Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm Đèn Halogen của Công ty Bách Tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.52 KB, 71 trang )

Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay thì Marketing đang ngày càng trở nên quan trọng
giúp thúc đẩy mạnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Mỗi doanh nghiệp đều nhìn
thấy sự quan trọng của marketing đối với doanh nghiệp của mình, trong xu thế
cạnh tranh trong nước và quốc tế khi Việt Nam ra hội nhập nền kinh tế thế giới
WTO. Marketing là hoạt động tạo nên bộ mặt của công ty qua các công cụ được
sử dụng, cho khách hàng biết về sản phẩm và dịch vụ của công ty một cách
nhanh chóng có hiệu quả cao.
Công ty TNHH Bách Tuyến là công ty đã nắm vững được những cơ hội và
thách thức của mình trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO và vai trò của
Marketing trong doanh nghiệp. Việc đòi hỏi vận dụng nhanh nhậy những công
cụ Maketing là sự sống còn của doanh nghiệp trước sự đòi hỏi ngày càng cao
của người tiêu dùng về hàng hoá. Hàng hoá không phải chỉ cần đạt chất lượng
tốt và bền, mà nó còn cần có một chương trình chiến lược phát triển để khuyếch
trương cho người tiêu dùng biết, luôn luôn nằm trong tiềm thức của người tiêu
dùng. Khi mà cạnh tranh khốc liệt thì khách hàng càng trở nên quan trọng và trở
thành “ thượng đế ” thì khách hàng sẽ là trọng tâm cho các công ty phục vụ tìm
kiếm họ chứ không phải như trước đây.
Chính vì những lý do trên mà em quyết định viết về đề tài: “Xây dựng và
phát triển thương hiệu cho sản phẩm Đèn Halogen của Công ty Bách Tuyến”
tại Công ty Bách Tuyến
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
II. Mục tiêu nghiên cứu
1. Nghiên cứu, phân tích thực trạng xây dựng và phát triển thương
hiệu đèn Halogen của Công ty Bách Tuyến.
2. Phân tích thị trường.
3. Định hướng chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản
phẩm đèn Halogen của Công ty Bách Tuyến.
4. Đề xuất biên pháp thực hiện chiến lược.


III. Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động Marketing cho xây dựng
và phát triển thương hiệu cho đèn Halogen của Công ty Bách Tuyến.
2. Nghiên cứu tình hình thị trường hiện đại và xua hướng tiềm năng .
3. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
4. Định hướng chiến lược thương hiệu cho Công ty trong thời gian sắp
tới :
 Về nhân sự
 Chiến lược 4P.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin:
Tự thực hiện việc nghiến cứu với mẫu là 100 phiếu thâm dò người tiêu
dùng trong hội chợ diễn ra từ ngày 01/02/2007 đến ngày 14/02/2007 tại TP.Vinh
(Nghệ An). Bên cạnh đó là thu thập dữ liệu thứ cấp, quan sát thực tế, phân tích
tổng hợp từ số các số liệu được phép tiếp cận của Công ty và những thông tin
mà Công ty cho phép tiết lộ kết hợp với tham khảo các thông tin trên sách, báo,
tạp chí, trên mạng và từ những nguyên cứu luận văn của khoá trước,...
2. Phương pháp xử lý số liệu:
 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh dựa trên số liệu vầ các chi
tiêu tài chính của các bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
 Sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá một số chỉ tiêu của năm
chọn so với năm gốc.
 Sử dụng phương pháp thống kê, dự báo làm cơ sở đề ra một số biện
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.
 Sử dụng phần mềm SPSS phân tích bảng điều tra, nghiên cứu thị
trường.
V. Giới hạn / Phạm vi nghiên cứu
Với kiến thức thực tế hạn chế cũng như thời lượng thực tập bị giới hạn nên
việc xây dựng và phát triển thương hiệu chỉ giới hạn ở thị trường nội địa. mà ở

thị trường nội địa hiện nay, vấn đề xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đèn
Halogen của còn rất thấp và chưa phát triển mạnh. Do đó, việc xây dựng thương
hiệu ở đây chỉ tập trung thu hút và làm nhiều người biết đến là chủ yếu, sau này
mới tính đến trưởng thành thương hiệu lớn mạnh. Chuyên đề thực tập này chắc
khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự thông cảm và sự đóng góp ý kiến từ Quý
Thầy Cô giáo.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
Chương I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY BÁCH TUYẾN
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty Cơ Khí và Kỹ Nghệ Kim Loại tiền thân là Công ty Cơ Khí và Kỹ
Nghệ Kim Loại Sài Gòn. Công ty Cơ Khí và Kỹ Nghệ Kim Loại Sài Gòn là một
Công ty Nhà nước sản xuất và chế biến sắt thép, trước cơ chế và đứng trước sự
cạnh tranh gay gắt của thị trường đòi hỏi công ty phải thay đổi loại hình kinh
doanh. Ban đầu thành lập, Công ty TNHH Cơ Khí & Kỹ Nghệ Kim Loại Bách
Tuyến có duy nhất một cơ sở, được thành lập vào ngày 09 tháng 06 năm 2004,
đăng ký tại Sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh. Với tên giao dịch là
: B.T STYLISH METAL WORK CO., LTD. Trụ sở chính của Công ty có địa
chỉ: 620 Khu phố 4 Quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức. Với
vốn điều lệ: 2.000.000.000 ( Hai tỷ đồng ). Công ty đã thành lập thêm 3 Chi
nhánh tại số 456 Bạch Mai, TP. Hà Nội (Chi Nhánh Hà Nội), số 20 c/104
Đường 3 tháng 2 , P 12, Quận 10, TP. HCM và tại số 70 Nguyễn Chí Thanh,
quận Hải Châu,TP. Đà Nẵng (chi nhánh Đà Nẵng ). Danh sách thành viên góp
vốn như sau:
Bảng 1: Danh sách các thành viên góp vốn
STT Tên thành viên
Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú
đối với cá nhân hoặc địa chỉ trụ sở
chính đối với tổ chức
Giá trị vốn
góp (triệu

đồng )
Phần vốn góp
1
Hoàng Xuân
Bách
Tổ 56, An Thượng, Phường Bắc
Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn,
Thành phố Đà Nẵng
1.100,00 55,00%
2
Nguyễn Thị Thu
Hiền
Tổ 56, An Thượng, Phường Bắc
Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn,
Thành phố Đà Nẵng
500,00 25,00%
3 Sái Ngọc Tuyến
18Bis/9 Nguyễn Thị Minh Khai,
Phường Đa Kao, Quận 1
400,00 20,00%

( Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh )
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
Fax: 08.8243906 Email:
Người đại diện công ty Giám đốc: Hoàng Xuân Bách. Chỗ ở hiện nay Lầu
1, số 9, Nghĩa Thục, Phường 5, Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.
Vào cuối năm 2004 trong tình trạng chung giá các loại sắt, thép biến động
cùng các yếu tố khác khiến cho thị trường xây dựng cơ bản chựng lại, thậm chí
khá nhiều công trình buộc ngừng hay kéo dài thời hạn dẫn đến nhiều doanh
nghiệp nói chung và Công ty TNHH Bách Tuyến nói riêng cũng bị ảnh hưởng

trong kinh doanh trong việc tìm kiếm các Hợp đồng liên quan đến lĩnh vực này.
Trong thời gian này Công ty có bước thay đổi khá quan trong trong việc xác
định sản phẩm lâu dài. Trước thực trạng trên thực tế các sản phẩm chất lượng
cao phục vụ người tiêu dùng mang nhãn hiệu Việt Nam chưa nhiều, các thương
hiệu Việt trong lĩnh vực này còn khá khiêm tốn so với các thương hiệu nước
ngoài. Bên cạnh đó với một quốc gia như Việt Nam mặc dù còn khó khăn về
kinh tế nhưng đa số người dân rất hiếu học nhưng thời gian gần đây khá nhiều
em học sinh, sinh viên mắc các bệnh về mắt mà một trong các nguyên nhân do
các sản phẩm chiếu sáng là đèn bàn không đảm bảo chất lượng. Khi đó trên thị
trường loại sản phẩm này chỉ có các nguồn cung cấp bao gồm:
- Nguồn hàng của một số nhà cung cấp trong nước. Với nguồn hàng này
chủ yếu là các mặt hàng rẻ tiền và chưa được chú trọng đến chất lượng ánh sáng,
đặc biệt chiếm tỷ trọng lớn là loại đèn tuýp thông thường khá hại cho mắt khi
dùng để đọc sách.
- Nguồn hàng cao cấp nhập khẩu của các thương hiệu lớn như Panasonic.
Với nguồn hàng này chủ yếu là đèn tuýp biến tần với Ballast điện tử đã đảm bảo
được chất lượng ánh sáng. Tuy nhiên những mặt hàng từ nguồn này có giá bán
trên thị trường rất cao và khó thích hợp với khả năng thanh toán của đại đa số
người dân Việt Nam.
- Nguồn thứ ba phải tính đến là nguồn hàng nhập khẩu không chính thức từ
Trung Quốc. Với nguồn hàng này khà phong phú về chủng loại và mẫu mã, từ
đèn Halogen đến đèn tuýp. Đặc biệt với nguồn hàng này chất lượng hoàn toàn
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
không được kiểm soát nên cũng đã từng bị người tiêu dùng hiểu biết về chất
lượng ánh sáng từ chối.
Nhận thức được đây là một thị trường còn bỏ ngỏ, với tiêu chí hàng đầu
cam kết chất lượng ánh sáng cho người tiêu dùng, góp phần khắc phục các bệnh
về mắt cho các em học sinh, tháng 10 năm 2004 Công ty TNHH Bách Tuyến bắt
đầu nghiên cứu để sản xuất những sản phẩm đèn bàn đầu tiên. Dòng sản phẩm
đầu tiên của Công ty là đèn bàn Halogen với Model: HLT 12 V x 20 W. Loại

sản phẩm này cho ánh sáng khá trung thực như ánh sáng tự nhiên với chỉ số màu
là 0.92. Đặc biệt vì là đèn dây tóc nên tuyệt đối không gây nháy, hại mắt. Sau
khi Model đầu tiên đưa vào hầu hết các hệ thống nhá sách, siêu thị trong TP. Hồ
Chí Minh trong vòng 2 tháng thì sang tháng 3 năm 2005 Công ty cho ra đời
Model thứ 2 là HLT 12 V x 35 W. Loại sản phẩm thứ 2 này với công suất lớn
hơn có hai mức sáng đáp ứng nhu cầu đa dạng hơn. Sau một thời gian việc sản
xuất hai Model đầu đã ổn định Công ty tiếp tục cho ra 2 loại Model mới vào
tháng 8 năm 2005, đó là đèn bàn Halogen cao cấp GHL 12 V x 20 W và GHL
12V x 35 W. Hai model này được nâng cấp về chất lượng và kiểu dáng đồng
thời có thể điều chỉnh mức sáng thích hợp cho từng đối tượng với chiết áp. Như
vậy hết năm 2005 Công ty đã đưa vào thị trường thành công dòng sản phẩm đèn
bàn Halogen qua vệc hiện diện của các sản phẩm này của Công ty tại hầu hết
các hệ thồng siêu thị, nhà sách trên toàn quốc. Tất cả các sản phẩm đèn bàn của
Công ty đều mang nhãn hiệu V-LIGHT đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam
cấp giấy đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền số 72360 ngày 29/05/2006 (
Xem phụ lục 2 ).
Sang năm 2006 Công ty tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm đèn
biến tần Model FGL 13 w. Với Ballast điện tử đưa tần số dòng đệin trong ống
huỳnh quang lên hàng chục ngàn Hz đã giúp Đèn biến tần V-LIGHT không còn
chớp nháy và gây mỏi mắt hay chóng mặt nhức đầu như các đèn tuýp thông
thường khác. Ngoài ra bóng đèn phủ huỳnh quang ba màu (Tricolor Phosphor)
thay thế cho lớp phủ đơn sắc truyền thống ( Halophosphor) cho ánh sáng thật
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
mầu hơn với chỉ số truyền mầu lên tới 82 thay vì chỉ có 56-62 như loại thông
thường. Ballast điện tử không gây ồn ào, bảo vệ bóng đèn đúng tuổi thọ theo
thiết kế và có thể thắp sáng khi điện lưới xuống thấp. Dòng sản phẩm này là sự
lựa chọn cho các khách hàng ưa thích dùng ánh sáng trắng và có nhu cầu tiết
kiệm điện năng.
Tất cả các cán bộ nhân viên trong công ty Bách Tuyến đều thấu hiểu được
một điều đó là:“Hãy phục vụ khách hàng như chúng ta đang phục vụ cho

chính bản thân chúng ta”
Với phương châm như trên Công ty cũng xác định rằng:
1- Bán đúng giá cả : Được bảo đảm về giá và tuyệt đối không sợ bị hớ.
2- Đúng chất lượng : Được đảm bảo về chất lượng hàng hoá bằng hợp đồng
có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm và đúng tính năng kỹ thuật như đã chào
hàng.
3- Giá cả cạnh tranh: Được mua số lượng đơn lẻ theo giá bán buôn.
4- Thái độ phục vụ: Được Bách Tuyến phục vụ theo đúng phương châm
khách hàng là thượng đế.
5- Dịch vụ hoàn hảo: Được hưởng các chính sách, chế độ dịch vụ số 1 tại
Việt Nam.
6- Độ bền công ty: với sự đầu tư cơ bản về cơ sở hạ tầng, với một ý thức
trách nhiệm cao, chúng tôi muốn mang lại sự an toàn tuyệt đối cho các khách
hàng đã mua hàng tại Bách Tuyến bằng những cam kết bảo hành có giá trị pháp
lý và giá trị thực tế đúng như những gì chúng tôi đã thỏa thuận với khách hàng.
Hiện nay công ty không ngừng lớn mạnh trong năm 2007 sản lượng sản
xuất của công ty đạt 100.000 sản phẩm đèn các loại. Sản phẩm của công ty đạt
được tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 ( Xem phụ lục 2 ) và tiêu chuẩn của Châu Âu
về chất lượng của ánh sáng mà sản phẩm của công ty mang lại cho người tiêu
dùng.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
II. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Công ty.
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty Bách Tuyến
(Nguồn : Phòng tổ chức công ty )
2. Cơ cấu tổ chức công ty
Công ty Bách Tuyến quản lý theo sơ đồ với phương châm gọn nhẹ . Giám
đốc là người ra quyết định trực tiếp cho các phó giám đốc. Các bộ phận chức
năng khác làm tham mưu tư vấn, giúp phó giám đốc thu thập, xử lý thông tin
nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu cho các dự án, kế hoạch và những vấn đề

phức tạp phát sinh trong hoạt đông công ty. Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận
quản lý như sau:
2.1. Ban giám đốc ( 3 người )
2.1.1. Giám đốc: Là người sáng lập ra công ty Bách Tuyến điều hành mọi
hoạt động của công ty, thực hiện mối quan hệ giao dịch, ký kết hợp đồng. Chịu
Phòng kinh
doanh
Giám đốc
Phó giám đốc
phụ trách SX-
KD
Phó giám đốc
Trực
Phòng kế toán Phòng tổ chức
và nhân sự
Bộ phận sản
xuất
Chi nhánh
Miền Bắc
Chi nhánh
Miền Trung
Chi nhánh
Miền Nam
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
trách nhiệm trước pháp luật và là người quyết định tổ chức bộ máy quản lý và
phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty. Để thực hiện trách nhiệm của
mình giám đốc phải đưa ra các dự thảo, định hướng hoạt động và uỷ quyền cho
các đơn vị hoạt động.
2.1.2. Phó giám đốc trực: là người giúp cho giám đốc về mặt tổ chức,
điều phối nhân sự, quản lý nhân sự và quản lý hành chính. Tham gia vào tổ chức

công tác đối ngoại của công ty. Kết hợp với kế toán trưởng giám sát công tác
hạch toán, thống kê báo cáo của công ty.
2.1.3. Phó giám đốc phụ trách sản xuất - kinh doanh: Chịu trách nhiệm
trực tiếp về tiêu thụ, phân phối sản phẩm. Giúp giám đốc nắm tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu, phân tích các chiến lược kinh doanh của
công ty.
2.2. Phòng tổ chức nhân sự:
Giúp giám đốc thục hiện chức năng quản lý thống nhất, tổ chức nhân sự,
quản lý công tác hành chính, bảo vệ tài sản cho công ty và các hoạt động đoàn
thể như công đoàn,…
2.3. Phòng kế toán tài vụ:
Tổ chức thực hiện công tác hạch toán, quyết toán, quản lý vốn của công ty.
Xác định, phân tích và đánh giá kết quả kinh doanh thường xuyên báo cáo ban
giám đốc.
2.4. Phòng kinh doanh - tiếp thị :
- Giúp cho công ty lập ra kế hoạch tiếp thụ, tiêu thụ hàng hóa.
- Thay mặt trưởng phòng giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng.
- Nghiên cứu và đề nghị các mục tiêu để thỏa mãn khách hàng.
- Đề xuất chương trình mở rộng thị trường với sản phẩm mới.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập

Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ nghiệp vụ hỗ trợ
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh
( Nguồn: Phòng tổ chức Công ty )
2.5. Các chi nhánh :
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt
các hoạt động kinh doanh sản phẩm của Công ty và ngoài Công ty theo đúng qui
chế hoạt động của Công ty và của Chi nhánh.
- Quản lý sử dụng hiệu quả tài sản và vốn do Công ty cấp. Thực hiện dịch

vụ hành chính của Công ty tại khu vực.
- Tổ chức hoạt động Marketing nghiên cứu thị trường, tham mưu cho
phòng Kinh Doanh, Ban lãnh đạo xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh.
Trưởng phòng
kinh doanh
Phó phòng
kinh doanh
Nhân viên
mở rộng thị
trường
Nhân viên
quảng cáo
Nhân viên
chuyển hàng
Chăm sóc
khách hàng
Nhân viên
trực văn
phòng
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
- Thực hiện các công tác cung ứng huy động vật tư, nguyên liệu theo các
yêu cầu của Công ty.
3. Hoạt động tổ chức nguồn nhân lực
Để đáp ứng được nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị trong
giai đoạn hiện nay và những năm sắp tới, công ty đang từng bước ổn định, tổ
chức lại lực lượng quản lý và lao động tại doanh nghiệp với phương châm gọn
nhẹ, hiệu quả và linh hoạt. Tuy nhiên, do tình hình tài chính của công ty còn gặp
nhiều khó khăn và quá trình sản xuất chưa lớn nên việc tổ chức lực lượng lao
động cũng còn nhiều bất cập như chưa thể chuyển xếp cho toàn bộ lực lượng lao
động, cạnh tranh thu hút lao động có tay nghề cao chưa mạnh, …Mặc dầu vậy

đến cuối năm 2006 về cơ bản công ty đã bước đầu ổn định được lực lượng quản
lý và lao động tại công ty.
III. Khả năng tài chính
Để có một sự đầu tư lớn mạnh thì công ty phải có một nguồn tài chính rồi
rào mà công ty đầu tư vào hoạt động kinh doanh sản xuất của mình. Như phần
một đã nói thì công ty Bách Tuyến là công ty trách nhiệm hữu hạn được sáng
lập bởi 3 thành viên . Ban đầu với nguồn tài chính còn ít ỏi so với sự đầu tư cho
cơ sở vật chất trang, bị lại các thiết bị máy móc sản xuất. Trong quá trình sản
xuất công ty đã dần dần từng bước đứng vững trên thị trường với số vốn ngày
càng lớn tính đến đầu 2007 thì số vốn mà doanh nghiệp có đã đạt trên 10 tỉ
đồng.
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh không ngừng trệ, với sự làm ăn uy
tín của mình công ty đã không ngừng vay vốn đầu tư thêm dây truyền sản xuất
đảm bảo hàng hoá không bị khan hiếm trên thị trường.
IV. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Để sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cơ sở vật chất của công ty phải đảm
bảo, với dây truyền sản xuất tự động đạt chất lượng cao cho sản phẩm .
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
Công ty có một máy chế tạo nhựa tổng hợp polime bóng, 5 máy quấn dây
biến thế tụ động. Máy in ấn bao bì của sản phẩm. Kho chứa nguyên vật liệu và
kho chứa hàng hoá, sản phẩm của công ty.
V. Tình hình lao động
1. Tình hình về lao động
Bảng 2 : Số lượng và cơ cấu lao động
Phân bố theo cơ cấu
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
Biên
chế
Hợp đồng ngắn

hạn
Công
nhật
Tổng
cộng
Tổng số lao
động
20 10 20 50
Trực tiếp 15 8 20 43
Gián tiếp 5 2 - 7
Phân bố theo bộ phận
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
Kho + Cửa
hàng
Nhà máy
tại Bình Phước
Chi
Nhánh
Tổng
cộng
Tổng số 5 30 15 50
Trực tiếp 3 25 10 38
Gián tiếp 2 5 5 12
(Nguồn : Phòng tổ chức )
Tính đến nay Công ty TNHH Bách Tuyến bao gồm 50 lao động, trong đó
công nhân sản xuất là 30 công nhân, bộ phận quản lý cấp cao gồm 2 người, bộ
phận kỹ thuật và kế toán 6 nhân viên, bộ phận kinh doanh tại Công ty là 4 người
và mỗi Chi nhánh bao gồm 4 nhân viên. Trong đó trình độ như sau:
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập

- Trên đại học: 2
- Đại học: 6
- Cao đẳng, trung cấp: 10
- Tốt nghiệp phổ thông trung học: 32
(Nguồn : Phòng tổ chức và nhân sự công ty )
Việc bố trí lao động của công ty khá hợp lý phù hợp với năng lực của
từng người. Phương thức quản lý mà công ty áp dụng là trực tuyến - chức năng.
Giữa các bộ phận có sự phối hợp nhằm đảm bảo hiệu qủa chung cho toàn công
ty.
 Nhận xét :
Qua số liệu thống kê trên, ta thấy trình độ nhân viên Công ty nhìn chung
chưa cao, điều một phần là do đặc thù nhu cầu của công việc. Hầu hết công nhân
sản xuất không đòi hỏi trình độ quá cao nhưng bộ phận này lại chiếm đa số
trong tổng số lương nhân viên Công ty. Do sản phẩm có sự đặc thù riêng, theo
mùa vụ của học sinh nên số lương nhân viên sản xuất của công ty có thể thay
đổi được. Để duy trì được số lượng lao động và thu hút sự gắn bó cho công ty
thì hiện nay Công ty đang chuẩn bị phát triển đèn ngủ và đèn dành cho học sinh
kiến trúc. Việc phát triển sản phẩm của công ty ngày một đa dạng làm duy trì
hoạt động cho công nhân.
Theo quy định chung của Công ty, các tiêu chuẩn để tuyển dụng cho bộ
phận thích hợp do phòng Hành chính Nhân sự có chức năng tuyển dụng. Kiểm
tra hồ sơ thực tế dựa vào các phòng ban có chức năng tuyển dụng. Kiểm tra hồ
sơ thực tế dựa vào câc phòng ban có chức năng cần tuyển dụng. Chế độ tuyển
dụng tùy thuộc vào công việc cần cho phòng mà tuyển dụng với chế độ khác
nhau.
2.Chế độ lương và chính sách đối với công nhân viên.
Bảng 3: Tiền lương bình quân nhân viên
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 2006
Số lượng nhân viên 38 42 50
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập

(người)
Thu nhập bình
quân
(đồng/người/tháng)
750.000 850.000 920.000
(Nguồn: phòng tổ chức hành chính)
Công ty rất chăm lo đến đời sống tih thần của nhân viên trong công ty, để
có một không khí làm việc vui vẻ và có không khí quan hệ tốt giao lưu giữa các
thành viên trong Công ty cụ thể như tổ chức các ngày lễ 8/3, quốc tế thiếu nhi,
Tết Trung Thu, Tết Cổ Truyền và các ngày lễ theo quy định của Nhà nước.
Công ty cũng có các chế độ cho nhân viên như bảo hiểm lao động, bảo
hiểm y tế, chế độ nghỉ phép theo cá qui định hiện hành của Luật Lao Động Việt
Nam và công tác lao động phòng cháy chữa cháy,…
Công ty có biện pháp khen thưởng, kỉ luật áp dụng cho từng bộ phận, có
những quy định do công ty đặt ra như tác phong làm việc, giừo giâcs làm việc,
nghỉ ngơi,..
Đối với hiếu hỷ, tang gia, sinh nhật,..Công ty đã xây dựng một số chính
sách nhằm chia sẻ cùng anh chị em, tạo mối quan hệ thân thiện để anh chị em
cói thể xem công ty như ngôi nhà thứ hai của mình.
VI. Tình hình sản xuất.
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất.
Ban giám đốc
Phân xưởng
Phòng
sản xuất
Phòng
Kĩ thuật
Phòng Quản lí
chất lượng
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập

Sơ đồ 3 : Tổ chức sản xuất của công ty
( Nguồn : Phòng tổ chức và nhân sự )
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
2. Chức năng bộ phận sản xuất.
Trong quá trình kinh doanh sản xuất của công ty ban giám đốc là người chỉ
đạo cho quá trình sản xuất của công ty. Những chỉ đạo của công việc từ giám
đốc xuống phân xưởng của công ty
Bộ phận sản xuất của Công ty đặt tại Trụ sở chính của Công ty, bao gồm 30
công nhân sản xuất. Số công nhân này được chính công ty tuyển dụng và đào tạo.
Sản phẩm của công ty được chia làm 3 khâu chính : Sản xuất ra biến thế là
bộ phận quan trọng của đèn Halogen, sản xuất ra cần đèn và các đồ nhựa cho
phần vỏ ngoài. Ngoài ra sản xuất ra các loại bóng, bộ biến tần cho đèn compact.
Bộ phận sản xuất biến thế sau khi sản xuất hoàn thành, sẽ chuyển biến thế cho
Bộ phận sản xuất đèn Halogen. Các vật tư của Công ty nhập vào từ các nguồn:
nhập khẩu, mua trong nước, gia công trong nước. Kết thúc khâu sản xuất là các
thành phẩm mang nhãn hiệu V-LIGHT với các Model. Sản phẩm sau khi hoàn
chỉnh sẽ được đóng hộp và chuyển đến kho hàng của Công ty, Sau đấy chuyển
tới các chi nhánh của Công ty.
3. Tình hình sản xuất qua các năm.
Bảng 4 : Số lượng sản xuất đèn V-light qua các năm ( 2004-2006 )
ĐVT: Chiếc
Stt Sản phẩm Mã sản phẩm
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
01
Đèn bàn Halogen Halogen V-light,

chất liệu nhựa ABS
HLT 12V x 20W
2 500 5 000 12 000
02
Đèn bàn Halogen Halogen V-light,
chất liệu nhựa ABS
HLT 12V x 35W
6 000 5 500 8 000
03 Đèn bàn Halogen GHL 12V x 20W GHL 13V x 20W 5 500 8 000 13 500
04 Đèn bàn Halogen GHL 12V x 35W GHL 13V x 35W 4 500 6 000 7 000
05 Đèn bàn biến tần FGL 13W FGL 13W 5 700 10 000 13 000
06
Đèn kẹp bàn Halogen C-GHL
12Vx35w
C-GHL13Vx35W 5 400 11 000 12 000
07 Đèn kẹp bàn c - FGL- 13W C - FGL- 13W 3 500 5 500 6 000
08 Đèn bàn biến tần A - FGL- 13W A - FGL- 13W 2 500 3 000 10 000
09 Tổng 36 000 54 000 81 500
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
 Nhận xét :
Qua bảng báo cáo tình hình các năm sản xuất của Công ty Bách Tuyến từ
các năm 2004-2006 thì ta có thể thấy số lượg đèn mà Công ty có thể bán được
qua từng năm đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2004 khi thị trường mới được mở
rộng đi vào hoạt động kinh doanh thì số lượng đèn bán ra của công ty còn rất
khiêm tốn. Trong năm 2004 thì công ty chỉ bán ra có 36 000 chiếc một số lượng
rất ít so với thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam, khi mà nền kinh tế trong
nước đang trên đà phát triển mạnh vào năm 2004. Sang đến năm 2005 thì số
lượng bán ra cũng chưa tăng nhiều lắm chỉ tăng 11 000 chiếc. Và đến năm 2006
thì sản lượng của công ty bán ra đã tăng vọt hơn so với các năm trước . So với

năm 2005 thì tăng 27 500 chiếc. Đây là bước khẳng định dần thương hiệu V-
light trên thị trường trong nước ngày càng lớn mạnh
Có thể nói rằng sản lượng mà công ty sản xuất ra để quay vòng vốn nhanh
trong sản xuất thì xác định lượng hàng tiêu thụ hàng năm là rất quan trọng điều
này phụ thuộc rất nhiều vào việc khuyếch trương thương hiệu của Công ty Bách
Tuyến. Xác định sản phẩm nào được ưa chuộng nhiều hơn trên tthị trường để có
kế hoạch phát triển thị trường nhanh chóng. Nắm bắt được cơ hội và lợi thế để
khuyếch trương sản phẩm.
VII. Tình hình kinh doanh của công ty
Với mạng lưới phát triển khá nhanh đã giúp chỉ tiêu doanh số của Công ty
năm 2006 tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2005:
Bảng 4 :Tình hình kinh doanh của công ty TNHH Bách Tuyến
ĐVT: 1.000 đ
TT Quý Năm 2005 Năm 2006 Tăng/giảm Tốc độ tăng/ giảm (%)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 Quý 1 900.000 1.800.000 + 900.000 50
2 Quý 2 1.000.000 1.200.000 + 200.000 20
3 Quý 3 850.000 1.000.000 + 150.000 17,64
4 Quý 4 1.300.000 1.500.000 + 200.000 15.38
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty )
 Nhận xét :
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
Theo số liệu trên bảng trên ta có thể thấy : Sản phẩm của công ty năm
2005 đã có sự phát triển mạnh khi công ty mới đăng ký vào hoạt động sản xuất
kinh doanh năm 2004. doanh thu cả năm 2005 là 4,05 tỉ đồng. Chứng tỏ công ty
đã dần mở rộng thị trường của mình ra các tỉnh và khu vực trong cả nước. Vào
từng quí sản phẩm của công ty những sự phát triển nhất định. Vào quí 1 năm
2006 thì sản phẩm của công ty sự chuyển biến mạnh doanh thu tăng gấp đôi so
với năm 2005 Doanh thu năm 2006 của công ty 5,5 tỉ tăng hơn so với năm 2005
là 38,5 % Công ty đang trên đà phát triển. Và cần mở rộng thị trường hơn nữa.

Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
Chương II : PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY
BÁCH TUYẾN
I. Phân tích vị thế Công ty so với toàn ngành
II. Phân tích thị trường
III. Mức độ nhận biết và ưa thích thương hiệu
IV. Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
V. Đo lường nhu cầu đèn Halogen hiện tại và tương lai
VI. Phân tích tập các thương hiệu cạnh tranh ngành
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
Chương III: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY BÁCH TUYẾN
TRONG THỜI GIAN QUA
I. Nhận thức của Công ty về vấn đề thương hiệu
Trong bối cảnh kinh doanh như hiện nay, vấn đề thương hiệu đang là mối
quan tâm của rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều bài học đau xót
trong việc bảo vệ thương hiệu của mình khi biết được thương hiệu đã bị “đánh
cắp” không chỉ trong nước mà còn ở ngoài nước. Nhận thức được điều đó, trong
năm những năm vừa qua, Công ty từ khi bắt đầu hình thành đã xác định rõ vai
trò của thương hiệu và đăng ký thương hiệu cho sản phẩm đèn của Công ty Bách
Tuyến. Tuy nhiên, hiện nay Công ty vẫn chưa xây dựng cho mình một chiến
lược thương hiệu cụ thể. Chính vì thế khi được đòi hỏi liệu trong thời gian tới,
Công ty có chức danh nào cho quản lý thương hiệu và nhãn hiệu không ? Thì
công ty trả lời là “ không”. Và khi được đòi hỏi Công ty Anh/ Chị có chiến lược
Marketing nào cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của Công ty mình?
Thì được biết, để xây dựng thương hiệu, Công ty chỉ mới áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 để ổn định và nâng cao chất lượng sản
phẩm, tham gia các kỳ hội chợ trong nước. Rõ ràng, Công ty vẫn chưa sẵn sàng
cho nột chiến lược thương hiệu dài hạn và vững chắc dù biết rằng hội nhập kinh
tế, tham gia AFTA và WTO họ buộc phải đứng vững trên thương hiệu của mình.

Qua cuộc thăm dò ý kiến của Ban giám đốc và một số nhân viên phòng
kinh doanh của công ty về vấn đề thương hiệu (tự thực hiện thông qua phiếu
thăm dò xem phụ lục 5 ), có 50 % người cho rằng thượng hiệu là uy tín của
Công ty là quan trọng nhất, 33,3% cho tằng thương hiệu là tên công ty đứng ở vị
trí thứ 2 và rất ít người cho rằng thương hiệu là tài sản của Công ty và một điều
đáng lưu ý là nhận thức về thương hiệu trong Công ty không nhất quán từ cán bộ
đến nhân viên thấp nhất trong công ty. Chẳng hạn trong Công ty cho rằng
thương hiệu chỉ là Công ty, trong khi những người khác lại cho từng thương
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
hiệu là đặc trưng hàng hoá của Công ty. Và đặc biệt khi hỏi hàng năm ngân sách
chi cho hoạt động phát triển thương hiệu chiếm bao nhiêu % doanh thu, thì đa số
các nhân viên cấp dưới đều không biết. Điều này thể hiện sự yếu kém của Công
ty trong khâu tổ chức, huấn luyện cho nhân viên về vấn đề thương hiệu. Qua tìm
hiểu, hiện nay Công ty chưa có khoá đào tạo huấn luyện nào cho nhân viên trong
việc xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty.
1. Khái niệm về thương hiệu
Có rất nhiều người nghĩ khả năng từ thương hiệu được dịch trực tiếp từ
tiếng Anh “Trade mark” ( Trade – thương, mark – hiệu ), nhưng đa số các
doanh nghiệp hiện nay họ dùng từ “brand” để tạm dịch là thương hiệu.
Theo quan điểm tổng về thương hiệu: “Thương hiệu là một tập các thuộc
tính cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị mà đòi hỏi. Các thành phần
của một thương hiệu”- Ambler & Styles
Cấu tạo của một thương hiệu bao gồm 2 thành phần:
 Phần phát âm được : là những dấu hiệu có thể nói thành lời, tác
động
Vào thính giác người nghe như tên gọi, từ ngữ, chữ cái, câu khẩu hiệu
(slogan), đoạn nhạc đặc trưng,...
 Phần không phát âm được: là những dấu hiệu tạo sự khác biệt
thông qua thị giác người xem như hình vẽ, biểu tượng, nét chữ, sắc màu,...
Ngày nay, các yếu tố cấu thành thương hiệu đac được mở rộng khá

nhiều. Người ta cho rằng bất kỳ một đặc trưng nào của sản phẩm tác động vào
các giác quan của người khác cũng có thể coi là một phần của thương hiệu. Như
vậy, tiếng động, mùi vị, riêng biệt của sản phẩm cũng có thể được đăng ký bản
quyền.
2. Giá trị của thương hiệu
Theo nghiên cứu các chuyên gia kinh tế, giá trị thương hiệu thể hiện qua
các yếu tố sau:
2.1. Nhận thức thương hiệu
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
Nhận thức thương hiệu là yếu tố đầu tiên nói lên khả năng một khách hàng
có thể nhận dạng và phân biệt những đặc điểm của một thương hiệu như một
tập hợp các thương hiệu có mặt trên thị trường
2.2. Chất lượng cảm nhận
Chất lượng cảm nhận là một yếu tố mà khách hàng làm căn cứ để ra quyết
định tiêu dùng. Nhiều nhà nghiên cứu tại Mỹ đã chứng minh rằng nhận thức của
người tiêu dùng về chất lượng là yếu tố quan trọng nhất góp phần tăng lượng lợi
nhuận trên vón đầu tư của Công ty - quan trọng hơn cả thị phần, hoạt động
nghiên cứu và phát triển (R&D) hay chi phí cho Marketing.
2.3. Lòng đam mê thương hiêu
Một thương hiệu mạnh là một thương hiệu có thể được tạo ra sự thích thú
cho khách hàng mục tiêu, làm cho họ có xu hướng tiêu dùng nó và tiếp tục dung
nó. Đặc tính này của thương hiệu có thể biểu diễn bằng khái niệm sự đam mê
thương hiệu. Đam mê thương hiệu có thể bao gồm ba phần theo hướng thái độ,
đó là sự thích thú, dự định tiêu dùng, và trung thành thương hiệu. Trong đó, lòng
trung thành của thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của
thương hiệu.
II.Ý thức phát triển thương hiệu của Công ty hiện nay
Một điều đáng mừng và được quan tâm là khi hỏi về trách nhiệm xây dựng
và phát triển thương hiệu của Công ty? Thì 100% người cho rằng trách nhiệm
này thuộc về các phong ban trong Công ty, moi người đoàn kết lại để xây dựng

một thương hiệu mạnh cho công ty Bách Tuyến mới mong có một chỗ đứng trên
thị trường cạnh tranh như hiện nay và họ mong muốn đem lại lợi ích cho công ty
sau đây:
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
Công ty cho tằng lợi ích của một thương hiệu mạnh là...(xếp
hạng theo thứ tự)
Tỉ lệ %
1. Khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm 23,3
2.Khách hàng trung thành hơn 16,7
3. Dễ thu hút khách mới. 16,3
4. Tự hào khi sử dụng sản phẩm 11,1
5.Thuận lợi tìm thị trường mới 8,3
6. Thu hút vốn đầu tư 8,2
7. Phâ phối sản phẩm dễ dàng hơn 7,6
8. Giúp bán sản phẩm với giá cao hơn 5,2
9. Dễ triển khai kế hoạch tiếp thị 3,3
Tổng 100
(Nguồn: Tự thực hiện)
Như vậy, Công ty đã bắt đầu ý thức hơn về phát triển thương hiệu của
mình trên thị trường nội địa, tuy nhiên chưa đủ mạnh để có những kế hoạch cụ
thể cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Nhìn chung ngân sách cho hoạt
động này còn thấp 1-3 % doanh thu, những vấn đề chiến lược và kế hoạch
thương hiệu do công ty tự thực hiện, ít sử dụng các tổ chức tư vấn và dịch vụ
chuyên nghiệp bên ngaòi do chi phí cao.
Hiện nay, để xây dưng và phát triển thương hiệu của Công ty chỉ mới ra
sức áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 để ổn định và nâng
cao chất lượng sản phẩm. Cần khẳng định rằng, để xây dựng thành công một
thương hiệu mạnh không chỉ xây dựng tù các thành phần chức năng ( sản phẩm)
mà còn phải xây dựng từ cá yếu tố cản xúc bao gồm các yếu tố giá trị mang tính
biểu tượng nhằm tạo ra cho khách hàng mục tiêu những lợi ích tâm lý. Có như

vậy, thương hiệu đèn Halogen (V-light) của Công ty Bách Tuyến mới trở nên
quen thuộc trong tâm tưởng và trí nhớ của người tiêu dùng, trở cái tên đầu tiên
khi mà khách hàng lựa chọn mua sản phẩm.
III. Thực trang xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty
trong thời gian qua:
1. Tình hình xây dựng các thành phần của thương hiệu:
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
Các thành phần của thương hiệu như tên thương hiệu (brand names), biểu
tượng, biểu trưng ( logo, symbol ), slogan,...đóng vai trò rất quan trọng trong
việc tạo ra một dáng vẻ bề ngoài thật nổi bật và ấn tượng cho thương hiệu qua
thị giác của người xem trong lần gặp đầu tiên, từ đó tạo ra sự dễ nhận biết và dễ
nhớ về thương hiệu. Tuy nhiên, vấn đề thiết kế các yếu tố này vẫn rất quan trọng
của thương hiệu của thương hiệu, song hiện nay mặt hàng đèn của Công ty chỉ
thuần tuý là tên của sản phẩm có đính kèm logo thiết kế đồ hoạ với tên của
Công ty
2. Đánh giá thị trường tiềm năng
Trong một thị trường có mức độ cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, thì việc
phân tích được những thuận lợi và khó khăn của công ty để đưa ra một chiến
lược cụ thể lâu dài đó là việc rất quan trọng của các công ty. Dưới đây là những
thuận lợi và khó khăn mà công ty Bách Tuyến gặp phải :
1.1. Thuận lợi
- Thiết bị đèn học sinh và thiết bị văn phòng ( về đèn ) hiện nay đang được
tiêu dùng rất lớn. Đặc biệt khi nến giáo dục nước ta ngày một phát triển. Theo
nhận định từ nay đến năm 2010 nước ta sẽ phổ cập giáo dục đại học, cho nên số
lượng học sinh, sinh viên ngày càng trở nên đông. Đó là một lợi thế rất lớn khi
ra nhập thị trường sản xuất đèn cho họch sinh đầy tiềm năng này. Mặt khác có
thể nói khi Việt Nam ra nhập WTO, các công ty cấn phải có những văn phòng
và nhu cầu sử dụng đèn rất lớn .
- Kèm theo sau khi Việt Nam gia nhập WTO hàng hoá từ thị trường Trung
Quốc bị kiểm soát mạnh mẽ hơn, sẽ tránh được tình trạng chốn lậu thuế như

hiện nay và chênh lệch giá cả sản phẩm trong nước không còn từ lớn nữa. Khi
đó hàng hoá của công ty khi đi ra thị trường nước ngoài như Trung Quốc và đặc
biệt là các nước trong bán đảo Đông Dương.
1.2. Khó khăn
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
- Với thị trường cạnh tranh như hiện nay thì khó khăn càng lớn, khi phải
đối mặt với rất nhiều những đối thủ cạnh tranh lớn, đến từ nước ngoài có tiềm
lực tài chính lớn mạnh và có kinh nghiệm trong thị trường quốc tế.
- Khách hàng ngày càng trở nên khó tính khi mua sản phẩm, thói quen
mua những sản phẩm có chất lượng đã dần hình thành trong tâm trí khách hàng,
họ tìm hiểu mặt hàng rất kỹ lưỡng với nguồn gốc xuất sứ rõ ràng và chế độ hậu
mãi dễ tiếp cận nhất.
1.3. Xác định khách hàng mục tiêu cho công ty
Hiện nay công ty đang sử dụng nhân viên marketing để mở rộng thị trường
cho sản phẩm. Có thể nói trong thời gian hiện nay đầu năm 2007 thì công ty đã
đưa ra chiến lược phát triển thị trường cho sản phẩm bằng phương thức liên hệ
với những khách hàng có tiềm năng và đánh giá từng thị trường cụ thể. Dưới
đây là những khách hàng mà công ty xác định :
1. Khách hàng mua :
- Người trực tiếp sử dụng : Các học sinh, sinh viên mua để sử dụng cho
học tập hay đèn ngủ . Công nhân , nhân viên văn phòng .
- Người mua gián tiếp ( không sử dụng ) : Bố mẹ hoặc người than mua
cho con em mình học . Công ty mua để trang bị cho văn phòng của mình . Xí
nghiệp mua về để cho công nhân sử dụng để sản xuất .
2. Lí do để mua :
- Mua để sử dụng cho học tập
- Mua để biếu , tặng và làm quà .
- Mua để sử dụng cho sản xuất
- Mua để sủ dụng làm việc văn phòng
- Mua vì thích thú hay trang trí nhà cửa .

- …v..v..
3. Chương trình Marketing – mix ( 4 p)
3.1. Sản phẩm ( product )
3.1.1 Tính năng và chất lượng :

×