Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Cơ sở lý thuyết chung về máy ly tâm.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.49 KB, 59 trang )

Phần 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ LY TÂM
1. Giới thiệu chung
Ly tâm là một quá trình được sử dụng để tách hoặc cô đặc các vật liệu lơ
lửng trong môi trường chất lỏng. Cơ sở lý thuyết của công nghệ này là do ảnh
hưởng của trọng lực lên các phần tử (bao gồm các phân tử lớn) lơ lửng trong chất
lỏng. Hai phần tử có khối lượng khác nhau sẽ lắng trong một ống ở những tốc độ
khác nhau tương đương với trọng lượng. Lực ly tâm được sử dụng để tăng tốc độ
lắng này trong một thiết bị được gọi là một quá trình ly tâm. Hay nó cách khác, ly
tâm là một quá trình tách dựa trên kích thước các hạt và mật độ khác nhau giữa
pha lỏng và pha rắn.
Máy ly tâm là thiết bị sử dụng trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật
khác nhau, nó quay xung quanh một cái ống (ống ly tâm) ở tốc độ quay lớn và
lực ly tâm cao. Lực ly tâm tạo ra là tỷ lệ đối với tốc độ quay của roto (rpm) và
khoảng cách giữa tâm của roto và ống ly tâm. Bởi vậy, một quá trình ly tâm có
thể sử dụng nhiều kích cỡ roto để tạo ra độ linh động trong việc lựa chọn các điều
kiện của máy ly tâm. Mỗi máy ly tâm có một đồ thị đặc trưng hoặc một bảng thể
hiện mỗi quan hệ giữa tốc độ quay và lực ly tâm tương ứng với mỗi loại roto nó
được chấp nhận.
Đặc biệt, vật liệu ly tâm là được đặt vào một ống ly tâm sau đó được đặt
vào roto. Roto được làm bằng kim loại và nó làm mất nhiệt nhanh. Máy ly tâm
làm việc trong môi trường chân không và được làm lạnh để giảm lượng nhiệt tạo
1
ra bởi lực ma sát như là quay roto. Các roto luôn luôn được giữ trong môi trường
lạnh để giữ chúng bằng hoặc gần với nhiệt độ hoạt động.
Do máy ly tâm thích hợp với tất cả hình dạng, kích thước và các loại roto
khác nhau, đơn vị thông dụng và có thể vận chuyển của máy ly tâm là lực ly tâm.
Trong phòng thí nghiệm chúng ta nên thông báo lực ly tâm đã sử dụng do nó là
đơn vị có thể di chuyển giữa các loại ly tâm khác nhau.
2. Lực ly tâm và lực ly tâm tương đối
2.1. Lực ly tâm


Một vật chuyển động tròn với vận tốc góc ω
chịu tác dụng của: 1 lực hướng tâm F
ht
= mω
2
r
và 1 lực trực đối gọi là lực ly tâm (F
lt
) có cùng
điểm đặt, cùng phương, cùng độ lớn, ngược
chiều.

rFF
ltht
2
ω
==
(F: cường độ lực ly tâm; r: bán kính quay; m: khối lượng của vật; ω: vận tốc góc)
2.1. Lực ly tâm tương đối
Ngoài lực hướng tâm, vật còn chịu tác dụng lực hút của trái đất P (1Kg ≅ 9,8 N).
Tổng hợp lực ta có lực hướng tâm thực tế. Do vậy, trực đối có lực ly tâm thực tế,
gọi là lực ly tâm tương đối:
8,98,9
2
rm
F
RCF
lt
×
==

ϖ
Hiệu ứng ly tâm được ứng dụng trong các máy ly tâm. Hiệu ứng ly tâm
xảy ra khi vật chuyển động tròn tới một vân tốc lớn mà lực liên kết không đủ giữ
2
o
ω

F
ht
F
lt
cho vật chuyển động trên quĩ đạo tròn, nên vật bị văng ra xa tâm theo phương
tiếp tuyến với quĩ đạo, với vân tốc có trước khi mất liên kết.
Các thông số liên quan tới lực ly tâm tương đối (Relative Centrifugal Force
- RCF):
2
)(
)/(
2
2
)(
2
)(
)/(
2
1000
18,11
98060
)2(
9808,9

cm
pv
cmcm
srad
lt
rnrnr
F
RCF
×
×=
×
×
=
×
==
πω
Xét công thức tính RCF ta thấy có 2 thông số liên quan:
+ Vận tốc góc ω (hoặc vận tốc dài n).
+ Bán kính quĩ đạo quay r.
Thông số ω hay n biểu diễn tốc độ của động cơ, r biểu diễn bán kính của rotor
trong máy ly tâm.
Giả sử máy ly tâm quay với tốc độ 12.000
rpm (vòng/phút) ta có thể tính lực ly tâm
tương đối trong ống ly tâm:
RCF miệng ống=11,18 x
2
2
1000
)000.12(
x r

min
= 11,18 x 12 x 4,8
= 7.734
RCF ở đáy ống là =11,18 x
2
2
1000
)000.12(
x r
max

= 11,18 x 12 x 8
= 12.891
Qua tính toán ta thấy lực ly tâm tương
đối ở miệng và đáy ống ly tâm khác nhau
3
gần gấp đôi. Để tiện tính toán, ta có thể tính giá trị trung bình của lực ly tâm t-
ương đối ở ống ly tâm là trị số trung bình của lực ly tâm tương đối ở miệng ống
và đáy ống.
Trên thực tế do các chất khác nhau nên lực ly tâm tác dụng vào một chất
nhất định sẽ được tính theo công thức :
RCF (xg) = 11,18 x
Tốc độ N/rpm)
2
x r x g
1000
2
g: là trọng lượng riêng của một chất nhất định .
Như vậy là chất nào có trọng lượng riêng càng lớn sẽ chịu một lực lý tâm càng
lớn và chất đó bị văng ra xa hơn các chất khác. Chính điều này ta có khả năng

tách được các thành phần trong máu, cũng như lắng cặn trong nước tiểu.
2.3. Phương pháp xác định nhanh RCF bằng thước đo
4
5
3. Hệ số lắng
Như chúng ta đã biết các phân tử (molecules) hoặc phân tử (particles) khi
quay xung quanh một trục thì chịu một lực ly tâm F. Dưới ảnh hưởng của lực này
chúng sẽ bị lắng về phía đáy của ống ly tâm với một tốc độ là v.
v =
r
f
PP
dt
dr
mp
2
)(
ω
φ

=
.
v: vận tốc lắng (cm/sec)
r: Khoảng cách từ trục đến phần tử hoặc phần tử lắng (cm).
φ: Thể tích của phân tử (cm
3
)
Pp: Tỷ trọng của phân tử (g/cm
3
)

Pm: Tỷ trọng của môi trường (g/m
3
)
f: Hệ số ma sát
Phổ biến hiện nay người ta sử dụng hệ số lắng do ông Svedberg đưa ra
S =
r
x
dt
dr
2
1
ω
Hoặc : S = φ
f
Pm)(Pr−
Hệ số lắng S là tốc độ lắng của nó trong một đơn vị của trường lực F
Đơn vị của S là giây (sec)
Vì nhiều phân tử có ý nghĩa sinh học có các hệ số lắng hơn 10
-13
nên con số 10
-13
được xác định như một đơn vị Svedberg (S)
Hệ số ma sát của một phân tử phụ thuộc vào kích thước, hình dáng của nó
và vào độ nhớt (Vscosily) của môi trường mà nó đang lắng.
Từ những phát hiện này có thể thấy rằng tỷ lệ lắng được tăng lên bởi kích
thước, hình dáng và tỷ trọng của môi trường trong đó chúng đang chuyển động.
6
Bảng cho dưới đây để làm ví dụ khi cần tách một số chất trong máu ở
những tốc độ và thời gian khác nhau.

Chất cần tách Nhiệt độ
(
0
C)
Thời gian
(Phút)
Tốc độ
(rpm)
Hồng cầu 20
0
C 20’ 2.000
- 15’ 2.500
Hồng cầu rữa 4
0
20’ 2.000
- 15’ 2.500
Huyết tương giàu
tiểu cầu
20
0
10’ 2.000
- 6’ 2.500
- 4’ 3.000
Túi huyết tương
đã tan chống hoàn
toàn
2
0
20’ 2.000
- 15’ 2.500

- 10’ 3.000
Phần 2
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY LY TÂM
1. Phân loại và tính năng tác dụng của máy li tâm
1.1. Tính năng, tác dụng
Máy ly tâm được sử dụng trong các ngành KH, trong đời sống hàng ngày.
Đặc biệt trong ngành y tế, được sử dụng trong các phòng xét nghiệm để tách,
phân tích các tế bào, bào quan, máu, nước tiểu, Protein, DNA,
Ví dụ: Dùng phương pháp ly tâm phân tích các thành phần của nước tiểu như
hồng cầu, bạch cầu, trụ cầu để chẩn đoán bệnh nhân có bị viêm hay không viêm
đường tiết niệu.
7
1.2. Phân loại máy ly tâm
Có nhiều cách để phân loại các kiểu ly tâm khác nhau. Trong thực tế máy ly tâm
được phân loại như sau:
* Theo yếu tố phân ly gồm:
- Máy ly tâm thường dùng để phân ly huyền phù có nồng độ khác nhau (trừ
huyền phù mịn).
- Máy ly tâm tốc độ cao dùng để phân ly huyền phù mịn và dung dịch keo.
* Theo công dụng của máy ly tâm
- Máy ly tâm dùng để lọc các huyền phù mà pha phân tán gồm các hạt tinh thể
hoặc để tách nước của các vật liệu rắn ngậm nước.
- Máy lắng ly tâm dùng để phân riêng huyền phù khó lọc hoặc để lắng trong
huyền phù có nồng độ thấp.
- Máy lắng ly tâm dùng để phân riêng huyền phù khó lọc hoặc để lắng trong
huyền phù có nhiệt độ thấp.
- Máy phân ly dùng để phân riêng nhũ tương.
* Theo cấu tạo chỗ tựa của máy ly tâm gồm: kiểu đứng và kiểu treo.
* Theo vị trí của trục ly tâm có loại: Loại nằm ngang, loại nằm nghiêng và loại
thẳng đứng.

* Theo phương pháp tháo bã gồm các loại: tháo bã bằng tay, bằng vít tải, bằng
dao cạo, bằng thanh gạt hoặc thủy lực.
8
* Theo phương thức tổ chức quá trình gồm: Máy ly tâm làm việc gián đoạn
hoặc liên tục.
Với mỗi máy ly tâm tùy theo ứng dụng và công nghệ để xếp các loại máy này
vào các cách phân loại đã được liệt kê ở trên.
* Phân loại theo tốc độ quay
- Máy li tâm tốc độ thấp
Các máy này thường có tốc độ cỡ vài ngàn vòng/phút (n.1000rpm), được
sử dụng trong lâm sàng để làm cô đọng hoặc tập trung một số nhỏ các chất, có
thể lắng nhanh các hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu hoặc các tế bào nấm men (Yeast
cells) Mặc dù tốc độ quay không được điều chỉnh hoặc điều chỉnh trong phạm vi
hẹp nhưng những máy này vẫn được sử dụng rộng rãi cho nhiều mục đích khác
nhau mà không cần sử dụng những máy lớn hơn, phức tạp hơn.
- Máy li tâm tốc độ cao (Highspeed centrifuges)
Các máy li tâm tốc độ cao là các máy được sử dụng ở tốc độ tối đa từ
20.000 đến 25.000rpm. Các máy này chiếm một số lượng lớn, thường chúng
được trang bị thêm thiết bị làm lạnh buồng Rotor.
Máy chủ yếu dùng để thu gom các nấm men (yeast), hoặc vi khuẩn từ một
môi trường lớn (5-500lít). ở các máy có dung tích nhỏ hơn, nó được sử dụng để
thu lượm các vi khuẩn, các mảnh vỡ của tế bào, các tế bào, các bào quan lớn của
tế bào, kết tủa Sulfate và các kết tủa miễn dịch và nhiệt độ buồng rotor được duy
trì trong khoảng từ 0 đến 4
0
C. Tuy nhiên các máy này không thể tạo nên các lực
li tâm đủ lớn để có thể làm kết lắng một cách có hiệu quả các vius, các bào quan
nhỏ như các Ribosome hoặc các phân tử riêng biệt.
9
- Siêu li tâm (Ultra centrifuge)

Sự phát triển của các máy siêu li tâm với khả năng có thể đạt được lực li
tâm vượt quá 500.000g (75.000rpm, r = 8cm) đã mở ra các lĩnh vực hoàn toàn
mới trong nghiên cứu hoá sinh học.
Nó cho phép tách riêng biệt các tế bào quan trong tế bào mà trước đó các
bào quan này chỉ được quan sát bằng kính hiển vi điện tử (elctrron micrographs).
Điều này cũng cho phép định hướng các cấu tử enzym của các bào quan, cung
cấp những hiểu biết sâu sắc về những liên quan về cấu trúc và chức năng của
chúng. Các vius cũng có thể được tách ở dạng tinh khiết, cho phép xác định một
cách kĩ lưỡng bản chất của chúng. Các đại phân tử như DNA, RNA và Protein
cũng có thể được phân tích một cách chi tiết ngay cả ở mức độ khi hai kiểu phân
tử DNA chỉ khác nhau nguyên tử Nitơ 15N và 14N.
Như vậy, phương pháp li tâm sử dụng rất rộng rãi trong hoá sinh. Tài liệu
này giúp ta nghiên cứu để sử dụng và bảo quản hai loại máy li tâm thông dụng đó
là: máy li tâm tốc độ thấp hay còn được gọi là máy li tâm đặt bàn sử dụng trong
lâm sàng (Desktop Clinical Centrifuge) và máy li tâm tốc độ cao.
Việc sử dụng các li tâm loại này để tách các thành phần như huyết tương,
tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu trong máu hoặc là lắng cạn nước tiểu người ta có thể
thực hiện được nhiều mục đích khác nhau, điều đó là rất có lợi.
Ví dụ như trong lĩnh vực truyền máu, nếu chỉ cần truyển máu từng phần ta
có thể dùng máy li tâm để tách riêng thành phần cần truyền như hồng cầu hoặc
hồng cầu rửa, tiểu cầu hoặc các thành phần khác
Trong xét nghiệm chẩn đoán bệnh lí nhờ li tâm khi xác định được thể tích
khối hồng cầu ta có thể xác định được tình trạng bệnh nhân thiếu máu. Nếu thể
10
tích khói hồng cầu đạt 42 - 45% thì bệnh nhân ở tình trạng bình thường. Nếu thể
tích khối hồng cầu nhỏ hơn 40% là bệnh nhân ở trong tình trạng thiếu máu.
Khi chẩn đoán bệnh xuất huyết phải xác định thành phần tiểu cầu.
Khi chẩn đoán bệnh bị nhiễm khuẩn tiết niệu người ta cần lắng cặn nước
tiểu theo cách để lắng tự nhiên hoặc li tâm nhẹ tốc độ dưới 3000rpm. Khi đó ta
xác định có các thành phần hồng cầu, bạch cầu, tụ cầu hay không.

Để xác định bệnh nhân bị sỏi thận, tổn thương chấn thương hoặc lao qua
máy li tâm để lắng cạn nước tiểu, người ta xác định các chất acid, kiềm trong
nước tiểu
2. Yêu cầu chất lượng
Mỗi loại thiết bị có yêu cầu chất lượng riêng để đáp ứng đầy đủ những tính
năng, tác dụng của nó. Máy li tâm có những yêu cầu chất lượng như sau:
- Lực li tâm do motor tạo ra phải lớn và phải điều chỉnh được nguồn lực này có
nghĩa là motor phải có tốc độ cao và điều chỉnh được tốc độ theo các yêu cầu xét
nghiệm khác nhau.
- Có khả năng khống chế được thời gian làm việc của máy tuỳ theo các yêu cầu
xét nghiệm.
- Phải có các bộ phận đo lường và các mạch chỉ thị để theo dõi được các trạng
thái làm việc của máy.
- Máy chạy phải êm, không bị rung.
- Hãm được motor nhanh khi cần thiết.
3. Lắp đặt bảo dưỡng máy li tâm
3.1. Lắp đặt máy
- Trước khi lắp đặt máy phải kiểm tra toàn bộ máy.
11
- Đọc các tài liệu kĩ thuật do hãng cung cấp để vận hành và bảo dưỡng
đúng kĩ thuật.
- Đặt máy trên bàn chắc chắn, ở nơi thoáng mát, không đặt gần vòi nước,
gần đường gas.
- Đấu dây đất cho máy theo đúng kĩ thuật.
- Trước khi đấu điện lưới vào máy phải kiểm tra chắc chắn điện lưới phù
hợp với điện áp định mức của máy được ghi trên các máy.
3.2. Bảo dưỡng máy
* Công việc hàng ngày:
- Vệ sinh máy: lau chùi bên trong và ngoài máy bằng vải mềm với nước
tẩy nhẹ (không dùng xà phòng), không để ướt. Sau đó dùng nước ấm để lau chùi

lại máy
- Sau mỗi lần vận hành phải kiểm tra xem trong buồng máy có ống nghiệm
bị vỡ không, nếu có thì lấy hết các miếng thuỷ tinh vỡ ra, nếu có thể dùng máy
hút để hút sạch các miếng thuỷ tinh vỡ nhỏ. Nếu có nước dịch chảy ra ngoài thì
phải lau chùi sạch sẽ như đã hướng dẫn phần trên.
- Kiểm tra giá đặt ống nghiệm xem chuyển động có nhẹ nhàng không, nếu
không phải tra dầu.
- Kiểm tra khoá nắp máy xem việc đóng mở nắp có bình thường tốt không.
- Kiểm tra mặt máy có gì hư hỏng không.
- Kiểm tra dây đất xem còn tốt không.
Chú ý: Trong quá trình kiểm tra bảo dưỡng máy phải rút phích điện để bảo đảm
an toàn trong khi bảo dưỡng máy.
* Công việc định kì:
12
- Cứ 6 tháng vệ sinh cổ góp 1 lần, lau chùi sạch cổ góp bằng vải mềm.
Kiểm tra sự tiếp xúc giữa chổi than và cổ góp.
- Sau 500 giờ chạy máy kiểm tra thay thế chổi than.
Hình 3. Thay thế chổi than máy ly tâm
3. cấu tạo máy li tâm.
3.1. Cấu tạo cơ khí:
13
Hình 1 giới thiệu cấu tạo cơ khí của môt máy li tâm.
* Vỏ máy:
Vỏ để bảo vệ máy, có đế chắc chắn để lắp đặt motor và các phụ kiện đồng
thời để tránh rung động trong quá trình vận hành.
Nắp máy có khoá để bảo vệ an toàn khi vận hành.
* Giá đặt ống nghiệm:
Giá đặt ống nghiệm lắp liền với trục động cơ được gọi chung là rotor. ở
máy li tâm có hai loại rotor:
- Loại rotor góc: Loại này ống nghiệm được đặt riêng một góc cố định so

với trục như hình 2.
- Loại giá treo ở rotor (Swinging bucket rotor): Loại này khi rotor quay,
ống nghiệm sẽ nghiêng một góc với một bán kính quay R tuỳ theo tốc độ quay
của máy.
1. Vỏ máy
2. Đế máy
3. Nắp máy
4. Khoá nắp máy
5. Giá đặt ống nghiệm
6. Trục động cơ
Hình 1. Giới thiệu cấu tạo phần cơ khí của một máy li tâm
Giá có thể đặt được một hoặc nhiều loại ống nghiệm khác nhau: 10cm, 12cm,
15cm v.v
Có phần ngăn cách giữa khoang đặt ống nghiệm và hộp mặt máy.
14
Hình 2. Loại giá treo ở rotor
15
Đai ốc cố
định nắp
với đĩa
Gioăng
cao su
Đĩa sắp
xếp ống
mao quản
(b)
Nắp đậy
bảo vệ
Hình 3. Giới thiệu cách đặt ống nghiệm lên giá đặt ống nghiệm
3.2. Cấu tạo phần điện.

3.2.1. Sơ đồ khối:
Một máy li tâm hoàn chỉnh sẽ có đầy đủ các khối chức năng như hình 4.
Hình 4. Sơ đồ khối một máy li tâm hoàn chỉnh
16
Lạnh
Phanh
Động lực

điều khiển
Nguồn Chỉ thị
Đo lường
- Khối nguồn
- Khối động lực và điều khiển
- Khối đo lường
- Khối phanh
- Khối chỉ thị
Với những máy li tâm đơn giản có thể chỉ gồm hai khối cơ bản là đủ như
khối nguồn, khối động lực và điều khiển.
Tuỳ theo yêu cầu chất lượng của máy mà người ta thiết kế thêm các khối
khác. Với máy li tâm lạnh còn có thêm khối làm lạnh.
3.2.2. Chức năng, tác dụng của từng khối.
a) Khối nguồn:
Cung cấp nguồn điện cho các khối làm việc.
Tuỳ theo tính chất hiện đại của từng máy mà khối nguồn có thể đơn giản hoặc
phức tạp.
Khối nguồn gồm có nguồn cung cấp cho mạch động lực và nguồn nuôi cho
mạch điều khiển và các mạch khác.
Việc cung cấp nguồn cho động cơ có thể đấu trực tiếp hoặc qua các mạch
trung gian để điều chỉnh tốc độ.
b) Khối động lực và điều khiển:

Tạo ra lực li tâm để thực hiện các yêu cầu xét nghiệm khác nhau.
Nguồn lực này có thể điều khiển được theo yêu cầu xét nghiệm thông qua
việc điều chỉnh tốc độ động cơ.
Động cơ để tạo ra nguồn lực trong máy li tâm thường được sử dụng loại
động cơ điện một chiều hoặc động cơ vạn năng.
17
Cấu tạo của động cơ vạn năng giống như một động cơ điện một chiều kích
từ nối tiếp nhưng nó có đặc điểm là có thể sử dụng được ở nguồn điện một chiều
và xoay chiều.
Các loại động cơ này có mô men mở máy lớn và khả năng quá tải về mô
men và có tốc độ cao từ 4000V/ phút đến 20.000V/ phút và cao hơn nữa.
Điều khiển tốc độ động cơ: để thay đổi tốc độ động cơ ở máy li tâm thường
sử dụng các mạch thay đổi điện áp đặt vào động cơ hoặc thay đổi dòng điện qua
động cơ.
c) Khối phanh:
Thực hiện dừng máy nhanh khi cần thiết.
Việc hãm (phanh) động cơ có thể thực hiện theo hai phương pháp:
- Hãm động năng.
- Hãm ngược
a- Phương pháp hãm động năng của động cơ một chiều kích từ nối tiếp trong
máy ly tâm:
Điều kiện hãm động năng của động cơ một chiều kích từ nối tiếp:
- Ngắt phần ứng động cơ khỏi nguồn cung cấp;
- Khép kín phần ứng động cơ với R hãm;
- Dòng qua cuộn kích từ cùng chiều với dòng làm việc ban đầu.
18
M
+
-
KT

R
Hãm
+24VDC
1
1
1
2
2
2
: I
lv
(làm việc)
: I
h
(hãm)
CT
Nguyên lý hoạt động:
Khi thời gian vận hành kết thúc, M
2
mở ra → Rel
1
bị ngắt điện → Cặp tiếp
điểm thường đóng Rel
1
3-12; Rel
1
2-10 đóng lại → Ngắt nguồn 220VAC-50Hz
khỏi động cơ. Đồng thời nối nguồn +24 VDC với kích từ và đấu khép kín phần
ứng động cơ với điện trở hãm R
1

.
19
M
L
220V
AC
N
VR
1
h
2
S
2
6 3
12
Rel
1
Rel
1
2 5
10
R
1
R
2
+24VDC
KT
H.3. Mạch điện khối phanh
Đóng S
2

→ Đèn h
2
sáng chỉ thị mạch phanh làm việc và dòng điện của nguồn
+24 VDC chảy qua cuộn kích từ về đất. Dòng điện này cùng

chiều với dòng điện
ban đầu (I
làm việc
).
³Tải là cảm nên lúc này xuất hiện một sức điện động có dòng (I
hãm
) chảy trong
phần ứng ngược chiều với dòng điện ban đầu (I
làm việc
) Tạo ra momen hãm.
2.4. Lắp đặt bảo dưỡng máy li tâm.
2.4.1. Lắp đặt máy:
Trước khi lắp đặt máy phải kiểm tra toàn bộ máy xem có bị hư hỏng gì
không? do quá trình vận chuyển gây nên.
Xem các tài liệu kĩ thuật do hãng cung cấp (nếu có) để vận hành và bảo
dưỡng đúng kĩ thuật.
Đặt máy trên bàn chắc chắn, ở nơi thoáng mát, không cần vòi nước, gần
đường gas.
Đấu dây đất cho máy theo đúng kĩ thuật.
Trước khi đấu điện lưới vào máy phải kiểm tra chắc chắn điện lưới phù
hợp với điện áp định mức của máy được ghi trên các máy.
2.5. Những hư hỏng thường gặp.
Những hư hỏng thường gặp là những pan thường đơn giản, người vận hành
tự mình có thể phát hiện được.
Những hư hỏng đó thường là:

- Cháy cầu chì.
- Cáp điện đứt
20
- Công tắc hỏng
- Tiếp điểm nắp máy không tiếp xúc.
- Chổi than mòn hoặc không tiếp xúc với ổ góp.
- Chiết áp điều chỉnh tốc độ hỏng
Từng sự cố phải có cách kiểm tra để khẳng định chíng xác chỗ hỏng.
Sau đây là những hư hỏng thông thường ở máy li tâm CENTRA-3S
Hiện tượng Nguyên nhân Kiểm tra sửa chữa
- Máy không chạy, đèn
H1, H3 không sáng
- Mất nguồn điện
- Cháy cầu chì
- Hỏng công tắc nguồn
- Kiểm tra nguồn
- Kiểm tra thay mới đúng
loại
- Kiểm tra thay thế
- Máy không chạy, đèn
H1 sáng, H3 không sáng
- Hỏng Rơle Rel3
- Tiếp điểm nắp máy S3
- Hỏng IC 1
- Hỏng T1, T2
- Biến thế Tr1
- Kiểm tra cuộn dây Rel3
- Kiểm tra tiếp điểm S3
- Đo thử
- Đo thử

- Đo thử
- Máy không chạy, đèn
H1 và H3 đều không
sáng
- Hỏng đồng hồ thời
gian M2
- Hỏng tiếp điểm Rel3 b
- Hỏng tiếp điểm Rel2
3-12
- Hỏng Rơle Rel1
- Hỏng điện trở điều
chỉnh tốc độ R1
- Hỏng Motor M
- Kiểm tra sửa chữa
- Kiểm tra sửa chữa
- Kiểm tra sửa chữa
- Kiểm tra cuộn dây và các
cặp tiếp điểm Rel1
- Kiểm tra thay thế
- Kiểm tra sửa chữa
- Máy chạy nhưng - Hỏng mạch chỉnh lưu - Kiểm tra thay thế
21
không đo được tốc độ GLr2
- Hỏng P1 hoặc R1
- Kiểm tra thay thế
4.3 Quy trình vận hành
1. Chuẩn bị
- Chuẩn bị các mẫu xét nghiệm
2. Cho máy chạy:
- Đóng nắp máy nghe thấy tiếng “tách” chứng tỏ nắp máy đã được đóng chắc

chắn.
- Chọn chế độ làm việc: Cho máy chạy theo thời gian hoặc cho máy chạy không
định thời gian.
- Ấn công tắc nguồn cho máy chạy
- Điều chỉnh tốc độ động cơ tăng dần đến giá trị đặt
- Theo dõi máy chạy
3. Dùng máy:
- Khi hết thời gian chạy máy đồng hồ thời gian cắt điện, động cơ chỉ còn chạy
theo quán tính.
- Phanh dừng động cơ
- Ấn công tắc mở nắp máy khi đèn chỉ thị mở nắp sáng
- Mở nắp máy bằng tay
- Tắt điện
- Lấy mẫu xét nghiệm ra khỏi máy
- Đậy nắp máy kết thúc một lần xét nghiệm
22
2.4 Những hư hỏng thông thường ở máy ly tâm B3 – 11
HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN KIỂM TRA SỬA CHỮA
- Động cơ không làm
việc, đèn không sáng
- Không có điện áp cấp
cho máy ly tâm
- Cháy cầu chì
- Đứt dây
- Hỏng công tắc
- Kiểm tra ổ cắm, cáp
điện
- Kiểm tra thay thế
- Kiểm tra nối lại
- Kiểm tra sửa chữa

- Động cơ không làm
việc, nhưng đèn chỉ thị ở
phím bấm sáng
- Công tắc nắp máy mở - Kiểm tra công tắc nắp
máy ở các điểm 2 và 4
của J1 có đóng không
- Công tắc thời gian hỏng - Đặt đồng hồ thời gian
tới vị trí Hold và kiểm tra
độ tiếp xúc giữa các tiếp
điểm
- Nguồn 24 VDC hỏng - Hỏng biến thế hoặc là
cầu chỉnh lưu. Tháo PCB
hoặc biến thế để chữa
- Hỏng Rơle trung gian - Kiểm tr cuộn dây Rơle
xem có điện không (giữa
điểm 4 của J4 và + 24V)
và các tiếp điểm của
Rơle. Tháo Rơle nếu cần
- Công tắc mất cân bằng
đóng
- Tất máy ly tâm, kiểm tra
sự đóng mạch giữa các
tiếp điểm 2 và 3 của J8.
Nếu đóng thì tháo công
tắc mất cân bằng ra sửa
23
- Chiết áp điều chỉnh tốc
độ hỏng
- Điện trở giữa hai điểm 1
và 2của J6 phải là 4,7

KΩ. Kiểm tra điểm giũa
số 3 của J6. Tháo ra nếu
cần.
- Chổi than bị mòm - Kiểm tra chổi than với
chiều dai ngắn nhất là
7mm. Tháo cả 2 chổi than
ra nếu cái nào ngắn hơn
7mm thì thay.
- Hư hỏng ở động cơ - Kiểm tra sự thông mạch
giữa các điểm 1 và 3 của
J9. Tháo động cơ nếu
phát hiện hư hỏng
- Hư hỏng ở bộ điều
khiển động cơ
- Tháo PC board
- Không mở được nắp
máy, đèn chỉ thị mở nắp
máy sáng
- Hư hỏng ở phím ấn mở
chốt
- ấn công tắc và kiểm tra
thông mạch giữa các điểm
3 và 4 của công tắc. Tháo
công tắc nếu thấy mở
- Hư hỏng ở cuộn dây mở
nắp
- ấn công tắc mở nắp máy
và kiểm tra điện áp 1 và 4
của J10
Nếu không có điện áp

tháo khoá liên đồng của
nắp này
- M¸y ®· dõng nhng - H háng ë PC board - Th¸o PC board
24
không mở đợc nắp. Khi
mở đèn chỉ thị nắp máy
không sáng
- Động cơ quay cùng với
điều chỉnh tốc độ nhng
không đọc đợc tốc độ
quay
- H hỏng mạch chỉ thị - Tháo PC board
- Tốc độ quay điều chỉnh
thất thờng
- H hỏng chiết áp điều
chỉnh tốc độ
- Hỏng PCB
- Kiểm tra bằng ôm kế
- Tháo PC board
- Mạch phanh không làm
việc
- Công tắc phanh mở
- H hỏng ở PCB (Rơle R
hoặc điện trở)
- Tháo máy ly tâm ấn
công tắc phanh kiểm tra
thông mạch giữa 2 điểm 3
và 4 tháo công tắc phanh
- Tháo PCB
- Mạch thời gian không

làm việc hoặc làm việc
thất thờng
- H hỏng đồng hồ thời
gian
- Đặt đồng hồ thời gian và
kiểm tra sự đóng mạch.
Sau đó mở tiếp điểm ở
phía cuối của đồng hồ gi-
ũa các điểm 3 và 4 của J4.
Nếu công tắc hỏng, tháo
đồng hồ thời gian nhìn
xem chỗ nào tiếp xúc xấu
- Bộ phát điện mất cân
bằng hoạt động nhng đèn
chỉ thị mất cân bằng
không sáng
- H hỏng đèn chỉ thị - Kiểm tra có điện áp 6
vôn ở đèn chỉ thị (LED 1)
Tháo ra nếu cần
- Bộ phát hiện mất cân
bằng không làm việc
- H hỏng ở công tắc mất
cân bằng
- Với việc máy ly tâm
dừng nhả công tắc mất
cân bằng kiểm tra hai
điểm 2 và 3 của J6
Nếu hở mạch tháo ra.
- Cảm thấy bị rò điện khi - H hỏng ổ cắm điện - Kiểm tra ổ cắm (3 dây
25

×