Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Xây dựng ngân hàng đề thi đánh giá kiến thức và kỹ năng cho nghề Điện công nghiệp theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề tại Trường Cao đẳng cơ điện và nông nghiệp Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.45 KB, 31 trang )

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, việc đào tạo nguồn nhân lực hướng
tới các chuẩn trình độ quốc gia, khu vực và thế giới đang được toàn
xã hội ta đặc biệt quan tâm nhằm đáp ứng sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước và tạo năng lực hoà nhập với thị trường
lao động trong khu vực và quốc tế.
Quá trình giáo dục - đào tạo bao gồm các thành tố cơ bản: Mục
tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức quá trình và đánh giá. Các
thành tố trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng tạo nên
chất lượng đào tạo. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo,
cùng với việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, phương
pháp,…việc nghiên cứu đổi mới và phát triển các phương pháp
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đảm bảo tính khoa học, tính
thống nhất, khách quan và công bằng đóng vai trò hết sức quan
trọng trong quá trình đào tạo.
Theo Điều 3 của Quy định nguyên tắc, quy trình xây dựng và
ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được ban hành kèm
theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27 tháng 3 năm
2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Việc
xây dựng các bộ công cụ đánh giá kết quả học tập theo các chuẩn
kỹ năng nghề quốc gia, ngoài việc giúp cho các trường dạy nghề
2
đánh giá đúng kiến thức, tay nghề của người học, chúng còntạo
điều kiện cho người đã tốt nghiệp có thể tham gia các kỳ kiểm tra,
đánh giá để được cấp văn bằng, chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Chương trình dạy nghề Điện công nghiệp cũng như các
chương trình dạy nghề khác trong khuôn khổ Dự án GDKT & DN
được xây dựng theo phương thức đào tạo dựa vào năng lực thực
hiện. Theo phương thức đào tạo này, việc đánh giá các năng lực


thực hiện phải được dựa theo theo các tiêu chí đánh giá và những
tiêu chuẩn thực hiện công việc được xác định từ tiêu chuẩn kỹ năng nghề.
Xuất phát từ những đặc điểm trên, người nghiên cứu đã thực
hiện luận văn tốt nghiệp với tên đề tài: “Xây dựng ngân hàng đề
thi đánh giá kiến thức và kỹ năng cho nghề Điện công nghiệp
theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề tại Trường Cao đẳng cơ điện và
nông nghiệp Nam Bộ”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.
Xây dựng ngân hàng đề thi đánh giá kiến thức và kỹ năng nghề
Điện công nghiệp theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để hoàn thành mục tiêu trên, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
3
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá, trắc
nghiệm, nguyên tắc - phương pháp - quy trình xây dựng ngân hàng
đề thi đánh giá kiến thức và kỹ năng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề.
- Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu, phân tích nội dung chương trình
đào tạo và bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề Điện.
- Nhiệm vụ 3: Xây dựng ngân hàng đề thi đánh giá kiến thức
và kỹ năng cho nghề Điện công nghiệp theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề.
- Nhiệm vụ 4: Thử nghiệm, phân tích và điều chỉnh các câu hỏi
trắc nghiệm, các bài thi kỹ năng, xác định tính khả thi của các câu
hỏi và đề thi khi áp dụng vào thực tiễn đánh giá kết quả học tập của
học sinh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Ngân hàng đề thi đánh giá kiến thức và kỹ năng cho nghề Điện
công nghiệp theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề.

3.1. Khách thể nghiên cứu.
- Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề Điện.
- Chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp.
- Các văn bản pháp lý quy định về kiểm tra, đánh giá trong đào
tạo nghề.
- Các văn bản pháp lý quy định về quy trình xây dựng ngân
hàng đề thi đánh giá kiến thức và kỹ năng trong đào tạo nghề.
4
- Người đang học nghề và các giáo viên đang tham gia giảng
dạy các môn học/ modul trong chương trình dạy nghề Điện công nghiệp.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Việc xây dựng được ngân hàng đề thi đánh giá kiến thức và kỹ
năng cho nghề Điện công nghiệp theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề sẽ
tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao chất lượng cho hoạt động kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Định hướng quá trình
giảng dạy của giáo viên và quá trình học tập của học sinh để từ đó
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
5. Giới hạn mục tiêu nghiên cứu
Vì khối lượng công việc xây dựng ngân hàng đề thi đánh giá
kiến thức và kỹ năng cho nghề Điện công nghiệp theo tiêu chuẩn
kỹ năng nghề là rất lớn. Quá trình biên soạn, thử nghiệm và phân
tích các câu hỏi, các đề thi yêu cầu rất công phu, phải dựa vào
những điều kiện thực tế của nhà trường. Mặt khác, thời gian cho
phép để thực hiện đề tài có hạn nên người nghiên cứu giới hạn
phạm vi nghiên cứu trên 01 modul kỹ thuật chuyên ngành “MĐ 21
– Thực hành trang bị điện” trong chương trình dạy nghề Điện
công nghiệp, hệ trung cấp nghề. Nội dung công việc thực hiện:
- Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm.
- Xây dựng bộ đề thi kỹ năng nghề.
6. Phương pháp nghiên cứu

5
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản
pháp lý, các tài liệu liên quan làm cơ sở lý luận để xây dựng ngân
hàng câu hỏi đánh giá kiến thức và ngân hàng đề thi kỹ năng.
- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến chuyên gia đang hoạt
động trong lĩnh vực nghiên cứu về tính khoa học, hợp lý và khả thi
của các đề thi.
- Phương pháp thử nghiệm: Thử nghiệm các câu hỏi đánh giá
kiến thức và các đề thi đánh giá kỹ năng trong điều kiện thực tế để
xác định tính khả thi của bài thi khi áp dụng vào thực tiễn.
- Phương pháp thống kê toán học: Thống kê, tổng hợp các số
liệu của quá trình thử nghiệm để trên cơ sở đó phân tích các câu
trắc nghiệm, các đề thi thực hành đồng thời đưa ra kết luận hoặc
điều chỉnh nội dung nghiên cứu.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG
NGÂN HÀNG ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ KỸ
NĂNG THEO TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ
I. TỔNG QUAN.
1. Tổng quan ngoài nước.
Việc đo lường và đánh giá trong giáo dục đã phát triển từ xa
xưa, tuy nhiên có thể nói một ngành khoa học thực sự về đo lường
trong tâm lý và giáo dục mới bắt đầu và hình thành từ cuối thế kỷ
19 ở Châu Âu và đặc biệt là Mỹ, lĩnh vực khoa học trắc nghiệm
6
phát triển mạnh trong thế kỷ 20. Các thành tựu lý luận quan trọng
của khoa học về đo lường trong giáo dục đạt được cho đến thập
niên 70 của thế kỷ trước là “lý thuyết trắc nghiệm cổ điển”
(classical test theory). Còn bước phát triển về chất của nó trong
khoảng 4 thập niên vừa qua là “lý thuyết trắc nghiệm hiện đại”

hoặc “lý thuyết đáp ứng câu hỏi” (Item Response Theory – IRT).
IRT đã đạt được những thành tựu quan trọng nâng cao độ chính xác
của trắc nghiệm và trên cơ sở lý thuyết đó, công nghệ trắc nghiệm
thích ứng máy tính (Computer Adaptive Test – CAT) ra đời. Ngoài
ra trên cơ sở của những thành tựu của IRT và ngôn ngữ học máy
tính, công nghệ Criterion chấm tự động các bài thi tự luận tiếng
Anh nhờ máy tính của EST đã được triển khai qua mạng Internet
trong mấy năm qua. [19, Tr 16]
2. Tổng quan trong nước.
Tại Việt Nam việc đánh giá kết quả học tập của HS lâu nay vẫn
được thực hiện một cách truyền thống, chỉ chú trọng kiểm tra kiến
thức sách vở mà hầu hết là ở mức độ nhớ và tái hiện kiến thức dựa
trên những bài kiểm tra trên giấy, thì trên thế giới từ giữa thập niên
1980 đã bùng nổ một cuộc cách mạng thực sự về KTĐG với những
thay đổi căn bản cả về triết lý, quan điểm, phương pháp, và các
hoạt động cụ thể. Những thay đổi trong xu hướng KTĐG kết quả
học tập trong hơn thập niên vừa qua được thể hiện trong bảng 1.1:
7
Xu hướng kiểm tra đánh giá trong thời gian qua [26, Tr 6]
Xu hướng cũ Xu hướng mới
Các bài thi trên giấy được thực
hiện cuối kỳ
Nhiều bài tập đa dạng trong suốt
quá trình học
Do bên ngoài khống chế Do HS chủ động
Việc lựa chọn câu hỏi và tiêu chí
đánh giá không được nêu trước
Việc lựa chọn câu hỏi và tiêu chí
đánh giá được nêu rõ từ trước
Nhấn mạnh sự cạnh tranh Nhấn mạnh sự hợp tác

Quan tâm đến mục tiêu cuối cùng
của việc giảng dạy
Quan tâm đến kinh nghiệm học tập
của HS
Chú trọng sản phẩm Chú trọng quá trình
Tập trung vào kiến thức sách vở Tập trung vào năng lực thực tế
Như vậy ở nước ta khoa học về đo lường trong giáo dục mới
được phát triển ở giai đoạn sơ khai. Để thúc đảy khoa học này, các
trường đại học, đặc biệt là các đại học sư phạm và các viện nghiên
cứu giáo dục đóng vai trò rất quan trọng. Đội ngũ giáo chức ở mọi
bậc học phải được trang bị những hiểu biết tối thiểu về khoa học
này, các cơ quan giáo dục và các tổ chức nghiên cứu và dịch vụ
giáo dục của Nhà nước cũng như tư nhân phải tạo các công cụ và
ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm chuẩn xác để hỗ trợ cho đội ngũ
giáo chức ở mọi bậc học. [19, Tr 199]
II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG.
1. Khái niệm về đánh giá kết quả học tập trong đào tạo nghề.
8
Việc xác định đúng các lĩnh vực đánh giá kết quả học tập là cơ
sở để biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm kiến thức và các bài thi kỹ
năng một cách khoa học. Các lĩnh vực đánh giá gốm có:
- Đánh giá kiến thức: là xác định xem người dự thi đã biết gì,
ở mức độ nào trong các nội dung đã học. Các mức độ đánh giá kiến
thức theo thang nhận thức của S. Bloom có 03 mức độ: 1) Biết, 2)
Thông hiểu, và 3) Ứng dụng. Đây là 3 loại mục tiêu lớn thường
được áp dụng để khảo sát trong quá trình dạy học.
- Đánh giá kỹ năng: Phân tích 03 phương pháp khi đánh giá kỹ năng:
+ Đánh giá quy trình thực hiện;
+ Đánh giá sản phẩm;
+ Đánh giá sự thực hiện công việc tổng hợp nhiều khía cạnh

(Năng lực thực hiện).
- Đánh giá thái độ: là nhằm xem xét người học đã có cách ứng
xử, cách biểu lộ tình cảm - phẩm chất nhân cách như thế nào trước
một sự kiện, hiện tượng, trước công việc, trước đồng nghiệp
2. Khái niệm trắc nghiệm (TEST).
Việc xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trên cơ sở của
trắc nghiệm tiêu chí. Vì trắc nghiệm chuẩn mực và trắc nghiệm tiêu
chí có một số điểm tương đồng nhưng chúng có nhiều điểm khác
biệt về công dụng, về quá trình biên soạn và phân tích câu hỏi. Vì
thế, việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết của hai loại trắc nghiệm này để
9
làm cơ sở cho việc xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm là rất
cần thiết.
2.1. Cơ sở lý luận về trắc nghiệm khách quan (trắc nghiệm
chuẩn mực)
Các nội dung chính được tập trung nghiên cứu và tổng hợp bao gồm:
- Khái niệm trắc nghiệm khách quan: Phân tích một số định
nghĩa về trắc nghiệm khách quan của các chuyên gia về trắc
nghiệm, rút ra những nhận xét về loại trắc nghiệm khách quan.
- Các hình thức và nguyên tắc soạn thảo các câu hỏi trắc
nghiệm: Nghiên cứu, tổng hợp các hình thức và nguyên tắc soạn
thảo của bốn loại câu hỏi trắc nghiệm thường được sử dụng nhiều
nhất trong kiểm tra, đánh giá, đó là: 1) lọai câu trắc nghiệm đúng -
sai, 2) loại câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn, 3) loại câu ghép đôi,
và 4) loại câu điền khuyết.
- Phân tích câu trắc nghiệm: Nghiên cứu cách xác định độ khó
và độ phân cách của câu trắc nghiệm.
- Độ tin cậy và độ giá trị: Tổng hợp yêu cầu về độ tin cậy và độ
giá trị của bài trắc nghiệm chuẩn mực.
2.2. Cơ sở lý luận của trắc nghiệm tiêu chí

Tiến hành nghiên cứu các nội dung:
- Khái niệm trắc nghiệm tiêu chí: Phân tích một số định nghĩa
về trắc nghiệm tiêu chí của các chuyên gia trắc nghiệm trong nước
và của nước ngoài để rút ra nhận xét về loại trắc nghiệm tiêu chí.
10
- Nguyên tắc soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm tiêu chí.
- Kỹ thuật viết các câu trắc nghiệm tiêu chí.
- Phân tích câu trắc nghiệm tiêu chí: Nghiên cứu cách xác định
độ khó và độ phân cách của câu trắc nghiệm tiêu chí.
Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm, phân tích các đại lượng đặc
trưng của trắc nghiệm chuẩn mực và trắc nghiệm tiêu chí, người
nghiên cứu đã hệ thống được những điểm tương đồng và những
điểm khác biệt giữa hai loại trắc nghiệm làm cơ sở cho việc biên
soạn và phân tích các câu hỏi trắc nghiệm tiêu chí.
3. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề.
- Tiêu chuẩn kỹ năng nghề bao gồm các quy định mức độ thực
hiện và yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có để thực hiện
các công việc của một nghề.
- Quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề dựa trên công
công việc phân tích nghề gồm 3 bước: (1) mô tả nghề, (2) Xác định
danh mục các lĩnh vực nhiệm vụ và các công việc tương ứng, (3)
phân tích các công việc và xác định chuẩn kỹ năng nghề.
III. NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH XÂY
DỰNG NGÂN HÀNG ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ
KỸ NĂNG THEO TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ.
1. Nguyên tắc xây dựng ngân hàng đề thi đánh giá kiến thức và
kỹ năng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề.
1.1. Nguyên tắc xây dựng ngân hàng câu hỏi đánh giá kiến thức
11
- Được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề và tham

khảo mục tiêu, chương trình đào tạo nghề ở trình độ tương ứng.
- Bảo đảm tính khách quan, tính thực tiễn và tính khả thi.
1.2. Nguyên tắc xây dựng đề thi kỹ năng
- Được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề tương ứng;
- Bảo đảm tính khách quan, chuẩn xác, khả thi và thực tiễn;
- Được lựa chọn từ ngân hàng bài thi đánh giá kỹ năng theo cấu
trúc xác định;
- Thời gian thực hiện một đề thi phải phù hợp với từng trình độ
kỹ năng và đặc thù của nghề.
2. Phương pháp xây dựng ngân hàng đề thi đánh giá kiến thức
và kỹ năng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề.
Dựa trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề và tham khảo mục tiêu,
chương trình đào tạo nghề ở trình độ tương ứng để lập bảng phân
tích. Trên cơ sở bảng phân tích. tiến hành xây dựng ngân hàng đề
thi đánh giá kiến thức và kỹ năng.
3. Quy trình xây dựng ngân hàng đề thi đánh giá kiến thức và
kỹ năng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề.
3.1. Quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi đánh giá kiến thức
Theo quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi đánh giá kiến thức
trong Dự án Giáo dục Kỹ thuật và Dạy nghề, ngân hàng câu hỏi
đánh giá kiến thức được xây dựng theo 7 bước sau:
- Bước 1. Phân tích kiến thức của nghề;
12
- Bước 2. Xác định số lượng câu hỏi ;
- Bước 3. Xác định kiến thức cần đánh giá trong câu hỏi ;
- Bước 4. Biên soạn các câu hỏi ;
- Bước 5. Lấy ý kiến chuyên gia về các câu hỏi ;
- Bước 6. Thử nghiệm và phân tích câu hỏi ;
- Bước 7. Thẩm định ngân hàng câu hỏi ;
Trong phạm vi của đề tài, người nghiên cứu tập trung thực hiện

các công việc trong 6 bước đầu của quy trình (từ bước 1 đến bước
6). Đó là những phần việc quan trọng để hoàn thành mục tiêu
nghiên cứu của đề tài đã xác định. Việc thẩm định ngân hàng câu
hỏi (Bước 7) sẽ được tiến hành thông qua Hội đồng Khoa học của
Nhà trường sau khi toàn bộ ngân hàng câu hỏi đánh giá kiến thức
của nghề được hoàn thành.
3.2. Quy trình xây dựng đề thi kỹ năng
Đề thi kỹ năng được xây dựng theo tám bước sau:
- Bước 1. Phân tích tiêu chuẩn kỹ năng nghề;
- Bước 2. Xác định số lượng bài thi đánh giá kỹ năng;
- Bước 3. Xác định nội dung, phương pháp đánh giá cho từng
bài thi đánh giá kỹ năng;
- Bước 4. Biên soạn bài thi đánh giá kỹ năng;
- Bước 5. Lấy ý kiến chuyên gia về các bài thi đánh giá kỹ
năng;
- Bước 6. Thử nghiệm phân tích các bài thi đánh giá kỹ năng;
13
- Bước 7. Thẩm định ngân hàng bài thi đánh giá kỹ năn ;
- Bước 8. Xây dựng ngân hàng đề thi kỹ năng.
Trong phạm vi của đề tài, người nghiên cứu sẽ tập trung thực
hiện các công việc từ bước 1 đến bước 6. Đó là những phần việc
quan trọng để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã xác
định. Nội dung bước 7 và bước 8 trong Quy trình sẽ được tiến hành
sau khi bộ ngân hàng đề thi kỹ năng của nghề được xây dựng hoàn thành.
Kết luận chương 1
Căn cứ cơ sở lý luận của đề tài đã được phân tích ở trên, ứng
dụng vào xây dựng ngân hàng đề thi đánh giá kiến thức và kỹ năng
cho modul thực hành trang bị điện sẽ được thực hiện như sau:
 Ngân hàng câu hỏi đánh giá kiến thức.
- Ngân hàng câu hỏi đánh giá kiến thức được xây dựng trên cơ

sở của trắc nghiệm tiêu chí và quy trình xây dựng ngân hàng câu
hỏi đánh giá kiến thức trong Dự án GDKT  DN.
- Nội dung kiến thức cần đánh giá trong mỗi câu hỏi được xác
định từ tiêu chuẩn kỹ năng nghề, các bảng phân tích công việc và
chương trình modul thực hành trang bị điện.
- Hình thức của các câu trắc nghiệm: Sử dụng 4 loại câu hỏi:
Câu Đúng - Sai, câu điền khuyết, câu hỏi đa lựa chọn và câu ghép đôi.
- Phân tích các câu trắc nghiệm: Căn cứ kết quả kiểm nghiệm
để phân tích các câu hỏi (tập trung vào yếu tố độ khó của câu hỏi),
chỉnh sửa hoặc loại bỏ các câu hỏi không phù hợp.
14
 Ngân hàng đề thi kỹ năng.
- Ngân hàng đề thi kỹ năng được xây dựng theo Quy trình xây
dựng ngân hàng đề thi kỹ năng trong Dự án GDKT  DN.
- Nội dung đánh giá được xác định từ tiêu chuẩn kỹ năng nghề,
các bảng phân tích công việc, chương trình modul Thực hành trang
bị điện.
- Phân tích các bài thi đánh giá kỹ năng: Được căn cứ trên kết
quả thử nghiệm. Trong đó, các yếu tố chính cần phân tích là: tính
rõ ràng, chính xác, sự phù hợp về thời gian, dụng cụ thiết bị.
Việc áp dụng cơ sở lý luận được trình bày trong chương 1 để
tiếp tục nghiên cứu và xây dựng các sản phẩm của đề tài sẽ được
thực hiện tiếp tục trong các chương sau.
Chương 2 : CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG
NGÂN HÀNG ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ KỸ
NĂNG CHO NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO TIÊU
CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ
Căn cứ trên cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, những cở sở
thực tiễn để xây dựng ngân hàng đề thi đánh giá kiến thức và kỹ
năng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho modul thực hành trang bị

điện bao gồm:
1.Thực trạng vấn đề kiểm tra đánh giá tại Trường CĐCĐ 
NN Nam Bộ.
15
1.1. Giới thiệu chung về Trường CĐCĐ  NN Nam Bộ.
- Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Trường;
- Giới thiệu chức năng và nhiệm vụ của Trường.
1.2. Thực trạng vấn đề kiểm tra đánh giá tại Trường CĐCĐ 
NN Nam Bộ.
1.2. 1. Quá trình tổ chức kiểm tra.
Các Khoa, Tổ bộ môn chuyên môn có nhiệm vụ tổ chức dạy
và kiểm tra định kỳ theo kế hoạch đào tạo.
Phòng Khảo thí & Kiểm định chất lượng tổ chức thi và kiểm
tra kết thúc môn vào cuối các học kỳ bằng các bộ đề có sẵn.
1.2. 2. Quá trình đánh giá.
- Đối với các môn thi và kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm,
phòng Khảo thí & Kiểm định chất lượng sẽ tiến hành chấm và báo
kết quả cho các Khoa, Tổ bộ môn chuyên môn. Để các Khoa, Tổ bộ
môn chuyên môn tổng kết và báo kết quả học tập. Hiện nay Nhà
trường đang sử dụng phần mềm TESTPRO để hỗ trợ việc trộn đề
và chấm bài thi trắc nghiệm.
- Đối với các môn thi và kiểm tra dưới dạng tự luận phòng
Khảo thí & Kiểm định chất lượng sẽ tiến hành rọc phách bài thi rồi
gửi bài cho các Khoa, Tổ bộ môn chuyên môn chấm. Sau đó các
Khoa, Tổ bộ môn chuyên môn gửi điểm theo số phách và bài thi
cho phòng Khảo thí & Kiểm định chất lượng. Phòng Khảo thí &
16
Kiểm định chất lượng sẽ lập điểm thi của học sinh để báo kết quả
cho các Khoa, Tổ bộ môn chuyên môn. Để các Khoa, Tổ bộ môn
chuyên môn tổng kết và báo kết quả học tập.

- Đối với các môn học/modul thực hành hoặc tích hợp (trong
đó có modul Thực hành trang bị điện), việc kiểm tra đánh giá vẫn
được thực hiện bởi chính giáo viên giảng dạy môn học đó.
Để việc đánh giá được toàn, ngày 01/09/2009 Hiệu trưởng nhà
trường đã ký quyết định về kế hoạch triển khai soạn ngân hàng câu
hỏi trắc nghiệm cho các môn học. Tuy nhiên trong quá trình thực
hiện thì hầu như mới chỉ soạn được ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
cho các môn học (modul) lý thuyết. Đồng thời ngân hàng câu hỏi
đã được soạn thảo chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm giảng dạy của
giáo viên và tham khảo từ các bộ đề thi mà Bộ Giáo dục đã ban hành.
Tóm lại: Từ thực trạng vấn đề kiểm tra đánh giá tại Trường CĐCĐ
 NN Nam Bộ đã cho thấy việc xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc
nghiệm cho các các môn học (modul) thực hành hoặc tích hợp dựa
trên cơ sở luận và phương pháp khoa học là rất cấp thiết.
2. Chương trình, nội dung giảng dạy nghề Điện công nghiệp.
Phân tích tóm tắt đề cương cấu trúc, cấp trình độ đào tạo và
hình thức tổ chức trong các chương trình dạy nghề đang được áp dụng.
3. Chương trình, nội dung giảng dạy modul “Thực hành trang
bị điện”
17
- Xác định vị trí của modul “Thực hành trang bị điện” trong
các chương trình đào tạo hiện hành.
- Tóm tắt đề cương cấu trúc của modul “Thực hành trang bị điện”.
4. Bộ tiêu chuẩn kỹ năng của modul thực hành trang bị điện.
Nghiên cứu các nội dung được quy định trong tiêu chuẩn kỹ
năng nghề làm cơ sở để biên soạn các câu hỏi và các bài thi thực hành:
- Mô tả công việc;
- Các tiêu chuẩn kiến thức cần có để thực hiện công việc một
cách hiệu quả;
- Các tiêu chuẩn kỹ năng cần phải đạt được hoàn thành công việc;

- Các tiêu chí đánh giá và cách thức đánh giá kỹ năng thực hiện
công việc.
4. Người học nghề
- Khẳng định vai trò của người học nghề đối với việc thử
nghiệm ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và ngân hàng đề thi kỹ năng.
- Xác định các lớp học sinh để tiến hành thử nghiệm ngân
hàng câu hỏi trắc nghiệm và ngân hàng đề thi kỹ năng.
Kết luận chương 2
Trên cơ sở thực tiễn cho thấy, tại Trường CĐCĐ  NN Nam
Bộ hiện nay:
- Chưa có bộ đề thi cho các môn học/modul thực hành và tích hợp.
18
- Để đáp ứng mục tiêu đào tạo, Trường có nhu cầu về bộ đề thi
cho các môn học/modul thực hành và tích hợp. Đồng thời trường
cũng đặt ra yêu cầu này bằng văn bản mang tính pháp lý cho vấn đề này.
- Có đầy đủ tư liệu để tiến hành xây dựng bộ đề thi cho các
môn học/modul thực hành và tích hợp.
Chương 3 : XÂY DỰNG NGÂN HÀNG ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ
KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CHO MODUL THỰC HÀNH
TRANG BỊ ĐIỆN THEO TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ
1. Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kiến thức
cho modul Thực hành trang bị điện.
Những nội dung cần được thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ
này gồm có:
- Phân tích kiến thức của modul.
- Xác định số lượng câu hỏi.
- Xác định kiến thức cần đánh giá trong câu hỏi.
- Biên soạn câu hỏi.
- Lấy ý kiến tham khảo về các câu hỏi.
- Thử nghiệm, phân tích và hoàn thiện các câu hỏi trắc nghiệm.

1.1. Phân tích kiến thức của modul, xác định kiến thức cần
đánh giá và số lượng câu hỏi.
Việc phân tích và xác định kiến thức cần đánh giá, số lượng câu
hỏi cho từng công việc của modul “Thực hành trang bị điện” được
tiến hành như sau:
19
- Xác định các công việc cần đánh giá;
- Xác định nội dung kiến thức cần đánh giá.
- Xác định số lượng câu hỏi cần xây dựng trong ngân hàng: Để
thực hiện việc phân tích và xác định nội dung kiến thức cần đánh
giá và xác định số lượng câu hỏi của mỗi nội dung kiến thức, sử
dụng bảng quy định được thiết kế theo mẫu sau:
XÁC ĐỊNH KIẾN THỨC CẦN ĐÁNH GIÁ VÀ SỐ LƯỢNG CÂU HỎI
Mã số
công
việc
Tên công
việc trong
mô đun
Kiến thức cần

đánh giá
(Căn cứ tiêu
chuẩn kỹ năng
nghề và tham
khảo bảng
PTCV và
chương trình
modul)
Mức độ trí năng

Cộng
Bi
ết

(Nhận
ra, tái
hiện,
nhắc
lại)
Hi
ểu

(Trình
bày, giải
thích, so
sánh)
V
ận

dụng
(Phân
tích, áp
dụng)
I…

Công vi
ệc…







1:…………



2:……
……



…………….



I…

Công vi
ệc…






1:…………




Kết quả:
- Xác định được 108 nội dung kiến thức cần đánh giá thuộc 18
công việc trong modul.
- Xác định được số lượng câu hỏi cần biên soạn là 210 câu, ở 3
mức độ trí năng biết, hiểu và vận dụng :

20
- Mức độ “Biết”: 37 câu
- Mức độ “Hiểu”: 96 câu
- Mức độ “Vận dụng”: 77 câu
1.2. Biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm
Với 108 nội dung kiến thức cần đánh giá, đã biên soạn được
210 câu hỏi. Trong đó, loại trắc nghiệm đúng – sai có 50 câu, đa
lựa chọn: 91 câu, ghép hợp: 14 câu, điền khuyết: 55 câu (xem phụ
lục 7 phần 1 xây dựng câu hỏi, tr.40).
1.3. Lấy ý kiến tham khảo về các câu hỏi
Lấy ý kiến của 6 giáo viên đang tham gia giảng dạy các môn
chuyên ngành trong chương trình dạy nghề Điện công nghiệp. Lấy
ý kiến của ba giáo viên của 3 đơn vị khác đã từng tham tập huấn về
“Quy trình, phương pháp xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi và tổ
chức đánh giá kiến thức nghề”.
Căn cứ những ý kiến góp ý của 09 giáo viên, người nghiên cứu
tiến hành điều chỉnh các câu hỏi trắc nghiệm trước khi đưa vào thử nghiệm.
1.4. Thử nghiệm và phân tích các câu hỏi trắc nghiệm
1.4.1. Cách thức thử nghiệm: 210 câu hỏi được xây dựng thành 3
đề: A, B, C. Các câu hỏi được mã hóa theo từng đề thi. Số lượng
câu hỏi và nội dung cần đánh giá trong 3 đề thi là tương đương: Đề
A: 70 câu; Đề B: 70 câu; Đề C: 70 câu.
Các đề thi được tiến hành thử nghiệm trong điều kiện thực tiễn.
Đối tượng thử nghiệm gồm 75 học sinh của 03 lớp được chọn ngẫu

21
nhiên từ 05 lớp trung cấp nghề Điện công nghiệp đã học xong
chương trình modul Thực hành trang bị điện.
1.4.2. Kết quả phân tích các câu hỏi trắc nghiệm
* Độ khó của các câu trắc nghiệm
Kết quả tính toán độ khó của các câu trắc nghiệm trong 3 đề A,
B, C được thể hiện như trong bảng.
Tần số các câu trắc nghiệm theo độ khó
Khoảng độ khó Tần số câu
ĐK = 0 ÷ 24% (Câu hỏi quá khó)

10
ĐK = 25% ÷ 75%
(Câu hỏi có độ khó chấp nhận được)
169
76% ÷ 100% (Câu hỏi quá dễ)

31
Cộng:
210
* Độ phân cách của các câu trắc nghiệm
Độ phân cách của câu trắc nghiệm tiêu chí có ít giá trị trong
việc thẩm xét chất lượng hay tính giá trị của các câu hỏi. Tuy
nhiên, nó là dấu hiệu cho biết những vấn đề cần phải xem xét và
đều chỉnh trong quá trình giảng dạy và học tập. Độ phân của các
câu trắc nghiệm được trình bày như trong bảng:



22

Câu
Tỷ lệ phần trăm làm
đúng của nhóm giỏi
Tỷ lệ phần
trăm làm đúng
của nhóm kém

D
1 2 3 4= 2-3
Câu 1
Câu 2

Kết quả tính toán độ phân cách của các câu trắc nghiệm trong 3
đề A, B, C được trình bày trong bảng:
Tần số các câu trắc nghiệm theo độ phân cách
Khoảng phân cách D Tần số câu
≥ 0.40 (Rất tốt)
110
0.3 ÷ 0.39 (Khá tốt, nhưng có thể làm cho tốt hơn)

46
0.2 ÷ 0.29 (Tạm được, có thể cần phải hoàn
chỉnh)
31
≤ 0.19 (Kém, cần loại bỏ hay sửa chữa lại cho tốt
hơn)
23
Cộng:
210
Trong số 23 câu hỏi có độ phân cách kém, có12 câu có độ phân

cách âm (-) sẽ được lưu giữ để điều chỉnh sau, 11 câu còn lại cần
được rà soát và phân tích tiếp tục để làm cơ sở cho việc điều chỉnh.
1.4.3. Điều chỉnh các câu trắc nghiệm chưa phù hợp
23
Sau khi xem xét mối quan hệ giữa độ khó và độ phân cách của
11 câu hỏi có độ phân cách kém, kết quả là:
- Có 09 câu có mối quan hệ giữa độ khó và độ phân cách là hợp
lý do vậy không cần điều chỉnh.
- Có 02 câu hỏi có độ khó trung bình và độ phân cách kém, cần
phải xem xét lại mối quan hệ giữa hai đại lượng này. Căn cứ kết
quả phân tích 02 câu hỏi, người nghiên cứu đã tiến hành điều chỉnh
các câu hỏi này theo những yêu cầu đã xác định được khi tiến hành
phân tích.
1.4.4. Tập hợp và sắp xếp các câu hỏi đã hoàn thiện
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý các câu hỏi cũng
như việc xây dựng các đề thi sau này, 198 câu hỏi được phân loại
và quản lý thành 04 nhóm theo 04 hình thức của câu hỏi:
- Loại câu đa lựa chọn: 85 câu.
- Loại câu điền khuyết: 52 câu.
- Loại câu ghép hợp: 14 câu.
- Loại câu đúng sai: 47 câu.
2. Xây dựng ngân hàng đề thi kỹ năng cho modul Thực hành
trang bị điện.
Những nội dung cần được thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ
này gồm có:
- Phân tích tiêu chuẩn kỹ năng nghề;
- Xác định số lượng các bài thi đánh giá kỹ năng;
24
- Xác định nội dung, phương pháp đánh giá cho từng bài thi
đánh giá kỹ năng;

- Biên soạn các bài thi đánh giá kỹ năng;
- Lấy ý kiến tham khảo về ngân hàng bài thi đánh giá kỹ năng;
- Thử nghiệm và phân tích bài thi đánh giá kỹ năng.
2.1. Phân tích tiêu chuẩn kỹ năng nghề
Dựa vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề, các công việc của modul
Thực hành trang bị điện được chia thành hai nhóm:
- Nhóm A: bao gồm các công việc có tần số áp dụng, độ khó
của công việc, thời gian giải quyết công việc ở mức độ thấp;
- Nhóm B: : bao gồm các công việc có tần số áp dụng, độ khó
của công việc, thời gian giải quyết công việc ở mức độ cao, số công
việc thuộc nhóm B chiếm trên 40% tổng số công việc có trong modul.
Kết quả phân tích tiêu chuẩn kỹ năng nghề trong phạm vi của
modul Thực hành trang bị điện: 18 công việc được phân làm hai
nhóm: 11 công việc thuộc nhóm A và 07 công việc thuộc nhóm B.
2.2. Xác định số lượng các bài thi đánh giá kỹ năng
Với số lượng công việc đã xác định, việc xác định số lượng các
bài thi đánh giá kỹ năng được tiến hành như sau:
- Nhóm A: Chọn lấy 70% trở lên số công việc của nhóm. Như
vậy, trong 11công việc của nhóm A, chọn 07 công việc điển hình;
- Nhóm B: Lấy 100% số công việc của nhóm (07 công việc).
25
Kết quả, 14 công việc được lựa chọn để đánh giá. Trong đó, có
07công việc thuộc nhóm A và 07 công việc thuộc nhóm B.
2.3. Xác định nội dung, phương pháp đánh giá cho từng bài thi
đánh giá kỹ năng
Nội dung, phương pháp đánh giá kỹ năng cho từng công việc
được trình bày như trong bảng:
STT Nội dung đánh giá Phương pháp đánh giá
I Thực hiện quy trình và thao tác
1

Thực hiện đúng quy
trình kỹ thuật
Quan sát trình tự thực hiện và đối
chiếu với quy trình kỹ thuật được
quy định trong phiếu công nghệ
2
Sử dụng đúng dụng cụ,
thiết bị, các thao tác
chuẩn xác
Quan sát việc sử dụng các dụng
cụ, thiết bị và các thao tác của
người làm, đối chiếu với các tiêu
chuẩn quy định trong phiếu công
nghệ
II Các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm
1
Kích thước lắp đặt các
thiết bị, khí cụ trên bảng.
Đo và so sánh với các tiêu chuẩn
quy định trong phiếu công nghệ
2
Lựa chọn thông số kỹ
thuật của các thiết bị, khí
cụ sử dụng.
So sánh với các thông số đã tính
toán của từng thiết bị, khí cụ của
sản phẩm.
3
Độ chuẩn xác lắp đặt của
các thiết bị, khí cụ.

Quan sát và so sánh với sản phẩm
mẫu, các tiêu chuẩn kỹ thuật đã
quy định.
4
Độ chuẩn xác của các Quan sát và so sánh với sản phẩm

×