Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Thực trạng, giải pháp sản xuất và tiêu thụ trứng gà trong chăn nuôi gà đẻ trứng tại xã Tân Hưng huyện Sóc Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 93 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhiều năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của các ngành sản xuất trong xã
hội, ngành chăn nuôi cũng phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao
cả về số lượng và chất lượng. Chăn nuôi gà đẻ trứng đóng vai trò rất quan trọng
trong việc cung cấp nguồn trứng, thịt cho người tiêu dùng, một phần nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến, đầu vào cho trồng trọt, cũng như thu nhập cho người
chăn nuôi. Trong trứng gà có một lượng lớn vitamin A, D, E, B1, B6, B12,… Ngoài
ra, còn phải kể đến canxi, mangiê, sắt, kẽm, protein; lòng đỏ trứng gà có 13,6%
đạm, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng. Trứng là một loại thực phẩm quan trọng và
mức độ tiêu thụ trứng bình quân trên một đầu người được xem là một trong những
chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của đời sống xã hội trên thế giới. Hiện nay chỉ
tiêu này của các nước phát triển là 280- 300 quả, của thế giới là trên 200 quả, còn
của nước ta mới khoảng 50- 55 quả [5, tr 01].
Trong một nền kinh tế thì hai yếu tố sản xuất và tiêu thụ luôn đi liền với
nhau, các mối quan hệ giữa chúng được xác lập thông qua thị trường. Trên thực tế,
sản xuất phát triển, sản lượng tăng thì đồng nghĩa với giá thành sản phẩm giảm, thu
nhập người dân không ổn định, sản phẩm dư thừa . Nếu can thiệp thì phải làm như
thế nào để nông dân đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trong sản xuất. Trong môi trường
tự do hóa thương mại ngày càng tăng của Việt Nam, câu hỏi đặt ra là, liệu chăn nuôi
nói chung và chăn nuôi gà đẻ trứng nói riêng sẽ có khả năng cạnh tranh với thị
trường thế giới để vẫn tiếp tục duy trì vai trò quan trọng trong đa dạng hóa nguồn
thu nhập trong nông nghiệp hay không? Liệu chăn nuôi quy mô hộ gia đình có khả
năng cạnh tranh với các loại hình chăn nuôi khác (trang trại, công ty), với các sản
phẩm nhập nội để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm chăn nuôi
hay không? Định hướng, giải pháp, chính sách cụ thể nào cần được ban hành nhằm
tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuất và tiêu thụ, đa dạng hóa nguồn thu
nhập thông qua chăn nuôi gà đẻ trứng.
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
1
Tân Hưng là một xã đồng bằng loại 2 của Thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý


thuận lợi, người dân có kinh nghiệm trong việc chăn nuôi gà đẻ trứng công nghiệp.
Tuy vậy, chăn nuôi gà ở đây chưa thật sự có quy hoạch, vẫn còn manh mún tự phát,
đầu ra của sản phẩm vẫn chưa ổn định. Xuất phát từ thực tế đó, qua quá trình điều
tra tại địa phương, tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng, giải pháp sản xuất và
tiêu thụ trứng gà trong chăn nuôi gà đẻ trứng tại xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn-
Tp. Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ trứng gà trên cơ sở thực
tiễn tại xã Tân Hưng - Sóc Sơn - Hà nội. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển chăn nuôi gà đẻ trứng và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, góp phần cải
thiện và nâng cao đời sống cho người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã Tân Hưng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất, tiêu thụ nói
chung và sản xuất, tiêu thụ trứng trong chăn nuôi gà đẻ trứng nói riêng.
- Nghiên cứu, đánh giá được thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ trứng
gà trong chăn nuôi gà đẻ trứng tại xã Tân Hưng.
- Phân tích được một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và
tiêu thụ trứng gà trên địa bàn xã Tân Hưng.
- Đưa ra định hướng và đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trứng gà ngày càng có hiệu quả tại xã Tân Hưng.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa đối với học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức đã học với thực tiễn trong quá trình đi thực tập tại cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin kỹ năng nghề nghiệp.
- Nâng cao khả năng giao tiếp và xử lí tình huống.
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
2
- Giúp hiểu thêm về tình hình chăn nuôi gà đẻ trứng trên địa bàn xã Tân

Hưng - huyện Sóc Sơn - Tp. Hà Nội.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Là tài liệu tham khảo giúp xã Tân Hưng xây dựng quy hoạch phát triển sản
xuất gà đẻ trứng. Các giải pháp của đề tài có thể là những cơ sở cho những định
hướng phát triển sản xuất gà đẻ trứng trong tương lai.
- Là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau có cùng hướng
nghiên cứu.
4. Đóng góp mới của đề tài
Đưa ra được một số giải pháp cụ thể, thực tiễn giúp giải quyết các vấn đề
vướng mắc trong chăn nuôi gà đẻ trứng.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị; khóa luận bao gồm 4 chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Chương 2: Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Chương 4: Các định hướng và giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ trứng gà
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Vị trí, vai trò của chăn nuôi gà đẻ trứng trong sự phát triển kinh tế
Chăn nuôi gà đẻ trứng cung cấp cho con người nhiều loại sản phẩm có giá trị
dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao.
1.1.1.1. Giá trị dinh dưỡng
Trứng gà là một tế bào trứng bao gồm lòng đỏ, lòng trắng, màng và vỏ cứng.
Lòng đỏ tập trung chủ yếu các chất dinh dưỡng; lòng đỏ trứng gà có 13,6% đạm,
29,8% béo và 1,6% chất khoáng. Chất đạm trong lòng đỏ trứng có thành phần các
acid amin tốt nhất và toàn diện nhất. Thành phần của lòng trắng trứng đa số là nước,
có 10,3% chất đạm, chất béo và rất ít chất khoáng [4, tr 147].
Trứng gà thường chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, lipit, khoáng,

vitamin, các acid amin cần thiết và có lợi cho cơ thể. Chính nồng độ các axit amin
trong trứng gà được xác định là tiêu chuẩn để đánh giá giá trị sinh học của các loại
thực phẩm khác.
Chất đạm của lòng đỏ trứng chủ yếu thuộc loại đơn giản và ở trạng thái hòa
tan; Còn chất đạm của lòng trắng chủ yếu là Albumin và cũng có thành phần các
acid amin tương đối toàn diện. Chất đạm của trứng là nguồn cung cấp rất tốt các
acid amin cần thiết có vai trò quan trọng cho cơ thể, đặc biệt cần cho sự phát triển
cả về cân nặng và chiều cao của trẻ.
Trứng có nguồn chất béo là Lecithin vì Lecithin thường có ít ở các thực
phẩm khác. Lecithin tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức,
đặc biệt là tổ chức não. Nhiều nghiên cứu cho thấy Lecithin có tác dụng điều hòa
lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách
cholesterol và bài xuất các thành phần thu được ra khỏi cơ thể. Trứng cũng chứa
lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà), nhưng lại có tương
quan thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol do vậy Lecithin sẽ phát huy vai trò điều
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
4
hòa cholesterol, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra
khỏi cơ thể.
Trứng cũng là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng rất tốt. Các chất
khoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan, iod, tập trung hầu hết trong lòng đỏ. Lòng
đỏ trứng có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu
(Vitamin A, D, K). Trong lòng trắng trứng chỉ có một ít vitamin tan trong nước (B2,
B6). Cả trong lòng đỏ và lòng trắng trứng đều có chất Biotin. Biotin là vitamin B8,
tham gia vào chu trình sản xuất năng lượng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Trong
lòng trắng trứng tươi, chất Biotin kết hợp với một protein là Avidin làm mất hoạt
tính của Biotin, tạo phức hợp Biotin - Avidin rất bền vững và không chịu tác dụng
của men tiêu hóa. Khi nấu chín, Avidin sẽ được giải phóng khỏi phức hợp Biotin -
Avidin.
Trứng gà không những tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng làm đẹp, chữa

bệnh, …
1.1.1.2. Giá trị công nghiệp
Trứng gà làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, như để làm nguyên liệu
chế biến bánh kẹo, mì tôm, mĩ phẩm, đồ ăn nhanh, Lông gà có thể làm nguyên
liệu chế biến chổi lông, quần áo, mũ, …
1.1.1.3. Giá trị kinh tế
Gà là loại vật nuôi sớm cho sản phẩm với khả năng sản xuất rất lớn. Một gà
hướng trứng sau một năm đẻ có thể thu được 250 - 280 quả (khoảng 15 kg trứng),
hoặc từ một gà mái hướng thịt sau một năm đẻ ấp nuôi có thể thu được 180 kg thịt
gà Broiler [4, tr 13]. Trong khi nuôi bò một năm cũng chỉ có thể tạo ra một bê con.
Các sản phẩm phụ của ngành chăn nuôi gà đẻ trứng như thịt gà (gà loại), lông,
phân, phế phẩm của trạm ấp cũng được sử dụng với hiệu quả cao.
Chăn nuôi gà đẻ trứng giúp cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Phát
triển chăn nuôi gà đẻ trứng góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, chuyển nền kinh tế độc canh, tự cấp, tự túc sang sản
xuất hàng hoá, đẩy mạnh hoàn thành các tiêu chí phát triển nông thôn mới.
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
5
1.1.2. Một số vấn đề cơ bản
1.1.2.1. Một số vấn đề cơ bản về chăn nuôi gà đẻ trứng
- Sản lượng trứng là số trứng thu được của toàn đàn gia cầm mái trong năm
[6, tr 55].
Sản lượng trứng là số trứng thu được trong một thời gian sinh sản của gà, nó
phụ thuộc vào cường độ đẻ và thời gian đẻ. Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trong một
khoảng thời gian nhất định, cường độ này được xác định theo khoảng thời gian 30
ngày, 60 ngày hoặc 100 ngày trong giai đoạn đẻ.
- Năng suất trứng là số trứng thu được tính bình quân cho một gia cầm mái
trong năm [6, tr 56].
Năng suất trứng là số trứng thu được của mỗi đàn, mỗi mái đẻ trong một
khoảng thời gian nào đó có thể là một tháng, một mùa, sau một năm tuổi, sau một

năm đẻ hay một đời mái đẻ.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp là một bộ phận của giá trị sản xuất nói chung
(kí hiệu là GO) bao gồm toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động
trong lĩnh vực nông nghiệp sáng tạo ra trong một thời kì nhất định, thường là một
vụ hoặc một năm [6, tr 58].
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của quá
trình sản xuất. Nó được xác định bằng so sánh kết quả sản xuất với chi phí bỏ
ra [6, tr 66].
- Thực trạng là tình trạng có thật đã và đang diễn ra. Từ thực trạng vấn đề
chúng ta cần tiềm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó và đưa ra giải pháp cho
thực trạng đó (giải pháp là biện pháp khắc phục những hạn chế và phát triển những
điểm mạnh của hiện tượng).
1.1.2.2. Một số lý luận cơ bản về thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế không thể coi thị
trường chỉ là những đại lí, cửa hàng, chợ, siêu thị mặc dù những nơi đó diễn ra quá
trình mua và bán. Chúng ta cần hiểu thị trường là nơi diễn ra các mối quan hệ kinh
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
6
tế, là nơi chứa đựng tổng số cung - cầu của hàng hóa (giá cả chính là điểm gặp nhau
giữa cung và cầu) và ở đâu có sản xuất hàng hóa thì ở đó có thị trường.
* Một số quan điểm cơ bản về thị trường:
- Thị trường bao gồm các cá nhân hay tổ chức, thích thú và mong muốn mua
một sản phẩm cụ thể nào đó để nhận được những lợi ích thỏa mãn một nhu cầu, hay
ước muốn cụ thể và có khả năng tài chính tại một thời điểm nhất định để tiến hành
trao đồi này [2, tr 20]. Trong chăn nuôi gà đẻ thì thị trường đóng vai trò quyết định
đến xu hướng chăn nuôi của các hộ. Thị trường biến động ảnh hưởng trực tiếp đến
người sản xuất và người tiêu dùng.
Đầu vào là những nguồn lực sử dụng trong việc sản xuất ra hàng hóa, dịch
vụ. Thị trường yếu tố đầu vào là thị trường cung cấp các yếu tố hàng hóa, dịch vụ
phục vụ cho quá trình sản xuất. Các yếu tố đầu vào chủ yếu bao gồm: lao động,

nguyên vật liệu, nhiên liệu, máy móc thiết bị và các yếu tố đầu vào khác sử dụng
trong quá trình sản xuất. Đầu vào của chăn nuôi gà đẻ trứng là: TĂCN, thú y,
chuồng trại, vốn, vật tư, lao động, giống, …
Đầu ra là những sản phẩm nhằm phục vụ lợi ích và nhu cầu của người tiêu
dùng. Thị trường đầu ra là thị trường để cung cấp các sản phẩm phục vụ người tiêu
dùng. Đầu ra của chăn nuôi gà đẻ trứng là trứng gà, sản phẩm phụ, thịt gà.
1.1.2.3. Khái niệm về sản xuất và tiêu thụ
∗ Sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng hay
để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau:
Sản xuất cái gì?, Sản xuất như thế nào?, Sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và
làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm
ra sản phẩm?
Đối với chăn nuôi gà đẻ thì cần quan tâm: quy mô, cơ cấu, số lượng chăn
nuôi; năng suất, chất lượng trứng; thị trường tiêu thụ trứng, chi phí sản xuất và lợi
nhuận sản xuất (hay kết quả và hiệu quả sản xuất), …
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
7
∗Tiêu thụ, phân phối
Trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất phải tự mình quyết định ba
vấn đề trung tâm cốt lõi trong hoạt động sản xuất kinh doanh đó là: sản xuất và kinh
doanh cái gì? Sản xuất và kinh doanh như thế nào? Và cho ai? Cho nên việc tiêu thụ
sản phẩm hàng hóa cần được hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp tiêu thụ sản phẩm là hoạt động chuyển giao sản phẩm cho
khách hàng và thu tiền bán sản phẩm cho khách hàng. Là hoạt động chuyển hoá
hình thái giá trị của sản phẩm.
Giá trị sử dụng → Giá trị (giá cả) → Tiêu dùng.
Người sản xuất → Trung gian thương mại → Người tiêu dùng.
Theo nghĩa rộng: Quá trình bao gồm nhiều khâu từ sản xuất đến tiêu thụ.

- Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh, là yếu tố quyết định nhằm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá là sản
phẩm sản xuất để bán và thu lợi nhuận, đồng thời vòng chu chuyển vốn kinh doanh
của nhà sản xuất được hoàn thành, tạo điều kiện tái sản xuất và mở rộng sản xuất, là
cơ sở để xác định vị thế của nhà sản xuất trên thị trường.
- Thông qua tiêu thụ sản phẩm, gắn người sản xuất với người tiêu dùng: Nhà
sản xuất có thể nắm bắt thị hiếu, xu hướng tiêu dùng, yêu cầu về sản phẩm, để từ đó
mở rộng hướng kinh doanh, tạo ra những sản phẩm mới, tìm kiếm khả năng và biện
pháp thu hút khách hàng.
Giữa phân phối và tiêu thụ luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhờ có
hoạt động phân phối mà hoạt động tiêu thụ mới có thể diễn ra được. Mà cũng nhờ
có hoạt động tiêu thụ thì hoạt động phân phối mới có mục tiêu để thực hiện mọi
hình thức phân phối. Cả hai hoạt động đều hỗ trợ tương tác lẫn nhau và không thể
tác rời nhau, nếu thiếu một hoạt động thì hoạt động kia sẽ không thể thực hiện được.
Phân phối trong marketing là các quá trình kinh tế, tổ chức, cân đối nhằm
điều hành và vận chuyển sản phẩm hàng hóa để đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến
người tiêu dùng cuối cùng nhanh nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất [2, tr 92].
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
8
Phân phối là những hoạt động thực hiện chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm
từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng thông qua các loại hình dịch vụ mang tính chất
phân phối.
Kênh phân phối là một tập hợp gồm nhiều thành phần có thể là một công ty,
một doanh nghiệp hay các tư nhân tự gánh vác việc giúp đỡ chuyển giao cho ai đó
quyền sở hữu đối với một hàng hóa cụ thể hay một dịch vụ nào đó trên con đường
từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng [2, tr 93].
Các loại kênh phân phối :
Kênh phân phối là sự kết hợp hữu cơ giữa người sản xuất và các tổ chức
trung gian để tổ chức vận động hàng hóa hợp lí nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của
người tiêu dùng cuối cùng. Trong kênh phân phối bao giờ cũng bao gồm: Người sản

xuất, các phần tử trung gian và người tiêu dùng cuối cùng [2, tr 99].
Người sản xuất → Những phần tử trung gian phân phối → Người tiêu dùng.
- Kênh phân phối trực tiếp: Là loại kênh không tồn tại các khâu trung gian,
hàng hóa vận chuyển từ người sản xuất đến thẳng người tiêu dùng cuối cùng; người
sản xuất cũng là người tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Trong phân phối trứng gà thì
người chăn nuôi luôn mong muốn bán được trứng đến thẳng tay người tiêu dùng
như thế lợi nhuận đạt mức cao nhất nhưng phần lớn các hộ chăn nuôi không đủ
nguồn lực để tiến hành.
- Kênh phân phối gián tiếp: Là loại kênh phân phối có sự tồn tại các phần tử
trung gian, hàng hóa vận chuyển từ người sản xuất qua các phần tử trung gian mới
tới người tiêu dùng. Người chăn nuôi gà đẻ trứng cũng phụ thuộc hầu hết vào kênh
phân phối này, sản phẩm qua nhiều khâu trung gian dẫn đến giá gốc rất thấp và
người tiêu dùng vẫn mua với giá rất cao.
∗Mối quan hệ giữa hoạt động tiêu thụ và hoạt động sản xuất
Hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ là các hoạt động cơ bản trong quá
trình sản xuất kinh doanh, giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Trước hết khả năng tiêu thụ sản phẩm trực tiếp quyết định nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh. Xác định được cơ cấu sản phẩm của mình tức là hộ đã trả lời được các câu
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
9
hỏi sản xuất sản phẩm gì?, Số lượng bao nhiêu?, Chất lượng thế nào? Và cung cấp
vào thời điểm nào?. Hay nói một cách khác hộ đã hình thành được nhiệm vụ SX -
KD của mình.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà đẻ trứng bền vững
Để phát triển chăn nuôi bền vững, mang lại hiệu quả cao, người chăn nuôi
từng bước phải đi đến phương thức chăn nuôi nhốt tập trung quy mô chuồng kín và
có kiểm soát dịch bệnh, xây dựng mô hình chăn nuôi gà đẻ theo hướng an toàn sinh
học. Nhằm để thay đổi tập quán của người nuôi, đồng thời nâng cao hiệu quả chăn
nuôi gà đẻ cho hộ gia đình, người chăn nuôi cần lưu ý mấy vấn đề sau đây:
1.1.3.1. Vấn đề chuồng trại

Để đảm bảo đúng theo yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi thì chuồng nuôi phải
cách xa khu nhà ở, xa trục lộ chính. Chuồng nuôi phải đảm bảo an toàn vệ sinh,
phải cách ly với môi trường xung quanh, phải thường xuyên được khử trùng, cách li
sau mỗi lứa nuôi.
1.1.3.2. Vấn đề con giống
Phải đảm bảo nguồn con giống sạch bệnh, đồng đều về ngày tuổi, thể trạng
sức khỏe, đã được tiêm phòng vacxin cần thiết trước khi thả vào chuồng nuôi.
Muốn đạt được điều này thì con giống phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng: từ đàn
bố mẹ đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin ngừa bệnh, đảm bảo chuồng trại
chăn nuôi hợp vệ sinh, đúng qui trình kỹ thuật. Đối với các lò ấp trứng phải đạt tiêu
chuẩn kỹ thuật và phải có qui trình vệ sinh định kỳ lò ấp. Đặc biệt, lò ấp phải được
cơ quan thú y chứng nhận đạt yêu cầu về chất lượng.
1.1.3.3. Vấn đề TĂCN
Đối với chăn nuôi gia cầm nói chung, thức ăn và nước uống rất quan trọng
và nhạy cảm. Đặc biệt trong giai đoạn vật nuôi nhỏ, sức đề kháng và khả năng
chống chịu thấp. Việc thay đổi thức ăn thường xuyên hoặc trong điều kiện chăn
nuôi thiếu nước uống hoặc không đảm bảo chất lượng, máng ăn uống kém vệ sinh
sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe, khả năng tăng trọng. Điều này sẽ
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
10
là yếu tố thuận lợi cho bệnh phát sinh. Sử dụng loại thức ăn nào? Cho vật nuôi ăn
như thế nào? Sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất.
1.1.3.4. Chăm sóc nuôi dưỡng
Để đảm bảo gia cầm phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh ngoài các yếu tố
kể trên thì vấn đề chăm sóc cũng rất quan trọng quyết định hiệu quả chăn nuôi.
Muốn đạt được kết quả cao thì từ giai đoạn úm đến khi chăn thả cần phải lưu ý đến
nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi, gió lùa, thức ăn, nước uống phải đảm bảo hợp vệ sinh,
đủ nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn, hạn chế tối đa trường hợp thay đổi thức
ăn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng làm ảnh
hưởng đến khả năng tăng trọng và dễ nhiễm bệnh. Kĩ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng

phụ thuộc vào kinh nghiệm và trình độ của người chăn nuôi.
1.1.3.5. Vấn đề thuốc thú y
Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin theo khuyến cáo của cơ quan thú
y địa phương, cần tăng cường các loại kháng sinh và thuốc bổ, men tiêu hóa, thuốc
trợ sức định kỳ trong trường hợp thời tiết thay đổi bất lợi cho đàn (nhất là thời tiết
nắng nóng hoặc mưa nhiều).
Để đảm bảo chăn nuôi thành công, người chăn nuôi nên tuân thủ đúng theo
quy trình kỹ thuật, đồng thời khuyến cáo và nhắc nhở những hộ chăn nuôi lân cận
áp dụng đúng qui trình kỹ thuật trong chăn nuôi để cùng nhau chăn nuôi mang lại
hiệu quả cao.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình chăn nuôi gà đẻ trứng công nghiệp trong nước
1. Chăn nuôi gà là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan
trọng thứ hai (sau chăn nuôi lợn) trong toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam. Tuy
nhiên, chăn nuôi gà đẻ trứng của nước ta vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân
tán, lạc hậu, năng suất thấp, dịch bệnh nhiều, sản phẩm hàng hoá còn quy mô nhỏ.
Sản xuất chưa tương ứng với tiềm năng, sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu xã hội.
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
11
Hiện nay, khi Việt Nam gia nhập WTO, càng đòi hỏi hơn nữa những sản phẩm có
chất lượng cao để cạnh tranh với khu vực và thế giới.
Nhìn chung toàn ngành chăn nuôi trong nước năm 2013 có xu hướng giảm,
chỉ có chăn nuôi gia cầm tăng nhẹ so với năm 2012. Đàn trâu cả nước năm 2013 có
2,6 triệu con, giảm 2,6% so với năm 2012; đàn bò có 5,2 triệu con, giảm 0,7%; đàn
lợn có 26,3 triệu con, giảm 0,9%; đàn gia cầm có 314,7 triệu con, tăng 2,04%, trong
đó đàn gà 231,8 triệu con, tăng 3,6%.
Trong khi sản lượng thịt của toàn ngành chăn nuôi trong nước có xu hướng
giảm, thì sản lượng trứng gia cầm lại có xu hướng tăng. Vùng sản xuất trứng nhiều
nhất là Đồng bằng Sông Hồng với hơn 2 tỷ quả mỗi năm.
Bảng 1.1: Số lượng trứng gia cầm phân theo các vùng

trong cả nước (2011 - 2012)
ĐVT: Triệu quả
Các vùng Năm 2011 Năm 2012
Cả nước 6893,6 7299,9
Đồng bằng Sông Hồng 2478,4 2806,0
Trung du và Miền núi phía Bắc 728,0 703,9
Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung 1291,1 1407,1
Tây Nguyên 221,7 248,9
Đông Nam Bộ 516,2 543,4
Đồng bằng Sông Cửu Long 1658,2 1590,6
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê [14])
Trong năm 2013, cùng với sự sụt giảm trầm trọng giá các sản phẩm thịt lợn,
gà, vịt, sản xuất trứng trong nước cũng rơi vào khủng hoảng thừa. Trong khi các
hộ chăn nuôi giảm đàn thì các doanh nghiệp lớn lại tăng đàn khiến trứng dư thừa,
giá càng giảm thê thảm. Từ khoảng tháng 3/2013, giá trứng bắt đầu nhích dần lên,
có thời điểm 2.200 đ/quả. Nhưng từ tháng 9, giá trứng gà liên tục lao dốc, đến giữa
tháng 10 tại các trang trại miền Bắc chỉ 1.500 đ/quả và đứng ở mức thấp từ đó tới
nay. Giá thành mỗi quả trứng hiện không dưới 1.500 đồng, nhưng giá bán trứng gà
công nghiệp hiện chỉ 1.300 - 1.500 đ/quả, mỗi quả trứng lỗ ít nhất 100 đồng. Trứng
cỡ trung bình 19 trứng/kg hiện chỉ 1.300 - 1.350 đ/quả. Mặc cho giá trứng tại các
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
12
trang trại đang giảm mạnh, trứng bán lẻ vẫn giữ ở mức chênh lệch 60 - 100%, từ
2.200 - 2.500 đồng/quả,trong khi doanh nghiệp mua của nông dân chỉ với giá bằng
một nửa [10].
Trước tình hình tiêu thụ trứng tại thị trường nội địa gặp nhiều khó khăn, một
số công ty sản xuất và kinh doanh trứng đã nghĩ đến chuyện đưa trứng xuất khẩu để
giảm áp lực nguồn cung trong nước. Một số quốc gia đã và đang nhập khẩu trứng
gà của nước ta là Angola, Trung Quốc, Hong Kong, Singapore, nhưng họ đòi hỏi
tiêu chuẩn rất gắt gao. Trứng xuất khẩu phải lấy từ các trang trại được kiểm soát

dịch bệnh, phải có hàm lượng kim loại nặng dưới ngưỡng cho phép và hàng loạt
tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn dịch bệnh và thực phẩm khác. Vậy chúng ta có thể
nhận thấy một thực tế dễ hiểu là dù có xuất khẩu trứng thì cơ hội đó cũng không
đến tay hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mà chỉ sinh lời cho các trang trại lớn, công ty chăn nuôi
nước ngoài.
2. Công nghiệp chế biến nhằm cung cấp các sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm và nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi gà đẻ đến nay gần như
chưa có gì đáng kể. Bên cạnh đó, công tác kiểm soát, quản lý thị trường còn nhiều
bất cập, chưa kiểm soát được việc buôn bán, giết mổ gà sống trong các nội thành,
nội thị nên người đầu tư chưa yên tâm; sản xuất, kinh doanh nhiều khi bị thua lỗ
nên đến nay công nghiệp chế biến và thị trường sản phẩm trứng gà qua chế biến còn
gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, hơn 95% sản phẩm được tiêu thụ dưới dạng tươi
sống, buôn bán tràn lan làm phát tán dịch bệnh [16].
Một nguyên nhân nữa khiến giá trứng trượt dốc trong thời gian dài là do
chưa kiểm soát được tình trạng buôn lậu trứng Trung Quốc vào Việt Nam. Giá
trứng gà nhập lậu rẻ hơn rất nhiều so với trứng gà trong nước và không đảm bảo về
chất lượng. Người tiêu dùng không phân biệt được và trở nên e ngại khi tiêu dùng
trứng gà công nghiệp, làm cho nhu cầu tiêu dùng theo đó mà giảm dần.
3. Dịch cúm gia cầm đã bùng phát ở Việt Nam trong nhiều năm qua đã gây
ảnh hưởng xấu cho ngành chăn nuôi gia cầm và đặc biệt là chăn nuôi gà đẻ trứng,
để lại hậu quả nặng nề cả về kinh tế, xã hội. Diễn biến phức tạp của dịch cúm khiến
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
13
người tiêu dùng mất lòng tin vào sản phẩm, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm trứng tại
các chợ vì thế mà cũng giảm mạnh. Người tiêu dùng tìm đến những địa điểm tin cậy
như siêu thị, chợ lớn để mua trứng với giá không hề rẻ và e ngại trước trứng gà của
các hộ chăn nuôi.
1.2.2. Kinh nghiệm chăn nuôi gà đẻ trứng theo chuỗi
liên kết tại Thành phố Hà Nội
Năm 2011, thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng

điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư theo Quyết định 2801 của Ủy ban
nhân dân Thành phố Hà Nội, trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã hỗ trợ công
ty Cổ phần Tiên Viên củng cố lại chuỗi chăn nuôi - tiêu thụ; xây dựng, quảng bá và
lập hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền đối với các sản phẩm mang nhãn hiệu Tiên
Viên, với mục đích: nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ và
tạo đầu ra ổn định cho người chăn nuôi.
Sau 7 năm hoạt động, đến nay công ty đã xây dựng được 08 trại chăn nuôi
khép kín với thiết bị chăn nuôi hiện đại. Quy mô chăn nuôi hàng năm là 20.000 gà
hậu bị, 25.000 gà đẻ, cung cấp cho chuỗi trên 20.000 trứng/ngày. Đồng thời liên kết
được với 15 trại chăn nuôi vệ tinh của các hộ chăn nuôi tại địa phương và tiêu thụ
khoảng 30.000 trứng/ngày cho các trại này. Tại các trang trại của công ty và các trại
chăn nuôi vệ tinh quy trình chăn nuôi luôn được kiểm soát chặt chẽ, trang thiết bị
phục vụ cho chăn nuôi được đầu tư hiện đại. Chính vì vậy, số lượng và chất lượng
trứng gà mà công ty cung cấp cho thị trường được cải thiện đáng kể. Nếu như năm
2005 (trước khi xây dựng chuỗi) sản lượng trung bình mỗi tháng tiêu thụ được
450.000 quả thì đến năm 2011 trung bình mỗi tháng tiêu thụ được hơn 1.200.000
quả trứng. Như vậy ngoài khả năng sản xuất của mình, công ty còn có được vùng
nguyên liệu ổn định cung cấp nguồn trứng sạch cho thị trường từ các hộ chăn nuôi
chính tại địa phương. Đây là điều kiện thuận lợi vì Công ty sẽ kiểm soát được quy
trình chăn nuôi, nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho chăn nuôi tại các trại chăn
nuôi vệ tinh.
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
14
Sản phẩm trứng gà sau khi được thu gom về công ty sẽ được xử lý trứng
bằng tia cực tím; sau đó được phân loại, dán tem và đóng hộp. Nhờ đó, những sản
phẩm trứng gà, của Công ty Tiên Viên nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường do độ an
toàn cao, giá cả cạnh tranh và hệ thống phân phối rộng rãi. Định hướng và mục tiêu
của công ty trong những năm tiếp theo là toàn bộ quy trình xử lý trứng (từ khâu nạp
trứng, sấy, khử trùng bằng tia cực tím, soi trứng, hệ thống dò tìm trứng nứt, trứng
có trống, … đến cân, phân loại, phủ dầu bảo vệ, in phun tự động, vô hộp, dán nhãn

và đóng gói thành phẩm) sẽ được tự động hóa hoàn toàn.
Để mở rộng thì trường tiêu thụ sản phẩm Công ty đã có những chiến lược
kinh doanh riêng đối với từng phân phúc thị trường. Đối tượng khách hàng mà công
ty hướng tới rất đa dạng, bao gồm: cửa hàng bán lẻ (chiếm 68,6% sản lượng); bếp
ăn, nhà hàng, khách sạn (chiếm 17,2% sản lượng); 08 gian hàng siêu thị (chiếm
7,6% sản lượng); các doanh nghiệp chế biến thực phẩm (chiếm 6,6% sản lượng).
Do vậy mà trứng gà Tiên Viên đã được tiêu thụ rộng khắp trên địa bàn Thành phố
Hà Nội. Với chất lượng và sự cạnh tranh về giá cả, sản phẩm trứng gà sạch Tiên
Viên đã chinh phục được các khách hành khó tính, là các công ty chế biến thực
phẩm lớn và nổi tiếng là Công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc, công ty Bánh kẹo Hải
Châu, công ty Bánh kẹo Hữu Nghị với các hợp đồng tiêu thụ lớn và ổn định.
Trước những tổn thất, khó khăn do dịch cúm gia cầm, sự cạnh tranh của sản
phẩm cùng loại, sản phẩm trứng gà sạch Tiên Viên đã và đang được tiêu thụ rộng
rãi trên thị trường và ngày càng tạo được niềm tin của người tiêu dùng. Đồng thời
công ty còn biết phát huy sức mạnh của sự liên kết. Đó là sự liên kết của công ty với
các hộ chăn nuôi, với các cơ quan chuyên môn, các cơ quan khoa học và với các
doanh nghiệp tiêu thụ khác. Sự phát triển, thành công của mô hình trứng gà sạch
Tiên Viên là biểu tượng điển hình vai trò của thương hiệu và sự liên kết trong phát
triển ngành nông nghiệp của Thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung [13].
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
15
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về sản xuất, tiêu thụ trứng gà
trong chăn nuôi gà đẻ trứng của các hộ tại xã Tân Hưng - Sóc Sơn - Hà Nội
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi về không gian, thời gian nghiên cứu:
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi địa bàn xã Tân Hưng,

huyện Sóc Sơn, Tp.Hà Nội.
- Về thời gian: Thu thập những số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho
khóa luận từ các tài liệu đã được công bố, các số liệu thống kê của xã trong giai
đoạn 2011- 2013 và số liệu điều tra từ các hộ chăn nuôi gà đẻ trứng năm 2013. Thời
gian thực hiện từ 15/1/2014- 15/4/2014.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng sản xuất và tiêu thụ trứng gà tại xã Tân Hưng. Từ
đó đề ra những giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà đẻ trứng của xã.
- Tìm hiểu về địa bàn nghiên cứu.
- Thực trạng sản xuất và tiêu thụ trứng gà trên địa bàn xã Tân Hưng trong
những năm gần đây.
- Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ trứng gà
theo kết quả điều tra.
- Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ trứng gà tại xã
Tân Hưng.
- Định hướng, giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ trứng gà tại xã
Tân Hưng.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Điều kiện địa bàn nghiên cứu như thế nào?
- Tình hình thực trạng sản xuất và tiêu thụ trứng gà trên địa bàn như thế nào?
- Những nhân tố nào tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ
trứng gà? Tác động như thế nào?
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
16
- Sản xuất và tiêu thụ trứng gà trên địa bàn có những thuận lợi và khó khăn
như thế nào?
- Có những giải pháp chủ yếu nào để phát triển sản xuất và thúc đẩy tiêu thụ
trứng? Vì sao?
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, điểm chọn nghiên cứu phải đại diện về số
hộ chăn nuôi, quy mô đàn, chủng loại giống gà; thị trường đầu vào, đầu ra cho chăn
nuôi gà đẻ trứng và những đặc điểm chung, có tính bao quát tình hình chăn nuôi gà
đẻ trứng. Vì vậy tôi đã lựa chọn 3 thôn là Ngô Đạo, Cốc Lương, Đạo Thượng với
91,4% hộ chăn nuôi gà đẻ trứng trong toàn xã, 2 lò ấp trứng, 12 cơ sở cung cấp
TĂCN, 7 cơ sở cung cấp thuốc thú y để tiến hành điều tra nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu
2.4.2.1. Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin,
số liệu có sẵn, đã được công bố. Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật từ Ủy
ban nhân dân, thống kê huyện, hộ sản xuất gà đẻ trứng. Các thông tin này thường
được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng, dự án, các tài liệu trên Internet,…
Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để
có được các thông tin, số liệu về tình hình sản xuất, tiêu thụ trứng gà ở Việt Nam
qua các năm và các vấn đề liên quan đến đề tài như các định nghĩa, khái niệm, …
Đặc biệt là thông tin thứ cấp về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội, tình hình chăn
nuôi gà đẻ trứng của xã Tân Hưng qua các năm.
2.4.2.2. Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
17
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập các thông
tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kì tài liệu nào, người thu thập có được
thông tin qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng các phương pháp
khác nhau như: Tìm hiểu, quan sát thực tế, đánh giá nông thôn, phỏng vấn bán cấu
trúc, …
Để thu thập thông tin có hiệu quả tôi sử dụng sẵn nội dung tìm hiểu, hệ thống
bảng hỏi và sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, các chuyên
gia, phỏng vấn bằng câu hỏi được lập sẵn, hệ thống câu hỏi phỏng vấn đã được
chỉnh sửa sau khi điều tra thí nghiệm 5 hộ. Các thông tin sơ cấp thu thập tại các hộ
bằng quan sát trực tiếp và hệ thống phiếu điều tra sẽ được tổng hợp lại thành các

bảng biểu. Trong bảng hỏi tôi sử dụng câu hỏi đóng và rất nhiều câu hỏi mở, với
mục đích thu thập sâu những thông tin, cũng như ý kiến đóng góp, chia sẻ kinh
nghiệm chăn nuôi của gia trại; những mong muốn, nguyện vọng của hộ chăn nuôi.
- Chọn mẫu điều tra: Dựa vào tổng thể 139 hộ chăn nuôi gà đẻ trứng trên
địa bàn 3 thôn đã chọn là Ngô Đạo, Đạo Thượng, Cốc Lương tôi tiến hành tính cỡ
mẫu điều tra theo công thức:
Với n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn
2
)(1 eN
N
n
+
=
Thay N= 139, e = ±10%, độ chính xác 90% ta có n = 58 hộ
Sau khi biết được cỡ mẫu n = 58 hộ, sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên hệ thống. Từ danh sách 139 hộ chăn nuôi gà đẻ thuộc 3 thôn do Ban thú y xã
cung cấp, tôi chọn ngẫu nhiên hệ thống ra 58 hộ để tiến hành điều tra phỏng vấn
trực tiếp, thu thập thông tin cần thiết.
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
18
Bảng 2.1: Đặc điểm cơ bản của 3 thôn nghiên cứu
Đặc điểm Thôn Ngô Đạo Thôn Cốc Lương Thôn Đạo Thượng
Số hộ chăn gà đẻ năm
2013 (hộ)
120 11 8
Địa hình - Nằm giữa xã,
hộ chăn nuôi tập
trung 2 bên đê,
một bên đê cao
và 1 bên trũng.

- Địa hình thấp,
trũng, đồng bằng
loại 2
- Nằm ở đầu phía
trên của xã, địa
hình cao, bậc thang
Giao thông - Đường liên xóm, xã hầu hết là đường bê tông
- Gần tuyến quốc lộ 3 cũ và có tuyến quốc lộ 3 mới chạy
qua
- Giao thông đường sông vô cùng thuận lợi.
Cơ sở cung ứng dịch
vụ thuốc thú y (hộ)
4 2 1
Cơ sở cung ứng
TĂCN và vật tư (hộ)
6 4 2
Cán bộ thú y (người) 2 (gồm 1 trưởng
ban thú y xã)
1 1
Thương lái thu mua
trứng (hộ)
8 5 2
(Nguồn: Tổng hợp điều tra phỏng vấn cán bộ thú y và khuyến nông xã Tân Hưng)
- Xây dựng phiếu điều tra
Phiếu điều tra là một tập hợp các biểu mẫu, được xây dựng phục vụ cho quá
trình thu thập số liệu, thông tin cần thiết cho khóa luận gồm một số nội dung sau:
+ Những thông tin căn bản về hộ: Họ tên, địa chỉ của chủ hộ, tuổi, số nhân
khẩu, lao động, trình độ văn hóa, số năm chăn gà đẻ, …
+ Thông tin về chăn nuôi gà đẻ của hộ: Số con, tỷ lệ đẻ, loại gà chăn, …
+ Thông tin về thị trường đầu vào, đầu ra phục vụ cho sản xuất tiêu thụ

trứng: thuốc thú y, TĂCN, giống, địa điểm tiêu thụ, hình thức tiêu thụ trứng, …
+ Các tư liệu sản xuất khác: Bao gồm máy móc thiết bị, phương tiện vận
chuyển, chuồng trại, phục vụ cho sản xuất của hộ.
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
19
+ Khả năng về vốn cho sản xuất kinh doanh của hộ: vốn tự có, vốn vay, lãi suất, …
Ngoài phiếu điều tra, tôi còn ghi chép về các điều kiện bên ngoài liên quan
đến tập quán chăn nuôi cũng như thói quen chăn nuôi, kinh nghiệm chăn nuôi,
chăm sóc gà đẻ của các hộ chăn nuôi nhiều kinh nghiệm.
- Phương pháp điều tra: Đến phỏng vấn trực tiếp hộ chăn nuôi, đàm thoại nêu
vấn đề, thảo luận, sử dụng hệ thống câu hỏi đóng và mở phù hợp với tình hình thực
tế. Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) trong quá trình
khảo sát. Trong quá trình điều tra kết hợp với quan sát thực tế chuồng trại, đàn gà
đẻ, cách chăn, chăm sóc gà đẻ, thu trứng, dọn chuồng, để kiểm tra thông tin thu thập
được và học hỏi kĩ năng thực tế trong chăn nuôi gà đẻ trứng.
2.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra được tổng hợp, xử lý và
tính toán trên Microsoft Word và Microsoft Excel
2.4.4. Phương pháp phân tích
Một số phương pháp vận dụng trong phân tích nội dung đề tài được thực
hiện như sau:
- Phương pháp so sánh: Sử dụng để so sánh số lượng gà qua các năm, năng
suất trứng của các giống gà, quy mô chăn nuôi qua các năm, Được áp dụng để so
sánh kết quả và giá trị sản xuất trứng của các loại gà khác nhau. Từ kết quả so sánh
tôi rút ra nhận xét, kết luận và làm cơ sở để đưa ra các định hướng cũng như các
giải pháp phù hợp.
- Phương pháp chuyên gia: Đề tài có tham khảo ý kiến của chuyên gia về
lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời sử dụng một số kết quả nghiên cứu có liên quan đến
phạm trù này một cách linh hoạt và hợp lý, cần thiết.
- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng

kinh tế - xã hội bằng việc mô tả số liệu thu thập được. Phương pháp này được tôi sử
dụng để phân tích các giống gà của các hộ. Trên cơ sở số liệu điều tra, thu thập
được, tổng hợp phân tích theo từng thời gian và không gian, sau đó tổng hợp khái
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
20
quát để thấy được xu thế phát triển của hiện tượng, sự vật. Thấy được sự tăng lên
hay giảm đi của hiện tượng và tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó.
- Phương pháp phân tổ thống kê: Phân tổ kết quả điều tra nhằm phản ánh các
đặc điểm cơ bản về tình hình sản xuất và tiêu thụ trứng của các hộ chăn nuôi gà đẻ
trứng. Phân tổ trứng gà đỏ, trứng gà Ai Cập, trứng giống từ đó là cơ sở để so sánh
kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà đẻ trứng giữa các giống gà.
- Phương pháp minh hoạ bằng biểu đồ, hình ảnh: Phương pháp biểu đồ, đồ
thị được ứng dụng để thể hiện mô tả một số số liệu hiện trạng và kết quả nghiên
cứu.
Trên cơ sở các số liệu thu thập tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng tìm ra
những yếu tố tác động, xu hướng phát triển sản xuất, tiêu thụ và đưa ra một số giải
pháp nhằm phát triển sản xuất, tiêu thụ trứng gà tại địa phương.
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.5.1. Chỉ tiêu đánh giá quy mô chăn nuôi, mức độ của sản xuất
Là chỉ tiêu biểu hiện mức độ, số lượng vật nuôi, mức đầu tư tư liệu sản
xuất, trong một thời gian nhất định của một vùng, một địa phương hay một hộ gia
đình nào đó.
- Số tuyệt đối: Quy mô, năng suất, sản lượng trứng, … từ năm (2011-2013)
của xã Tân Hưng.
- Số tương đối: So sánh quy mô, tỷ lệ đẻ, cơ cấu sản xuất trứng, năng suất,
sản lượng; địa điểm mua giống, tiêu thụ trứng, của các loại gà đẻ trứng qua các
năm.
- Số bình quân: Sản lượng bình quân, giá bán bình quân, chi phí bình quân,
doanh thu, lợi nhuận, …
2.5.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá thực trạng kết quả

- Tổng giá trị sản xuất (GO):
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
21
Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do các cơ
sở sản xuất thuộc tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân tạo ra được
trong một chu kỳ nhất định thường là một năm.
GO = ∑Pi*Qi
Trong đó: Pi: Đơn giá/ sản phẩm thứ i
Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i
- Chi phí trung gian (IC):
Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất bao
gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất (không kể khấu hao TSCĐ) và chi
phí dịch vụ (sản phẩm vật chất và phi vật chất) được sử dụng để sản xuất ra sản
phẩm vật chất và dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định
(thường là một năm). Chi phí trung gian bao gồm:
+ Chi phí vật chất: Là chi phí do hộ gia đình bỏ ra không qua các hoạt động
dịch vụ, bao gồm: chi phí giống, chi phí thức ăn chăn nuôi, điện, nước, các công cụ
lao động rẻ tiền mau hỏng được phân bổ trong năm,
+ Chi phí dịch vụ: Là chi phí cần qua các hoạt động dịch vụ, bao gồm: Thuế
lao động, chi phí thú y, chi trả tiền lãi vay, các chi phí dịch vụ khác,
- Giá trị gia tăng (VA):
Là chỉ tiêu phản ánh những phần giá trị do lao động sáng tạo ra trong một
thời kỳ nhất định. Đó chính là một bộ phận còn lại của giá trị sản xuất sau khi trừ đi
chi phí trung gian.
∑VA = ∑GO - ∑IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI):
Đó là phần còn lại của giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi khấu hao và thuế.
∑MI = ∑VA - Khấu hao - Thuế
- Lợi nhuận kinh tế (Pr):
∑Pr = ∑MI - chi phí lao động gia đình

2.5.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
22
- Giá trị sản phẩm chăn nuôi tính cho 1 lao động, 1 ngày công
(GO/ngày/người): Chỉ tiêu này cho biết 1 ngày 1 người lao động tạo ra bao nhiêu
đồng giá trị sản xuất.
- Giá trị sản phẩm chăn nuôi tính cho một đồng chi phí (GO/IC): Chỉ tiêu này
cho biết một đồng chi phí trung gian tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- VA/ IC (Hiệu suất chi phí gia tăng theo giá trị gia tăng): Chỉ tiêu này mang
tính tổng hợp cho biết việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu được bao nhiêu
đồng giá trị gia tăng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư tốt
nhất trong giới hạn nguồn lực chi phí.
- MI/IC: Chỉ tiêu này cho biết việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì thu
được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.
- Pr/TC: Chỉ tiêu này cho biết việc bỏ ra một đồng tổng chi phí thì thu được
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Giá thành sản phẩm chăn nuôi = Tổng chi phí/Tổng khối lượng sản phẩm
tạo ra.
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
23
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của xã Tân Hưng
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Tân Hưng nằm ở phía Đông Bắc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thủ đô
Hà Nội 45 km về phía Bắc, cách trung tâm huyện Sóc Sơn 8 km, là một xã đồng
bằng loại hai của thành phố Hà Nội.
+ Phía Đông và phía Bắc giáp huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang với ranh giới
là con sông Cầu có chiều dài khoảng 8,7 km.

+ Phía Nam giáp xã Bắc Phú
+ Phía Tây giáp xã Trung Giã và xã Tân Minh
Xã bao gồm 5 thôn: Đạo Thượng, Cốc Lương, Ngô Đạo, Hiệu Trân, Cẩm Hà
nằm trải dọc ven đê Sông cầu, dân cư sống tập trung hai sườn đê, đoàn kết xây dựng
kinh tế - xã hội của địa phương. Trên địa bàn xã có đường quốc lộ 3 mới Hà Nội
-Thái Nguyên chạy qua dài 1,8 km. Với vị trí của xã có thế mạnh về trồng lúa nước,
đánh bắt thủy sản, chăn nuôi, khai thác cát trên sông Cầu, đặc biệt là gieo trồng các
cây hoa màu trên diện tích đất phù sa. Bên cạnh đó thì việc giao thương đường bộ,
đường thủy với các vùng lân cận rất thuận lợi.
3.1.1.2. Địa hình
Tân Hưng là xã vùng đồng bằng loại 2 của thành phố, nhìn chung xã có địa
hình thấp, trũng nên thường xuyên bị úng ngập rất khó khăn cho việc đi lại và sản
xuất của nhân dân vào mùa mưa. Xã có hai loại địa hình khác nhau với những thế
mạnh và khó khăn đặc trưng cho vị trí của xã:
+ 1/2 xã vùng trên có địa hình đồng ruộng bậc thang cao thấp đan xen lẫn
nhau rất khó khăn cho việc tưới tiêu, thủy lợi nên thường xảy ra hiện tượng cùng
một khu vực chỗ thì hạn hán chỗ thì úng lụt, ở đây đất bạc màu, có thành phần cơ
giới nhẹ, ngh•o dinh dưỡng, chủ yếu là chân ruộng một vụ lúa xen trồng màu. Mặt
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
24
khác, do đặc điểm địa hình sẵn có dẫn đến nhiều diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt
là vùng đất trũng bị bỏ hoang hoặc biến thành bãi bồi chăn thả trâu bò, ngựa, hiệu
quả sử dụng đất chưa cao.
+ 1/2 xã vùng dưới phía Nam xã có địa hình thấp hơn nhưng tương đối bằng
phẳng, hay bị ngập úng về mùa mưa, đất có thành phần cơ giới nặng hơn, giàu dinh
dưỡng, ở đây chủ yếu là bố trí chân ruộng 2 vụ lúa có xen trồng màu. Năng suất lúa
tại vùng này đạt mức cao so với các vùng trong huyện.
Nhìn chung, sản xuất của người dân bị ảnh hưởng rất nhiều bởi mực nước
sông Cầu.
3.1.1.3. Khí hậu - Thủy văn

- Khí hậu: Tân Hưng có khí hậu trung du điển hình, một năm chia hai mùa rõ
rệt - mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm - mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng
3 năm sau. Nhiệt độ bình quân 23,6 độ C. Nhiệt độ trung bình lớn nhất là 26,8 độ C.
Nhiệt độ trung bình nhỏ nhất là 20,4 độ C. Lượng mưa trung bình 1350 mm/năm,
năm mưa nhiều nhất lên đến xấp xỉ 1840 mm, năm mưa ít nhất xấp xỉ 1000 mm. Độ
ẩm trung bình 84%, lượng bốc hơi trung bình 689 mm. Vào mùa mưa, mực nước
tăng mạnh có thể gây ngập úng trên diện rộng.
- Thủy văn: Tân Hưng có con sông Cầu chạy dọc theo chiều dài của xã 8,7
km ảnh hưởng đến toàn bộ điều kiện thủy văn của xã, về mùa mưa nước lũ thường
từ thượng nguồn đổ về làm nước dâng cao nhanh chóng gây ngập úng, khó khăn
cho sản xuất và nguy hiểm cho người và gia súc.
Ngoài ra xã có một số hồ đầm tích thủy tạo điều kiện thuận lợi cho việc trữ
nước tưới tiêu của xã.
3.1.1.4. Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai
Phần lớn quỹ đất của địa phương là đất nông nghiệp, phục vụ cho việc sản
xuất và nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó tỷ lệ đất chưa sử dụng còn ở mức cao.
PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB
25

×