Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tích hợp liên môn GDCD 9 Bảo vệ hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.8 KB, 17 trang )

GIÁO ÁN CHI TIẾT
Tuần 4. Tiết 4
Bài 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH
Ngày dạy: 13/09/2014
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức : Học sinh thấy được hậu quả tàn khốc, đau thương của chiên tranh.
Hiểu được Hòa bình mang lại hạnh phúc, phát triển cho con người. Hòa bình là khát
vọng của toàn nhân loại. Trách nhiệm bảo vệ hòa bình.
2. Kỹ năng : Học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống
chiến tranh. Biết sống hòa bình, thân thiện trong cuộc sống hàng ngày. Biết thể hiện tình
yêu hòa bình mọi nơi, mọi lúc.
- Có kỹ năng phân tích, đánh giá những quan niệm thái độ, cách ứng xử khác nhau
liên quan đến vấn đề về hòa bình, chiến tranh
- Tích cực học tập và tham gia các hoạt động nhằm góp phần bảo vệ hòa bình
- Kỹ năng thuyết trình, vận dụng kiến thức liên môn để trả lời câu hỏi trong bài học,
kỹ năng làm việc nhóm.
3. Thái độ:
Ghét chiến tranh, yêu hòa bình. Ủng hộ, học tập nhưng việc làm yêu hòa bình.
- Có thái độ tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn hòa bình.
- Có những việc làm cụ thể để giữ gìn, bảo vệ hòa bình.
- Biết phê phán đối với những thái độ và việc làm thiếu hòa bình trong cuộc sống,
Trân trọng và học tập những việc làm yêu hòa bình và những biểu hiện sống hòa bình
II. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Thảo luận nhóm, lớp
- Quan sát tranh ảnh, xem băng hình
- Phân tích, giải quyết tình huống
- Phương pháp trò chơi.
- Phương pháp sử dụng kiến thức liên môn.
III. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên:


- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Soạn giáo án. Kiến thức các bộ môn có liên quan.
- Sưu tầm tranh ảnh, băng hình, tư liệu về vấn đề chiến tranh và bảo vệ hòa bình.
- Máy chiếu.
- Bài tập tình huống.
- Giấy khổ to, bút dạ.
- Phiếu học tập.
- Tài liệu sách báo, tạp chí nói về chiến tranh và bảo vệ hòa bình.
1
2. Học sinh:
- Học bài cũ
- Đọc trước bài mới
- Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa ở cuối bài học
- Chuẩn bị màu vẽ, giấy khổ lớn.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút )
? Nêu ý nghĩa, tác dụng của dân chủ và kỉ luật? Cho ví dụ?
Học sinh cần trả lời được:
- Ý nghĩa, tác dụng của dân chủ và kỉ luật: Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo
ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí hành động của các thành viên trong tập thể; tạo
điều kiện để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp; năng cao chất lượng và hiệu quả học
tập, lao động, hoạt động xã hội.
- Đưa được ví dụ đúng. Đặc biệt chỉ ra được ví dụ trong tập thể lớp để thể hiện
việc vận dụng kiến thức trong vấn đề xây dựng nề nếp của lớp sẽ được đánh giá cao hơn.
3. Bài mới ( 41 phút)
Hoạt động 1
Giáo viên giới thiệu bài( 1 phút ): Giáo viên liên môn kiến thức môn lịch sử.
- Chiếu hình ảnh về chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai
Hỏi: Những hình ảnh trên gợi cho em nhớ đến những cuộc chiến tranh lớn nào của

nhân loại mà em đã học ở chương trình lịch sử 8
HS: chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai.
Học sinh nhớ lại kiến thức lịch sử đã học ở Kì I lớp 8 về chiến tranh thế giới để trả
lời câu hỏi trên.
Gv: Ghi nhận và giới thiệu: Các em ạ! Nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh
thế giới tàn khốc gây bao đau thương bất hạnh và mất mát. Vì vậy mỗi chúng ta càng thấu
hiểu giá trị của hòa bình. Để có được một nền hòa bình và hạnh phúc, toàn nhân loại cần có
ý thức chống chiến tranh, kiên quyết bảo vệ hòa bình. Đây chính là nội dung của bài học
hôm nay.
Hoạt động của giáo viên(Gv)
Hoạt động của học
sinh
Nội dung
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục Đặt vấn đề. (9
phút)
* Yêu cầu về kiến thức:
Thấy rõ hậu quả hủy diệt và nỗi đau
I. Đặt vấn đề
2
thương, bất hạnh mà chiến tranh gây ra đối
với nhân loại và trẻ em trên thế giới. Từ đó
nhận thức cần chống chiến tranh, kiên quyết
bảo vệ hòa bình.
* Thông qua kiến thức môn Lịch sử HS vận
dụng giải quyết được một số câu hỏi để từ đó
thấy hậu quả tàn khốc và nỗi bất hạnh do
chiến tranh gây ra.
* Phương pháp:
- Phương pháp động não
- Phương pháp giải quyết vấn đề

- Tích hợp kiến thức liên môn: Lịch sử
* Cách thức tiến hành:
Tích hợp kiến thức lịch sử
? Đọc mục 1 sách giáo khoa
Hỏi: Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến
tranh thế giới thứ hai nổ ra vào năm nào ?
Gv : Ghi nhận, chuẩn hóa
Chiến tranh thế giới I( 1914- 1918) Chiến
tranh thế giới II ( 1939 - 19145)
? Em hãy cho biết hậu quả của 2 cuộc chiến
tranh này.
Ghi nhận, chuẩn hóa : Đưa bảng con số cụ thể
về hậu quả.
Gv: Đưa hình ảnh một góc bị tàn phá của
nước Nga( Không có chú thích)
? Em cho biết đây là hình ảnh gì.
Gv: Ghi nhận và đưa chú thích “ Một góc của
nước Nga sau chiến tranh”
? Em cho biết sự kiện lịch sử trong chiến
tranh thế giới thứ hai gây tàn phá nước Nhật.
GV: Ghi nhận, chuẩn hóa kiến thức : quân
đội Mỹ ném bom nguyên tử xuống 2 thành
phố : Hirosima, Nagasaki của Nhật.
Gv: Đưa một số hình ảnh (hình ảnh về 2
Học sinh đọc mục 1
- Trả lời năm nổ ra 2
cuộc chiến tranh.
Học sinh vận dụng
kiến thức lịch sử và
tham khảo sách giáo

khoa trả lời về hậu
quả.
- học sinh theo dõi
Hs quan sát và vận
dụng kiến thức lịch
sử về chiến tranh thế
giới đã học trả lời chú
thích.
- Trả lời sự kiện nước
Nhật bị không quân
Mỹ ném bom nguyên
tử.
Hs quan sát.
1.Cuộc chiến tranh
thế giới lần thứ
nhất và lần thứ hai
- Gây ra hậu quả đau
thương và tàn khốc
cho nhân loại.
3
thành phố bị ném bom nguyên tử ở nước
Nhật, nạn nhân của bom nguyên tử.)
? Qua đây em có nhận xét gì về mức độ nguy
hiểm của bom nguyên tử
GV; Ghi nhận và chuẩn hóa: Nguy hiểm, sức
hủy diệt lớn.
? Đọc mục 2 sách giáo khoa
? Bằng hiểu biết của mình, hãy kể một số
cuộc chiến tranh từ năm 1900 đến 2000 mà
em biết.

- Ghi nhận và chuẩn hóa kiến thức: Cuộc
chiến tranh xâm lược của thực dân pháp và đế
quốc Mỹ ở Việt Nam, chiến tranh ở I Rắc,
Bắc Mỹ, Nam phi…
Đưa một số hình ảnh, số liệu chiến tranh, nỗi
bất hạnh và cái chết của trẻ em trên thế giới
trong các cuộc chiến tranh từ năm 2000 đến
nay.
? Em biết gì về chiến tranh ở Việt Nam
Gv: Ghi nhận, bổ sung: Việt Nam đã trải qua
2 cuộc chiến tranh xâm lược của Thực dân
Pháp và Đế quốc Mỹ.
Gv: Đưa một số hình ảnh và số liệu về hậu
quả của chiến tranh ở Việt Nam : Bệnh viện
Bạch Mai bị bom Mỹ oanh tạc. Nạn nhân
chất độc da cam, bé Kim phúc bị bom Na pan
tàn phá về môi trường…
Gv liên hệ đến việc Mỹ dải thảm B52 ra Miền
Bắc. Giới thiệu phim tư liệu “Kí ức một thời”
? Em có nhận xét gì về hậu quả của cuộc
chiến tranh xâm lược ở Việt Nam? về cuộc
sống của trẻ em trong chiến tranh
- Ghi nhận : Li tán bất hạnh, chết chóc…
? Qua những vấn đề các em vừa tìm hiểu trên,
xét gì về chiến tranh.
Gv: Ghi nhận, chuẩn hóa kiến thức: Chiến
tranh gây ra hậu quả tàn khốc, đau thương bất
Học sinh nhận xét
- Đọc mục 2
- Kể một số cuộc

chiến tranh khác:
Chiến tranh xâm lược
của thực dân pháp, đế
quốc Mỹ ở Việt Nam.
Chiến tranh ở I-
Rắc…
Học sinh quan sát,
theo dõi
Học sinh: Vận dụng
kiến thức lịch sử Việt
Nam ở lớp 8 để trả
lời.
- Hs quan sát.
Quan sát và đọc tư
liệu
- Nhận xét.
- Hs: Chiến tranh tàn
khốc. Gây đau
thương, mất mát và
bất hạnh cho con
2. Các cuộc chiến
tranh từ năm 1900
đến năm 2000.
- Gây đau thương,
bất hạnh, chết chóc
cho trẻ em và toàn
nhân loại.
4
hạnh cho nhân loại, Ô nhiễm, hủy diệt môi
trường.

Từ hậu quả tàn khốc như vậy chúng ta cần
làm gì?
Gv: Ghi nhận chuẩn hóa kiến thức: Cần bảo
vệ hòa bình, chống chiến tranh.
Hoạt động 3: Hòa bình là gì? Thế nào là
bảo vệ hòa bình? (13 phút)
Yêu cầu về kiến thức :Học sinh hiểu được
hòa bình là gì? Thế nào là bảo vệ hòa bình?
Nêu được một số hoạt động bảo vệ hòa bình,
và ý nghĩa của các hoạt động đó. Phân tích
được những biểu hiện của sống hòa bình và
thiếu hòa bình trong học sinh.
-Thông qua kiến thức môn lịch sử, ngữ văn
và âm nhạc giúp học sinh học sinh hiểu rõ
thế nào là bảo vệ hòa bình, thấy được ý nghĩa
của những việc làm bảo vệ hòa bình.
Phương pháp:
- Phương pháp động não
- Phương pháp giải quyết vấn đề, làm bài tập.
- Tích hợp kiến thức môn lịch sử, ngữ văn,
âm nhạc.
- Phương pháp trực quan.
* Cách tiến hành: Tổ chức cho học sinh thảo
luận nhanh trong nhóm và ghi đáp án vào
giấy lên bảng dán( 1 phút):
Gv: Dán lên giữa bảng một bông hoa bằng
giấy bìa to có ghi chữ in to ở giữa “HÒA
BÌNH” và đưa câu hỏi lên máy chiếu: Hòa
bình là gì?
? Mỗi nhóm đọc câu trả lời của nhóm mình

? Hs nhận xét.
GV: Ghi nhận, chốt kiến thức và ghi bảng.
người.
- Hs trả lời: Cần
chống chiến tranh,
bảo vệ hòa bình.
Học sinh: Lấy những
tờ giấy nhỏ đã chuẩn
bị sẵn và ghi câu trả
lời của nhóm mình
vào giấy và mang dán
xung quanh bông hoa
“ HÒA BÌNH” trên
bảng
Học sinh: Đọc các
đáp án của học sinh
trên bảng.
Các nhóm nhận xét
+ Toàn nhân loại
cần chống chiến
tranh, bảo vệ hòa
bình.
II. Nội dung bài
học
1. Thế nào là bảo
vệ hòa bình?
a. Hòa bình là gì ?
- Là tình trạng
không có chiến
tranh, hay xung đột.

- Là mối quan hệ
hiểu biết, tôn trọng,
bình đẳng và hợp tác
giữa các quốc gia
dân tộc, giữa con
5
? Biểu hiện của sống hòa bình
Gv: ghi nhận
Gv: Giảng giải làm rõ hơn khái niệm hòa
bình và liên hệ đến biểu hiện của hòa bình
trong cuộc sống và trên thế giới hiện nay:
-Trong cuộc sống: Biểu hiện mối quan hệ tôn
trọng hiểu biết thân thiện, đoàn kết giữa con
người với con người, bạn bè với nhau.
Trên thế giới: Mối quan hệ hợp tác, hữu
nghị, tôn trọng giữa các quốc gia, dân tộc.
? Hòa bình đem đến cho chúng ta những gì?
Gv: Ghi nhận, chuẩn hóa kiến thức: Hòa bình
đem đến cho chúng ta cuộc sống bình yên,
hạnh phúc và phát triển.
Gv: chuyển ý với giá trị của nền hòa bình đối
với cuộc sống của chúng ta như vậy nên cả
nhân loại cần chung tay bảo vệ hòa bình.
? Em hiểu thế nào là Bảo vệ hòa bình.
GV: Ghi nhận, ghi khái niệm lên bảng.
Gv: Dẫn dắt làm rõ khái niệm.
Việc giữ gìn cuộc sống bình yên được biểu
hiện bằng những việc làm cụ thể của con
người của mỗi đất nước, quốc gia, dân tộc
như: dùng thương lượng đàm phán để giải

quyết những mâu thuẫn xung đột giữa các
quốc gia, dân tộc, giữa các tôn giáo. Ngăn
chặn không để xảy ra chiến tranh.
? Biểu hiện của bảo vệ hòa bình?
Gv Ghi nhận , ghi bảng và giảng giải
Đối với con người với nhau: thể hiện ở cách
cư xử trong cuộc sống để đạt được sự đoàn
kết, tránh mâu thuẫn, hoặc khi xảy ra mâu
thuẫn biết lắng nghe, cảm thông và hòa giải
Tích hợp kiến thức môn lịch sử đểlàm rõ biểu
hiện của bảo vệ hòa bình.( Đây là phần kiến
thức lịch sử học sinh sẽ học ở kì II lớp 9 –
Giáo viên đưa để giới thiệu và hướng các em
và bổ sung cho nhau
Hs trả lời biểu hiện.
Học sinh theo dõi,
ghi nhớ.
Học sinh liên hệ thực
tế và bằng hiểu biết
để trả lời: Đem đến
cho chúng ta hạnh
phúc
Hs trả lời.
Hs theo dõi. Ghi nhớ.
Hs trả lời.
người với con
người.
- là khát vọng của
toàn nhân loại.
* Hòa bình đem đến

cho nhân loại bình
yên, hạnh phúc và
phát triển.
b. Thế nào là bảo
vệ hòa bình?
- Giữ cho cuộc sống
bình yên.
- Dùng thương
lượng đàm phán để
giải quyết mâu
thuẫn.
- Không để xảy ra
chiến tranh.
6
đến nội dung học tập tiếp theo của môn lịch
sử.)
Gv: Đưa hình ảnh hội nghị Pari và liên hệ ý
nghĩa của sự kiện này đối với việc chấm dứt
chiến tranh ở Việt nam.
GV: Đưa một số hình ảnh về các cuộc biểu
tình của nhân dân thế giới chống chiến tranh
xâm lược ở Việt Nam.
Giới thiệu hình ảnh Đại biểu các tầng lớp
nhân dân thủ đô Hà nội… trong sách giáo
khoa.
Hình ảnh phó chủ tịch nước Nguyễn thị Bình
cùng nhân dân Hà Nội thả chim bồ câu
GV: Đưa một số hình ảnh về các cuộc đàm
phán của các nguyên thủ quốc gia, chống
chiến tranh xâm lược ở một số nước, một số

vùng lãnh thổ hiện nay.
? Theo em các hoạt động trên có ý nghĩa như
thế nào
Giáo viên: Ghi nhận, chuẩn hóa kiến thức:
Các hoạt động đàm phán, biểu tình này có ý
nghĩa, tác dụng góp phần quan trọng vào
việc tiến tới chấm dứt chiến tranh, bảo vệ hòa
bình.
Hiện nay việc bảo vệ hòa bình vẫn đang
được thực hiện đặc biệt là sự nỗ lực không
mệt mỏi của các nhà hoạt động, các tổ chức
tiến bộ trên thế giới:
Gv: Đưa hình ảnh về ông Huỳnh Minh Thiện
đã tiếp Đoàn đại biểu gồm 16 nhà hoạt động
hòa bình, chống chiến tranh Mỹ (HUFO)
ngày 01/2/2013 tại thành phố Hồ chí Minh.
? Em biết gì về tình hình chủ quyền biển đảo
của nước ta hiện nay
Gv: Chủ quyền biển đảo của nước ta đang bị
đe dọa. Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan
Hải Dương 981 ở thềm lục địa của Việt Nam
Học sinh quan sát
Học sinh quan sát
Học sinh quan sát
Học sinh quan sát.
Học sinh quan sát
Hs: Đánh giá ý nghĩa:
Tiến tới chấm dứt
chiến tranh, bảo vệ
hòa bình.

Học sinh trình bày
hiểu biết về vấn đề
chủ quyền biển đảo
của Việt Nam
Biểu hiện:
- Sống thân thiện,
đoàn kết tránh mâu
thuẫn, xung đột.
-Biết lắng nghe, tìm
hiểu, cảm thông, hòa
giải và khoan dung.
- Thể hiện tình yêu
hòa bình.
- Tích cực, nỗ lực
tham gia các hoạt
động bảo vệ hòa
bình
7
thuộc khu vự cách đảo Tri Tôn ( thuộc quần
đảo Hoàng Sa, Việt Nam) 17 hải lý. Và có
những hành động gây hấn với chúng ta.
? Em có nhận xét gì về hành động này của
Trung Quốc
GV: Ghi nhận: Đây là một hành động không
thể chấp nhận được xâm phạm chủ quyền, lợi
ích dân tộc ta, vi phạm luật pháp quốc tế.
Không có ý thức bảo vệ hòa bình.
? Trước việc làm đó của Trung Quốc, nhà
nước và nhân dân ta đã có thái độ và việc làm
như thế nào

GV: Ghi nhận và chuẩn hóa: Nhà nước Việt
Nam cùng với nhân dân ta kiên quyết bảo vệ
chủ quyền biển đảo trên tinh thần không để
xảy ra chiến tranh chiến tranh, giải quyết
bằng thương lượng hòa bình, đồng thời thể
hiện rõ tình yêu hòa bình của dân tộc Việt
Nam và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè thế
giới.
? Em có nhận xét gì về cách cư xử này của
nhà nước và nhân dân ta
Gv: Ghi nhận và chuẩn hóa: Cách hành xử
đó của nhà nước và nhân dân ta góp là một
việc làm góp phần bảo vệ hòa bình cho đất
nước nói riêng và cho toàn thế giới.
? Ở bộ môn âm nhạc lớp 7 các em đã học bài
hát nào về khát vọng hòa bình ?
GV: Ghi nhận: bài hát “ Chúng em cần bầu
trời hòa bình của nhạc sĩ Hoàng Lân, Hoàng
Long.
? Nội dung bài hát là gì.
Gv: Ghi nhận và nhắc lại: Với giai điệu vui
tươi khỏe khoắn nhạc sĩ đã truyền tải khát
vọng hòa bình của thanh thiếu niên Việt Nam
đến với mọi người và toàn thế giới. Đây cũng
chính là một việc làm bảo vệ hòa bình
Học sinh đưa ra nhận
xét
Học sinh theo dõi
Học sinh trả lời
Học sinh theo dõi, ghi

nhớ.
Học sinh nhận xét
Học sinh: : - Bài hát:
“ Chúng em cần bầu
trời hòa bình của
Nhạc sĩ Hoàng Lân,
Hoàng Long.
Học sinh trả lời: -
Thể hiện khát vọng
hòa bình của thanh
thiếu niên Việt nam
8
Từ nội dung trên giáo viên liên kết, chuyển ý:
Với khát vọng hòa bình thanh thiếu niên Việt
Nam đã có những việc làm cụ thể bảo vệ hòa
bình sau đây mời các em xem một clip “ Tôi
yêu hòa bình » Do một nữ sinh viên Việt
Nam thực hiện.
Gv: Mở clip “ Tôi yêu hòa bình”
? Qua xem clip em có suy nghĩ gì về việc làm
này
Gv: Chuẩn hóa: Đó là một việc làm cụ thể
thể hiện tình yêu hòa bình của thế hệ trẻ Việt
Nam, góp phần vào bảo vệ hòa bình thế giới.
Trong chương trình ngữ văn lớp 9 các
em đã được học tác phẩm nào nói về hòa
bình?
Gv: Ghi nhận tên văn bản và đưa hình
ảnh nhà văn Mác Két
Em cho biết nhà văn Mác két viết văn bản

này với mục đích gì?
Gv: Ghi nhận và chuẩn hóa: Kêu gọi toàn thế
giới hãy bảo vệ hòa bình, kiên quyết chống
chiến tranh. nhà văn MACKÉT đã có đóng
góp quan trọng đối với việc chống chiến
tranh bảo vệ hào bình trên thế giới.
Gv: Những việc làm trên là biểu hiện của
lòng yêu hòa bình, bảo vệ hòa bình.
Gv: Ghi nhận, chuẩn hóa kiến thức.
Gv: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm,
bàn (1 phút)
Câu hỏi: Những biểu hiện của sống hòa
bình và thiếu hòa bình hiện nay. Nếu có
mâu thuẫn với bạn bè em cần làm gì?
? Mỗi nhóm đọc kết quả của nhóm mình
Gv: Ghi nhận, nhận xét và đưa đáp án lên
màn hình.
Từ đó giáo viên ghi nhận và giáo dục kỹ
Học sinh quan sát,
theo dõi clip.
Học sinh trình bày
suy nghĩ của mình
Học sinh trả lời: Đó
là văn bản“ Đấu tranh
cho một thế giới hòa
bình
Học sinh quan sát
Học sinh trả lời về
mục đích của văn
bản.

Hs: Thảo luận nhóm
và trình bày kết quả.
nhận xét.
Học sinh đọc kết quả
của nhóm.
9
năng sống cho học sinh.
Để củng cố lại kiến thức phần này giáo viên
đưa bài tập trắc nghiệm sau ( bài tập đưa trên
màn hình):
Đánh dấu X vào những việc làm biểu hiện
lòng yêu chuộng hòa bình
Việc làm Ý kiến
Biết lắng nghe người khác
X
Biết thừa nhận những điểm mạnh của
người khác
X
Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn cá
nhân
Học hỏi những điều hay của người khác
X
Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn
của mình
Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc,
các quốc gia khác.
X
Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
Giao lưu với thanh thiếu niên quốc tế
X

Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em những
vùng có chiến tranh.
X
? Đọc yêu cầu bài tập
? Em nào đã có câu trả lời
GV: Ghi nhận, nhận xét, bổ sung.
Gv:Ghi nhớ lại kiến thức vừa học và kết thúc
hoạt động 2
Hoạt động 4: Tìm hiểu tại sao phải Bảo vệ
hòa bình. (8 phút)
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh nắm được
hiện nay vẫn còn chiến tranh, xung đột ở một
số nước, khu vực trên thế giới. Nguy cơ của
một cuộc chiến tranh và chiến tranh bằng vũ
khí hủy diệt có thể nổ ra. Hiểu được tại sao
phải bảo vệ hòa bình?
Thông qua kiến thức địa lí các châu đã học ở
lớp 7 , lớp 8 và kiến thức ngữ văn 9 học sinh
Học sinh quan sát
theo dõi, ghi nhớ.
Học sinh đọc yêu cầu
bài tập
Học sinh làm bài tập
trắc nghiệm. 2. Vì sao phải bảo
vệ hòa bình?
10
thấy rõ những khu vực đang xảy ra căng
thẳng, chiến tranh, xung đột trên thế giới và
nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân,
một cuộc chiến tranh hủy diệt. Từ đó nhận

thức sự cấp thiết phải bảo vệ hòa bình, chống
chiến tranh.
Phương pháp:
- Phương pháp động não
- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Tích hợp kiến thức môn địa lí, ngữ văn.
- Phương pháp trực quan.
* Cách tiến hành:
? Bằng hiểu biết thực tế em có nhận xét gì về
tình hình thế giới hiện nay.
GV: Ghi nhận, chuẩn hóa và ghi bảng: Tình
hình thế giới vẫn rất căng thẳng, chiến tranh
xung đột vẫn còn ở một số nước và khu vực,
loài người vẫn còn chịu đau thương do chiến
tranh gây ra
Tích hợp kiến thức môn địa lí
Em hãy kể tên một số quốc gia hay khu vực
hiện đang xảy ra chiến tranh, xung đột hiện
nay mà em biết?
Gv: Ghi nhận, bổ sung.
Gv đưa một số hình ảnh về các cuộc chiến
tranh, xung đột ở một số nước và khu trong
thời gian hiện nay để học sinh quan sát.
Gv: Đưa số liệu 10 điểm nóng chiến tranh,
xung đột trên thế giới và số lượng người chết
do chiến tranh và xung đột từ năm 2012 đến
nay.
? Em hãy đọc bảng số liệu trên
? Qua đây em cho biết hiện nay mâu thuẫn,
xung đột, tranh chấp xảy ra chủ yếu ở khu

vực nào trên thế giới.
GV: Ghi nhận và chuẩn hóa: Nổ ra chủ yếu ở
châu Á khu vực tây á. Ngoài ra ở một số khu
Học sinh trả lời.
Học sinh ghi vở
Học sinh kể tên một
số quốc gia, khu vực
có chiến tranh, xung
đột.
Học sinh quan sát.
Học sinh đọc tên các
khu vực, nước và số
liệu.
- Hiện nay nhiều
khu vực trên thế giới
vẫn đang xảy ra
chiến tranh, xung
đột vũ trang.
11
vực khác.
Gv: Đưa lược đồ khu vực Trung Đông một
trong những khu vực xảy ra chiến tranh, xung
đột kéo dài.
Đưa hình ảnh và số liệu thiệt mạng của trẻ em
Syria minh họa.
? Đọc chú thích và số liệu
? Em có nhận xét gì về số liệu trên
Gv: Ghi nhận và bổ sung: Những con số biết
nói trên đã phản ánh nỗi bất hạnh và sự hủy
diệt của chiến tranh đối với con người, các

cuộc chiến tranh, xung đột vẫn đang nổ ra ở
một số khu vực tiếp tục gây bao đau thương,
mất mát bất hạnh. Cùng với đó còn gây ô
nhiễm nghiêm trọng đến môi trường.
? Qua những vấn đề vừa tìm hiểu trên em
cho biết vì sao phải bảo vệ hòa bình.
Gv: Ghi nhận, chuẩn hóa kiến thức, ghi bảng.
Vì: – Hòa bình đem đến cuộc sống bình yên,
hạnh phúc và phát triển
- Hiện nay trên thế giới: Vẫn còn chiến
tranh, xung đột vũ trang xảy
- Nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới
vẫn đang de dọa loài người.
Tích hợp kiến thức môn ngữ văn
Theo nhà văn Mác két thì một lí do quan
trọng nhất để phải chống chiến tranh, kiên
quyết bảo vệ hòa bình là gì?
Gv ghi nhận, chuẩn hóa kiến thức: Nhà văn
Mác két đã đưa ra những luận chứng xác thực
cho nhân loại thấy rằng nếu để xảy ra cuộc
chiến tranh thế giới thứ ba thì hậu quả của nó
sẽ là một sự hủy diệt vì khoa học kỹ thuật
Học sinh trả lời
Học sinh quan sát và
nhận diện tên các
nước xảy ra xung đột
và chiến tranh kéo dài
suốt từ năm 1999 đến
hiện nay như I Rắc; I
Ran; Apganixitan;

Pakixitan….
Học sinh quan sát
Học sinh đọc chú
thích và số liệu.
Học sinh nhận xét
Học sinh trả lời
Học sinh ghi vở.
Học sinh trả lời theo
kiến thức đã học
trong văn bản “ Đấu
tranh cho một thế
giới hòa bình”
- Ngòi nổ chiến
tranh vẫn đang âm ỉ
tại nhiều nơi trên thế
giới.
12
phát triển vũ khí ngày càng hiện đại, vấn đề
vũ khí hạt nhân đang đe dọa nhân loại, nguy
cơ tàn phá và hủy hoại môi trường.Vì vậy
đay là lí do quan trọng để hơn lúc nào hết
nhân loại cần chống chiến tranh, kiên quyết
bảo vệ hòa bình. Điều này cũng được minh
chứng qua clip sau mời các em theo dõi:
Gv đưa líp “ Chuyện Đông Tây, Xung đột vũ
trang” để minh họa về việc sử dụng vũ khí
hóa học ở Syria trong xung đột gần đây
Nội dung của Clip trên? em có suy nghĩ gì?
GV ghi nhận và nhấn mạnh: Đó là bằng
chứng cho sự nguy hiểm, sự hủy diệt của

chiến tranh thế giới trong thời đại ngày nay vì
vậy toàn nhân loại cần chung tay bảo vệ hòa
bình, ngăn chặn chiến tranh. Nhiệm vụ này
không của riêng của quốc gia dân tộc nào, mà
là vấn đề toàn cầu hiện nay Từ đó giáo viên
dẫn chuyển sang hoạt động 5
Hoạt động 5: Tìm hiểu trách nhiệm của
công dân. (5 phút)
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh thấy được
trách nhiệm của công dân nói chung và học
sinh nói riêng trong việc bảo vệ hòa bình.
Biết được những việc làm cụ thể để góp phần
bảo vệ hòa bình.
Phương pháp: Động não, giải quyết
vấn đề, vấn đáp, trực quan, liên hệ thực tế,
liên môn mỹ thuật, phương pháp trò chơi.
? Bằng suy nghĩ của mình em cho biết công
dân cần phải có trách nhiệm gì đối với việc
bảo về hòa bình.
GV: ghi nhận và chuẩn hóa kiến thức trên
màn hình, ghi bảng.
? Kể một số việc mà học sinh có thể làm để
bảo vệ hòa bình.
Học sinh theo dõi, ghi
nhớ.
Học sinh theo dõi
Clip.
Học sinh trình bày
nội dung clip và suy
nghĩ của mình.

Học sinh trả lời về
trách nhiệm của công
dân.
Học sinh theo dõi, ghi
chép.
4. Trách nhiệm của
công dân.
- Xây dựng mối
quan hệ tôn trọng,
bình đẳng giữa con
người với con
người.
- Thiết lập mối quan
hệ hiểu biết, bình
13
Gv Ghi nhận và bổ sung thêm một số việc
làm: tham gia vào các hoạt động bảo vệ hòa
bình, do nhà truờng, địa phương tổ chức, trên
màn hình.
- Thân thiện, bình đẳng với bạn bè, chủ động
thiết lập mối quan hệ với bạn bè Quốc tế, vẽ
tranh đề tài Bảo vệ hòa bình, đi bộ vì hòa
bình,
Gv: Đưa một số hình ảnh tranh vẽ của học
sinh theo chủ đề Bảo vệ hòa bình.
? Theo em chúng ta cần làm gì với những
biểu hiện và việc làm thiếu hòa bình?
GV ghi nhận và chuẩn hóa: Cần góp ý, vận
động, đấu tranh, phê phán.
Gv tích hợp rèn kỹ năng thái độ cho học sinh

bằng việc liên hệ thực tế những biểu hiện đó
trong học sinh hiện nay. các em cần phân biệt
rõ những việc làm tốt, việc làm không tốt có
thái độ và việc làm cụ thể
Để củng cố lại kiến thức phần này giáo viên
đưa một trò chơi “ Hái hoa”
Đưa một bông hoa với 6 cánh hoa lên màn
hình. Mỗi cánh hoa sẽ là một câu hỏi có nội
dung gắn với bài học.
Luật chơi: Chia lớp học thành 6 nhóm, mỗi
nhóm 5 em. Đại diện mỗi nhóm sẽ tham gia
bắt thăm vào cánh hoa số mấy thì phải trả lời
câu hỏi ứng với số ấy, ví dụ: bắt thăm chọn
được cánh số 4 thì sẽ trả lời câu hỏi số 4. Nếu
nhóm đó trả lời sai hoặc không trả lời được
thì nhóm khác sẽ đươc trả lời hoặc bổ sung 6
cánh hoa ứng với 6 câu hỏi đã đưa trên màn
hình như sau:
Câu 1
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội
Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống 2 thành
phố nào của Nhật bản, vào ngày tháng năm
Học sinh chỉ ra một
số việc làm
Học sinh theo dõi, ghi
bài.
Học sinh quan sát.
Học sinh trình bày ý
kiến.
Học sinh theo dõi.

Học sinh thực hiện
trò chơi.
Trả lời: Hirosima:
đẳng hữu nghị hợp
tác giữa các dân tộc
và các quốc gia trên
thế giới.
- Bảo vệ hòa bình,
chống chiến tranh.
* Học sinh:
- Học tập chăm chỉ,
đoàn kết chan hòa
với bạn bè.
-Tích cực tham gia
các hoạt động bảo
vệ hòa bình do nhà
trường và địa
phương tổ chức.
+ Tham gia viết bài,
vẽ tranh vì hòa bình.
+ Tham gia biểu
diễn văn nghệ vì hòa
bình.
+ Cư xử thân thiện
với mọi người.
+ Thể hiện tình yêu
hòa bình ở mọi nơi
mọi lúc.
14
nào?

Giáo viên:ghi nhận, chuẩn hóa kiến thức
Câu 2:
Tại sao phải bảo vệ hòa bình?
Giáo viên:ghi nhận, chuẩn hóa kiến thức
Câu 3
Giải Noben hòa bình năm 2013 được trao cho
ai?
Giáo viên:ghi nhận, chuẩn hóa kiến thức
Câu 4: Hà Nội được công nhận là thành phố
vì hòa bình năm nào?
Giáo viên:ghi nhận, chuẩn hóa kiến thức
Câu 5
Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của ai ?
Giáo viên:ghi nhận, chuẩn hóa kiến thức
Câu 6: Một cách cư xử thể hiện sống hòa
bình trong học sinh?
Giáo viên:ghi nhận, chuẩn hóa kiến thức.
Gv: Nhận xét hoạt động của học sinh khái
quát lại kiến thức, kết thúc hoạt động 5
ngày 6/8/1945
Nagasaki:
ngày 9/8/1945
Trả lời: Vì hiện nay ở
nhiều khu vực trên
thế giới vẫn đang xảy
ra chiến tranh, xung
đột. Ngòi nổ của cuộc
chiến tranh vẫn đang
âm ỉ trên hành tinh
của chúng ta.

Trả lời: Được trao
cho tổ chức OPCW,
vì những nỗ lực loại
bỏ vũ khí hóa học.
Trả lời: Năm 1999
Trả lời: Bảo vệ hòa
bình là trách nhiệm
của toàn nhân loại.
Trả lời: Đoàn kết,
thân thiện.
Hoạt động 6: Củng cố bài ( 5 phút)
Yêu cầu: Học sinh hệ thống được nội dung của bài học, ghi nhớ kiến thức trọng
tâm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức.
Phương pháp:
15
- Động não
- Liên môn mỹ thuật
- Làm việc nhóm.
* Thông qua việc vận dụng kiến thức môn Mỹ thuật giúp học sinh hệ thống lại
kiến thức của bài học, ghi nhớ những kiến thức cơ bản.
Cách tiến hành:
Tích hợp kiến thức môn mỹ thuật
Gv: Tổ chức cho Hs làm việc nhóm thời gian 5 phút. Giáo viên đưa câu hỏi lên màn
hình:
Câu hỏi: Hãy vẽ một cây Hòa bình? ( các bộ phận rễ, thân, cành, lá, hoa, quả. Trên
thân cây đó ghi chữ hòa bình, ở mỗi rễ cây ghi một hoạt động cần làm hoặc một hành
vi giao tiếp, ứng xử hằng ngày cần thực hiện để bảo vệ hòa bình. Hoa và quả cây ghi
những điều tốt đẹp mà hòa bình mang lại cho cuộc sống con người )
- Các nhóm vẽ cây.
- từng nhóm lên giới thiệu cây của nhóm mình.

- Học sinh nhận xét.
- Học sinh theo dõi đối chiếu
? Nhận xét kết quả của từng nhóm
Giáo viên đưa hình ảnh cây đã vẽ lên màn hình để học sinh theo dõi đối chiếu.
- Học sinh theo dõi đối chiếu
GV: Ghi nhận, nhận xét và đánh giá kết quả của các nhóm, tuyên dương nhóm có kết cây
hòa bình đẹp, sáng tạo và đầy đủ theo đúng yêu cầu nhất.
(cây hòa bình đóng vai trò như một bản đồ tư duy để củng cố bài học)
Hoạt động 7:
5. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
Yêu cầu: Học sinh tích cực học và nắm kiến thức tốt, rèn luyện được kỹ năng thực
hành đó là vận dụng được kiến thức đã học và bằng hiểu biết thực tế để phân tích, đánh
giá giải quyết được các vấn đề thực tiễn. Có ý thức thực hành rèn luyện sống hòa bình.
Yêu cầu: Học sinh tích cực học và nắm kiến thức tốt, rèn luyện được kỹ năng thực
hành đó là vận dụng được kiến thức đã học và bằng hiểu biết thực tế để phân tích, đánh
giá giải quyết được các vấn đề thực tiễn. Có ý thức thực hành rèn luyện sống hòa bình.
Yêu cầu: Học sinh tích cực học và nắm kiến thức tốt, rèn luyện được kỹ năng thực
hành đó là vận dụng được kiến thức đã học và bằng hiểu biết thực tế để phân tích, đánh
giá giải quyết được các vấn đề thực tiễn. Có ý thức thực hành rèn luyện sống hòa bình.
Phương pháp: Động não, làm việc Nhóm, liên môn ngữ văn và mỹ thuật
16
- Khi hướng dẫn về nhà giáo viên chia lớp học thành 3 nhóm và phân công nhiệm
vụ như sau:
Đưa các câu hỏi sau lên màn hình, đồng thời giáo viên phát phiếu có ghi câu hỏi
cho từng nhóm :(mỗi nhóm sẽ đem câu hỏi về nhà, nghiên cứu, suy nghĩ và đến lớp làm
bài theo hình thức ngoại khóa)
Nhóm 1: Hiện nay trên thế giới tình trạng chiến tranh xung đột vũ trang vẫn đang
xảy ra ở nhiều khu vực. Ngòi nổ của chiến tranh đang âm ỉ, đặt nhân loại bên miệng hố
của một cuộc chiến tranh thế giới. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này? Trách nhiệm của
bản thân em đối với việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình?

Nhóm 2: Em có suy nghĩ gì về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải
Dương 981 trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta? Nhận xét về cách
cư xử của Việt Nam? Trách nhiệm của bản thân em?
Nhóm 3: Vẽ tranh theo chủ đề: “ Vì hòa bình”?
Giáo viên gợi ý cho học sinh mỗi nhóm học sinh sẽ vận dụng kiến thức của bài
học, kết hợp với kỹ năng làm văn nghị luận giải thích trong môn ngữ văn của lớp 7, lớp 9
và kiến thức vẽ theo chủ đề trong môn Mỹ thuật để giải quyết.
- Làm các bài tập còn lại trong sách giáo khoa.
17

×