của rủi ro, tổn thất trong quá trình chuyên chở hàng hóa nhằm đưa ra biện
pháp hạn chế rủi ro, tổn thất trong kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của mình.
- Các rủi ro xuất phát từ môi trường bên ngoài
SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964 16
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
Sự biến động của môi trường tự nhiên, kinh tế, pháp lý và thị trường tài chính là
các nguyên nhân gây ra rủi ro cho hoạt động nhập khẩu của GTI. Hoạt động
nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi các thảm họa tự nhiên như động đất, núi lửa,

bão, lũ lụt… Các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh nhập
khẩu có thể gây ra các tranh chấp, do đó mà rủi ro là không thể tránh khỏi. Bên
cạnh đó, sự biến động của thị trường tài chính có thể gây ra các rủi ro về lãi suất,
rủi ro về tỷ giá… gây rủi ro cho GTI trong khâu thanh toán.
 Nghiên cứu đối tượng rủi ro trong nhập khẩu
Trong giai đoạn 2007 – 2011, đối tượng rủi ro của công ty GTI là tiền và
cơ hội kinh doanh đem lại lợi nhuận cao. Tất cả những rủi ro mà GTI gặp phải
đều gây thiệt hại về tiền bạc, làm tăng chi phí kinh doanh, làm giảm đáng kể lợi
nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời có một số rủi ro xảy ra làm GTI làm mất cơ
hội tham gia những hợp đồng đem lại khả năng sinh lời cao.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu đối tượng gặp rủi ro của các cán bộ GTI chưa
thực sự kỹ lưỡng và đạt kết quả tốt, có trường hợp chỉ dự đoán là gặp rủi ro với
một khoản chi phí tiền bạc nhỏ nhưng cuối cùng là mất cơ hội tham gia hợp
đồng mang lại lợi nhuận cao cho công ty.
 Lập bảng danh mục rủi ro
Thực chất trong thời gian qua các càn bộ GTI chưa đưa ra được bảng danh mục
rủi ro đã xác định nguyên nhân và các biện pháp hạn chế những rủi ro đó mà
mới chỉ là bảng tổng hợp số hợp đồng gặp phải rủi ro trong nhập khẩu.
Bảng 1.5: Bảng tổng kết số hợp đồng rủi ro của GTI giai đoạn 2007 - 2011
Đơn vị: hợp đồng
TT Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm

2011
Tổng
HĐ gặp
rủi ro
1
RR xuất phát từ
phía nhà xuất
khẩu
5/56 3/44 3/48 1/52 1/62 13
SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964 17
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
2
RR xuất phát từ
phía nhà nhập
khẩu GTI
3/56 2/44 1/48 1/52 1/62 8
3
RR xuất phát từ
phía nhà chuyên
chở HH
4/56 3/44 2/48 2/52 1/62 12
4
RR xuất phát từ
môi trường bên
ngoài
- - - - - -
Tổng 12/56 8/44 6/48 4/52 3/62 33
(Nguồn: Báo cáo cuối năm phòng XNK – công ty cổ phần viễn thông GTI)
Từ bảng tổng kết số hợp đồng rủi ro trong nhập khẩu của công ty cổ phần
viễn thông GTI giai đoạn 2007 – 2011 ( bảng 1.5) có thể thấy rủi ro xảy ra chủ

yếu xuất phát từ phía nhà xuất khẩu và nhà chuyên chở hàng hóa. Giai đoạn
2007 – 2011, rủi ro xuất phát từ phía nhà xuất khẩu là 13 hợp đồng, rủi ro từ
phía nhà chuyên chở hàng hóa là 12 hợp đồng, rủi ro từ phía nhà nhập khẩu GTI
là 8 hợp đồng và không có hợp đồng nào rủi ro xuất phát từ môi trường bên
ngoài. Trong năm 2007, có tổng số 12 hợp đồng xảy ra rủi ro, năm 2008 có tổng
số 8 hợp đồng, năm 2009 có tổng số 6 hợp đồng, năm 2010 và năm 2011 có tổng
số 4 hợp đồng gặp rủi ro. Ta thấy số hợp đồng xảy ra rủi ro trong các năm 2007
– 2011 tại công ty cổ phần viễn thông GTI là nhiều. Bởi công ty chưa đi sâu tìm
hiểu nguồn rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa của mình, do đó chưa có biện pháp
nhằm ngăn chặn, khắc phục hạn chế các rủi ro một cách hợp lý và hiệu quả.
SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964 18
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
Công việc xác định nguồn rủi ro trong nhập khẩu là rất quan trọng nó giúp
cho quá trình thu thập, phát triển thông tin về rủi ro, nguy cơ rủi ro một cách có
hệ thống. Từ đó xác định mức độ thiệt hại sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra của công ty
khi gặp phải rủi ro. GTI không nên bỏ qua bước này mà phải tập trung nghiên
cứu tìm ra phương pháp xác định nguồn rủi ro một cách chính xác. Điều đó đòi
hỏi các cán bộ quản trị của GTI phải phân công cụ thể cho một số cán bộ nghiệp
vụ chuyên nghiên cứu về nguồn rủi ro. Từ đó, có thể xây dựng bảng danh mục
rủi ro như sau: (xem bảng 1.7)
Bảng 1.6: Bảng danh mục rủi ro, nguyên nhân và các biện pháp hạn chế rủi
ro
TT RR người nhập
khẩu có thể gặp
Nguyên nhân rủi ro Các biện pháp hạn chế
RR
1 Rủi ro từ phía
nhà xuất khẩu:
không cung cấp
hàng hóa…

Nhà xuất khẩu cố tình
hoặc không có khả năng
cung cấp hàng hóa
Tìm hiểu nhà xuất khẩu
2 RR xuất phát từ
chính nhà nhập
khẩu
- Hạn chế về năng lực
quản lý, trình độ chuyên
môn, ngoại ngữ…
- Hệ thống thông tin yếu
kém….
- Bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn,
ngoại ngữ cho cán bộ
- Đảm bảo thông tin cập
nhật và chính xác…
3 RR xuất phát từ
phía nhà chuyên
chở
- Lựa chọn hãng tàu, nhà
vận chuyển không đủ tin
cậy
- Giành quyền thuê tàu
- Chỉ định hãng tàu nổi
tiếng đích danh có trụ sở
SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964 19
Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị định vị tại công ty CP viễn thông GTI
- Sắp xếp hàng hóa trên
phương tiện không hợp lý

ở Việt Nam
(Nguồn: Công ty CP viễn thông GTI)
1.2.2.2. Đo lường rủi ro trong nhập khẩu
Để đo lường rủi ro trong nhập khẩu, công ty cổ phần viễn thông GTI đã
sử dụng cả phương pháp định lượng và phương pháp định tính để đánh giá rủi
ro.
 Phương pháp định lượng mức độ rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu
GTI thực hiện theo dõi và quản lý rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu theo
tiêu chí các loại rủi ro xảy ra trong nhập khẩu do đó có thể dựa vào các số liệu
thống kê số lần xảy ra các sự cố để xác định tần số rủi ro theo mỗi loại rủi ro.
Hàng quý và vào ngày 31/12, các cán bộ nhân viên của công ty cổ phần
viễn thông GTI tổng kết phân loại các rủi ro xảy ra theo môi trường kinh doanh.
Xác định số lần xảy ra rủi ro và tổn thất gây ra bằng cách xác định số tiền quy
đổi đã bị mất đi và có khả năng đạt được, từ đó tính ra tỉ lệ phần trăm rủi ro giữa
các loại rủi ro đó để đưa ra phương pháp hạn chế rủi ro cho mỗi loại.
Từ nguồn báo cáo của GTI ( bảng 1.6) ta thấy, trong giai đoạn 2007 –
2011 tại GTI loại rủi ro xảy ra nhiều nhất trong kinh doanh xuất khẩu là rủi ro
xuất phát từ phía nhà xuất khẩu và rủi ro xuất phát từ phía nhà chuyên chở. Rủi
ro từ phía nhà xuất khẩu xảy ra với tỷ lệ phần trăm khá cao là bởi GTI chưa tìm
hiểu kĩ về nhà xuất khẩu, chưa nghiên cứu kĩ hợp đồng dẫn đến bị thiệt về giá
cả, phải chịu chi phí vận chuyển hàng hóa… Còn rủi ro xuất phát từ phía nhà
chuyên chở là do GTI không giành quyền chủ động trong chọn nhà chuyên chở
hay chọn nhà chuyên chở chưa có uy tín, chưa có trụ sở đích danh tại Việt Nam.
Do vậy, các cán bộ GTI cần bồi dưỡng nghiệp vụ nhiều hơn để phục vụ cho
công việc nghiên cứu hợp đồng, có kinh nghiệm trong việc tìm hiểu rõ về nhà
xuất khẩu và nhà chuyên chở.
Bảng 1.7: Cơ cấu rủi ro giữa các loại rủi ro trong nhập khẩu của công ty cổ
phần viễn thông GTI giai đoạn 2007 - 2011
Đơn vị: %
TT Chỉ tiêu Năm

2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
1 RR xuất phát từ phía
nhà xuất khẩu
41,67 37,5 50,0 25,0 33,33
SV: Dương Thị Hoa – MSV: CQ500964 20

×