Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất tầng Neogen vùng thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.36 MB, 130 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
LIÊN ĐOÀN QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC MIỀN BẮC

BÁO CÁO
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TẦNG NEOGEN VÙNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thuyết minh
HÀ NỘI, 2012
1
1
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
LIÊN ĐOÀN QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC MIỀN BẮC

Tác giả: KS. Nguyễn Đình Thông, KS. Nguyễn Bá Bình
KS. Đoàn Thị Dự, ThS. Trịnh Thị Thuý Hằng
CN. Lê Thị Hân, CN. Nguyễn Thị Thanh Hương
KS. Đặng Ngọc Thuỳ, KS. Phạm Duy Trịnh,
BÁO CÁO
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TẦNG NEOGEN VÙNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thuyết minh
LIÊN ĐOÀN TRƯỞNG CHỦ BIÊN
2
2
HÀ NỘI, 2012
MỤC LỤC
3
3
Ở ĐẦU


Hà Nội là Thủ Đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, khoa học - kỹ thuật của cả nước.
Nguồn nước phục vụ cho thành phố Hà Nội chủ yếu là nước dưới đất
được khai thác trong các trầm tích bở rời hệ Đệ tứ. Một vài năm gần đây có
thêm nguồn nước mặt từ sông Đà. Việc khai thác quá mức nước dưới đất
trong các tầng chứa nước bở rời hệ Đệ tứ đã gây nên hiện tượng ô nhiễm,
suy thoái nguồn nước dưới đất.
Ngày 11/5/2006, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Quyết định số
653/QĐ-BTNMT giao Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Bắc (nay là Liên đoàn
Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc) lập đề án “Điều tra, đánh giá
nguồn nước dưới đất tầng Neogen vùng thành phố Hà Nội”
Ngày 25/5/2006 Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có Quyết định số
353 QĐ/ĐCKS-TCCB giao Ths. Địa chất thuỷ văn Đỗ Dương Quảng làm Chủ
nhiệm Đề án.
Đề án “Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất tầng Neogen vùng thành
phố Hà Nội” đã được Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam phê duyệt tại
Quyết định số 985/QĐ-ĐCKS-ĐC ngày 22/12/2006.
Nhiệm vụ của đề án:
- Xác định đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn của tầng chứa nước
Neogen;
- Đánh giá mức độ chứa nước, khoanh định diện tích có triển vọng của
tầng chứa nước Neogen trong phạm vi nghiên cứu.
Đề án do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc thi
công từ năm 2007, kết thúc thi công thực địa tháng 10 năm 2011. Các dạng
công tác được thực hiện theo đúng quy trình điều tra, đánh giá nguồn nước
dưới đất và có đầy đủ cơ sở pháp lý.
Do điều kiện công tác, ngày 12/5/2010 Giám đốc Trung tâm Quy hoạch
và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc có Quyết định số 87/QĐ-QHTNN giao
Chủ nhiệm Đề án cho KS Nguyễn Đình Thông, Liên đoàn Quy hoạch và Điều
tra tài nguyên nước miền Bắc.

Trong quá trình thi công, để phù hợp với điều kiện thực tế và nâng cao
hiệu quả của công tác điều tra, Đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
điều chỉnh một số hạng mục công việc tại các văn bản sau:
- Quyết định số 1980/ĐCKS-ĐC ngày 26 tháng 10 năm 2007 của Cục Địa
chất và Khoáng sản Việt Nam về việc điều chỉnh chiều sâu lỗ khoan 1-N từ
120m lên 155 m;
- Quyết định số 284/QĐ-QHTNN ngày 06/12/2010 của Trung tâm Quy
hoạch và Điều tra tài nguyên nước về việc phê duyệt điều chỉnh Đề án;
4
4
- Công văn số 86/QHTNN-NDĐ ngày 09 tháng 3 năm 2011 của Trung
tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước về việc điều chỉnh giá phân tích
đồng vị, vị trí chiều sâu lỗ khoan LK5-N;
- Công văn số 205/QHTNN-NDĐ ngày 22 tháng 4 năm 2011 của Trung tâm
Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước về việc điều chỉnh khối lượng một số dạng
công tác (chuyển vị trí LK9-N, thay đổi đường kính ống lọc, chuyển vị trí lấy mẫu
đồng vị).
- Công văn số 325/QHTNN-NDĐ ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Trung tâm
Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước về việc điều chỉnh kết cấu lỗ khoan 10-N.
Cơ sở tài liệu lập báo cáo tổng kết gồm các tài liệu thu thập liên quan đến
đặc điểm địa chất - địa chất thuỷ văn (ĐC-ĐCTV) tầng chứa nước Neogen
trong phạm vi nghiên cứu, các tài liệu thu được trong quá trình thi công Đề án.
Nội dung báo cáo gồm các chương mục sau:
Mở đầu
Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, nhân văn
Chương 2: Lịch sử nghiên cứu địa chất, địa chất thủy văn
Chương 3: Phương pháp và khối lượng thực hiện các dạng công tác
Chương 4: Đặc điểm địa chất
Chương 5: Đặc điểm địa chất thủy văn
Chương 6: Đánh giá trữ lượng nước dưới đất

Chương 7: Đánh giá chất lượng nước
Chương 8: Phương hướng điều tra, khai thác, sử dụng, bảo vệ nước dưới
đất và môi trường
Chương 9: Báo cáo kinh tế
Kết luận
Các bản vẽ và phụ lục kèm theo:
Tham gia lập báo cáo gồm:
- Nguyễn Đình Thông, KS ĐCTV, Chủ nhiệm Đề án;
- Nguyễn Bá Bình, KS ĐCTV;
- Trịnh Thị Thúy Hằng, ThS Địa chất;
- Phạm Duy Trịnh, KS Địa vật lý;
- Đặng Ngọc Thùy, KS Địa vật lý;
- Đoàn Thị Dự, KS Trắc địa;
- Nguyễn Thị Thanh Hương, CN Kinh tế;
- Lê Thị Hân, CN Tin kinh tế.
5
5
Trong quá trình thi công thực địa và lập báo cáo tổng kết, tập thể tác giả
đã nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ của các chuyên viên Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Lãnh đạo và các phòng ban chuyên môn của Trung tâm Quy hoạch và
Điều tra tài nguyên nước, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước
miền Bắc, sự giúp đỡ, hợp tác tạo điều kiện của chính quyền các cấp và nhân
dân thành phố Hà Nội, các tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh.
Tập thể tác giả xin trân trọng cảm ơn.
6
6
Chng 1
KHI QUT IU KIN A Lí T NHIấN, KINH T, NHN VN
1.1. C IM A Lí T NHIấN
1.1.1. V trớ a lý

Vựng nghiờn cu cú phn ln din tớch thuc thnh ph H Ni phn
cũn li l cỏc vựng ph cn thuc cỏc tnh Hng Yờn, Bc Ninh v Hi Dng,
vi din tớch 872 km
2
, c xỏc nh bi to a lý:
20
o
5100-21
o
0600 v Bc;
105
o
4400-106
o
0300 kinh ụng;
3
7
7
h. gia l ơng
h. thuận thành
2
8
8
u

h.
q
u
ế
v

õ
C

C
h
à
m
à
m

G
g
n
i
S
g
.

C

n
c

H

g
H

i
bắc ninh

18
S
g
.

h. mỹ văn
5
Thanh trì
h. châ
u gia
ng
h. than
h oai
g
g
S
.

Đ
u

n
S
g
.
B

h. th ờ
ng tín
S

ô
n
g

N
h
u


h.
tiê
n
s
ơ
n
h. yên pho
ng
h. phúc thọ
h. đan ph
ợng
h. gia
lâm
h. thạch thất
h.
ho
à
i
đứ
c
h. từ liêm

Hà N
ội
4
1
8
s
ô
n
g

h

n
g
h


t
â
y
Q. cầu giấy
h. kim thi
3
7
9
429
S
ô
n
g


Đ
á
y
1
6
hà đôn
g

h. q
uốc
oa
i
S
g
.

C
o
n
h. l ơng
sơn
ch ơng mỹ
LK-NQ-m
LK2H-m
LK58-V-13-m
LK1H-m
LK805-qp-m
BG Định Công
BG Linh Đàm

BG Pháp Vân
A
B
Hỡnh 1.1. S v trớ vựng nghiờn cu
1.1.2. a hỡnh a mo
a hỡnh vựng nghiờn cu bao gm a hỡnh i nỳi v a hỡnh ng bng.
1.1.2.1. a hỡnh i v nỳi
a hỡnh i v nỳi phõn b phớa bc v tõy nam vựng nh nỳi Pht Tớch
(Bc Ninh), chim 10% din tớch vựng nghiờn cu, t ỏ cu thnh nờn dng
a hỡnh ny ch yu l cỏc trm tớch lc nguyờn bt kt, cỏt kt phong hoỏ.
1.1.2.2. a hỡnh ng bng
a hỡnh ng bng chim 90% din tớch vựng vi b mt nghiờng thoi
dn v phớa ụng nam, cao tuyt i 2 ữ 15m, huyn ụng Anh cú cao
thay i 6 ữ 15m; ng bng thp bng phng hn, cú nhiu trng v m ly
7
7
phân bố ở phía đông nam vùng nghiên cứu thuộc huyện. Đất đá cấu thành dạng
địa hình này chủ yếu là cát, bột và sét trầm tích sông. Phần kẹp giữa sông Hồng
và sông Đuống cũng có xu hướng dốc về phía đông nam. Sông Hồng, sông
Đuống chảy trong đồng bằng quanh co uốn khúc mạnh, các phần đất ven sông
thường có cốt cao lớn hơn các vùng xa sông. Thêm vào đó, do có hệ thống đê
nên phần đất ngoài đê lại càng được nâng cao và phần trong đồng tạo nên rất
nhiều hồ từ các khúc sông chết – hồ móng ngựa và các cánh đồng trũng mùa
mưa thường bị úng ngập. Điều kiện địa hình như vậy gây khó khăn rất lớn cho
việc thoát nước đô thị đặc biệt vào mùa mưa và những trận mưa lớn.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Vùng nghiên cứu nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có
hai mùa rõ rệt: mùa nóng ẩm mưa nhiều thường bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào
tháng 10; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
1.1.3.1. Nhiệt độ không khí

Theo số liệu của Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thủy văn tại trạm Láng
(Hà Nội), từ năm 2000 đến năm 2010, nhiệt độ không khí trung bình lớn nhất
35,5
0
C (tháng 6 năm 2010), nhiệt độ trung bình thấp nhất 12,1
0
C (tháng 2 năm
2008) và nhiệt độ trung bình trong 10 trở lại đây là 25,2
0
C. Nhiệt độ cao nhất là
40
0
C (ngày 19/6/2010), thấp nhất là 6,7
0
C (ngày 02/02/2008). Chi tiết xem
bảng 1.1 và bảng 1.2.
Bảng 1.1. Đặc trưng nhiệt độ không khí trung bình lớn nhất các tháng tại
trạm Láng, Hà Nội từ năm 2001-2010
Đơn vị tính:
0
C
Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB
2001 22,2 20,3 24,5 28,2 31,2 33,5 33,6 32,7 32,6 30,0 26,3 21,2 28,0
2002 21,4 22,4 25,8 30,3 32,0 33,9 33,4 32,7 32,0 29,6 25,0 22,2 28,4
2003 21,1 24,7 25,9 30,7 33,9 34,7 34,3 33,2 31,8 30,9 28,2 22,6 29,3
2004 20,3 21,8 23,7 28,0 31,0 33,7 32,6 33,2 32,1 30,1 27,2 16,1 27,5
2005 19,0 20,8 22,4 27,9 34,1 34,9 33,9 32,8 32,9 30,0 26,4 20,6 28,0
2006 21,6 21,1 23,3 29,6 32,2 34,8 34,1 31,6 32,5 31,5 29,2 22,1 28,6
2007 20,4 25,7 24,1 27,8 31,7 35,0 34,9 33,5 31,4 29,6 26,3 23,6 28,7
2008 18,5 16,3 25,1 28,2 32,1 33,2 33,9 33,0 32,2 30,3 25,2 22,3 27,5

2009 20,1 26,2 24,2 28,5 31,0 34,8 33,7 34,4 33,3 30,8 26,2 23,4 28,9
2010 20,9 25,0 25,5 27,1 32,9 35,5 35,3 32,4 33,1 29,4 26,0 23,0 28,8
TB 20,6 22,4 24,4 28,6 32,2 34,4 34,0 33,0 32,4 30,2 26,6 21,7 28,4
8
8
Bảng 1.2. Đặc trưng nhiệt độ không khí trung bình nhỏ nhất các tháng tại
trạm Láng, Hà Nội từ năm 2001-2010
Đơn vị tính:
0
C
Năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
TB
2001 16,6 15,6 19,4 22,1 24,7 26,3 26,8 26,3 25,9 23,8 17,9 15,6 21,7
2002 15,4 17,8 20,5 23,4 25,0 26,8 26,8 26,0 25,2 22,5 18,8 17,0 22,1
2003 14,3 18,6 19,7 23,7 25,9 27,2 27,0 26,6 25,4 23,9 21,1 15,9 22,4
2004 15,2 15,8 18,7 21,8 23,8 26,6 26,8 26,4 25,7 23,3 20,4 16,1 21,7
2005 14,5 16,0 17,3 22,1 26,1 27,3 26,9 26,1 26,0 23,8 20,4 15,2 21,8
2006 16,2 16,8 18,6 22,9 24,2 27,3 27,3 25,8 25,4 24,8 21,7 15,7 22,2
2007 14,7 19,8 19,5 21,1 24,4 26,9 27,5 26,1 24,6 23,4 18,3 18,5 22,1
2008 13,2 12,1 19,1 22,5 24,8 25,9 26,6 26,5 25,8 24,2 18,9 15,8 21,3
2009 13,5 20,2 19,0 22,4 24,6 27,0 26,6 27,2 26,4 24,0 19,3 17,7 22,3
2010 16,1 18,6 19,9 21,2 26,1 27,8 27,6 26,2 26,0 23,2 19,4 16,9 22,4
TB 15,0 17,1 19,2 22,3 25,0 26,9 27,0 26,3 25,6 23,7 19,6 16,4 22,0
1.1.3.2. Độ ẩm không khí
Theo số liệu của Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thủy văn tại trạm Láng
(Hà Nội), từ năm 2000 đến năm 2010, độ ẩm không khí trung bình 55,8%, lớn
nhất 87,6% (tháng 3/2007), nhỏ nhất 66,5% (tháng 11/2009). Độ ẩm lớn nhất
thường vào các tháng 3, 4, 5; khô hanh nhất thường vào các tháng 10, 11, 12.
Bảng 1.3. Đặc trưng độ ẩm không khí trung bình các tháng tại trạm Láng,

Hà Nội từ năm 2001-2010
Đơn vị tính: %
Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB
2001 78,7 80,6 84,6 86 79,5 81,6 82,9 83,7 79,2 81,6 73,9 78,5 80,9
2002 78,3 84,6 82 81,8 81 79,6 78,8 80,8 76,4 77,5 78,6 80,7 80,0
2003 76,1 81,8 76,7 80,6 78 75 80 82,5 81,1 72 70,8 70,3 77,1
2004 78,9 83,4 81,1 85,2 81,9 74,8 78,5 82,5 80,5 66,7 75,1 73,5 78,5
2005 79,5 84,7 83,2 83,1 78,5 77,5 79 82,9 78,4 76,1 78,7 69,2 79,2
2006 74,1 86 83,6 80,2 77,8 74,9 77,7 83,4 72,3 76,2 76 75,3 78,1
2007 68,9 81,1 87,6 78,8 74,9 76,5 77,6 80,9 80,8 77 66,8 77,5 77,4
2008 80 72 82,1 84,1 78,6 80,9 79,5 83 79,8 79,6 75,8 75,3 79,2
2009 71,6 84,1 82,3 82 81,1 74,4 78,5 77,8 75,5 75,5 66,5 73,5 76,9
2010 81 79,9 78,1 84,7 80,7 73,6 74,3 82 79,3 69,9 71,3 76,6 77,6
TB 44,4 47,5 44 51,3 47,3 47,5 48,5 51,6 48,9 43,1 41,2 42,9 55,8
1.1.3.3. Lượng mưa
9
9
Lượng mưa phân bố không đều, 87 ÷ 89% tổng lượng mưa tập trung vào
các tháng mùa mưa. Tổng lượng mưa lớn nhất là 2267,1mm (năm 2008) nhỏ
nhất 1239mm (năm 2010), trung bình là 1344,7mm. Tháng có tổng lượng mưa
lớn nhất 576,7mm (năm 2001).
Bảng 1.4. Đặc trưng lượng mưa trung bình các tháng
tại trạm Láng, Hà Nội từ năm 2001-2010
Đơn vị tính: mm
Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cộng
2001 15,7 41,9 140 73,4 224 375 487 577 74,9 183 21,9 41,5 2255
2002 8,6 17,8 11,3 59,4 214 240 262 202 179 128 51,2 60,2 1432
2003 40 36,8 12,9 59,5 271 274 243 375 251 13,4 0,4 0 1577
2004 3,9 29,2 44,5 161 335 229 355 247 107 7,9 24,4 27,9 1573
2005 11,4 35,6 27,4 32,9 221 278 278 377 366 17,8 91,9 26,8 1764

2006 0,4 25,1 31,1 17,9 140 96,8 247 354 183 28,3 116 1,2 1241
2007 3 25 29,4 97,5 118 211 286 330 388 145 4,8 20,6 1659
2008 26,6 13,9 20,2 122 184 234 424 305 199 469 259 11,1 2267
2009 4,9 8 49,1 74,3 229 242 551 216 155 78,8 1,2 3,6 1612
2010 80,9 8,1 5,8 55,6 150 175 280 274 172 24,9 0,6 11,6 1239
TB 25,1 17,7 57 74,9 133 234 263 264 111 114 30,6 20,5 1345
1.1.3.4. Lượng bốc hơi
Tổng lượng bốc hơi lớn nhất là 1120mm (năm 2003) nhỏ nhất là
832,5mm (năm 2008); trung bình 954,8 mm.
Bảng 1.5. Đặc trưng lượng bốc hơi trung bình các tháng
tại trạm Láng, Hà Nội từ năm 2001-2010
Đơn vị tính: mm
Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB
2001 37 52 54,6 53,6 90,8 85,3 83,4 75 93 80,4 92,5 66,6 72
2002 68,8 45 66,1 78,9 88,1 139 88,7 72,1 78,9 74,5 61,8 49 75,9
2003 59,2 60,4 87,9 89,4 113 125 107 81,2 87,2 122 99,4 88,6 93,3
2004 52 41,8 52,1 47,6 80,6 111 99,7 83,7 85,4 143 91,7 86,3 81,2
2005 54,9 42,7 59,8 69,9 106 105 93,8 69 87,2 94,6 67,1 84,9 77,9
2006 75,6 40,5 50,1 73,3 90,4 112 98 58,7 108 93 90,8 76,5 80,5
2007 86,2 50,9 35,2 68,1 91,1 99,9 99,2 79,8 75,6 78,7 103 65,5 77,7
2008 57,6 61,3 63,4 61,6 79,8 73,5 82,8 75,6 69,7 67,8 69 70,4 69,4
2009 77,6 52 56,1 64,8 75,9 114 75,5 90,9 97,1 87,6 116 81 82,4
2010 52,1 65,8 73,4 57,8 88,7 127 122 75,3 80,2 103 85,4 64,2 82,9
TB 62,1 51,2 59,9 66,5 90,4 109 95 76,1 86,2 94,3 87,6 73,3 79,3
10
10
Hình 2 : Biểu đồ khí tượng Trạm Láng
(tài liệu thống kê trung bình tháng, năm 2001-2010)
Vùng nghiên cứu đã nhiều lần bị úng ngập do ảnh hưởng của bão, mưa
lớn, kéo dài ngày, nước sông dâng cao làm vỡ đê gây ngập úng trên diện rộng.

Có thể kể đến những trận lũ lụt lớn vào tháng 8/1968; tháng 8/1969; tháng
7/1970; tháng 8/1971; tháng 11/1984; tháng 8/1996 và trận mưa lũ kỷ lục ở
Việt Nam (trong đó có thành phố Hà Nội) từ ngày 30/10 đến 04/11/2008 đã
làm chết nhiều người và thiệt hại tài sản ước tính 3000 tỷ đồng.
1.1.4. Đặc điểm thủy văn
Trong vùng nghiên cứu có mạng lưới thuỷ văn khá dày đặc, các sông
chính chảy qua là sông Đuống, sông Nhuệ. Ngoài 3 sông kể trên còn có các
con sông nhỏ, sông đào khác như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu v.v.
1.1.4.1. Các sông
a. Sông Hồng
Sông lớn nhất là sông Hồng chảy qua Hà Nội, là sự hợp lưu của 3 dòng sông
là sông Đà, sông Lô, sông Thao, ngoài ra còn chịu sự điều tiết của hồ Hoà Bình.
Chiều rộng của sông thay đổi từ 480m đến 1.440 m. Theo số liệu của trạm Hà
Nội: lưu lượng nước lớn nhất 12.700m
3
/s (năm 2001), tốc độ lớn nhất 2,08m/s,
11
11
lượng chất lơ lửng lớn nhất 13.200kg/s (14/7/2001), mực nước trung bình tháng
lớn nhất là 9,79m (tháng 8/2002), mực nước thấp nhất 0,84m (tháng 2/2005), mực
nước trung bình trong vòng 10 năm trở lại đây là 3,60m. (bảng 1.6).
Bảng 1.6. Đặc trưng mực nước trung bình các tháng của sông Hồng
tại trạm Hà Nội từ năm 2001-2010
Đơn vị tính: cm
Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng
2001 268 266 306 308 452 760 914 821 529 455 507 333 493,3
2002 295 286 293 302 491 679 819 979 488 397 343 315 473,9
2003 345 285 300 308 378 461 710 661 638 398 295 258 419,8
2004 345 285 300 308 378 461 710 661 638 398 295 258 419,8
2005 93 84 90 94 94 235 431 523 392 225 176 95 211

2006 209 194 178 206 265 388 674 587 342 416 250 183 324,3
2007 201 189 173 158 285 406 688 638 563 423 247 200 347,6
2008 193 172 176 180 289 424 743 704 567 411 554 234 387,3
2009 193 199 154 192 378 383 647 503 336 231 153 130 291,6
2010 123 134 97 102 215 261 384 471 385 280 170 179 233,4
TB 227 209 207 216 323 446 672 655 488 363 299 219 360,2
Hàng năm sông Hồng tải một lượng phù sa lớn ra biển trung bình khoảng
96,46.10
6
tấn/năm. Nước sông Hồng thuộc loại nước nhạt, kiểu nước
bicacbonat calci.
Công thức Kurlov có dạng:
7,6
132259
8 3
3
0,146
pH
NaMgCa
HCO
M
Hàm lượng sắt = 5,34mg/l; NO
2
= 0,008mg/l; NO
3
= 0,62mg/l; PO
4
= 1,90
mg/l; BOD
5

= 5mg/l; COD = 6,8mg/l; vi sinh Coliform > 240 con/100ml; Ecoli:
95 con/100ml; Fenol: 0,10 x 10
-3
; Cyanua: 0,0039mg/l. So với tiêu chuẩn nước
mặt, các chỉ tiêu vi nguyên tố, vi sinh, đa nguyên tố đều nhỏ hơn giới hạn cho
phép, riêng hàm lượng sắt lớn hơn.
b. Sông Nhuệ
Sông Nhuệ là chi lưu của sông Hồng, mực nước và lưu lượng phụ thuộc
chủ yếu vào sông Hồngthông qua cống Thụy Phương. Sông rộng trung bình 15
÷ 20m, nhỏ nhất là 13m (cầu Noi), lớn nhất là cầu Hà Đông 34m. Chiều dày
lớp nước trong sông mùa khô trung bình 1,52m, lớn nhất là 3,46m. Lưu lượng
dòng nhỏ nhất mùa khô là 4,08 ÷ 17,44 m
3
/s. Chiều dày lớp bùn càng xa
thượng lưu càng dày (Cầu Noi 0,48m; cầu Hà Đông 0,87m). Thành phần bùn
chủ yếu là bột sét, hệ số thấm của lớp bùn 0,012 (cầu Hà Đông) ÷ 0,0149m/ng
(Cầu Noi). Nước sông nhạt, có kiểu bicacbonat calci.
Công thức Kurlov có dạng :
7,75
222243
23
73
3
0,147
pH
MgNaCa
ClHCO
M
Hàm lượng các hợp chất như sau: sắt = 1,96 mg/l; NH
4

= 0,554 mg/l; NO
2
= 0,009mg/l; NO
3
= 0,65 mg/l; PO
4
= 2,67mg/l; COD = 9,0mg/l; BOD
5
=
12
12
5mg/l. Về phương diện vi sinh hàm lượng Coliform: 200 con/100ml; Ecoli:
0/100ml; Fenol: 0,12 x 10
-3
mg/l; Cyanua = 0,006mg/l. So với tiêu chuẩn chất
lượng nước mặt các chỉ tiêu đa nguyên tố, vi nguyên tố, nhiễm bẩn, vi sinh đều
nhỏ hơn giới hạn cho phép.
c. Sông Đuống
Sông Đuống là một phân lưu của sông Hồng, bắt đầu từ làng Xuân Canh
(Gia Lâm), sông có chiều dài 67 km, chảy theo hướng tây - đông rồi đổ vào sông
Thái Bình ở Phả Lại. Đoạn sông nằm trên địa phận nghiên cứu có chiều dài 30
km, do lòng sông rộng và sâu, độ dốc lớn nên hàng năm sông Đuống chuyển một
lượng nước và phù sa rất lớn từ sông Hồng sang sông Thái Bình. Dòng chảy trung
bình nhiều năm đo ở Thượng Cát khoảng 915m
3
/s, đặc biệt là trận lũ năm 1971,
lưu lượng đạt tới 9.150m
3
/s. Trong mùa kiệt lưu lượng giảm xuống chỉ còn
91,5m

3
/s. Năm 2004 lưu lượng dòng chảy lớn nhất là 5.930m
3
/s (ngày 24/7) thấp
nhất là 402m
3
/s (ngày 6/4). Mực nước cao nhất tại Bến Hồ là 8,40 m (năm 1971)
và thấp nhất là 0,99m (năm 1963). Theo tài liệu thuỷ văn năm 2004, mực nước
cao nhất là 8,31m (ngày 24/8), thấp nhất là 1,32m (ngày 6/4), trung bình là 2,78m.
Do là nhánh của sông Hồng, nên sông Đuống có hàm lượng phù sa nhiều,
vào mùa mưa trung bình cứ 1m
3
nước có 1,0 kg phù sa.
Mẫu nước sông Đuống lấy ngày 24/6/2005 có công thức Kurlov:
M
0,152
7,7
161757
8 2
pH
MgNaCa
HCO
3
Nước sông Đuống lấy tại cảng Tri Phương có hàm lượng sắt nhỏ (Fe
+3
=
0,85mg/l; sắt Fe
+2
=0 mg/l); các chỉ tiêu nhiễm bẩn thấp (hàm NH
4

= 0mg/l; NO
2
= 0,03mg/l; NO
3
= 2,80mg/l; COD =3,52mg/l. Đa số chỉ tiêu về vi nguyên tố đều
nằm trong giới hạn cho phép. Nước nhạt có kiểu Bicacbonat Caci.
d. Sông Tô Lịch
Sông Tô Lịch bắt nguồn từ Hồ Tây chảy qua nội thành và nhập vào sông
Nhuệ tại Thanh Trì, sông có chiều rộng nhất là 25,5 m, nhỏ nhất là 4,7 m, trung
bình 10 ÷15 m. Trước kia sông có chiều dày lớp nước 1 ÷ 1,5 m và chiều dày
lớp bùn khá lớn 0,43 ÷ 1,32 m, nhưng gần đây sông được cải tạo nên chiều dày
lớp bùn nhỏ đi và chiều dày lớp nước tăng lên. Dọc hai bờ sông có rất nhiều
cống nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp xả trực tiếp vào sông khoảng
25.000m
3
/ng khiến nước ô nhiễm nghiêm trọng. Nước thải công nghiệp chứa
các hợp chất hữu cơ, hydrocacbon, hợp chất hữu cơ dùng làm thuốc sâu, dầu
mỏ, các chất độc hại như phenol, cyanur và các chất vô cơ như axit, kiềm,
amoniac, sulfua hydro, các kim loại nặng (Mn,As, Zn,Hg, Pb, Cu…). Hệ số
thấm lớp bùn đáy sông thay đổi 0,0106 ÷ 0,023 m/s. Lưu lượng mùa khô 2,339
÷ 4,143 m
3
/s
e. Sông Kim Ngưu:
13
13
Sông Kim Ngưu bắt nguồn từ các hồ nội thành chảy theo hướng bắc nam tới
Thanh Trì nhập với sông Tô Lịch, sông rộng 6 đến 12 m, chiều dày lớp nước
trong sông 0,5 ÷ 1,35 m. Lưu lượng dòng về mùa khô 3,4 m
3

/s, chiều dày lớp bùn
là 1m. Hệ số thấm là 0,0113 ÷ 0,013 m/ng. Giống như sông Tô Lịch, sông Kim
Ngưu cũng đã và đang được cải tạo, nhưng nước thải do sinh hoạt hay nước thải
công nghiệp vẫn thải trực tiếp xuống sông nên nước sông cũng bị ô nhiễm nặng.
1.1.4.2. Các hồ
Vùng nghiên cứu có hàng trăm hồ lớn nhỏ: Hồ Tây, hồ Bảy Mẫu, hồ
Hoàn Kiếm, hồ Thuyền Quang, hồ Văn Chương, hồ Giảng Võ, hồ Thủ Lệ và
nhiều hồ nhỏ khác nhưng nay hồ đã bị lấp nhiều vì đô thị hoá.
a. Hồ Tây.
Hồ Tây có diện tích mặt nước khoảng 526 ha, lớp nước hồ biến đổi từ 1,5
đến 2,3 m, kết quả quan trắc trạm thuộc mạng quan trắc chuyên Hà Nội cho
thấy mực nước lớn nhất vào mùa mưa trung bình là 6,34 m, mực nước nhỏ nhất
trung bình 5,56 m. Hồ Tây có lượng nước thải xả vào không đáng kể, nên phần
lớn chất lượng nước hồ ở vùng giữa hồ BOD
5
đạt 15 ÷ 20 mg/l, nhưng ở vùng
ven bờ, đặc biệt là khu vực gần cống xả từ hồ Trúc Bạch sang, BOD5 có thời
điểm đạt tới 25 ÷ 28 mg/l. Chất lượng nước Hồ Tây còn tốt hơn tất cả.
b. Hồ Trúc Bạch
Hồ Trúc Bạch có diện tích 26 ha, chiều dày lớp nước trung bình là 2,0 m.
c. Hồ Quảng Bá
Hồ Quảng Bá có chiều sâu lớn nhất khoảng 15,8 m.
Bảng 1.7. Các hồ thuộc nội thành
ST
T
Tên hồ
Diện tích hồ
(ha)
STT Tên hồ
Diện tích

hồ (ha)
1 Hồ Hoàn Kiếm 11,90 17 Hồ Thủ Lệ 12,00
2 Hồ Trúc Bạch 26,00 18 Hồ Giảng Võ 6,00
3 Hồ Bảy Gian 1,00 19 Hồ Ngọc Khánh 3,50
4 Hồ Đầm 0,70 20 Hồ Văn Chương 2,80
5 Hồ Thành Công 6,80 21 Hồ Giám 1,10
6 Hồ Trung Tự 5,00 22 Hồ Linh Quang 3,00
7 Hồ Đống Đa 18,60 23 Hồ Ba Mẫu 4,50
8 Hồ Phương Liệt 1 0,90 24 Hồ Kim Liên 5,00
9 Hồ Phương Liệt 2 0,75 25 Hồ Nghĩa Đô 5,20
10 Hồ Thanh Nhàn 1 16,00 26 Hồ Tân Mai 1,10
11 Hồ Thanh Nhàn 2 2,90 27 Hồ Hố Mẻ 1,30
12 Hồ Bảy Mẫu 23,10 28 Hồ Hào Nam 1,30
13 Hồ Thuyền Quang 5,00 29 Hồ Định Công 17,00
14
14
ST
T
Tên hồ
Diện tích hồ
(ha)
STT Tên hồ
Diện tích
hồ (ha)
14 Hồ Hai Bà Trưng 1,30 30 Hồ Linh Đàm 67,50
15 Hồ Giáp Bát 1,90 31 Hồ Tây 567,00
16 Hồ Thương Mại 2,00 32 Hồ Điều hòa Yên Sở 45,60
32 hồ 867,75
Nguồn Công ty Thoát nước Hà Nội - 2002
Các hồ ở ngoại thành như hồ Yên Sở, Linh Đàm, Hạ Đình, Pháp Vân

thường được sử dụng để nuôi cá. Do việc bơm trực tiếp nước thải từ các sông
mương vào, nên vùng đầu hồ thường có BOD
5
lớn (trên 30 mg/l), hàm lượng
NH
4
+
5 ÷ 15 mg/l.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung mực nước các sông và hồ những
năm gần đây đều có dấu hiệu suy giảm, nguyên nhân là do thời tiết khô hạn
kéo dài, sự phát triển đô thị hoá gây cản trở các dòng mặt thậm chí rất nhiều hồ
bị lấp và thu hẹp về diện tích 64,49% và bị ô nhiễm nghiêm trọng từ chất thải
sinh hoạt và công nghiệp
Qua nghiên cứu nhận thấy hiện trạng chung của các hồ như sau:
Tất cả các hồ hiện có đều bị ô nhiễm nặng do việc xả nước thải chưa
qua xử lý trực tiếp xuống hồ.và nước mưa ô nhiễm dẫn đến hiện tượng phì
dưỡng xảy ra ở hầu hết các hồ làm cho hồ bị nông dần theo thời gian, với
lớp bùn dầy 0,5 ÷ 1m.
Nhiều hồ bị lấn chiếm làm nhà ở, đường xá dẫn đến khả năng điều hoà
của các hồ ngày càng giảm. Hiện nay ở Hà Nội chỉ còn 20 hồ với tổng diện tích
mặt nước khoảng 592 ha. Hệ thống hồ điều hòa bị giảm dần chức năng do bị
bồi lắng, san lấp để xây dựng. Dung tích hữu ích của các hồ giảm xuống một
cách đáng kể.
Nước hồ bị nhiễm bẩn ảnh hưởng không ít đến chất lượng nước dưới đất,
đặc biệt là các hồ có mối quan hệ với nước dưới đất như hồ Tây.
Ngoài các hồ kể trên, vùng nghiên cứu còn khá nhiều đầm như: Đầm Vân
Trì (Đông Anh), Đầm Mực (Thanh Trì)… Hiện nay một số đầm đã được cải
tạo thành hồ nuôi cá, hồ câu, hồ xử lý nước thải.
1.1.5. Đặc điểm lớp phủ thực vật
Đặc điểm nổi bật của lớp phủ thực vật vùng nghiên cứu là gần như toàn

bộ lớp phủ thực vực vật tự nhiên đã được thay thế bằng lớp phủ thực vật nông
nghiệp, trong đó tỷ lệ các cây rau màu, cây ăn quả so với cây lương thực rất cao;
ngoài ra đất trồng hoa cũng chiếm tỷ lệ đáng kể so với đất trồng cây lương thực.
Một đặc điểm cũng cần chú ý là năng suất, vòng quay cây trồng thường
cao hơn các vùng khác do nông dân sớm nhận thức về tính thị trường trong
kinh tế nông nghiệp, nên đã tích cực lựa chọn giống cây trồng, áp dụng khoa
15
15
học kỹ thuật vào sản xuất trong đó đáng chú ý là sử dụng (thậm chí là lạm
dụng) phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật.
1.2. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, KINH TẾ, GIAO THÔNG
Thủ Đô Hà Nội là trung tâm hành chính lớn nhất đất nước đồng thời Hà
Nội cũng là một trong các trung tâm dân cư, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa
học, kỹ thuât, giao thông lớn nhất đất nước.
1.2.1. Dân cư
Dân số vùng nghiên cứu khoảng 4.055.300 người, trong đó thành phố Hà
Nội khoảng 3,4 triệu, phần lớn là người Kinh. Mật độ dân số phân bố rất không
đều, các quận nội thành trung bình là 19.163 người /km
2
, đông nhất là quận
Hoàn Kiếm mật độ lên tới 37.265 người /km
2
, ở ngoại thành và các vùng lân
cận là 1.721 người /km
2
. Nghề nghiệp chính là tham gia vào các cơ quan quản
lý Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân, các công việc dịch vụ, du
lịch, kinh doanh, thương mại. Một số lượng không nhỏ là các sinh viên từ các
tỉnh về học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng tại Hà Nội; người lao động,
buôn bán nhỏ từ các vùng lân cận.

Nhìn chung, đa số nhân dân có trình độ dân trí cao, đời sống vật chất và
tinh thần đảm bảo, hiểu biết về xã hội, chấp hành tốt chủ trương chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước.
1.2.2. Kinh tế
- Kinh tế Thủ Đô đã phát triển nhanh và khá toàn diện: cơ cấu kinh tế công
nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp hình thành rõ rệt và đang chuyển dịch sang dịch
vụ - công nghiệp - nông nghiệp theo hướng hiện đại hoá. Đến năm 2006 tổng sản
phẩm nội địa (GDP) ước tăng 11,5%, trong đó giá trị tăng thêm công nghiệp và
xây dựng tăng 13%, dịch vụ tăng 11%, nông lâm thuỷ sản tăng 1,1%.
- Sản xuất công nghiệp có bước phát triển mới, giá trị sản xuất công
nghiệp ước tăng 16,5%;
- Hà Nội là một trong những thành phố đầu tàu kinh tế của Việt Nam.
+ Trong giai đoạn 2000 ÷ 2005, kinh tế đối ngoại liên tục phát triển, xuất
khẩu tăng bình quân 15,3%/năm so với 11 ÷ 12% trong 10 năm trước đó.
+ Các ngành dịch vụ, du lịch và bảo hiểm giữ vai trò quan trọng trong cơ
cấu kinh tế của thành phố.
+ Trong lĩnh vực công nghiệp, Hà Nội đã xây hoàn chỉnh 9 khu công
nghiệp và 11 cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều sản phẩm công nghiệp trong
đó có một số sản phẩm mới như công nghiệp điện tử, công nghiệp phần mềm,
chế tạo khuôn mẫu , đã đứng vững trên thị trường.
16
16
+ Trong khi tốc độ đô thị hóa

tăng nhanh, nông nghiệp

phải chuyển
dịch cơ cấu để tăng năng suất

, chất lượng


và hiệu quả. Giá trị sản xuất nông-
lâm-thủy sản tăng, ước tính đạt 56,2 triệu đồng/ha, thúc đẩy phát triển nông
thôn

và đời sống của nông dân.
+ Diện mạo của Hà Nội đang thay đổi. Các công trình xây dựng làm Hà
Nội trở nên khang trang, tuy nhất thời cũng gây ô nhiễm môi trường.
+ Mức sống của người dân được cải thiện, GDP bình quân đầu người Hà
Nội khoảng 18,2 triệu đồng/năm (2004).
Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục chuyển mạnh cơ cấu kinh tế
theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp, phát triển các ngành, các lĩnh
vực và sản phẩm công nghệ cao. Đồng thời, phát triển công nghiệp có chọn
lọc, ưu tiên phát triển các ngành: tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ
vật liệu mới, tập trung phát triển các ngành và nhóm sản phẩm có lợi thế,
thương hiệu.
Bên cạnh đó, thành phố cũng phát triển thêm và cải tạo chất lượng các
ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao như: công nghệ thông tin,
bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng và y tế.
Phát triển con người, đào tạo và thu hút nhân tài, phát triển cộng đồng
cũng được đề cập đến trong mục tiêu phát triển chung của thành phố.
Xây dựng và quản lý đô thị có bước phát triển mới: kết cấu hạ tầng đô
thị được cải thiện một bước theo hướng hiện đại; các vấn đề dân sinh bức
xúc như điện, nước, vận tải hành khách công cộng, xử lý môi trường…đều
được quan tâm giải quyết.
Hà Nội là đầu mối giao thông của đất nước. Với các sân bay, nhà ga, bên
xe, bến cảng và các tuyến đường hàng không, sắt, bộ thủy từ Hà Nội có thể đi
khắp các tỉnh trong cả nước và nhiều nước trên thế giới một cách thuận lợi.
1.2.3. Văn hóa - xã hội
Hà Nội từ xưa đã được coi là một trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam,

Hà Nội còn là một trong các trung tâm khoa học, giáo dục đào tạo y tế, tôn
giáo, âm nhạc, hội họa, xuất bản…dân cư lớn nhất đất nước.
Có tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện. Thành phố đã chỉ đạo xây
dựng các thiết chế văn hoá; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá Thăng Long
- Hà Nội; xây dựng, nâng cấp một số nhà văn hoá, thư viện; đầu tư bảo tồn, tôn
tạo một số di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, tượng đài…, tổ chức thực hiện
quy hoạch phát triển văn hoá - thông tin, chương trình 1000 năm Thăng Long -
Hà Nội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Hà Nội là trung tâm hành chính lớn nhất đất nước, tất cả các cơ quan
Trung ương đều tập trung tại Hà Nội.
17
17
Nhìn chung về đờì sống kinh tế xã hội và nhân văn của Thành phố
ngày càng cao và quy mô phát triển ngày càng ổn định. Kinh tế không
ngừng phát triển toàn diện sâu rộng trên mọi mặt, chính trị ổn định. Đặc biệt
là từ khi Việt nam gia nhập WTO và đăng cai hội nghi APEC bộ mặt thành
phố đã thay đổi hẳn.
Một đặc điểm rất nổi bật về xây dựng phát triển của Hà Nội hiện nay là
tốc độ đô thị hóa rất mạnh. Mỗi năm có hàng trăm nghìn mét vuông nhà mới
mọc lên, hàng chục kilomét đường phố được mở mang, các khu công nghiệp
mọc lên như nấm…
1.2.4. Giao thông
Vùng nghiên cứu là trung tâm đầu mối giao thông của cả nước, không kể
các đường phố dày đặc trong nội thành, có hơn 900 km là đường ô tô, trong đó
hơn 70 % là đường rải nhựa. Chủ yếu gồm các đường quốc lộ 1, quốc lộ 2,
quốc lộ 3, quốc lộ 5, quốc lộ 6 và các đường vành đai. Ngoài các cầu lớn như
Thăng Long, Chương Dương, Long Biên, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, hiện tại đang
đầu tư xây dựng nhiều cây cầu mới như cầu Nhật Tân… thuận tiện cho việc
lưu thông và đi lại.
Ngoài ra, trong vùng nghiên cứu có khoảng 86 km đường sắt với ga trung

tâm Hà Nội tỏa đi Hải Phòng, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên và vào các tỉnh
phía nam, đường sắt là một phương tiện giao thông rất quan trọng.
Với đường thuỷ, bến phà Đen là một cảng tấp nập của vùng nghiên cứu,
từ đây tầu, xà lan chuyên chở hàng hoá và hành khách ngược tới Yên Bái, Hoà
Bình và ra biển.
Đường hàng không có các sân bay Gia Lâm, sân bay quốc tế Nội Bài là cầu
hàng không nối liền Hà Nội với cả nước và quốc tế.
Tóm lại, với các đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, nhân văn của vùng
nghiên cứu về cơ bản là thuận lợi cho công tác điều tra. Bên cạnh đó cũng có
những khó khăn như công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, vận chuyển máy
móc thiết bị khoan, bơm qua thành phố.
1.3. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NƯỚC
Trong vùng nghiên cứu, nguồn nước được sử dụng cho ăn uống sinh hoạt
và các nhu cầu khác chủ yếu là nước mặt, nước dưới đất trong các trầm tích bở
rời hệ Đệ tứ, chỉ có một vài khu vực sử dụng nước dưới đất trong tầng Neogen
như khu Pháp Vân, khu đô thị Linh Đàm, Định Công, Trường Đại học Dân lập
Thăng Long. Trong mục này, chỉ đề cập đến hiện trạng khai thác sử dụng nước
dưới đất trong tầng Neogen.
Kết quả điều tra, khảo sát đã xác định các công trình khai thác nước trong
tầng Neogen như sau:
18
18
Khu Pháp Vân, khu đô thị Linh Đàm, Định Công, khai thác nước dưới đất
trong tầng Neogen bằng các giếng khoan, Chủ sở hữu là Công ty Trách nhiệm
hữu hạn một thành viên Dịch vụ nhà ở và Khu đô thị. Nước được khai thác
phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt là chủ yếu. Trước khi sử dụng, nước đã
được xử lý qua hệ thống xử lý khép kín. Khu Pháp Vân gồm 5 giếng, khu đô
thị Linh Đàm gồm 8 giếng, khu đô thị Định Công gồm 5 giếng trong đó có 1
giếng dự phòng, Trường Đại học Dân lập Thăng Long có 1 giếng. Hiện trạng
khai thác, sử dụng nước của các giếng được thống kê trong các bảng sau:

19
19
Bảng 1.8. Thống kê các giếng khai thác khu Pháp Vân
STT
Số hiệu
giếng
Chiều
sâu
(m)
Tầng
chứa
nước
Mực
nước
tĩnh
(m)
Mực
nước
hạ
thấp
(m)
Lưu
lượng
khai thác
TB
(m
3
/ng)
Chế độ
khai

thác
(h/ng)
Loại
máy
bơm
Công
suất
bơm
(m
3
/h)
Mục đích sử
dụng
Đã qua
xử lý
1 G.1 200 N 32,5 29,8 500 19-20 Chìm 25 Ăn uống, SH x
2 G.2 200
N
32,7 31,3 500-600 20-22 Chìm > 25 Ăn uống, SH x
3 G.3 200 N 31,8 29,6 500 20-22 Chìm 25 Ăn uống, SH x
4 G.4 200 N 32,5 29,9 600 20-22 Chìm 30 Ăn uống, SH x
5 G.5 200 N 32 30,7 600 20-22 Chìm 30 Ăn uống, SH x
Bảng 1.9. Thống kê các giếng khai thác khu đô thị Linh Đàm
STT
Số hiệu
giếng
Chiều
sâu
(m)
Tầng

chứa
nước
Mực
nước
tĩnh
(m)
Mực
nước
hạ
thấp
(m)
Lưu
lượng
khai thác
TB
(m
3
/ng)
Chế độ
khai
thác
(h/ng)
Loại
máy
bơm
Công
suất
bơm
(m
3

/h)
Mục đích sử
dụng
Đã qua
xử lý
1 LĐ.1 180 N 18,80 38,38 153 19-21 Chìm 8 Ăn uống, SH x
2 LĐ.2 180
N
19,03 35,77 153 19-21 Chìm 8 Ăn uống, SH x
3 LĐ.3 180 N 18,50 20,53 286 19-21 Chìm 14 Ăn uống, SH x
4 LĐ.4 180 N 20,35 40,95 153 19-21 Chìm 8 Ăn uống, SH x
5 LĐ.5 180 N 20,35 29,47 570 19-21 Chìm 30 Ăn uống, SH x
6 LĐ.6 180 N 19,15 28,25 570 19-21 Chìm 30 Ăn uống, SH x
7 LĐ.7 200 N 21,80 25,00 570 19-21 Chìm 30 Ăn uống, SH x
8 LĐ.8 200 N 23,80 34,86 570 19-21 Chìm 30 Ăn uống, SH x
Bảng 1.10. Thống kê các giếng khai thác khu đô thị Định Công
STT
Số hiệu
giếng
Chiều
sâu
(m)
Tầng
chứa
nước
Mực
nước
tĩnh
(m)
Mực

nước
hạ
thấp
(m)
Lưu
lượng
khai thác
TB
(m
3
/ng)
Chế độ
khai
thác
(h/ng)
Loại
máy
bơm
Công
suất
bơm
(m
3
/h)
Mục đích sử
dụng
Đã qua
xử lý
1 ĐC.1 180 N 24,56 18,42 500 19-21 Chìm 25 Ăn uống, SH x
2 ĐC.2 180

N
24,15 19,61 570 19-21 Chìm 30 Ăn uống, SH x
3 ĐC.3 180 N 24,14 25,57 570 19-21 Chìm 30 Ăn uống, SH x
4 ĐC.4 180 N 26,44 33,96 570 19-21 Chìm 30 Ăn uống, SH x
5 ĐC.5 200 N 32,37 20,90 Dự phòng Chìm Ăn uống, SH x
Tại Trường Đại học Dân lập Thăng Long cũng khai thác nước dưới đất
trong tầng Neogen bằng giếng khoan, được đưa vào sử dụng năm 2008, phục
vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt là chủ yếu. Trước khi sử dụng, nước đã
được xử lý qua hệ thống xử lý khép kín.
20
20
Bảng 1.11. Thống kê giếng khai thác Trường ĐH Dân lập Thăng Long
STT
Số hiệu
giếng
Chiều
sâu
(m)
Tầng
chứa
nước
Mực
nước
tĩnh
(m)
Mực
nước
hạ
thấp
(m)

Lưu
lượng
khai thác
TB
(m
3
/ng)
Chế độ
khai
thác
(h/ng)
Loại
máy
bơm
Công
suất
bơm
(m
3
/h)
Mục đích sử
dụng
Đã qua
xử lý
1 ĐC.1 180 N 30 65 100 19-21 Chìm Ăn uống, SH x
Trong các giếng khai thác trên mới chỉ có các giếng khu đô thị Định
Công - Linh Đàm đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác.
21
21
Chương 2

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT
Từ những năm đầu của thế kỷ 20 đã có một số công trình nghiên cứu của
các nhà địa chất Pháp (Deprat J.1913-1915; Jacob. Ch.1921- 1922) và năm
1929 Fromaget.J. đã thành lập Bản đồ địa chất tờ Hà Nội 1/50.000.
Sau hòa bình lập lại có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà địa chất
Liên Xô, Việt nam:
- Bản đồ địa chất miền Bắc Việt nam 1:50.000, A.E. Dovjikov 1965.
- Bản đồ địa chất tờ Hà Nội 1:200.000, Hoàng Ngọc Kỷ ,1973
- Bản đồ địa chất Việt Nam 1:500.000, Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân
Bao, 1983;
- Bản đồ địa chất vùng Hà Nội và phụ cận 1: 50.000, Liên đoàn Bản đồ
địa chất, 1983;
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu các trầm tích Đệ tứ trong phạm
vi thành phố Hà Nội đã được công bố, đó là công trình của V.K.Gonovenoc,
Nguyễn Đức Tâm (1973), Nguyễn Đình Chính (1977), Lê Huy Hoàng (1983),
Nguyễn Địch Dỹ (1985), Lê Văn Chân (1996)
2.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
Trên lãnh thổ thành phố Hà Nội và vùng phụ cận đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu địa chất thủy văn. Đáng kể trong số đó là lĩnh vực lập bản đồ
địa chất thủy văn và thăm dò nước dưới đất.
- Về lĩnh vực bản đồ: đã thành lập bản đồ ĐCTV tờ Hà Nội tỉ lệ 1:
200.000 (Cao Sơn Xuyên, 1985); bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỉ lệ 1: 50.000 thành
phố Hà Nội (Trần Minh, Hồ Như Kỳ và nnk, 1984-1993). Công trình đã phục
vụ tốt cho công tác quy hoạch xây dựng và phát triển Thủ Đô, là tiền đề cho
các nghiên cứu địa chất thủy văn phục vụ cung cấp nước tiếp theo;
- Về lĩnh vực thăm dò nước dưới đất: tiêu biểu cho lĩnh vực này là Báo
cáo thăm dò tỉ mỉ nước dưới đất vùng Hà Nội (Trần Minh, Lê Huy Hoàng,
1983); thăm dò tỉ mỉ nước dưới đất vùng Hà Nội mở rộng (Trần Minh, Nguyễn
Thị Tâm, 1993). Trữ lượng cấp công nghiệp đã được Hội đồng Xét duyệt Trữ

lượng Khoáng sản Nhà nước phê chuẩn 743.750 m
3
/ng là cơ sở quan trọng
dùng trong quy hoạch chủ đạo về cấp nước của thủ đô. Công tác thăm dò khai
thác nước dưới đất đã được tiến hành ở Pháp Vân, Lương Yên, Ngọc Hà, Mai
Dịch (Nguyễn Văn Túc 1991); Yên Phụ mở rộng (Trần Minh, Nguyễn Thị
Tâm 1993); Gia Lâm - Sài Đồng (Trần Minh, Nguyễn Thị Tâm 1992), Cáo
Đỉnh (Trần Minh, Nguyễn Thị Tâm 1996, 2003); Bắc Thăng Long - Vân Trì
(Lê Huy Hoàng, 1998).
22
22
Các kết quả nghiên cứu đã phục vụ luận chứng thiết kế mở rộng nâng
công suất các nhà máy nước hiện có (Mai Dịch, Ngọc Hà, Lương Yên, Yên
Phụ) hay xây dựng các nhà máy nước mới (Pháp Vân, Gia Lâm - Sài Đồng,
Cáo Đỉnh, Bắc Thăng Long - Vân Trì…) rất hiệu quả.
Trong vùng nghiên cứu chỉ duy nhất có một lỗ khoan P48-ĐC nghiên cứu
trầm tích Neogen do Đoàn Địa chất 64 (nay là Đoàn Quan trắc tài nguyên nước
miền Bắc) đã tiến hành thăm dò khai thác với chiều sâu 150 m, hút nước thí
nghiệm 3 kíp, giật cấp 1 kíp và hút khai thác thử là 90 kíp. Hội đồng Xét duyệt
Trữ lượng Khoáng sản Nhà nước đã xếp trữ lượng của lỗ khoan: cấp B là 283
m
3
/ng, cấp C
1
là 187 m
3
/ng. Đây là thành công lớn của Công ty phát triển Công
nghiệp Hà Nội và Đoàn Địa chất 64 đã khẳng định chắc chắn là nước dưới đất
trong trầm tích Neogen có trữ lượng và chất lượng rất tốt có thể phục vụ nước
sinh hoạt cho cộng đồng.

Năm 2003, theo yêu cầu của Tổng Công ty Phát triển nhà và đô thị, Liên
đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Bắc (nay là Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài
nguyên nước miền Bắc) đã tiến hành thăm dò kết hợp khai thác nước dưới đất
tầng Neogen khu đô thị Định Công - Linh Đàm. Kết quả đã đánh giá trữ lượng
đảm bảo khai thác lâu dài ở Khu đô thị Định Công là 2.356 m
3
/ng, khu Linh
Đàm là 1.834 m
3
/ng, là cơ sở tin cậy để xây dựng trạm cấp nước Định Công
với công suất thiết kế 85 m
3
/h, khu Linh Đàm 98 m
3
/h.
23
23
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP VÀ KHỐI LƯỢNG
THỰC HIỆN CÁC DẠNG CÔNG TÁC
Khối lượng thực hiện các dạng công tác cơ bản như Đề án phê duyệt, một
số dạng công tác có sự thay đổi, điều chỉnh khối lượng cho phù hợp với điều
kiện thực tế và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.1. THU THẬP, XỬ LÝ VÀ TỔNG HỢP TÀI LIỆU
Các tài liệu đã thu thập gồm:
- Tài liệu khí tượng thủy văn 10 năm gần đây tại trạm Láng và Hà Đông
do Trung tâm Tư liệu khí tượng thủy văn cung cấp;
- Đặc trưng mực nước và lưu lượng nước sông Hồng tại trạm Hà Nội;
- Đặc trưng mực nước sông Đáy tại trạm Ba Thá;
- Đề tài nghiên cứu khoa học: Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với

sự biến đổi khí hậu thành phố Hà Nội do PGS.TS Nguyễn Văn Lâm làm Chủ
nhiệm;
- Báo cáo thăm dò kết hợp khai thác nước dưới đất tầng chứa nước
Neogen khu đô thị Định Công - Linh Đàm;
- Báo cáo thăm dò kết hợp khai thác nước dưới đất tầng chứa nước
Neogen khu đô thị Định Công - Linh Đàm bổ sung;
- Báo cáo thăm dò khai thác bãi giếng Cáo Đỉnh giai đoạn 1 và giai đoạn 2;
- Báo cáo thăm dò bổ sung lỗ khoan ĐC5 (khu đô thị Định Công);
- Báo cáo tìm kiếm tỷ mỷ nước dưới đất vùng Từ Sơn, tỉnh Bắc Nỉnh, tỷ
lệ 1: 25.000;
- Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Hưng Yên - Khoái Châu;
- Bản đồ ĐCTV-ĐCCT thành phố Hà Nội tỷ lệ 1:50.000;
- Báo cáo thăm dò tỷ mỷ nước dưới đất vùng Hà Nội mở rộng, năm 1993;
- Địa chất Hà Nội;
- Báo cáo tài nguyên và môi trường nước mặt thành phố Hà Nội;
- Báo cáo đới phòng hộ vệ sinh thành phố Hà Nội giai đoạn 1;
- Báo cáo hoàn công các lỗ khoan quan trắc trong mạng Quan trắc quốc
gia tài nguyên môi trường nước;
- Báo cáo tìm kiếm, thăm dò than vùng Khoái Châu, Hưng Yên của Tổng
Công ty than Việt Nam và Tổ chức phát triển Công nghiệp công nghệ và năng
lượng mới Nhật Bản (NEDO);
24
24
Các tài liệu trên đã được lựa chọn, xử lý đưa vào báo cáo, đặc biệt là tài
liệu các lỗ khoan nghiên cứu ĐCTV tầng Neogen trong các báo cáo khác nhau.
Trong báo cáo này, ký hiệu các lỗ khoan như sau:
- 1-N: lỗ khoan của Đề án;
- ĐC.1, LĐ.1: Lỗ khoan của Báo cáo thăm dò kết hợp khai thác nước
dưới đất tầng chứa nước Neogen khu đô thị Định Công - Linh Đàm;
- 14-204, 4-58, 5-63, 618: Lỗ khoan của Báo cáo lập Bản đồ ĐCTV-

ĐCCT thành phố Hà Nội tỷ lệ 1:50.000;
- 906, 905-TS: Lỗ khoan của Báo cáo tìm kiếm tỷ mỷ nước dưới đất vùng
Từ Sơn, Bắc Nỉnh, tỷ lệ 1: 25.000;
- 26KC: Lỗ khoan của Báo cáo tìm kiếm, thăm dò than vùng Khoái Châu,
Hưng Yên;
- MĐ: Lỗ khoan thăm dò nước dưới đất khu Mỹ Đình;
- VL: Lỗ khoan thăm dò nước dưới đất khu Văn Lâm;
- TD15-KC: Lỗ khoan của Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Hưng
Yên – Khoái Châu;
- P10: Lỗ khoan của Mạng quan trắc động thái nước dưới đất Hà Nội;
- Q.214: Lỗ khoan của Mạng quan trắc quốc gia tài nguyên môi trường
nước dưới đất đồng bằng Bắc Bộ;
- PV.1: Lỗ khoan thăm dò khai thác nước dưới đất khu Pháp Vân;
Các tài liệu thu thập trên có nguồn gốc rõ ràng, đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt. Số liệu sử dụng trong báo cáo đảm bảo độ tin cậy.
Các tài liệu thu thập trên, cùng với các lỗ khoan của đề án đã giải quyết
được mục tiêu, nhiệm vụ của đề án: xác định đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ
văn của tầng chứa nước Neogen và đánh giá mức độ chứa nước, khoanh định
diện tích có triển vọng của tầng chứa nước Neogen trong phạm vi nghiên cứu.
3.2. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC
Công tác này được thực hiện tại các trạm khai thác nước dưới đất trong tầng
Neogen, gồm trạm Pháp Vân, trạm Định Công và trạm Linh Đàm do Công ty
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ nhà ở và Đô thị quản lý.
Số lượng giếng đang khai thác tại trạm Pháp Vân là 5, trạm Định Công là
5 (trong đó có 1 giếng dự phòng), trạm Linh Đàm là 8 giếng.
Ngoài ra, còn khảo sát 1 giếng khai thác nước trong tầng Neogen ở
Trường Đại học Dân lập Thăng Long.
Tổng cộng có 19 công trình khai thác nước dưới đất trong tầng Neogen.
Thông tin cơ bản về các giếng khai thác được thu thập theo phiếu điều tra, có
xác nhận của cơ quan sử dụng, khai thác. Các phiếu điều tra được trình bày

trong mục 1.3, chương 1.
25
25

×