Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Xây dựng chương trình quản lý nhân sự cho trường THCS Đại Nghĩa – Mỹ Đức – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 71 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1.1. Giới thiệu về Microsoft Access 4
1.1.1. Các thành phần trong cơ sở dữ liệu Access 4
1.1.2. Query – Truy vấn 8
1.1.3. Form – Mẫu biểu 8
1.1.4. Report 9
1.2. Tổng quan về Visual Basic.NET 10
1.2.1. Sơ lược về VB.NET 10
1.2.2. Khởi động VB.NET 10
1.2.3. Các kiểu dữ liệu 11
1.2.4. Biến trong VB.NET 12
1.2.5. Hằng trong VB.NET 12
1.2.6. Các toán tử trong VB.NET 12
1.2.7. Cấu trúc câu lệnh 14
1.2.8. Chương trình con 17
1.3 Đại cương về phân tích thiết kế hệ thống: 19
1.3.1. Yêu cầu đối với hệ thống thông tin quản lý 19
1.3.2. Các giai đoạn phân tích thiết kế 19
1.3.3. Thiết kế thông thể 20
1.3.4. Thiết kế chi tiết 20
1.3.5. Thiết kế chương trình 20
1.3.6. Cài đặt – chạy thử chương trình 21
1.3.7. Khai thác, bảo dưỡng chương trình 21
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 22
2.1 Khảo sát thực trạng bài toán Quản lý nhân sự trường THCS Đại Nghĩa 22
2.1.1. Khảo sát thực trạng bài toán cũ 22
2.1.2. Đặt vấn đề 31
2.1.3. Nhiệm vụ của bài toán 31


2.1.4. Mục tiêu của bài toán 31
2.2. Phân tích hệ thống Quản lý nhân sự 31
2.3. Chức năng của hệ thống Quản lý nhân sự 32
2.4. Thiết kế hệ thống Quản lý nhân sự 33
2.4.1. Biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống quản lý nhân sự: 34
1
2.4.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh: 35
2.4.3. Sơ đồ liên kết ERD 40
2.5. Thiết kế cơ sở dữ liệu 40
2.5.1. Xác định thực thể 40
2.5.2. Sơ đồ thực thể các mối quan hệ 43
2.5.3. Thiết kế bảng dữ liệu 44
2.5.4. Sơ đồ quan hệ dữ liệu 47
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 48
3.1 Thiết kế giao diện chương trình 48
3.1.1. Giao diện chính 48
3.1.2. Đăng nhập 48
3.1.3. Cập nhật thông tin 51
3.1.4. Tra cứu / Thống kê: 62
3.1.5. Báo cáo: 66
CHƯƠNG 4: CÀI ĐẶT - KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ 69
4.1. Cài đặt chương trình 69
4.2. Khai thác và bảo trì 69
KẾT LUẬN 70
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 71
2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thập kỷ gần đây ngàn công nghệ thông tin phát triển một cách nhanh chóng
và có những bước tiến nhảy vọt. Ở Việt Nam ngành công nghệ thông tin tuy còn non trẻ
nhưng tốc độ phát triển và đang dần được ứng dụng trong các lĩnh vực của nền kinh tế

góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Việc đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý làm giảm bớt sức lao động của
con người, tiết kiệm được thời gian, độ chính xác cao và tiện lợi hơn rất nhiều so với việc
quản lý thủ công trên giấy tờ như trước. Công nghệ thông tin giúp thu hẹp không gian lưu
trữ, tránh được thất lạc dữ liệu, tự động hóa hệ thống và cụ thể hóa các thông tin theo nhu
cầu của con người.
Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Vũ Huy Lượng cùng sự tạo điều kiện giúp
đỡ của các thầy cô giáo và các bạn, em đã hoàn thành đề tài “Xây dựng chương trình
quản lý nhân sự cho trường THCS Đại Nghĩa – Mỹ Đức – Hà Nội” sau một thời gian
tìm hiểu, nghiên cứu và phát triển.
Do còn nhiều hạn chế về thời gian, kiến thức, điều kiện làm việc, cũng như thử
nghiệm thực tế, chương trình của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để chương trình của em được hoàn thiện hơn
và có thể ứng dụng vào thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Khúc Ngọc Vương
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Giới thiệu về Microsoft Access
Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ được xây dựng bởi Tiến sĩ F.Coodd với công trình
khoa học được công bố rộng dãi trên tạp chí vào tháng 07/1970: “Mô hình dữ liệu quan
hệ cho các ngân hàng dữ liệu lớn”. Theo mô hình này các dữ liệu sẽ được lưu vào máy
tính dưới dạng các bảng hai chiều gọi là các quan hệ và giữa các bảng sẽ có các mối liên
kết thật sự của các đối tượng dữ liệu ở bên ngoài thế giới thật.
So với ngôn ngữ lập trình truyền thống khác như Pascal, Foxpro,… Microsoft
Access là công cụ hữu hiệu và tiện lợi để sản sinh chương trình, giải quyết hàng loạt vấn
đề then chốt trong việc quản trị cơ sở dữ liệu, ở Access ta không cần viết chương trình
mà vẫn nhanh chóng có được phần mềm hoàn chỉnh với giao diện thuận tiện cho khá
nhiều bài toán trong quản lý, kế toán, thống kê.

Nếu được với ngôn ngữ C, Pascal, Foxpro việc tạo những đối tượng kỹ thuật đồ
họa bằng những chương trình khó khăn và tốn công sức thì đối với Access vấn đề lại
ngược lại, Access có một cấu trúc cơ dữ liệu độc đào có thể phối hợp mọi bảng dữ liệu có
liên quan và các chỉ mục, mẫu biểu (Form), báo biểu (Report), truy vấn (Query) và mã
VBA trong chỉ một tập tin cơ sở dữ liệu MDA.
Ngoài các lệnh cơ bản để mở, truy vấn tập tin MDA còn cho phép sử dụng ngôn
ngữ SQL, một ngôn ngữ truy vấn dùng trong các quan hệ quản trị CSDL, để khai thác
MDB có hiệu quả hơn.
Access có khả năng nhập khẩu và xuất khẩu dữ liệu từ các tập tin bảng tính và các
CSDL khác.
Professional và có thể sử dụng nó cho các chương trình của mình, nhưng không sử
dụng cho lắm và nó cũ. Để cho nhanh, chính xác và phổ biến hơn ta sử dụng Access
2000…
1.1.1. Các thành phần trong cơ sở dữ liệu Access
1.1.1.1. Table (Bảng dữ liệu)
Là thành phần cơ bản quan trọng của cơ sở dữ liệu, nó dùng để ghi nhận các số
liệu cơ sở cần thiết. Có thể nói tất cả trong quá trình xử lý dữ liệu đều dựa trên cơ sở các
dữ liệu thô được lưu trữ trong các table.
Trong 1 table số liệu được tổ chức thành các cột (Fields or Columns) và dòng
(Record). Mỗi cột ứng với một mục dữ liệu cần lưu trữ. Mỗi dòng chứa dữ liệu một
người hay vật cụ thể mà ta cần lưu trữ. Khi cần thiết các các cột cho table, ta có thể ràng
buộc điều kiện để Access kiểm tra các record nhập vào không bị sai sót. Chính nhờ
những table này mà ta xây dựng nên được những mỗi quan hệ trong hệ thống
(Relationship).
Đặc điểm:
4
- Mỗi tiêu chí được gọi là một trường tương đường với cột của bảng. Toàn bộ
thông tin của đối tượng gồm nhiều trường được gọi là bản ghi, tương đương với một
dòng của bảng.
- Một CSDL có thể bao gồm bởi nhiều bảng, mỗi bảng có tên gọi riêng. Tên bảng

là một dãy các kí tự chữ, dấu trống… nhưng phải ít hơn 64 kí tự.
- Mỗi trường có một tên riêng và có kiểu dữ liệu riêng. Tên trường là một dãy kí
tự, số, dấu trống… trường có thể lưu trữ dữ liệu có kiểu khác nhau.
- Muốn làm việc với bảng trước tiên phải tiến hành tạo lập ra cấu trúc của nó sau
đó phải tiến hành nhập liệu cho nó. Trên CSDL đã có mối tiến hành tìm kiếm, thống kê
hoặc tính toán…
- Để tăng tốc độ tìm kiếm cũng như móc nối các bảng có liên quan đến nhau, mỗi
bảng nên có trường khóa chính.
1.1.1.2. Query (Bảng truy vấn)
Query là công cụ dùng để tính toán và xử lý dữ liệu từ các table và các query khác
có sẵn trong cơ sở dữ liệu.
Dạng Query thường được sử dụng nhiều nhất là Select Query. Bằng loại Query
này ta có thể lọc ra những thông tin cần quan tâm từ nhiều bảng dữ liệu khác nhau của cơ
sở dữ liệu, có thể phân tích và hiệu chỉnh dữ liệu ngay trên bản thân Query hay sử dụng
làm cơ sở cho công việc khác.
Ngoài ra còn có các laoij Query khác như Update Query để cập nhật, chỉnh sửa dữ
liệu cho table, Crosstab Query tổng hợp dữ liệu, Make Table Query nhằm phục hồi dữ
liệu nếu có sơ sót xảy ra cho table. Ráp nối dữ liệu vào table có Append Query, xóa dữ
liệu có Delete Query như một nền tảng để tạo ra cho các báo biểu có đặc tính định dạng
cao hơn table.
Đặc điểm:
- Cách làm việc với truy vấn là trước tiên ta phải tạo ra truy vấn, sau đó có thể gọi
ra nhiều lần để làm việc. Kết quả truy vấn được tập hợp vào bảng kết quả gọi là Dynaset.
Nhưng dữ liệu của nó không lưu trữ trong máy. Do vậy mỗi khi chạy truy vấn sẽ có kết
quả mới nhất lấy từ dữ liệu nguồn. Một truy vấn sau khi được tạo, nó có thể dùng làm dữ
liệu cho truy vấn khác.
- Mỗi truy vấn có 1 tên gọi riêng. Giống như tên bảng, tên truy vấn có thể là một
dãy kí tự chữ, số và dấu trống… nó không vượt quá 64 kí tự. Trong truy vấn có thể bao
gồm nhiều trường (cột) và nhiều bảng ghi (hàng). Trong truy vấn có thể tiến hành các
phép tính số học cũng như các phép tính logic.

1.1.1.3. Form (Mẫu biểu)
Không thể thiếu được trong Access, là phần hiển thị ra bên ngoài dành cho người
sử dụng. Điểm nối bật là có thể thiết kế Form thật đẹp và tiện dụng để người sử dụng
5
điều khiển một cách dễ dàng và không bị nhàm chán vì giao điện quá xấu như một số
phần mềm khác.
Trong một Form có thể chứa một Form khác gọi là Sub Form cho phép cùng một
nhập liệu vào nhiều table khác nhau.
Form có thể dùng để nhập mới hay sửa đổi các dữ liệu trên table, query, có thể
chứa các nút lệnh để thực hiện các chỉ thị như chạy query, xem hay in report.
Trong Form Access hỗ trợ tất cả những công cụ cần thiết trong Toolbox nhằm trợ
giúp ta tạo một Form thân thiện nhất cho người sử dụng.
Nguồn dữ liệu của mẫu biểu có thể là trống hoặc các bảng truy vấn. Khi nguồn dữ
liệu là trống, nghĩa là không có nguồn dữ liệu thì nó thường dùng làm giao diện chương
trình. Ngược lại, có nguồn dữ liệu là bảng truy vấn thì nó dùng để thể hiện hoặc cập nhật
dữ liệu cho các trường nguồn.
Đặc điểm:
- Một số mẫu biểu có thể bao gồm bởi 5 khối: đầu biểu, đầu trang, thân biểu, cuối
trang và cuối biểu.
- Trên mỗi khối có thể có các ô điều khiển sau: nhãn (Label), hộp văn bản (Text
Box), hộp lựa chon (Combo Box), hộp danh sách (List Box), nút lệnh (Command
Button), nhóm lựa chọn (Option Group)…
- Muốn làm việc với mẫu biểu, trước tiên phải tạo lập ra mẫu biểu, sau đó mới gọi
chúng ra nhiều lần để làm việc.
1.1.1.4. Report (Báo biểu)
Là đầu ra của Access, dùng để in ần hay thể hiện các bảo biểu có nguồn gốc từ các
Table hay từ kết quả của Query dưới nhiều hình thức trình bày phong phú, đẹp mắt.
Báo biểu là một công cụ của Access dùng để:
- Lọc dữ liệu từ bảng hoặc truy vấn giống như mẫu biểu.
- Tiến trình tính toàn, tổng hợp, thống kê, sắp xếp lại chúng.

- Tổ chứ rất linh hoạt in ấn các kết quả.
Đặc điểm:
- Trong một CSDL có thể có nhiều báo biểu. Mỗi báo biểu có tên gọi riêng. Tên
báo biểu là dãy ký tự do người dùng đặt ra. Nó bao gồm bởi các chữ cái, chữ số và dấu
trống nhưng không dài quá 64 kí tự.
- Nguồn dữ liệu của báo biểu có thể là trống hoặc các bảng và truy vấn. Khi nguồn
dữ liệ và là bảng hoặc truy vấn thì nó dùng để thể hiện cho các trường nguồn.
- Một báo biểu có thể bao gồm bởi 5 khối: đầu biểu, đầu trang, thân biểu, cuối
trang và cuối biểu. Trên mỗi khối có thể có thể có các ô điều khiển sau như mẫu biểu.
- Muốn làm việc với báo biểu, trước tiên phải tạo lập nó ra, sau đó mới gọi chúng
ra nhiều lần để làm việc. Mỗi lần gọi cho ra một kết quả với dữ liệu nguồn hiện có.
6
1.1.1.5. Table (Bảng)
Table được tổ chức thành các cộ hay còn gọi là trường (Field hay Column) và các
dòng gọi là mẫu tin (Record).
Mỗi cột ứng với một mục dữ liệu mà ta cần lưu trữ. Mỗi cột có một tên và thuộc
về một kiểu dữ liệu.
Mỗi dòng chứa dữ liệu về một người hay vật cụ thể mà ta cần lưu trữ.
Ta có thể tạo mới một bagnr theo 3 cách sau:
- Tạo với sự hướng dẫn của Access (Table Wizard).
- Tự thiết kế ý riêng trên một mẫu bảng biểu trong kiểu xem bản dữ liệu
(Datasheet View).
- Tạo trên một mẫu thiết kế (Design View).
Khai báo các quan hệ giữa các Table: Các mối quan hệ giữa các bảng hiện có và
bảng mới tạo sẽ xác định trường được dùng làm khóa chính cho bảng mới đó. Có 4 khả
năng tồn tại cho các mối quan hệ giữa các bảng:
- Quan hệ một – đối – một (one – to – one)
- Quan hệ nhiều – đối – một (many – to – one)
- Quan hệ một – đối – nhiều (one – to – many)
- Quan hệ nhiều – đối – nhiều (many – to – many)

1.1.1.6. Trang truy cập dữ liệu (Page)
Trang truy cập dữ liệu là một trang Web. Nó được dùng để:
- Bổ sung, chính sửa, xem hoặc xử lý dữ liệu giống như một truy vấn.
- Nhập và chỉnh sửa dữ liệu giống như mẫu biểu
- Chọn lọc dữ liệu, gom nhóm chúng phục vụ cho tổng hợp báo cáo giống như báo
biểu.
- Nhưng ở đây dữ liệu nguồn của trang truy cập dữ liệu không chỉ là nguồn hiện
có trong một CSDL của Access mà còn có thể từ một CSDL khác như Excel hoặc từ trên
Internet, Intranet.
- Kết quả của trang truy cập dữ liệu cũng có thể đucợ lưu trữ trong CSDL cuiar
Access hoặc cũng có thể trong một CSDL SQL Server dưới dạng một file riêng biệt.
7
- Cách tạo ra một trang truy cập dữ liệu tương tự như tạo ra một mẫu biểu và báo
biểu. Có thể sử dụng danh sách dữ liệu nguồn, hộp công cụ, các ô điều khiển, hộp thoại
Sorting And Grouping… Tuy nhiên có một điểm khác biệt cơ bản, trang truy cập dữ liệu
là một file riêng biệt được lưu trư bên ngoài Access. Khi tạo ra file này, Access tự động
bổ sung một biểu tượng tắt của file đó vào trong cửa sổ Database.
- Để phân biệt, mỗi trang truy cập dữ liệu phải có tên gọi riêng. Tên trang truy cập
dữ liệu do người dùng đặt ra, nó bao gồm chữ cái, số và dấu trống. Tổng số kí tự của nó
phải nhỏ hơn 65 kí tự.
1.1.1.7. Marco
Marco là một tập hợp bởi một hoặc nhiều lệnh đơn giản nhằm tự động hóa một
chuỗi các thao tác, hoặc một tập hợp bởi các hành động (Action), trong đó mỗi hành
động là một lời gọi thủ tục nhằm tự động hóa thao tác các chương trình.
Cũng giống như các đối tượng khác, để làm việc với Marco phải đặt tên cho nó.
Tên Marco do người dùng đặt ra, nó bao gồm chữ cái, số và dấu trống. Tổng số kí tự của
nó phải nhỏ hơn 65 kí tự.
1.1.2. Query – Truy vấn
1.1.2.1. Khái niệm
Query là công cụ khai thác và xử lý dữ liệu của Microsoft Access, nó có thể đáp

ứng được các nhu cầu tra cứu về dữ liệu của các bảng dữ liệu thuộc cơ sở dữ liệu.
Query còn dùng tạo ra nguồn số liệu cơ sở cho các công cụ khác như Form,
Report, kể cả cho một Query khác, thậm chí tạo ra một Table khác. Với những thông tin
chọn lựa được cảu Query cũng có thể trực tiếp in ra giấy, đáp ứng yêu cầu cao hơn Table
một mức.
1.1.2.2. Xem cấu trúc của một Query
Chuyển về cửa sổ Database.
Click vào Tab trên Queries. Cửa sổ Database sẽ trình bày những Query hiện có
trong Database.
Chon Query muốn xem, rồi click button Design. Lúc này có thể xem kết quả của
Query ta click button View trên Toolbar. Kết quả của nó sẽ trình bày trong một
Datasheet.
1.1.3. Form – Mẫu biểu
1.1.3.1. Ý nghĩa của Form
Form là một phương tiện giúp ta nhìn số liệu dưới hình ảnh quen thuộc với các ấn
chỉ sử dụng hàng ngày. Trong khi nhìn số liệu dưới hình thức Table hay Query thì rất khô
khan, trong các phần mềm ứng dụng sử dụng quản lý Microsoft Access đặc biệt tạo điều
8
kiện thuận lợi cho người sử dụng thiết kế các mẫu Form, thông qua chức năng Form
Wizard, thậm chí còn cả AutoForm.
Các Form được xây dựng từ một tập hợp các thành phần thiết kế riêng lẻ có tên là
các điều khiển (Control) hoặc đối tượng điều khiển.
Các mẫu biểu Access rất linh hoạt, chúng cho phép bạn hoàn thành các công việc
mà bạn không thể hoàn thành trong kiểu xem bảng (Table) hoặc kiểu xem bộ (Query). Ta
có thể tạo các biểu mẫu liên hợp các biểu mẫu khác, biểu mẫu nằm trong biểu mẫu khác
gọi là biểu mẫu con (Subform). Các biểu có thể tính toán các giá trị và hiển thị các tổng.
1.1.3.2. Cách thiết kế Form.
Ta có thể tạo Form bằng tay hoặc nhờ máy tính, hướng dẫn thông qua các chức
năng của hệ thống như Form Wizard. Gồm các cách thiết kế Form như sau:
- Tạo bằng Auto Form. - Tạo bằng số liệu của nhiều Table.

- Tạo bằng Wizard. - Tạo bằng Sub Form.
1.1.4. Report
1.1.4.1. Giới thiệu về Report
Report là công cụ hữu hiệu để trình bày số liệu dạng in ấn. Chúng ta có thể tự
mình định về kicks cỡ, kiểu dáng của mọi thành phần trong Report. Hầu hết thông tin
trong Report được lấy ra từ Table, Query hoặc lệnh SQL. Chúng được gọi là “nguồn số
liệu” (DataSource) của Report.
1.1.4.2. Cách tạo Report
Từ Database Container chọn sẵn Table hoặc Query làm nguồn cho Report.
Nhắp New Object chọn Report đã có sẵn tên của Table hoặc Query trong khung
phía dưới, ta chọn Design hoặc Wizard hoặc Auto.
Nếu là Query thì là loại Select Query mới dùng làm số liệu nguồn cho Report.
Chọn Report Wizard nếu cần Microsoft Access hướng dẫn, chọn Design View nếu
tự thân bạn thiết kế, chọn Auto thì Access tự động làm.
1.1.4.3. Lưu trữ và sử dụng Report
Sau khi kết thúc giai đoạn tạo Report thường Microsoft Access sẽ cho xem luôn
kết quả, có thể phóng to thu nhỏ để xem.
Xem xong click Control Box và Close. Tại thời điểm này Microsoft Access sẽ hỏi
bạn đặn tên cho Report.
Khi muốn xem hoặc in click chọn tên Report để mở.
Muốn thiết kế lại click chọn Design. Report chỉ thể hiện số liệu vào thời điểm nó
được Preview sau đó nếu có sự thay đổi số liệu trong Table hay Query thì Report cũng
thay đổi theo.
9
1.2. Tổng quan về Visual Basic.NET
1.2.1. Sơ lược về VB.NET
Visual Basic.NET (VB.NET) là ngôn ngữ lập trình khuynh hướng đối tượng
(Object Oriented Programming Language) do Microsoft thiết kế lại từ con số không.
Visual Basic.NET (VB.NET) không kế thừa VB6 hay bổ sung, phát triển từ VB6 mà là
một ngôn ngữ lập trình hoàn toàn mới trên nền Microsoft 's .NET Framework. Thật sự,

đây là ngôn ngữ lập trình mới và rất lợi hại, không những lập nền tảng vững chắc theo
kiểu mẫu đối tượng như các ngôn ngữ lập trình hùng mạnh khác đã vang danh C++, Java
mà còn dễ học, dễ phát triển và còn tạo mọi cơ hội hoàn hảo để giúp ta giải đáp những
vấn đề khúc mắc khi lập trình.
1.2.2. Khởi động VB.NET
Chọn Start/Programs/Microsoft Visual Studio 2005/Microsoft Visual Studio
2005, hiển thị giao diện như sau:
Giao diện Visual Studio 2005
- Recent Projects: cho phép bạn mở các project mà bạn đã làm việc trong thời
gian gần đây cũng như cho phép bạn tạo các project mới.
- Getting Started: hiển thị một danh sách các chủ đề trợ giúp, các Website, các
bài viết về kỹ thuật cũng như các nguồn thông tin khác nhằm giúp bạn khai thác hữu hiệu
những đặc điểm của VB .Net.
- Visual Studio HeadLines: đưa ra các liên kết đến các sản phẩm cũng như các sự
kiện từ phía Microsoft.
- Visual Studio Developper News: cần một kết nối với Internet để download các
thông tin từ website của Microsoft về máy tính của bạn.
10
IDE hiện trên màn hình với nhiều thực đơn, công cụ và các cửa sổ công cụ.
1.2.3. Các kiểu dữ liệu
Kiểu dữ liệu trong .Net được mô tả chi tiết trong một cấu trúc gọi là Common
Type System (CTS). CTS quy định cách thức khai báo các kiểu dữ liệu cũng như cách
thức sử dụng và được quản lý lúc thực thi.
CTS đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi thông tin giữa các ngôn ngữ lập
trình trong .Net.
Common Type System có chức năng:
- Thiết lập một nền tảng cho phép tương tác giữa các ngôn ngữ lập trình, bảo toàn
giá trị của dữ liệu khi có sự trao đổi dữ liệu giữa các ngôn ngữ và bảo đảm việc thực hiện
câu lệnh được tối ưu.
- Cung cấp một mô hình hước đối tượng cho phép cài đặt nhiều ngôn ngữ lập

trình.
- Đưa ra những quy tắc để các ngôn ngữ lập trình phải tuân thủ nhằm bảo đảm các
thành phần viết trên các ngôn ngữ khác nhau có thể tương tác với nhau.
Các kiểu dữ liệu trong VB.Net
Kiểu VN.NET
Kiểu
System.x
Vùng nhớ
(byte)
Miền giá trị
Boolean Boolean 2 True hoặc False
Byte Byte 1 0 đến 255 (không dấu)
Char Char 2 0 đến 65535 (không dấu)
DateTime DateTime 8 0:00:00 ngày 01/01/0001 đến 23:59:59
ngày 31/12/9999
Decimal Decimal 16 0 đến
+/- 79,228,162,514,264,593,950,335
nếu không có số lẻ;
593543950335 với 28 số lẻ
Double Double 8 -1.79769313468231570E+308 đến
-4.94065645841246544E-324
đối với số âm;
4.94065645841246544E-324
đến 1.79769313486231570E+308
đối với số dương
Short Int16 2 -32,768 đến 32,767
Integer Int32 4 -2,147,483,648 đến 2,147,483,647
Long Int64 8 -9,233,372,036,845,775,808
đến 9,233,372,036,845,775,807
Single Single 4 -3.4028235E+38 đến -1.401298E-45

11
với số âm;
1.401298E-45 đến 3.4028235E+38
với số dương
Sbyte Sbyte 1 -128 đến 127 (có dấu)
Ushort UInt16 2 0 đến 65,535 (không dấu)
Uinteger UInt32 4 0 đến 4,294,967,295 (không dấu)
ULong UInt64 8 0 đến 18,446,744,073,708,551,615
(không dấu)
Object Object (class) 0 đến khoảng 2 tỉ kí tự Unicode
User-Defined
Type
(kế thừa từ
Value Type)
Mỗi thành phần của Struture có miền
giá trị theo kiểu dữ liệu của thành phần.
1.2.4. Biến trong VB.NET
Biến là một vùng nhớ được sử dụng để lưu trữ các giá trị khác nhau trong quá
trình hoạt động của chương trình như các giá trị được người dùng nhập vào, các giá trị
tính toán tạm thời ,
Mỗi biến có phạm vi sử dụng trong chương trình nơi biến được nhìn nhận đối với
câu lệnh. Có các phạm vi sau :
- Phạm vi khối lệnh và phạm vi thủ tục
- Phạm vi module và phạm vi project
Kiểu trị và tham chiếu (Value Type và Reference Type)
Các kiểu được định nghĩa trong Common Type System thuộc 3 loại sau :
- Kiểu trị (Value Type).
- Kiểu tham chiếu (Reference Type).
- Kiểu con trỏ (Pointer Type).
VB.Net không có kiểu con trỏ chỉ xem xét kiểu trị và kiểu tham chiếu.

Khi một biến kiểu trị được khai báo, một vùng nhớ được dành riêng để chứa giá trị
thực của biến. Ngược lại, khi một biến kiểu tham chiếu được khai báo, trình biên dịch sẽ
tạo đối tượng trên vùng nhớ, nhưng sẽ cấp phát cho biến bốn byte chứa địa chỉ vùng nhớ
của đối tượng. Tóm lại, biến kiểu trị chứa giá trị của biến còn biến kiểu tham chiếu chỉ
đến nơi chứa giá trị.
1.2.5. Hằng trong VB.NET
Hằng là vùng nhớ chỉ được gán giá trị khi khai báo và chỉ cho truy xuất trong quá
trình hoạt động của chương trình.
1.2.6. Các toán tử trong VB.NET
Toán tử là ký hiệu chỉ ra phép toán nào được thực hiện trên các toán hạng (có thể
là một hoặc hai toán hạng).
+ Toán tử toán học:
12
+ Toán tử nối chuỗi:
Toán tử chỉ dành cho toán hạng kiểu String với hai toán tử là & (ampersand) và
+(cộng). Kết quả là một trị String gồm các ký tự của toán hạng thứ nhất tiếp theo sau là
các ký tự của toán hạng thứ hai.
+ Toán tử gán:
+ Toán tử so sánh:
13
Các toán tử TypeOf … Is, Is và IsNot chỉ được phép sử dụng với các biến kiểu
tham chiếu.
+ Toán tử logic:
Kết quả của các toán tử luận lý trả về giá trị True/False.
1.2.7. Cấu trúc câu lệnh
Một câu lệnh (statement) xác định một công việc mà chương trình phải thực hiện
để xử lý dữ liệu đã được mô tả và khai báo. Các câu lệnh được ngăn cách với nhau bởi kí
tự xuống dòng. Ký tự xuống dòng báo hiệu kết thúc một câu lệnh.
1.2.7.1. Cấu trúc chọn
14

Cấu trúc chọn cho phép kiểm tra các điều kiện khác nhau và tùy theo kết quả của
kiểm tra, sẽ có các hành động tương ứng. Trong cấu trúc chọn, bạn có thể kiểm tra điều
kiện đúng sai hay các giá trị khác nhau.
a. If…Then…Else
Cú pháp:
If <điều kiện> Then
<các câu lệnh khi điều kiện đúng>
Else
<các câu lệnh khi điều kiện sai>
End If
b. Select Case
Khi có nhiều trường hợp cần xét, bạn có thể sử dụng cấu trúc Select Case với cú
pháp sau:
Select Case <biểu thức>
Case <giá trị 1>
<các lệnh thực thi khi <biểu thức> = <giá trị 1>
Case <giá trị 2>
<các lệnh thực thi khi <biểu thức> = <giá trị 1>
Case Else
<các lệnh thực thi khi <biểu thức> không bằng giá trị nào ở
trên
End Select
1.2.7.2. Cấu trúc lặp
Cấu trúc lặp cho phép thực hiện nhiều lần một khối lệnh của chương trình. Các
cấu trúc lặp thường được sử dụng trong VB.Net gồm:
a. For…Next
Cấu trúc này được sử dụng khi biết số lần lặp và cần có biến đếm chạy từ giá trị
bắt đầu đến giá trị kết thúc. Biến đếm thường có kiểu số nguyên. Vòng lặp sẽ dừng khi
biến có trị nằm ngoài đoạn [giá trị bắt đầu, giá trị kết thúc].
Cú pháp:

For <biến đếm> = <giá trị đầu> To <giá trị cuối> [Step <bước]
<các câu lệnh>
[Exit For]
[Continue For]
Next <biến đếm>
b. For Each…Next
Cấu trúc này được sử dụng khi thực hiện lặp trên một tập hợp.
Cú pháp:
15
For Each <phần tử> In <tập hợp>
<các câu lệnh>
[Exit For]
[Continue For]
Next <phần tử>
c. Do While…Loop
Cú pháp:
Do While <biểu thức logic>
<các câu lệnh>
[Exit Do]
[Continue Do]
Loop
Với cú pháp này, các câu lệnh đặt trong vùng Do While … Loop chỉ thực hiện
bao lâu <biểu thức logic> có giá trị True.
d. Do…Loop While
Cú pháp:
Do
<các câu lệnh>
[Exit Do]
[Continue Do]
Loop While <biểu thức logic>

Tương tự Do While … Loop, các câu lệnh chỉ tiếp tục thực hiện khi <biểu thức
logic> có giá trị True và sẽ kiểm tra lại <biểu thức logic> sau mỗi lần thực hiện.
e. Do Until…Loop
Cú pháp:
Do Until <biểu thức logic>
<các câu lệnh>
[Exit Do]
[Continue Do]
Loop
Tuy cũng là cấu trúc lặp không xác định số lần lặp như Do While … Loop nhưng
Do Until … Loop sẽ dừng lại khi <biểu thức logic> có giá trị True và sẽ kiểm tra lại
<biểu thức logic> trước mỗi lần thực hiện.
f. Do…Loop Until
Cú pháp:
Do
<các câu lệnh>
[Exit Do]
[Continue Do]
16
Loop Until <biểu thức logic>
Do … Loop Until sẽ dừng lại khi <biểu thức logic> có giá trị True và thực hiện
được ít nhất là 1 lần.
g. While…End While
Cách sử dụng như Do While … Loop.
Cú pháp:
While <biểu thức logic>
<các câu lệnh>
[Exit While]
[Continue While]
End While

1.2.7.3. Các cấu trúc khác
a. With…End With
Để tránh lặp lại việc tham chiếu nhiều lần đến một đối tượng khi viết lệnh, cấu
trúc With End With cho phép chỉ tham chiếu một lần đến đối tượng và sau đó chỉ cần
tham chiếu đến các thành phần của nó.
Cú pháp:
With <biến tham chiếu>
<các câu lệnh>
End With
b. Using…End Using
Một đối tượng khi không còn sử dụng sẽ được Garbage Collector thu hồi vùng
nhớ sau một thời gian hoặc được thu hồi khi bạn gọi phương thức Dispose của lớp đối
tượng. Từ khóa Using cho phép khai báo và khởi tạo một đối tượng và khi kết thúc cấu
trúc Using đối tượng đó tự động gọi Dispose để giải phóng vùng nhớ. Cấu trúc này chỉ
sử dụng được với các biến đối tượng và đặc biệt hữu ích khi bạn muốn dành nhiều tài
nguyên cho các khối lệnh sau đó.
Cú pháp:
Using <biến đối tượng khai báo>
<các câu lệnh>
End Using
1.2.8. Chương trình con
Khái niệm: Trong những chương trình lớn, có thể có những đoạn chương trình viết
lặp đi lặp lại nhiều lần, để tránh rườm rà và mất thời gian khi viết chương trình người ta
thường phân chia chương trình thành nhiều module, mỗi module giải quyết một công
việc nào đó. Các module như vậy gọi là các chương trình con.
Trong VB.NET, chương trình con có hai dạng là Hàm (Function) và thủ tục (Sub).
a. Thủ tục trong VB.NET
17
Thủ tục là khối lệnh được đặt tên có ý nghĩa gợi nhớ và viết ở một nơi cho phép
gọi thực hiện nhiều lần ở nhiều nơi khác nhau trong chương trình.

Thủ tục cũng có thể nhận các thông tin bên ngoài qua các tham số. Nhưng chỉ thực
hiện xử lý chứ không trả về kết quả như hàm.
Thủ tục là một tập hợp các dòng lệnh cần thực hiện khi được gọi. cú pháp khai báo
thủ tục như sau:
<Từ khóa> Sub <Tên thủ tục>([các tham số])
<các câu lệnh cần thực hiện>
[Exit Sub]
End Sub
b. Hàm trong VB.NET
Hàm là một tập hợp các dòng lệnh cần thực hiện và có trả về giá trị. Cú pháp khai
báo hàm như sau:
<Từ khóa> Function <Tên hàm>([các tham số]) As <kiểu dữ liệu trả về>
<khối lệnh cần thực hiện>
Return <giá trị trả về theo kiểu đã khai báo>
End Function
- Từ khóa Return trong khối lệnh theo sau là giá trị trả về. Có thể có nhiều từ
khóa Return. Khi thực hiện đến dòng lệnh có từ khóa này, hàm trả về giá trị và bỏ qua
các dòng lệnh sau đó.
c. Một số hàm thường dùng trong VB.NET
- Hàm MsgBox:
Hàm xuất thông báo ra cửa sổ và nhận giá trị trả về qua việc nhấn nút của người
dùng.
MsgBox(“<Nội dung>”, [<Biểu tượng + Các nút lệnh>], “<Tiêu đề>”)
- Hàm Val: Hàm chuyển đổi tham số truyền vào thành số và trả về trị Double.
Val <tham số>
- Hàm IsNumeric:
Hàm kiểm tra tham số truyền vào có thể chuyển thành số không và trả về giá trị
logic.
IsNumeric <tham số>
- Hàm IsDate:

Hàm kiểm tra tham số truyền vào có thể chuyển thành Date không và trả về giá trị
logic.
IsDate <tham số>
- Hàm IIF:
Đây là dạng rút gọn của cấu trúc chọn If. Hàm trả về giá trị kiểu Object, tùy theo
điều kiện luận lý thỏa hay không. Hàm có thể được sử dụng lồng nhau.
IIF(<Biểu thức logic>, <giá trị trả về khi đúng>, <giá trị trả về khi sai>)
18
1.3 Đại cương về phân tích thiết kế hệ thống:
Hệ thống quản lý là hệ thông hoạt động có mục đích xử lý, lưu trữ và xuất dữ liệu.
Một hệ thống quản lý thường chia thành 3 hệ thống con: Hệ thao tác, Hệ quyết định và
Hệ thông tin.
Hệ thông tin có vai trò kết nối quan hệ các bộ phận của hệ thống, cung cấp cho hệ
tác nghiệp và hệ quyết định các thông tin phản ánh tình trạng nội bộ cũng như tình trạng
của cơ sở dữ liệu mà nó đang quản lý. Hệ thu nhập thông tin môi trường bên ngoài và
đồng thời đưa ra thông báo bên ngoài.
Phân tích được hiểu theo nghĩa khảo sát, nhận diện, phân định các thành phần của
một phức hợp và chỉ ra mối liên quan giữa chúng.
Phương pháp thường dùng trong phân tích hệ thống thông tin quản lý là phương
pháp từ trên xuống (Top-down), từ tổng thể tới chi tiết, phân rã các chức năng lớn thành
các chức năng nhỏ hơn cho tới khi có thể, thể hiện các chức năng đó bằng các Module
chương trình độc lập.
1.3.1. Yêu cầu đối với hệ thống thông tin quản lý
Hệ thống thông tin phải đáp ứng được yêu cầu quản lý, đảm bảo có hiệu quả kinh
tế cao hơn, tốt hơn so với khi sử dụng hệ thống cũ, đồng thời phải có tính mở, đáp ứng sự
phát triển trong tương lai. Đầu ra của hệ thống phải mềm dẻo, linh hoạt, đáp ứng cao và
nhanh nhất yêu cầu về thông tin của nhà quản lý.
Hệ thống phải có khả năng lưu trữ, truy cập dữ liệu một cách nhanh chóng, chính
xác. Các thao tác phải thuận lợi, đơn giản, dễ bảo trì, có thể điều chỉnh, có tính mở, có
khả năng tra tính đúng đắn của dữ liệu, phát hiện và xử lý lỗi.

Giao diện giữa người và máy phải được thiết kế khoa học, thân thiện đẹp gon và
có tính thống nhất về phương pháp làm việc, cách trình bày.
Hệ thống có khả năng trợ giúp, giải đáp thắc mắc của người dùng khi sử dụng.
Như vậy hệ thống không chỉ đáp ứng cho người dùng thông thạo về tin học còn đáp ứng
được với những người ít hiểu biết về tin học.
Hệ thống phải có khả năng thực hiện chế độ hội thoại ở mức độ nào nhằm cung
cấp nhanh và chuẩn xác yêu cầu bất thường của nhà quản lý, đảm bảo nhanh cho người
dùng khai thác tối đa các chức năng mà hệ thống cung cấp.
1.3.2. Các giai đoạn phân tích thiết kế
a. Khảo sát dự án và xác lập dự án
Khảo sát hệ thống cũ, đề xuất các mục tiêu thể hiện chiến lược phát triển của hệ
thống mới, các ý tưởng cho các giải pháp, vạch kế hoạch cho dự án.
Xác định phạm vị hạn chế của dự án về tài chính, con người, thời gian. Phân tích,
đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của dự án.
b. Phân tích hệ thống
19
Phân tích ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp là một giai đoạn phân tích thiết kế hệ
thống ngay sau giai đoạn khảo sát và đi sâu vào các thành phần về hệ thống. Đầu ra của
phân tích hệ thống là các chứ năng xử lý được mô tả logic.
Cách thực hiện: Chuyển từ mô tả vật lý về mô tả logic, đặc tả hệ logic mới sau đó
chuyển thành hệ vật lý mới.
Sử dụng biểu đồ phân cấp chức năng và biểu đồ luồng dữ liệu với các mức khác
nhau:
- Mức khung cảnh: Coi toàn bộ hệ thống như một chức xử lý.
- Mức đỉnh: Phân rã chức năng của hệ thống ra các chức năng nhỏ hơn.
- Mức dưới đỉnh: Phân rã mỗi chức năng cấp trên thành các chức năng cấp dưới.
1.3.3. Thiết kế thông thể
Trong hệ thống mới được mô tả phân định rõ các chức năng được thực hiện bằng
máy tính và các chức năng thủ công, trong đó phân rõ cả chức năng thủ công không liên
quan đến máy tính và các chức năng chỉ cần máy tính trợ giúp một phần.

1.3.4. Thiết kế chi tiết
- Thiết kế giao diện:
Các màn hình, menu để hội thoại giữa người và máy. Thiết kế để các báo cáo xuất
hiện lên màn hình, in ra giấy chính xác, dễ đọc, dễ hiểu.
- Thiết kế cơ sở dữ liệu:
Lập lược đồ dữ liệu, biểu đồ cấu trúc dữ liệu thể hiện các thông tin và mối liên hệ
giữa chúng hoặc bằng phương pháp mô hình thực thể liên kết hoặc bàng phương pháp mô
hình quan hệ.
Phương pháp mô hình thực thể liên kết: xác định kiểu thực thể, kiểu liên kết, kiểu
thuộc tính.
- Thiết kế kiểm soát:
Nhằm tránh các nguy cơ: sai lỗi trong chương trình, sự cố kỹ thuật hay ý đồ xấu
của đối tượng nào đó. Bảo vệ an toàn cho hệ thống chương trình. Kiểm tra các thông tin
thu nhập và thông tin xuất ra để đảm bảo tính chính xác của chương trình.
Kiểm soát các chức năng gián đoạn của chương trình và sự phục hồi.
Bảo mật và phân biệt riêng tự.
1.3.5. Thiết kế chương trình
Phân định các Module chương trình.
Tạo mới liên quan giữa các Module đó. Đặc tả các Module chương trình bằng
thuật toán.
Tạo Module tải (đóng gói theo dòng dữ liệu vào hay đóng gói các Module theo
mức thư viện chương trình). Thiết kế các mẫu thử cho từng Module, cho nhóm Module,
20
cho toàn bộ chương trình. Các mẫu thử chỉ chứng minh chương trình có lỗi chứ không
khẳng định được chương trình không có lỗi.
1.3.6. Cài đặt – chạy thử chương trình
Chọn ngôn ngữ lập trình, tiến hành lập chương trình.
Ghép nối các Module thành chương trình.
Chạy thử và kiểm tra chương trình.
1.3.7. Khai thác, bảo dưỡng chương trình

Lập tài liệu sử dụng hệ thống, hướng dẫn cho nhân viên bảo hành. Bảo trì hệ thống
(sửa chữa lỗi còn sót, cài đặt, điều chỉnh theo yêu cầu mới, cải thiện tính hiệu năng của
hệ thống).
21
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1 Khảo sát thực trạng bài toán Quản lý nhân sự trường THCS Đại Nghĩa
2.1.1. Khảo sát thực trạng bài toán cũ
a. Vài nét về trường THCS Đại Nghĩa
Địa chỉ: Thị trấn Đại Nghĩa – Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Trường THCS Đại Nghĩa hiện nay do cô giáo Lê Khánh Ngân làm hiệu trưởng.
Năm học 2010 – 2011 trường có 60 cán bộ giáo viên công nhân viên và có 13 lớp
với tổng số 480 học sinh, trong đó đó gồm 290 nữ sinh.
Đội ngũ giảng dạy của trường bao gồm 44 cán bộ giáo viên. Cán bộ có trình độ
chuyên môn Đại học là 40 người, trong đó gồm 26 nữ. Cán bộ có trình độ chuyên môn
Cao đẳng là 04 người. Cán bộ có trình độ chuyên môn trung cấp là 0 người. Về chính trị,
trường có 30 Đảng viên, trong đó có 20 là nữ.
Hiện nay nhà trường đã có 13 phòng học và gồm nhiều phòng chức năng: 13
phòng học bộ môn, 1 nhà điều hành có 4 máy vi tính, 1 phòng thực hành Tin học gồm 30
máy vi tính, 1 phòng thư viện, 1 phòng y tế,…
22
b. Cơ cấu tổ chức của trường THCS Đại Nghĩa:
Sơ đồ tổ chức:
Nghiệp vụ của nhà trường:
Tổ hành chính: giải quyết các vấn đề về tiền lương cho nhân viên trong trường,
nhận chuyển công văn, đánh máy, công tác thư viện.
Tổ công đoàn: chịu trách nhiệm việc thực hiện tổ chức, tham gia, quản lý các vấn
đề liên quan đến quyền lợi, đời sống của cán bộ giáo viên công nhân viên.
Tổ bảo vệ: chuyên giải quyết các vấn đề về an ninh trật tự trong nhà trường.
Tổ tạp vụ: đảm nhiệm việc vệ sinh và chuẩn bị nước uống cho toàn trường.
Các tổ chuyên môn: chịu trách nhiệm nghiên cứu chuyên ngành của mình, đồng

thời phân công và giảng dạy cho các lớp trong toàn trường.
Quản lý nhân sự của trường THCS Đại nghĩa chia làm 2 mảng:
23
Biên chế và hợp đồng
Biên chế Hợp đồng
+ Cán bộ quản lý:
- Hiệu trưởng
- Phó hiệu trưởng
- Chủ tịch Công Đoàn
- Bí thư chi Đoàn
- Tổng phụ trách
+ Giáo viên:
- GV Thể dục
- GV Mỹ thuật
+ Nhân viên vụ việc:
- Bảo vệ
- Tạp vụ
+ Nhân viên:
- Thư viện
- Kế toán
- Văn phòng
+ Giáo viên:
- Tổ Toán
- Tổ lý
- Tổ Hóa
- Tổ Văn - Sử - Địa
- Tổ GDCD
- Tổ Thể - Mỹ - Kỹ
Trường THCS
Đại Nghĩa

Biên chế Hợp đồng
Cán bộ quản lý
Giáo viên Nhân viên Giáo viên
Nhân viên vụ việc
24
Đặc tả:
Hiện nay tai trường THCS Đại Nghĩa, phòng văn thư quản lý việc lưu giữ hồ sơ
của nhân viên trong trường. Tức là quản lý theo nguồn lao động bao gồm đặc điểm về lý
lịch, nhân sự và lao động. Bên cạnh đó việc tìm kiếm theo các tiêu chí cụ thể như: tìm
theo họ tên, quê quán…
Mẫu biểu 1: Đơn xin việc
25

×