PHẦN A: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, công nghệ tự động hóa được áp dụng rộng khắp trong cuộc
sống nói chung và nông nghiệp nói riêng. Do đó vai trò nguồn nhân lực trí thức càng có vị trí
quan trọng. Ngành nông nghiệp luôn phát triển không ngừng cùng với tốc độ biến đổi của
khoa học kỹ thuật. Đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
trong đó vai trò của con người được quan tâm hàng đầu.
Trường Trung Cấp Nông Lâm Nghiệp Bình Dương là trường Nông Lâm Nghiệp duy
nhất của khu vực Đông nam bộ. Trường được giao nhiệm vụ đào tạo đội ngũ nhân lực lành
nghề cho vùng và cả nước. Ngoài ra trường còn cung cấp một nguồn lao động có tay nghề cho
thị trường lao động trong khu vực. Để đáp ứng nhu cầu học của người dân, đáp ứng nhu cầu
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, cung cấp nguồn cán bộ kỹ thuật có tay nghề cho
địa phương và đất nước, trường luôn phấn đấu không ngừng để từng bước đổi mới mục tiêu,
chương trình, nội dung, phương pháp, kiểm tra đánh giá để nâng cấp trường trở thành Trường
Cao đẳng và Đại học trong tương lai. Khi trở thành Trường Cao đẳng, Đại học nhu cầu đào
tạo liên thông là không thể thiếu, do đó việc xây hoàn chỉnh một chương trình đào tạo liên
thông bậc trung cấp lên đại học là rất cần thiết.
Trong qua trinh công tác, tác giả thấy rằng nhu cầu học liên thông của các học viên
tại trường rất cao, trong qua trình tuyển sinh tác giả thấy rằng từ năm 2005- 2010 có gần 1000
học sinh ngành nông học đăng ký thi vào trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Một điều mà tác giả thấy rằng người học khi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp nếu
muốn đại học thì phải học lại từ đầu ( tức 4 năm) vừa tốn kinh phí, thời gian.
Tác giả chọn đi vào xây dựng chương trình đào tạo nói chung và chương trình đào tạo
liên thông nói riêng, vì trong quá trình học tác giả thấy chương trình đào tạo của một số nước
rất ngắn mà hiệu quả cao vì thế tác giả muốn am hiểu về xây dựng chương trình để sau nay có
thể nghiên cứu sâu thêm về lĩnh vực này và xây dựng ra các chương trình hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên, cùng với định hướng phát triển chiến lược đào tạo
nguồn nhân lực ngành nông nghiệp cho khu vực Đông Nam Bộ, người nghiên cứu chọn đề tài
nghiên cứu: “XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG BẬC TRUNG
CẤP LÊN ĐẠI HỌC NGÀNH NÔNG HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NÔNG LÂM
NGHIỆP BÌNH DƯƠNG” làm luận văn tốt nghiệp.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Xây dựng chương trình liên thông từ bậc Trung cấp lên Đại Học ngành Nông học tại
trường Trung cấp Nông Lâm nghiệp Bình Dương, nhằm mở rộng quy mô và năng lực đào tạo
cho trường Trung cấp Nông Lâm Nghiệp Bình Dương trong nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân
lực phục vụ cho sự phát triển của khu vực và tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chương trình đào tạo liên thông bậc trung cấp lên bậc đại học ngành nông học của
trường Trung cấp Nông lâm nghiệp Bình Dương.
3.2. Khách thể
Chương trình đại học của ngành nông nghiệp, chương trình trung cấp của ngành nông
nghiệp, học viên, giáo viên, cơ sở vật chất và doanh nghiệp.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng chương trình liên thông từ bậc Trung cấp lên
bậc Đại học ngành Nông học.
- Khảo sát nhu cầu học liên thông từ bậc trung cấp lên Đại Học của sinh viên ngành
Nông học và khảo sát nhu cầu của các nhà tuyển dụng trong khu vực.
- Phân tích các chương trình đào tạo liên quan.
- Xây dựng chương trình liên thông từ bậc Trung cấp lên Đại Học ngành Nông học tại
trường Trung cấp Nông Lâm Nghiệp Bình Dương.
- Bước đầu đánh giá khả năng ứng dụng của chương trình thông qua việc lấy ý kiến của
một số chuyên gia chuyên môn và một số chuyên gia trong lĩnh vực phát triển chương
trình đào tạo .
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Chương trình đào tạo liên thông từ bậc Trung cấp lên bậc Đại học ngành Nông học nếu
được xây dựng hoàn chỉnh sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu học tập suốt đời của người
dân, và nhu cầu đào tạo sắp tới của trường.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề xuất chương trình đào tạo liên thông bậc Trung cấp lên Đại Học ngành Nông học
tại trường Trung cấp Nông lâm nghiệp Bình Dương.
- Chương trình được xây dựng ở dạng đề cương và mô tả môn học, không xây dựng
chương trình chi tiết.
- Chương trình chưa được thực nghiệm mà để lấy ý kiến nhận của các nhà chuyên môn,
để bước đầu đánh giá tính khả thi và hợp lý của chương trình.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Các văn kiện, văn bản pháp lý liên quan đến đào tạo liên thông.
- Các chương trình đào tạo liên thông.
- Các tài liệu, sách tham khảo về xây dựng chương trình đào tạo, xây dựng chương trình
đào tạo liên thông, phân tích nghề, module, tín chỉ…
7.2. Phương pháp khảo sát điều tra
- Phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo và tuyển dụng nhân lực (dùng cho các cơ quan, công
ty trong khu vực)
- Phiếu khảo sát nhu cầu học liên thông (dùng cho sinh viên đang học và đã ra trường
hệ trung cấp).
- Phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia.
7.3. Phương pháp thống kê
Phân tích, tổng hợp xử lý số liệu thu thập được qua các cuộc khảo sát điều tra.
7.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Do thời gian nghiên cứu không đủ để thực nghiệm chương trình nên người nghiên cứu
sử dụng phương pháp này để đánh giá khả năng áp dụng thực tế của chương trình.
PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
I. TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Phần này tác giả trình bày: 1-Các khái niệm, 2- Lý thuyết về xây dựng chương trình
đào tạo, 3-Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng chương trình đào tạo, 4- Các phương pháp tiếp
cận khi xây dựng chương trình đào tạo, 5-Tiến trình xây dưng chương trình đào tạo.
II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG
Phần này tác giả trình bày: 1-Xu thế liên thông trong giáo dục đào tạo, 2-Những quan
điểm chỉ đạo, các yếu tố liên thông, 3-Đào tạo liên thông và hệ thống đào tạo nghề ở một số
nước trên thế giới, Đào tạo liên thông và những định hướng phát triển dạy nghề ở Việt Nam.
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO NGÀNH NÔNG
HỌC Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG
I. TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG
Phần này tác giả trình bày: 1- Định hướng phát triển bền vững đến năm 2015 và tầm nhìn
đến năm 2020 của tỉnh Bình Dương, 2- Thực trạng kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương
II. NHU CẦU ĐÀO TẠO VÀ TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC:
1. Nội dung tìm hiểu:
Nội dung tìm hiểu tập trung vào những vấn đề:
Nhu cầu tuyển mới lao động từ nay đến năm 2020.
Các ngành nghề ưu tiên chọn tuyển.
Đánh giá về chất lượng đội ngũ lao động đáp ứng với yêu cầu công việc.
Những kỹ năng Trường trung cấp Nông Lâm cần chú ý.
Tính cần thiết của việc xây dựng chương trình đào tạo liên thông ngành Nông học từ
trung cấp lên đại học.
Hình thức tổ chức đào tạo liên thông.
Với những vấn đề như trên, người nghiên cứu đã tiến hành gởi 30 phiếu khảo sát để
tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tuyển dụng đến các cơ quan, doanh nghiệp… Số phiếu nhận về
đủ 30 phiếu, số phiếu được gởi trong Tỉnh, Bình Phước và Tp Hồ Chí Minh, Khu vực lân cận
khác.
2. Kết quả khảo sát:
2.1 Nhu cầu tuyển mới lao động:
Trong một công ty, một doanh nghiệp sẽ có nhiều bậc trình độ của lao động khác
nhau, do đó nếu xác định được nhu cầu tuyển dụng lao động (theo trình độ) của các công ty,
doanh nghiệp thì đây sẽ là những thông tin rất có ích trong quá trình định hướng xây dựng các
cấp bậc đào tạo cho nhà trường. Một doanh nghiệp có thể có nhu cầu tuyển nhiều bậc trình độ
khác nhau.
Trình độ ưu tiên tuyển chọn Số lượng Tỷ lệ (%)
Sau Đại học 2 6.66
Đại học 14 46.67
Cao đẳng 5 16.67
Trung cấp 7 23.33
Sơ cấp 2 6.66
Tổng 30 100.00
Bảng 2.3 : Bậc trình độ ưu tiên tuyển chọn
Kết quả khảo sát ở trên đã cho thấy bậc trình độ được ưu tiên tuyển chọn là bậc Đại
Học, chiếm 46.67%
2.2 Các ngành nghề ưu tiên tuyển chọn:
Bổ sung cho nhu cầu tuyển mới lao động, việc tìm hiểu về các ngành nghề được công
ty, doanh nghiệp ưu tiên tuyển chọn là không thể thiếu. Một doanh nghiệp có thể có nhu cầu
tuyển nhiều bậc trình độ khác nhau.
Các ngành nghề ưu tiên tuyển chọn Số lượng Tỷ lệ (%)
Nông học 12 40.00
Kế toán 4 13.33
Tin học 4 13.33
Cơ khí 6 20.00
Ngành khác 4 13.33
Tổng 30 100.00%
Bảng 2.4 : Các ngành nghề ưu tiên tuyển chọn
Kết quả khảo sát ở trên đã cho thấy ngành nghề được ưu tiên tuyển chọn là ngành
Nông học, chiếm 40.00%
2.3 Đánh giá về lao động đáp ứng với yêu cầu công việc:
Đánh giá chung của các công ty, doanh nghiệp sử dụng lao động hiện nay đối với đội
ngũ lao động vừa được đào tạo ra.
Mức độ đáp ứng Số lượng Tỷ lệ (%)
Tốt 10 33.33
Trung bình 16 53.33
Chưa đáp ứng 4 13.33
Tổng 30 100.00
Bảng 2.5 : Mức độ đáp ứng với yêu cầu công việc
Kết quả khảo sát ở trên đã cho thấy mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của đội ngũ
lao động mới ra là chưa cao, chủ yếu chỉ ở mức trung bình, chiếm 53.33%
2.4 Những kỹ năng cần chú trọng :
Từ việc chưa đáp ứng tốt nhu cầu lao động của đội ngũ học sinh ra trường nên nhà
trường cần chú ý nâng cao rèn luyện một số kỹ năng mà người nghiên cứu đã thống kê từ thị
trường lao động thông qua các công ty và doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề.
Kỹ năng thực hành chuyên môn.
Khả năng thích ứng với công việc do áp dụng những kiến thức đã học.
2.5 Tính cần thiết của việc xây dựng chương trình:
Nhận xét của các nhà tuyển dụng về tính cần thiết của việc xây dựng chương trình
đào tạo liên thông ngành Nông học từ Trung cấp chuyên nghiệp lên Đại học
Mức độ cần thiết Số lượng Tỷ lệ (%)
Rất cần thiết 18 60.00
Cần thiết 12 40.00
Không cần thiết 0 0.00
Tổng 100.00
Bảng 2.6 : Mức độ cần thiết của việc xây dựng chương trình
Kết quả khảo sát ở trên đã cho thấy việc xây dựng chương trình đào tạo liên thông ngành
Nông học từ Trung cấp chuyên nghiệp lên Đại học là cần thiết, chiếm 60%.
2.6 Hình thức tổ chức đào tạo liên thông:
Ý kiến của các công ty, doanh nghiệp về hình thức tổ chức đào tạo liên thông giúp
nhà trường định hướng trước việc tổ chức học liên thông như thế nào để đạt hiệu quả đào tạo
cao nhất.
Hình thức tổ chức Số lượng Tỷ lệ (%)
Tập trung 16 53.33
Vừa học vừa làm 14 46.67
Tổng 30 100.00
Bảng 2.7 : Hình thức tổ chức đào tạo liên thông
Kết quả khảo sát ở trên đã cho thấy đa số công ty, doanh nghiệp chọn hình thức tổ
chức đào tạo liên thông là học tập trung, chiếm 53.33%
III. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG TRUNG CẤP NÔNG LÂM NGHIỆP BÌNH DƯƠNG
Phần này tác giả trình bày: 1- Quá trình phát triển của trường, 2- Thực trạng của
nhà trường
IV. NHU CẦU HỌC LIÊN THÔNG CỦA HỌC SINH
1. Nội dung khảo sát
Mục tiêu đào tạo trung cấp ngành Nông học
Chương trình đào tạo trung cấp ngành nông học
Mức độ tiếp thu các môn học
Ý định của sinh viên sau khi tốt nghiệp (đi làm hay học tiếp)
Học sinh sinh viên muốn học liên thông lên bậc cao đẳng hay đại học
Với mục đích khảo sát nhu cầu học liên thông, người nghiên cứu đã chọn đối tượng
cho việc khảo sát là học sinh đang theo hệ trung cấp tại trường, và đã ra trường năm 2008-
2010. Số phiếu khảo sát phát ra 150 số phiếu nhận về 150 đạt 100%. Người nghiên cứu đã
tổng hợp và xử lý số liệu trên exell.
2. Kết quả khảo sát:
2.1 Mục tiêu đào tạo
Bảng 2.9 kết qua khảo sát mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào tạo Số lượng Tỷ lệ (%)
Phù hợp 141 94
Chưa phù hợp 9 6
Tổng 150 100
Kết quả khảo sát ở trên đã cho thấy đa số học sinh được khảo sát học hệ trung cấp về
mục tiêu đào tạo phù hợp là 94%.
2.2. Chương trình đào tạo trung cấp ngành nông học
- Số lượng môn học
Bảng 2.10: tỷ lệ số lương môn học
Nhiều Vừa đủ Ít
Tỷlệ % 16.67% (25/150) 83.33(125/150) 0%(0/150)
- Số giờ lý thuyết
Bảng 2.11: tỷ lệ số giờ lý thuyết
Nhiều Vừa đủ Ít
Tỷ lệ % 24.00 (36/150) 76.00(114/150) 0%(0/150)
- Số giờ học thực hành
Bảng 2.12: tỷ lệ số giờ thực hành
Nhiều Vừa đủ Ít
Tỷ lệ % 2.67 (4/150) 83.33(125/150) 14%(21/150)
Kết quả khảo sát cho thấy số lượng môn học, phân bổ số giờ lý thuyết, thực hành đối với hệ
trung cấp ngành nông học tương đối phù hợp.
2.3. Mức độ tiếp thu các môn học
Bảng 1.13: Mức độ tiếp thu các môn học
Mức độ tiếp thu các môn học của học sinh Số lượng Tỷ lệ
Khó 23 15.33
Vừa sức 127 84.67
Dễ 0 0.00
Tổng 150 100
Kết quả khảo sát cho thấy mức độ tiếp thu các môn học của học sinh ở mức độ vừa sức chiếm
84.67 %.
2.4. Ý định của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Với mục đích muốn tìm hiểu ý định của học sinh ngành nông học sau khi tốt nghiệp
có nhu cầu học liên thông tiếp không, giúp nhà trường có cơ sở nguồn đầu vào chuẩn bị cho
một chương trình đào tạo mới.
Bảng 2.14:Ý định của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Ý định sau khi tốt nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%)
Học tiếp lên Đại học 53 35.33
Đi làm 30 20.00
Vừa học vừa làm 55 36.67
Ý kiến khác 12 8.00
Tổng 150 100.00%
Kết quả khảo sát ở trên đã cho thấy nhu cầu học tiếp của học sinh sau khi tốt nghiệp
trung cấp là cao, nhu cầu học tiếp lên đại học chiếm 35.33%, nhu cầu vừa học vừa làm chiếm
36.67%, do đó nhu cầu đào tạo là có.
2.5.Hình thức tổ chức học tập liên thông:
Ý kiến của các học sinh về hình thức tổ chức học tập liên thông giúp nhà trường định
hướng trước việc tổ chức đào tạo liên thông như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
Bảng 2.15: Hình thức tổ chức học tập liên thông
Hình thức tổ chức Số lượng Tỷ lệ (%)
Tập trung 91 60.67%
Vừa học vừa làm 59 39.33%
Tổng 150 100.00%
Kết quả khảo sát ở trên đã cho thấy đa số sinh viên chọn hình thức tổ chức học tập
liên thông là học tập trung, chiếm 60.67%.
2.6. Kết quả khảo sát bậc liên thông
Bảng 2.16: Nhu cầu bậc liên thông
Bậc liên thông Số lượng Tỷ lệ (%)
Cao đẳng 139 92.67%
Đại học 11 7.33%
Tổng 150 100.00%
Qua kết quả khảo sát chương trình đào tạo đối với 150 phiếu người nghiên cứu thấy rằng:
đa số các ý kiến cho rằng thời gian, mục tiêu, nội dung, mức độ hình thành kỹ năng nghề,
mức độ đáp ứng với thực tế, nhu cầu của học sinh muốn đào tạo liên thông lên đại học. Vì vậy
xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ bậc trung cấp lên đại học là hết sức cần thiết và
phù hơp.
Từ cơ sở thực tiễn tác giả nghiên cứu ở chương 2 đó là: Nhu cầu lao động có trình độ ở
tình Bình Dương nói chung và các doanh nghiệp nói riêng là rất cao do đó muốn đáp ứng
được thì việc đào tạo liên thông cũng rất cấp bách để đáp ứng nhu cầu đó. Trường trung cấp
Nông lâm nghiệp Bình Dương muốn tồn tại và nâng cao năng lực đào tạo của mình thì đào
tạo liên thông là không thể thiếu. Và từ kết quả khảo sát nhu cầu của học sinh ngành nông học
tác giả kết luận rằng đào tạo liên thông từ bậc trung cấp lên đại học là rất cần thiết và cấp
bách.
CHƯƠNG III : XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
LIÊN THÔNG
I. PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG:
Phần này tác giả trình bày: 1- Phân tích chương trình khung đào tạo đại học ngành
nông học, 2- Khung chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ Đại học ngành Nông học, 3-
Phân tích chương trình đào tạo hệ trung cấp ngành nông học ngành Nông học.
II. SO SÁNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐẠI HỌC VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN
NGHIỆP NGÀNH NÔNG HỌC
1. Mục tiêu đào tạo
So sánh mục tiêu đào tạo giữa chương trình trung cấp và đại học ngành nông
học
Bảng 3.5: So sánh mục tiêu đào tạo giữa chương trình trung cấp và đại học
Chương trình trung cấp ngành nông học Chương trình đại học ngành nông
học
Kiến thức
+ Có hiểu biết về một số kiến thức cơ bản về chủ
Ngoài những kiến thức được trang
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh;
Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của
Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công nghiệp
hóa nông thôn.
+ Có lòng yêu nước, yêu CNXH, trung thành với
sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất
nước
+ Vận dụng được kiến thức về pháp luật, kinh tế -
xã hội, tài chính – tiền tệ, kế toán, kiểm toán trong
việc thực hiện nghiệp vụ kế toán được giao.
+ Vận dụng được kiến thức tin học trong công tác
tinh toán năng xuất, hiệu quả kinh tế của nông
nghiệp.
+ Nắm vững cơ sở lí luận, kiến thức lí thuyết cơ
bản, kiến thức chuyên môn ngành Nông học, bao
gồm các lãnh vực sinh lí thực vật, giống cây
trồng, đất - phân bón, bảo vệ thực vật cây trồng và
những cây trồng chủ yếu trong nông nghiệp.
bị cho người học như trung cấp,
chương trình đại học còn trang bị thêm
những kiến thức như sau:
+ Vận dụng được kiến thức ngoại
ngữ, tin học trong công tác nông nghiệp.
+ Xác định được cơ cấu cây trồng
phù hợp với từng vùng miền.
+ Đánh giá được tình hình hoạt động
nông nghiệp của từng vùng miền.
Những kỹ năng đạt được
- Ứng dụng kiến thức đã học. Giao tiếp,
làm việc nhóm và làm việc độc lập.
- Tự học nâng cao trình độ và nghiệp vụ
chuyên môn.
- Giải quyết vấn đề về kỹ thuật liên quan
đến nông học, bảo vệ thực vật, bảo vệ môi
trường và hướng dẫn về sản xuất bền
vững.
- Tổ chức và quản lí (sản xuất cây trồng, kế
hoạch, dự án).
- Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng
phần mềm nghiên cứu chuyên dụng.
- Khuyến nông không chính quy (điểm
trình diễn, lớp học nông dân ngoài đồng,
Ngoài những kỹ năng được trang bị
cho người học bậc trung cấp, chương
trình đại học còn trang bị thêm những kỹ
năng như sau:
- Tổ chức nghiên cứu ứng dụng
trong nhiều điều kiện khác nhau
(về trang thiết bị, phương pháp).
- Phương pháp nghiên cứu (lấy
mẫu, thu thập số liệu, phân tích
dữ liệu).
- Viết báo cáo khoa học.
- Biên soạn tài liệu kỹ thuật, tập
sách, bản tin về khuyến nông,
giao tiếp.
hội chợ)
- Ngoại ngữ (tiếng Anh) chuyên ngành.
Biên dịch từ ngữ khoa học sang ngôn
ngữ thông dụng
Qua bảng trên ta thấy, người học ở bậc trung cấp nông học liên thông lên bậc đại
học nông học sẽ được trang bị thêm rất nhiều kiến thức, kỹ năng, được tăng cường khả
năng lãnh đạo, khả năng tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án ứng dụng, kỹ
năng giao tiếp. Ngoài ra, sinh viên khi tốt nghiệp Đại học còn được trang bị khả năng học tập
nâng cao đủ cả bề rộng lẫn chiều sâu phục vụ cho công việc của mình sau khi tốt
nghiệp.
2.Thời gian đào tạo
So sánh thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa học giữa chương
trình trung và đại học ngành nông học.
Bảng 3.6: So sánh thời gian đào tạo giữa chương trình trung cấp và đại học
Trung cấp Đại học
- Thời gian đào tạo: 2 năm( phân bổ 4 kỳ)
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 99 đvht.
- Thời gian đào tạo: 4 năm ( phân bổ 8 kỳ)
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 146 đvht.
Cấu trúc kiến thức của chương trình: (tính
theo số đvht)
- Các môn học chung: 22
ĐVHT
- Các môn học cơ sở: 32
ĐVHT
- Các môn học chuyên ngành: 27
ĐVHT
- Thực hành rèn nghề: 7
ĐVHT
- Thực tập tốt nghiệp : 11 ĐVHT
Cấu trúc kiến thức của chương trình: (tính
theo số đvht)
Kiến thức giáo dục đại cương: 48
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 98
- Kiến thức cơ sở ngành: 33
- Kiến thức ngành: 33 và 33 ĐVHT tự chọn
3. Các môn học có cùng nội dung và số đơn vị học trình giữa chương trình trung
cấp và đại học.
Bảng 3.7: Bảng liệt kê các môn học có nội dung và số tiết trùng nhau
STT Tên môn học
Thời gian của môn học (giờ)
Ghi chú
Tổng số
Trong đó
LT TH
I Các môn học đào tạo bắt buộc
I.1 Các môn học chung
1 Chính trị 90 75 15
2 Giáo dục thể chất 30 5 25
3 Pháp luật đại cương 30 0 30
I.2 Các môn học co sở 300 155 145
1 Sinh lý thực vật 60 30 30
2 Khuyến nông 45 15 30
3 Khí tượng nông nghiệp 30 30 0
4 Giống và di truyền giống cây trồng 75 45 30
5 Chế biến và bảo quan nông sản 30 30 0
6 Cây dược liệu 30 30 30
7 Bảo vệ thực vật đại cương 90 75 15 Gồm côn
trùng đại
cương, b
ệnh
đại cương,
thuốc BVTV
8 Tổ chức quản lý sản xuất 45 45 0
4. Các môn học có cùng nội dung nhưng số đơn vị học trình chênh lệch nhau
giữa chương trình trung cấp và đại học.
Bảng 3.8: Bảng liệt kê các môn học có nội dung và số tiết chênh lệch nhau
STT Tên môn học
Số giờ chuẩn
Ghi chú
Trung cấp
Đại học
Các môn học chung
1 Ngoại ngữ 90 150 Anh văn 1+2
2 Giáo dục quốc phòng 75 90
3 Tin học 45 75
Các môn học đào tạo chuyên nghiệp
1 Đất và phân bón 75 90
2 Phương pháp thí nghiệm 30 45
3 Cây lương thực 90 30
4 Cây công nghiệp 45 120
5 Cây ăn quả 90 30
6 Cây rau 90 45
7 Bảo vệ thực vật chuyên khoa 60 90
8 Thực tập nghề 105 225
9 Thực tập tốt nghiệp 175 105
Từ kết quả trên, người nghiên cứu đã xác định được một số môn học có một
phần nội dung đã học ở hệ trung cấp.
5. Các môn học chỉ có trong chương trình đại học ngành nông học
Bảng 3.14.Các môn học chỉ có trong chương trình đại học ngành nông học
STT Mã MH Tên môn học
ĐV
HT LT TH Năm
Học
kỳ
Môn học theo chương trình bắt buộc
01 202112 Toán cao cấp B1 2 30 0 1 1
02 202301 Hóa đại cương 3 45 0 1 1
03 202304 Thí nghiệm hóa đại cương 1 0 30 1 1
04 202401 Sinh học đại cương 2 30 0 1 1
05 202402 Thí nghiệm sinh học đại cương 1 0 30 1 1
06 204306 Nông học đại cương 2 30 0 1 1
07 212339 Kỹ năng giao tiếp 2 30 0 1 1
08 202113 Toán Cao cấp B2 2 30 0 1 2
09 204919 Phương pháp tiếp cận khoa học 1 15 0 1 2
10 202121 Xác suất thống kê 3 45 0 2 1
11 204107 Sinh hóa thực vật 2 15 30 2 1
12 202621 Xã hội học 2 30 0 3 1
13 204502 Hệ thống canh tác 2 30 0 3 1
14 204611 Quản lý nước trong nông nghiệp 2 30 0 3 1
15 204906 Thực tập giáo trình 1 1 0 45 3 2
16 204417 Hoa và cây kiểng 2 15 30 4 1
17 204922 Thực tập giáo trình 2 1 0 45 4 1
18 204917 Bảo vệ đề cương 1
0 45 4 2
STT Mã MH
Tên môn học
ĐV
HT LT
TH Năm
Học
kỳ
Nhóm môn học bắt buộc tự chọn 1 -
Ph
ải đạt 2 ĐVHT
01 208531 Xây dựng và quản lý dự án 2 30 0 1 2
Tổng
5
Nhóm môn học bắt buộc tự chọn 2 - Phải đạt 2 ĐVHT
01 202416 Thực vật và phân loại thực vật 2 15 30 2 1
02 204109 Vi sinh vật nông nghiệp 2 15 30 2 1
03 204110 Sinh học phân tử 2 15 30 2 1
Nhóm môn học bắt buộc tự chọn 3 -
Ph
ải đạt 2 ĐVHT
01 204516 Cây công nghiệp ngắn ngày 1a (Mía + Thuốc lá) 2 30 3 2
02 204524 Cây công nghiệp ngắn ngày 1b (Mía + Đay) 2 30 3 2
03 204525 Cây công nghiệp ngắn ngày 1c (Thuốc lá + Đay) 2 30 3 2
Nhóm môn học bắt buộc tự chọn 4 - Phải đạt 2 ĐVHT
01 204514 Cây công nghiệp ngắn ngày 2a (Đ.Nành + Đ.Phụng) 2 30 3 2
02 204526 Cây công nghiệp ngắn ngày 2b (Đ.Nành + Mè) 2 30 3 2
03 204527 Cây công nghiệp ngắn ngày 2c (Đ.Phụng + Mè) 2 30 3 2
Nhóm môn học bắt buộc tự chọn 5 -
Ph
ải đạt 2 ĐVHT
01 204515 Cây Công nghiệp dài ngày 2a (Cà phê + Chè) 2 30 4 1
02 204528 Cây Công nghiệp dài ngày 2b (Cà phê + Ca cao) 2 30 4 1
03 204531 Cây Công nghiệp dài ngày 2c (Chè + Ca cao) 2 30 4 1
Nhóm môn học bắt buộc tự chọn 8 - Phải đạt 10 ĐVHT
01 203703 Chăn nuôi đại cương 2 30 0 4 1
02 204111 Sản xuất nấm 2 15 30 4 1
03 204208 Công nghệ sinh học trong nông nghiệp 2 15 30 4 1
04 204209 Công nghệ hạt giống 2 15 30 4 1
05 204311 GAP và nông nghiệp hữu cơ 2 30 0 4 1
06 204312 Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc 2 30 0 4 1
07 204313 Bảo tồn đất và nước 2 30 0 4 1
08 204520 Sinh lý và tồn trữ hạt giống 2 30 0 4 1
09 204724 Côn trùng có ích 2 30 0 4 1
10 204722 Kiểm soát cỏ dại 2 30 0 4 1
11 204727 Môi trường nông nghiệp 2 30 0 4 1
12 204729 Đa dạng sinh học thực vật 2 30 0 4 1
13 204730 Kiểm dịch thực vật 2 30 0 4 1
14 204731 Dịch hại trong kho 2 30 0 4 1
15 204920 Quan hệ công chúng 2 30 0 4 1
16 204921 Tiếp thị nông nghiệp 2 30 0 4 1
17 205118 Lâm nghiệp đại cương 2 30 0 4 1
18 205425 Hệ thống nông lâm kết hợp 2 30 0 4 1
19 211315 Thủy sản đại cương 1 15 0 4 1
20 214465 Hệ thống thông tin địa lý GIS 3 45 0 4 1
Nhóm môn học bắt buộc tự chọn 9 -
Ph
ải đạt 7 ĐVHT
01 204909 Thuyết trình - Báo cáo chuyên đề học kỳ 1*** 1 0 0 1 1
02 204911 Thuyết trình - Báo cáo chuyên đề học kỳ 2*** 1 0 0 1 2
03 204912 Thuyết trình - Báo cáo chuyên đề học kỳ 3*** 1 0 0 2 1
04 204913 Thuyết trình - Báo cáo chuyên đề học kỳ 4*** 1 0 0 2 2
05 204914 Thuyết trình - Báo cáo chuyên đề học kỳ 5*** 1 0 0 3 1
06 204915 Thuyết trình - Báo cáo chuyên đề học kỳ 6*** 1 0 0 3 2
07 204916 Thuyết trình - Báo cáo chuyên đề học kỳ 7*** 1 0 0 4 1
6. Phân tích một số công việc mà người kỹ sư Nông học cần có trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài những mục tiêu của một kỹ sư nông học, qua thực tế công tác và phỏng vấn tác
giả thấy rằng một người kỹ sư nông học trong giai đoạn hiện nay cần có thêm kiến thức trong
một số lĩnh vực sau: (1) Thương mại điện tử, (2) Kỹ năng truy cập Internet, (3) Tiếp thị nông
nghiệp, (4) Có kiến thức sâu về cây Cao su, (5) Môi trường nông nghiệp, (6) Ngoại ngữ.
III. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG TỪ BẬC TRUNG
CẤP LÊN ĐẠI HỌC NGÀNH NÔNG HỌC
Căn cứ kết quả khảo sát nhu cầu sử dụng lao động cũng như nhu cầu đào tạo liên thông từ
trung lên đại học trên địa bàn tỉnh Bình Dương, khu vực lân cận và tại Trường trung cấp nông
lâm nghiệp Bình Dương. Kết hợp với việc phân tích hai chương trình đào tạo trung cấp và đại
học ngành nông học. Và sự phân tích công việc của một người kỹ sư Nông học mới người
nghiên cứu thấy rằng, hai chương trình này xây dựng theo hướng tiếp cận mục tiêu được thể
hiện rõ qua từng môn học. Các môn học được hình thành từ những mục tiêu dự kiến học sinh
sẽ đạt được, các mục tiêu học tập này thể hiện những kiến thức, những kỹ năng mà người học
có được trong quá trình học tập.
Từ những kết quả phân tích, so sánh thời gian, mục tiêu, nội dung các môn học của hai
chương trình, người nghiên cứu đề xuất chương trình đào tạo liên thông từ bậc trung cấp lên
bậc đại học ngành nông học như sau:
1.Mục tiêu đào tạo của chương trình đào tạo liên thông từ trung cấp lên đại học ngành
nông học,
2.Vị trí và khả năng công tác
3. Thời gian đào tạo chuyển tiếp
4. Đối tượng tuyển sinh
5. Hình thức tuyển sinh và trúng tuyển
6. Hồ sơ nhập học
7. Thang điểm
8. Khối lượng kiến thức toàn khóa học liên thông từ trung cấp lên đại học
ngành nông học
9. Danh mục các môn học, thời gian và phân bổ thời gian của chương trình đào
tạo liên thông.
Bảng 3.16. Danh mục các môn học, thời gian và phân bổ thời gian của chương
trình đào tạo liên thông.
STT Tên môn học
ĐVHT Trong đó Ghi chú
LT TH
Các môn học chung 26 255 60
1 Toán cao cấp B1 2 30 0
2 Hóa đại cương 3 45 0
3 Thí nghiệm hóa đại cương 1 0 30
4 Kỹ năng giao tiếp 2 30 0
5 Toán Cao cấp B2 2 30 0
6 Phương pháp tiếp cận khoa học 1 15 0
7 Xác suất thống kê 3 45 0
8 Xã hội học 2 30 0
9 Ngoại ngữ 4 60 0 Anh văn
10 Giáo dục quốc phòng 1 15 0
11 Tin học 3 30 30
12 Thương mại điện tử 2 30 0
Các môn đào tạo nghề bắt buộc
I
Các môn học cơ sở 17 135 60
STT Tên môn học
ĐVHT Trong đó Ghi chú
LT TH
1 Sinh học đại cương 2 30 0
2 Thí nghiệm sinh học đại cương 1 0 30
3 Nông học đại cương 2 30 0
4 Sinh hóa thực vật 2 15 30
5 Đất và phân bón 1 15 0
6 Phương pháp thí nghiệm 1 15 0
7 Thực vật và phân loại thực vật 2 15 30
8 Bảo tồn đất và nước 2 30 0
9 Vi sinh vật nông nghiệp 2 30 0
10 Tiếp thị nông nghiệp 2 30 0
II
Các môn đào tạo chuyên
ngành
29 240 195
11 Lâm nghiệp đại cương 2 30 0
12 Kiểm soát cỏ dại 2 30 0
13 Môi trường nông nghiệp 2 30 0
14 Kiểm dịch thực vật 2 30 0
15 Hệ thống canh tác 2 30 0
16 Quản lý nước trong nông
nghiệp
2
30 0
17 Thực tập giáo trình 1 1 0 45
18 Hoa và cây kiểng 2 15 30
19 Thực tập giáo trình 2 1 0 45
20 Xây dựng và quản lý dự án 2 30 0
21 Bảo vệ thực vật chuyên
khoa
2 15
30
22 Cây cao su 1 15 0
23 Bảo vệ đề cương 1 0 45
24 Khóa luận tốt nghiệp 7 5 tháng
Bảng 3.17.Danh mục các môn học tự chọn, thời gian và phân bổ thời gian của chương trình
đào tạo liên thông.
STT Tên môn học ĐVHT
Trong đó Ghi chú
LT TH
Nhóm môn tự chọn 1 phải đạt
3 ĐVHT
01 Cây công nghiệp ngắn ngày (cây mía) 1 15 học kì 5
02 Cây công nghiệp ngắn ngày (Đậu nành.) 1 15 học kì 5
03 Cây công nghiệp ngắn ngày (Cây mè) 1 15 học kì 5
04 Cây Công nghiệp dài ngày (Cà phê) 1 15 học kì 5
05 Cây Công nghiệp dài ngày (Cây chè) 1 15 học kì 5
Nhóm môn tự chọn 2 phải đạt
5 ĐVHT
06 Thuyết trình - Báo cáo chuyên đề học kỳ 1*** 1 0 0 học kì 1
07 Thuyết trình - Báo cáo chuyên đề học kỳ 2*** 1 0 0 học kì 2
08 Thuyết trình - Báo cáo chuyên đề học kỳ 3*** 1 0 0 học kì 3
09 Thuyết trình - Báo cáo chuyên đề học kỳ 4*** 1 0 0 học kì 4
10 Thuyết trình - Báo cáo chuyên đề học kỳ 5*** 1 0 0 học kì 5
10. Kế hoạch giảng dạy dự kiến trong chương trình đào tạo liên thông đại học:
Mục này tác giả sắp xếp các môn học theo học kỳ dựa trên cơ sở khoa học những
môn học trước những môn học sau, môn cơ sờ, môn chuyên ngành.
11. Mô tả vắn tắt mục tiêu và khối lượng các môn học chuyên ngành trong
chương trình liên thông từ trung cấp lên đại học ngành nông học.
Mục này tác giả chỉ mô tả vắn tắt môn học, mục tiêu môn học, vị trí môn, nội
dung môn học.
Tóm lại chương trình đào tạo liên thông với các mục tiêu ở trên và gồm
46 môn học 80 ĐVHT. Toàn bộ chương trình được chia thành 5 học kỳ mỗi
học kỳ gồm các môn có trong các bảng phân bổ học kỳ trên. Chương trình đào
tạo liên thông có những điểm đặc trưng sau: (1) Thêm môn thương mại điện tử,
chương trình đại học ngành Nông học không có (2) Môn cây cao su được trang
bị sâu về kiến thức hơn để đáp ứng với Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên,
(3) Anh văn, tin học được tác giả đánh giá rất cao trong chương trình đào tạo
liên thông vì nó là phương tiện rất quan trọng cho một kỹ sư Nông học trong
nền kinh tế tri thức, (3) Tác giả cũng đánh giá rất cao về môn Tiếp thị nông
nghiệp vì theo tác giả nền nông nghiệp Việt Nam dang thiếu vấn đề này và
người nông dân rất khó khăn tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của
mình. Một vấn đề nữa là số môn tự chọn ở chương trình liên thông ít hơn nhiều
so với chương trình Đại học do chương trình mới liên thông chưa được thực
nghiệm và bước đầu chưa đủ giáo viên lẫn cơ sở hạ tường nên tác giả đưa rất ít
môn học tự chọn và tác giả mong rằng sau nay nếu chương trình liên thông đi
vào ứng dụng thì sẽ đưa nhiều môn tự chọn vào chương trình.
IV. ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG
NGÀNH NÔNG HỌC
Do thời gian nghiên cứu không cho phép thử nghiệm chương trình nên
người nghiên cứu sử dụng phương pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia –
những người có kinh nghiệm trong quản lý, những giáo viên chuyên môn,
những chuyên gia trong xây dựng chương trình – để đánh giá khả năng áp dụng
của chương trình.
Những tiêu chí đánh giá mà người nghiên cứu đưa ra để tham khảo ý
kiến chuyên gia là:
1/ Tên chương trình
2/ Mục tiêu đào tạo
3/ Thời gian đào tạo
4/ Nội dung đào tạo
5/ Cấu trúc chương trình
6/ Thời lượng của các môn học
7/ Khả năng áp dụng của chương trình.
Tổng số chuyên gia mà người nghiên cứu tham khảo ý kiến là 30 người
(danh sách chuyên gia xin xem ở phần phụ lục số 5).
Kết quả tham khảo ý kiến
Bảng 3.52. Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của chuyên gia
STT Tiêu chí đánh giá
Ý kiến đánh giá
Phù hợp Không
phù hợp
Ý kiến
khác
Không có
ý kiến
1 Tên chương trình 100 %
2 Mục tiêu đào tạo 95.14 % 4.86 %
3 Thời gian đào tạo 91.42 % 8.58 %
4 Nội dung đào tạo 97.20 % 2.80%
5 Cấu trúc chương trình 93.40 % 2.86 % 3.74 %
6 Thời lượng của các môn học 94.28 % 2.86 % 2.86 %
Áp dụng được Không áp dụng
được
7 Đánh giá khả năng áp dụng
của chương trình
100%
Các ý kiến khác:
- Về thời gian đào tạo: tăng thêm một số giờ thực hành.
- Về thời lượng của các môn học: có thể điều chỉnh giữa giờ lý thuyết và
giờ thực hành của một số môn học.
- Về nội dung đào tạo: có thể cho ngắn gọn họn
Từ kết quả tham khảo ý kiến trên, người nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ ý
kiến đánh giá phù hợp ở các tiêu chí là cao (trên 91 %) và tất cả chuyên gia
đều đồng ý về khả năng áp dụng của chương trình vào thực tế (100%). Do đó
có thể kết luận: chương trình đào tạo liên thông từ bậc cao trung cấp lên đại
học ngành nông học có khả năng áp dụng vào thực tế.
PHẦN C: KẾT LUẬN
1. Tóm tắt công trình nghiên cứu
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, nước ta đã có những bước
chuyển mình mạnh mẽ được cả thế giới nhìn nhận. Để có được những thành
tựu đó nước ta đã và đang thực hiện những công cuộc cải cách lâu dài, cải cách
giáo dục đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân trong toàn xã hội.
Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục cần phải có sự thay đổi tương ứng,
vì vậy chương trình đào tạo cũng cần được xem xét, chỉnh sửa, xây dựng đổi
mới để phù hợp với nhu cầu của xã hội và của người học.
Trước nhu cầu cao của một xã hội đang phát triển, cùng với xu hướng
học tập suốt đời của người dân, việc xây dựng chương trình đào tạo liên thông
ngành Nông học sẽ mở ra một hướng cho người dân có thể đạt được nguyện
vọng phát triển nghề nghiệp trong tương lai bằng con đường đào tạo liên thông,
một loại hình đào tạo đã và đang được áp dụng trong hệ thống giáo dục của
nhiều nước trên thế giới, và đây cũng chính là bước mới trong đào tạo ở nước
ta theo xu hướng phát triển của toàn cầu.
Hòa mình trong xu thế đó, người nghiên cứu với vai trò là học viên của
lớp Cao học Giáo dục học đã thực hiện đề tài: “Xây dựng chương trình đào
tạo liên thông bậc trung cấp lên bậc đại học ngành Nông học tại trường
Trung cấp nông lâm nghiệp Bình Dương”. Qua thời gian nghiên cứu, dưới sự
hướng dẫn tận tình của TS. Võ Thị Xuân, TS Nguyễn Văn Y người nghiên cứu
đã hoàn thành đề tài của mình với nội dung bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng chương trình đào tạo liên
thông
Bao gồm:các cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu xây dựng chương trình
đào tạo, chương trình đào tạo liên thông giữa hai bậc học trung cấp và đại học:
người nghiên cứu đã tìm hiểu khái niệm về thiết kế chương trình đào tạo, lý
thuyết và các yếu tố ảnh hưởng đến chương trình đào tạo, xác định các cách
tiếp cận khi xây dựng chương trình như cách tiếp cận nội dung, tiếp cận mục
tiêu, tiếp cận phát triển để làm cơ sở lựa chọn cách tiếp cận khi xây dựng
chương trình đào tạo liên thông cho trường Trung cấp nông lâm nghiệp Bình
Dương, tiến trình xây dựng chương trình đào tạo. Đồng thời, người nghiên cứu
cũng tìm hiểu xu thế liên thông trong giáo dục đào tạo, những quan điểm chỉ
đạo và những định hướng phát triển ở Việt Nam hiện nay.
Chương 2: Khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo ngành Nông
học tại Tỉnh Bình Dương và khu vực lân cận
Bao gồm: tổng quát về thực trạng phát triển kinh tế xã hội, định hướng,
giải pháp phát triển bền vững của Tỉnh Bình Dương. Thực trạng và quá trình
phát triển của trường Trung cấp nông lâm nghiệp Bình Dương. Đồng thời
người nghiên cứu tiến hành khảo sát tìm hiểu nhu cầu về nguồn nhân lực của
các cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh, kết hợp với việc khảo sát nhu cầu học tập
liên thông của sinh viên tại trường Trung cấp nông lâm nghiệp Bình Dương để
làm cơ sở thực tiễn cho đề tài.
Chương 3: Xây dựng được chương trình đào tạo liên thông bậc
Trung cấp lên đại học ngành nông học tại trường Trung cấp nông
lâm nghiệp Bình Dương.
Trong nhiệm vụ này người nghiên cứu đã phân tích: chương trình khung
của đại học và Trung cấp ngành Nông học tại trường Trung cấp nông lâm
nghiệp Bình Dương. Qua đó xây dựng chương trình đào tạo liên thông và tham
khảo ý kiến chuyên gia về tính khả thi của chương trình vừa xây dựng được.
2. Những đóng góp mới của đề tài:
a. Về mặt lý luận
Xây dựng chương trình đào tạo liên thông tạo sự khớp nối giữa các bậc
đào tạo, góp phần khắc phục được một số vấn đề đang tồn tại trong đào tạo
giữa các bậc ở nước ta.
Kết quả nghiên cứu của đề tài này giúp người học trung cấp ngành nông
học được học nâng cao trình độ lên đại học ngành Nông học.
b. Về mặt thực tiễn:
Xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ bậc Trung cấp lên bậc Đại
học ngành Nông học nhằm mở rộng quy mô và năng lực đào tạo cho
trường Trung cấp nông lâm nghiệp Bình Dương. Cung cấp nguồn nhân
lực phục vụ cho sự phát triển của khu vực và tạo cơ hội học tập suốt đời
cho người dân, và cũng là nhu cầu của xã hội tiến đến hội nhập.
Nếu chương trình được áp dụng, tất cả học sinh sinh viên hệ trung cấp
ngành Nông học được học tập nâng cao trình độ, kết quả đó đem lại lợi
ích cho người học cũng như lợi ích kinh tế cho nhà sử dụng nhân lực.
3. Hướng phát triển đề tài:
Do giới hạn của phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu, chương
trình đào tạo liên thông bậc Trung cấp lên đại học tại Trung cấp nông lâm
nghiệp Bình Dương chỉ dừng ở mức độ mô tả môn học, nên trong thời gian
tới nếu có điều kiện, hướng phát triển của đề tài sẽ là:
- Xây dựng hoàn chỉnh đề cương chi tiết các môn học cho chương trình.
- Thực nghiệm và đánh giá toàn bộ chương trình này.
- Mở rộng phạm vi liên thông sang các ngành, lĩnh vực, trường khác.
4. Kiến nghị:
- Đối với trường Trung cấp nông lâm nghiệp Bình Dương, đặc biệt là khoa
Nông nghiệp cần bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, là
cơ sở để nâng cao trình độ tay nghề cho sinh viên đáp ứng nhu cầu lao
động hiện nay.
- Trường nên xin Bộ chủ quản chấp nhận tham khảo và chỉnh sửa chương
trình liên thông này để chương trình này có thể thực nghiệm và ứng dụng.
- Nhà trường nên đầu tư thêm cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học,
về giáo trình, tài liệu tham khảo, phần mềm thống kê trong nông nghiệp
thông dụng khuyến khích người học sau khi tốt nghiệp có ý định trở về
Trường để học liên thông.
- Nhà trường tạo mối quan hệ tốt hơn với các cơ quan sử dụng lao động để
có thể nhận được sự phản hồi, nhằm kịp thời điều chỉnh, cải tiến nội dung
chương trình đào tạo phù hợp hơn với nhu cầu xã hội.
- Khoa Nông nghiệp của Trường nên phối hợp với các phòng chức năng và
các Doanh nghiệp tăng cường tham quan và thực tập tại các cơ sở sản xuất
cho cả giáo viên và sinh viên ngành Nông học, để đảm bảo nâng cao tay
nghề cho các em sau khi tốt nghiệp.