Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

hướng dẫn cho học sinh cách cảm thụ thơ để từ đó rèn kỹ năng viết văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.88 KB, 13 trang )

A/ PHẦN MỞ ĐẦU:
Lý do chọn đề tài:
Làm nghề dạy học, ai cũng muốn “sản phẩm” của mình đạt chất lượng cao, ai
cũng muốn có học sinh giỏi, đặc biệt là với những người tâm huyết nghề nghiệp, họ luôn
dồn hết sức lực và trí tuệ của mình để đạt được những mong muốn đó. Tuy nhiên, muốn
có được như thế thì đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía (kể cả người học, người dạy, và phụ
huynh) chứ không chỉ phía người dạy, do đó mong muốn chính đáng của người thầy giáo
không chỉ dựa vào sự nỗ lực của chủ quan mà thành hiện thực được (và giáo viên văn
cũng không phải là ngoại lệ, đó là chưa nói đến để có được học sinh giỏi văn còn có
nhiều cái khó hơn các môn khác).
Thực tế cho thấy, hiện nay số học sinh giỏi văn có chiều hướng ngày càng giảm đi,
mà chất lượng của những em được công nhận cũng không cao, số bài viết giàu “chất
văn” ngày càng hiếm mà nguyên nhân một phần là do phụ huynh không muốn cho con đi
học môn văn vì sau này ít có cơ hội chọn nghề; học sinh thì không có hứng thú vì không
tìm thấy sự hấp dẫn ở môn văn, hơn nữa học môn văn thường điểm không cao (vì giáo
viên chỉ hay cho thang điểm 5-6-7, hiếm khi được điểm 8 điểm 9 cho dù học sinh đã có
những cố gắng). Còn người dạy thì cứng nhắc, rập khuôn, làm hạn chế sức sáng tạo của
học sinh, (vì em nào viết văn phải theo như đáp án mới cao điểm). Vì thế tôi muốn cùng
các đồng nghiệp trao đổi một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn
lớp 9. Tuy nhiên trong khuôn khổ của một đề tài, tôi chỉ dám đề cập đến vấn đề hướng
dẫn cho học sinh cách cảm thụ thơ để từ đó rèn kỹ năng viết văn.
B/PHẦN NỘI DUNG
1/ Thực trạng:
Hiện nay, phần lớn học sinh không thích học văn nên thường học qua loa, đối phó,
không nắm được các giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của các tác phẩm, không nhớ tác
phẩm đó của ai, hoàn cảnh sáng tác như thế nào? thậm chí nếu văn tác phẩm là thơ thì
cũng không thèm học thuộc (cho dù những bài thơ thật hay). Những nét khái quát của tác
phẩm không nắm được thì không có gì để viết, dẫn đến bài viết nghèo ý; văn viết khô
khan, trần trụi; nghĩ sao viết vậy chứ không biết gọt dũa, không biết dùng các biện pháp
1
tu từ thích hợp để cho bài viết sinh động.Thực trạng này đã được nhiều người tâm huyết


với nghề trao đổi trên diễn đàn của báo Giáo dục & Thời đại, và lý do đưa ra cũng khá
phong phú, đa dạng, song tập trung chủ yếu vào các nguyên nhân sau:
2/ Nguyên nhân
-Người dạy văn chưa truyền được cái hay của tác phẩm văn chương sang cho người
học (kể cả cách cảm thụ cũng như kỹ năng viết những câu văn giàu hình tượng)
-Chưa trang bị những kiến thức cơ bản về các thể loại văn học cho học sinh nên phần
lớn học sinh hiểu trong văn học cũng như ngoài đời, do đó dẫn đến tình trạng khi làm
văn “thấy sao viết vậy” ( nhất là trong văn miêu tả và văn tường thuật) mà thiếu đi sự
chọn lọc, làm cho bài văn trở nên trần trụi, sa vào “chủ nghĩa tự nhiên”.
-Chưa phân biệt được ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viêt nên khi viết văn vẫn dùng từ
như ngôn ngữ nói.
-Một số giáo viên chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm khi chấm, trả bài nên học sinh
không nhận ra thiếu sót để sửa chữa cho những bài sau (thậm chí đọc bài hờì hợt, không
phát hiện ra những tứ văn mới, những sáng tạo (dù nhỏ) của học sinh, do đó không có sự
khuyến khích kịp thời (và đó cũng là lý do làm thui chột lòng ham thích học văn của các
em).
Tất cả những lý do trên đây đã “góp phần không nhỏ” vào việc làm cho học sinh thích
học văn ngày càng ít đi, vì thế mà trong một khoá học có hàng trăm em, nhưng để chọn
3-5 em đi bồi dưỡng học sinh giỏi văn thì đúng là “nhân tài như lá mùa thu” (đó là chưa
kể có em giỏi văn nhưng lại muốn đi học bồi dưỡng kiến thức cho những môn “thời
thượng” hơn) cho nên để có học sinh giỏi văn thật khó lắm thay!
Từ thực tế trên, qua những việc đã làm của bản thân, tôi muốn được cùng các đồng
nghiệp chia sẻ, trao đổi để ngày càng có nhiều học sinh “chịu” học văn hơn, do đó , tôi
mạnh dạn đề xuất một số biện pháp mà bản thân tôi đã làm trong thời gian qua như sau:
3/ Hướng giải quyết
Trình tự các bước từ khâu chọn học sinh đi bồi dưỡng đến việc hướng dẫn cách cảm thụ
và rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết văn như sau:
- Bước 1: Phát hiện những học sinh có khả năng cảm thụ văn học:
2
Qua một thời gian dạy, sau những bài kiểm tra và bài viết, em nào có cách diễn đạt linh

hoạt, không viết lại những nội dung mà giáo viên đã cho ghi khi học, không theo khuôn
mẫu nào...thì giáo viên nên khuyến khích, động viên (có thể cho điểm cao, mặc dù bài
viết chưa xứng đáng như thế) để các em mạnh dạn viết theo cách hiểu, cách cảm của
mình, có như thế mới phát huy được tính sáng tạo trong học sinh. Mà muốn cho học sinh
biết cảm thụ thì trước hết người dạy phải đem được cái hay của văn chương đến cho
người học, giúp cho học sinh kỹ năng cảm thụ cái hay cái đẹp của tác phẩm qua những
biện pháp tu từ mà tác giả đã dụng công sử dụng.(lưu ý là những em đạt điểm cao trong
các bài kiểm tra và các bài làm văn không đồng nhất với những em ta sẽ chọn đi bồi
dưỡng văn. Vì điểm cao là chỉ mới biểu hiện của việc nắm được kiến thức và đạt chuẩn
theo đáp án chứ chưa hẳn là biết cảm thụ)
Khi chọn nên lấy rộng hơn một chút để tránh bỏ sót. Sau khi đã bồi dưỡng một thời
gian,giáo viên đã phần nào biết được sức học của các em; biết được em nào nhạy cảm,
tinh tế trong cách hiểu, cách cảm thì có thể tổ chức thi đợt 1 để loại dần (để dành thời
gian tập trung cho việc bồi dưỡng những em còn lại)
Thường, những em học giỏi là những em luôn khát khao bay vào thế giới tri thức, ham
hiểu biết, muốn khám phá và đó cũng chính là những em biết thưởng thức cái đẹp, có
tâm hồn trong sáng, lãng mạn nên bài viết thường đậm chất nhân văn, vì thế sau khi được
tiếp xúc với những tác phẩm giàu tính nghệ thuật, thấm đẫm tinh thần nhân đạo thì các
em đã phần nào cảm thụ được cái hay của tác phẩm, chỉ cần giáo viên hướng dẫn các em
cách tiếp cận, cách khai thác là các em có thể chiếm lĩnh tác phẩm(ở đây chỉ bàn về việc
tiếp cận các tác phẩm là thơ).
-Bước 2: Giúp học sinh nhận biết một số “tín hiệu”để có cơ sở hiểu các tầng nghĩa mà
người viết muốn gửi gắm:
Để có quan điểm đúng khi tiếp cận tác phẩm, giáo viên cần cho học sinh thấy được mối
quan hệ giữa “cảnh” và “tình” trong dụng ý tả cảnh của tác giả.
Quan điểm đó đã được đại thi hào Nguyễn Du viết:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
3
Ví dụ, khi miêu tả cái buồn, muốn làm cho người đọc thấy được cái buồn đang từng ngày

từng giờ gặm nhắm tâm hồn con người, làm cho người ta có cảm giác thời gian trôi đi
chậm chạp, dài lê thê... thì Nguyễn Du viết :
“Sầu đong càng lắc, càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”.
Nhưng nếu tâm trạng vui thì thường chúng ta lại thấy nó trôi qua rất nhanh, cho nên mới
có cảm giác “Ngày xuân ngắn chẳng tày gang” là vì vậy.
Hoặc khi đọc “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến, ta không thấy câu từ nào
miêu tả nỗi buồn của tác giả nhưng đọc cả bài thơ lên ta lại cảm nhận được nỗi buồn man
mác đang bàng bạc khắp cỏ cây mây nước, như trùm lấy không gian tĩnh lặng của làng
quê nơi tác giả đang ngồi câu cá bởi cái vần “eo”(nước trong veo,bé tẻo teo, khẽ đưa
vèo) cùng với cách gieo vần độc đáo trong khuôn khổ của một bài thất ngôn bát cú
Đường luật. Và với cảnh đó, tình đó; phần nào giúp ta thấy được thế sự của đất nước
mình hồi bấy giờ.
Một ví dụ khác: trong “Ông đồ” của Vũ Đình Liên, để khắc hoạ đậm nét thời tàn
tạ của Nho học (khi mà xu hướng Tây học đang dần dần lấn át xu hướng Hán học), tác
giả chỉ cần sử dụng một lát cắt của cuộc sống qua hình ảnh ông đồ cùng “mực tàu, giấy
đỏ” vào những ngày tết đến xuân về, nhưng ở những khổ thơ khác nhau thì ông đồ cũng
hiện lên khác nhau. Người đọc sẽ nhận thấy thời hoàng kim của ông đồ khi mà “bao
nhiêu người thuê viết/ Tấm tắc ngợi khen tài/ hoa tay thảo những nét / Như phượng múa
rồng bay” và cũng dễ dàng nhận ra cái thời huy hoàng đó đang dần lùi xa, nhường chỗ
cho sự tàn lụi (ông đồ vẫn ngồi đấy/ qua đường không ai hay/ lá vàng rơi trên giấy/ ngoài
trời mưa bụi bay) qua hình ảnh “lá vàng rơi”, “mưa bụi bay” cùng với sự thời ơ, vô cảm
của dòng người đang hối hả đi sắm tết (ông đồ vẫn ngồi đấy/ qua đường không ai hay/ lá
vàng rơi trên giấy/ ngoài trời mưa bụi bay.)
Tóm lại: giữa “cảnh” và “tình” có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau,cho nên qua
“cảnh” ta có thể hiểu “tình” và ngược lại qua “tình” ta cũng có thể hiểu “cảnh” để từ đó
có định hướng hiểu đúng tác phẩm.
4
- Bước 3: Yêu cầu học sinh nắm chắc tiểu sử tóm tắt của các tác giả và cung cấp một số
kiến thức lịch sử liên quan để có cơ sở hiểu đúng tác phẩm:

Nếu không nắm được tiểu sử tác giả và hoàn cảnh sáng tác thì khi phân tích dễ có sự lệch
lạc, không hiểu đúng tác phẩm và nhất là không có kiến thức để viết phần mở bài (nếu
không nhớ năm sinh –năm mất thì cũng phải nhớ được thời đại tác giả sống). Còn nếú
không nắm được các mốc lịch sử thì sẽ không có cơ sở để hiểu một số tác phẩm. Ví dụ:
nếu không biết năm 1954,nước ta tạm thời chia làm hai miền bằng giới tuyến quân sự
tạm thời ở sông Bến Hải thì sẽ không hiểu được những câu thơ trong bài ta đi tới của Tố
Hữu : Lòng ta không giới tuyến
Lòng ta chung một Cụ Hồ
Lòng ta chung một thủ đô
Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam.
Hoặc không nắm được nhân dân ta phải trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ
từ 1946-1954 thì cũng không hiểu tại sao lại có “Chín năm làm một Điện Biên/Nên vành
hoa đỏ nên thiên sử vàng” và cũng không hiểu đầy đủ “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm
mưa dầm cơm vắt/ máu trộn bùn non gan không núng chí không mòn” của quân dân ta
trong chiến dịch Điện Biên phủ lịch sử.
*Đối với các tác giả: tương tự như vậy, nếu ta không hiểu về quá trình hoạt động; về thời
đại tác giả sống; về phong cách, thể loại viết; về những đóng góp cho nền văn học nước
nhà thì cũng hạn chế đến việc hiểu đúng tác phẩm. Ví dụ: nếu như Tố Hữu là người sớm
bắt gặp lý tưởng Đảng,, sớm đi theo cách mạng thì Chế Lan Viên lại phải mất một thời
gian để “tìm đường, nhận đường” cho nên khi đến với cách mạng, khi được trở về với
vòng tay dang rộng của nhân dân đã phải thốt lên:
Con lại gặp nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
Hoặc cái ngông của nhà thơ Tản Đà lại được thể hiện qua:
Trời sinh ra bác Tản Đà
5

×