Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

quyết định hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.79 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu
Nội dung
1. Khái niệm quyết định hành chính:
2. Vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà
nước
2.1 Quyết định hành chính đưa ra chủ trương lớn trong lĩnh vực quản lý
hành chính
2.2 Quyết định hành chính điều tiết các vấn đề thực tiễn
2.3 Quyết định hành chính góp phần ổn định trật tự xã hội, tạo cơ hội
quản lý tốt và phát triển xã hội.
2.4 Quyết định hành chính có vai trò trong việc tổ chức và điều hành
hoạt động của bộ máy hành chính.
3. Hướng hoàn thiện pháp luật.
Kết Luận
2

2

6


6
8
8
9
10

1
LỜI MỞ ĐẦU
Điều 12 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước quản lí xã hội bằng


pháp luật…”. Có thể thấy, Nhà nước muốn quản lí tốt xã hội thì không thể không
thể hiện ý chí thông qua quyền lực của mình dưới hình thức là những quyết định
pháp luật, trong đó có quyết định hành chính. Thông qua việc tìm hiểu bản chất,
khái niệm quyết định hành chính và các yếu tố liên quan đến quyết định hành
chính ta sẽ hiểu được một cách sâu sắc về vai trò của quyết định hành chính
trong quản lý hành chính nhà nước.
NỘI DUNG
1. Khái niệm quyết định hành chính.
Theo từ điển Tiếng việt “quyết định” là: định một cách chắc chắn với ý nhất
định phải thực hiện. Vậy còn quyết định hành chính là gì ?
Thuật ngữ quyết định hành chính không chỉ xuất hiện trong khoa học mà còn
cả trong những quy định của luật thực định như: Luật khiếu nại, tố cáo; Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Chính vì vậy, việc làm rõ khái niệm
quyết định hành chính cũng như việc giới hạn nội hàm của khái niệm là điều rất
2
cần thiết cho việc nghiên cứu và thực tiến hoạt động quản lí hành chính Nhà
nước.
Ta biết rằng, trong bộ máy nhà nước, hệ thống cơ quan nhà nước có chức năng
quản lí hành chính nhà nước trên cơ sở quyền hành pháp có vai trò và vị trí quan
trọng trong quá trình Nhà nước thực hiện quyền lực của mình. Nhà nước quản lí
xã hội, thực hiện quyền lực dựa vào một thứ công cụ rất “sắc bén” đó chính là
pháp luật. Để đưa pháp luật – ý chí của Nhà nước vào đời sống thực tiễn, Nhà
nước đã trao cho hệ thống cơ quan nhà nước có chức năng quản lí hành chính
nhà nước nhiệm vụ thực hiện những hoạt động với mục đích thực hiện luật ( thi
hành luật), nhằm cụ thể hóa các quy định của pháp luật vào các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Đây là lĩnh vực thể hiện quyền lực nhà nước một cách thiết thực
nhất. Chính vì thế, hình thức hoạt động của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực
này chủ yếu và quan trọng đó là ra quyết định hành chính để đề ra những chủ
trương, chính sách lớn, xây dựng quy tắc xử sự hoặc áp dụng pháp luật cho một
công việc cụ thể nhằm mục đích thực hiện chức năng của nhà nước thông qua

quyền hành pháp.
Mặt khác, quyết định hành chính do nhiều chủ thể khác nhau ban hành với
những nội dung phong phú và đa dạng tác động đến các lĩnh vực khác nhau của
quản lý hành chính. Như cơ quan quyền lực, cơ quan xét xử cơ quan kiểm sát.
Tuy nhiên những quyết định đó chỉ nhằm xây dựng ổn định chế độ công tác nội
bộ cơ quan và khả năng trực tiếp tác động đến xã hội rất hạn chế. Vì vậy, trong
hoạt động quản lý hành chính nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ban hành các
quyết định hành chính là các chủ thể trong hệ thống các cơ quan hành chính thực
hiện quyền lực nhà nước để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Từ những cơ sở trên ta có thể đưa ra khái niệm sau:
“ Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật nó là kết
quả sự thể hiện ý chí quyền lực của Nhà nước thông qua hành vi của các chủ thể
3
được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà
nước tiến hành theo một trình tự, dưới những hình thức nhất định theo quy định
của pháp luật nhằm đưa ra các chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự
hoặc áp dụng các nguyên tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống
xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước”.
Có thể thấy, đây là một khái niệm diễn tả được đầy đủ bản chất của quyết định
hành chính. Điều này được thể hiện:
- Thứ nhất, quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật. Là một
dạng của quyết định pháp luật do đó quyết định hành chính có những đặc điểm
sau:
+ Tính quyền lực nhà nước:
Tính chất này được thể hiện ở hình thức của quyết định, bởi chỉ có cơ quan nhà
nước mới được ban hành các quyết định đơn phương ra các quyết định pháp luật
xuất phát từ lợi ích chung. Đồng thời còn thể hiện ở nội dung và mục đích của
quyết định hành chính. Về nguyên tắc, tất cả các quyết định hành chính đều được
đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước khi cần thiết.
+ Tính pháp lý:

Quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí nhà nước, nó tác động
ngay đến cơ chế điều chỉnh của pháp luật. Đồng thời làm xuất hiện quuy phạm
pháp luật, thay thế hoặc hủy bỏ quy phạm pháp luật, làm phát sinh hoặc thay đổi,
chấm dứt quan hệ pháp luật.
- Thứ hai, quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực của
Nhà nước thông qua hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp
trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước. Quyết định hành chính là kết
quả của sự thể hiện ý chí của nhà nước khi thực hiện quyền lực của mình.
4
Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ban hành
các quyết định hành chính là các chủ thể trong hệ thống các cơ quan hành chính
thực hiện quyền lực nhà nước để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là
những chủ thể ở trung ương, địa phương, những chủ thể có thẩm quyền chung
cũng như những chủ thể có thẩm quyền chuyên môn… Xuất phát từ vị trí là cơ
quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước, nên các quyết định hành chính
do các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước ban hành là
những văn bản dưới luật nhằm thi hành luật.
- Thứ ba, quyết định hành chính được tiến hành theo một trình tự, dưới những
hình thức nhất định theo quy định của pháp luật nhằm đưa ra các chủ trương,
biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các nguyên tắc đó giải quyết
một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý
hành chính Nhà nước. Quyết định hành chính có thể được thể hiện thông qua
những hành vi của chủ thể quản lý hoặc dưới hình thức văn bản theo một trình tự
pháp luật quy định. Tùy vào thực tiễn mà chủ thể có thể ban hành quyết định
hành chính để đưa ra các chủ trương (quyết định chủ đạo), đặt ra các quy tắc xử
sự (quyết định quy phạm) hay giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã
hội (quyết định cá biệt). Và trên hết, việc ban hành ra quyết định hành chính để
nhằm mục đích thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.
2. Vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước.
Có thể nói quyết định hành chính chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động

quản lí hành chính. Quyết định hành chính giúp cho bộ máy Nhà nước nhất là bộ
máy hành chính hoạt động hài hòa, nhịp nhàng, các quyền của công dân được
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×