Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Luận văn thạc sĩ đề tài Xây dựng chương trình, nội dung môn học “KỸ NĂNG MỀM” tại khoa Đào tạo Chất lượng cao ( CLC) Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 127 trang )

i

LÝ LỊCH KHOA HỌC
1./ SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
Họ và tên: Bùi Thị Hải Lý Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 15/08/1977 Nơi sinh: Thái Bình
Nguyên quán: Thái Giang- Thái thụy- Thái Bình
Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Đạo Phật
Chỗ ở thường trú: SN 403B / C4- K300- Phường 12- Quận Tân Bình- HCM
Email:
Tel: 0985793038
2./ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
2.1. Đại học
Hệ đào tạo: Chính quy
Nơi đào tạo: Đại học Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
Ngành học : Công nghệ thông tin
Tên đồ án tốt nghiệp: “ Phân tích thiết kế hệ thống quản lý bệnh nhân cấp
cứu và ngoại chẩn tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch- TP. Hồ Chí Minh”
GVHD: ThS. Nguyễn Hà Giang
Xếp lại tốt nghiệp: Khá
2.2. Đại học
Hệ đào tạo : Tại chức
Nơi đào tạo: Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, ĐHQG HN
Ngành học: Sư phạm Ngoại Ngữ (Anh Văn)
2.3. Chứng chỉ
Học viên khóa đào tạo phóng viên của báo Pháp Luật thành phố HCM và
báo Sài Gòn tiếp thị.
2.4. Sau Đại học
Hệ đào tạo: Chính quy
Nơi đào tạo: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố HCM
Ngành học: Giáo dục học


Tên luận văn tốt nghiệp: “Xây dựng chương trình, nội dung môn học ‘Kỹ
năng mềm’ tại khoa Đào tạo Chất lượng cao- Trường ĐH Sư phạm Kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh”.
GVHD: PGS.TS.Ngô Anh Tuấn
3. TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ:
4. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
Thời gian
Nơi công tác
Công việc
Từ 2003- 2008
Trường THPT Marie Curie – Q3
GV
Từ 2008 - 2009
Báo Pháp luật Tp.HCM
PV tập sự
Từ 2009- 2010
Trường THCS Võ Thành Trang
GV
ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả thống kê nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15/08/2013
Người nghiên cứu


Bùi Thị Hải Lý
Lớp GDH/ K19B (2011- 1013)














iii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ của quý thầy cô, đồng nghiệp,
các bạn Sinh viên và gia đình.
Đầu tiên, xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy PGS.TS Ngô Anh Tuấn- Trưởng
khoa Đào tạo Chất lượng cao, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề
tài tại khoa Đào tạo CLC. Những hướng dẫn chỉ bảo tận tình về học thuật cũng
như những chia sẻ quý báu của thầy về các vấn đề liên quan đến Sinh viên nói
riêng và SV khoa Đào tạo CLC nói chung, đã giúp tôi vượt qua những khó khăn và
có thêm nghị lực để tôi hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.
Tiếp theo, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy TS. Nguyễn Văn Tuấn-
Trưởng khoa Sư phạm Kỹ thuật; cô TS. Võ Thị Xuân; cô TS. Dương Thị Kim Oanh-
Cố vấn cao học cùng tất cả các Thầy /cô trong khoa Sư phạm Kỹ thuật và các
Thầy/ cô tham gia giảng dạy Cao học đã hết lòng truyền đạt kiến thức cho chúng
tôi trong suốt thời gian diễn ra khóa học Thạc sĩ Giáo dục tại trường ĐH Sư phạm
Kỹ thuật Tp.HCM.

Xin trân trọng biết ơn Ban giám hiệu Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.
HCM; Phòng Đào tạo; Thư viện; Các cán bộ quản lý đào tạo tại các khoa, GV, cố
vấn học tập tại khoa Đào tạo CLC đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
và đặc biệt là các Chuyên gia (Cán bộ quản lý đào tạo tại các khoa) đã dành thời
gian quý báu hướng dẫn, đóng góp ý kiến cho chương trình môn học KNM mà tôi
đã xây dựng, qua đó làm cơ sở để tôi điều chỉnh chương trình cho phù hợp.
Xin gửi lời cám ơn đến Thầy ThS.Trần Thế Mạnh- chuyên gia đào tạo KNM
tại trung tâm đào tạo KNM Tâm Việt đã chia sẻ với tôi những kinh nghiệm, cách
thức và đặc biệt là các bài tập trải nghiệm quý báu trong việc đào tạo KNM cho SV
Xin cảm ơn các Cán bộ quản lý và sử dụng lao động tại các doanh nghiệp
hiện đang cộng tác với khoa Đào tạo CLC đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình
thực hiện các nhiệm vụ của đề tài. Những ý kiến đóng góp nhiệt tình của các anh/
chị đã mang lại giá trị thực tiễn cho nội dung của luận văn.
Cuối cùng, không quên gửi lời cám ơn thân thương nhất đến tất cả các bạn
SV khoa Đào tạo CLC đặc biệt là các bạn SV năm cuối đã đóng góp ý kiến, tham
gia vào khóa đào tạo KNM. Các bạn chính là những cộng sự trẻ của tôi và chính
những đóng góp, tâm tư, mong muốn, nguyện vọng thậm chí là kỳ vọng của các bạn
về việc trang bị KNM đã làm nguồn động lực quý giá giúp cho tôi nỗ lực để hoàn
thành các nhiệm vụ nghiên cứu. Và cuối cùng gia đình, bạn bè là nơi đã cho tôi
thật nhiều chia sẻ, niềm tin và nguồn động viên để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!!!
iv

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Trong thời hội nhập, năng lực của người lao động được đánh giá qua 2 tiêu
chí: năng lực làm người (kỹ năng mềm) và năng lực làm nghề (kỹ năng cứng). Vì
thế ngoài kiến thức chuyên môn, nhà tuyển dụng đòi hỏi SV ra trường phải được
trang bị đầy đủ Kỹ năng mềm (KNM). Đó là khả năng ứng xử, giao tiếp, tương tác
với người khác; sự nhạy bén trong xử lý công việc; khả năng lãnh đạo; giải quyết
các vấn đề trong công việc, cuộc sống; hòa nhập tốt với môi trường làm việc… bao

gồm các phẩm chất như: tính tự giác, đáng tin cậy, sự tận tâm, khả năng thích ứng,
óc suy xét, thái độ, tính chủ động, sự cảm thông, tự tin, tính chính trực, chủ động, ý
thức tổ chức, sự dễ mến, mức độ ảnh hưởng, độ mạo hiểm
Bên cạnh đó, con người sống trong xã hội hiện đại phải đương đầu với
những rủi ro và thách thức do hệ quả của việc thay đổi toàn diện về môi trường,
kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống với tốc độ nhanh. Do đó trang bị KNM là cung
cấp nguyên tắc chiến lược giúp con người có khả năng đương đầu với những bất
ngờ, đột biến, bất định trong công việc và cuộc sống. KNM trở thành một phần
quan trọng trong nhân cách và cách thức làm việc của con người hiện đại.
Tuy nhiên, việc trang bị KNM cho SV nói chung và SV khoa Đào tạo CLC
nói riêng nếu chỉ thông qua các buổi chuyên đề, hội thảo như hiện nay là chưa thực
sự hiệu quả. Với chương trình đào tạo mới 150TC của trường ĐH Sư phạm Kỹ
thuật Tp.HCM, yêu cầu SV phải được trang bị cả KN cứng và KNM. Vì vậy, KNM
được chủ trương tích hợp vào các môn học đặc biệt là môn ‘Nhập môn các ngành
kỹ thuật” nhưng việc tích hợp có mang lại hiệu quả hay không cần phải thời gian ít
nhất là 4 năm để có câu trả lời. Tuy nhiên, từ trước tới nay việc tích hợp KNM vào
các môn học đã được nói đến rất nhiều nhưng có lẽ vẫn còn mang tính hình thức.
Do đó phần lớn SV đều lơ là, chưa có ý thức tự trau dồi trang bị KNM nên đa số
SV ra trường bị chê là thiếu KNM dẫn đến chưa đáp ứng được mục tiêu đào tạo của
nhà trường, chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực cũng như chưa
thể mang lại thành công cho chính bản thân SV.
Do vậy, để SV nhận thức rõ tầm quan trọng của KNM, SV được cung cấp
một nền tảng kiến thức vững chắc về KNM, có ý thức tự giác trang bị KNM và trên
hết để tất cả là SV có cơ hội trang bị KNM thì trước tiên cần thiết phải có chương
trình môn học KNM cụ thể được xây dựng trên cơ sở nhu cầu từ phía SV, nhà
tuyển dụng và nhận định của GV cũng như bám sát chuẩn đầu ra ngành đào tạo, và
mục tiêu đào tạo. Nội dung môn học KNM cần dựa trên các nguyên tắc mang tính
cơ bản, hiện đại và thực tiễn. Bên cạnh đó cũng cần có một quy trình đào tạo KNM
v


cụ thể chính là các bước trong triển khai đào tạo sao cho phù hợp với tính chất của
môn học về Kỹ năng, là cơ sở đưa chương trình môn học vào đào tạo thực tiễn.
Chính vì những lý do trên, người nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài “Xây
dựng chương trình, nội dung môn học “KỸ NĂNG MỀM” tại khoa Đào tạo Chất
lượng cao ( CLC) - Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM”.
Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Đào tạo Chất lượng cao – Trường ĐH
Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 08 năm 2013. Cuốn
luận văn này trình bày kết quả nghiên cứu trong 03 phần như sau:
+ Phần mở đầu: Trình bày lý do, tính cấp thiết của đề tài; xác định mục
tiêu; nhiệm vụ nghiên cứu; khách thể và đối tượng nghiên cứu; giả thuyết nghiên
cứu; giới hạn phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
+ Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương I: Cơ sở lý luận về xây dựng chương trình, nội dung môn học “Kỹ
năng mềm”: Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam; Tổng
hợp cô đọng lý thuyết về các khái niệm liên quan đến xây dựng chương trình môn
học KNM; Với cơ sở khoa học về xây dựng chương trình, nội dung môn học nêu rõ
các nguyên tắc dạy học cơ bản, phương pháp xây dựng chương trình môn học, cấu
trúc chương trình môn học và quy trình xây dựng chương trình môn học (10 bước).
Với cơ sở khoa học về đào tạo KNM nêu rõ cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn về
đào tạo KNM. Trong cơ sở thực tiễn về đào tạo KNM nhấn mạnh đến tầm quan
trọng quyết định thành công của KNM và đặc biệt là tầm quan trọng của việc đào
tạo KNM cho SV đặc biệt là SV sắp ra trường.
- Chương II: Thực trạng và nhu cầu đào tạo KNM tại khoa Đào tạo CLC –
trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM: Trình bày tổng quan về khoa Đào tạo
CLC; Tìm hiểu thực trạng và nhu cầu đào tạo KNM tại khoa Đào tạo CLC thông
qua SV năm 3 và năm 4; Cán bộ quản lý đào tạo, GV cố vấn học tập; Cán bộ quản
lý và sử dụng lao động tại các doanh nghiệp hiện đang cộng tác với khoa Đào tạo
CLC. Thông qua đó tìm hiểu các nhu cầu, mong muốn cũng như các yêu cầu về các
kỹ năng mà hiện nay SV đang thiếu, nhà tuyển dụng đề cao, xã hội đang cần.
- Chương III: Xây dựng chương trình, nội dung môn học KNM căn cứ trên

các cơ sở như: Tính chất đào tạo của SV chuyên ngành kỹ thuật, mục tiêu đào tạo
theo chương trình đào tạo mới 150 TC, chuẩn đầu ra và các kết quả thống kê khảo
sát về thực trạng và nhu cầu đào tạo KNM ở Chương II; Tiến hành xin ý kiến
chuyên gia là các cán bộ quản lý đào tạo tại Khoa Đào tạo CLC và các khoa khác
trong trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM về mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của
chương trình môn học KNM, mức độ phù hợp với thực tiễn, thời lượng và tính khả
vi

thi của chương trình môn học KNM; Tổ chức thực nghiệm, đưa chương trình môn
học KNM đã xây dựng vào thực tế đào tạo và trình bày kết quả thực nghiệm qua đó
điều chỉnh, hoàn thiện chương trình môn học.
+ Phần kết luận và kiến nghị: Tóm tắt kết quả đạt được từ các nhiệm vụ đề
ra và những đóng góp thực tiễn và hướng phát triển của đề tài.
ABSTRACT
In the process of integration, qualifications and certificates aren’t enough to
decide the quality of human resources especially in recruitment. Beside the strong
professional knowledge, the employers require students to equip soft skills such as:
Communicate skills, interacting with others, acumen in tasks, leadership skills,
solving problems, integration skills that include characteristics such as: self-
awareness, reliability, devotion, adaptation, critical reasoning, dynamism,
confidence, compassion, integrity, sense of organization, the amiable,
adventurousness….
Besides, people who live in the modern society have to face a lot of risks and
challenges because of the quick change of environment, economy, culture, society,
lifestyles Therefore, equipping soft skills help students to be able to deal all
problems that happen in their work and life. Soft skills become one of the
important things to develop human personality special people in modern society.
However, equipping soft skills for students by topics, seminars aren’t
effective. Soft skills aren’t trained as well as expert knowledges. The new 150
credits training program of University of technical education HCM city requires

students to be learnt both hard skills and soft skills. Therefore, soft skills have been
integrated into different subjects especially “Introduction to engineering” subject
but this method is effective or not we need at least 4 years to appreciate. In the fact
that Integrating soft skills into other subject has conducted for ages at most
universities but it isn’t so effective that most students are neglect with equipping
soft skills. That leads to students who graduated are considered lack of soft skills. It
means that training Objectives of school, the needs of society about human
resources aren’t met. Students can’t achieve career success by themselves.
To aware the importance of soft skills, Students must be provided knowledge
base of soft skills and self- consciousness to equip soft skills themselves. Moreover,
students also have opportunities to practice skills formally. The researcher think
that It is necessary for students to have a training program about soft skills that is
built base on the needs of studiers, teachers, employers, standard output and
training objectives. The content of the soft skills subject is necessary based on
principles that is basis, modern and reality. Besides, equipping soft skills for
students requires training process that is suitable to .
vii

It is from these reasons promoting the implementation of research the thesis:
“Designing the curriculum and contents for training “Soft Skills” in the High
Quality Training Faculty at Ho Chi Minh city University of Technical Education.
The thesis is done in High Quality Training Faculty of Ho Chi Minh city
University of Technical Education from October 2012 to August 2013,. The thesis
presenting research results of the projects consists of 3 parts as follows:
+ Introduction: Reason of choosing the theme, determining targets, research
mission, making research hypothesis, limiting the scope of research, choosing
research method to carry out project’s missions.
+ Content: (3 chapters).
Chapter 1: Theoretical basis for Designing the programs and contents for
training “Soft Skills”: the history of exhaustive issues about soft skills in the word

and Viet Nam; Overview of theory about concepts that related to building training
programs and content of soft skills subject; scientific basis and theoretical basis for
training programs, content of soft skills subject; teaching principles; method of
formulating (10 steps). In the practical basis, the thesis emphasizes the importance
of the soft skills that decides the success of the student.
Chapter 2: The current situation and needs for training at High Quality
Training Faculty of University of Technical Education HCM city; overview of High
Quality Training Faculty; demand for training soft skills of 3
rd
years students and
4
rd
years students; training managers, academic advisors and special employers
who has cooperated with High Quality Training for a long time. It is basis for the
researcher to find out demands of students and soft skills requirements of
employers.
Chapter 3: Designing the programs and contents for training “Soft Skills”
at the High Quality Training Faculty of University of Technical Education HCM
city that is based on technical students, training objectives, the new training
program including 150 credits of University of Technical Education HCM city,
Standard output and results of the survey of Chapter 2; meeting the professionals
for comments about consistent, duration and feasibility of topic; Organizing soft
skills training, presenting the results of the experiments and adjusting training
program of soft skills agreeably.
+ Conclusion and recommendations: Summary of results that has gained
from the thesis; contributions and the developing trend of the project.

viii

MỤC LỤC


LÝ LỊCH KHOA HỌC i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN iv
MỤC LỤC viii
DANH MỤC VIẾT TẮT xiii
DANH SÁCH CÁC HÌNH xiv
DANH SÁCH BẢNG THỐNG KÊ xv
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ xvi
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4
5. Giả thuyết nghiên cứu 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5
7. Phương pháp nghiên cứu 5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, NỘI
DUNG MÔN HỌC "KỸ NĂNG MỀM"
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
1.1.1. Xây dựng chương trình, nội dung môn học………………………………… 7
1.1.2. Kỹ năng mềm trên thế giới 8
1.1.2.1 Kỹ năng mềm cho Sinh Viên ở Mỹ 8
1.1.2.2. Kỹ năng mềm cho Sinh Viên ở Nhật Bản 10
1.1.2.3. Kỹ năng mềm cho Sinh Viên ở Anh 10
1.1.2.4. Kỹ năng mềm cho Sinh Viên ở Singapore: 11
1.1.2.5. Kỹ năng mềm cho Sinh Viên ở Úc 11
1.1.2.6. Kỹ năng mềm cho Sinh Viên ở Canada 12

TRANG TỰA
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI

ix

1.1.3. Kỹ năng mềm ở Việt Nam 13
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 17
1.2.1. Môn học 17
1.2.2. Chương trình (Curriculum): 17
1.2.3. Đào tạo ( Training) 17
1.2.4. Học phần: 17
1.2.5. Đơn vị học trình 17
1.2.6. Xây dựng chương trình môn học 18
1.2.7. Nội dung môn học 18
1.2.8. Chuẩn đầu ra 18
1.2.9. Kỹ năng 18
1.2.10. Kỹ năng “cứng” 19
1.2.11. Kỹ năng “mềm” 19
1.3. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG
MÔN HỌC. 20
1.3.1. Nguyên tắc dạy học cơ bản 20
1.3.1.1. Khái niệm 20
1.3.1.2. Các nguyên tắc dạy học cơ bản 20
1.3.2. Phương pháp xây dựng chương trình môn học 23
1.3.2.1. Yêu cầu trong việc lựa chọn nội dung môn học 23
1.3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nội dung môn học 24
1.3.2.3. Cấu trúc chương trình môn học 24
1.3.2.4. Quy trình xây dựng chương trình môn học 25
1.4. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH
VIÊN 27

1.4.1. Cơ sở lý thuyết của Kỹ năng mềm 27
1.4.1.1 Khái quát về Kỹ năng mềm 28
1.4.1.2. Đặc điểm 29
1.4.1.3. Phân loại Kỹ năng mềm 29
1.4.2 Cơ sở thực tiễn của việc đào tạo Kỹ năng mềm 31
1.4.3. Tầm quan trọng của việc đào tạo Kỹ năng mềm cho Sinh viên 32
1.4.3.1. Kỹ năng mềm là yếu tố quyết định sự thành công 32
x

1.4.3.2. Kỹ năng mềm giúp “truyền tải” Kỹ năng cứng 33
1.4.3.3. Kỹ năng mềm giúp hình thành nhận thức và hành vi 33
1.4.3.4. Kỹ năng mềm thúc đẩy phát triển cá nhân và xã hội. 34
1.4.3.5. Đa số Sinh viên Việt Nam thiếu Kỹ năng mềm khi ra trường 34
1.4.3.6. Kỹ năng mềm là tiêu chí đánh giá của nhà tuyển dụng 35
1.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo Kỹ năng mềm 37
1.4.4.1. Nhân tố khách quan 37
1.4.4.2. Nhân tố chủ quan 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 40
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM
TẠI KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO- TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ
THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. TỔNG QUAN VỀ KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO - TRƯỜNG ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM 42
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển khoa Đào tạo CLC 42
2.1.2. Mục tiêu chương trình đào tạo và quyền lợi của SV khoa đào tạo CLC 42
2.1.3. Một số đặc điểm của Sinh viên khoa Đào tạo CLC 43
2.1.3.1. Về phương diện nhận thức 43
2.1.3.2. Về phương diện xã hội 44
2.2. THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM TẠI KHOA
ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO -TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

TP.HCM 45
2.2.1. Khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo Kỹ năng mềm tại khoa Đào tạo
Chất lượng cao 45
2.2.1.1. Mục đích khảo sát 45
2.2.1.2. Nội dung khảo sát 45
2.2.1.3. Công cụ khảo sát 46
2.2.1.4. Đối tượng tham gia khảo sát 46
2.2.1.5. Cách chọn mẫu 46
2.2.1.6. Thống kê mẫu khảo sát 46
2.2.1.7. Thu thập số liệu 47
2.2.1.8. Xử lý thông tin, số liệu 47

xi

2.2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO
KỸ NĂNG MỀM TẠI KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO 47
2.2.2.1. Kết quả khảo sát từ Sinh viên 47
2.2.2.2.Kết quả khảo sát từ cán bộ đào tạo, giảng viên và cố vấn học tập 55
2.2.2.2. Kết quả khảo sát từ cán bộ quản lý và sử dụng lao động 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG II 63
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG MÔN HỌC 'KỸ
NĂNG MỀM' TẠI KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO- TRƯỜNG ĐH
SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
3.1. CƠ SỞ LÀM CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NỘI DUNG MÔN
HỌC “KỸ NĂNG MỀM” TẠI KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO –
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 66
3.1.1. Căn cứ vào tính chất đào tạo của Sinh viên chuyên ngành kỹ thuật. 66
3.1.1.1. Kỹ năng mềm với Sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật 66
3.1.1.2. Kỹ năng mềm với SV học chương trình Đào tạo Chất lượng cao 67
3.1.2. Căn cứ vào mục tiêu đào tạo theo chương trình đào tạo mới 150 TC của

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM 68
3.1.2.1. Chương trình đào tạo mới 150 TC của trường 68
3.1.2.2. Căn cứ vào chuẩn đầu ra ngành đào tạo 69
3.1.3.Căn cứ vào kết quả khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo Kỹ năng mềm tại
khoa Đào tạo Chất lượng cao 69
3.1.3.1. Căn cứ vào kết quả khảo sát Sinh viên khoa Đào tạo CLC 69
3.1.3.2. Căn cứ vào kết quả khảo sát từ cán bộ quản lý đào tạo,giảng viên,cố
vấn học tập tại khoa Đào tạo Chất lượng cao
70
3.1.3.3.Căn cứ vào kết quả khảo sát từ cán bộ quản lý và sử dụng lao động
tại các doanh nghiệp
71
3.1.4. Căn cứ vào nguyên tắc lựa chọn nội dung môn học 72
3.2. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG MÔN HỌC “KỸ NĂNG
MỀM”TẠI KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO_ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 73
3.2.1. Xây dựng chương trình môn học KNM tại khoa Đào tạo Chất lượng cao –
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 73
3.2.1.1. Chuẩn bị 74
3.2.1.2. Triển khai thực hiện 76
xii

3.2.1.3. Đánh giá chương trình 80
3.2.2. Xây dựng nội dung và tài liệu học tập môn học Kỹ năng mềm 80
3.2.2.1. Cơ sở xác định nội dung 80
3.2.2.2. Minh họa nội dung (Phụ lục 1- mục 1.1 ) 81
3.3. Ý KIẾN CHUYÊN GIA 81
3.4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 84
3.4.1.Mục đích, nội dung, đối tượng thực nghiệm. 84
3.4.2. Tổ chức đào tạo Kỹ năng mềm tại khoa Đào tạo CLC (thực nghiệm) 86

3.4.2.1. Xây dựng quy trình đào tạo Kỹ năng mềm 86
3.4.2.2.Khảo sát đầu vào của Sinh viên về Kỹ năng mềm 89
3.4.3. Kết quả thực nghiệm 92
KẾT LUẬN CHƯƠNG III 97
PHẦN KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN 98
2. TỰ NHẬN XÉT TÍNH MỚI VÀ GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 103
2.1. Về mặt lý luận 103
2.2. Về mặt thực tiễn 103
2.2.1. Đối với việc xây dựng chương trình môn học: 103
2.2.2. Đối với việc đào tạo Kỹ năng mềm cho Sinh viên 103
2.3. Khả năng triển khai ứng dụng đề tài vào thực tế 104
3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 104
4. KIẾN NGHỊ 105
4.1. Đối với khoa Đào tạo Chất lượng cao 105
4.2. Đối với giảng viên, cố vấn học tập tại khoa Đào tạo CLC 106
4.4. Đối với các tổ chức doanh nghiệp, nhà tuyển dụng 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
PHỤ LỤC




xiii

DANH MỤC VIẾT TẮT
ACCI : The Australian Chamber of Commerce and Industry
ANTA : The Autralian National Training Authority
ASTD : The American Society of Training and Development
BCA : The Business Council of Autralia

CBC : Conference Board of Canada
CDIO : Conceive Design Implement Operate
CLC : Chất lượng cao
CTĐT : Chương trình đào tạo
ĐH : Đại học
ĐT : Đào tạo
GD : Giáo dục
GDĐH : Giáo dục đại học
GD & ĐT : Giáo dục và Đào tạo
GV : Giảng viên
HS : Học sinh
NDDH : Nội dung dạy học
KN : Kỹ năng
KNM : Kỹ năng mềm
KNS : Kỹ năng sống
SV : Sinh viên
SPKT : Sư phạm kỹ thuật
UNESCO : The United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization
UNICEF : United Nations International Children’s Emergency Fund
WHO : World Health Organization
xiv

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1: Các Kỹ năng mềm được yêu cầu với Sinh viên Mỹ…….……………….9
Hình 1.2: KNM là sự giao thoa giữa các yếu tố làm nên thành công…………….36
Hình 1.3: Mô hình các kỹ năng cần thiết đối với sinh viên mới tốt nghiệp…… 40
Hình 1.4: Nhóm các Kỹ năng giao tiếp………………………………………… 81
Hình 1.5: Sơ đồ phân loại các nhóm Kỹ năng mềm………………………………83
Hình 1.6: Quy trình đào tạo Kỹ năng mềm tại khoa Đào tạo Chất lượng cao… 119

















xv

DANH SÁCH BẢNG THỐNG KÊ (Phụ lục 3)
Bảng 2.1: SV nhận định mức độ quan trọng của KNM
Bảng 2.2: Nhận định của SV về KNM được xem là chìa khóa thành công
Bảng 2.3 : Nhận định của SV về tiêu chí đề cao KNM của nhà tuyển dụng
Bảng 2.4: Ý thức tự trau dồi KNM của SV
Bảng 2.5: Các cách SV tự trau dồi KNM
Bảng 2.6: Mức độ tham gia các buổi hội thảo, chuyên đề về KNM của SV
Bảng 2.7: Ý kiến của SV về việc tham gia khóa học KNM
Bảng 2.8: Nhận định của SV về KNM nên được đưa thành môn học
Bảng 2.9: Các cách SV mong muốn được trang bị KNM
Bảng 2.10: SV nhận định mức độ cần thiết các KN và mong muốn được trang bị
Bảng 2.11: Nhận định của GV về ý thức tự trau dồi KNM của SV

Bảng 2.12: Nhận định của GV về mức độ cần thiết trang bị KNM cho SV
Bảng 2.13: Nhận định của GV về các lợi ích khi SV được trang bị KNM
Bảng 2.14: Nhận định của GV về các buổi hội thảo chuyên đề
Bảng 2.15: Ý kiến của GV về cách thức đào tạo KNM cho SV
Bảng 2.16: Nhận định của GV về mức độ cần thiết các KNM nên trang bị cho SV
Bảng 2.17: Nhận định của CBQL, sử dụng LĐ về tầm quan trọng của KNM với SV
Bảng 2.18: Nhận định về trách nhiệm trong việc trang bị KNM cho SV
Bảng 2.19: Các KNM nhà tuyển dụng yêu cầu đối với SV
Bảng 3.1: Mức độ phù hợp của chương trình môn học KNM với chuẩn đầu ra
Bảng 3.2: Mức độ phù hợp của chương trình môn học KNM với điều kiện thực tiễn
Bảng 3.3: Mức độ hợp lý về thời lượng dành cho môn học KNM
Bảng 3.4: Tính khả thi của chương trình môn học KNM với SV khoa Đào tạo CLC
Bảng 3.5: SV đánh giá KNM của bản thân trước khóa học
Bảng 3.6: Nhận định về những khó khăn thường gặp về KNM
Bảng 3.7: Những kỳ vọng SV đến với khóa đào tạo KNM
Bảng 3.8: Nhận định mức độ phù hợp của ND môn học KNM
Bảng 3.9: Kiến thức về KNM của SV sau đào tạo
Bảng 3.10: So sánh kiến thức về KNM của SV trước và sau đào tạo
Bảng 3.11: Mức độ cải thiện những khó khăn về KNM sau đào tạo
Bảng 3.12: Khóa đào tạo KNM đáp ứng các kỳ vọng của SV
xvi

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: SV nhận định về tầm quan trọng của KNM……………………………52
Biểu đồ 3.2: Ý thức tự trau dồi KNM của SV……………………………………….53
Biểu đồ 3.3: Các cách SV tự trau dồi KNM…………………………………………54
Biểu đồ 3.4: SV tham gia các buổi hội thảo chuyên đề về KNM……………………55
Biểu đồ 3.5: Ý kiến SV tham gia các khóa đào tạo KNM………………………… 56
Biểu đồ 3.6: Ý kiến của SV về trang bị KNM trong môi trường học tập………… 57
Biểu đồ 3.7: Các cách SV mong muốn được trang bị KNM…………………………58

Biểu đồ 3.8: Nhận định của SV về các KNM cần thiết và có nhu cầu trang bị………59
Biểu đồ 3.9: GV nhận định vế ý thức tự trau dồi KNM của SV…………………… 60
Biểu đồ 3.10: GV nhận định về tính cấp thiết của KNM với SV…………………… 61
Biểu đồ 3.11: Những lợi ích khi SV được trang bị KNM…………………………… 61
Biểu đồ 3.12: GV nhận định về hội thảo chuyên đề KNM……………………………62
Biểu đồ 3.13: Nhận định của GV về cách thức đào tạo KNM cho SV ………………63
Biểu đồ 3.14: Mức độ cần thiết của các KNM cần phải được trang bị cho SV……….64
Biểu đồ 3.15: Nhà tuyển dụng nhận định tầm quan trọng KNM với SV………………65
Biểu đồ 3.16: Nhà tuyển dụng nhận định trách nhiệm trang bị KNM cho SV……… 65
Biểu đồ 3.17: Nhà tuyển dụng nhận định mức độ cần thiết của KNM với SV……….66
Biểu đồ 3.18: Mức độ phù hợp của chương trình môn học KNM với CĐR…………113
Biểu đồ 3.19: Mức độ phù hợp của chương trình với thực tiễn …………………… 114
Biểu đồ 3.20: Mức độ hợp lý về thời lượng chương trình môn học KNM………… 114
Biểu đồ 3.21: Tính khả thi của chương trình với SV khoa Đào tạo CLC……………115
Biểu đồ 3.22: Kiến thức KNM của SV trước khóa đào tạo KNM……………………122
Biểu đồ 3.23: Các mức độ khó khăn về KNM mà SV thường gặp………………… 123
Biểu đồ 3.24: Những kỳ vọng về KNM của SV khi tham gia khóa đào tạo KNM….123
Biểu đồ 3.25: SV nhận định về chương trình, nội dung môn học KNM…………… 124
Biểu đồ 3.26: Kiến thức KNM của SV thay đổi sau khóa đào tạo KNM…………….125
Biểu đồ 3.27: So sánh kiến thức KNM của SV trước và sau đào tạo ……………… 125
Biều đồ 3.28: Mức độ cải thiện KNM của SV sau đào tạo……………………………127
Biểu đồ 3.29: Mức độ đáp ứng các kỳ vọng về KNM của SV ……………………….128

17

1

1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mọi sự vận động và phát triển đều tuân theo sự

phát triển chung của thế giới. Bởi thế, để phát triển thì xã hội đang rất cần nguồn
nhân lực chất lượng cao, có trình độ và kỹ năng làm việc thành thạo.
Luật giáo dục (sửa đổi và bổ sung năm 2010) tại Khoản 2 Điều 6 quy định
chương trình giáo dục: “Phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất,
tính thực tiễn, tính hợp lý và kế thừa giữa các cấp học và trình độ đào tạo; tạo điều
kiện cho sự phân luồng, liên thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành
đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; là cơ sở bảo đảm
chất lượng giáo dục toàn diện; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.”
Trong thời hội nhập, trình độ học vấn và bằng cấp chưa đủ để quyết định
trong việc tuyển dụng lao động. Ngoài kiến thức chuyên môn, các nhà tuyển dụng
đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng mềm (KNM) như: Sự nhạy bén, khả năng
giao tiếp ứng xử, khả năng giải quyết vấn đề, hòa nhập môi trường làm việc và các
kỹ năng thực hành xã hội, kỹ năng nghề nghiệp. Chính vì vậy hiện nay ngành giáo
dục (GD) đang nỗ lực đổi mới, cải tiến toàn bộ hệ thống, trang bị cho thế hệ trẻ
những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ phù hợp với sự phát triển của xã hội
hiện đại và hội nhập thế giới. Mục tiêu giáo dục là đào tạo ra mẫu người hiện đại,
thực tiễn, không khuôn mẫu, có trách nhiệm, thích ứng nhanh với sự biến đổi và
phát triển của xã hội, có tư duy sáng tạo và chung sống hòa bình. Mục tiêu của giáo
dục đại học (GDĐH) nêu rõ: “Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững
kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc
độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo”.
Theo nghiên cứu, chương trình đào tạo trong các trường hiện nay vẫn vừa
thừa vừa thiếu. Thừa về lý thuyết và kiến thức nhưng lại thiếu về tính thực hành
trong thực tiễn, đặc biệt là các KN làm việc cơ bản của SV sau ra trường, hay nói
cách khác là SV chưa được trang bị đầy đủ các KNM cần thiết để làm việc tốt, đáp
ứng yêu cầu trong thời hội nhập. Cho nên, dù rất tự tin với kiến thức chuyên môn
nhưng SV lại rất bối rối, gặp nhiều khó khăn với môi trường làm việc mới tại các
doanh nghiệp, không hoàn thành tốt công việc, thiếu sự nhanh nhạy, chủ động, sáng
tạo, hòa nhập. Thực tế cho thấy từ biết đến hiểu là một khoảng cách rất xa, từ hiểu
đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao còn là khoảng cách xa hơn nữa.

Mặc dù vậy, hầu hết các trường đại học hiện nay vẫn chưa có một quy trình
chung nào trong việc đào tạo KNM cho SV. Đa số KNM được tích hợp vào các
môn học, đan xen vào hoạt động ngoại khóa, chuyên đề, giao lưu… nhưng vẫn chỉ
2

mang tính hình thức nên không thu hút được SV. Phần vì SV không sắp xếp được
thời gian, không hứng thú, phần vì không bắt buộc nên SV lơ là….Do đó, rất khó
để khuyến khích SV tự trang bị KNM cho bản thân và dẫn đến thuật ngữ “ Kỹ năng
mềm” vẫn còn vô cùng xa lạ đối với rất nhiều sinh viên Việt Nam.
Ngày 29/11/2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 6036/CT-
BGDĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học, chỉ thị nêu rõ 05 yêu cầu đối
với giáo dục đại học là: “Về đào tạo cần tăng cường giảng dạy kỹ năng mềm
(KNM), đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và ngoại ngữ cho sinh viên
các trường đại học, cao đẳng; tiếp tục xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho từng
ngành và trình độ đào tạo; cam kết chất lượng đào tạo của trường, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực…”
Công văn số 5031/BGDĐT-GDĐH ngày 03/08/2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc tổng kết thực hiện chỉ thị số 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về đổi mới quản lý đại học giai đoạn 2010-2012 nêu rõ: “ Tiến trình đổi mới công
tác quản lý sinh viên trong quá trình chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ.
Công tác quản lý, nắm bắt tình hình học sinh sinh viên nội, ngoại trú. Công tác tư
vấn sinh viên và tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên” và nhấn mạnh các
nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện cấp bách: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của
đất nước là vô cùng quan trọng trong thời kỳ đổi mới, phát triển của đất nước”.
Ngày 22/04/2010, Bộ GD- ĐT có văn bản số 2196 /BGDĐT-GDĐH V/v:
Hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo. Theo đó các trường
ĐH, CĐ cần tổ chức xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho các ngành nghề đào tạo
của trường. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, là một trong những giải pháp góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo của từng cơ sở đào tạo và toàn ngành, là cam kết của

các cơ sở giáo dục đại học về chất lượng đào tạo với xã hội, về năng lực của người
học sau khi tốt nghiệp.[32].
Tại mục d, yêu cầu về kỹ năng, quy định rõ: d) Yêu cầu về kỹ năng:- Kỹ
năng cứng: Kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp, kỹ năng xử lý
tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề…- Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, làm
việc theo nhóm, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học…
Có thể thấy, nhiệm vụ lớn lao của giáo dục là phải tạo ra nguồn nhân lực
chất lượng cao. UNESCO đã đưa ra 4 trụ cột của học tập thế kỷ 21 và 3 trong 4 trụ
cột này đề cập tới KNM mà người học phải đạt được đó là: “Học để biết; Học để
làm; Học để cùng chung sống; Học để làm người”. Nhưng với những tiêu chí này
3

thì trường học của chúng ta hiện đang nặng về học để biết, nghĩa là mới chỉ đạt
được một trong bốn mục tiêu của UNESCO.
Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giáo dục-
Đào Tạo gửi các cơ sở giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm trong năm học
2012 – 2013: « Tăng cường công tác giáo dục toàn diện và quản lý học sinh, sinh
viên; chú trọng và tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, văn hóa truyền thống,
đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội… »
Hiện nay chương trình đào tạo tại một số trường ĐH đã được cải tiến, thậm
chí là đổi mới hoàn toàn để cập nhật kịp thời cũng như tiêu chí phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao, đào tạo ra con người phát triển toàn diện và đáp ứng nhu
cầu của xã hội. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM là trường đại học đầu tiên
ở Việt Nam công bố chuẩn đầu ra theo đúng cam kết của Bộ GD- ĐT về các ngành
đào tạo. Chuẩn đầu ra ngành đào tạo là cơ sở để SV tự so sánh, đối chiếu, bồi
dưỡng kiến thức của mình. Kiến thức, kỹ năng, thái độ, vị trí và khả năng làm việc
sau khi tốt nghiệp và khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp. Đó
chính là 5 tiêu chí chủ yếu được đề cập đến trong chuẩn đầu ra của trường.
Năm học 2012, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM công bố triển khai
chương trình đào tạo với 150 TC theo hướng tiếp cận CDIO. Đây chính là thành

tựu là bước ngoặt đánh dấu sự chuyển mình trong công tác đào tạo, bước sang một
giai đoạn mới đó là thực hiện cam kết chuẩn đầu ra, đào tạo theo nhu cầu xã hội,
đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo đó SV học chương trình đào tạo mới
này được trang bị đầy đủ các kỹ năng “cứng” và “mềm” hay nói cách khác là mục
tiêu của nhà trường là gắn đào tạo với nhu cầu xã hội, tạo ra nguồn nhân lực chất
lượng cao, phát triển toàn diện để đáp ứng yêu cầu trong thời hội nhập. KNM hiện
được tích hợp vào chương trình học đặc biệt ở môn học “Nhập môn các ngành kỹ
thuật” và tổ chức các hội thảo, chuyên đề KNM do các chuyên gia đảm trách.
Bên cạnh đó việc trang bị KNM đặc biệt là cho SV trong môi trường giáo
dục có được những giá trị gia tăng do nhu cầu của người học (chương trình đào tạo
Chất lượng cao) và mục tiêu đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường cũng
đang là yêu cầu cấp thiết. Mục tiêu của khoa Đào tạo Chất lượng cao là ngoài đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có nền tảng chuyên môn vững vàng, đáp ứng
yêu cầu của xã hội thì SV phải được trang bị đầy đủ KNM. Đặc biệt các kỹ năng
tìm kiếm, chọn lọc và tiếp thu kiến thức, đồng thời phát triển cân bằng về thể chất
đạo đức giúp cho SV làm chủ thế giới tương lai. Hay nói cách khác đây là những
giá trị giáo dục mới mà chương trình đào tạo CLC phải đạt được.
4

Để đáp ứng mục tiêu trên, khoa Đào tạo Chất lượng cao đã cộng tác với các
trung tâm đào tạo KNM, tổ chức các buổi chuyên đề, hội thảo, hoạt động ngoại
khóa về KNM nhằm trang bị những KNM cần thiết cho SV. Tuy nhiên, để trang bị
KNM cho SV một cách chính quy, bài bản và hiệu quả thì chương trình, nội dung
môn học “ KỸ NĂNG MỀM” được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu dành riêng cho
SV của khoa Đào tạo Chất lượng cao thì hiện vẫn chưa có.
Vì vậy, từ những lý do trên, người nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài:
Xây dựng chương trình, nội dung môn học “KỸ NĂNG MỀM” tại khoa Đào tạo
Chất lượng cao (CLC) - Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng chương trình, nội dung môn học “KỸ NĂNG MỀM” tại khoa Đào

tạo Chất lượng cao - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu trên, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng chương trình, nội dung
môn học “KỸ NĂNG MỀM”.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu thực trạng về đào tạo KNM và nhu cầu đào tạo KNM
tại khoa Đào tạo Chất lượng cao - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM.
Nhiệm vụ 3: Xây dựng chương trình, nội dung môn học “KỸ NĂNG MỀM”
tại khoa Đào tạo CLC - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Chương trình, nội dung môn học “KỸ NĂNG MỀM” tại Khoa Đào tạo Chất
lượng cao - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM.
 Khách thể nghiên cứu
+ Mục tiêu, chương trình đào tạo mới 150 TC, chuẩn đầu ra ngành đào tạo
của khoa Đào tạo Chất lượng cao - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM.
+ Sinh viên khoa Đào tạo Chất lượng cao học môn KNM và nhà tuyển dụng
hiện đang cộng tác với khoa đào tạo CLC
5. Giả thuyết nghiên cứu
Mặc dù Sinh viên khoa Đào tạo Chất lượng cao có nhu cầu trang bị Kỹ năng
mềm nhưng hiện nay việc đào tạo KNM tại Khoa chưa đáp ứng được.
Vì vậy Nếu triển khai và áp dụng chương trình, nội dung môn học “Kỹ năng
mềm” như người nghiên cứu đã xây dựng thì Sinh viên khoa Đào tạo Chất lượng
cao được trang bị kiến thức nền tảng về KNM, cải thiện những khóa khăn thường
gặp về KNM của bản thân cũng như các phẩm chất và khả năng cần thiết về KNM
5

như: mạnh dạn, tự tin hơn vào bản thân, biết cách kiềm chế cảm xúc và bày tỏ suy
nghĩ, có khả năng giao tiếp ứng xử đúng mực với mọi người, linh hoạt mềm dẻo
trong xử lý các tình huống cuộc sống và thích nghi hòa nhập trong các môi trường

khác nhau, nâng cao khả năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm…
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên người nghiên cứu tập trung xây dựng
chương trình, nội dung môn học “KỸ NĂNG MỀM” tại khoa Đào tạo CLC với
thời lượng 2 TC (30 tiết) và ngoại khóa (10 tiết).
7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tìm hiểu, sưu tập, nghiên cứu các tài liệu lý luận trong và ngoài nước về
KNM. Tham khảo các kết quả nghiên cứu khoa học về thực tiễn xây dựng chương
trình, nội dung môn học và tài liệu về KNM. Nguồn tài liệu nghiên cứu gồm: Sách,
báo, tạp chí khoa học, các giáo trình về xây dựng chương trình môn học và các tài
liệu có liên quan đến KNM ở Việt Nam và trên thế giới. Từ đó người nghiên cứu
tiến hành phân tích, so sánh, khái quát, kế thừa, phát huy và rút kinh nghiệm cũng
như tìm hiểu rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và các thuật ngữ của đề tài.
Phương pháp quan sát
Người nghiên cứu tiến hành dự giờ một số tiết dạy kỹ năng của các giảng
viên trong các khoa của trường Sư phạm Kỹ thuật và một số tiết học tại trung tâm
đào tạo Kỹ năng (Tâm Việt) hiện đang cộng tác với khoa Đào tạo CLC về đào tạo
KNM cho SV.
Tham gia một số buổi hội thảo về Kỹ năng mềm cho SV được tổ chức tại
Khoa Đào tạo CLC cũng như tại trường Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
và một số trường đã và đang triển khai áp dụng đưa môn học KKNM vào chương
trình đào tạo tại một số trường như: Trường ĐH FPT, ĐH Kinh tế Tp.HCM, ĐH
Ngân hàng…. để từ đó quan sát, học hỏi kinh nghiệm của GV, thu thập thông tin
cũng như kiến thức liên quan đến KNM. Đặc biệt là quan sát thái độ của SV khi
tham gia vào học tập, hội thảo để có thể rút ra những vấn đề cụ thể khi xây dựng
chương trình, nội dung môn học “KỸ NĂNG MỀM” cho phù hợp.
Phương pháp điều tra, khảo sát :
Sử dụng các bảng câu hỏi, được thiết kế dưới dạng phiếu hỏi, thăm dò ý kiến
dành cho các đối tượng như: SV khoa Đào tạo CLC, Cán bộ quản lý đào tạo tại

khoa Đào tạo CLC và Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, giảng viên (cố vấn
học tập), cán bộ quản lý và sử dụng lao động tại các doanh nghiệp. Đối với SV,
6

người nghiên cứu tiến hành khảo sát một phần SV năm 3 và 4. Đối với cán bộ quản
lý đào tạo, GV, cố vấn học tập tại khoa Đào tạo CLC và các nhà sử dụng lao động
thì người nghiên cứu gặp gỡ và trao đổi, xin ý kiến trực tiếp. Các nội dung được sử
dụng trong phiếu điều tra, phiếu hỏi là các ý kiến cá nhân của các đối tượng khảo
sát về Kỹ năng mềm, nhận thức của các cá nhân về kỹ năng mềm, nhu cầu đào tạo
Kỹ năng mềm của SV cũng như các yêu cầu về KNM của các nhà tuyển dụng hiện
nay. Từ đó xác định được thực trạng cũng nhu nhu cầu đào tạo KNM tại khoa Đào
tạo CLC để xây dựng chương trình, nội dung môn học KNM có tính thực tiễn nhất.
Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn, trò chuyện, trao đổi và đặt câu hỏi cụ thể với các GV, chuyên gia
về KNM cũng như trao đổi thảo luận trực tiếp với SV khoa Đào tạo CLC thông qua
các buổi giao lưu, hội thảo, chuyên đề về KNM và những vấn đề liên quan đến kỹ
năng mềm, để từ đó làm cơ sở để người nghiên cứu xây dựng chương trình, nội
dung môn học “KỸ NĂNG MỀM” cho phù hợp.
Phương pháp chuyên gia
Thông qua phiếu xin ý kiến chuyên gia, người nghiên cứu tiếp xúc trực tiếp,
xin ý kiến, trao đổi và tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, giảng viên giàu kinh
nghiệm để đánh giá chương trình môn học KNM mà người nghiên cứu đã xây dựng
về mức độ đáp ứng đối với chuẩn đầu ra ngành đào tạo, thời lượng chương trình,
mức độ phù hợp của chương trình môn học KNM với nhu cầu thực tiễn, tính khả
thi của đề tài để từ đó hiệu chỉnh chương trình môn học KNM cho hoàn thiện.
Phương pháp thực nghiệm
Thông qua việc đào tạo thực nghiệm để đánh giá tính thực tiễn và tính khả
thi của đề tài cũng như đánh giá mức độ đạt được của giả thuyết nghiên cứu mà
người nghiên cứu đã đặt ra cho đề tài. Người nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm
một lớp (45 SV) năm thứ 4. Thời gian 7 tuần từ ngày 7/4 đến 19/5 tại khoa Đào tạo

CLC_ Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các phần mềm Ms Excel 2007, SPSS 16.0 để xử lý số liệu định
lượng, định tính thu thập được qua các phiếu khảo sát, phiếu xin ý kiến, phiếu hỏi
sau đào tạo và trao đổi, thực nghiệm…



7

1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Xây dựng chương trình, nội dung môn học
Việc xây dựng chương trình, nội dung môn học là công việc quen thuộc đối
với các trường đặc biệt là các giảng viên. Có thể nhận định rằng chương trình môn
học thể hiện mục tiêu nhà trường muốn trang bị cho SV và hiện nay phần lớn các
chương trình chỉ chú trọng vào các kiến thức chuyên môn. Mục tiêu của chương
trình môn học phải hội tụ 3 yếu tố: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Kiến thức khoa
học – kỹ thuật liên quan đến ngành nghề có thể được trang bị khá tốt nhưng tổng
quan cho thấy hai yếu tố quan trọng là các kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ
năng mềm liên quan đến ngành nghề và đặc biệt là nội dung giảng dạy để hình
thành một thái độ nghề nghiệp đúng đắn của người kỹ sư thì chưa được chú trọng.
Chính vì vậy mà xây dựng chương trình đào tạo theo hướng CDIO
(Conceive – Design – Implement – Operate): hình thành nhận thức (conceive), thiết
kế (design), triển khai (implement) và vận hành (operate) đã được triển khai trên
thế giới và chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO của Trường ĐH Sư
phạm Kỹ thuật Tp.HCM là một giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu
hẹp khoảng cách giữa nhà đào tạo và tuyển dụng trên cơ sở căn cứ vào CĐR để
thiết kế chương trình môn học. Vì vậy ngoài kiến thức khoa học – kỹ thuật SV
phải được đào tạo các kỹ năng phân tích, nhận diện vấn đề, khả năng thuyết minh
bảo vệ thiết kế và tích hợp trong tất cả các bước là thái độ (hay tiêu chẩn đạo đức

nghề nghiệp và các thái độ phù hợp với các tiêu chuẩn xã hội từ đó xác định các
chuẩn đầu ra phù hợp, là cơ sở thiết kế khung chương
trình, đề cương môn học để
có thể đạt được các chuẩn đầu ra đã xác định.
Người nhiên cứu đã tìm hiểu các đề tài nghiên cứu khoa học về xây dựng
chương trình, nội dung môn học tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật như đề tài
nghiên cứu cấp bộ: "Xây dựng chương trình, nội dung môn học PP Giảng dạy
chuyên ngành điện tại Trường ĐHSPKT tp.HCM” của GVC-ThS Nguyễn Trọng
Thắng. Ngoài ra người nghiên cứu cũng tham khảo đề tài khoa học của TS.Lưu
Đức Tuyến: "Xây dựng chương trình, nội dung môn học và phương pháp dạy học
chuyên ngành điện tại trường ĐHSPKT Tp.HCM" và một số đề tài về xây dựng
chương trình đào tạo và giảng dạy tại ĐHQG Hà Nội của TS.Lê Đức Ngọc….Bên
cạnh đó nghiên cứu chuẩn đầu ra, CDIO qua đó rút ra những vấn đề cụ thể liên
quan đến việc xây dựng chương trình, nội dung cho một môn học sao cho phù hợp
với việc đào tạo theo tín chỉ, phương pháp giảng dạy. Nội dung kiến thức đáp ứng
đầy đủ yêu cầu đối với học phần, cơ sở vật chất và thời gian để thực hiện.
Tất cả các nghiên cứu trên là cơ sở để xây dựng chương trình, nội dung cho môn
học trong đó có xây dựng đề cương môn học.Việc trình bày cũng sẽ cố gắng sao
nêu bật được các nhận thức và kinh nghiệm khi thực hiện việc chuyển đổi chương
trình cũ sang chương trình phù hợp với tinh thần CDIO.

8

1.1.2. Kỹ năng mềm trên thế giới
Kỹ năng mềm (KNM) trên thế giới bắt đầu được đề cập đến không phải từ
các cơ quan giáo dục mà là từ các cơ quan chăm sóc nguồn nhân lực của Cộng
đồng chung Châu Âu (EU) ở Canada, rồi lần lượt các nước: Mỹ, Anh, Pháp, Đức,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… đề cập đến và trở thành trào lưu thế giới. Vì vậy
giáo dục các nước này rất chú trọng trang bị KNM cho SV. Hiện nay, KNM là một
trong những tiêu chí đánh giá kết quả học tập và quyết định chất lượng nguồn nhân

lực cao trong thời hội nhập.

Qua nghiên cứu cho thấy ở các nước HS từ tiểu học đã được tiếp cận KNM
xuyên suốt trong quá trình học tập, vui chơi, sinh hoạt thành thói quen được trau
dồi mỗi ngày. KNM luôn được tích hợp trong bất cứ hoạt động học tập nào và nó
luôn được coi trọng, đánh giá ngang với kiến thức chuyên môn. SV rất chủ động,
sáng tạo và mức độ cá nhân hoá rất cao. Mỗi SV là một cá thể độc lập, độc lập
trong suy nghĩ, độc lập trong hành động. SV luôn tự giác, nhận thức rõ mục đích
của việc học, có trách nhiệm với cuộc sống và các mối quan hệ xã hội. Được trang
bị KNM, SV luôn tự tin và luôn khẳng định mình, thích nghi được với mọi biến đổi
của cuộc sống và công việc. Ngoài ra họ được học về những tình huống sẽ xảy ra
trong cuộc sống, trong công việc, cách đương đầu và vượt qua những khó khăn,
cách tránh mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn…Đó là lý do vì sao khi ra làm việc
họ rất thành công. Thành công ở đây không phải do kiến thức uyên bác mà phần
nhiều do chính các KNM mà SV đã được học, được trang bị, được giáo dục khi còn
ngồi trên ghế nhà trường.

Vì thế, không khó để nhận thấy rằng ngay cả những SV Việt Nam du học
nước ngoài khi về nước làm việc đa số đều có khả năng lãnh đạo, thích ứng công
việc nhanh và giao tiếp nổi bật, tự tin hơn nhiều so với các bạn SV được đào tạo
trong nước. Điều này cho thấy rằng khi được học tập, trang bị KNM, thay đổi
phương pháp giáo dục, được tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến, SV Việt Nam có
thể phát triển tốt hơn các thế mạnh về tư duy, sáng tạo và sự năng động của mình.
Việc được trang bị KNM giúp cho SV thành công hơn trong công việc ở bất kỳ môi
trường nào. Tuy nhiên việc đào tạo KNM cũng như các kỹ năng được yêu cầu ở
nền giáo dục mỗi nước có sự khác nhau do những mục tiêu khác nhau.

1.1.2.1. Kỹ năng mềm cho Sinh Viên ở Mỹ
Bộ Lao Động Mỹ (USDL) cùng hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ (ASTD)
gần đây đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc

đối với người lao động đặc biệt là với Sinh viên. Có 13 Kỹ năng cơ bản cần thiết
giúp thành công trong công việc đối với Sinh viên được đưa ra. [50].
Những kỹ năng mềm đó là:

×