Tải bản đầy đủ (.doc) (186 trang)

bài giảng luật kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 186 trang )

Bài giảng LKT
BÀI GIẢNG
LUẬT KINH TẾ
(hệ cao đẳng)
VÕ SONG TOÀN
1
Bài giảng LKT
BÀI 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT KINH TẾ 9
KHÁI QUÁT LUẬT KINH TẾ 9
1.1.Mở đầu: 9
1.2.Sự phát triển của Ngành Luật kinh tế: 10
1.3.Đối tượng điều chỉnh 13
1.3.1.Quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh với nhau trong việc tham gia vào quá trình kinh doanh: 14
1.3.2.Quan hệ phát sinh trong việc tổ chức, quản lý nội bộ của chủ thể kinh doanh: 15
1.3.3.Quan hệ phát sinh giữa các cơ quan tố tụng với các bên tranh chấp trong quan hệ kinh doanh: 15
1.4.Phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế 16
1.4.1.Phương pháp quyền uy: 16
1.4.2.Phương pháp thỏa thuận, bình đẳng: 16
1.4.3.Phương pháp định hướng, hướng dẫn 16
1.5.Các nguyên tắc cơ bản của luật kinh tế hiện nay 16
1.5.1.Nguyên tắc tự do kinh doanh (Đ.57 HP 92) 16
1.5.2.Nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh: 17
1.5.3.Nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh 17
1.5.4.Nguyên tắc tự do thỏa thuận: 18
CHỦ THỂ LUẬT KINH TẾ: 18
1.6.Nhà nước: 18
1.7.Tổ chức kinh tế: 18
1.8.Cá nhân kinh doanh: 20
1.9.Các chủ thể khác 21
NGUỒN LUẬT KINH TẾ: 21
1.10.Nhận thức chung 21


1.11.Phân loại văn bản pháp luật: 22
1.11.1.Dựa trên hiệu lực của văn bản: 22
1.11.2.Dựa trên mức độ ưu tiên áp dụng 23
BÀI 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH 24
1.NHẬN THỨC CHUNG 24
HÀNH VI KINH DOANH: 25
CHỦ THỂ KINH DOANH 26
1.12.Khái niệm chủ thể kinh doanh 26
1.13.Đặc điểm. Chủ thể kinh doanh: 26
PHÂN LOẠI CHỦ THỂ KINH DOANH: 26
1.14.Dựa trên tiêu chí chủ sở hữu 26
1.15.Dựa trên cơ cấu vốn của chủ đầu tư: 27
1.16.Dựa trên mô hình kinh doanh 27
1.17.Dựa trên đặc tính (mức độ) trách nhiệm của chủ thể kinh doanh: 27
1.18.Dựa trên mục tiêu và nhiệm vụ chính: 27
1.19.Dựa trên tiêu chí “quốc tịch”: 27
1.20.Dựa trên tiêu chí gọi vốn đầu tư từ xã hội: 27
NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG: 28
1.21.Tài sản và quyền sở hữu: 28
1.21.1.Tài sản: 28
1.21.2.Phân loại tài sản 28
1.21.3.Quyền sở hữu 31
VÕ SONG TOÀN
2
Bài giảng LKT
1.22.Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh (GCNĐKKD) và Giấy phép kinh doanh (GP) 33
1.22.1.GCNĐKKD: 33
1.22.2.Giấy phép kinh doanh: 33
1.23.Doanh nghiệp: 34
1.24.Pháp nhân 35

1.25.Đại diện 36
1.25.1.Khái niệm 36
1.25.2.Phân loại 36
1.25.3.Phạm vi thẩm quyền đại diện: 37
1.26.Trách nhiệm hữu hạn, vô hạn, liên đới 38
1.26.1.Trách nhiệm hữu hạn: 38
1.26.2.Trách nhiệm vô hạn 38
1.26.3.Trách nhiệm dân sự liên đới: 38
1.27.Góp vốn và định giá tài sản góp vốn: 39
1.27.1.Góp vốn: 39
1.27.2.định giá tài sản góp vốn: 39
1.28.Chuyển quyền sở hữu tài sản khi góp vốn: 39
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN: 40
1.29.Đối với doanh nghiệp: 40
1.29.1.Quyền 40
1.29.2.Nghĩa vụ 40
1.30.Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích: 41
1.31.Đối với hợp tác xã: 41
1.31.1.Quyền 41
1.31.2.Nghĩa vụ 41
QUI ĐỊNH VỀ NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH 42
1.32.Nhận thức về ngành, nghề kinh doanh 42
1.33.Phân loại ngành nghề kinh doanh (theo pháp luật về doanh nghiệp): 42
1.33.1.Ngành, nghề cấm kinh doanh: 42
1.33.2.Ngành, nghề được kinh doanh: 43
1.34.Cơ quan đăng ký kinh doanh: 48
QUI ĐỊNH CHUNG VỀ THÀNH LẬP CHỦ THỂ KINH DOANH 50
1.35.THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP: 50
1.35.1.Quyền thành lập và quản lý, góp vốn: 50
1.35.2.Cơ quan đăng ký kinh doanh 53

1.35.3.Điều kiện và thủ tục thành lập 53
1.35.4.Thời điểm hoạt động kinh doanh 56
CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN 56
1.36.Khái niệm văn phòng đại diện, chi nhánh 56
1.37.Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện 56
1.37.1.Bước 1: Chuẩn bị 56
1.37.2.Bước 2: Đăng ký 57
ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI CÁC ĐIỀU KIỆN CỦA CHỦ THỂ KINH DOANH 57
GIẢI THỂ CHỦ THỂ KINH DOANH 58
1.38.DOANH NGHIỆP: 58
1.38.1.Các trường hợp giải thể 58
1.38.2.Cơ quan quyết định việc giải thể của doanh nghiệp: 59
1.38.3.Thủ tục giải thể: 59
BÀI 3: CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI và HỘ KINH DOANH 60
1.CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI: 60
VÕ SONG TOÀN
3
Bài giảng LKT
1.39.Khái niệm 60
1.40.QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ 61
1.40.1.Quyền: 61
1.40.2.Nghĩa vụ: 61
HỘ KINH DOANH 62
BÀI 4: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 62
1.KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM: 62
Khái niệm: 62
Đặc điểm: 62
VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA CHỦ DOANH NGHIỆP VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CỦA
DOANH NGHIỆP: 62
1.41.Chủ doanh nghiệp tư nhân: 62

1.42.Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân 63
1.43.Vốn và chế độ tài chính của doanh nghiệp tư nhân: 63
1.44.Thay đổi địa vị pháp lý của chủ doanh nghiệp tư nhân: 63
BÀI 5 : PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY 64
1.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KINH DOANH: 64
1.45.Khái quát về mô hình kinh doanh công ty: 64
1.46.Khái niệm, đặc điểm của công ty: 65
1.46.1.Khái niệm công ty 65
1.46.2.Khái niệm công ty kinh doanh 65
CÔNG TY HỢP DANH 66
1.47.Khái niệm, đặc điểm 67
1.48.Địa vị pháp lý của thành viên công ty hợp danh: 67
1.48.1.Thành viên hợp danh 67
1.48.2.Thành viên góp vốn 68
1.48.3.Xác lập và thay đổi tư cách thành viên của công ty: 69
1.49.Tổ chức quản lý trong công ty hợp danh 69
1.49.1.Hội đồng thành viên: 70
1.49.2.Chủ tịch HĐTV và Giám đốc (Tổng GĐ) 70
1.50.Điều hành kinh doanh công ty hợp danh 71
CÔNG TY CỔ PHẦN 71
1.51.Khái niệm, đặc điểm: 71
1.52.Qui định về cổ phần, cổ phiếu và cổ đông 71
1.52.1.Cổ phần 71
1.52.2.Cổ phiếu: 73
1.52.3.Cổ đông: 73
1.52.4.Qui chế thay đổi địa vị pháp lý của cổ đông: 74
1.53.Trả cổ tức: 75
1.54.Cơ cấu tổ chức, quản lý công ty cổ phần 76
1.54.1.Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) 76
1.54.2.Hội đồng quản trị (HĐQT) 79

1.54.3.Chủ tịch HĐQT 81
1.54.4.Giám đốc (Tổng giám đốc) 81
1.54.5.Ban kiểm soát (BKS) 82
1.55.Qui định về tránh xung đột lợi ích trong quản lý công ty: 83
1.55.1.Công khai các lợi ích liên quan 83
1.55.2.Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận 83
VÕ SONG TOÀN
4
Bài giảng LKT
1.55.3.Độc lập trong nghĩa vụ của công ty và cổ đông: 84
1.56.Công ty đại chúng và Chào bán chứng khoán ra công chúng: 84
1.56.1.Thực trạng 84
CÔNG TY TNHH 2-50 THÀNH VIÊN 84
1.57.Khái niệm, đặc điểm: 85
1.58.Thành viên công ty: 85
1.58.1.Điều kiện: 85
1.58.2.Quyền và nghĩa vụ: 85
1.58.3.Xác lập, Thay đổi tư cách thành viên: 86
1.59.Cơ cấu tổ chức quản lý: 87
1.59.1.Hội đồng thành viên 87
1.59.2.Chủ tịch HĐTV: 89
1.59.3.Giám đốc (Tổng giám đốc): 90
1.59.4.Ban kiểm soát (BKS): 90
1.60.Qui định về tránh xung đột lợi ích khi quản lý công ty: 90
CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN 91
1.61. Khái niệm, đặc điểm: 91
1.62.Quy chế pháp lý của chủ sở hữu 91
1.62.1.Điều kiện để tổ chức có thể trở thành chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên: 91
1.62.2.Quyền của chủ sở hữu 92
1.62.3.Nghĩa vụ của chủ sở hữu: 92

1.62.4.Hạn chế đối với quyền của chủ sở hữu công ty (Đ66 LDN 2005) 93
1.63.Cơ cấu tổ chức quản lý 93
1.63.1.Cơ cấu tổ chức đối với thành viên là tổ chức: 93
1.63.2.Cơ cấu tổ chức đối với thành viên là cá nhân: 95
1.64.Qui định về tránh xung đột lợi ích khi quản lý công ty: 95
BÀI 6: PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC XÃ 96
1.Khái niệm, đặc điểm: 96
1.65.Khái niệm: 96
1.66.Đặc điểm: 96
1.67.Nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã: 97
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ XÃ VIÊN: 97
1.68.Điều kiện pháp lý 97
1.68.1.Cá nhân: 97
1.68.2.Hộ gia đình: 97
1.68.3.Pháp nhân: 97
1.69.Góp vốn 98
1.70.Quyền và nghĩa vụ: 98
1.70.1.Quyền: 98
1.70.2.Nghĩa vụ: 98
1.71.Xác lập, thay đổi, chấm dứt: 99
1.71.1.Xác lập 99
1.71.2.Thay đổi: 99
1.71.3.Chấm dứt: 99
BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH 99
1.72.Đại hội xã viên 99
1.72.1.quyền và nghĩa vụ: 99
1.72.2.Qui chế làm việc: 100
1.73.Ban quản trị hợp tác xã: 100
1.73.1.Chế độ làm việc: 100
VÕ SONG TOÀN

5
Bài giảng LKT
1.73.2.Quyền và nhiệm vụ của Ban quản trị trong HTX có bộ máy quản lý điều hành chung: 100
1.73.3.Quyền và nhiệm vụ của Ban quản trị trong HTX có bộ máy quản lý và điều hành riêng: 101
1.74.Ban kiểm soát: 101
1.75.Chủ nhiệm hợp tác xã: 102
1.75.1.Chủ nhiệm trong HTX có bộ máy quản lý và điều hành riêng 102
1.75.2.Chủ nhiệm trong HTX có bộ máy quản lý và điều hành chung 102
BÀI 7: PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN 103
1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁ SẢN VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN 103
1.76.Khái niệm về phá sản 103
1.76.1.Nhận thức về phá sản 103
1.76.2.Phá sản dưới góc độ kinh tế 104
1.76.3.Phá sản dưới góc độ pháp lý: 104
1.77.Tình trạng phá sản: 104
1.78.Đối tượng được phá sản theo luật Việt Nam 105
PHÂN LOẠI PHÁ SẢN 105
1.79.Dựa vào đối tượng bị phá sản 105
1.80.Dựa vào đối tượng nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 105
1.81.Dựa vào nguyên nhân 105
1.82.Phá sản: 106
PHÂN BIỆT PHÁ SẢN VÀ GIẢI THỂ 106
1.83.Giống nhau 106
1.84.Khác nhau 106
1.84.1.Nguyên nhân: 106
1.84.2.Cơ quan quyết định 106
1.84.3.Đối tượng được yêu cầu tiến hành: 106
1.84.4.Trình tự, thủ tục tiến hành: 106
1.84.5.Sự tham gia của nhà nước: 106
1.84.6.Hậu quả pháp lý 107

1.84.7.Hạn chế của nhà nước đối với người quản lý: 107
THỦ TỤC PHÁ SẢN 107
1.85.Đối tượng nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 107
1.85.1.Quyền nộp đơn 107
1.85.2.Nghĩa vụ nộp đơn 108
1.86.Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản 109
1.87.Trả lại đơn kiện: 109
1.88.Thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản 110
1.88.1.Đối với doanh nghiệp, HTX thông thường 110
1.88.2.Đối với một số doanh nghiệp, HTX đặc biệt 110
1.89.Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản: 110
1.89.1.Không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản 110
1.89.2.Quyết định mở thủ tục phá sản 111
1.89.3.Hậu quả pháp lý sau khi mở thủ tục: 111
1.89.4.Thành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản 112
1.90.Tiến hành việc giải quyết phá sản và tổ chức hội nghị chủ nợ: 113
1.90.1.Chuẩn bị tổ chức Hội nghị chủ nợ 113
1.90.2.Tổ chức Hội nghị chủ nợ 113
1.91.Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh: 115
1.92.Thủ tục thanh lý tài sản 116
1.92.1.Những trường hợp quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản: 116
1.92.2.Xác định tài sản còn lại để phân chia: 116
VÕ SONG TOÀN
6
Bài giảng LKT
1.92.3.Các biện pháp bảo toàn tài sản còn lại: 117
1.92.4.Nguyên tắc xử lý các khoản nợ của doanh nghiệp, HTX vào thời điểm mở thủ tục thanh lý 118
1.92.5.Thanh lý tài sản: 119
1.93.Phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp 119
1.94.Tuyên bố doanh nghiệp, HTX bị phá sản 120

Phá sản đối với doanh nghiệp, HTX đặc biệt: 120
1.95.Đối tượng: 120
1.96.Thông báo về đơn yêu cầu phá sản: 121
1.97.Điều kiện thụ lý đơn: 121
1.98.Thành phần tổ quản lý, thanh lý tài sản: 121
1.99.Thanh lý tài sản của doanh nghiệp đặc biệt 122
1.100.Thanh toán nợ có bảo đảm và hoàn trả lại tài sản cho Nhà nước 122
BÀI 8: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI 122
1. PHẦN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG 122
1.101.Khái niệm hợp đồng 123
1.101.1.Hợp đồng dân sự: 123
1.101.2.Các loại hợp đồng: 123
1.101.3.Hợp đồng trong kinh doanh, thương mại: 123
1.102.Nguyên tắc ký kết hợp đồng: 124
1.103.Hình thức của hợp đồng : 125
1.104.Giao kết hợp đồng dân sự 126
1.104.1.Phương thức giao kết hợp đồng: 126
1.104.2.Các bước giao kết hợp đồng: 126
1.105.Nội dung của hợp đồng: 129
1.106.Thời điểm có hiệu lực của Hợp Đồng 130
1.107.Thực hiện hợp đồng: 131
1.107.1.Nguyên tắc thực hiện: 131
1.107.2.Địa điểm thực hiện hợp đồng: 132
1.107.3.Thời hạn thực hiện: 132
1.107.4.Hoãn thực hiện hợp đồng: 132
1.108.Sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng 132
1.108.1.Sửa đổi 132
1.108.2.Tạm ngừng thực hiện hợp đồng 132
1.108.3.Đình chỉ thực hiện hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng: 133
1.108.4.Hủy bỏ HĐDS 133

1.108.5.Chấm dứt hợp đồng 134
1.109.Hợp đồng dân sự vô hiệu: 135
1.109.1.Hợp đồng vô hiệu toàn bộ 135
1.109.2.Hợp đồng vô hiệu từng phần 138
1.109.3.Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố vô hiệu hợp đồng 138
1.109.4.Hậu quả pháp lý khi hợp đồng dân sự vô hiệu 138
1.110.Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng 138
1.110.1.Phạt vi phạm: 139
1.110.2.Bồi thường thiệt hại 139
1.110.3.Miễn, giảm trách nhiệm: 140
1.111.Thời hiệu khởi kiện về Hợp đồng dân sự: 141
CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG: 141
1.112.Khái niệm: 141
1.113.Cầm cố tài sản 142
1.113.1.Hình thức: 143
VÕ SONG TOÀN
7
Bài giảng LKT
1.113.2.Đối tượng cầm cố: 143
1.113.3.Quyền và nghĩa vụ các bên: 143
1.113.4.Xử lý tài sản cầm cố: 143
1.114.Thế chấp tài sản 144
1.114.1.Hình thức 144
1.114.2.Đối tượng 144
1.114.3.Quyền và nghĩa vụ các bên 144
1.114.4.Xử lý tài sản thế chấp 146
1.115.Đặt cọc 146
1.115.1.Hình thức 146
1.115.2.Xử lý 146
1.116.Ký cược 146

1.117.Ký quỹ 147
1.118.Bảo lãnh 147
1.118.1. Hình thức: 147
1.118.2.Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh: 147
1.119.Tín chấp 147
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI 147
1.120.HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 148
1.120.1.Khái niệm, đặc điểm 148
1.120.2.Nguyên tắc giao kết 148
1.120.3.Hình thức giao kết: 149
1.120.4.Giao kết hợp đồng 149
Về nguyên tắc, một hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được hình thành theo bất cứ cách thức nào, từ đó
thể hiện được sự thỏa thuận đã được hình thành. Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm mà các bên đạt
được sự thỏa thuận 149
Cũng như các hợp đồng dân sự khác, quá trình hình thành hợp đồng cần trải qua 3 giai đoạn: 149
1.120.5.Chủ thể: 150
1.120.6.Nội dung hợp đồng 151
1.120.7.Chuyển rủi ro về hàng hóa 158
1.120.8.Chuyển quyền sở hữu hàng hóa 160
1.121.HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ: 160
1.121.1.Đối tượng 161
1.121.2.Chủ thể: 161
1.121.3.Hình thức 161
1.121.4.Quyền và nghĩa vụ các bên 161
BÀI 9: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH 162
1.TRANH CHẤP VÀ PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT 162
1.122.Nhận thức về tranh chấp 162
1.123.Phương thức giải quyết 163
2.GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THÔNG QUA TÒA ÁN 164
1.124.Khái niệm tòa án: 164

1.125.Nguyên tắc tố tụng tại tòa án 165
1.126.Thẩm quyền của Tòa án các cấp: 165
1.126.1.Toà án nhân dân cấp huyện có quyền giải quyết sơ thẩm: 165
1.126.2.Toà kinh tế tỉnh có thẩm quyền giải quyết: 166
1.127.Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ 167
1.128.Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu 167
1.129.Thời hiệu khởi kiện: 168
1.129.1.Khái niệm: 168
1.129.2.Thời hiệu: 168
1.129.3.Thời điểm bắt đầu của thời hiệu khởi kiện: 168
VÕ SONG TOÀN
8
Bài giảng LKT
1.130.Điều kiện để tòa án giải quyết tranh chấp 168
1.130.1.Về chủ thể khởi kiện: 169
1.130.2.Vụ việc phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: 169
1.130.3.Hình thức khởi kiện: 169
1.130.4.Vụ án chưa được Tòa án giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật, trừ
trường hợp có quy định khác của pháp luật; 169
1.130.5.Thời hiệu khởi kiện 169
1.130.6.Không có thỏa thuận khác: 169
1.131.Đương sự: 169
1.131.1.Khái niệm: 169
1.131.2.Quyền và nghĩa vụ chung: 170
1.131.3.Nguyên đơn 170
1.131.4.Bị đơn 171
1.131.5.Người có quyền và lợi ích liên quan 171
1.132.Thủ tục giải quyết 171
1.132.1.Khởi kiện và thụ lý vụ án: 171
1.132.2.Chuẩn bị xét xử: 173

1.132.3.Hòa giải vụ án dân sự: 174
1.132.4.Phiên tòa sơ thẩm 175
1.132.5.Thủ tục phúc thẩm 176
1.132.6.Thủ tục xem xét lại bản án, quyết định có hiệu lực 176
1.133.Yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời: 178
1.133.1.Mục đích áp dụng: 178
1.133.2.Người yêu cầu: 179
1.133.3.Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: 179
1.133.4.Các biện pháp khẩn cấp tạm thời: 179
3.GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THÔNG QUA TRỌNG TÀI 180
1.134.Nhận thức chung 180
1.135.Tổ chức trọng tài 181
1.136.Thẩm quyền 181
1.137.Thủ tục 182
BÀI 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT KINH TẾ
Điều 57 Hiến pháp Việt Nam 1992:
“Công dân có quyền tự do kinh doanh theo qui định của pháp luật”
KHÁI QUÁT LUẬT KINH TẾ

1.1. Mở đầu:

Như các nước XHCN khác trước đây, nền kinh tế Việt Nam là kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Trong
đó, chỉ có hai thành phần chính sở hữu về tư liệu sản xuất là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể. Trong
đó, nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua kế hoạch tập trung. Từ năm 1986, chúng ta chủ trương
xây dựng nền kinh tế mới – nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN.
Trong thời kỳ phát triển nền kinh tế XHCN, nhà nước vừa là trung tâm quyền lực chính trị, vừa là
trung tâm quyền lực kinh tế. Do đó, luật kinh tế được xem là nền tảng pháp luật để củng cố địa vị của
các mô hình kinh tế XHCN.
VÕ SONG TOÀN
9

Bài giảng LKT
Trong một vài năm gần đây, hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh thay đổi một cách
nhanh chóng. Nhà nước và Chính phủ đã không ngừng thay đổi những qui định pháp luật lỗi thời,
thay vào đó là những văn bản hiện đại, mang khuynh hướng quốc tế.
Việc “Sống và làm việc theo pháp luật” không chỉ còn là một khẩu hiệu tuyên truyền, mà đây chính là
cuộc sống của các chủ thể kinh doanh trong thời gian sắp tới, nếu các bên không tuân theo luật chơi
chung của quốc gia và quốc tế thì có nghĩa là đã tự cô lập và tách ra khỏi cuộc chơi.
Người Việt Nam có một “truyền thống” hành xử trong các quan hệ không hoàn toàn theo các qui định
của pháp luật, mà đề cao tình cảm, cảm giác cá nhân. Pháp luật chỉ được xem là công cụ cuối cùng khi
các bên không còn sự lựa chọn nào khác. Chính vì vậy, thói quen cư xử ảnh hưởng đến các quan hệ
pháp luật trong kinh doanh. Các bên trong quan hệ đôi khi không quan tâm tới khía cạnh pháp lý, mà
chỉ chú ý đến kết quả kinh doanh mong muốn.
Cùng với quá trình hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam vào hệ thống kinh tế thế giới,
chúng ta cũng phải làm quen dần với cách xử sự theo pháp luật.
Cùng với sự phân công lao động xã hội ngày càng cao, ít doanh nghiệp nào có để đảm bảo cho mình
từ A tới Z các hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy nếu muốn tạo ra các “quan hệ” với những nhà sản
xuất, kinh doanh khác thì tất cả đều cần có chung một “tiếng nói” để có thể hiểu nhau trong những
mối quan hệ ngày càng phức tạp. “Tiếng nói” đấy không gì khác ngoài “pháp luật”, chỉ có pháp luật
mới có đủ các yếu tố đảm bảo một sự an toàn, bình đẳng, hiệu quả cho các chủ thể kinh doanh.
Luật kinh tế là một ngành luật dùng để điều chỉnh các quan hệ diễn ra trong hoạt động kinh doanh của
các chủ thể (mà chủ yếu là các doanh nghiệp).
Hiểu về pháp luật áp dụng trong kinh doanh quả là không dễ, khi quan điểm về “luật kinh tế là một
ngành luật độc lập” (hạn chế về nội dung) ở Việt Nam còn ngự trị và đang được giảng dạy trong các
cơ sở giáo dục tại Việt Nam.
1.2. Sự phát triển của Ngành Luật kinh tế:

Luật kinh tế Việt Nam trước đây bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hệ thống pháp luật chủ nghĩa xã hội
1

được xem là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật chung của quốc gia. Chính vì xem nó là

một ngành luật có vị trí độc lập trong hệ thống chung nên chúng ta đã xây dựng một hệ thống các văn
bản pháp luật chuyên biệt, tách khỏi hệ thống pháp luật dân sự nói chung
2
nên gây nhiều khó khăn
cho các bên ký kết cũng như sự quản lý của nhà nước khi thực hiện các quan hệ và khi xảy ra tranh
chấp…
Ngành luật kinh tế ở Việt Nam được du nhập từ hệ thống pháp luật của các nước xã hội chủ nghĩa vào
những năm 1970, trên cơ sở nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp. Nền kinh tế quốc
dân không được xem là một nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Nhà nước vừa là trung tâm quyền lực
chính trị và vừa là trung tâm quyền lực kinh tế. Ngành luật kinh tế tại các nước xã hội chủ nghĩa được
xem như là một ngành luật độc lập, tồn tại song song với các nghành luật lớn khác như dân sự, hình
sự.
Giai đoạn đến năm 1986
Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung
Đặc trưng của nền kinh tế:
- Chủ thể của nền kinh tế: cơ quan quản lý nhà nước và hệ thống doanh nghiệp nhà
nước, hợp tác xã.
- Các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế chủ yếu mang tính chất hành chính.
Nền kinh tế được điều khiển bởi kế hoạch của nhà nước, không vận động theo cơ chế thị
trường.
1
Khi đó, khái niệm Luật kinh tế được hiểu là tổng hợp các QPPL do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các
QHKT phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa cơ quan quản lý NN
về kinh tế và các tổ chức kinh tế XHCN hoặc giữa các tổ chức kinh tế XHCN với nhau nhằm thực hiện nhiệm
vụ kế hoạch của Nhà nước giao cho. – Luật kinh tế chủ yếu mang tính “kế hoạch”
2
“Hợp đồng kinh tế” được xem là một loại hợp đồng riêng biệt, được điều chỉnh bởi một văn bản luật
riêng với những qui định hoàn toàn khác với chế định hợp đồng chung trong xã hội dân sự.
VÕ SONG TOÀN
1 0

Bài giảng LKT
- Hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể mang tính chất kế hoạch hóa (hợp đồng theo chỉ
tiêu pháp lệnh) nên không hoàn toàn đúng ý nghĩa của một hợp đồng (hợp đồng là sự
thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên). Quan hệ kinh tế trở thành đơn thuần là các
quan hệ hành chính mệnh lệnh.
- Luật kinh tế không có chế định về phá sản, cạnh tranh, chống độc quyền.
Trong giai đoạn này, hai thành phần kinh tế chủ yếu được phát triển là kinh tế dựa trên sở hữu toàn
dân về tư liệu sản xuất (hệ thống doanh nghiệp nhà nước) và nhóm kinh tế dựa trên sở hữu tập thể về
tư liệu sản xuất (đặc trưng là hệ thống hợp tác xã). Yếu tố kế hoạch được đưa lên hàng đầu trong việc
vận hành nền kinh tế.
Luật kinh tế là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh chủ yếu giữa các tổ chức XHCN
với nhau trong quá trình lãnh đạo và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Chủ thể của luật kinh
tế chủ yếu là những tổ chức kinh tế dựa trên sở hữu toàn dân và tập thể đối với tư liệu sản xuất.
Trong thời kỳ này, việc kinh doanh chủ yếu được các tổ chức thuộc thành phần kinh tế thuộc sở hữu
nhà nước (quốc doanh) tiến hành. Vì vậy, để điều chỉnh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình
kinh doanh XHCN, luật kinh tế ghi nhận các chế độ pháp lý liên quan đến việc tổ chức và hoạt động
của các tổ chức kinh tế nhà nước. Nội dung của luật kinh tế bao gồm: địa vị pháp lý của các chủ thể
luật kinh tế; chế độ pháp lý về tài sản của các đơn vị kinh tế quốc doanh; chế độ pháp lý về kế hoạch
hóa nền kinh tế quốc dân; chế độ pháp lý hạch toán kinh tế; chế độ hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh
tế.
Giai đoạn từ 1986 – đến 2006:
Đổi mới nền kinh tế
Từ năm 1986, Cùng với sự thay đổi chính sách của Đảng và nhà nước, nền kinh tế Việt Nam chuyển
sang một giai đoạn mới, giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hiến pháp VN 1992, Luật đầu tư nước ngoài 1987, pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 luật Công ty
1990, Luật doanh nghiệp tư nhân 1990, pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1993, luật
doanh nghiệp nhà nước 1995, luật hợp tác xã 1996…được ban hành thể hiện sự thay đổi của pháp luật
đối với quan điểm kinh tế mới của nhà nước.
Đổi mới cơ chế kinh tế cũng dẫn tới việc thay đổi cơ bản nội dung của luật kinh tế. tuy nhiên, hiểu về
ngành luật kinh tế trong giai đoạn này vẫn chưa có nhiều sự khác biệt, vì hai thành phần kinh tế nhà

nước và tập thể vẫn được xem là chủ yếu và ưu tiên phát triển trong kế hoạch của nhà nước. những
chế định quan trọng của luật kinh tế như chế định hợp đồng kinh tế vẫn mang nặng dáng dấp của quan
hệ kinh tế XHCN, chứ không phải dựa trên sự tự do thỏa thuận.
Cùng với hai thành phần kinh tế chính (nhà nước và tập thể) các thành phần kinh tế khác được nhà
nước khuyến khích tham gia vào hoạt động kinh doanh: hộ gia đình, tư bản tư nhân…
Kinh tế thị trường đã xóa bỏ chế độ một hình thức sở hữu, nhà nước khuyến khích và phát triển một
cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với sự bình đẳng trước pháp luật.
Đặc điểm của nền kinh tế:
- Chủ thể nền kinh tế: đa dạng hơn. Ngoài các thành phần kinh tế truyền thống, có
thêm sự tham gia của các thành phần kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế của tư bản nước
ngoài.
- Nhà nước hạn chế dần quyền của mình trong quản lý kinh tế. Nền kinh tế dần được
vận hành theo cơ chế thị trường chung có định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
- Chế định về hợp đồng thể hiện sự tự do, tự thỏa thuận và tự quyết của các chủ thể
kinh doanh. Nhà nước chỉ điều tiết những hợp đồng quan trọng.
- Các chế định pháp luật để đảm bảo sự vận hành của nền kinh tế thị trường xuất hiện:
pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, thương mại, phá sản, cạnh tranh, chống độc quyền.
Trong vài năm gần đây, trước nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống luật kinh tế việt nam thay
đổi đáng kể theo hướng mở rộng và tự do hóa quyền kinh doanh, vai trò của nhà nước dần dần chỉ hạn
VÕ SONG TOÀN
1 1
Bài giảng LKT
chế trong việc quản lý vĩ mô, tạo một chính sách hợp lý và một môi trường pháp lý bình đẳng giữa
các chủ thể kinh doanh.
Nhận thấy con đường phát triển kinh tế đúng đắn, nhà nước tiếp tục mở rộng chính sách thông thoáng
và cở mở, Năm 1999 Quốc hội thông qua Luật doanh nghiệp, thay thế cho luật Công Ty và Luật
doanh nghiệp tư nhân 1990, luật doanh nghiệp nhà nước 2003 thay thế luật doanh nghiệp nhà nước
1995, bộ luật tố tụng dân sự 2004 thay thế pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1993, pháp
lệnh trọng tài thương mại 2003…đây là những văn bản quan trọng thể hiện chính sách nhất quán của
nhà nước đối với việc phát triển nền kinh tế thị trường.

Giai đoạn sau 2006:
Tháng 11/2006 Việt Nam gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Cùng với hiệu lực của một loạt các văn bản luật mới như Bộ luật dân sự 2005, luật doanh nghiệp
2005, luật đầu tư 2005, luật thương mại 2005 vào đầu năm 2006, luật pháp về hoạt động kinh doanh
có những thay đổi cơ bản quan trọng.
Vị trí của ngành luật kinh tế được nhìn nhận khác, tính độc lập so với các ngành luật khác cũng cần
phải xem lại.
Đối tượng được trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh tế được mở rộng.
Tại Việt Nam, xu hướng phát triển một lĩnh vực khoa học pháp luật thay cho luật kinh tế truyền thống
đã xuất hiện, đó là luật kinh doanh (điều chỉnh các hoạt động kinh doanh và các hoạt động liên quan
đến kinh doanh), luật thương mại (điều chỉnh các hoạt động thương mại…), pháp luật kinh doanh….
Khái niệm Luật kinh tế Việt Nam

Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, nhà nước vừa là trung tâm quyền lực chính trị vừa là chủ sở hữu
chung với những tư liệu sản xuất chủ yếu. Nhà nước thành lập các tổ chức kinh tế để tiến hành các
hoạt động sản xuất.
Thời kỳ đó, Luật kinh tế được hiểu: “là tổng hợp các qui phạm pháp luật do nhà nước ban hành, điều
chỉnh những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh
nghiệp hoặc giữa chúng với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, nhằm thực hiện các mục tiêu
kinh tế xã hội do nhà nước định ra.”
3
Hoặc “luật kinh tế thì luật kinh tế là một ngành luật, là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trật
tự quản lý và thực hiện các hoạt động kinh tế và điều chỉnh các quan hệ kinh tế giữa các tổ chức kinh
tế XHCN cũng như các đơn vị cấu thành bên trong của nó
4

Luật kinh tế được xem là một ngành luật trong hệ thống pháp luật VN, nó vừa có các nội dung của
công pháp, vừa có tư pháp. Điều chỉnh những mối quan hệ giữa những người kinh doanh với nhà
nước và giữa những người kinh doanh với nhau.
Hiện nay Việt Nam vẫn đang xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế tạo điều kiện cho nền

kinh tế nhiều thành phần phát triển, những văn bản pháp luật mang dấu ấn của thời kỳ quan liêu bao
cấp không còn phù hợp.
Hệ thống văn bản pháp luật phải đảm bảo:
a. Nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa
b. Các chủ thể kinh doanh phải chấp nhận rủi ro trong kinh doanh, không còn được
sự bao cấp của nhà nước như trước kia, do đó họ phải có quyền trong việc lựa
chọn hình thức và cách thức đầu tư, nhà nước phải tạo điều kiện tối đa.
c. Việc ký kết các loại hợp đồng trong kinh doanh là quyền tự do chọn lựa của các
bên, pháp luật phải là chỗ dựa vững chắc cho các loại hợp đồng, giảm những chi
phí không cần thiết cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
3
Xem định nghĩa tại các giáo trình luật kinh tế được xuất bản trước năm 2000 (vd: giáo trình luật kinh
tế của trường đại học luật Hà nội)
4
Trường đại học luật Hà Nội, giáo trình Luật Thương mại, NXB. Công An Nhân Dân. Quan điểm của
GS Laptev. (Liên Xô)
VÕ SONG TOÀN
1 2
Bài giảng LKT
d. Đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền.
Theo quan điểm truyền thống, luật kinh tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt
Nam vì có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng (xem 1.4)
Luật kinh tế là một khái niệm rộng và khó xác định một cách đầy đủ tất cả các nội dung của nó. Trong
thời điểm hiện tại, hoạt động kinh tế đã không giới hạn trong phạm vi một nhóm xã hội nhất định (các
tổ chức kinh tế nhà nước, tập thể) mà lan rộng ra tất cả các thành phần trong xã hội, người người, nhà
nhà làm kinh tế. cùng với xu thế chung, pháp luật cũng phải mở rộng phạm vi điều chỉnh của mình để
tránh những xáo động gây bất lợi cho sự ổn định của xã hội
5
.
Khái niệm về luật kinh tế thời điểm hiện nay được hiểu rộng hơn (không chỉ là các qui định điều

chỉnh quan hệ kế hoạch của nhà nước hay mối quan hệ kinh doanh giữa các thành phần kinh tế XHCN
hay giữa các pháp nhân kinh tế với nhau…) và có sự tham gia bởi nhiều thành phần chủ thể khác
nhau.
Luật kinh tế điều chỉnh những quan hệ phục vụ cho việc kinh doanh diễn ra đối với các chủ thể kinh
doanh từ khi nó được sinh ra, hoạt động và chấm dứt hoạt động.
Luật kinh tế phải đáp ứng được những yêu cầu sau của xã hội:
• Tạo ra những tiền đề pháp lý để ổn định các quan hệ kinh tế. Làm cho mọi thành phần
kinh tế phát huy được mọi tiềm năng sáng tạo và tiềm lực kinh tế vào sản xuất kinh doanh,
cung ứng các dịch vụ có ích cho xã hội.
• Pháp luật tạo ra cơ chế pháp lý đảm bảo sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh; các
thành phần kinh tế đều có những cơ hội như nhau để tiếp cận các nguồn lực chung của xã
hội.
• Đấu tranh phòng và chống một cách có hiệu quả những hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong
quá trình vận hành của nền kinh tế đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh
doanh, của mọi công dân, tổ chức.
• Đảm bảo đủ công cụ và phương tiện giải quyết các tranh chấp ngày càng phức tạp trong
kinh doanh.
1.3. Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật nói chung được hiểu chính là sự tác động của pháp luật vào các
quan hệ xã hội nhất định.
Luật kinh tế điều chỉnh những quan hệ nào trong hoạt động của chủ thể kinh doanh?
Do hoạt động của các chủ thể kinh doanh rất đa dạng và phức tạp, nên các quan hệ do luật kinh tế điều
chỉnh cũng rất đa dạng. tuy nhiên chúng ta có thể tổng hợp một số nhóm quan hệ như sau:
Quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh với cơ quan quản lý nhà nước về
kinh tế:

5
Vd như sự phát triển của các qui định pháp luật về chứng khoán.
VÕ SONG TOÀN

1 3
Luật kinh tế là tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ pháp luật phát sinh trong quá trình hình thành,
hoạt động, tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh doanh
của các chủ thể kinh doanh.
Bài giảng LKT
VD: Quan hệ trong việc đặt ra chính sách phát triển của doanh nghiệp: ưu đãi đầu tư cho một
số ngành nghề nhất định, hạn chế đầu tư…; Quan hệ giữa người kinh doanh với Sở Kế hoạch đầu
tư tỉnh trong việc thành lập doanh nghiệp, chi nhánh; với Sở thương mại trong việc quảng cáo,
khuyến mại; với các bộ, cơ quan chuyên ngành trong việc xin giấy phép để thực hiện một số hành
vi cụ thể trong kinh doanh…
Khi tham gia vào các quan hệ này, các bên tham gia có địa vị pháp lý khác nhau:
- Một bên là cơ quan nhà nước có chức năng quản lý, điều chỉnh các hoạt động kinh
doanh: Chính phủ, Các bộ, cơ quan ngang bộ, sở, UBND các cấp, tòa án nhân dân…
- Bên còn lại: các chủ thể kinh doanh: doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh…chịu
dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước.
Quan hệ trên thể hiện chức năng quản lý kinh tế của nhà nước: nhà nước đặt ra chính sách phát triển
kinh tế chung cho xã hội, chuẩn mực kinh doanh… Nhà nước tham gia vào kiểm tra, giám sát hoạt
động kinh doanh; nhà nước yêu cầu các chủ thể kinh doanh phải thực hiện một số nghĩa vụ của mình
đối với xã hội…
Đặc điểm của nhóm quan hệ này chính là vị trí pháp lý không ngang bằng trong các quan hệ, thể hiện
ở việc một bên có quyền áp đặt chính sách, bên còn lại phải tuân thủ và thực hiện cho đúng.
Hình thức pháp lý của nhóm quan hệ trên:
- Là những văn bản pháp luật chung của nhà nước:
vd: Luật đầu tư, luật cạnh tranh….; Nghị định của chính phủ về đăng ký kinh doanh, chống bán
phá giá….; thông tư của ngân hàng nhà nước về lãi suất, ngoại hối…; quyết định, chỉ thị của
UBND tỉnh về kinh doanh…
- Hoặc những văn bản chuyên biệt dành cho các chủ thể cụ thể:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp cho Công ty X; Giấy phép xuất bản cho công ty Y;
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự cho Z, Phán quyết của tòa án…

Phương pháp điều chỉnh trong nhóm quan hệ này nhà nước sử dụng chủ yếu là “phương pháp quyền
uy, mệnh lệnh”, trong đó chủ thể kinh doanh phải thực hiện một số việc nhất định theo mong muốn
của nhà nước:
vd: Muốn kinh doanh ngân hàng thì phải được sự đồng ý của nhà nước.
Ngoài ra, trong thời gian gần đây, nhà nước còn sử dụng “phương pháp định hướng”: nhà nước
khuyến khích thực hiện các hoạt động kinh doanh cần thiết cho sự phát triển toàn diện của xã hội. Nếu
như doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề mũi nhọn, quan trọng sẽ được ưu đãi, giảm thuế, hỗ
trợ xúc tiến kinh doanh ra nước ngoài….
1.3.1. Quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh với nhau trong việc tham gia vào quá
trình kinh doanh:

Trong hoạt động kinh doanh của mình, các chủ thể luôn phải tham gia vào các quan hệ nhất định để
thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình, cũng như để tồn tại.
VD: liên kết kinh doanh, đầu tư cổ phần, mua bán hàng hóa, nguyên vật liệu; quảng cáo; cung
cấp dịch vụ…
Quan hệ này luôn luôn phát sinh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau trong quá trình hoạt động của
mình, các bên tham gia vào với mục đích đạt được lợi nhuận tối đa. Đây được xem là những quan hệ
xảy ra thường xuyên nhất, mức độ phức tạp cao nhất.
Để đảm bảo các bên có quyền tự do kinh doanh, nhà nước chủ yếu chỉ đặt ra các nguyên tắc cơ bản
cho các hoạt động của chủ thể (vd: các nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh, nguyên tắc ký kết và thực
hiện hợp đồng…) còn hoạt động cụ thể do các bên tự quyết định và đảm bảo không vượt quá hàng rào
chắn của pháp luật.
VÕ SONG TOÀN
1 4
Bài giảng LKT
Nhóm quan hệ này hình thành trực tiếp trong quá trình kinh doanh của các chủ thể, thể hiện vị trí
pháp lý độc lập, bình đẳng của các bên, các bên có quyền tự do chọn lựa, quyết định nơi đầu tư, người
mua, người bán, giá cả hàng hóa…
• Phương pháp điều chỉnh trong nhóm quan hệ này chủ yếu là “phương pháp bình
đẳng, thỏa thuận”, các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể hoàn toàn dựa trên

nguyên tắc thỏa thuận, không được áp đặt hay mệnh lệnh.
Chú ý: Trong một số quan hệ nhất định, nhà nước có thể hạn chế sự tự do thỏa thuận của các
bên nhằm mục đích bảo đảm an toàn chung cho đời sống xã hội và quốc gia:
vd: không thể thỏa thuận về giá bán xăng, điện, viễn thông…
1.3.2. Quan hệ phát sinh trong việc tổ chức, quản lý nội bộ của chủ thể kinh doanh:

Sự trật tự, ổn định nội bộ quyết định sự tồn tại lâu dài của chủ thể kinh doanh. Trên thực tế không ít
những doanh nghiệp đã phải chấm dứt sự nghiệp của mình do tranh mâu thuẫn nội bộ khiến không thể
tiếp tục kinh doanh được.
Quan hệ nội bộ được pháp luật điều chỉnh chỉ ở một mức độ nhất định, tự chủ thể kinh doanh phải chi
tiết hóa thành những văn bản riêng của mình để giải quyết các quan hệ nội bộ tốt nhất.
vd: Điều lệ hoạt động, qui chế, nội qui làm việc, họp hành, qui trình sản xuất….
Nhóm quan hệ nội bộ gồm có 2 nhóm:
Nhóm quan hệ giữa những người đầu tư với nhau:

Nhóm quan hệ này thể hiện mối quan hệ giữa những người đầu tư với nhau khi thành lập và vận hành
chủ thể kinh doanh chung của họ. Thể hiện chủ yếu trong việc phân công quyền quản lý doanh
nghiệp, hợp tác xã, trong việc tham gia giải quyết các vấn đề chung của công ty, trong việc phân chia
lợi nhuận thu được, cũng như việc chia sẻ trách nhiệm chung…
VD: quan hệ giữa các xã viên hợp tác xã với nhau trong việc sử dụng những lợi ích từ hoạt
động của hợp tác xã; quan hệ giữa các cổ đông trong công ty cổ phần về việc bầu chọn thành
viên hội đồng quản trị; quan hệ giữa các thành viên hợp danh với nhau trong việc phân công
quyền và nghĩa vụ của từng thành viên để tham gia vào công cuộc kinh doanh chung của công ty
hợp danh; quan hệ đề cử hội đồng quản trị, ban giám đốc giữa bên Việt Nam và bên Nước ngoài
trong doanh nghiệp liên doanh…
1.3.2.1. Nhóm quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu quản lý, vận hành chủ thể
kinh doanh:

Nhóm quan hệ này là những quan hệ giữa các bộ phận quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã để giúp
cho chủ thể vận hành một cách trơn tru trong nền kinh tế thị trường khắc nghiệt.

Vd: Quan hệ giữa phân xưởng sản xuất 1 và phân xưởng sản xuất 2 của doanh nghiệp; Quan
hệ giữa Đại Hội đồng Cổ Đông và Hội Đồng Quản Trị của công ty Cổ phần trong việc phát hành
thêm Cổ phiếu của công ty; Quan hệ giữa công ty và chi nhánh của mìn; quan hệ giữa công ty
phụ thuộc và tổng công ty…
Nhóm quan hệ này pháp luật chỉ qui định ở mức hạn chế nhất định để đảm bảo sự tự do cho chủ thể
trong vấn đề quản lý nội bộ của mình. Do đó chủ thể phải tự mình nghiên cứu và đưa ra cách quản lý
nội bộ tốt nhất thông qua các qui chế làm việc, qui chế trao đổi thông tin giữa các bộ phận…
1.3.3. Quan hệ phát sinh giữa các cơ quan tố tụng với các bên tranh chấp trong
quan hệ kinh doanh:

Đây là nhóm quan hệ phát sinh khi các chủ thể kinh doanh có tranh chấp với nhau trong quá trình
kinh doanh.
Vd: tranh chấp hợp đồng, tranh chấp mua bán cổ phần, tranh chấp về quyền quản lý công ty.
VÕ SONG TOÀN
1 5
Bài giảng LKT
Và tranh chấp được các bên đưa ra giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp
trong kinh doanh.
Quan hệ trên được gọi là quan hệ tố tụng.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp là tòa án nhân dân và các trung tâm trọng tài thương
mại.
1.4. Phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế

Phương pháp điều chỉnh là cách thức mà nhà nước sử dụng để tác động vào hành vi của các bên trong
quan hệ.
vd: bắt buộc phải thực hiện hoặc cho chủ thể tự do quyết định.
Phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế mềm dẻo và linh động hơn một số các lĩnh vực khác
của pháp luật để đảm bảo cho hoạt động và phát triển các quan hệ kinh doanh một cách tốt nhất.
1.4.1. Phương pháp quyền uy:


Đây là cách thức nhà nước áp dụng đối với các hoạt động kinh doanh như một mệnh lệnh mà các chủ
thể phải nghiêm chỉnh thực hiện đúng, không có sự chọn lựa: vd muốn kinh doanh thì phải làm thủ tục
thành lập cơ sở kinh doanh, phải báo cáo hoạt động, phải xin giấy phép thực hiện một số hành vi kinh
doanh nhất định, không được kinh doanh các hành vi cấm…
Phương pháp này giúp nhà nước thực hiện tốt hơn việc quản lý xã hội, hạn chế rủi ro trong hoạt động
kinh doanh…và có thể hoàn thành sứ mệnh của mình đối với việc quản lý hoạt động kinh doanh ngày
càng đa dạng và phức tạp.
1.4.2. Phương pháp thỏa thuận, bình đẳng:

Trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc tự do thỏa thuận, tự do ý chí là cơ bản nhất.
Các chủ thể tham gia vào các quan hệ với nhau một cách bình đẳng và dựa trên cơ sở thỏa thuận. Pháp
luật thừa nhận và đảm bảo cho điều này.
Bình đẳng là sự tương đồng về quyền và nghĩa vụ khi tiến hành đàm phán, thiết lập các quan hệ pháp
luật với nhau.
Thỏa thuận là không có sự ép buộc của bất cứ bên nào để tiến tới hình thành các quan hệ kinh doanh.
Nếu có, pháp luật sẽ không thừa nhận và vô hiệu hóa nó.
1.4.3. Phương pháp định hướng, hướng dẫn

Phương pháp này được nhà nước sử dụng với mục đích khuyến khích sự phát triển hài hòa và có định
hướng của nền kinh tế. Không mang tính chất ép buộc đối với các chủ thể kinh tế.
“Định hướng, hướng dẫn” giúp cho chủ thể có những nhìn nhận nhất định về kế hoạch kinh doanh và
giúp cho nhà nước phát triển được nền kinh tế một cách trật tự.
Phương pháp này thể hiện ở các chính sách về thuế, ưu đãi việc sử dụng đất, xúc tiến thương mại…
khuyến khích các chủ thể kinh doanh đầu tư vào những lĩnh vực đang cần phát triển của đất nước và
giúp các chủ thể kinh doanh tiến hành các hoạt động hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
1.5. Các nguyên tắc cơ bản của luật kinh tế hiện nay.

1.5.1. Nguyên tắc tự do kinh doanh (Đ.57 HP 92).

Hiến pháp Việt Nam 1946, 1980 chưa công nhận quyền tự do kinh doanh.

Tại Đ57 HP 92 quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”
VÕ SONG TOÀN
1 6
Bài giảng LKT
Quyền tự do kinh doanh thể hiện:
Các chủ thể được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật.
Nghĩa là, chúng ta có quyền đăng ký kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Ví dụ: kinh doanh ăn uống, cơ khí, dịch vụ bảo vệ v v
Tuy nhiên, trên thực tế, một số các ngành nghề đặc trưng như điện, hàng không, xăng dầu, bưu chính
viễn thông, nước….Nhà nước không cho phép tự do kinh doanh và có sự hạn chế nhất định.
Các chủ thể được tự do lựa chọn hình thức kinh doanh, quy mô kinh doanh, địa bàn kinh doanh.
Tự do trong lĩnh vực hợp đồng: Các bên được tham gia ký kết hợp đồng trên tinh thần bình đẳng, thỏa
thuận.
Tự do lựa chọn hình thức, phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh.
(Hòa giải, thỏa thuận hoặc Tòa án, trọng tài trong nước, trọng tài quốc tế )
Lưu ý: Nguyên tắc này không áp dụng một cách đầy đủ đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
1.5.2. Nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh:

Doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh
hợp pháp trong kinh doanh.
Việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà
nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và phải
tuân theo các quy định của luật cạnh tranh
6
.
Như vậy pháp luật công nhận cạnh tranh như một phần trong nền kinh tế thị trường và đảm bảo công
bằng trong hoạt động cạnh tranh của các chủ thể.
Pháp luật cấm các hành vi hạn chế sự cạnh tranh (giảm, sai lệch, hạn chế sự cạnh tranh trên thị trường,
lạm dụng vị thế chiếm lĩnh thị trường, độc quyền kinh tế …) và cấm các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh.

1.5.3. Nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh.

Luật kinh tế không có sự phân biệt đối xử giữa các loại chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh
tế ở Việt Nam. Sự bình đẳng này thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:
- Bình đẳng trong việc tham gia các quan hệ kinh doanh.
- Bình đẳng trong cơ hội tiếp cận các ưu đãi, nguồn lực chung của nhà nước và xã hội.
- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi quyền và nghĩa vụ đã được xác định.
- Bình đẳng về trách nhiệm nếu chủ thể không thực hiện đúng các nghĩa vụ hoặc không
thực hiện nghĩa vụ của họ.
6
Điều 4 Luật cạnh tranh 2005
VÕ SONG TOÀN
1 7
Điều 50 BLDS 2005:
“Quyền tự do kinh doanh của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo
vệ.
Cá nhân có quyền lựa chọn hình thức, lĩnh vực, ngành nghề kinh
doanh, lập doanh nghiệp, tự do giao kết hợp đồng, thuê lao động
và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật.”
Bài giảng LKT
1.5.4. Nguyên tắc tự do thỏa thuận:

Tự do thỏa thuận là một trong những nét cơ bản của kinh tế thị trường. Các chủ thể trên cơ sở tự do ý
chí của mình thỏa thuận về nội dung thực hiện hoạt động với các cá nhân và tổ chức khác trong xã
hội.
Tự do thỏa thuận thể hiện ở chỗ các bên có quyền tự quyết định nội dung, hình thức, phương pháp
thực hiện hoạt động kinh doanh với nhau và nhà nước không có quyền can thiệp vào nội dung thỏa
thuận đó.
Tất nhiên, mọi hoạt động kinh doanh không phải là tự do tuyệt đối của các chủ thể kinh doanh, mà
trong đó còn có sự định hướng của nhà nước và phải đảm bảo các lợi ích công cộng. các bên không

thể dựa trên sự tự do của mình để thỏa thuận các nội dung thực hiện gây thiệt hại cho lợi ích của nhà
nước và xã hội.
CHỦ THỂ LUẬT KINH TẾ:

Những cá nhân, tổ chức thỏa mãn các yêu cầu của pháp luật để tham giam vào các quan hệ do các qui
định của luật kinh tế điều chỉnh.
Cùng với quan điểm toàn dân làm kinh tế, mở rộng các đối tượng tham gia vào các quan hệ kinh
doanh, chủ thể luật kinh tế ngày càng phong phú và đa dạng, không chỉ bao gồm 2 thành phần kinh tế:
nhà nước và tập thể trong thời kỳ bao cấp nữa.
Tuy nhiên, quan hệ kinh doanh là quan hệ quan trọng, ảnh hưởng nhiều tới đời sống xã hội nên để
tham gia vào các quan hệ pháp luật kinh doanh thì chủ thể thỏa mãn những yêu cầu nhất định của
pháp luật.
1.6. Nhà nước:

Nhà nước - với vai trò điều tiết nền kinh tế thị trường, đảm bảo sự công bằng trong xã hội, đảm bảo
sự trật tự, ổn định chung, hạn chế sự tùy tiện trong bản chất của nền kinh tế thị trường - tham gia với
tư cách của người quản lý nền kinh tế.
Nhà nước thông qua các cơ quan của mình, một cách có hệ thống, tham gia vào việc quản lý hoạt
động kinh doanh của các chủ thể khác. Để đảm bảo cho ý chí của nhà nước được truyền đạt, vận dụng
một cách có hiệu quả, nhà nước phân quyền cho các cơ quan nhà nước khác nhau, tham gia quản lý tất
cả các lĩnh vực của hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp này, các cơ quan nhà nước tham gia với
một địa vị pháp lý có quyền áp đặt ý chí của nhà nước lên các chủ thể khác. (quan hệ quyền uy)
Vd: Chính phủ, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ nông nghiệp, ngân hàng nhà nước, Tổng cục thuế, ủy
ban nhân dân tỉnh…
Mỗi cơ quan nhà nước khác nhau có thẩm quyền khác nhau khi tham gia quản lý các quan hệ kinh
doanh. Thẩm quyền cụ thể được qui định trong luật pháp.
Nguyên tắc thực hiện quyền quản lý của cơ quan nhà nước “chỉ làm những gì pháp luật cho phép”.
Trong những trường hợp nhất định, nhà nước thông qua các cơ quan của mình có thể tham gia vào
hoạt động kinh doanh với tư cách chủ thể kinh doanh (không với tư cách quản lý), khi đó cũng phải
đáp ứng những yêu cầu của chủ thể kinh doanh (xem 2.2)

Xem xét tư cách quản lý của các CQNN với hoạt động kinh doanh về thẩm quyền, chúng ta có thể
phân loại các cơ quan nhà nước theo một số tiêu chí:
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung, thẩm quyền riêng
- Cơ quan nhà nước trung ương địa phương
1.7. Tổ chức kinh tế:

Là những tổ chức được thành lập để tham gia vào hoạt động kinh tế.
Để tham gia trực tiếp và trở thành chủ thể do Luật kinh tế điều chỉnh, tổ chức kinh tế phải đảm bảo
một số điều kiện cơ bản như sau:
VÕ SONG TOÀN
1 8
Bài giảng LKT
Được thành lập hợp pháp:
Bất kỳ một tổ chức kinh tế hoạt động tại Việt Nam đều phải được nhà nước công nhận chính thức về
mặt pháp lý. Để được công nhận thì những nhà sáng lập phải tiến hành thành lập thông qua những thủ
tục do pháp luật qui định.
Thủ tục thành lập hợp pháp không chỉ là thủ tục để đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, mà còn
chính là cơ sở cần thiết để nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức đó.
Thủ tục thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam hiện tại tương đối đơn giản về mặt thủ tục và phù hợp
với chuẩn mực quốc tế. Pháp luật qui định những thủ tục ít rườm rà, đơn giản cho người đầu tư và
hạn chế sự nhũng nhiễu của công chức nhà nước trong việc thành lập chủ thể kinh doanh.
Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực có thể gây ảnh hưởng lớn tới đời sống xã hội nên nhà nước có qui
định cách thành lập riêng nhằm mục đích kiểm tra tốt nhất, tránh gây nguy hiểm cho xã hội (vd: Ngân
hàng, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán….)
Trên thực tế tại Việt Nam vẫn tồn tại những mô hình kinh doanh tự phát
7
, có tham gia vào hoạt động
kinh doanh chung, nhưng không tiến hành thủ tục chính thức về mặt pháp luật, nên không được công
nhận như một tổ chức kinh tế. thực tiễn cho thấy hoạt động như vậy gây rủi ro rất nhiều cho những
người tham gia và khi tranh chấp xảy ra thì không thể đảm bảo quyền lợi cho họ.

Các tổ chức kinh tế được tồn tại dưới một hình thức nhất định: hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước,
công ty cổ phần…. và có tên gọi riêng biệt để phân biệt với các tổ chức khác.
Có tài sản riêng:
Tài sản là cơ sở quan trọng để chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh của mình và chịu trách nhiệm
độc lập với các chủ thể khác.
Tài sản có thể là tiền, vật hoặc những quyền nhất định theo qui định của pháp luật. Giá trị của tài sản
được qui ra một chuẩn mực chung bằng tiền đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ (đối với tổ chức kinh
tế nước ngoài hoặc liên doanh)
Đối với các tổ chức kinh tế, nhà nước yêu cầu phải có khối tài sản nhất định thuộc quyền quyết định
của tổ chức đó.
Khi thành lập và trong quá trình hoạt động, tổ chức kinh tế phải công khai về số tài sản của mình.
Trong trường hợp có sự thay đổi nhất định về khối lượng tài sản thì tổ chức kinh tế có nghĩa vụ thông
báo với cơ quan quản lý nhà nước.
Để đảm bảo chủ thể có khả năng sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của mình, quyền về tài
sản phải được độc lập, tách biệt với những chủ thể khác. Như vậy, chủ thể phải có quyền sở hữu hoặc
quản lý tách biệt. Điều này thể hiện trong thủ tục góp vốn thành lập tổ chức kinh tế, thủ tục cấp phát
vốn – đối với doanh nghiệp nhà nước thành lập.
Dấu hiệu tài sản của tổ chức kinh tế thể hiện trong vốn đăng ký (vốn điều lệ, vốn đầu tư) của tổ chức
đó.
Vd: Công ty A khi thành lập có vốn điều lệ là 2 tỉ đồng Việt Nam
Có thẩm quyền kinh tế:
Thẩm quyền kinh tế chính là những quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế khi tham gia trực tiếp vào
hoạt động kinh doanh. Chủ thể không thể thực hiện các hành vi kinh doanh nếu như không có thẩm
quyền.
Vd: quyền mua bán, tiêu thụ, thực hiện dịch vụ, xuất nhập khẩu hàng hóa…
Thẩm quyền kinh tế chính là tập hợp của quyền và nghĩa vụ nhất định mà nhà nước công nhận cho
một tổ chức kinh tế nhất định. Do đó, trên thực tế chúng ta thấy có những tổ chức kinh tế có thẩm
quyền kinh tế hoàn toàn khác nhau.
Vd: Ngân Hàng thương mại cổ phần A được quyền huy động vốn, cho vay…
7

Hội chơi hụi, họ; nhóm kinh doanh tự phát để mua bán hàng hóa, quyền sử dụng đất…
VÕ SONG TOÀN
1 9
Bài giảng LKT
Công ty trách nhiệm hữu hạn B được quyền kinh doanh dược phẩm…
Những hành vi kinh doanh mà một chủ thể có thể thực hiện trong hoạt động kinh doanh của mình
chính là thẩm quyền kinh tế của nó.
Như vậy, thẩm quyền kinh tế chính là phạm vi, ranh giới hoạt động của một chủ thể kinh tế, nếu như
vượt qua phạm vi này thì sẽ trái với các qui định của pháp luật.
Vd: Một công ty kinh doanh thức ăn gia súc sẽ không được mua bán thuốc thú y.
Thẩm quyền kinh tế chính là căn cứ để nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh tế.
Như vậy, do mục đích, lĩnh vực, chức năng hoạt động của các tổ chức kinh tế không giống nhau nên
thẩm quyền kinh tế của từng tổ chức kinh tế khác nhau sẽ khác nhau.
Thẩm quyền kinh tế mang tính chất chuyên biệt đối với từng tổ chức kinh tế và được xác định thông
qua những qui định của pháp luật từ chung tới riêng cho từng loại tổ chức kinh tế khác nhau.
Việc xác định cụ thể cho từng tổ chức kinh tế khác nhau phải dựa trên: Văn bản pháp luật chung và
riêng cho loại hình tổ chức kinh tế, giấp phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh… của
tổ chức đó.
1.8. Cá nhân kinh doanh:

Trong nền kinh tế Việt Nam, nhà nước công nhận cá nhân có thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động
kinh doanh.
Để có thể tham gia, cũng như tổ chức kinh tế, cá nhân kinh doanh phải thỏa mãn một số yêu cầu của
pháp luật.
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:
Năng lực hành vi dân sự đầy đủ là điều kiện tối thiểu để cá nhân có thể tự mình xác lập quyền và tham
gia trực tiếp vào các quan hệ kinh doanh.
Theo pháp luật dân sự, cá nhân từ đủ sáu tuổi trở lên đã bắt đầu có năng lực hành vi dân sự và có thể
trực tiếp tham gia vào các quan hệ pháp luật nhất định.
Tuy nhiên, để có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh thì đòi hỏi cá nhân phải đạt đến sự phát triển

toàn diện hơn thì mới có thể tự bảo vệ lợi ích của mình.
Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và được trực tiếp tham gia
vào các hoạt động kinh doanh.
vd: công dân A sinh vào ngày 01/01/1980 thì sẽ được quyền trực tiếp tham gia vào kinh doanh
sau ngày 01/01/1998.
Có một số trường hợp cá nhân đủ 18 tuổi nhưng vẫn xem là chưa hoặc không có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ nên vẫn không trực tiếp tham gia vào các quan hệ kinh doanh được.
Đó là những cá nhân bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được
hành vi của mình hoặc Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích
8
.
Không bị cấm, hạn chế quyền tham gia vào hoạt động kinh doanh:
Theo qui định của pháp luật, một số cá nhân có thể bị hạn chế hoặc không được tham gia trực tiếp vào
các quan hệ kinh doanh.
Đó là những cá nhân có một địa vị xã hội khiến họ không thể tham gia hoạt động kinh doanh:
công chức nhà nước, công nhân quốc phòng, cán bộ quản lý nghiệp vụ của doanh nghiệp nhà
nước…hoặc bị hạn chế vì một số lý do đặc biệt: người đang chấp hành hình phạt tù, người điều
hành doanh nghiệp đã bị phá sản do lỗi của chính mình….
Có tài sản riêng
Cá nhân kinh doanh phải có tài sản riêng để sử dụng cho kinh doanh và tự chịu trách nhiệm trên khối
tài sản đó.
8
Điều 22, 23 Bộ Luật Dân sự VN 2005
VÕ SONG TOÀN
2 0
Bài giảng LKT
Trong trường hợp tài sản hình thành do vay mượn thì pháp luật vẫn xem đó là tài sản của người kinh
doanh và cũng là đối tượng của trách nhiệm về mặt tài sản trong kinh doanh.
Có đăng ký kinh doanh:
Để có quyền thực hiện các hành vi kinh doanh, cá nhân phải tiến hành đăng ký kinh doanh tại cơ quan

nhà nước có thẩm quyền.
Thủ tục đăng ký kinh doanh chính là thủ tục để chuyển quyền tự do kinh doanh trong qui định trên
giấy tờ của nhà nước thành quyền cụ thể của người đầu tư.
1.9. Các chủ thể khác

Các chủ thể ở 2.1, 2.2, 2.3 được xem là chủ thể chính thức của luật kinh tế, vì các chủ thể đó được
thành lập, tổ chức hoạt động để tham gia trực tiếp vào các quan hệ kinh doanh.
Ngoài các chủ thể trên, trong thực tế còn những cá nhân, tổ chức khác cũng có tham gia vào hoạt động
kinh doanh, nhưng không phải là hành vi thường xuyên, vì đó không phải là chức năng chính của các
cá nhân, tổ chức đó.
Ví dụ: Nhà đầu tư vào doanh nghiệp, Trường học, viện nghiên cứu, nhà khoa học, hộ gia
đình….
Khi tham gia vào các quan hệ kinh doanh thì cũng có địa vị pháp lý bình đẳng với các chủ thể kinh
doanh khác.
Các chủ thể này được hình thành hợp pháp theo các qui định về tổ chức, đăng ký chung của pháp luật,
không có nghĩa vụ phải đăng ký kinh doanh như các chủ thể kinh doanh chính thức.
NGUỒN LUẬT KINH TẾ:

1.10. Nhận thức chung

Nguồn luật kinh tế là tổng hợp tất cả cơ sở pháp lý được nhà nước thừa nhận để điều chỉnh các quan
hệ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế.
Trong thời đại mà pháp luật sẽ làm nền tảng cho các quan hệ quan trọng thì nguồn luật có một vị vô
cùng quan trọng, nó làm nền tảng, sơ sở ràng buộc trách nhiệm các bên.
Nguồn luật kinh tế là nền tảng tạo ra địa vị pháp lý cho các chủ thể kinh doanh, là giới hạn thẩm
quyền của các cơ quan quản lý nhà nước.
Văn bản pháp luật:
Nguồn luật kinh tế thể hiện dưới dạng các văn bản qui phạm pháp luật. Các văn bản pháp luật khác
nhau có hiệu lực áp dụng khác nhau, tùy theo loại văn bản và cơ quan ban hành.
Án lệ:

Tại Việt Nam án lệ không được xem là nguồn của pháp luật, nên quyết định của tòa án trong các vụ
việc cụ thể chỉ là cơ sở để tham khảo.
Tập quán kinh doanh:
Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và trong sinh hoạt thường
ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một qui ước chung của cộng
đồng
9
.
Tập quán thương mại là những qui tắc xử sự hoặc thói quen hình thành từ trước, được thừa nhận một
cách rộng rãi trên một vùng lãnh thổ hoặc một lĩnh vực thương mại.
Các tập quán sử dụng không được trái các nguyên tắc của pháp luật Việt Nam, không trái đạo đức xã
hội
10
.
9
Nghị quyết 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005, phần II, mục 2.7
10
Theo 04/2005/NQ-HĐTP
VÕ SONG TOÀN
2 1
Bài giảng LKT
Tập quán kinh doanh chỉ được xem là nguồn bổ sung phụ trợ khi pháp luật không có qui định
11
.
Pháp luật Việt Nam cho phép các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế được thỏa thuận áp dụng
tập quán thương mại quốc tế
12
.
Cần chú ý là tập quán chỉ được áp dụng trong những điều kiện sau:
- khi pháp luật không có qui định. Như vậy, việc áp dụng tập quán chỉ để bổ sung

những vấn đề mà pháp luật chưa qui định hoặc không thấy cần thiết để qui định.
- Khi các bên không có thỏa thuận. Nếu các bên đã có thỏa thuận nào khác thì sẽ áp
dụng theo thỏa thuận
13
.
- Thứ 3, tập quán chỉ được áp dụng khi không trái với những nguyên tắc của pháp luật.
Thói quen thương mại:
Những cách xử sự được hình thành giữa các chủ thể với nhau và được lập đi lập lại nhiều
lần trong một thời gian dài, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ
trong hợp đồng thương mại, được xem là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ các bên
14
.
Luật thương mại 1997 – luật thương mại đầu tiên của Việt Nam chưa công nhận loại
nguồn này.
1.11. Phân loại văn bản pháp luật:

1.11.1. Dựa trên hiệu lực của văn bản:

1.11.1.1. Văn bản luật:

Là văn bản có hiệu lực cao nhất trong
- Hiến pháp: Là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định những vấn đề cơ bản
nhất về chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân…
Hiến pháp Việt Nam năm 1992 là nguồn có giá trị pháp lý cao nhất. Hiến pháp có vai trờ đặc biệt
quan trọng. Những qui định của HP là nền tảng, cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện luật kinh tế.
Tại chương II qui định về Chế độ kinh tế.
- Bộ luật, luật: BLDS 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật HTX 2003, Luật Đầu tư
2005…do Quốc hội ban hành, quy định những vấn đề quan trọng trong quản lý kinh tế
của Nhà nước và trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Ví dụ: Trong một số đồng bào dân tộc thiểu số có tập quán khi người mẹ chết chỉ các con gái có
quyền, còn các con trai không có quyền hưởng phần di sản của người mẹ quá cố để lại. Trong vụ
tranh chấp di sản thừa kế do người mẹ để lại, nếu người con gái viện dẫn tập quán đó để bác bỏ quyền
thừa kế của các thừa kế là con trai, thì tập quán này không được chấp nhận. Vì đây là tập quán lạc hậu
về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ theo quy định tại phụ lục B “Danh mục phong tục, tập
quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình của các dân tộc bị nghiêm cấm áp dụng hoặc cần vận động xóa
bỏ” ban hành kèm theo Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27-3-2002 của Chính phủ quy định việc
áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đối với các dân tộc thiểu số.
11
Điều 3 BLDS
12
Điều 5, khoản 2 luật thương mại 2005.
13
Công ty A và công ty B ký kết một hợp đồng, trong đó bên A góp nguyên liệu bằng hạt điều thô
nhập khẩu, bên B tổ chức sản xuất chế biến thành hạt điều nhân xuất khẩu đảm bảo được lợi nhuận tối
thiểu là 11.924.794đ cho mỗi tấn nhân xuất khẩu, lợi nhuận chia theo thỉ lệ 80/20. Một thời gian thì
bị thua lỗ nặng, hai bên thỏa thuận chia lời, thì theo thông lệ lời ăn lỗ chịu. tuy nhiên, bên B đã tự
nguyện gánh chịu rủi ro về mình và thỏa thuận nếu lỗ thì tự gánh chịu. như vậy, trong trường hợp này,
đã có sự thỏa thuận về rủi ro, nên tập quán “lời ăn, lỗ chịu” theo tập quán sẽ không được áp dụng.
14
Điều 3 Luật Thương mại 2005.
VÕ SONG TOÀN
2 2
Bài giảng LKT
1.11.1.2. Văn bản dưới luật

- Nghị quyết của Quốc hội về phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước về kinh
tế.
Ví dụ: Nghị quyết 56/2006/NQ-QH 29/6/2006 của quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội 5 năm 2006-2010

- Pháp lệnh của UBTVQH được ban hành để giải thích, hướng dẫn cụ thể những quy
định của Luật, hoặc quy định những vấn đề mà Luật chưa đủ “chín muồi” để ban hành:
Ví dụ: Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003.
- Nghị quyết, nghị định của Chính phủ và Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng
Chính phủ.
Ví dụ: chỉ thị số 27/2006/CT-TTg ngày 7/8/2006 về một số giải pháp cần tập trung chỉ đạo trong
những tháng cuối năm để phấn đấu hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán
ngân sách nhà nước năm 2006.
Quyết định 192/2006/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “phát triển kinh
tế- xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2010”
- Quyết định, thông tư, chỉ thị của các Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ
Ví dụ: thông tư liên tịch 07/2001/TTLT/BKH-TCTK ngày 1/11/2001 về ngành nghề kinh doanh
sử dụng trong đăng ký kinh doanh.
- Quyết định, chỉ thị của UBND các cấp
Ví dụ: quyết định số 200/2004/QĐ-UB của UBND TP. HCM ngày 18/8/2004 Về việc công bố
danh sách các ngành nghề sản xuất, kinh doanh không cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, không cấp mới hoặc điều chỉnh giấy phép đầu tư trong khu dân cư tập trung.
1.11.2. Dựa trên mức độ ưu tiên áp dụng

1.11.2.1. Văn bản pháp luật chung:

Là những văn bản có phạm vi điều chỉnh rộng cho các quan hệ kinh doanh nói chung.
Vd: BLDS 2005, LDN 2005
1.11.2.2. Văn bản pháp luật chuyên ngành:

Là những văn bản có phạm vi điều chỉnh hẹp, chỉ áp dụng cho một, một vài đối tượng, ngành nghề
kinh tế- xã hội nhất định.
VD: Luật kinh doanh bảo hiểm, luật khoáng sản, Luật các tổ chức tín dụng
Đối với cùng một vấn đề cần điều chỉnh, các qui định trong văn bản chuyên ngành được ưu tiên áp
dụng trước các văn bản chung

15
. Các qui định trong các văn bản chung chỉ áp dụng khi văn bản chuyên
ngành không qui định hoặc qui định không đầy đủ.
15
Xem khoản 2 điều 3 Luật doanh nghiệp 2005.
VÕ SONG TOÀN
2 3
Bài giảng LKT
BÀI 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ THỂ KINH
DOANH
1. NHẬN THỨC CHUNG

Pháp luật về chủ thể kinh doanh là tập hợp các qui định pháp luật điều chỉnh việc thành lập, tổ chức,
chấm dứt hoạt động của những chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Hiến pháp Việt Nam 1992 là hiến pháp đầu tiên công nhận quyền tự do kinh doanh của công dân
16
.
Bộ Luật dân sự đầu tiên của nước Việt Nam 1995
17
cũng qui định tự do kinh doanh như là một trong
những quyền nhân thân cơ bản của công dân Việt Nam.
Trong một vài năm gần đây, cùng những cố gắng của nhà nước và toàn thể nhân dân Việt Nam, Hệ
thống pháp luật về chủ thể kinh doanh Việt Nam đã không ngừng thay đổi theo hướng mở rộng quyền
kinh doanh và minh bạch hóa hoạt động kinh doanh.
Đến trước năm 1990, thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh tế của Việt Nam chủ yếu chỉ có
hai thành phần cơ bản: kinh tế dựa trên sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất- đại diện là doanh nghiệp
nhà nước; kinh tế dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất- đại diện là hợp tác xã.
Còn các mô hình kinh doanh khác dựa trên sở hữu tư bản tư nhân không được phát triển tại Việt Nam,
có hay chăng chỉ là những mô hình kinh doanh nhỏ, hạn chế về quyền kinh doanh.
(Ví dụ: người kinh doanh nhỏ: không được quyền thuê lao động…)

16
Điều 57 HP. Trong các hiến pháp trước đây của Việt Nam năm 1946, 1959, 1980.
17
Hết hiệu lực vào ngày 1/1/2006 và được thay thế bởi BLDS 2005.
VÕ SONG TOÀN
2 4
Điều 46 BLDS 2005: Quyền tự do kinh doanh
Quyền tự do kinh doanh của cá nhân được tôn trọng và được
pháp luật bảo vệ.
Cá nhân có quyền lựa chọn hình thức, lĩnh vực, ngành nghề
kinh doanh, lập doanh nghiệp, tự do giao kết hợp đồng, thuê
lao động và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp
luật.
Bài giảng LKT
Các nhà đầu tư nước ngoài cũng có quyền mở doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài tại
Việt Nam theo luật đầu tư nước ngoài đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá VIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987.
Mốc quan trọng đối với kinh tế tư nhân chính là sự ra đời của “Luật công ty” và “Luật doanh
nghiệp tư nhân” được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1990
18
. Hai văn bản trên đã chính thức mở đường cho các thành
phần kinh tế tư nhân thành lập, điều hành hoạt động kinh doanh thông qua các mô hình doanh nghiệp
như công ty Trách nhiệm hữu hạn, cổ phần, doanh nghiệp tư nhân.
Cùng với Luật doanh nghiệp nhà nước, luật hợp tác xã, luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài và
những văn bản hướng dẫn đi kèm hình thành nên hệ thống pháp luật điều chỉnh việc thành lập, tổ
chức quản lý của các loại chủ thể kinh doanh hoạt động tại Việt Nam.
Ngày 29/11/2005, Quốc Hội khóa 10 thông qua một số văn bản luật quan trọng thay thế cho những
văn bản khác nhau về hoạt động doanh nghiệp: đó là luật doanh nghiệp 2005 và luật đầu tư 2005.
các văn bản này đã trở thành nguồn luật chung để điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam,

kể cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Cùng với sự thay đổi nhanh chóng của hệ thống pháp luật kinh doanh, văn hóa kinh doanh cũng hình
thành, làn sóng thành lập doanh nghiệp để kinh doanh đã trở thành phong trào, số lượng doanh nghiệp
không ngừng tăng và tích cực tham gia vào hoạt động kinh tế.
HÀNH VI KINH DOANH:

Theo từ điển tiếng Việt, Kinh doanh là: “tổ chức việc sản xuất, buôn bán, dịch vụ nhằm hưởng lợi
19

Hành vi kinh doanh lần đầu tiên được thể hiện trong Luật Công Ty 1990 của nước Việt Nam, theo đó:
"Kinh doanh" là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi
20
.
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên
thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Đặc điểm của hành vi kinh doanh:
Thực hiện thường xuyên
Tính chất nghề nghiệp
Thực hiện trên thị trường
Mục đích lợi nhuận
Mục đích lợi nhuận là mục tiêu khi các chủ thể kinh doanh tiến hành các hoạt động của mình. Tuy
nhiên, nếu như một số hành vi tuy không thu được lợi nhuận thực tế, nhưng lại có mong muốn đạt
được lợi nhuận, thì vẫn có thể xem đó là mục đích lợi nhuận.
Mục đích lợi nhuận của cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh, thương mại là
mong muốn của cá nhân, tổ chức đó thu được lợi nhuận mà không phân biệt có thu được hay
không thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại đó
21
.

Theo giải thích của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, hoạt động kinh doanh, thương mại là
việc thực hiện một hoặc nhiều hành vi kinh doanh, thương mại. Hoạt động kinh doanh, thương mại
18
Hai luật này có hiệu lực từ ngày 1/4/1991 và hết hiệu lực vào ngày 1/1/2000.
19
Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông của tập thể tác giả viện ngôn ngữ học, NXB. TP.HCM năm
2002- trang 470
20
Khoản 1 điều 3 Luật công ty 1990.
21
Điểm 3.2 nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân
tối cao.
VÕ SONG TOÀN
2 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×