CÂU 1.CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của CMVN,từ CMDT DCND đến CMXHCN;là kết quả của
sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa MLN vào điều kiện cụ thể
của nước ta.Đồng thời là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ
thời đại nhằm giải phóng dân tộc,gp giai cấp,giải phóng con người.
Vậy cơ sở nào để hình thành nên tư tưởng đó?
1/ Cơ sở khách quan:
+ Bối cảnh lịch sử VN cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:phong kiến
đang trên đà suy thoái,triều đình nhà Nguyễn thi hành chính sách
đối nội,đối ngoại bảo thủ,phản động,thực hiện bế quan tỏa cảng ;
phong trào của các sĩ phu văn thân yêu nước (Phan Bội
Châu,Phan Chu Trinh đấu tranh yêu nước chống Pháp) đều thất
bại.
+Bối cảnh quốc tế: Năm 1958 các cuộc khai thác của thực dân
Pháp khiến cho xã hội nước ta xuất hiện thêm nhiều giai cấp và
tầng lớp xã hội.Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do
chuyển sang giai đoạn độc quyền đã xác lập quyền thống trị của
chúng trên phạm vi toàn thế giới.năm 1917 cách mạng T10 Nga
thành công,cuộc cách mạng vĩ đại này đã làm “thức tỉnh các dân
tộc châu Á”.
+Giá trị truyền thống Việt Nam: Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất
khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước;truyền thống đoàn
kết,nhân nghĩa,tương thân,tương ái,”lá lành đùm lá rách” trong
hoạn nạn,khó khăn; truyền thống lạc quan,yêu đời;truyền thống
cần cù,dũng cảm,thông minh,sáng tạo,ham học hỏi, tiếp nhận tinh
hoa văn hóa nhân loại….
+ Những bộ phận tư tưởng và văn hóa nhân loại tác động lớn đến
sự hình thành tư tưởng HCM đó là:tư tưởng và văn hóa phương
Đông;tư tưởng và văn hóa phương Tây
*Tư tưởng và văn hóa phương Đông:
Nho giáo: HCM đã tiếp thu những yếu tố tích cực của Nho
giáo.Đó là tinh thần nhân nghĩa,đạo tu thân,sự ham học
hỏi,đức tính khiêm tốn,ôn hòa,…Đồng thời,Người cũng phê
phán,lọc bỏ những yếu tố tiêu cực của học thuyết này(tư
tưởng phân biệt đẳng cấp,những giáo điều cực đoan về “tam
cương”,”ngũ thường” )
Phật giáo: tư tưởng vị tha,từ bi,bác ái,cứu khổ,cứu nạn,tinh
thần bình đẳng,tinh thần dân chủ chất phác,nếp sống giản
dị,thanh bạch,chăm lo làm điều thiện Bên cạnh đó,Người
cũng phê phán tính chất duy tâm về mặt xã hội Phật giáo
*Tư tưởng và văn hóa phương Tây: tư tưởng tự do,bình
đẳng,bác ái của Đại cách mạng tư sản Pháp, Tư tưởng dân
chủ,phong cách dân chủ,cách làm việc dân chủ,tinh thần
dám nghĩ dám làm…có thể nói rằng,tư tưởng và văn hóa
nhân loại là nguồn gốc quan trọng góp phần hình thành tư
tưởng HCM.
+Chủ nghĩa Mác-Lênin. Đây là một bộ phận của văn hóa nhân
loại,nhưng là bộ phận tinh túy nhất, Chỉ khi đến với chủ nghĩa
Mác-Lenin, HCM mới tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho
dân tộc – con đường giải phóng dân tộc theo cách mạng vô
sản;trên cơ sở lý luận và phương pháp luận Mác – Lê nin,HCM đã
từng bước xây dựng nên hệ thống quan điểm và sâu sắc của
mình về những vấn đề cơ bản của cách mạng VN.
2/ Nhân tố con người
-Tư duy độc lập, tự chủ,sáng tạo cộng với đầu óc phê phán sáng
suốt trong việc nghiêng cứu,tìm tòi thời cuộc;Sự khổ công học tập
nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại luôn trau dồi
vốn kinh nghiệm đấu tranh giải phóng đất nước,dân tộc;Có một
vốn học vấn chắc chắn,một năng lực trí tuệ sắc sảo kinh nghiệm
thực tiễn và một bản lĩnh chính trị vững vàng;Là một chiến sỹ cộng
sản nhiệt thành cách mạng,một trái tim yêu nước thương dân sâu
sắc,sẵn sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất vì độc lập của Tổ
quốc vì tự do hạnh phúc của đồng bào.
Một con người bình dị mà với tâm hồn vô cùng cao thượng.
Tóm lại,tư tưởng HCM là sự gặp gỡ giữa trí tuệ lớn của HCM với trí tuệ
của dân tộc cà trí tuệ thời đại.Chính sự vận động,phát triển của tư
tưởng yêu nước.Việt Nam cuối thế kỷ XIX đến những năm 20 của thế kỷ
XX,khi bắt gặp chủ nghĩa Mác – Lenin, đã hình thành nên tư tưởng
HCM.
CÂU 2/ TRÌNH BÀY QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH.
Chúng ta có thể phân chia thành 5 thời kỳ như sau:
1/ Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước,thương nòi (1890-
1911).Đây là thời kỳ HCM lớn lên và sống trong nỗi đau mất
nước,Người được sự giáo dục của gia đình,của quê hương,dân tộc về
lòng yêu nước,thương dân.
HCM cũng sớm tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp,Người luôn
băn khoăn trước những thất bại của các sĩ phu yêu nước chống
Pháp,ham học hỏi,muốn tìm hiểu nhũng văn hóa tiên tiến của các cuộc
cách mạng dân chủ tư sản ở Châu Âu,muốn đi ra nước ngoài xem họ
làm gì để trở về giúp đồng bào thoát khỏi vòng nô lệ.
2/ Thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước giải phóng dân tộc (1911-
1920)
HCM ra đi tìm đường cứu nước,trước tiên HCM tìm đến Pháp,cách
mạng Mỹ,tham gia Đảng XH Pháp,tìm hiểu CMT10 Nga,học tập và tìm
hiểu chủ nghĩa MLN ,tham gia sáng lập ĐCS Pháp.Đây là thời kỳ HCM
đã có sự chuyển biến vượt bậc về tư tưởng cứu nước của HCM:” muốn
cứu nước thì phải giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác
ngoài con đường CMVS.
3/ Thời kỳ hình thành cơ bản về tư tưởng cách mạng VN(1921-
1930)
Năm 1921,Người sáng lập “HLT thuộc địa”,xuất bản báo “Người cùng
khổ” nhằm tuyên truyền chủ nghĩa MLN vào thuộc địa.Năm 1923 HCM
sang Liên Xô dự Hội nghị quốc tế nông dân,Đại hội V-QTCS,QT Cứu tế
đỏ,QT công hôi đỏ…,Năm 1924 Người về Quảng Châu TQ tổ chức
VNCMTN,ra báo Thanh Niên,đào tạo ra cán bộ.
Những tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp(1925).Đường
Kách Mệnh(1927)…
+Cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có
quan hệ mật thiết với nhau. Cách mạng thuộc địa có tính chủ
động,độc lập.Cách mạng thuộc địa có khả năng giành thắng lợi
trước cm ở chính quốc.
+Giải phóng dân tộc là việc chung,phải tập hợp lực lượng dân tộc
thành một sức mạnh lớn để chống lại đế quốc và tay sai. Phải
đoàn kết và liên minh với cm quốc tế, nêu cao tinh thần tự lực,tự
cường.
+Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng,của cả dân tộc đại
đoàn kết,phải tổ chức quần chúng,lãnh đạo và tổ chức đấu tranh
bằng các hình thức và khẩu hiệu thích hợp.
+Cách mạng muốn thành công trước hết phải có Đảng cách mạng
lãnh đạo,vận động và tổ chức quần chúng đấu tranh.
+6/1/1930 HCM thay mặt QTCS hợp nhất các tổ chức ĐCS ở
VN,sáng lập ĐCSVN.
4/ Thời kỳ thử thách,giữ vững lập trường,nêu cao tư tưởng độc
lập,tự do và quyền dân tộc cơ bản(1930-1945)
Trên cơ sở về tư tưởng con đường cách mạng VN đã hình thành về cơ
bản,HCM đã thành lập được ĐCSVN.HCM kiên trì giữ vững quan điểm
cách mạng của mình,vượt qua khuynh hướng “tả” đang chi phối
QTCS,chi phối BCH TW Đảng.phát triển thành chiến lược GPDT dẫn
đến thắng lợi của CMT8 và sự ra đời của nước CHXHCN VN.
Tuyên ngôn độc lập về sự ra đời của nước VN DCCH do HCM công bố
trước đồng bào và toàn TG đã khẳng định : “Tất cả mọi người sinh ra
đều có quyền bình đẳng…quyền tự do và quyền được mưu cầu hạnh
phúc.”
5/ Thời kỳ tiếp tục phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến
quốc.Đây là thời kỳ HCM cùng TW Đảng lãnh đạo nhân dân vừa xây
dựng chế độ dân chủ nhân dân mà đỉnh cao là chiến thắng ĐBP, tiến
hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng CNXH ở miền
Bắc.
Tư tưởng HCM trải qua hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển,là sản
phẩm tất yếu của cmVN trong thời đại mới,là ngọn cờ thắng lợi của dân
tộc VN trong cuộc đấu tranh vì độc lập,tự do,vì giải phóng dân tộc và
CNXH.
CÂU 3/ TRÌNH BÀY TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN TỘC,TRONG
THỰC TẾ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA ĐÃ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÀY
NTN?
Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của CMVN,từ CMDT DCND đến CMXHCN;là kết quả của
sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa MLN vào điều kiện cụ thể
của nước ta.Đồng thời là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ
thời đại nhằm giải phóng dân tộc,gp giai cấp,giải phóng con người.
Khái niệm dân tộc trong di sản tư tưởng HCM là khái niệm dân tộc quốc
gia,dân tộc thuộc địa.Tư tưởng HCM về vấn đề dân tộc có những nội
dung chính là:
1/Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả
các dân tộc. Theo Hồ Chí Minh,độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân
dân là thiêng liêng nhất. Người đã từng khẳng định:”Tự do cho đồng
bào tôi,độc lập cho Tổ quốc tôi,đấy là tất cả những điều tôi muốn”
+ Tìm hiểu và tiếp nhận tuyên ngôn độc lập năm 1776 của
Mỹ,tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của cách
mạng Pháp:”Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng,dân tộc nào cũng có quyền sống,quyền sung sướng và
quyền tự do”
+Năm 1919,Người gửi tới hòa hội Véc-xây bản yêu sách 8 điểm
đòi quyền tự do cho dân tộc.
+Văn kiện thành lập Đảng CSVN,Người xác định nội dung đầu tiên
là giành độc lập cho dân tộc.
+Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945
+Hội nghị tháng 8-ĐCSĐD 5/1941,Người chủ trương giải quyết
vấn đề DT trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.
2/Chủ nghĩa dân tộc-một động lực lớn của đất nước và cũng là vấn
đề dân tộc chân chính.HCM phát hiện:mất độc lập tự do là mất tất
cả.Tất cả giai cấp,các tầng lớp của dân tộc đều là người dân mất
nước,đều là lực lượng giải phóng dân tộc.Người đánh giá cao chủ nghĩa
dân tộc,trên cơ sở đó để giải quyết vấn đề dân tộc.
3/Vấn đề dân tộc trong tư tưởng HCM còn là sự kết hợp nhuần
nhuyễn dân tộc với giai cấp,độc lập dân tộc và CNXH,chủ nghĩa
yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.
+HCM quán triệt quan điểm MLN về quyền tự quyết dân
tộc,quyền bình đẳng dân tộc và CNXH.Năm 1930,trong Cương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng,Người xác định phương hướng
chiến lược của cách mạng VN là:làm tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng để đi tới XHCS.
+Tư tưởng HCM vừa phản ánh quy luật khách quan của sự
nghiệp GPDT trong thời đại CMVS,vừa phản ánh mối quan hệ
khăng khít giữa mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con
người. Do đó, sau khi giành độc lập, phải tiến lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
+Bảo vệ độc lâp và quyền tự quyết cho các dân tộc khác, chống
lại áp bức bóc lột,áp bức dân tộc. Năm 1914, khi Chiến tranh thế
giới thứ nhất vừa nổ ra, Hồ Chí Minh đã đem toàn bộ số tiền dành
dụm được từ đồng lương ít ỏi của mình ủng hộ quỹ kháng chiến
của người Anh.
+Người đề ra khẩu hiệu "giúp bạn là tự giúp mình" (ủng hộ kháng
chiến chống Nhật của Trung Quốc) và chủ trương phải bằng thắng
lợi của cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung
của cách mạng thế giới.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc trong thực tế
hiện nay
+Ra sức khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân
tộc,nguồn động lực mạnh mẽ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh nhận thức và giải quyết vấn đề dân
tộc trên quan điểm giai cấp.
+Khẳng định rõ vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, của Đảng
Cộng sản, kết hợp vấn đề dân tộc và giai cấp đưa cách mạng Việt Nam
từ giải phóng dân tộc lên CNXH.
+Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ
giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nêu: vấn đề dân tộc và
đại đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách
mạng.
+Trong công tác đền ơn, đáp nghĩa Hồ Chí Minh chỉ thị, các cấp bộ
Đảng phải thi hành đúng chính sách dân tộc, thực hiện sự đoàn kết,
bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc.
Câu 4/TRÌNH BÀY TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỨNG NGUYÊN
TĂC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI.LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÂY DỰNG CHO
MÌNH ĐẠO ĐỨC MỚI.
Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của CMVN,từ CMDT DCND đến CMXHCN;là kết quả của
sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa MLN vào điều kiện cụ thể
của nước ta.Đồng thời là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ
thời đại nhằm giải phóng dân tộc,gp giai cấp,giải phóng con người.
1/ Cần phải “Nói đi đôi với làm.nêu gương về đạo đức”.
+HCM coi đây là phương pháp quan trọng bậc nhất trong xây dựng một
nền đạo đức mới.Đây cũng là biện pháp mang lại hiệu quả trong việc
rèn luyện đạo đức cm,nhất là đối với người lãnh đạo. HCM luôn quan
tâm biểu dương tất cả những gương người tốt,việc tốt.
+HCM là tấm gương đạo đức trong sáng tuyệt vời,tiêu biểu cho tinh hoa
và khí phách dân tộc,được toàn thế giới ngưỡng mộ.Đó là tấm gương
suốt đời phấn đấu cho lý tưởng cứu nước,cứu dân,hết lòng yêu thương
nhân dân với tinh thần”lấy dân làm gốc”.HCM cho rằng hơn bất cứ một
lĩnh vực nào khác,trong việc xây dựng một nền đạo đức,đạo đức cách
mạng phải đặc biệt chú trọng”đạo làm gương”.
+Đạo làm gương phải được quán triệt trong tất cả mọi đối tượng,mọi
lĩnh vực từ Đảng,Nhà nước đến nhà trường,gia đình,xã hội.Trong gia
đình,là cha mẹ đối với con cái,là anh chị đối với em,là ông bà đối với
cháu.Trong nhà trường,là thầy cô đối với học sinh.Trong bộ máy nhà
nước,là người lãnh đạo đối với cấp dưới.
Có thể nói,tấm gương đạo đức Bác Hồ là tấm gương chung cho cả dân
tộc,cho các thế hệ người VN mãi về sau.
2/ Xây phải đi đôi với chống.
Theo HCM,việc xây dựng và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức tốt đẹp,nhất
thiết phải đấu tranh chống lại những biểu hiện xấu,trái với yêu cầu của
đạo đức mới.Vì vậy,xây phải đi đôi với chống,muốn xây thì phải
chống,chống để nhằm mục đích xây
+ Thực hiện bằng việc giáo dục những phẩm chất,những chuẩn mực
đạo đức mới từ trong gia đình đến nhà trường và ngoài XH,thông qua
hoạt động thực tiễn và khơi dậy sự ý thức của mỗi người vì không phải
người nào cũng tốt,cũng hay,mỗi người đều có cái thiện,cái ác trong
lòng.Do đó,phải kết hợp xây đi đôi với chống những cái ác,tiến tới xóa
bỏ,diệt trừ cái ác.
+Việc chống những cái xấu,cái sai phải được tiến hành bằng tự phê
bình và phê bình,bằng giáo dục,thuyết phục,bằng kỷ luật của Đảng,Nhà
nước.HCM đặc biệt coi trọng việc chống chủ nghĩa cá nhân,vì đó là một
căn bệnh cực kỳ nguy hiểm.
+Để việc xây và chống có hiệu quả,theo HCM phải tạo phong trào quần
chúng rộng rãi để qua đó mọi người tự bồi dưỡng và nâng cao phẩm
chất đạo đức của mình.
3/ Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
+HCM ví quá trình rèn luyện đạo đức “Cũng như ngọc càng sáng,vàng
càng luyện càng trong”.Cái ác luôn ẩn nấp trong mỗi con người,nếu xao
nhãng việc tu dưỡng để sa vào chủ nghĩa cá nhân thì có thể ngày hôm
qua có công với cách mạng,nhưng ngày hôm nay lại có tội với nhân
dân.
+Để có được đạo đức mới thì mọi người đều phải thực hành tu
dưỡng,suốt đời và gắn liền với hoạt động thực tiễn,trên tinh thần tự
giác,tự nguyện dựa trên lương tâm và trách nhiệm của mọi người trong
mọi môi trường,mọi hoàn cảnh.
Từ đó,HCM đã khái quát một luận điểm quan trọng: “Một dân tộc,một
Đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại,có sức hấp dẫn
lớn,không nhất thiết hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu
mến,ca ngợi nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa,nếu sa vào chủ
nghĩa cá nhân.”
Chúng ta cần làm thế nào để xây dựng cho mình đạo đức mới?
+Cần tích cực, tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, tức là khi được
cấp trên giao cho việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, cũng phải đưa
cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn,nói đi đôi với
làm,vượt qua mọi khó khăn.
+Trong thực hiện nhiệm vụ được giao phải "có gan phụ trách", dám
nghĩ dám làm, chủ động sáng tạo để có kết quả cao nhất. Phải làm tròn
trách nhiệm của mình một cách tự giác, theo lương tâm, lương tri,không
chủ quan,đại khái.
+Bản thân cần là một tấm gương tốt cho mọi người.Nâng cao nhận
thức, giác ngộ trước những lỗi lầm sai phạm, tự giác thực hành sửa
chữa, đồng thời phát hiện những nhân tố mới, những điển hình người
tốt, việc tốt, những tấm gương sáng tiêu biểu để nhân rộng, tạo nên một
phong trào sống chiến đấu, lao động,học tập theo tấm gương đạo đức
HCM.
Câu 5/TRÌNH BÀY NHỮNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC THEO TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.ANH CHỊ PHẢI LÀM GÌ ĐỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC
NHỮNG CHUẨN MỰC ĐÓ?
Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của CMVN,từ CMDT DCND đến CMXHCN;là kết quả của
sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa MLN vào điều kiện cụ thể
của nước ta.Đồng thời là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ
thời đại nhằm giải phóng dân tộc,gp giai cấp,giải phóng con người.
Những chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng HCM:
1/ Trung với nước hiếu với dân
“Trung” là trung với nước,với Đảng,với lý tưởng CM còn “hiếu”
không chỉ hạn hẹp như quan niệm đạo đức truyền thống,mà bao
hàm một nội dung sâu rộng hơn.
Trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nươc và giữ
nước.Nước ở đây là nước của dân,còn dân là chủ nhân của đất
nước.Với HCM.Hiếu với dân có nghĩa là bao nhiêu lợi ích đều vì
dân,bao nhiêu lực lượng đều ở nơi dân…
Tư tưởng hiếu với dân không còn dừng lại ở chỗ thương dân với
tính chất là đối tượng cần phải dạy dỗ ban ơn,mà đối tượng phải
phục vụ hết lòng.
2/ Cần,kiệm,liêm,chính,chí công vô tư.
Đây là một phẩm chất đạo đức trung tâm,gắn liền với hoạt động hằng
ngày của mỗi người.Người coi cần,kiệm,liêm,chính là bốn đức tính chủ
yếu của con người,nhất là đối với cán bộ đảng viên.Nó có quan hệ mật
thiết với nhau như bốn mùa của trời,4 phương của đất,thiếu một mùa thì
không thành trời,thiếu một phương thì không thành đất,thiếu một đức thì
không thành trời.
Cần,kiệm,liêm,chính,chí công vô tư có quan hệ mật thiết với
nhau.Cần,kiệm,liêm,chính sẽ dẫn đến chí công vô tư; ngược lại chí công
vô tư,một lòng một dạ vì những việc ích quốc lợi dân thì nhất định sẽ
thực hiện được Cần,kiệm liêm,chính.Và có chí công vô tư thì mới nêu
cao được chủ nghĩa tập thể,quét sạch được chủ nghĩa cá nhân.
3/ Yêu thương con người.
Đây là sự kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc,kết hợp với chủ
nghĩa nhân đạo cộng sản,tinh thần nhân văn của nhân loại,cùng với sự
thể nghiệm của HCM qua hoạt động thực tiễn.Đó là một tình cảm rộng
lớn,trước hết dành cho những người cùng khổ,những người lao động bị
áp bức bóc lột không phân biệt màu da,sắc tộc…Xuất phát điểm tình
yêu thương con người ở HCM vừa sâu xa,vừa rất cụ thể và gần
gũi.Điểm nổi bật trong tình yêu thương con người của HCM đó là
thương yêu nhân dân.HCM là hiện thân của lối sống tình nghĩa,đề cao
tình yêu thương con người.Đồng thời,Người truyền cho con người sức
mạnh,tạo điều kiện cho họ phát triển toàn diện cá nhân.
4/ Tinh thần quốc tế trong sáng.
Đây là phẩm chất đạo đức nhằm vào mối quan hệ rộng lớn,vượt qua
khuôn khổ quốc gia dân tộc.Đó là tinh thần “Bốn phương vô sản đều là
anh em”, là tinh thần đoàn kết của nhân dân lao động các nước,với
những tiến bộ nhằm mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình,độc lập dân
tộc,dân chủ và tiến bộ xã hội,là hợp tác và hữu nghị với tất cả các
nước,các dân tộc.
Theo HCM,tinh thần quốc tế trong sáng là tinh thần “giúp bạn là tự giúp
mình”,nó hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa Xô-Vanh hay chủ nghĩa dân tộc
hẹp hòi.Đường lối chính trị của Đảng lãnh đạo là định hướng đúng đắn
cho việc bồi dưỡng tinh thần quốc tế trong sáng ở mỗi người.
Chúng ta cần phải làm gì để có thể thực hiện được những chuẩn
mực đó
+Cần nhận thức đầy đủ hơn,sâu sắc hơn những hy sinh to lớn của
ông cha để chúng ta có non sông,Tổ quốc VN độc lập,tự do,thống
nhất trọn vẹn hôm nay.Nâng cao tinh thần yêu nước,tự hào về
truyền thống anh hùng của dân tộc.
+Trung với nước,hiếu với dân ngày nay là luôn tôn trọng,phát huy
quyền làm chủ của nhân dân,thể hiện ở ý chí vươn lên quyết tâm
vượt qua nghèo nàn,lạc hậu,góp phần xây dựng đất nước phồn
vinh.Luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết dân tộc,Có tinh thần trách
nhiệm cao đối với công việc,có lương tâm nghề nghiệp trong
sáng,làm việc gì trước hết phải vì tập thể,không tham lam,vụ lợi cá
nhân.
+Cần tích cực lao động,học tập,công tác với tinh thần lao động có
năng suất,hiệu quả cao;kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân,lối
sống thực dụng,khiêm tốn,chân thành,không chạy theo thành
tích,giấu giếm khuyết điểm
+Nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật,cần tự đặt mình trong tổ
chức,trong tập thể,học tập ở mọi người và có trách nhiệm với mọi
người; coi trọng phê bình và tự phê bình,khắc phục bệnh chuộng
hình thức,xu nịnh,phê phán những biểu hiện xuất phát từ động cơ
cá nhân.
+Phát huy chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế
trong sáng,đoàn kết,hữu nghị giữa các dân tộc,phát huy tinh thần
độc lập tự chủ,tôn trọng độc lập,chủ quyền của các nước
khác,nâng cao tinh thần độc lập tự chủ,tự lực, tự cường,thường
xuyên tự giác,nỗ lực học tập,rèn luyện,tu dưỡng theo gương Bác
Hồ vĩ đại.
CÂU 6/ PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC NÊU GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ
MINH.HỒ CHÍ MINH ĐÃ THỰC HIỆN ĐIỀU ĐÓ NHƯ THẾ NÀO?
Theo Hồ Chí Minh, nêu gương thì trước hết phải làm gương trong mọi
công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên, về mọi mặt, phải cần
kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, nói phải đi đôi với làm.
1/ Cần nêu gương trên ba mối quan hệ đối với mình, đối với người,
đối với việc. Đối với mình phải không tự đại, tự mãn, kiêu ngạo mà luôn
học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi
điều dở của bản thân, phải tự phê bình mình như rửa mặt hằng
ngày;đối với người, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết,
thật thà, không dối trá, lừa lọc, khoan dung, độ lượng; đối với việc, dù
trong hoàn cảnh nào phải giữ nguyên tắc “dĩ công vi thượng”.
Khi nước nhà vừa giành được độc lập năm 1945, trước nạn đói đang
đến gần, Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân diệt “giặc đói” bằng một hành
động cụ thể, mười ngày nhịn ăn một bữa để lấy số gạo đó cứu những
người bị đói và chính Người đã làm gương thực hiện trước. Hồ Chí
Minh đã tiếp thu truyền thống “thương người như thể thương thân” của
dân tộc, nâng lên thành triết lý hành động cách mạng vì dân, vì nước
trong mỗi con người.
2/ Muốn nêu gương được thì nói phải đi đôi với làm và trong suốt
cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, Chỉ tịch Hồ Chí
Minh luôn là một tấm gương đạo đức mẫu mực cho mọi người học tập
và noi theo. Ở Người đã đạt tới sự thống nhất chặt chẽ giữ nói và làm,
giữa giáo dục đạo đức và nêu gương đạo đưc, đạt tới sự nhất quán
giữa công việc và đời tư, giữa đạo đức vĩ nhân và đạo đức đời thường.
Khi địa vị càng cao, uy tín càng lớn, Hồ Chí Minh càng ra sức hoàn
thiện, trở thành tấm gương đạo đức trọn ven. Hồ Chí Minh cho rằng:
“Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với
họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên
truyền”.
Hồ Chí Minh cho rằng, con người nói chung, đặc biệt là người phương
Đông coi trọng thực tiễn hơn lý thuyết. Chính vì thế, Người nhắc nhở
đảng viên: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ
“cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những
người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm
mực thước cho người ta bắt chước”. Tự mình phải chính trước, mới giúp
người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô
lý.
3/ Để giáo dục bằng nêu gương đạt kết quả cao, Người chủ
trương: “lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau
là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ
chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Trong gia
đình, cha mẹ là tấm gương cho các con, anh chị là tấm gương đối với
các em; trong nhà trường, thầy giáo, cô giáo là tấm gương cho học trò;
trong cơ quan, tổ chức thì cán bộ lãnh đạo là tấm gương cho cấp dưới;
người này có thể là gương cho người khác. Trong cuộc sống hằng ngày,
người cán bộ, đảng viên chẳng những phải có trách nhiệm tự tu dưỡng
tốt để trở thành con người có đời tư trong sáng, mà còn phải là tấm
gương giúp nhân dân nhìn vào đó làm những điều đúng, điều thiện,
chống lại thói hư, tật xấu.
Hồ Chí Minh thấy được một triết lý sâu xa rằng, cơm chúng ta ăn, áo
chúng ta mặc đều do mồ hôi, nước mắt của dân mà ra, nên chúng ta
phải đền bù xứng đáng cho dân. Cán bộ, đảng viên phải xông xáo, nhiệt
tình, sâu sát nhân dân, gương mẫu và dám chịu trách nhiệm trước
dâncả về lời nói và việc làm; phải luôn quyết tâm, bền bỉ, chịu đựng khó
khăn, quan tâm và tìm mọi cách giải quyết kịp thời, hiệu quả những nhu
cầu mà dân đặt ra, kể cả chấp nhận sự huy sinh để bảo vệ dân, phấn
đấu vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng đạo đức ấy đã tạo
nên một phong cách nêu gương, tự giác gương mẫu của Hồ Chí Minh,
người lãnh tụ kính yêu của cách mạng Việt Nam, người suốt đời phấn
đấu, hy sinh vì đất nước, vì dân tộc, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng
giản dị, người mà cả cuộc đời là một tấm gương lớn cho các thế hệ con
cháu mãi mãi noi theo.
CÂU 7/ PHÂN TÍCH CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC THEO TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH: CẦN,KIỆM,LIÊM,CHÍNH,CHÍ CÔNG VÔ TƯ.LÀM THẾ NÀO
ĐỂ BẢN THÂN THỰC HIỆN ĐƯỢC NHỮNG CHUẨN MỰC ĐÓ.
Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của CMVN,từ CMDT DCND đến CMXHCN;là kết quả của
sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa MLN vào điều kiện cụ thể
của nước ta.Đồng thời là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ
thời đại nhằm giải phóng dân tộc,gp giai cấp,giải phóng con người.
Đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí
Minh trong sự nghiệp cách mạng.Trong số những chuẩn mực đạo
đức,Người có nhắc đến Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Đây là những phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của
con người.
Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo
năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng,
không ỷ lại, không dựa dẫm. Cần còn là làm việc một cách thông minh,
sáng tạo, có kế hoạch, khoa học. Theo Bác, con người có đức cần thì
việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được.
Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của
nhân dân, của đất nước, của bản thân mình. Tiết kiệm từ cái nhỏ đến
cái to; “Không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. Kiệm trong tư
tưởng của Người còn đồng nghĩa với năng suất lao động cao.Bác giải
thích, tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không đáng tiêu xài thì một hạt
gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu, nhưng khi có việc cần làm lợi
cho dân, cho nước thì hao bao nhiêu của, tốn bao nhiêu công cũng vui
lòng, như thế mới là kiệm.
Liêm là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm
phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân”. Phải trong
sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng.Bác cũng chỉ rõ ngược
lại với chữ liêm là tham ô,đục khoét dân,lấy của công làm của riêng
mình,Tham ô là trộm cướp là kẻ thù của nhân dân. Muốn liêm thật sự thì
phải chống tham ô.
Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn đối với mình, với người, với
việc.
Đối với mình, không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ,
luôn kiểm điểm mình để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở.
Đối với người, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới; luôn
giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc.
Đối với việc, để việc công lên trên việc tư, làm việc gì cho đến nơi, đến
chốn, không ngại khó, nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho
nước.
Theo Hồ Chí Minh, Cần, kiệm, liêm, chính là “tứ đức” không thể thiếu
được của con người.Bác ví tứ đức của con người như trời có 4 mùa,
đất có bốn phương, thiếu một mùa thì không thành trời, thiếu một
phương thì không thành đất, thiếu một đức thì không thành người.
Bác cũng nhấn mạnh: Cần, kiệm, liêm, chính càng cần thiết đối với
người cán bộ, đảng viên. Nếu đảng viên mắc sai lầm thì sẽ ảnh hưởng
đến uy tín của Đảng, nhiệm vụ của cách mạng.
Chí công vô tư là ham làm những việc ích quốc, lợi dân, không ham địa
vị, không màng công danh, vinh hoa phú quý; “phải lo trước thiên hạ, vui
sau thiên hạ.Thực hành chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể,
nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Hồ Chí Minh viết: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm
qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay vẫn được
mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu
sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Người cũng phân biệt lợi ích cá nhân và chủ
nghĩa cá nhân.
Chí công vô tư là tính tốt có thể gồm 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm.
Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là
để người cách mạng vững vàng qua mọi thử thách. Người còn chỉ ra
mối quan hệ: Cần, kiệm, liêm, chính tốt sẽ dẫn tới chí công vô tư, và chí
công vô tư, một lòng vì dân, vì nước thì nhất định sẽ thực hiện được
cần, kiệm, liêm, chính.
Bản thân Người chính là hiện thân của những phẩm chất đó để chúng ta
học tập.Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là những giá trị đạo
đức cao đẹp của thời đại.
Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,ngày
nay chúng ta cần
Thể hiện ở ngày những hành động cụ thể, những việc tốt trong
cuộc sống: như sinh viên trước khi tan học thì tắt điện, giữ vệ sinh,
bảo vệ của công,chăm chỉ học tập,nói không với các tệ nạn xã hội.
Rèn luyện cho mình lối sống đạo đức, thử soi xem đã làm được
bao nhiêu phần trăm, tự đánh giá, từ đó giúp đỡ những người
xung quanh, những người còn chưa làm tốt.
Tích cực học tập nâng cao trình độ bản thân để trang bị được
những kiến thức phục vụ cho bản thân và xã hội.
Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Thẳng thắn, trung thực, bảo vệ chân lý, bảo vệ đường lối, quan
điểm của Đảng, bảo vệ người tốt; chân thành, khiêm tốn; không
chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao che, giấu giếm khuyết
điểm của bản thân
Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư phải kiên quyết
chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi
với làm, nói nhiều, làm ít.