Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Đề xuất xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ bậc Cao đẳng nghề ngành Quản trị mạng lên bậc Đại học ngành Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.7 KB, 28 trang )

1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
PHẦN A: TỔNG QUAN 4
1. Lý do chọn đề tài 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Giả thuyết nghiên cứu 6
5. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 6
6. Phạm vi nghiên cứu 6
7. Phương pháp nghiên cứu 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO 8

I. Khái niệm về việc thiết kế và phát triển chương trình giáo dục,
đào tạo 8
II. Tổng quan về đào tạo liên thông 10
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 12
I. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang
12

II. Định hướng phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn
2011 – 2015 12
III. Giới thiệu về trường Đại học An Giang 12
IV. Tìm hiểu nhu cầu học liên thông của sinh viên Cao đẳng nghề
ngành Quản trị mạng tại trường Cao đẳng nghề An Giang 12
1. Nội dung tìm hiểu 12
2. Kết quả khảo sát 12
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO LIÊN THÔNG TỪ BẬC CAO ĐẲNG NGHỀ LÊN BẬC


ĐẠI HỌC 15
2

I. Phân tích chương trình khung đào tạo đại học công nghệ thông
tin 15
1. Phân tích chương trình khung đào tạo Cao đẳng nghề ngành
Quản trị mạng 15

2. Phân tích chương trình khung đào tạo đại học công nghệ
thông tin 15

II. So sánh giữa chương trình cao đẳng ngành Quản trị mạng và
chương trình bậc đại học ngành Công nghệ thông tin 15

1. Mục tiêu đào tạo 15
2. Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa 16
3. Các môn học có nội dung và số đơn vị học trình chênh lệch
nhau giữa chương trình cao đẳng nghề Quản trị mạng và đại
học Công nghệ thông tin 17
4. Các môn học chỉ có trong chương trình đại học Công nghệ
thông tin 17
III. Đề xuất chương trình đào tạo liên thông từ cao đẳng nghề
ngành Quản trị mạng lên đại học Công nghệ thông tin 19

1. Mục tiêu đào tạo 19
2. Thời gian đào tạo chuyển tiếp 19
3. Đối tượng tuyển sinh 20
4. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp 20
5. Thang điểm 20
6. Khối lượng kiến thức toàn khóa 20

7. Nội dung chương trình 20
8. Kế hoạch giảng dạy (dự kiến) 23
9. Mô tả vắn tắt nội dung các môn học chương trình đào tạo
liên thông 23
3

IV. Đánh giá của chuyên gia về khả năng ứng dụng của chương
trình 23
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25
1. KẾT LUẬN: 25
2. KIẾN NGHỊ 25
3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27


























4

PHẦN A: TỔNG QUAN

1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo đại học đang là
một yêu cầu đặt ra cấp thiết ở nước ta hiện nay. Với xu thế hội
nhập và toàn cầu hóa đang ngày một diễn ra nhanh chóng, giáo
dục và đào tạo phải tạo ra những động lực mới nhằm đào tạo một
đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Sau
hơn 25 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn
và có ý nghĩa lịch sử. Cùng với sự phát triển chung của mọi mặt
đời sống kinh tế xã hội, lĩnh vực giáo dục và đào tạo tiếp tục phát
triển mạnh mẽ trên cả ba mặt: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài. Đầu tư cho giáo dục, đào tạo ngày càng tăng,
trang thiết bị trường học được tăng cường, quy mô đào tạo không
ngừng được mở rộng, trình độ dân trí được nâng lên, chất lượng
dạy nghề có nhiều chuyển biến tích cực.
Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển giáo dục 2011
– 2020. Chiến lược đã xác định quan điểm chỉ đạo sự phát triển
giáo dục trong đó có giáo dục đại học là “Quốc sách hàng đầu”.
Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc

sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo
dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố
quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Giáo dục đại
học là bộ phận chủ yếu tạo ra nguồn nhân lực trình độ cao cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chiến lược phát
triển giáo dục 2011 – 2020 cũng đã nêu: “Hoàn thiện cơ cấu hệ
thống giáo dục quốc dân, xây dựng khung trình độ quốc gia về
giáo dục tương thích với các nước trong khu vực và trên thế giới,
đảm bảo phân luồng trong hệ thống, đặc biệt là phân luồng sau
trung học cơ sở, trung học phổ thông và liên thông giữa các
chương trình giáo dục, cấp học và trình độ đào tạo; đa dạng hóa
phương thức học tập đáp ứng nhu cầu nhân lực, tạo cơ hội học tập
suốt đời cho người dân”.
Để phát huy sức mạnh của hệ thống giáo dục Việt Nam
5

trong thời kỳ hội nhập, khẳng định sự lớn mạnh của hệ thống giáo
dục nước ta, các cơ sở đào tạo trong nước cần có sự phối hợp chặt
chẽ về mọi mặt nhằm đào tạo được đội ngũ nhân lực trình độ cao
hiệu quả và chất lượng, có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường
lao động trong và ngoài nước. Một trong những vấn đề cần sự phối
hợp giữa các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao trình độ của nguồn
nhân lực Việt Nam đó là đào tạo liên thông. Đào tạo liên thông là
một hoạt động đã thực sự tồn tại trong hệ thống giáo
dục Việt Nam
từ lâu dưới nhiều hình thức: Tại chức, chuyên tu, vừa học vừa
làm… và mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao trình độ cho
đội ngũ nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế này, cùng với nhu cầu đào tạo

nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin cho tỉnh An Giang và
các địa phương lân cận, người nghiên cứu chọn đề tài “Đề xuất
xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ bậc Cao đẳng nghề
ngành Quản trị mạng lên bậc Đại học ngành Công nghệ thông
tin trên địa bàn tỉnh An Giang”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ bậc Cao đẳng
nghề ngành Quản trị mạng lên Đại học ngành Công nghệ thông tin
nhằm mở rộng năng lực đào tạo cho trường Đại học An Giang
trong nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát
triển của địa phương nói riêng và các tỉnh lân cận An Giang nói
chung.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng chương trình đào
tạo và chương trình đào tạo liên thông.
- Khảo sát nhu cầu học liên thông của sinh viên ngành Quản
trị mạng tại trường Cao Đẳng Nghề An Giang và nhu cầu tuyển dụng
trong tỉnh An Giang.
- Phân tích và so sánh chương trình khung cao đẳng nghề quản
trị mạng và đại học ngành công nghệ thông tin.
- Xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ bậc Cao
đẳng nghề quản trị mạng lên bậc Đại học ngành Quản trị mạng
trên địa bàn tỉnh An Giang.
6

- Lấy ý kiến của chuyên gia về khả năng ứng dụng của
chương trình.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu chương trình đào tạo liên thông từ bậc Cao đẳng nghề
ngành Quản trị mạng lên bậc Đại học ngành công nghệ thông tin

được xây dựng thành công thì sẽ góp phần đào tạo đội ngũ lao
động có trình độ và chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị
trường lao động, phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng
nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân tỉnh An Giang và khu vực
đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
5. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hai chương trình đào tạo đang được áp dụng tại trường
Cao đẳng nghề An Giang và đại học An Giang.
- Tính liên thông giữa hai chương trình Cao đẳng nghề và
Đại học.
5.2. Khách thể nghiên cứu
- Nhu cầu về đào tạo tại các cơ quan nhà nước, doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
- Nhu cầu đào tạo liên thông của sinh viên tại trường Cao
Đẳng Nghề An Giang.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Chương trình được xây dựng trên cơ sở của chương trình
bậc Cao đẳng nghề Quản trị mạng và bậc Đại học ngành Công
nghệ thông tin hiện đang được giảng dạy tại trường Đại học An
Giang.
- Chương trình sẽ được xây dựng theo hướng cấu trúc:
Môn học, đơn vị học trình, phân chia theo từng học kỳ.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu tài liệu: Các văn bản pháp lý liên quan đến
đào tạo liên thông; các chương trình đào tạo và chương trình đào
tạo liên thông; các tài liệu, sách tham khảo về xây dựng chương
trình đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo liên thông, phân tích
nghề, module, tín chỉ.

7

- Phân tích chương trình Cao đẳng nghề ngành Quản trị
mạng đang áp dụng tại trường Cao đẳng nghề An Giang với
chương trình Đại học Công nghệ thông tin tại trường Đại học An
Giang để tìm mối quan hệ giữa hai chương trình.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Khảo sát điều tra: Về nhu cầu đào tạo và tuyển dụng
nhân lực, về nhu cầu học liên thông, về khả năng ứng dụng
chương trình.
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia để đánh giá khả năng
áp dụng vào thực tế của chương trình do không đủ thời gian thực
nghiệm chương trình.
7.3. Phương pháp thống kê
Phân tích, tổng hợp xử lý số liệu thu được qua các cuộc
điều tra bằng phiếu thăm dò, phiếu điều tra.






















8

PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO

I. Khái niệm về việc thiết kế và phát triển chương trình giáo
dục, đào tạo
1. Các khái niệm cơ bản
Người nghiên cứu tìm hiểu một số thuật ngữ và khái niệm
liên quan đến đề tài để có kiến thức tổng thể, sự hiểu biết bản chất
của vấn đề cần nghiên cứu nhằm đưa ra cơ sở lý luận vững chắc,
để xác định hướng nghiên cứu của đề tài đúng đắn hơn.
2. Lý thuyết về xây dựng chương trình đào tạo
2.1. Lý thuyết về xây dựng chương trình
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng chương trình
Xây dựng chương trình đào tạo (CTĐT) là một công việc
khó khăn và phức tạp. Nếu như trước đây công việc này chủ yếu
được làm dựa vào những chuyên gia trong ngành giáo dục thì
ngày nay cách làm đó không còn phù hợp nữa. Cùng với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ dạy học đã có nhiều biến
đổi. Quá trình xây dựng chương trình đào tạo là sự kết hợp chặt
chẽ giữa thực tiễn cuộc sống với lý luận dạy học, nó đòi hỏi nhiều

thành phần trong các lĩnh vực liên quan cùng tham gia. Do vậy, có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chương trình đào tạo,
những yếu tố cơ bản ổn định bao gồm:
- Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
- Đường lối chính sách kinh tế xã hội quốc gia.
- Mục tiêu và chiến lược giáo dục.
- Nhu cầu, ước muốn của thế hệ thanh niên.
2.3. Các cách tiếp cận trong việc xây dựng CTĐT
- Cách tiếp cận nội dung
- Cách tiếp cận mục tiêu
- Cách tiếp cận phát triển
2.4. Tiến trình xây dựng CTĐT
- Xác định lý do để xây dựng chương trình.
9

- Xác định mục tiêu chung của chương trình.
- Đánh giá nhu cầu của người học tương lai sẽ tham gia
vào chương trình.
- Cấu trúc chương trình và lên kế hoạch.
- Thiết kế chi tiết nội dung tín chỉ.
- Biên soạn tài liệu học tập.
- Chọn phương pháp đánh giá người học.
- Mục tiêu của đánh giá là cơ sở để cải thiện chương trình
sau này.
Đến nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đã thực
hiện nghiên cứu các phương pháp về xây dựng chương trình;
Hannun và Briggs (1980), đã tìm ra 7 yếu tố khi phân tích các mô
hình hệ thống hóa chương trình giảng dạy bao gồm:
o Lập kế hoạch, xây dựng, truyền đạt và đánh giá giảng dạy

dựa trên cơ sở của lý thuyết hệ thống.
o Các mục tiêu dựa trên việc phân tích tình hình thực tế của
hệ thống tức là mục tiêu được đặt ra phù hợp với quá trình
đào tạo.
o Các mục tiêu phải căn cứ vào khả năng học tập của người
học.
o Chương trình được biên soạn phải căn cứ vào trình độ đầu
vào của người học.
o Chú ý đến việc lựa chọn phương pháp và phương tiện
giảng dạy.
o Đánh giá và xếp loại dựa trên khả năng đạt được những
mục tiêu và tiêu chí đề ra.
o Đánh giá đóng vai trò quan trọng trong tiến trình biên soạn
và hiệu chỉnh.
* Các nguyên tắc xây dựng chương trình:
Để xây dựng chương trình cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
o Quan điểm tiếp cận.
o Cơ cấu nội dung phù hợp với mục tiêu chương trình.
o Tính tư tưởng của chương trình.
o Tính khoa học và tính hệ thống.
o Tính ổn định và linh hoạt.
10

o Tính liên thông (dọc và ngang).
o Tính thị trường.
o Tiếp cận với khu vực và thế giới.
2.5. Lý thuyết Module:

Ưu điểm của CTĐT theo module:
- Đào tạo ban đầu và đào tạo nâng cao trình độ là một qui

trình thực hiện kế tục, tạo điều kiện cho người học nâng cao trình
độ khi có điều kiện. Do đó, tạo điều kiện liên thông trong ngành
nghề nhờ vào việc sử dụng chung một số module.
- Mục tiêu đào tạo và cấu trúc nội dung đa dạng, nội dung
đào tạo được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành phù hợp với
nhu cầu của người học và thị trường lao động.
- Người học có thể tích lũy các module theo thời gian, khi
hoàn thành tất cả các module người học sẽ được cấp văn bằng
quốc gia cho một trình độ.
- Người học có thể tự học, tự đánh giá sau khi học xong
mỗi module.
- Khi nhu cầu đào tạo thay đổi chỉ cần xây dựng một số
module mới không cần phải thay đổi toàn bộ chương trình đào
tạo.
- Hệ thống giáo dục nghề linh hoạt và có khả năng đáp ứng
các nhu cầu thay đổi của thị trường.
- Người học phát huy được tính tích cực, năng động sáng
tạo.
Để thực hiện được liên thông trong đào tạo, ngoài việc
thiết kế hệ thống các module cho chương trình thì cần đảm bảo
tính giá trị của hệ thống tín chỉ.
II. Tổng quan về đào tạo liên thông
1. Khái quát về liên thông
Khái niệm liên thông được tìm hiểu theo hai hướng chính
sau: Liên thông dọc (Articulation) thể hiện sự xuyên suốt, khớp
nối trong hình thành và phát triển tri thức, kỹ năng từ các lớp, bậc
học dưới lên trên trong hệ thống Giáo dục - đào tạo. Liên thông
ngang (Tranfer) thể hiện sự chuyển tiếp, chuyển đổi của người
11


học với sự tương đương về mặt bằng trình độ giữa các loại hình
Giáo dục và đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Mục đích và ý nghĩa của liên thông
- Nâng cao hiệu quả trong đào tạo trên cơ sở giảm thời
gian đào tạo lại những kiến thức và kỹ năng mà người học đã thu
được ở các bậc học khác.
- Sử dụng một cách thông minh và có hiệu quả hơn các
nguồn lực hiện có của cơ sở đào tạo và phù hợp với khả năng kinh
tế của xã hội.
- Đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời cho người học.
- Tăng cường dân chủ hóa trong Giáo dục và Đào tạo.
- Thỏa mãn nhu cầu cá nhân của người học và đòi hỏi của thị
trường lao động.
- Tạo điều kiện phân luồng cho học sinh sao trung học cơ
sở và nâng vị trí của trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, trung cấp
nghề và cao đẳng nghề khi trở thành đối tác của các trường đại
học trong quá trình đào tạo liên thông.
Ngoài những mục đích trên, chủ trương đào tạo liên thông
còn nhằm để nâng cao chất lượng đào tạo và vai trò quản lý của
Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời giải tỏa áp lực tâm
lý của một phần không nhỏ các gia đình và các học sinh thường cho
rằng vào đại học là con đường duy nhất cho phát triển sự nghiệp.
3. Những quan điểm chỉ đạo hoạt động đối với đào tạo liên
thông
Chương trình đào tạo liên thông từ bậc cao đẳng nghề mà
người nghiên cứu đề xuất dựa trên những nguyên tắc sau:
- Phải đảm bảo chuẩn đầu ra và chất lượng đào tạo của
trường đại học.
- Nội dung chương trình phải đảm bảo tính kế thừa và hệ thống.
- Chương trình được xây dựng theo hệ thống tín chỉ.

- Thời gian học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và có
thể kéo dài tùy thuộc vào khả năng và điều kiện học tập của người
học.
4. Các yếu tố liên thông
6. Tình hình liên thông ở Việt Nam hiện nay
12

CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

I. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh An
Giang
II. Định hướng phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai
đoạn 2011 – 2015
III. Giới thiệu về trường Đại học An Giang
1. Khái quát về trường Đại học An Giang
2. Lịch sử hình thành
3. Giới thiệu khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường
4. Các ngành học đào tạo
IV. Tìm hiểu nhu cầu học liên thông của sinh viên Cao đẳng
nghề ngành Quản trị mạng tại trường Cao đẳng nghề An
Giang
Người nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tìm hiểu nhu cầu
học liên thông từ cao đẳng nghề ngành Quản trị mạng lên đại học
ngành công nghệ thông tin đối với những học viên đang theo học
cao đẳng nghề ngành quản trị mạng tại trường Cao Đẳng Nghề An
Giang nhằm làm cơ sở thực tiễn cho chương trình mà tác giả đang
tiến hành xây dựng.
1. Nội dung tìm hiểu
- Ý định của sinh viên sau khi tốt nghiệp cao đẳng nghề (đi
làm hay tiếp tục học)

- Nếu có ý định học tiếp để hoàn thành chương trình đào
tạo đại học thì sinh viên sẽ chọn hình thức nào (liên thông từ cao
đẳng nghề lê đại học hay thi đầu vào hệ đại học)
Với mục đích trên, người nghiên cứu đã chọn đối tượng
cho việc khảo sát ;à những sinh viên đang học hệ cao đẳng nghề
(chính quy, không chính quy) ở các khóa sắp tốt nghiệp và còn
một năm nữa tốt nghiệp (tất cả có 93 mẫu khảo sát). Sau đó số
liệu được xử lý trên Excel.
2. Kết quả khảo sát



13

2.1. Hệ đào tạo mà sinh viên đang học
Hệ đào tạo
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Cao đẳng nghề chính quy
93
100%
Cao đẳng nghề không chính quy
0
0%
Liên thông từ trung cấp nghề lên
Cao đẳng nghề
0
0%
Tổng
93

100%
Kết quả khảo sát cho thấy có 100% sinh viên được khảo
sát học cao đẳng nghề chính quy, không có sinh viên học cao đẳng
nghề không chính quy, đây là điều kiện tốt cho việc tổ chức đào
tạo liên thông lên Đại học.
2.2. Thời gian đào tạo
Nội dung
Dài
Vừa
Ngắn
Thời gian đào tạo
32
56
5
Chiếm tỷ lệ
34.41%
60.22%
5.37%
Kết quả khảo sát cho thấy có 60.22% sinh viên cho rằng
thời gian đào tạo bậc Cao đẳng nghề ngành Quản trị mạng là
vừa. Tuy nhiên, có đến 34.41% ý kiến cho rằng thời gian đào tạo
còn dài, đây là cơ sở để xem xét đề xuất chương trình đào tạo
liên thông cho phù hợp.
2.3. Mục tiêu đào tạo
Nội dung
Phù hợp
Chưa phù hợp
Mục tiêu đào tạo
71
22

Chiếm tỷ lệ
76.34%
23.66%
Đa số sinh viên cho rằng mục tiêu đào tạo là phù hợp,
vẫn còn 23,66% ý kiến cho rằng mục tiêu đào tạo còn chưa phù
hợp.
2.4. Ý định của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Ý định của sinh viên
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Học tiếp lên đại học
44
47.31%
Đi làm
38
40.86%
Vừa học vừa làm
11
11.83%
Khác
0
0%
Tổng
93
100%
14

Có 47.31% sinh viên có ý định học tiếp lên đại học để
nâng cao trình độ (trong đó có 40.86% sẽ đi làm, 11.83% sinh
viên có ý định vừa làm vừa học), đây là cơ sở để nghiên cứu đề

xuất chương trình đào tạo liên thông lên đại học.
2.5. Ý định của sinh viên về nơi học liên thông
Ý định học liên thông tại trường
đang học
Số lượng
Tỷ lệ (%)

85
91.40%
Không
8
8.60%
Tổng
93
100%
Đa số ý kiến của sinh viên (91.40%) có ý định học liên thông
tại trường đang học.
2.6. Hình thức tổ chức đào tạo liên thông
Hình thức tổ chức
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Tập trung
62
66.67%
Vừa học vừa làm
31
33.33%
Tổng
93
100%

Có 66.67% ý kiến đề nghị tổ chức đào tạo liên thông theo
hình thức tập trung và 33.33% đề xuất theo hình thức vừa học vừa
làm. Đây là điều kiện để nhà trường tổ chức đào tạo liên thông.












15

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG TỪ BẬC CAO ĐẲNG NGHỀ LÊN
BẬC ĐẠI HỌC

I. Phân tích chương trình khung đào tạo đại học công nghệ
thông tin
1. Phân tích chương trình khung đào tạo Cao đẳng nghề
ngành Quản trị mạng
2. Phân tích chương trình khung đào tạo đại học công nghệ
thông tin
II. So sánh giữa chương trình cao đẳng ngành Quản trị mạng
và chương trình bậc đại học ngành Công nghệ thông tin
1. Mục tiêu đào tạo

Cao đẳng nghề quản trị
mạng
Đại học công nghệ thông tin
Cung cấp những kiến thức, kỹ
năng cần thiết cho người học:
Kiến thức sâu rộng về chuyên
môm, kỹ năng thực hành, giải
quyết những vấn đề thuộc
chuyên môn đào tạo.
Cung cấp những kiến thức, kỹ
năng cần thiết cho người học:
Kiến thức sâu rộng về chuyên
môm, kỹ năng thực hành, giải
quyết những vấn đề thuộc
chuyên môn đào tạo. Ý tưởng
sáng tạo, tìm tòi, tự học, nghiên
cứu cao hơn trong lĩnh vực tin
học.
Nhữn kỹ năng đạt được
- Thiết kế hệ thống mạng
LAN, WAN và mạ
ng không
dây. - Lắp ráp, cài đặt và quản
trị hệ thống mạng và hệ thống
mạng không dây.
- Bảo dưỡng, nâng cấp và sửa
chữa hệ thống mạng và hệ
thống mạng không dây. Đảm
bảo an toàn các hệ thống
mạng.

- Thực hiện tốt các công việc
tin học văn phòng.
- Có khả năng lắp ráp, cài đặt
và sửa chữa máy tính.
- Có khả năng thiết kế và lắp
đặt một hệ thống mạng nội bộ
với quy mô trung bình.
- Thiết kế và lập trình phần
mềm ứng dụng với quy mô
trung bình.
16

- Phân tích thiết kế, quản lý,
vận hành các hệ thống thông
tin. Quản lý triển khai các dự
án công nghệ thông tin trong
tổ chức hoạt động.
- Thiết kế cơ sở dữ liệu, xây
dựng và quản lý website. Biết
phân tích, đánh giá và đưa ra
giải pháp xử lý các sự cố.
- Có khả năng tự
nâng cao
trình độ chuyên môn, có năng
lực kèm cặp, hướng dẫ
n các
thợ bậc thấp hơn.
- Biết tổ chức, quản lý, điều
hành một hệ thống mạng
trong một công ty, trường học,

trung tâm hay xí nghiệp; một
tổ kỹ thuật; một cửa hàng lắp
ráp, cài đặt, bảo trì, bảo dưỡng
và sửa chữa hệ thống máy tính
và hệ thống mạng.
- Thiết kế cơ sở dữ liệu, xây
dựng và quản lý website.
- Xây dựng các ứng dụng quản
lý.
- Có khả năng thích ứng với
những thay đổi nhanh của công
nghệ.
- Có khả năng tự
nâng cao
trình độ chuyên môn.
- Có khả năng giao tiếp tốt, làm
việc độc lập, làm việc nhóm.

2. Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa
Chương trình cao đẳng nghề
ngành Quản trị mạng
Chương trình đại học
ngành Công nghệ thông tin
- 03 năm, phân bổ trong 06
học kỳ.
- Tổng khối lượng chương
trình: 235 ĐVHT
Trong đó:
- Thời gian học các môn học,
mô đun đào tạo nghề

: 219
ĐVHT
- Thời gian học lý thuyết: 75
ĐVHT;
- Thời gian học thực hành: 144
04 năm, phân bổ trong 08 học
kỳ.
- Toàn bộ chương trình gồm có:
139 tín chỉ (chưa kể Giáo dục
Thể chất và Giáo dục Quốc
phòng – An ninh). Trong đó:
- Số môn học thuộc khối kiến
thức giáo dục đại cương là 39
ĐVHT (Bắt buộc: 37 ĐVHT,
Tự chọn: 2 ĐVHT)
- Số môn học thuộc khối kiến
17

ĐVHT;
- Thi tốt nghiệp: 6 ĐVHT
thức giáo dục chuyên nghiệp là
100 ĐVHT (Bắt buộc: 77
ĐVHT, Tự chọn: 23 ĐVHT)
-Thi tốt nghiệp: Làm khóa luận
10 ĐVHT
3. Các môn học có nội dung và số đơn vị học trình chênh lệch
nhau giữa chương trình cao đẳng nghề Quản trị mạng và đại
học Công nghệ thông tin
STT
Môn học

Cao
Đẳng
Đại học
1
Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mac – Lênin
2 ĐVHT
5 ĐVHT
2
Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối Cách Mạng của Đảng Cộng
Sản Việt Nam
2 ĐVHT
5 ĐVHT
3
Anh văn
8 ĐVHT
7 ĐVHT
4
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
5 ĐVHT
6 ĐVHT
5
Cơ sở dữ liệu
4 ĐVHT
3 ĐVHT
6
Kiến trúc máy tính
6 ĐVHT
2 ĐVHT

7
Mạng máy tính
6 ĐVHT
2 ĐVHT
8
Phân tích thiết kế hệ thống
thông tin
6 ĐVHT
3 ĐVHT
9
An toàn hệ thống và an ninh
mạng
4 ĐVHT
2 ĐVHT
10
Lập trình JAVA
6 ĐVHT
2 ĐVHT
11
Quản trị mạng
10 ĐVHT
3 ĐVHT
4. Các môn học chỉ có trong chương trình đại học Công nghệ
thông tin
STT
Môn học
Số đơn vị học
trình
Phần kiến thức đại cương
1

Toán A1
3
2
Toán A2
3
3
Toán A3
3
18

4
Vật lý đại cương A1
3
5
Vật lý đại cương A2
3
6
Toán rời rạc
2
7
Kỹ năng truyền thông
2
8
Quản trị hành chính văn phòng
2
Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
1
Quy hoạch tuyến tính
2
2

Kỹ năng giao tiếp ngành nghề
2
3
Kỹ thuật lập trình
3
4
Chuyên đề ngôn ngữ lập trình 1
3
5
Chuyên đề ngôn ngữ lập trình 2
3
6
Chuyên đề ngôn ngữ lập trình 3
3
7
Hợp ngữ và lập trình điều khiển thiết
bị
2
8
Nhập môn công nghệ phần mềm
2
9
Phương pháp nghiên cứu khoa học –
tin học
2
10
Phương pháp lập trình hướng đối
tượng
3
11

Lập trình trên Windows
3
12
Trí tuệ nhân tạo
2
13
Lý thuyết đồ thị
3
14
Thương mại điện tử
2
15
Toán rời rạc nâng cao
2
16
Trình biên dịch
3
17
Khai khoáng dữ liệu
3
18
Lập trình quản lý
3
19
Phân tích thiết kế phần mềm hướng
đối tượng
3
20
Quản lý đề án phần mềm
2

21
Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
3
22
Phát triển hệ thống thông tin quản lý
3
23
Lập trình Web
3
19

III. Đề xuất chương trình đào tạo liên thông từ cao đẳng nghề
ngành Quản trị mạng lên đại học Công nghệ thông tin
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
- Đào tạo sinh viên có lòng yêu nước, có đạo đức nghề
nghiệp, có ý chí tự lập với tư duy năng động sáng tạo, có tinh thần
trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong sinh hoạt văn
minh.
- Có đầy đủ sức khỏe đảm bảo yêu cầu công việc.
- Chương trình nhằm đào tạo chuyển tiếp cho các đối
tượng đã tốt nghiệp cao đẳng nghề quản trị mạng lên trình độ đại
học công nghệ thông tin.
1.2. Mục tiêu chuyên môn
- Thực hiện tốt các công việc tin học văn phòng, có khả
năng lắp ráp, cài đặt và sửa chữa máy tính.
- Có khả năng thiết kế và lắp ráp một hệ thống mạng với
quy mô vừa và nhỏ.
- Thiết kế và lập trình phần mềm, website và quản trị
website.

- Có khả năng giao tiếp tốt, làm việc độc lập và theo nhóm.
- Có khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh của
công nghệ thông tin, tự học hỏi trong môi trường làm việc và yêu
cầu học tập suốt đời.
1.3. Vị trí nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
- Nhân viên, kỹ thuật viên công nghệ thông tin và phụ
trách mạng, phần mềm trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp,
công ty.
- Giảng dạy ở các trung tâm tin học, các trường phổ thông,
các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng,
cao đẳng nghề, dạy thực hành ở các trường đại học.
2. Thời gian đào tạo chuyển tiếp
- Toàn bộ chương trình sẽ được tổ chức thực hiện trong 2
năm học (phân bổ trong 4 học kỳ)
20

3. Đối tượng tuyển sinh
Công dân Việt Nam đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề
ngành quản trị mạng, có đầy đủ sức khỏe học tập, không trong
thời gian bị kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự hay truy tố trong
thời gian thi hành án.
3.1. Hình thức tuyển sinh
Trường đại học An Giang sẽ tổ chức thi tuyển vào trường
theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.2. Điều kiện trúng tuyển
Tất cả thí sinh đăng ký vào trường ngành công nghệ thông
tin hệ liên thông phải qua kỳ thi tuyển sinh do trường tổ chức.
Thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học tại trường Đại
học An Giang.
Địa chỉ: Số 18 đường Ung Văn Khiêm, phường Đông

Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
4. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
Theo Quyết định số 286/QĐ–ĐHAG, 06/03/2009 của Hiệu
trưởng Trường Đại học An Giang.
5. Thang điểm
Thang điểm 10 (sau đó quy đổi thành thang điểm 4)
6. Khối lượng kiến thức toàn khóa
69 tín chỉ (chưa kể giáo dục thể chất, giáo dục an ninh
quốc phòng – các học phần có dấu (*), thực tập tốt nghiệp 5 tín
chỉ và làm khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp: 10 tín chỉ), trong đó:
- Phần bổ sung kiến thức đại cương: 14 tín chỉ.
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 55 tín chỉ.
+ Các môn học cơ sở ngành: 21 tín chỉ.
+ Các môn học chuyên ngành: 34 tín chỉ.
- Thực tập tốt nghiệp và làm khóa luận (hoặc thi) tốt
nghiệp: 15 tín chỉ
7. Nội dung chương trình



21



Số
TT
MÔN HỌC
Tín chỉ
Loại học
phần

SỐ TIẾT
Bắt buộc
Tự chọn
Lý thuyết
Thực hành
Khối kiến thức giáo dục đại cương
1
Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mac –
Lênin
3
3

32
26
2
Tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối CM của ĐCS
Việt Nam
3
3

32
26
3
Tiếng Anh chuyên ngành
4
4

60


4
Toán rời rạc
2
2

30

5
Kỹ năng truyền thông
2

2
30

6
Giáo dục thể chất (*)
3*



90
7
Giáo dục An ninh – Quốc
phòng (*)
7*


123
42


Cộng
14
12
2
184
52
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
1
Quy hoạch tuyến tính
2

2
30

2
Kỹ năng giao tiếp ngành
nghề
2

2
30

3
Kỹ thuật lập trình
3
3

30
30

4
Cấu trúc dữ liệu và GT
3
3

30
30
7
Hợp ngữ và lập trình điều
khiển thiết bị
2
2

15
30
8
Nhập môn công nghệ
phần mềm
2
2

20
20
22

9
Phương pháp nghiên cứu
khoa học
2
2


30

10
Phương pháp lập trình
hướng đối tượng
3
3

30
30
11
Lập trình trên Windows
3
3

30
30
12
Trí tuệ nhân tạo
2
2

25
10
13
Lý thuyết đồ thị
3
3


30
30
14
Thương mại điện tử
2

2
15
30
15
Trình biên dịch
3

3
30
30
16
Thiết kế đồ họa
3

3
30
30
17
Khai khoáng dữ liệu
3

3
30
30

18
Lập trình quản lý
3
3

30
30
19
Lập trình web
3
3

25
40
20
Phân tích thiết kế phần
mềm hướng đối tượng
3
3

30
30
21
Quản lý đề án phần mềm
2
2

20
20
22

Hệ thống thông tin địa lý
(GIS)
3

3
30
30
23
Phát triển hệ thống thông
tin quản lý
3

3
30
30

Cộng
55
34
21
570
510
Thi (khóa luận) tốt nghiệp
1
Thực tập cuối khóa
5
5




2
Khóa luận tốt nghiệp
10

10



Cộng
15
5
10


Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
1
Lập trình truyền thông
2
10
20
20

2
Cơ sở dữ liệu nâng cao
2
30


3
Phát triển phần mềm mã

nguồn mở
2
20
20

4
Hệ quản trị CSDL Oracle
3
30
30

5
Hệ quản trị CSDL DB2
3
30
30

6
Lập trình cho các thiết bị
3
30
30

23

di động
7
Công nghệ XML và UD
3
30

30


8. Kế hoạch giảng dạy (dự kiến)
9. Mô tả vắn tắt nội dung các môn học CTĐT liên thông
IV. Đánh giá của chuyên gia về khả năng ứng dụng của
chương trình
Sản phẩm của đề tài “Đề xuất xây dựng chương trình đào
tạo liên thông từ bậc CĐN ngành quản trị mạng lên bậc đại học
ngành công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh An Giang” chính là
chương trình đào tạo. Do thời gian nghiên cứu hạn chế chỉ có 06
tháng nên chưa thể thực nghiệm chương trình, để thực hiện
chương trình này trong thực tế và để đánh giá một cách chính xác
thì cần thời gian ít nhất 02 năm. Do đó người nghiên cứu sử dụng
phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia, những người có kinh
nghiệm quản lý, giảng dạy, chuyên gia xây dựng chương trình để
đánh giá khả năng áp dụng của chương trình. Những tiêu chí
người nghiên cứu đưa ra để tham khảo ý kiến chuyên gia: Tên
chương trình, mục tiêu đào tạo, thời gian đào tạo, cấu trúc chương
trình, thời lượng các môn học, khả năng áp dụng của chương trình.
Kết quả tham khảo ý kiến của 12 chuyên gia:
Số
TT
Tiêu chí đánh giá
Ý kiến đánh giá
Phù
hợp
Không
phù
hợp

Ý kiến
khác
Không
có ý kiến
1
Tên chương trình
100 %



2
Mục tiêu đào tạo
83.33 %


16.67%
3
Thời gian đào tạo
83.33 %

16.67%

4
Nội dung đào tạo
91.67 %

8.33%

5
Cấu trúc CT

83.33 %


16.67%
6
Thời lượng của các
môn học
91.67 %

8.33%


Áp dụng được
Không áp dụng
được
24

7
Đánh giá khả năng
áp dụng của
chương trình
100%


* Các ý kiến khác:
- Về thời gian đào tạo: Rút ngắn thời gian học cho phù hợp
nội dung đào tạo.
- Về nội dung đào tạo: Có một số môn không phù hợp.
- Về thời lượng các môn học: Tăng thêm số giờ ở một số
môn học.


Từ kết quả tham khảo ý kiến trên, có thể kết luận: Chương
trình đào tạo liên thông từ bậc cao đẳng nghề ngành quản trị mạng
lên bậc đại học ngành công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh An
Giang có thể áp dụng vào thực tế.


















25




PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. KẾT LUẬN:
Qua 6 tháng nghiên cứu với sự hướng dẫn tận tình của
Thầy, TS.Lưu Đức Tiến, người nghiên cứu đã hoàn thành được
những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng được cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu
chương trình đào tạo liên thông giữa hai bậc cao đẳng nghề và đại
học.
- Xây dựng được cơ sở thực tiễn cho đề tài.
- Xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ bậc cao
đẳng nghề lên bậc đại học công nghệ thông tin áp dụng trên địa
bàn tỉnh An Giang.
Để đánh giá khả năng áp dụng của đề tài thì người nghiên
cứu đã sử dụng phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia và kết
luận cuối cùng là chương trình mà người nghiên cứu xây dựng ở
trên đủ khả năng áp dụng trong thực tế đào tạo tại địa phương.
2. KIẾN NGHỊ
Qua quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu có một số
kiến nghị như sau:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tạo điều kiện thuận lợi cho
người có nhu cầu liên thông bằng cách cho nhiều trường được mở liên
thông, nhất là các trường ở Tỉnh.
- Cần xây dựng khung chương trình đào tạo liên thông
chung cho các cơ sở từ bậc trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên đại
học.
- Nên có một hình thức tuyển sinh khác. Vì theo quy định
mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì đối tượng liên thông phải có
thâm niên 36 tháng, dưới 36 tháng thì phải thi theo kỳ thi tuyển
sinh cao đẳng, đại học, trên 36 tháng thì thi theo kỳ thi do nhà
trường tổ chức.

×