Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
MỤC LỤC
Trang
• Mục lục
1
• Tĩm tắt đề tài
2
• Giới thiệu
4
• Phương pháp
6
• Phân tích dữ liệu và kết quả
11
• Bàn luận
12
• Kết luận và khuyến nghị
14
• Tài liệu tham khảo
14
PHỤ LỤC
• Kế hoạch bài học
16
• Bài kiểm tra sau tác động – Lớp thực nghiệm
31
• Bài kiểm tra sau tác động – Lớp đối chứng
36
• Bảng điểm
41
• Minh họa cách dựng hình
43
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
1
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
Tóm tắt đề tài
Vẽ theo mẫu là một phân môn của mỹ thuật được học sinh thích thú học
tập, vì vẽ theo mẫu gắn liền với cuộc sống học tập và vui chơi của các em.
Vẽ theo mẫu nhằm rèn luyện và nâng cao khả năng quan sát, thực hành
cho các em. Để có một bài vẽ theo mẫu hoàn chỉnh học sinh phải thực
hiện theo các bước nhất định từ quan sát nhận xét mẫu – các bước dựng
hình – vẽ đậm nhạt – hoàn chỉnh bài vẽ. Trong quá trình nghiên cứu tôi
nhận thấy chương trình mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói
riêng kiến thức đều được xây dựng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp. Như vẽ các hình trụ, hình lập phương, khối cầu… đến các mẫu vật
phức tạp hơn như cái chai, cái lọ hoa, cái phích… Để các em học tốt hơn,
đạt kết quả cao hơn tôi dựa vào kết quả bài kiểm tra đầu năm và phân chia
thành hai nhóm đối tượng học sinh, một nhóm là học sinh khá – giỏi, một
nhóm là học sinh trung bình – yếu để lựa chọn phương pháp giảng dạy
làm sao cho học sinh đạt kết quả cao nhất.
Vẽ theo mẫu là một phần quan trọng của bộ môn mỹ thuật vì vậy những
mẫu vẽ dạng hình trụ, hình cầu, hình hộp, lọ hoa, cái chén, cái chai….đều
là đối tượng được làm mẫu vẽ.
Vẽ theo mẫu ở bậc tiểu học, giúp học sinh nắm được các yếu tố tạo nên vẻ
đẹp của vật mẫu : hình mảng, đường nét, đậm nhạt ( bố cục). Cảm nhận
được vẻ đẹp của vật mẫu qua đường nét và đậm nhạt, qua sự phong phú
của hình mảng, sự cân đối của bố cục và sự hài hoà của đậm nhạt. Kích
thích sự sáng tạo của học sinh để các em có thể tạo ra bài vẽ theo mẫu
đẹp.
Muốn nâng cao hiệu quả môn vẽ theo mẫu cho học sinh lớp 5, cần phải
phải dựa vào tình hình thực tế, để hướng dẫn cho học sinh cách dựng
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
2
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
hình sao cho gần giống mẫu, bố cục đẹp. Biết quan sát nhận xét, cảm nhận
vẻ đẹp của vật mẫu và ứng dụng trong bài thực hành của mình. Thực tế
học sinh dựng hình chưa tốt, vẽ hình còn méo mó, lệch lạc (hình chưa
chắc), các em chưa mạnh dạn trong việc phác hình sợ mình vẽ sai làm mất
đi sự linh hoạt của hình, làm cho bài vẽ có các nét cứng hoặc yếu ớt và gò
bó, chưa tạo những bài vẽ mang tính chất ấn tượng và đẹp.
Giải pháp của tôi là cho học sinh ứng dụng hình học cơ bản vào bài vẽ,
biết phân tích đơn giản những chi tiết không cần thiết của mẫu và quy về
các dạng hình cơ bản, để vẽ vào bài sao cho phù hợp với nội dung.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm đối tượng, hai lớp 5 trường tiểu
học Cam Phúc Nam. Lớp 5/4 là lớp thực nghiệm, lớp 5/2 là lớp đối
chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện các giải pháp khi dạy các bài
trang trí (bài 4, 8, 12, 16) kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ
rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao
hơn so với lớp đối chứng. Điểm kiểm tra bài sau tác động của lớp thực
nghiệm là : 8.38, điểm kiểm tra của lớp đối chứng là: 7.27. Kết quả kiểm
chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là đã có sự khác biệt lớn giữa
điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng
minh rằng cho học sinh ứng dụng các hình cơ bản vào để dựng hình, bài
vẽ của các em đạt hiệu quả cao hơn.
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
3
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
Giới thiệu
Chương trình vẽ theo mẫu lớp 5 có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tính cẩn
thận, khéo léo trong công việc cũng như nhận thức về thẩm mỹ của học sinh.
Bởi vì bản thân vẽ theo mẫu hết sức khoa học, khoa học về sự sắp xếp của các
hình trong không gian ba chiều, khoa học về cách phân tích mẫu và quy về các
dạng hình học, đi từ cơ bản đến phức tạp. Vẽ theo mẫu bao giờ cũng bắt nguồn
từ tính vừa sức, học sinh tiếp thu được một cách thoải mái phù hợp với khả năng
nhận thức của các em. Do vậy vẽ theo mẫu là phân môn cơ bản của môn mỹ
thuật ở tiểu học, giúp học sinh có năng lực quan sát nhận xét vật mẫu, rèn luyện
tay vẽ mềm mại, cẩn thận để có thể vẽ được tương đối đúng hình dáng và tỉ lệ,
đặc trưng của vật mẫu.
Tại trường tiểu học Cam Phúc Nam học sinh được học phân môn vẽ theo mẫu
theo chương trình sách giáo khoa của Bộ giáo dục và đào tạo. Đó là những kiến
thức cơ bản với thời lượng cho một tiết học còn nhiều hạn chế mà môn học đòi
hỏi thời gian thực hành nhiều, học sinh phải tự cố gắng học tập dưới sự hướng
dẫn của giáo viên. Vào đầu năm học tôi tổ chức kiểm tra một bài vẽ theo mẫu –
mẫu có dạng hình trụ và hình cầu ở chương trình lớp 4 bài 31 kết quả cho thấy
đa số bài tập thực hành học sinh vẽ hình chưa đúng về hình dáng của vật mẫu
cũng như cách nhìn nhận của học sinh qua vật mẫu, mà chỉ vẽ theo cảm tính, các
em khá, giỏi còn vẽ được hình gần giống mẫu nhưng hình bị xộc xệch (hình
không chắc), bởi vì các em dựng chưa đạt. Nếu học sinh hiểu và khắc phục được
điều này ắt đề tài sẽ thành công.
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này tôi đã dạy cho các em ứng
dụng các dạng hình cơ bản trong bước dựng hình, các em dựng hình vẫn theo
các bước cơ bản, những mẫu vật phức tạp các em có thể chia nhỏ thành các hình
cơ bản rồi ghép thành vật mẫu.
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
4
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
Giải pháp thay thế: Dạy học sinh cách ứng dụng các dạng hình học trong cách
dựng hình.
Để nâng cao hiệu quả môn vẽ theo mẫu đã có nhiều bài viết của các giáo viên
như:
- Bài sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích cho học
sinh qua phân môn Vẽ theo mẫu của thầy Nguyễn Anh Tuấn trường tiểu
học Đức Thủy – Hà Tĩnh.
- Bài sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy học hiệu quả phân môn vẽ
theo mẫu ở tiểu học của thầy Nguyễn Văn Cường trường tiểu học Hoàng
Long – Vĩnh Phúc.
Các đề tài trên bàn về phương pháp và giải pháp dạy môn vẽ theo mẫu ở
trường tiểu học mà chưa có tài liệu, đề tài nào đi sâu vào cách ứng dụng các
hình cơ bản vào bài vẽ theo mẫu.
Tôi nghiên cứu đề tài này cụ thể hơn và đánh giá hiệu quả hơn của việc đổi
mới phương pháp dạy học thông qua việc sử dụng hình học cơ bản vào bài
vẽ theo mẫu làm cho học sinh vẽ vật mẫu tốt hơn, hình chắc hơn, tăng thêm
khả năng quan sát và phân tích mẫu trong các bài vẽ theo mẫu cũng như các
bài vẽ khác một cách khoa học và sáng tạo. Từ đó học sinh yêu thích môn
học và vận dụng vào cuộc sống.
Vấn đề nghiên cứu: Việc dạy cho học sinh cách ứng dụng các hình học cơ
bản vào bài vẽ theo mẫu, có nâng cao kết quả học tập môn vẽ theo mẫu cho
học sinh lớp 5 không?
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
5
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
Giả thiết nghiên cứu: Dạy cho học sinh cách ứng dụng các hình học cơ bản
vào bài vẽ theo mẫu sẽ nâng cao kết quả học tập môn vẽ theo mẫu cho học
sinh lớp 5 trường tiểu học Cam Phúc Nam.
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
6
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
Phương pháp
a/ Khách thể nghiên cứu
Tôi lựa chọn lớp 5 trường tiểu học Cam Phúc Nam vì trường này là nơi tôi
công tác và trực tiếp giảng dạy môn Mỹ thuật lớp 5, nên rất thuận lợi cho
việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
- Học sinh :
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có sĩ số học sinh bằng nhau:
Lớp
Tổng số học sinh Dân tộc
Tổng số Nam Nữ Kinh RắcLay
Lớp 5/2 26 11 15 24 2
Lớp 5/4 26 10 16 24 2
Về ý thức học tập, tất cả các em đều tích cực.
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ
lệ giới tính, dân tộc.
Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đồng nhau về điểm
số của tất cả các môn học.
b/ Thiết kế:
Chọn hai lớp 5/4 làm nhóm thực nghiệm và lớp 5/2 là lớp đối chứng. Tôi
lấy bài khảo sát đầu năm làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm
tra cho thấy điểm trung bình của hai lớp có sự khác nhau, do đó tôi dùng
phép kiểm chứng t-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung
bình của hai lớp trước tác động.
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
7
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
Kết quả:
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định hai lớp tương đương.
Đối chứng Thực nghiệm
TBC 6,92 7,15
p 0.59
P = 0,59 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai
lớp thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai lớp được coi là
tương đương.
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu.
Nhóm
Kiểm tra trước
tác động
Tác động
Kiểm tra sau
tác động
Thực nghiệm O1
Ứng dụng các hình học cơ
bản trong cách dựng hình
trong bài vẽ theo mẫu.
O3
Đối chứng O2
Không ứng dụng các hình
học cơ bản trong cách dựng
hình trong bài vẽ theo
mẫu.
O4
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T – Test độc lập.
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
8
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
c/ Quy trình nghiên cứu
Chuẩn bị của giáo viên:
Lớp đối chứng: thiết kế kế hoạch bài học theo quy trình chuẩn bị bài như
bình thường.
Lớp thực nghiệm: thiết kế bài học có lồng ghép thêm cách vẽ có ứng dụng
các hình học cơ bản trong quá trình dựng hình.
Sau khi cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản trên lớp học, ở hai
bài đầu của chương trình vẽ theo mẫu lớp 5, đây là hai bài vẽ về khối hộp,
khối cầu, hình trụ, qua hai bài này tôi rèn cho học sinh cách phác hình và
vẽ hình cơ bản. Phần này tôi cho học sinh làm quen với các hình cơ bản
và cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của các khối cơ bản. Vì người
học mỹ thuật đầu tiên phải học qua các hình cơ bản trên. Sau khi các em
vẽ thành thạo các hình cơ bản rồi tiếp theo hai bài học sau ( Vẽ theo mẫu
– Mẫu có hai vật mẫu) tôi bắt đầu dạy các em ứng dụng các hình cơ bản
đó vào cách dựng hình. Tùy theo hình dáng của vật mẫu mà có cách vẽ
khác nhau, đầu tiên tôi vẫn cho học sinh dựng khung hình chung rồi đến
khung hình riêng từng vật mẫu, lúc này mới áp dụng sự nhanh nhẹn, sáng
tạo của học sinh tách các bộ phận của vật mẫu thành các hình cơ bản như :
hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông , hình tròn. (xem phần phụ lục).
Ví dụ : vẽ cái lọ hoa
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
9
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
Cách dựng hình vẫn theo các bước hướng dẫn sách giáo khoa của Bộ giáo
dục. Nhưng ở đề tài này tôi chia học sinh thành hai nhóm đối tượng.
Nhóm 1 đối tượng học sinh Khá- Giỏi, đối với nhóm đối tượng này thì
các em vẫn dựng hình theo các bước quy định. Các em vẫn làm bài tương
đối tốt nhưng còn nhiều hạn chế về hình vẽ các vật mẫu như còn nghiêng
bên trái hoặc bên phải, hình vẽ chưa chắc.
Nhóm 2 đối tượng học sinh Trung bình – Yếu ở đối tượng này tôi đặc biệt
quan tâm từ khi quan sát nhận xét mẫu đến khi dựng hình, với học sinh
tiểu học tôi không đưa ra tỉ lệ của vật mẫu nhất định, mà chỉ đưa ra những
câu hỏi hoặc câu trả lời gần bằng hay vào khoảng. Khi đối tượng này nhận
biết vật mẫu và chia vật mẫu thành các dạng hình cơ bản theo tỉ lệ của vật
mẫu, sau đó dựng các hình cơ bản đối xứng qua trục thành một tổ hợp
hình, đó chính là cái sườn của vật mẫu và từ đó hình của vật mẫu được
các em chỉnh sửa cho phù hợp.
Đối với hai nhóm đối tượng này khi ứng dụng các hình cơ bản vào bài vẽ
đã khắc phục được những nhược điểm nêu trên và các em dựng hình tự tin
hơn, vẽ hình gần giống mẫu và chắc hơn.
Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian thực hiện theo chương trình kế hoạch của nhà trường và theo
thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
Bảng 4. Thời gian thực nghiệm
Thứ ngày Môn/lớp
Tiết theo
PPCT
Tên bài dạy
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
10
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
20/9/2011 Mỹ thuật 4
Vẽ theo mẫu
Khối hộp và khối cầu
18/10/2011 Mỹ thuật 8
Vẽ theo mẫu
Vẽ mẫu có dạng hình trụ và hình cầu
15/11/2011 Mỹ thuật 12
Vẽ theo mẫu
Mẫu vẽ có hai vật mẫu
20/12/2011 Mỹ thuật 16
Vẽ theo mẫu
Vẽ mẫu có hai vật mẫu
d/ Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài vẽ theo mẫu – mẫu có dạng hình trụ và
hình cầu do tôi ra đề thi. (chương trình học lớp 4).
Bài kiểm tra sau tác động là bài 24 Vẽ theo mẫu – Mẫu vẽ có hai hoặc ba
vật mẫu (xem phần phụ lục).
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi dạy xong các bài học trên, tôi để học sinh thực hành thêm 1 bài vẽ
theo mẫu theo chương trình rồi mới tiến hành kiểm tra 1 bài trong chương
trình học (nội dung bài kiểm tra được trình bày ở phần phụ lục).
Chấm bài tôi nhờ giáo viên mỹ thuật cùng trường để chấm bài cho khách
quan. Phần chấm bài tôi đánh giá bằng A+,A, B và đánh giá bằng điểm số
để lấy cơ sở thuận tiện trong việc phân tích dữ liệu và kết quả.
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
11
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
Phân tích dữ liệu và kết quả
B ng 5. So sánh đi m trung bình bài ki m tra sau tác đ ng.ả ể ể ộ
Đối chứng Thực nghiệm
Điểm trung bình 7,27 8,38
Độ chênh lệch 1,25 1,17
Giá trị p của T-test 0,00084
Chênh lệch giá trị trung bình
chuẩn (SMD)
0,89
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương
đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test
cho kết quả p = 0,00084 cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng rất có ý nghĩa. Như vậy kết quả điểm trung
bình lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng là
không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
8.38 7.27
0.89
1.25
−
=
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
0,89 cho thấy mức độ ảnh hưởng của đề tài đến kết quả học tập của nhóm
thực nghiệm là rất lớn.
Giả thiết của đề tài là tập cho học sinh cách ứng dụng hình học cơ bản vào
cách dựng hình trong bài vẽ theo mẫu. Nhờ vậy học sinh vẽ được hình
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
12
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
chắc hơn gần giống mẫu hơn, đẹp hơn, mang lại kết quả cao và đã được
kiểm chứng.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng
Bàn luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm
trung bình = 8.38, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là
điểm trung bình = 7,27. Độ chênh lệch điểm giữa hai lớp là 1,11. Điều đó
cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự
khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối
chứng. (So sánh về A+, A thì lớp thực nghiệm có kết quả rất tốt. Lớp thực
nghiệm A+ = 14/26, đạt tỉ lệ 54%; lớp đối chứng A+ = 6/26, đạt tỉ lệ
23%).
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
13
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,89.
Điều này có ý nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai
lớp là p = 0,00084 < 0,001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm
trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động,
nghiêng về nhóm thực nghiệm.
• Hạn chế:
Việc áp dụng đề tài này do thời lượng trên lớp còn hạn chế, nên học sinh
phải cố gắng nổ lực học tập ở trên lớp.
• Phụ huynh xem đây là môn phụ nên ít quan tâm, chỉ coi trọng môn Toán
và Tiếng việt. Nên không tạo điều kiện cho con học môn học này.
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
14
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
Kết luận và khuyến nghị
Kết luận:
Việc đưa đề tài ứng dụng các hình học cơ bản vào bài vẽ theo mẫu, học
sinh vẽ hình đẹp hơn và chắc, hơn nữa đề tài cung cấp cho học sinh khả
năng quan sát và phân tích vật mẫu rất đa dạng, phong phú qua các hình
hình cơ bản. Mang lại kết quả cao trong học tập phân môn vẽ theo mẫu
của học sinh, tạo tiền đề cho những năm sau.
Khuyến nghị :
• Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm về cơ sở vật chất, phòng chức
năng, mở các lớp chuyên đề về mỹ thuật.
• Giáo viên : Không ngừng học tập, rèn luyện chuyên môn của mình. Giáo
viên cần cố gắng chuẩn bị mẫu.
• Với kết quả này tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ,
góp ý để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn. Có thể áp dụng rộng rãi
đề tài này vào dạy phân môn vẽ theo mẫu đạt kết quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Hình họa căn bản tập 1. Nhà xuất bản văn hóa thông tin 1996.
• Bí quyết vẽ bút chì. Nhà xuất bản mỹ thuật của Huỳnh Phạm Hương
Trang.
• Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học chu kỳ III (2003-2007)
tập 2. Bộ giáo dục và đào tạo.
• Những điều cơ bản dành cho người học vẽ môn phác họa ký họa. Nhà
xuất bản Đồng Nai năm 1996 của Đỗ Duy Ngọc.
• Phương pháp giảng dạy mỹ thuật. Nhà xuất bản giáo dục của Nguyễn
Quốc Toản 1999
• Sách giáo khoa và sách giáo viên môn mỹ thuật 5. Bộ giáo dục và đào tạo.
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
15
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
• Mạng internet :
-
nhvatmau.php?
username=baigianghinhhoa&gb=0&id=3&file=tinhvatmau/tinhvatmau.ph
p&pass=
-
-
ao-tao-my.html
-
%C6%A1%20b%E1%BA%A3n.html
-
tng-a-di-a-chua-pht-tich-va-nhng-gi-thit.html
-
1.223641.html
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
16
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
PHỤ LỤC ĐỀ TÀI
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày 20 tháng 9 năm 2011 BÀI 4 VẼ THEO MẪU
KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU
I/ Mục tiêu :
• Biết cách vẽ và vẽ được khối hộp và khối cầu.
• Hiểu cấu trúc khối hộp và khối cầu.
• Quan tâm đến các đồ vật hình hộp và hình cầu.
II/ Chuẩn bị.
• Giáo viên :
- Mẫu vẽ. Khối hình hộp và khối hình cầu.
- Bài vẽ khối hộp và khối cầu.
- Đầu chiếu.
• Học sinh :
- Vở tập vẽ.
- Chì, tẩy.
III/ Hoạt động dạy :
1. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Chấm nhận xét bài cũ.
2. Giời thiệu bài : GTB và ghi đầu bài
3. Các hoạt động chủ ỵếu.
TG CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1 : Quan
sát – Nhận xét
-Đặt mẫu.
-Các mặt của khối hộp giống nhau
hay khác nhau?
-Khối hộp có mấy mặt.
-Khối cầu có đặc điểm gì?
- -So sánh độ đậm nhạt của khối
hộp và khối cầu.
-Nêu tên một vài vật có khối hộp
và khối cầu.
-Tỉ lệ giữa hai vật mẫu.
-Hình dáng, đặc điểm của hai
khối.
-Khung hình chung của từng vật
mẫu.
-Giống nhau.
Sáu mặt (HS Y-TB)
Giống như hình tròn (HS Y-
TB)
Khôùi cầu đậm hơn khối
hộp (HS K-G)
Khối cầu : quả bóng, quả
bưởi, quả cam
Hình hộp : hộp phấn, hộp
bánh, cái valy (hs Y-TB)
Khối cầu bằng khoảng ¼
khối hộp(HS K-G)
Bề mặt của hình cầu là hình
cong, bề mặt của hình hộp
là hình phẳng (HS K-G)
Hình hộp : khung hình
chung là hình chữ nhật
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
17
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
-Tìm độ đậm nhạt do ánh sáng tác
động.
Hình cầu: khung hình chung
là hình vuông.
Do tác động của ánh sáng
nên độ đậm nhạt của các vật
mẫu khác nhau: đậm, đậm
vừa, nhạt HS K-G
HĐ 2 :
Cách vẽ
-Yêu cầu HS quan sát mẫu.
+GV vẽ từng khối riêng để HS
quan sát.
1. Hình hộp:
-Vẽ khung hình của khối hộp.
-Xác định tỉ lệ các mặt của khối
hộp.
-Vẽ phác hình các mặt khối bằng
nét thẳng.
-Hoàn chỉnh bài.
2. Hình cầu :
-Vẽ khung hình của khối cầu là
hình vuông.
-Vẽ các đường chéo và trục
ngang, trục dọc của khung hình.
-Lấy các điểm đối xứng qua tâm.
-Dựa vào các điểm, vẽ phác hình
bằng nét thẳng, rồi sửa thành nét
cong đều.
Dựng hình khối hộp và khối cầu.
B1:Vẽ khung hình chung, riêng
của từng vật mẫu.
B2: Tìm vị trí, tỉ lệ của vật mẫu
rồi phác hình bằng nét thẳng.
HS quan sát GV vẽ mẫu
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
18
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
B3: Sửa hình.
B4: Vẽ đậm nhạt bằng ba độ
chính: Đậm, đậm vừa, nhạt.
HĐ 3 :
Thực hành
-HS thực hành làm bài.
-GV quan sát, hướng dẫn thêm
cho HS. (rèn HS cách phác hình
cơ bản)
-Động viên, khuyến khích những
HS vẽ đẹp.
-Vẽ mẫu khối hộp và khối
cầu.
HĐ 4 :
Nhận xét
GV cùng HS chọn một số bài
nhận xét và đánh giá bài làm của
các em:
- Gợi ý HS nhận xét cụ thể một số
bài đẹp, chưa đẹp và xếp loại.
- Nhắc lại kiến thức cơ bản về vẽ
mẫu.
GV khen những HS hoàn thành
bài tốt.
HS nhận xét bài vẽ của bạn.
Lắng nghe.
Dặn dò :- Em nào làm bài chưa xong về nhà hoàn thành bài tiếp. Tập vẽ phác
các hình cơ bản.
-Chuẩn bị: Chuẩn bị bài học sau Nặn con vật quen thuộc.
Rút kinh nghiệm :
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
19
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
Ngày 18 tháng 10 năm 2011 BÀI 8 VẼ THEO MẪU
MẪU VẼ CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU.
I/ Mục tiêu :
• Biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu.
• HS nhận biết được một vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
• HS thích quan tâm tìm hiểu đồ vật xung quanh.
II/ Chuẩn bị.
• Giáo viên :
- Mẫu vẽ. Hộp sữa lớn và một quả tennic, một số vật mẫu có dạng hình trụ,
hình cầu.
- Một số bài vẽ đẹp về mẫu có dạng hình trụ của học sinh năm trước.
- Đầu chiếu.
• Học sinh :
- Vở tập vẽ.
- Chì, tẩy.
III/ Hoạt động dạy :
1. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Chấm nhận xét bài cũ.
2. Giới thiệu bài : GTB và ghi đầu bài
3. Các hoạt động chủ ỵếu.
TG CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1 : Quan
sát – Nhận xét
-Giới thiệu một vài đồ vật hình trụ
và hình cầu cho HS nhận biết.
-GV trình bày mẫu. Hộp sữa và
quả tennic.
-HS nhận xét mẫu. Mẫu có dạng
hình gì ?
-Tên vật mẫu?
-Vật mẫu nào đậm?
-Vật nào nằm ở ngoài, vật nào
nằm bên trong?
-So sánh hai mẫu vật.
-Tìm độ đậm nhạt trên vật mẫu.
Mẫu có dạng hình trụ và
hình cầu (HS Y-TB)
-Cái hộp sữa và quả tennic
HS Y-TB
Quả tennic đậm, hộp sữa
nhạt hơn (HS Y-TB)
HS G-K Tuỳ từng góc nhìn
của các bạn ngồi trong lớp.
Tỉ lệ hai vật mẫu (HS K-G)
HS G-K (đậm, đậm vừa,
nhạt)
ụ HĐ 2 :
Cách vẽ
-GV giới thiệu hình minh họa
cách vẽ, cho HS trả lời theo từng
bước.
Quan sát và trả lời
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
20
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
+Bước 1:Vẽ hình chung và riêng
của từng vật mẫu.
+Bước 2: Tìm tỉ lệ bộ phận của
từng mẫu vật.
+Bước 3: Nhìn mẫu vẽ cho đúng.
+Bước 4: Lên đậm nhạt 3 độ.
HĐ 3 :
Thực hành
-HS thực hành làm bài.
-GV quan sát, hướng dẫn thêm
cho HS. (rèn cho HS cách dựng
hình)
-Động viên, khuyến khích những
HS vẽ đẹp.
-Vẽ theo mẫu GV hướng
dẫn.
HĐ 4 :
Nhận xét
GV cùng HS chọn một số bài
nhận xét và đánh giá bài làm của
các em:
+ Bố cục.
+ Tỉ lệ và đặc điểm của hình vẽ.
+ Đậm nhạt.
- GV nhận xét, bổ sung và chỉ ra
những bài vẽ đẹp và những thiếu
sót chung hoặc riêng ở một số bài,
chú ý cách dựng hình.
GV khen những HS hoàn thành
bài tốt.
Giáo dục HS biết yêu quý sản
phẩm do con người làm ra.
Dặn dò :- Em nào làm bài chưa xong về nhà hoàn thành bài tiếp. Và tập phác các
hình cơ bản để ứng dụng vào bài học sau.
-Chuẩn bị: Chuẩn bị bài học sau Giới thiệu tác phẩm: Giới thiệu sơ
lược về điêu khắc cổ Việt Nam.
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
21
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
Rút kinh nghiệm :
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
22
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
Ngày 15 tháng 11 năm 2011 BÀI 12 VẼ THEO MẪU
MẪU CÓ HAI VẬT MẪU.
I/ Mục tiêu :
• Vẽ được hình gần giống mẫu và lên được đậm nhạt bằng bút chì.
• HS biết so sánh tỉ lệ hình và độ đậm nhạt của vật mẫu.
• Quan tâm, yêu quý đồ vật.
II/ Chuẩn bị.
• Giáo viên :
- Mẫu vẽ. Một số chai, lọ, quả có hình dáng kích thước khác nhau.
- Một số bài mẫu vẽ có hai vật mẫu; một số bài vẽ của học sinh năm trước.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Đầu chiếu.
• Học sinh :
- Vở tập vẽ.
- Chì, tẩy.
III/ Hoạt động dạy :
1. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Chấm nhận xét bài cũ.
2. Giới thiệu bài : GTB và ghi đầu bài.
3. Các hoạt động chủ ỵếu.
TG CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1 : Quan
sát – Nhận xét
-GV giới thiệu mẫu.
-Tỉ lệ chung của hai mẫu?
-Tìm tỉ lệ riêng của từng vật mẫu.
-Quả vú sữa bằng bao nhiêu phần
của cái chai.
-Ước lượng so sánh các bộ phận
của cái chai.
-Vị trí của mẫu vật nào đặt trước,
mẫu vật nào đặt sau?
-Độ đâïm nhạt chung của từng
mẫu, từng vật.
-GV hướng dẫn HS ánh sáng một
chiều.
Đặc điểm hình dáng của vật mẫu
-Là hình chữ nhật. (HS K-
G)
-Miệng, cổ chai và thân chai
(HS K-G)
1/3 (HS Y-TB)
HS tự ước lượng (HS K-
TB)
-Tuỳ theo góc độ của HS
nhìn (HS Y-TB)
Đậm- đậm vừa- nhạt.
Theo dõi.
Cái chai hình trụ, quả vú
sữa hình cầu (HS K-G)
HĐ 2 :
Cách vẽ
-Giới thiệu hình minh họa cách
vẽ.
HS quan sát
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
23
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
-HS nêu.
-HS nhận xét.
- HS nhắc lại
-GV nhận xét.
B1: Phác khung hình chung phù
hợp với khổ giấy.
B2: Phác khung hình chung của
từng vật mẫu và tìm tỉ lệ của các
bộ phận.
B3: Vẽ nét chính và vẽ chi tiết.
B4: Hoàn chỉnh hình và vẽ đậm
nhạt.
-Chú ý lên đậm nhạt thể hiện 3 độ
chính cho HS xem một số bài vẽ.
Hướng dẫn cách ứng dụng các
hình cơ bản vào cách dựng hình.
- Ta vẫn dựng khung hình chung
và riêng như B1.
- Từ khung hình từng vật mẫu ta
ước lượng tỉ lệ của các bộ phận
của vật mẫu.
- Quy các bộ phận của vật mẫu
thành các hình cơ bản. Rồi
phác thành hình vật mẫu.
HS nêu các bước vẽ (HS K-
TB)
(HS TB-Y)
HS lắng nghe.
HS theo dõi GV làm.
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
24
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật
Như vậy đối với cái chai ta có một
tổ hợpï hình nối nhau.
Quả vú sữa ta vẫn làm như các
bước vẽ cơ bản
HĐ 3 :
Thực hành
HS thực hành làm bài.
GV quan sát, hướng dẫn thêm cho
HS cách chia vật mẫu thành các
hình cơ bản.
Động viên, khuyến khích những
HS vẽ đẹp HS yếu – trung bình.
-HS vẽ theo mẫu.
HĐ 4 :
Nhận xét
GV cùng HS chọn một số bài
nhận xét và đánh giá bài làm của
các em:
+ BoÁ cục
+ Hình, nét vẽ
+ Đậm nhạt
GV khen những HS hoàn thành
bài tốt.
Giáo dục các em biết yêu quý sản
phẩm do con người làm ra.
HS nhận xét
Dặn dò :- Em nào làm bài chưa xong về nhà hoàn thành bài tiếp.
- Chuẩn bị: Chuẩn bị bài học sau Tập nặn tạo dáng: Nặn dáng người.
Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
25