Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Thủ tục phá sản tổ chức tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.75 KB, 12 trang )

Đề tài 5: Thủ tục phá sản tổ chức tín dụng
I.Đặt vấn đề:
Tổ chức tín dụng là một loại doanh nghiệp đặc biệt, thể hiện
các đặc điểm, bao gồm: nội dung hoạt động (hoạt động với
tư cách là một trung gian tài chính trong nền kinh tế); cách
thức hoạt động (có thể có rất nhiều tài khoản phục vụ cho
hoạt động của mình và đồng thời phải quản lý một số lượng
tài khoản hết sức lớn của khách hàng); khả năng tác động
của sự đổ vỡ của một tổ chức tín dụng đến nền kinh tế (diễn
ra nhanh, ảnh hưởng rộng và tác động lâu dài). Việc thành
lập, hoạt động và chấm dứt (phá sản) của các tổ chức tín
dụng được quy định mang tính đặc thù trong Luật Các tổ
chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi và các văn bản pháp
luật có liên quan khác. Trong khi đó, Luật Các tổ chức tín
dụng quy định về phá sản tổ chức tín dụng, tại Điều 155 dẫn
chiếu một cách chung chung đến pháp luật về phá sản. Hơn
nữa, việc phục hồi đối với tổ chức tín dụng được áp dụng
theo thủ tục kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước
trước khi tiến hành thủ tục phá sản.
Do vậy, Luật Phá sản 2014 đã dành một chương riêng
(Chương VIII), từ Điều 97 đến Điều 104 quy định về thủ
tục phá sản đối với tổ chức tín dụng. Đây là quy định hoàn
toàn mới so với quy định của Luật Phá sản 2004.
II.Thủ tục phá sản tổ chức tín dụng
1. Về nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với
TCTD
A. Thời điểm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Khác với thủ tục phá sản doanh nghiệp thông thường, Luật
phá sản 2014 quy định rõ việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản đối với TCTD chỉ thực hiện sau khi Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam (NHNN) có một trong những văn bản sau


đây và TCTD vẫn mất khả năng thanh toán:
1. Văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt
2. Văn bản chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả
năng thanh toán
3. Văn bản không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng
thanh toán.
Quy định này phù hợp với quy định của Luật các TCTD
2010.Theo đó, khi TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả
hoặc khả năng thanh toán, NHNN sẽ xem xét, quyết định áp
dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với TCTD đó; và việc
mở thủ tục phá sản đối với TCTD sẽ được thực hiện khi
TCTD không có khả năng khôi phục được khả năng thanh
toán và NHNN có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc
văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các
biện pháp phục hồi khả năng thanh toán.
Như vậy, quy định về thời điểm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản đối với TCTD theo Luật phá sản 2014 đảm bảo việc
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chỉ được thực hiện khi
TCTD thực sự không còn khả năng phục hồi, tránh trường
hợp TCTD bị nộp đơn yêu cầu phá sản khi chưa thực sự lâm
vào tình trạng mất khả năng thanh toán, từ đó gây tâm lý
hoang mang, ảnh hưởng tới hoạt động của TCTD đó nói
riêng và hệ thống các TCTD nói chung.
B. Đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản (Điều 98 Luật phá sản 2014)
Luật phá sản 2014 quy định rõ những người có quyền
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản TCTD, bao gồm:
1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một
phần nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết
thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà

TCTD không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp
trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công
đoàn cơ sở nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi
hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện
nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối
với người lao động mà TCTD không thực hiện nghĩa
vụ thanh toán.
3. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ
phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít
nhất 06 tháng nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
khi TCTD mất khả năng thanh toán; Cổ đông hoặc
nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ
thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi TCTD mất khả
năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ TCTD
quy định.
4. Thành viên hoặc người đại diện theo pháp luật của
hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi
hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Luật phá sản 2014 cũng quy định rõ nghĩa vụ của
TCTD nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản TCTD sau khi
NHNN có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản
chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi
khả năng thanh toán mà TCTD vẫn mất khả năng thanh toán.
Ngoài ra, Luật phá sản 2014 cũng quy định trường hợp
TCTD không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, NHNN
có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với TCTD
đó.
2. Về thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với

TCTD (Điều 99 Luật phá sản 2014)
Để phù hợp với quy định về thời điểm nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản, Luật phá sản 2014 quy định: Tòa án
nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản TCTD khi
đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản
chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi
khả năng thanh toán của NHNN mà TCTD vẫn mất khả năng
thanh toán.
Điều 5 NĐ05/NĐ-CP/2010 quy định:
1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm
quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng đã
đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh
đó.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của tổ chức
tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thẩm
quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng có
vốn đầu tư nước ngoài đó.
3. Về hoàn trả khoản vay đặc biệt (Điều 100 Luật
phá sản 2014)
Theo quy định tại Điều 151 Luật các TCTD 2010, TCTD
lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa ổn định của
hệ thống các TCTD, TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả
do các sự cố nghiêm trọng khác thì được vay đặc biệt của
Ngân hàng Nhà nước và các TCTD khác. Khoản vay đặc biệt
được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác, kể cả
các khoản nợ có tài sản bảo đảm của TCTD.
Trên cơ sở tính chất của khoản vay đặc biệt và phù hợp với
quy định tại Luật các TCTD 2010, Luật phá sản 2014 đã quy
định rõ khoản cho vay đặc biệt được hoàn trả cho Ngân hàng

Nhà nước và TCTD khác trước khi thực hiện việc phân chia
tài sản còn lại của TCTD phá sản theo quy định.
Như vậy, để phù hợp và thống nhất với tinh thần quy định
của Luật Các tổ chức tín dụng và đảm bảo những đặc thù
trong phá sản các tổ chức tín dụng, Luật Phá sản 2014 bổ
sung quy định về hoàn trả khoản vay đặc biệt tại Điều 100.
Theo đó, tổ chức tín dụng được vay đặc biệt của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng khác theo quy định
của Luật Các tổ chức tín dụng mà bị tuyên bố phá sản thì
phải hoàn trả khoản vay đặc biệt này cho Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, tổ chức tín dụng khác trước khi thực hiện
phân chia tài sản theo quy định của Luật Phá sản 2014.
Quy định này nhằm đảm bảo tính ổn định, an toàn trong hoạt
động của các ngân hàng. Bởi vì, hệ thống các ngân hàng hoạt
động liên quan chặt chẽ và có thể gây ảnh hưởng dây chuyền
đến nhau. Do đó, quy định này góp phần chặn đứng những
cuộc phá sản dây chuyền có thể dẫn đến sự sụp đổ của hệ
thống các ngân hàng có liên quan đến nhau, gây ảnh hưởng
đến nền kinh tế chung của đất nước.
4. Về thứ tự phân chia tài sản (Điều 101 Luật phá sản
2014)
Do đặc thù của hoạt động ngân hàng, thứ tự phân chia tài
sản trong phá sản TCTD cũng khác với doanh nghiệp thông
thường. Để bảo đảm quyền lợi cho đối tượng gửi tiền tại
TCTD và tổ chức bảo hiểm tiền gửi đã chi trả tiền bảo hiểm
cho người gửi tiền, Luật phá sản 2014 quy định các khoản
tiền gửi, khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho
người gửi tiền tại TCTD phá sản được ưu tiên chi trả trước
các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có
bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản

nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo
đảm không đủ thanh toán nợ. Theo đó, thứ tự phân chia tài
sản trong phá sản TCTD được thực hiện theo thứ tự như sau:
1. Chi phí phá sản;
2. Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác
theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã
ký kết;
3. Khoản tiền gửi; khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi
phải trả cho người gửi tiền tại TCTD phá sản theo quy
định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và hướng dẫn
của NHNN;
4. Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không
có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ
nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá
trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán các
khoản nợ nêu trên, các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu
tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số
nợ.
5. Về việc trả lại tài sản nhận ủy thác, nhận giữ hộ
khi TCTD bị tuyên bố phá sản và thanh lý tài sản phá
sản (Điều 102 Luật phá sản 2014)
Theo quy định hiện hành, các TCTD được thực hiện
hoạt động nhận ủy thác, giữ hộ, quản lý, bảo quản tài sản.
Theo đó, khách hàng chuyển giao tài sản cho TCTD giữ hộ,
quản lý hộ theo hợp đồng cung cấp dịch vụ của TCTD hoặc
chuyển giao tài sản cho TCTD theo hợp đồng ủy thác. Tài
sản này không được tính là tài sản của TCTD mà phải trả lại
cho chủ tài sản khi TCTD bị phá sản.

Do đó, Điều 102 Luật Phá sản 2014 quy định: trong
thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định
tuyên bố TCTD phá sản, chủ sở hữu tài sản ủy thác cho
TCTD, gửi TCTD giữ hộ, giao TCTD quản lý thông qua hợp
đồng ủy thác, giữ hộ, quản lý tài sản phải xuất trình giấy tờ
chứng minh quyền sở hữu và hồ sơ, giấy tờ liên quan với cơ
quan thi hành án dân sự để nhận lại tài sản của mình.
6. Về giao dịch của TCTD trong giai đoạn kiểm soát
đặc biệt (Điều 103 Luật phá sản 2014)
Điều 59 Luật phá sản 2014, quy định về giao dịch bị
coi vô hiệu nhằm ngăn chặn trường hợp doanh nghiệp cố
tình tẩu tán tài sản trước phá sản, đảm bảo quyền lợi cho các
chủ nợ của tổ chức bị phá sản. Tuy nhiên, đối với TCTD
trong giai đoạn kiểm soát đặc biệt, các giao dịch TCTD được
thực hiện dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước là
NHNN và đều là những giao dịch cần thiết cho việc đảm bảo
khả năng thanh toán của TCTD.
Do đó, Điều 103 Luật phá sản 2014 quy định giao dịch
của TCTD thực hiện trong giai đoạn NHNN áp dụng biện
pháp kiểm soát đặc biệt hoặc áp dụng biện pháp phục hồi
khả năng thanh toán dưới sự kiểm soát của NHNN sẽ không
áp dụng quy định về giao dịch vô hiệu quy định tại Điều 59
của Luật phá sản 2014.
7. Về quyết định tuyên bố TCTD phá sản (Điều 104
Luật phá sản 2014)
Theo quy định của Luật các TCTD 2010, khi TCTD có
nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán,
NHNN sẽ xem xét áp dụng thủ tục kiểm soát đặc biệt đối với
TCTD. Trong quá trình áp dụng thủ tục kiểm soát đặc biệt,
NHNN áp dụng nhiều biện pháp để phục hồi hoạt động bình

thường của TCTD nhưng TCTD không phục hồi được,
NHNN có văn bản gửi Tòa án để phá sản.
Do đó, khi mở thủ tục phá sản đối với TCTD, Luật
phá sản 2014 quy định Tòa án không áp dụng thủ tục Hội
nghị chủ nợ và thủ tục phục hồi hoạt động kinh
doanh. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Quản tài viên,
doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản lập xong danh sách
chủ nợ, danh sách người mắc nợ, bảng kê tài sản của TCTD,
Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố TCTD phá sản.
Quy định này nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết phá
sản TCTD, đảm bảo quyền và lợi ích cho các chủ nợ của
TCTD và phù hợp đặc thù của TCTD.
Luật phá sản 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015,
được kỳ vọng sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả
do phá sản gây ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên tham gia quan hệ kinh tế trước những rủi ro trong kinh
doanh .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật phá sản 2014
2. Giáo trình luật thương mại
3. Nghị định 22/2015 NĐ-CP

×