Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Lý luận về hàng hoá sức lao động của C.Mác với thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.89 KB, 11 trang )

Mục lục
Mục lục.............................................................................................................................................1
I-Lý luận về hàng hóa sức lao động của C.Mác..................................................................3
1. Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa............................3
2. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động.....................................................................3
II-Lý luận về hàng hóa sức lao động của C.Mác với thị trường lao động ở Việt
Nam hiện nay. ...............................................................................................................................4
1. Định nghĩa thị trường lao động.........................................................................................4
2. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam hiện nay...................................................4
a.Thực trạng cung lao động....................................................................................................................................4
b.Thực trạng cầu lao động.......................................................................................................................................6
c.Sự chuyển dịch lao động........................................................................................................................................7
3.Giải pháp cho thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay........................................8
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, kinh tế tri thức
trở thành xu hướng phát triển chung của thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu
hướng đó. Yếu tố con người được đặt ở vị trí trung tâm nên vì vậy việc phát triển thị
trường sức lao động sao cho hợp lý là một vấn đề hết sức cần thiết đối với nền kinh tế Việt
Nam hiện nay.
Sức lao động được coi là một hàng hoá đặc biệt, tiền lương được coi là mức giá của sức
lao động và được quyết định bởi sự thoả thuận giữa hai bên. Cả người lao động và người
sử dụng lao động đều có những quyền cơ bản đảm bảo cho việc tham gia thị trường lao
động.Trước đổi mới, chúng ta hầu như không thừa nhận thị trường sức lao động. Trong
điều kiện hiện nay, việc thừa nhận nó là tất yếu.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề sức lao động, em xin chọn đề tài “Lý luận về hàng
hoá sức lao động của C.Mác với thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay” để làm đề tài
cho bài tập lớn học kỳ.
2
I-Lý luận về hàng hóa sức lao động của C.Mác.
1. Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa.
Theo C.Mác “Sức lao động, đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể


một con , trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người
phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”
Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng đều là điều kiện cơ bản của sản xuất.
Nhưng không phải trong bất kỳ điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa. Sức
lao động chỉ có thể trở thành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử nhất định sau
đây:
Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức
lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.
Thứ hai, người có sức lao động không còn có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình
thực hiện lao động và cũng không có của cải gì khác buộc phải bán sức lao động
cho người khác sử dụng.
Việc sức lao động trở thành hàng hóa đánh dấu bước ngoặt cách mạng trong
phương thức kết hợp người lao động với tư liệu sản xuất, là một bước tiến lịch sử so
với chế độ nô lệ và phong kiến. Chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã
làm cho sản xuất hàng hóa trở nên có tính chất phổ biến và đã báo hiệu sự ra đời
của một thời đại mới tong lịch sử xã hội-thời đại của chủ nghĩa tư bản.
2. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động.
Giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá
trị và giá trị sử dụng.
Giá trị của hàng hóa sức lao động, cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định. Giá trị hàng hóa sức lao động được
hợp thành bởi các bộ phận: Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh
thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công
nhân. Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân. Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt
vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái người công nhân. Là hàng hóa đặc biệt,
giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ: Giá trị hàng
hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết
để tái sản xuất ra sức lao động. Giá trị của hàng hóa sức lao động ngoài các yếu tố
vật chất còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử, do đó nó không chỉ phụ thuộc
vào các điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử từng nước, từng

thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được, vào điều kiện lịch sử hình
thành giai cấp công nhân. Giá trị hàng hóa sức lao động của các nước khác nhau sẽ
có sự khác nhau.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động. Hàng hóa sức lao động không chỉ có
giá trị mà còn có giá trị sử dụng như bất kỳ một hàng hóa thông thường nào. Giá trị
sử dụng của hàng hóa sức lao động chỉ thể hiện trong quá trình tiêu dùng sức lao
động, tức là quá trình lao động của người công nhân. Tuy nhiên giá trị sử dụng của
hàng hóa sức lao động đặc biệt ở chỗ: Quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động là
3
quá trình sản xuất ra một loạt hàng hóa nào đó, đông thời tạo ra một giá trị mới lớn
hơn giá trị của bản thân nó, phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị
thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt. Đây chính là chìa khóa để giải thích mâu
thuẫn của công thức chung của tư bản. Chính đặc tính này đã làm cho sự xuất hiện
của hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản.
II-Lý luận về hàng hóa sức lao động của C.Mác với thị
trường lao động ở Việt Nam hiện nay.
1. Định nghĩa thị trường lao động.
Thị trường sức lao động là thị trường mà trong đó các dịch vụ lao động được mua
bán thông qua một quá trình để xác định số lượng lao động được sử dụng cũng như
mức tiền công/tiền lương. Tại đây người lao động (bên cung) và người sử dụng lao
động (bên cầu) là hai chủ thể của thị trường lao động, có quan hệ ràng buộc với
nhau, dựa vào nhau để tồn tại. Sự tác động lẫn nhau của hai loại chủ thể này quyết
định tính cạnh tranh của thị trường. Bên cạnh đó cũng như các loại khác thị trường
lao động tuân thủ theo những quy luật của thị trường như quy luật cung cầu, quy
luật giá trị và quy luật cạnh tranh.
2. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam hiện nay
Việc phát triển thị trường lao động nước ta trong thời gian qua đã thu được những
thành quả nhất định, làm cơ sở cho việc hoàn thiện quan hệ lao động, phát triển kinh
tế - xã hội. Nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề, trước hết cần phải khẳng định rằng nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN mà nước ta đang xây dựng là giai đoạn phát

triển cao của nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần. Chính sự tồn tại nhiều hình
thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, chính yêu cầu phát triển đồng bộ các loại
thị trường khác nhau đã góp phần phân bổ hợp lý, nhanh chóng, có hiệu quả các
nguồn lực trong nền kinh tế đã tạo điều kiện cho hàng hoá sức lao động và thị
trường lao động. Về mặt phát triển kinh tế, Việt Nam đang chuyển từ sản xuất hàng
hoá giản đơn lên sản xuất hàng hoá XHCN, trong đó có vận dụng những thành tựu
của sản xuất hàng hoá TBCN. Yếu tố cơ bản để phân biệt sản xuất hàng hoá TBCN
với sản xuất hàng hoá theo định hướng XHCN là khả năng phát huy vai trò tạo ra
giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân của hàng hoá sức lao động. Đây là vấn đề then
chốt trong việc vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác để có thể xây
dựng một quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tốt đẹp
hơn quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường TBCN.
a. Thực trạng cung lao động
Cung lao động là tổng nguồn sức lao động do người lao động tự nguyện đem tham
dự vào quá trình tái sản xuất xã hội. Cung lao động được xem xét dưới hai góc độ là
số lượng và chất lượng lao động.
• Số lượng lao động
4
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê thì đến hết năm 2010 dân số Việt Nam
là 86.927.700 người. Trong đó số người trong độ tuổi lao động là 50.392.900 người,
mức tăng trung bình hàng năm là 2.3% So với tốc độ tăng dân số (1,7%/năm) thì tốc
độ tăng dân số trong độ tuổi lao động cao hơn nhiều. Kết quả là mỗi năm nước ta có
khoảng 1,4 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Và nếu so với mức tăng việc làm
trong cùng thời kỳ thì ở nước ta (khoảng từ 1,4% đến 2%) thì có thể thấy rõ rằng
hiện có một bộ phận người lao động trong độ tuổi không thể tìm kiếm được việc
làm.
Về cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính: Trong khi tỷ lệ nam giới trong lực
lượng lao động ở nước ta hầu như tương đương với các nước trong khu vực thì tỉ lệ
nữ giới lại lớn hơn hẳn. Ví dụ: nếu ở Việt Nam năm 2009-2010 tỷ lệ nữ tham gia
vào lực lượng lao động xã hội chiếm 80,5% thì theo tố liệu của Tổ chức lao động

quốc tế (ILO) ở Philippines, Indonesia, Hàn Quốc tỷ lệ này chỉ trên dưới 50%. Đặc
biệt ở các vùng nông thôn, tỷ lệ tham gia của lao động nữ vào lực lượng lao động ở
mọi độ tuổi đều gần như ngang bằng với nam giới.
• Chất lượng lao động
Thứ nhất, về mặt sức khỏe, thể lực của người kém xa so với các nước trong khu vực
về cân nặng, chiều cao, sức bền…Theo số liệu điều tra thì số người không đủ tiêu
chuẩn về cân nặng ở Việt Nam chiếm tới 48,7%, số lượng người lớn suy dinh
dưỡng là 28%, phụ nữ thiếu máu là 40% (số liệu điều tra năm 2009). Các số liệu
điều tra năm 2008 đối với người lao động trong một số doanh nghiệp vừa và nhỏ
cho thấy số người mắc bệnh nghề nghiệp chiếm 54%.
Thứ hai,tỷ lệ lao động lao động đã qua đào tạo của chúng ta hiện nay còn rất thấp.
Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo(%)
(Nguồn:Tổng cục thống kê)
Năm 2005 2007 2008 2009 2010
Tỷ lệ 12.5 13.6 14.3 14.8 14.6
Qua bảng trên ta có thể thấy được số lượng lao động đã qua đào tạo ở nước ta là
rất thấp. Mặc dù cả nước có khoảng 1.300 trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung
tâm dạy nghề nhưng chất lượng đào tạo chưa đạt chuẩn quốc tế, chương trình giảng
dạy không phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu cho các khu công nghiệp, khu chế
xuất và cho xuất khẩu lao động.Hơn nữa nó một sự chênh lệch rất lớn giữa tỷ lệ lao
động đã qua đào tạo giữa thành thị và nông thôn. Trong khi ở thành thị là 30.6% thì
ở nông thôn chỉ chiếm 8.5%.
Về ý thức kỷ luật lao động của người lao động còn thấp do nước ta là một nước
nông nghiệp nên phần lớn người lao động còn mang nặng tác phong sản xuất của
một nền nhà nước tiểu nông. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và
kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả nặng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại
phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
5

×