Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình thanh toán hàng NK của CTCP Gốm mầu Hoàng Hà trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.11 KB, 48 trang )

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là sản phẩm dựa trên quá trình nghiên cứu giữa lý thuyết
và thực tế tại CTCP Gốm mầu Hoàng Hà. Đối với doanh nghiệp, đây là một đề tài
mang tính mới, có ý nghĩa thiết thực trong hoạt động kinh doanh của công ty nói
chung và trong quy trình thanh toán hàng nhập khẩu nói riêng.
Trong quá trình thu thập các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp cũng như tìm hiểu thực
tế tại CTCP Gốm mầu Hoàng Hà đôi khi còn gặp nhiều khó khăn. Để hoàn thành tốt
khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Doãn Kế Bôn –
giảng viên hướng dẫn – Trưởng khoa Thương Mại Quốc Tế, trường Đại học
Thương Mại đã chỉ bảo, hướng dẫn em tận tình, giúp em hoàn thành khóa luận một
cách hiệu quả nhất.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị trong CTCP Gốm mầu Hoàng Hà,
đặc biệt là các anh chị trong phòng kinh doanh- XNK, phòng kế toán- tài chính đã
giúp đỡ em tận tình, từ khi em bắt đầu thực tập tại công ty tới khi em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
SV: Ngô Thị Phượng Khoa Thương mại Quốc tế
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại
MỤC LỤC
SV: Ngô Thị Phượng Khoa Thương mại Quốc tế
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kim ngạch NK NVL từ thị trường Trung Quốc giai đoạn 2010- 2012.
Bảng 3.2: Cơ cấu phương thức thanh toán NK NVL giai đoạn 2010- 2012.
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức, bộ máy sản xuất của CTCP Gốm mầu Hoàng Hà.
Hình 3.2: Tỷ trọng thanh toán bằng T/T trong tổng giá trị thanh toán NK NVL của
công ty giai đoạn 2010- 2012.
Hình 3.3: Tỷ trong thanh toán bằng L/C trong tổng giá trị thanh toán NK NVL của


công ty giai đoạn 2010- 2012.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt
1. NVL Nguyên vật liệu
2. XNK Xuất nhập khẩu
3. NK Nhập khẩu
4. XK Xuất khẩu
5. CTCP Công ty Cổ phẩn
6. TTQT Thanh toán quốc tế
7. TMQT Thương mại quốc tế
8. KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm
9. TC-LĐ Tài chính- Lao động
10. KD Kinh doanh
11. TMCP Thương mại cổ phẩn
12. NHNN&
PTNN VN
Ngân hàng Nhà nước và Phát triển Nông thôn Việt Nam
13. PTVT Phương tiện vận tải
14. BĐS Bất động sản
15. VLXD Vật liệu xây dựng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
1. WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
2. USD United States Dollar Đô la Mỹ
3. HKD Hong Kong Dollar Đô la Hồng Kông
SV: Ngô Thị Phượng 3 Khoa Thương mại Quốc tế
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại
4. M/T Mail transfer Thư hối
5. T/T Telegraphic transfer Điện báo

6. D/T Draft transfer Dự thảo chuyển giao
7. D/A Documentary against
acceptance
Nhờ thu trả chậm
8. D/P Documentary against payment Nhờ thu trả ngay
9. L/C Letter of credit Thư tín dụng
10.D/O Delivery Order Lệnh giao hàng
11. B/L Bill off Lading Vận đơn đường biển
12.BIDV Bank for Investment and
Development of Vietnam
Ngân hàng đầu tư và phát triển
13.SWIFT Society for Worldwide
Interbank Financial
Telecommunication
Hiệp hội Tài chính viễn thông
liên ngân hàng toàn cầu
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUY TRÌNH THANH TOÁN
NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU
1.1 . Tính cấp thiết của việc nghiên cứu quy trình thanh toán nhập khẩu
nguyên vật liệu (NVL)
Việt Nam chính thức ra nhập WTO vào ngày 11/1/2007 và trở thành thành
viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đánh dấu sự tham gia, hội
nhập vào xu thế kinh tế thế giới. Với xu hướng này Việt Nam thực hiện mở của nền
kinh tế. Do vậy, các hoạt động giao thương, buôn bán của Việt Nam với các quốc
gia khác trên Thế giới được diễn ra một cách mạnh mẽ hơn.
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, Việt Nam đang ra
sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập, thì thanh toán quốc tế
nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới. Nó có tác
dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa, dịch vụ, đầu
tư nước ngoài… Thanh toán thuận lợi, nhanh chóng không chỉ có lợi ích với bên

xuất khẩu (XK) mà còn có lợi ích với bên nhập khẩu (NK) và các trung gian thanh
SV: Ngô Thị Phượng 4 Khoa Thương mại Quốc tế
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại
toán. Ngày nay xuất hiện nhiều phương thức thanh toán quốc tế bên cạnh sự nhanh
chóng tiện lợi thì có chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn trong quá trình thực hiện. Do vậy mỗi
doanh nghiệp đều cần thiết tự đưa ra cho mình những phương án thanh toán sao cho
hiệu quả, nhanh chóng và tiện lợi.
CTCP Gốm mầu Hoàng Hà chuyên sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh các
loại phụ gia, nguyên vật liệu, xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong đó NVL đóng vai trò
quan trọng, nó là một yếu tố đầu vào quyết định đến giá, chất lượng sản phẩm và uy
tín của công ty. Nên hàng năm công ty đều phải nhập khẩu NVL chất lượng tốt từ
thị thị trường Trung Quốc. Trong quá trình nhập khẩu từ Trung Quốc, công ty sẽ
phải thực hiện trách nhiệm của một nhà nhập khẩu là thanh toán cho đối tác xuất
khẩu. Trong quá trình thanh toán phát sinh nhiều vấn đề: hóa đơn, chứng từ giả hoặc
làm sai, ngân hàng không đảm bảo khả năng thanh toán, tiền đã chuyển nhưng
không nhận được hàng hóa đúng như trong hợp đồng… Do quá trình thanh toán
không đúng quy trình, sự biến động của tỷ giá, đối tác. Để đảm bảo lợi ích của công
ty là hàng hóa giao đúng hạn, đúng yêu cầu về chất lượng, số lượng như trong hợp
đồng, thì công ty cần giải quyết là hoàn thiện quy trình thanh toán hàng NK để đảm
bảo quyền lợi và giá trị hợp đồng giữa các bên tham gia giao dịch XNK.
1.2 . Tổng quan về vấn đề quy trình thanh toán nhập khẩu NVL
1.2.1. Các công trình đã nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện bài khóa luận em đã tham khảo các công trình
nghiên cứu của những năm trước. Cụ thể:
Đề tài: “Phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế trong các hợp đồng nhập
khẩu các sản phẩm chăm sóc tóc từ thị trường Sigapore của công ty THHH Nam
Dao” –Hoàng Ngọc Ánh (2012)- Khóa luận- GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn.
Đề tài: “Quản trị rủi ro trong quá trình thanh toán sản phẩm linh kiện động cơ
Diesel nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tại công ty TNHH MTV cơ khí Trần
Hưng Đạo”- Nguyễn Thị Hà Minh (2012) Khóa luận- GVHD: Lê Thị Việt Nga.

1.2.2. Nhận xết tổng quan các công trình
 Những vấn đề đã được giải quyết
SV: Ngô Thị Phượng 5 Khoa Thương mại Quốc tế
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại
Các công trình ngiên cứu của các năm trước đã làm rõ được một số lý thuyết
cơ bản về thanh toán quốc tế.
Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng công tác thanh toán quốc tế, quản trị hoạt
động thanh toán hàng nhập khẩu trong các doanh nghiệp.
Từ cơ sở lý thuyết và các điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp cụ thể, các
đề tài đều đã đưa ra được những nhận xét, đánh giá về tình hình thực hiện hoạt động
thanh toán quốc tế, đưa ra những kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh
toán quốc tế, cũng như phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế.
 Những vấn đề chưa được giải quyết
Nhìn chung các đề tài chưa đi sâu vào nghiên cứu quy trình thanh toán hàng
NK. Không đưa được ra những giải pháp hoàn thiện quy trình thanh toán hàng NK
để có thể giảm thiểu thời gian, tranh chấp, chi phí, rủi ro…trong thanh toán.
1.3 . Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy trình thanh toán hàng nhập khẩu.
Nghiên cứu thực trạng quy trình thanh toán hàng NK từ thị trường Trung Quốc
của CTCP Gốm mầu Hoàng Hà. Từ đó làm rõ những thành công và các vấn đề còn
tồn tại trong quy trình thanh toán hàng NK của công ty này.
Từ việc so sánh, đối chiếu cơ sở lý thuyết với thực trạng quy trình thanh toán
hàng NK của công ty. Đề tài đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy
trình thanh toán hàng NK của CTCP Gốm mầu Hoàng Hà trong thời gian tới.
1.4 . Đối tượng nghiên cứu
Quy trình thanh toán nhập khẩu NVL từ thị trường Trung Quốc của CTCP
Gốm mầu Hoàng Hà.
1.5 . Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài được nghiên cứu tại CTCP Gốm mầu Hoàng Hà giai đoạn
2010-2012.

Thời gian: Đề tài sử dụng số liệu thu thập từ các báo cáo từ năm 2010- 2012.
SV: Ngô Thị Phượng 6 Khoa Thương mại Quốc tế
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại
1.6 . Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp thu thập số liệu
 Thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp một số lãnh
đạo và nhân viên của công ty với mục đích tìm hiểu về quá trình nhập khẩu, các
bước trong quy trình thanh toán trong các hợp đồng nhập khẩu.
 Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập dữ liệu sơ cấp từ phòng Kinh doanh- xuất nhập khẩu, phòng Kế
toán- tài chính giai đoạn 2010-2012 (kim ngạch nhập khẩu, giấy tờ liên quan đến
việc thanh toán hàng nhập khẩu của công ty: thư mở L/C; hóa đơn, chứng tư…các
tài liệu về kế hoạch, phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới), và
kết hợp các dữ liệu bên ngoài. Sử dụng số liệu này làm cơ sở phân tích tình hình
hoạt động xuất nhập khẩu, thực trạng quy trình thanh toán của doanh nghiệp.
1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
 Phương pháp tổng hợp
Từ các dữ liệu thứ cấp đã thu thập được, tiến hành tổng hợp lại theo các tiêu
thức cần thiết, sau đó thống kê các kết quả, các con số theo tiêu thức đó.
 Phương pháp so sánh
Dựa trên các kết quả đã tổng hợp được, các số liệu sơ cấp, số liệu thứ cấp, tiến
hành so sánh mức chênh lệch, độ tăng giảm giữa các năm, các tiêu thức để rút ra kết
luận về sự biến động, thay đổi qua các năm, nhân tố chiếm vị trí quan trọng.
 Phương pháp quy nạp
Xem xét nghiên cứu những vấn đề nhỏ, chi tiết rồi mới đi đến kết luận chung
về vấn đề cần phân tích.
 Phương pháp thống kê tổng hợp
SV: Ngô Thị Phượng 7 Khoa Thương mại Quốc tế
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại

Các dữ liệu sơ cấp, thứ cấp được phân tích, tổng hợp lại rồi từ đó hình thành nên
bảng số liệu, các biểu đồ so sánh để thấy được xu hướng của sự biến đổi, sự tương
tác giữa các yếu tố.
1.7 . Kết cấu của khóa luận
Bố cục khóa luận được gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về quy trình thanh toán NK NVL.
Chương 2: Lý luận chung về quy trình TTQT hàng NK của doanh nghiệp.
Chương 3: Thực trạng quy trình thanh toán NK NVL từ thị trưởng Trung Quốc
của CTCP Gốm mầu Hoàng Hà.
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình thanh
toán NK NVL từ thị trường Trung Quốc của CTCP Gốm mầu Hoàng Hà.
Chương 2: LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH THANH TOÁN HÀNG NHẬP
KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế
2.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế (TTQT) và thanh toán hàng nhập khẩu (NK)
TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát
sinh trên cơ sở phát sinh các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá
nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức
quốc tế thông qua quan hệ giữa của ngân hàng của các nước liên quan.
 Thanh toán hàng NK
Thanh toán hàng NK là một bộ phận của hoạt động TTQT, nó là việc thực hiện
nghĩa vụ chi trả của nhà nhập khẩu cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng, cho
lượng hàng hóa mà nhà nhập khẩu đã hoặc sẽ nhập khẩu.
SV: Ngô Thị Phượng 8 Khoa Thương mại Quốc tế
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại
2.1.2. Đặc điểm và vai trò của thanh toán hàng nhập khẩu trong thanh toán
quốc tế của doanh nghiệp
2.1.2.1. Đặc điểm
Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với ít nhất một bên trong giao dịch. Hai
chủ thể trong giao dịch mang hai quốc tịch khác nhau. Trong thanh toán hai bên

thường lựa chọn đồng tiền của nước thứ ba có thể tự do chuyển đổi do tính ổn định
và khả dụng của nó như: USD; EURO…
Việc thanh toán nhập khẩu phải thông qua ngân hàng. Với khoảng cách về địa
lý thì việc thanh toán trực tiếp là không khả thi, đặc biệt việc thanh toán bằng tiền
mặt sẽ gặp phải vô số rủi ro. Do vậy thanh toán hàng nhập khẩu thông qua ngân
hàng là sự lựa chọn tối ưu.
Thanh toán nhập khẩu phải tuân theo luật pháp của cả hai quốc gia XK, NK và
các quy định thông lệ quốc tế.
Hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu chứa nhiều rủi ro. Do khoảng cách địa
lý nên các bên khó tìm hiểu về nhau, lại càng khó có thể giám sát các hoạt động của
đối tác. Nên nhà NK thanh toán rồi có thể không nhận được hàng nếu áp dụng
phương thức thanh toán ít đảm bảo như ứng trước, đặt cọc.
Hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu thường không sử dụng tiền mặt mà sử
dụng tiền tín dụng để đảm bảo tính an toàn và nhanh chóng trong thanh toán.
2.1.2.2. Vai trò
 Đối với nền kinh tế quốc dân
Thanh toán hàng NK giúp thúc đẩy NK, làm cho hoạt động này diễn ra nhanh
chóng, tiện lợi hơn đáp ứng các yêu cầu về hàng hóa, máy móc thiết bị trong nước.
TTQT làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế,
giúp các quốc gia có thể thu hút lượng ngoại tệ đáng kể.
TTQT là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các
tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Làm tăng cường các mối quan hệ
SV: Ngô Thị Phượng 9 Khoa Thương mại Quốc tế
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại
giao lưu kinh tế giữa các quốc gia. Điều này tạo thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa,
chính trị… giúp tăng cường vững mạnh khối đoàn kết toàn cầu về các mặt.
 Đối với doanh nghiệp
Thanh toán hàng NK là cầu nối giữa doanh nghiệp NK và doanh nghiệp XK.
Quá trình thanh toán được đảm bảo thực hiện thì mới có sự chuyển dịch hàng hóa.
Thanh toán hàng NK là thước đo, nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp. Thanh toán hàng nhập khẩu được thực hiện tốt sẽ giải
quyết được các vấn đề thanh toán tạo điều kiện mở rộng và phát triển hoạt động
nhập khẩu cho các doanh nghiệp. Thông qua hoạt động thanh toán người ta có thể
đánh giá được khả năng tài chính, uy tín cũng như tiềm lực của mỗi đơn vị.
Thanh toán hàng NK ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích các bên tham gia giao
dịch, do đó nó cũng là một cách điều hòa lợi ích tốt nhất. Nó thực hiện trách nhiệm
và nghĩa vụ của các bên tham gia thanh toán, trong đó bên NK có trách nhiệm và
nghĩa vụ thanh toán đầy đủ, đúng hạn như quy định trong hợp đồng cho bên XK.
2.2. Một số điều kiện thanh toán hàng nhập khẩu
2.2.1. Đồng tiền thanh toán
Điều kiện về đồng tiền thanh toán là chỉ việc sử dụng đồng tiền nào để thanh
toán trong các hợp đồng thương mại quốc tế (TMQT), đồng thời quy định cách xử
lý khi giá trị đồng tiền đó bị biến động.
Đồng tiền dùng vào việc thanh toán gọi là đồng tiền thanh toán (Monney of
payment). Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền của nước XK hoặc NK hoặc của
nước thứ ba.
Đồng tiền thanh toán có thể trùng hợp với đồng tiền tính giá (tức đồng tiền
biểu thị giá cả) và cũng có thể không trùng hợp.
Vì lợi ích của mình người nhập khẩu thường muốn chọn đồng tiền thanh toán
có khả năng mất giá cao, khó chuyển đổi ra vàng.
SV: Ngô Thị Phượng 10 Khoa Thương mại Quốc tế
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại
Song việc sử dụng đồng tiền nào làm đồng tiền thanh toán trong các hợp đồng
TMQT phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Thị trường thuộc về ai?
- Vị trí đồng tiền đó trên thị trường thế giới.
- Tập quán sử dụng đồng tiền thanh toán trên thế giới.
2.2.2. Địa điểm thanh toán
Khi quy định địa điểm thanh toán trong hợp đồng TMQT vì lợi ích của mình
nên cả hai bên XK và NK đều muốn lấy nước mình làm địa điểm thanh toán:

Đối với nhà NK khi trả tiền tại nước mình có thể đến ngày trả tiền mới phải
chi tiền ra, đỡ bị đọng vốn.
Địa điểm trong TTQT có thể ở nước XK, NK hoặc ở một nước thứ ba. Nhưng
trong thực tế việc xác định địa điểm thanh toán phụ thuộc quan trọng vào thế và lực
của hai bên, ngoài ra còn có thể thấy nếu sử dụng đồng tiền của nước người XK hay
nước người NK để thanh toán thì địa điểm thanh toán thường là ở nước có đồng tiền
được sử dụng để thanh toán.
2.2.3. Thời hạn thanh toán
Thời hạn thanh toán có quan hệ chặt chẽ với việc luân chuyển vốn, lợi tức,
khả năng có thể tránh được những rủi ro biến động về tiền thanh toán, nên nó là vấn
đề quan trọng và thường là sự thỏa thuận khó khăn trong giao dịch đàm phán ký kết
hợp đồng. Về thời hạn thanh toán có ba cách quy định:
- Trả tiền trước: Là việc người mua giao cho người bán toàn bộ hoặc một phần tiền
hàng trước khi người bán đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua hoặc
trước khi người bán thực hiện đơn hàng của người mua.
- Trả tiền ngay: Là việc thanh toán vào trước lúc hoặc trong lúc người XK đặt
chứng từ hàng hóa hoặc đặt bản thân hàng hóa dưới quyền định đoạt của người
mua.
- Trả tiền sau: Là việc người bán cung cấp cho người mua một khoản tín dụng theo
sự thỏa thuận của hai bên.
SV: Ngô Thị Phượng 11 Khoa Thương mại Quốc tế
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại
2.3. Quy trình thanh toán hàng NK
2.3.1. Quy trình thanh toán hàng NK bằng phương thức chuyển tiền
 Phương thức chuyển tiền (Transfer):
Là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người trả tiền,người mua,
người nhập khẩu…) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho
người hưởng lợi (người bán, người XK, người cung cấp dịch vụ…) ở một địa điểm
nhất định bằng phương thức chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
Đây là phương thức đơn giản, thủ tục nhanh chóng. Đối với phương thức này

nhà NK chỉ nên chuyển tiền sau khi nhận xong hàng hoặc sau khi nhận bộ chứng từ.
 Các hình thức chuyển tiền:
- Bằng thư: ( gọi là thư hối- Mail transfer- M/T): Ngân hàng chuyển tiền viết thư
(có thể là lệnh trả tiền- Payment order, hoặc giấy báo ghi có Avis credit) ra lệnh cho
ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận.
- Bằng điện báo (gọi là điện hối- Telegraphic transfer- T/T): Ngân hàng chuyển
điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận. Ngoài ra, có
thể bằng phiếu ( D/T- Draft transfer).
Hai hình thức trên khác nhau là: Chuyển tiền bằng điện thì nhanh hơn chuyển
tiền bằng thư, nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện lại cao hơn. Hiện nay, người ta
chủ yếu sử dụng hình thức T/T.
 Quy trình thanh toán hàng NK bằng phương thức chuyển tiền:
(1) Nhà XK giao hàng hóa và chứng từ cho nhà NK.
(2) Người NK sau khi nhận được bộ chứng từ do người XK chuyển đến tiến hành
kiểm tra. Nếu phù hợp theo yêu cầu thỏa thuận đôi bên thì đi làm thủ tục chuyển
tiền (bằng điện M/T hoặc bằng thư T/T) gửi đến ngân hàng phục vụ của mình, để trả
cho nhà XK. Nếu bộ chứng từ không phù hợp thì từ chối nhận chứng từ.
(3) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh ( bằng thư hoặc điện báo) cho ngân hàng đại lý
của mình ở nước ngoài để chuyển tiền cho nhà XK.
SV: Ngô Thị Phượng 12 Khoa Thương mại Quốc tế
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại
(4) Ngân hàng trả tiền thanh toán cho người thụ hưởng (nhà XK) và gửi giấy báo
cho đơn vị đó.
Hình thức thanh toán này chứa nhiều rủi ro, nên nó áp dụng khi hai bên mua
bán là đối tác lâu năm của nhau, và thực sự tin tưởng nhau.
 Ưu và nhược điểm của phương thức T/T đối với nhà NK
Ưu điểm:
- Thủ tục đơn giản, quá trình thanh toán diễn ra mau lẹ. Thực tế nhiều trường hợp
nhà NK sẽ không chuyển tiền cho nhà XK cho đến khi nhận đầy đủ hàng hóa, do
vậy nhà NK có thể chiếm dụng vốn.

Nhược điểm:
- Chi phí cao.
- Nhà NK sẽ chịu rủi ro tiền đã chuyển nhưng hàng không giao đúng hạn, đúng chất
lượng, số lượng (trong trường hợp thanh toán bằng T/T trả trước).
2.3.2. Quy trình thanh toán hàng NK bằng phương thức nhờ thu
Là phương thức thanh toán trong đó, người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, ủy thác cho ngân hàng thu hộ số
tiền ghi trên tờ hối phiếu đó.
Phương thức này dung hòa được tính an toàn và rủi ro cho cả hai bên XK, NK.
Hạn chế sự chậm chễ trong việc nhận hàng đối với nhà NK.
 Có hai loại nhờ thu:
- Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection).
- Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection).
Tùy theo thời hạn trả tiền, phương thức nhờ thu kèm chứng từ được chia
thành hai loại:
+ D/P: Documentary against payment- Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ, gọi tắt là nhờ
thu trả tiền ngay.
SV: Ngô Thị Phượng 13 Khoa Thương mại Quốc tế
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại
+ D/A: Documentary against acceptance- Nhờ thu chấp nhận trả tiền để đổi chứng
từ, gọi tắt là nhờ thu trả chậm.
 Quy trình thanh toán hàng NK bằng phương thức nhờ thu
● Phương thức nhờ thu phiếu trơn
Là phương thức mà người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền hối phiếu ở người
mua mà không kèm điều kiện, ngân hàng không nắm được chứng từ.
(1) Nhà XK giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người NK bằng đường bưu
điện hoặc fax, mail Thông thường hoạt động này diễn ra trước thời điểm thanh
toán. Đây có thể là một bất lợi cho nhà XK khi mà nhà NK chưa phải thanh toán
nhưng đã nắm được những chứng từ để nhận hàng. Khi nhận chứng từ ở ngân hàng
thì nhà NK phải kiểm tra các chứng từ, đối chiếu với hợp đồng ban đầu.

(2) Người XK lập hối phiếu đòi tiền người mua và nhờ ngân hàng của mình thu tiền
hối phiếu đó.
(3) Ngân hàng bên bán sẽ chuyển hối phiếu cho ngân hàng bên mua và yêu cầu
ngân hàng bên mua trả tiền.
(4) Ngân hàng bên mua chuyển hối phiếu cho nhà NK yêu cầu trả tiền.
(5) Nhà NK sau khi nhận hối phiếu xem xét quyết định trả tiền hoặc từ chối trả tiền.
Khi từ chối trả tiền có thể chia thành hai trường hợp:
- Nhà NK chiếm dụng vốn của người bán và không trả tiền.
- Nhà NK từ chối thanh toán và không nhận hàng nhưng hàng đã gửi đi, buộc nhà
XK phải xử lý: Giảm giá, bán cho người khác, vận chuyển vể hoặc bỏ đi.
(6) Ngân hàng của nhà NK sẽ trích tiền từ tài khoản của người NK chuyển sang
ngân hàng của nhà XK (bên bán) để ghi có cho người XK trong trường hợp nhà NK
đồng ý trả tiền. Hoặc sẽ hoàn lại hối phiếu bị từ chối cho ngân hàng bên bán.
(7) Ngân hàng bên bán sẽ chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả tiền cho
người bán.
SV: Ngô Thị Phượng 14 Khoa Thương mại Quốc tế
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại
 Ưu điểm và nhược điểm của phương thức nhờ thu phiếu trơn đối với nhà NK
Ưu điểm:
- Việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của nhà NK, nhà NK có thể nhận
hàng mà không trả tiền hoặc trả chậm.
- Ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian thu hộ và có thể bị nhà NK từ chối.
Nhược điểm:
- Tốc độ thanh toán chậm.
Chỉ áp dụng khi hai bên thực sự tin cậy lẫn nhau, hoặc dùng để thanh toán cước
phí bảo hiểm, vận tải, hoa hồng… Đồng thời trong hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế cần có chế tài nghiêm ngặt đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên XK và NK.
● Phương thư nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection).
Là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, lập bộ
chứng từ thanh toán (hối phiếu và chứng từ gửi hàng), và nhờ ngân hàng thu hộ tiền

hối phiếu đó với điều kiện người mua phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân
hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng để đi nhận hàng.
(1) Nhà XK giao hàng cho nhà NK nhưng không giao bộ chứng từ hàng hóa.
(2) Nhà XK gửi bộ chứng từ chuyển qua ngân hàng và nhờ ngân hàng thu hộ tiền
hối phiếu ở nhà NK.
(3) Ngân hàng bên bán sẽ chuyển bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng của nhà
NK và nhờ ngân hàng này thu hộ tiền hối phiếu của nhà NK.
(4) Ngân hàng bên mua sẽ yêu cầu nhà NK trả tiền hối phiếu để nhận bộ chứng từ.
Chỉ khi nhà NK trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì mới nhận được bộ chứng từ để
đi nhận hàng hóa. Nếu nhà NK từ chối hối phiếu thì cầm giữ lại chứng từ và báo
cho ngân hàng bên bán biết.
(5) Nhà NK trả tiền hoặc từ chối trả tiền:
- Nhà NK từ chối trả tiền và không nhận hàng.
SV: Ngô Thị Phượng 15 Khoa Thương mại Quốc tế
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại
- Người mua trả tiền ngay (D/P) và nhận chứng từ hoặc chấp nhận trả tiền (D/A)
đến hạn quy định sẽ trả tiền, để nhận chứng từ đi lấy hàng.
(6) Ngân hàng bên mua trích tài khoản người NK chuyển tiền sang cho ngân hàng
nhà XK hoặc thông báo từ chối trả tiền cho nhà XK.
(7) Ngân hàng nhà XK chuyển tiền hoặc bộ hối phiếu từ chối trả tiền cho nhà XK.
 Ưu điểm, nhược điểm của phương thức nhờ thu kèm chứng từ với nhà NK
Ưu điểm:
- Nhà NK có thể không nhận hàng hoặc từ chối chứng từ trong khi hàng đã được
gửi đi, nếu thấy không hợp lý.
- Nhà NK được kiểm tra bộ chứng từ trước khi thanh toán, chấp nhận thanh toán.
- Tiết kiệm được chi phí, hoa hồng với ngân hàng.
- Theo D/P nếu hàng đến chậm nhà NK có thể yêu cầu nhà XK đổi chứng từ khi
hàng thực sự tới cảng. Theo D/A, người NK được trả chậm (chấp nhận một hối
phiếu thanh toán vào một thời điểm được ghi trong hối phiếu).
Nhược điểm:

- Chịu rủi ro khi có gian lận trong thương mại (nhà XK lập bộ chứng từ giả) vì các
ngân hàng không chịu trách nhiệm khi chứng từ là giả mạo hay hàng hóa không
khớp với chứng từ.
2.3.3. Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ ( Documentary
credit)
 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Là sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở tín dụng), cam kết
sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư
tín dụng), hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền
đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù
hợp với những yêu cầu đề ra trong văn bản gọi là thư tín dụng (Letter of credit), viết
tắt là (L/C).
SV: Ngô Thị Phượng 16 Khoa Thương mại Quốc tế
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại
L/C là một văn bản pháp lý quan trọng của phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ, nếu thanh toán bằng L/C mà không có L/C thì người xuất khẩu không
giao hàng và như vậy phương thức này cũng không được hình thành.
Tín dụng thư hoạt động theo hai nguyên tắc: Độc lập và tuân thủ nghiêm ngặt.
 Các loại tín dụng (L/C): có hai loại chính là thư tín dụng hủy ngang và thư tín
dụng không hủy ngang).
- Thư tín dụng hủy ngang ( Revocable letter of credit).
- Thư tín dụng không hủy ngang (Irrevocable letter of credit). Nó hiện được sử dụng
phổ biến trong thương mại quốc tế hiện nay, bao gồm:
+ Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C).
+ Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi ( Irevocable without recource L/C).
 Xét về mặt thực hiện tín dụng có thể chia :
- Trả ngay (At sight).
- Trả sau (With deferred payment).
- Chuyển nhượng (Transferable) cho người thứ ba.
 Quy trình thanh toán hàng NK bằng phương thức L/C

(1) Nhà NK làm đơn xin mở L/C gửi tới ngân hàng, yêu câu mở L/C.
Để tiến hành mở L/C người NK phải đến ngân hàng làm đơn xin mở L/C trả
tiền cho nhà XK (đơn theo in sẵn của từng ngân hàng) và nộp tiền ký quỹ. Đơn xin
mở L/C là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa ngân hàng mở L/C
và người xin mở L/C, đồng thời cũng là cơ sở để ngân hàng mở L/C cho bên XK.
Vì vậy nhà NK phải chú ý đến nội dung của đơn xin mở L/C sao cho chính xác,
đúng mẫu đơn và phù hợp với nội dung mong muốn. Cần cân nhắc các điều kiện
rằng buộc bên XK sao cho chặt chẽ, đảm bảo quyền lời của mình, vừa phải tôn
trọng các điều khoản của hợp đồng, tránh mâu thuẫn, đảm bảo cho bên XK chấp
nhận được.
(2) Căn cứ vào đơn mở L/C, ngân hàng mở L/C tiến hành phát hành L/C (bằng
Telex, Swift hoặc bằng thư) và chuyển cho ngân hàng thông báo L/C.
SV: Ngô Thị Phượng 17 Khoa Thương mại Quốc tế
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại
(3) Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho nhà XK
toàn bộ nội dung thông báo về việc mở L/C, và khi nhận được bản gốc L/C thì sẽ
chuyền ngay cho nhà XK.
(4) Nhà XK nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề nghị nhà
NK và ngân hàng mở L/C sửa đổi bổ sung L/C sao cho phù hợp với hợp đồng, đến
khi chấp nhận mới giao hàng.
(5) Sau khi giao hàng hàng nhà XK sẽ lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C, xuất
trình cho ngân hàng mở L/C thông qua ngân hàng thông báo để đòi tiền.
(6) Ngân hàng mở L/C kiểm tra chứng từ, nếu phù hợp L/C thì trả cho nhà XK. Nếu
không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi lại cho nhà XK.
(7) Ngân hàng mở L/C đòi tiền người mua và chuyển bộ chứng từ hàng hóa
cho nhà NK.
(8) Nhà NK kiểm tra bộ chứng từ. Nội dung chứng từ thể hiện được trách nhiệm của
nhà XK trong vấn đề giao hàng. Thông qua việc kiểm tra chứng từ có thể biết được
nhà XK có giao hàng đúng như thỏa thuận trong hợp đồng hay không. Nếu phù hợp
với L/C thì hoàn tiền cho ngân hàng mở L/C, nếu không phù hợp có quyền từ chối

trả tiền.
 Ưu điểm và nhược điểm của phương thức L/C đối với nhà NK
Ưu điểm:
- Phương thức này đảm bảo cho nhà NK rằng việc trả tiền cho nhà NK chỉ được
thực hiện một khi nhà XK đã xuất trình đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ và ngân hàng đã
kiểm tra bộ chứng từ đó.
Nhược điểm:
- Phụ thuộc vào việc cung cấp của người bán: Lựa chọn tàu hàng không tin cậy, hư
hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ…
- Có thể xuất hiện chứng từ giả, mâu thuẫn giữa hàng hóa và chứng từ.
SV: Ngô Thị Phượng 18 Khoa Thương mại Quốc tế
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại
- Thời gian xin mở L/C là khá lâu, nhiều khi ngân hàng không đảm bảo được khả
năng thanh toán.
2.4. Các chứng từ dùng trong thanh toán hàng NK
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Là chứng từ cơ bản của khâu thanh
toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn.
- Vận đơn đường biển (B/L : Bill of lading): Là chứng từ do người chuyên chở (chủ
tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được
tiếp nhận để vận chuyển.
- Phiếu đóng gói (Packing list): Là bảng kê khai tất cả hàng hóa đựng trong một
kiện hàng (thùng hàng, container .v.v )
- Chứng từ bảo hiểm.
- Giấy chứng nhận xuất sứ (Certificate of Origin - C/O).
- Tờ khai khải quan: Tờ khai hàng hóa NK .
Ngoài những chứng từ cơ bản trên, trong hoạt động thanh toán còn có các
chứng từ khác như: Lệnh chuyển tiền, hợp đồng thương mại, hối phiếu thương mại,
giấy chứng nhận số lượng- chất lượng, chứng từ vận tải đa phương thức
Chương 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THANH TOÁN NHẬP KHẨU NVL
TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CTCP GỐM MẦU HOÀNG HÀ

3.1. Khái quát về CTCP Gốm mầu Hoàng Hà
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
CTCP Gốm mầu Hoàng Hà được thành lập 05/01/2009- Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số: 5701366869 sở kế hoạch và đầu tư Quảng Ninh cấp.
Địa điểm trụ sở chính: Cụm Công nghiệp Kim Sơn- Đông Triều- Quảng
Ninh. Số điện thoại: 033.2478799- Fax: 033.3586431; website:
www.hoanghagroup.com.vn; mail:
Vốn điều lệ: 150.000.000.000 VNĐ.
SV: Ngô Thị Phượng 19 Khoa Thương mại Quốc tế
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại
Nhà máy được xây dựng trên địa bàn vùng trung du khu Đông Bắc Bộ thuộc
huyện Đông Triều- Quảng Ninh nơi đây tiếp giáp giữa vùng kinh tế quan trọng các
tỉnh Quảng Ninh- Hà Nội- Hải Dương và Hải Phòng. Vị trí của nhà máy rất thuận
lợi cho việc tiếp nhận và cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm về đường bộ và đường thủy.
Sau gần một năm xây dựng, với nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên
trong công ty tháng 1/2010 sản phẩm của công ty được Viện vật liệu xây dựng- Bộ
xây dựng cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm đạt hợp chuẩn chất lượng theo
tiêu chuẩn Việt Nam 6260/1997. Đến tháng 5/2010 sản phẩm của công ty đạt tiêu
chuẩn chất lượng ISO 9001.
3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh
Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh gạch lát nền. Sản phẩm của công ty
bao gồm: Gạch lát nền CERAMIC, gạch lát nền COTO mang nhãn hiệu Hoàng Hà.
Các sản phẩm thuộc nhóm hàng lâu bền được dùng trong các công trình xây dựng
để lát sàn hay ốp tường, và chúng có tiêu chuẩn hoá rất cao về kỹ thuật, được sản
xuất trên dây chuyền hiện đại được NK từ Trung Quốc.
Một số NVL quan trọng như: Men Frit, Cao lanh, mầu/ bột màu… được NK
từ Trung Quốc, Hồng Kông. Ngoài việc đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của đơn vị,
công ty còn kinh doanh các loại phụ gia, NVL cho sản xuất gạch men, tuy số lượng
chưa nhiều nhưng dự đoán trong thời gian tới công ty sẽ là một trong những nhà

cung cấp NVL chính cho sản xuất gạch men quan trọng cho các doanh nghiệp trong
khu vực phía Bắc.
Do mới thành lập nên hoạt động XK chưa tự chủ mà phải XK ủy thác thông
qua một công ty khác chuyên nghiệp. Tính đến năm 2012 sản phẩm của công ty đã
có mặt ở 60 tỉnh thành phố và các quốc gia khác nhau trên thế giới: Philippines,
Thái Lan, Ấn Độ, Camphuchia, Úc, Hàn Quốc Trong thời gian tới khi đã đủ mạnh
về nguồn lực và tài chính công ty sẽ tự mình XK.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức sản xuất quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng .
SV: Ngô Thị Phượng 20 Khoa Thương mại Quốc tế
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất của CTCP Gốm mầu Hoàng Hà
( Nguồn: Tác giả tổng hợp)
3.2. Tình hình nhập khẩu NVL từ thị trường Trung Quốc giai đoạn 2010-2012
3.2.1. Mặt hàng, thị trường NK
3.2.1.1. Mặt hàng
Công ty chuyên NK NVL phục vụ cho sản xuất và kinh doanh. Các sản phẩm
NK chính của công ty bao gồm:
Mầu/ Bột mầu: Bột mầu coral DH/ WT; mầu HP Q2204/HP/ Q2707/ Hp 2602/
HP 2747; mầu CH 253… là những chất tạo mầu sắc cho gạch CERAMIC.
Cao lanh: Là một loại đất sét màu trắng mịn, chịu lửa tốt…Ở trong nước
không phải không có cao lanh nhưng nếu nói về chất lượng về độ mịn, láng, bóng…
thì không đâu có thể so sánh với cao lanh ở Trung Quốc.
Men Frit HP/ TAC: Nó được dùng để tráng lên tấm ốp lát CERAMIC.
SV: Ngô Thị Phượng 21 Khoa Thương mại Quốc tế
Giám đốc
Phó giám đốc
kinh doanh
Phó giám đốc kỹ
thuật sản xuất

Phòng
tiêu thụ
Phòng
KD-
XNK
Phòng
KCS
Phòng kỹ
thuật sản
xuất
Phòng kế
hoạch vật

Phòng
TC-LĐ
Phòng kế
toán tài
chính
Các phân xưởng sản
xuất chính
Các phân xưởng sản
xuất phụ trợ
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại
Sản phẩm khác: Composed; Napheline; Oxit nhôm; men STPP; zircon silicate
là những phụ gia, nguyên liệu tạo nên sự khác biệt của sản phẩm.
3.2.1.2. Thị trường NK
Nhà cung cấp là các công ty, tập đoàn từ Trung Quốc, Hồng Kông:
TianCheng Group- Trung Quốc; Billion Power International- Quảng Đông;
Wellhope Industrial- Hồng Kông Công ty đã có quan hệ lâu dài, tạo được sự uy
tín với các công ty này, các hợp đồng được nối tiếp nhau. Vì vậy, giảm được thời

gian ký kết hợp đồng. Khi có nhu cầu NK thì công ty không phải tìm hiểu thêm về
đối tác và thời gian đàm phán điều kiện thanh toán cũng như điều kiện NK.
Hình thức NK: Công ty chủ yếu NK theo hình thức NK trực tiếp. Việc NK
NVL về sản xuất và bán cho đối tác trong nước theo dự báo nhu cầu của năm trước
và đơn đặt hàng.
3.2.2. Tình hình NK NVL (2010-2012)
3.2.2.1. Kim ngạch NK giai đoạn 2010- 2012
Là một công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh nên những mặt hàng mà công ty
nhập chủ yếu là NVL từ Trung Quốc.
Bảng 3.1: Kim ngạch NK NVK từ Trung Quốc (giai đoạn 2010-2012)
Đơn vị: tỷ VNĐ
Năm

NVL
2010 2011 2012
Giá trị Tỷ
trọng
Giá trị Tỷ
trọng
Giá trị Tỷ
trọng
1.Mầu/ Bột mầu 7,1041 81,3% 12,4271 84,6 % 12,8458 71,2%
2. Men Frit 1,1094 12,7% 2,0779 14,1 % 2,8873 16%
3. Cao lanh - - 0, 1927 1,3 % 0,6927 3,8%
4. NVL khác 0,5238 6% - - 1,6265 9%
5. Tổng 8,7374 100 % 14,6977 100% 18,0523 100%
6.Tốc độ tăng trưởng - - 33,8% 18,6%
(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán)
Qua bảng 3.1 ta thấy kim ngạch NK của công ty tăng liên tục 2010- 2012. Các
sản phẩm mà công ty NK chủ yếu là: Mầu/ Bột mầu; men Frit; cao lanh còn lại

SV: Ngô Thị Phượng 22 Khoa Thương mại Quốc tế
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại
chiếm tỷ trọng rất ít (dưới 10%) là các NVL khác. Tỷ trọng NK giữa các NVL của
công ty qua các năm là không có biến động nhiều. Năm 2010 nền kinh tế thế giới và
kinh tế Việt Nam có những diễn biến bất thường: Khủng hoảng tài chính, giá vàng
cao kỷ lục… Hơn nữa, 2010 là thời điểm mà công ty mới được một tuổi nên hoạt
động sản xuất còn chưa nhiều nên nhu cầu về NK NVL chỉ là 8,7373 tỷ VNĐ. Năm
2011, 2012 việc kinh doanh dần đi vào ổn định. Tốc độ tăng trưởng 2011 tăng
33,8% so với năm 2010, năm 2012 tăng 18,6% so với năm 2011.
Giá trị NK NVL của công ty không ngừng tăng lên là kết quả của việc mở
rộng sản xuất kinh doanh. Và sự thành công trong việc duy trì ổn định sản xuất
trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động.
3.2.2.2. Tình hình thanh toán giai đoạn 2010-2012
Hiện nay công ty thanh toán NK NVL qua hai ngân hàng là Ocean Bank (NH
TMCP Đại Dương) và ngân hàng Agibank (NH NN& PT NN VN). Trong đó có
khoảng 80% được thanh toán qua Ocean Bank.
 Đồng tiền thanh toán
Công ty sử dụng USD, NDT, HKD để thanh toán. Trong đó, có khoảng 85%
hợp đồng sử dụng đồng USD để thanh toán vì đây là đồng tiền có khả năng chuyển
đổi cao và sự biến động về tỷ giá là không lớn.
 Địa điểm thanh toán
Các hợp đồng ngoại thương của công ty đều lấy địa điểm thanh toán tại nước
người thụ hưởng (nhà XK): Trung Quốc, Hồng Kông.
 Phương thức và thời hạn thanh toán
Tùy từng hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C hay T/T. Nếu thanh toán
bằng L/C thì thường trả chậm sau 60-120 ngày, nếu thanh toán bằng T/T thì công ty
thường trả ngay, hoặc trả trước 10-15 ngày.
 Phương thức thanh toán
SV: Ngô Thị Phượng 23 Khoa Thương mại Quốc tế
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại

Công ty chỉ sử dụng hai phương thức thanh toán là L/C và T/T. Trong quá trình
thanh toán tùy từng hợp đồng, tùy từng đối tác mà công ty sử dụng linh hoạt các
phương thức trên.
Bảng 3.2: Cơ cấu phương thức thanh toán NK NVL giai đoạn 2010- 2012
Năm

Phươ Phương thức
2010 2011 2012
Giá trị
(tỷ VNĐ)
Tỷ
trọng
Giá trị
(tỷ VNĐ)
Tỷ
trọng
Giá trị
(tỷ VNĐ)
Tỷ
trọng
Phương thức L/C 7,3394 84 % 11,1703 76 % 12,9977 72 %
phương thức T/T 1,398 16 % 3,5274 24 % 5,0546 28 %
(Nguồn: Phòng kế toán- tài chính)
Qua bảng 3.2 ta thấy khối lượng thanh toán NK NVL của công ty được thực
hiện bằng phương thức L/C; T/T. Tỷ trọng thanh toán bằng T/T tăng qua các năm
2010, 2011, 2012 lần lượt là 16 %, 24 %, 28 %. Dự kiến trong thời gian tới công ty
sẽ tích cực đàm phán để được thanh toán bằng T/T. Vì thanh toán bằng T/T phù hợp
với điều kiện của công ty, đồng thời nó giúp công ty đơn giản hóa các thủ tục và tiết
kiệm được thời gian.
3.3. Thực trạng quy trình thanh toán NK NVL từ thị trường Trung Quốc của

CTCP Gốm mầu Hoàng Hà
3.3.1. Thực trạng Quy trình thanh toán NK NVL bằng phương thức chuyển tiền
của công ty
Công ty sử dụng chuyển tiền bằng điện báo (T/T- Telegraphic transfer). T/T là
phương thức đơn giản, tiết kiệm cả thời gian lẫn chi phí cho công ty và các đối tác.
Sau khi nhận hàng công ty chỉ cần viết lệnh chuyển tiền gửi tới ngân hàng là hoàn
thành việc thanh toán. Đối với phương thức này công ty thường chỉ đàm phán thành
công với các khách hàng lâu năm như: Foshan Chemistry Import and Export,
Threevic Technology Materrial. Do vậy, số lượng hợp đồng thanh toán bằng T/T
chiếm tỷ lệ nhỏ.
SV: Ngô Thị Phượng 24 Khoa Thương mại Quốc tế
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương Mại
Điều kiện cở sở giao hàng dùng trong phương thức T/T là: CIF Hải Phòng-
Theo Incoterms 2000. Sau đó công ty sẽ thuê PTVT chuyên chở về kho để phục vụ
cho quá trình sản xuất.
Đồng tiền được sử dụng trong phương thức T/T chủ yếu là: USD.
Tùy theo từng đối tác, từng hợp đồng khác nhau mà công ty thanh toán theo:
- T/T trả ngay hoặc T/T trả sau 10 hoặc 15 ngày sau khi hai bên ký kết hợp đồng:
Sau khi ký hợp đồng công ty sẽ thanh toán ngay, hoặc thanh toán trong vòng 10-15
ngày sau khi ký hợp đồng cho nhà XK (phía đối tác Trung Quốc).
- T/T trả trước: Công ty sẽ thanh toán cho nhà XK ( phía đối tác Trung Quốc) trước
khi giao hàng 10 ngày. Với phương thức này bản thân công ty cũng tiên đoán trước
được những rủi ro: Tiền đã chuyển nhưng hàng giao không đúng hạn, số lượng, chất
lượng như trong hợp đồng.
Công ty luôn thanh toán 100% giá trị của các hợp đồng theo đúng ngày quy
định ghi trong hợp đồng. Đây là một lợi thế cho công ty trong trường hợp thanh
toán bằng T/T trả chậm. Vì công ty có thể sử dụng lượng vốn đó để quay vòng sản
xuất, có thể chưa chuyển tiền cho nhà XK cho tới khi nhận được hàng hóa, chiếm
dụng vốn của đối tác.
Nhìn chung chi phí chuyển tiền là không cao, công ty mất khoảng 5-80 USD.

Các chi phí bao gồm:
- Phí chuyển tiền đi nước ngoài trả cho ngân hàng: 0,02% (0,2- 10USD)
- Phí trả cho ngân hàng: Chuyển bằng USD: 10USD; chuyển bằng NDT:
20USD; chuyển bằng ngoại tệ khác: 20USD.
Hình 3.2: Tỷ trọng thanh toán bằng T/T trong tổng giá trị thanh toán NK NVL
của công ty giai đoạn 2010-2012
(Nguồn: Phòng KD- XNK)
SV: Ngô Thị Phượng 25 Khoa Thương mại Quốc tế

×