Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

ô nhiễm nguồn nước sông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.32 KB, 8 trang )

Ô nhiễm sông Sài Gòn GVHD: Trần Thành Đạt
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Bài Tiểu Luận
Môn Xử Lý Nước Trong Sản Xuất Công
Nghiệp
Đề tài:Ô nhiễm sông Sài Gòn
1
Ô nhiễm sông Sài Gòn GVHD: Trần Thành Đạt
LỜI MỞ ĐẦU
Như thầy và các bạn đã biết, từ lâu, nguồn nước sông đã đóng ai trò vô cùng quan trong trong
nhiều lĩnh vực công nghiệp và đời sông xã hội như:
Nhưng ngày nay tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông gây hậu quả xấu đến đời sống mọi người.
Đê tìm hiểu tầm quan trọng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp của sự ô nhiễm đó, chúng em đã
lập tài liệu về “ Sự ô nhiễm của nước sông Sài Gòn” để có thể hiểu rõ hơn về hiện trạng nguồn
nước sông ngày nay.
Tập tài liệu này được tìm hiểu dựa trên các thông tin báo đài và sự hiểu biết của chúng em qua
giáo trình, tài liệu cũng như được sự giảng dạy của thầy cô về xử lý nước thải trong thời gian
qua.
Vì có thể còn nhiều thiếu sót trong quà trình tìm hiểu nên chúng em rất mong sự đóng góp ý kiến
của thầy và tất cả các bạn để tài liệu được hoàn chỉnh hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
2
Ô nhiễm sông Sài Gòn GVHD: Trần Thành Đạt
Mục lục
I/ Khái Quát về tầm quan trọng của Sông Sài Gòn đối với đời sống kinh tế- xã
hội:
1/ Khái Quát về Sông Sài Gòn:
- Sông Sài Gòn ở thượng lưu bắt nguồn từ vùng Hớn Quản (Bình Phước), chảy qua hồ Dầu
Tiếng (Tây Ninh), qua địa phận tỉnh Bình Dương rồi vào TP.HCM.
- Nó chảy đến mũi Đèn Đỏ (huyện Nhà Bè) thì nhập với sông Đồng Nai làm thành sông Nhà


Bè. Tại đây, nó tách thành 2 nhánh Lòng Tàu và Soài Rạp. Sông Sài Gòn ra biển Đông qua
cửa Cần Giờ. Tổng chiều dài là 256km, đoạn chảy qua TP.HCM là 80km.
- Sông này có các cảng lớn thuộc hệ thống Cảng Sài Gòn. Ngoài ra, ở Thành phố Hồ Chí
Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Thầy Cai, Láng The, Bàu Nông, rạch Tra,
3
Ô nhiễm sông Sài Gòn GVHD: Trần Thành Đạt
Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc- Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh
Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi
2/ Tầm quan trọng của Sông Sài Gòn đối với nền kinh tế-xã hội:
- Sông Sài Gòn có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh
trên lưu vực :
+ Tưới tiêu nông nghiệp: cung cấp một lượng nước lớn tưới tiêu cho các hoạt động nông nghiệp
ở các lưu vực như sản xuất lúa gạo, hoa màu
+ Nuôi trồng thủy sản: hàng năm có một lượng lớn nguồn thủy sản được nuôi trồng mang lại
nhiều giá trị lớn cho người dân ven sông và các lưu vực.
+ Vận chuyển thủy: có cụm cảng Sài Gòn là hệ thống cảng biển đóng vai trò là cửa ngõ của
miền Nam trong các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
+ Du lịch sông nước:vẻ đẹp ven sông cùng các công trình nổi tiếng lâu đời gắn liền với con
sông đến nay luôn là những địa điểm thu hút khách du lịch đã đem lại những nguồn lợi không
nhỏ. Các du thuyền, hoạt động về đêm, du khách có thể ngắm nhìn vẻ lung linh, thơ mộng và
nghe về lịch sử trên dòng sông gắn liền với sự phát triển của thành phố.
+ Mang đậm dấu ấn, văn hóa lâu đời, là chứng nhân lịch sử hang nghìn năm nay của đất Sài
Thành.
+ Có vai trò chiến lược quan trọng.
Nhưng quan trọng nhất, ngày nay sông Sài Gòn là nguồn cấp nước thô cho các nhà máy cấp nước
phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp trên lưu vực.
VD: Nhà máy Nước Tân Hiệp, công suất 300.000 m3/ngày, đêm.
II/ Nguồn gây ô nhiễm Sông Sài Gòn:
Chất lượng nước sông Sài Gòn bị suy giảm bởi rất nhiều nguồn thải:
- Nước chảy tràn đô thị.

-Nước thải từ các khu dân cư: ý thức trách nhiệm của người dân còn kém: rác thải sinh hoạt hàng
ngày thải trực tiếp ra sông không qua xử lý
-Rò rỉ dầu từ hoạt động giao thông thủy: do liên tục xảy ra các sự cố tràn dầu nên đã và đang để lại
những tác động nặng nề cho chất lượng nước sông.
-Bãi chôn lấp rác.: bãi chôn lấp rác không đúng quy định, xử lý rác thải chưa hiệu quả.
VD: bãi rác Gò Cát:
Bãi rác này tác động mạnh đến chất lượng nguồn nước. Bãi rác này có khu vực cách ly rất hẹp lại
gần sông Sài Gòn nên nước rỉ rác chảy ra sông là rất khó kiểm soát.
-Khai khoáng: khai thác khoáng sản bừa bãi, trang thiết bị lạc hậu gây xói mòn, sạt lở đất 2 bên bờ
sông
-Hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp :
+ Hoạt động sản xuất công nghiệp: do nguồn nước thải độc hại, hóa chất hóa học từ các khu
công nghiệp xử lý chưa đúng quy cách. Nhiều doanh nghiệp vì lợi ích trước mắt mà xả nước thải
trực tiếp ra con kênh, sông, hồ
+Hoạt động sản xuất nông nghiệp: do quy mô còn nhỏ lẻ nên chưa tác động đáng kể cho nguồn
nước.
- Bên cạnh đó, các tác nhân khác như chế độ thủy văn bị chi phối bởi việc điều tiết nước từ hồ đập ở
thượng nguồn; biên độ thủy triều tại cửa sông lớn khiến khả năng xâm mặn tăng cao”.
 Nói chung, các nguồn gây ô nhiễm Sông Sài Gòn đều xuất phát từ 4 nguyên nhân chính:
- Do nước chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt chưa được xử lý thải trực tiếp ra môi trường.
- Ý thức người dân chưa cao.
- Do quá trình khai thác tài nguyên trên các sông.
- Pháp luật chưa nghiêm.
4
Ô nhiễm sông Sài Gòn GVHD: Trần Thành Đạt
III/ Hiện trạng của Sông Sài Gòn:
-Từ tháng 6.2004 đến nay chất lượng nguồn nước thô lấy từ sông Sài Gòn luôn thay đổi phức tạp.
Đặc biệt từ tháng 6.2007, khi Nhà máy nước Tân Hiệp tăng công suất lên 300.000m
2
/ngày nhưng

chất lượng nguồn nước thô của sông Sài Gòn ngày càng xấu làm cho việc xử lý nước để cung cấp
cho người dân hết sức khó khăn.
-Diễn biến ô nhiễm từ năm 2005 đến 2007 cho thấy:
+Độ đục: 8 - 40 NTU vào năm 2005; 20 - 55 NTU năm 2006 và 31 - 190 NTU năm 2007, trong khi
độ đục nước thô theo quy định nằm trong khoảng 40 - 50 NTU.
+Mn từ 0,09 - 0,11 mg/l năm 2005 thì năm nay 2007 lên đến 0,15 - 0,45 mg/l trong khi tiêu chuẩn
nướcđầu vào là 0,1 mg/l.
+NH
3
năm 2007 dao động đến 0,16 - 1,35 mg/l trong khi tiêu chuẩn yêu cầu 0,05 mg/l và coliform
cũng tăng lên đến hàng chục lần (TC: 5000 MPN/100 ml, hiện tại đến 24.000 - 240.000 MPN/100
ml).
- Càng lùi về phía hạ nguồn, chất lượng nước sông Sài Gòn càng suy giảm do bị ảnh hưởng mạnh
bởi nước thải sinh hoạt và công nghiệp từ TP.HCM và tỉnh Bình Dương đổ ra.
- Trong đó, nước thải sinh hoạt là nguồn gây ô nhiễm đáng kể nhất, chiếm đến 62,2% tổng lưu
lượng thải ra sông Sài Gòn. Các kênh rạch mang chất thải đổ thẳng ra sông cũng khiến cho tình
trạng ô nhiễm nguồn nước con sông lớn nhất đi qua TP.HCM trầm trọng hơn.
-Trên lưu vực sông Sài Gòn còn có gần 50 khu công nghiệp và cụm công nghiệp đang hoạt động,
với tổng lượng nước thải khoảng hơn 100.000 m
3
/ngày đêm. Mặc dù hầu hết các khu công nghiệp
đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện đấu
nối mà xả nước thải trực tiếp ra bên ngoài.
Tiếp theo là các cơ sở công nghiệp phân tán nhỏ nằm lẫn trong khu dân cư đô thị cũng thường
xuyên xả nước thải chưa qua xử lý ra kênh rạch. Đoạn chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương, khu vực
Lái Thiêu, tình trạng nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng vì phải tiếp nhận nước thải từ một số nhà
máy sản xuất gốm sứ, gạch và các quán nhậu ven sông. Hầu như các điểm sản xuất kinh doanh này
đều xả tất cả những gì dư thừa ra sông Sài Gòn.
Theo kết quả thanh tra năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ có 6% nước thải công
nghiệp được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép, 94% trong số đó xả ra môi trường vượt tiêu chuẩn cho

phép nhiều lần.
-Một nguồn nước thải khác, dù tổng lượng không nhiều, khoảng 10.142 m
3
/ngày đêm, nhưng cực
kỳ nguy hiểm, phát sinh từ các bệnh viện, cơ sở y tế.
Hiện nay, trong số 139 cơ sở y tế đang hoạt động có 48 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải đạt
tiêu chuẩn, còn lại 91 bệnh viện, cơ sở y tế chưa có hoặc có nhưng không đạt yêu cầu. Nước thải từ
các bệnh viện thường được đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của thành phố và sau đó thải ra
sông rạch.
-Cũng chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh là nước thải chăn nuôi, thường có mức độ ô nhiễm
hữu cơ cao. Trong số các đàn vật nuôi trên địa bàn thành phố, đáng quan tâm hơn cả là nước thải
chăn nuôi heo vì đây là nguồn thải tương đối lớn và tập trung.
Uớc tính tổng lượng nước thải chăn nuôi heo trên địa bàn thành phố khoảng 950.059 m3/năm,
tương ứng với khoảng 2.604 m
3
/ngày đêm.
Việc ô nhiễm này rõ ràng liên quan chặt chẽ đến việc xả thải nước thải sinh hoạt từ khu dân cư và từ
nước thải của hoạt động công nghiệp dọc sông Sài Gòn, từ nuôi trồng thủy sản trên sông.
-Khu vực hai bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nối cầu số 1 (phường 3 và5, quận Tân Bình) ngập
đầy rác thải, bốc mùi hôi thối. Dưới lòng kênh, nhiều chai lọ, nệm chiếu, bao bì, xác động vật
chết… nổi lềnh bềnh, ruồi nhặng bu đen. Người tham gia giao thông khi qua đoạn này phải bịt mũi
phóng xe thật nhanh.
Tương tự, tại bờ kênh Nhiêu Lộc đoạn dưới chân cầu Nguyễn Văn Trỗi (quận Phú Nhuận), một bãi
rác lớn kéo dài đến 20m, với hàng trăm thứ rác thải không được thu dọn từ nhiều tháng nay.
5
Ô nhiễm sông Sài Gòn GVHD: Trần Thành Đạt
Cứ khoảng 12 giờ đêm trở về sáng, nhiều xe ba gác, xe tải nhỏ từ nơi khác chở rác, xà bần đến đây
đổ lén. Bà con nhiều lần phản ánh lên phường nhưng không thấy có biện pháp gì ngăn chặn, dòng
kênh lại oằn mình gánh rác, ô nhiễm từ dưới lòng kênh lên đến bờ kênh. Nhiều người thấy tiếc vì có
con kênh nhưng không thể dạo mát chiều chiều vì mùi hôi thối và sự nhếch nhác ven kênh.

Dự án vệ sinh môi trường nước (lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè) sẽ hoàn thành vào năm 2006.
Thế nhưng, sau nhiều lần gia hạn, đến nay dự án này vẫn chưa thể kết thúc, nhà thầu một lần nữa
hứa hẹn đầu năm 2010 sẽ hoàn thành. Thế nhưng, hiện nhiều hạng mục công trình vẫn chưa đâu vào
đâu, thi công dang dở rồi để đó.
-Kênh Tân Hóa - Lò Gốm đi qua nhiều quận nhưng chủ yếu nằm trong khu vực quận 6, quận 11, là
một trong những hệ thống kênh rạch đổ ra gây ô nhiễm nhất cho Sông Sài Gòn. Kết quả khảo sát
cho thấy nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm kênh Lò Gốm là do việc xả rác, nước thải bừa bãi của
hơn 1.500 hộ dân sống ven kênh và khoảng 79 đơn vị sản xuất thuộc các ngành gây ô nhiễm cao
như dệt, nhuộm, hóa chất dọc theo kênh. Kết quả chỉ tiêu vi sinh cao hơn tiêu chuẩn cho phép
nhiều lần
-Kênh Ba Bò (Q.Thủ Đức): Kết quả phân tích mẫu nước lấy dọc kênh Ba Bò đã đưa ra con số giật
mình: vi sinh vượt tiêu chuẩn cho phép cao nhất đến 11.000 lần (so với tiêu chuẩn nước mặt, loại
B). Còn so với tiêu chuẩn VN dành cho nước thủy lợi (cho vùng đất trồng rau và các loại thực vật
khác dùng ăn tươi, sống) thì loại vi sinh fecal coliform - nguy cơ gây các bệnh đường tiêu hóa -
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 450 lần trở lên.
Nay dòng kênh này còn bị gọi bằng nhiều tên khác: kênh thối, kênh chết Dòng nước ô nhiễm
khủng khủng khiếp ở đây chảy miệt mài quanh năm suốt tháng và nơi tiếp nhận cuối cùng là sông
Sài Gòn.
IV/ Hậu Quả:
1/Nước và sinh vật.
a. Nước.
-Nước ngầm: Ngoài việc các cặn lơ lửng trên mặt nước, các chất thải nặng lắng xuống mặt sông sau
đó phân hủy một phần lượng chất được các sinh vật tiêu thụ, một phần thấm xuống mạch nước
ngầm qua đất làm biến đổi các tính chất các loại nước này theo chiều hướng xấu ( do các chất chứa
nhiều hữu cơ và kim loại nặng. Bên cạnh đó người dân xây dựng các hầm chứa chất thải cũng
làm giảm chất lượng nước .
- Nước mặt: Do nhiều nguyên nhân khác nhau gây mất cân bằng giữa lượng chất thải ra môi trường
nước( thải sinh hoạt, các chất hữu cơ) và các sinh vật tiêuthụ lượng chất thải này (vi sinh vật, tảo…)
làm cho các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng…không được phân hủy, vẫn còn lưu lại trong nước với
khối lượng lớn, dẫn đến nước mất sự tinh khiết ban đầu, làm chất lượng nguồn nước bị ô nhiễm

nghiêm trọng.
b. Đối với sinh vật.
- Nhiều sinh vật do hấp thụ nhiều chất độc trong nước, thời gian lâu gây đột biến trong cơ thể, một
số trường hợp gây đột biến gen tạo nhiều loài mới, một số trường hợp làm nhiều loại sinh vật bị
chết.
-Chất lượng nước hồ giảm nghiêm trọng và tình trạng cá chết hàng loạt trong nhiều ngày. Nước
ngấm qua tầng lớp đất gây ô nhiễm đất và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái cây cỏ, mỹ quan ven
sông.
- Sự ô nhiễm nước do các phế phẩm nuôi tôm, dư lượng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu,
thuốc bảo vệ thực vật…làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế biển, làm mất cân bằng sinh
thái biển, ô nhiễm môi trường biển.
2/ Con người:
6
Ô nhiễm sông Sài Gòn GVHD: Trần Thành Đạt
-Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng
nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm
nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng
-Nguồn nước từ Sông Sài Gòn lại được lấy đi xử lý cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong
thành phố. Nguồn nước ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng đến lượng nước cũng như công tác xử lý nước
để cũng cấp cho sinh hoạt và hoạt động công-nông nghiệp
-Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi
trồng thủy sản ven sông và lưu vực sông.
V/ Giải Pháp:
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm sông Sài Gòncần phải:
-Thiết lập trạm kiểm soát và tiêu chí về chất lượng nước sông: dự trù tài chính xây dựng hệ thống
kiểm soát tiêu chí xả thải; kết nối nguồn thải của các cơ sở sản xuất nhỏ vào hệ thống xử lý nước
thải chung của thành phố; cập nhật giấy phép xả thải kết hợp với giới hạn mới đối với các chất thải
ô nhiễm đặc thù tùy theo các mục tiêu và chất lượng môi trường tiếp nhận; tuân thủ nghiêm ngặt với
giấy phép xả thải.
-Xử lý những khu vực ô nhiễm về nước thải, rác thải, nguồn thải ô nhiễm: phải xử lý triệt để những

đơn vị bị phát hiện vi phạm xả thải.
+ Với ô nhiễm từ hoạt động sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất là cần trang bị kiến thức cho
nông dân để tạo thói quen tốt về sử dụng hợp lý lượng phân bón, canh tác đúng cách và giảm thiểu
tối đa lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.
+ Với ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp các cơ quan chức năng cần kiểm soát, thường xuyên kiểm
tra hệ thống xử lý nước của các doanh nghiệp, xử lý nghiêm trị những đơn vị vi phạm.
+ Với những chất thải phát sinh thì chủ động giảm bớt hoặc chuyển hướng các chất ô nhiễm.
+Thu gom và xử lý các nguồn thải, với nguồn thải từ nước rỉ rác cần tách bỏ chất thải rắn, cách ly
bằng cách di dời bãi chôn lấp xa lưu vực sông.
+Cách ly hoàn toàn bãi chôn lấp, thực hiện chống thấm trên nền hiện thời của bãi chôn lấp, xử lý lót
chống thấm và lắp đặt hệ thống thu gom nước rỉ rác và nước chảy tràn và hệ thống thủy lực bao
quanh.
-Cần tập huấn tốt cho người dân để giúp họ chủ động sớm ngăn ngừa phát sinh chất thải, nâng cao
trách nhiệm của địa phương và người dân trong việc giữ gìn môi trường sống của chính mình.
KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận này, chúng em muốn mọi người có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của nguồn
nước sông đối với đời sống kinh tế và xã hội của chúng ta. Thông qua đó kêu gọi mọi người nâng
cao ý thức và chung tay bảo vệ nguồn nước sông khỏi sự ô nhiễm. Cuối cùng chúng em chân thành
cảm ơn tất cả mọi người đã đọc cũng như đã đóng góp ý kiến cho bài tiểu luận này hoàn chỉnh hơn.
7
Ô nhiễm sông Sài Gòn GVHD: Trần Thành Đạt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ashui.com
Kinh tế sài gòn online
Hành trình xanh.com
Viện khoa học tài nguyên và môi trường.vn
8

×