SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CHO TRẺ 5 TUỔI"
I ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến
thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra
thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc khám phá quy
luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm
non.
- Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo
bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con
người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước và của cá nhân.
- Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì
việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ
lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của
bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết Từ đó biết cách sống
tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.
- Với tình hình thực tế tại lớp đang phụ trách tôi nhận thức sâu sắc và xác định
rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, với Phụ huynh để đẩy mạnh công tác giáo
dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non. Trong suốt quá trình thực hiện và tổ chức
hoạt động này tại lớp tôi đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
- Nhận được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu cùng với
Phụ huynh để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Bản thân tôi luôn tận dụng những nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để có thể
biến chúng thành những dụng cụ học tập và đồ chơi đơn giản giúp trẻ được học,
được khám phá và khắc sâu kiến thức.
2. Khó khăn:
Việc lựa chọn nguồn nguyên vật liệu, nơi cất giữ và bảo quản để đảm bảo sản
phẩm có độ bền cao, sử dụng lâu ngày còn hạn chế.
II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN:
1. Đối tượng:
Trẻ lứa tuổi từ 4 - 6 tuổi.
2. Thực trạng của đề tài khi chưa đổi mới:
- Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, những trận động đất, những
cơn sóng thần làm mất mát và thiệt hại về tiền của và con người, ảnh hưởng đến
kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai ấy là rất lớn. Do đó để bảo vệ môi
trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là có hiệu quả nhất là ở lứa tuổi mầm non.
Bởi trẻ con ở lứa tuổi này dể hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc
hình thành nhân cách tốt.
- Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tôi xác định là một trong những nhiệm vụ
quan trọng được tiến hành có kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển toàn diện
nhân cách trẻ. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các hoạt
động hằng ngày tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của bản thân.
- Đồng hành với hững suy nghĩ ấy rõ rang chúng ta sẽ nhận thấy giải quyết
vấn đề này như thế nào
Để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất là điều mà những người làm công tác
giáo dục phải quan tâm. Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể
thiếu sự kết hợp chặt chẽ từ ba lực lượng giáo dục Gia đình- Nhà trường - Xã hội.
III GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận:
Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ tuổi luôn là một hoạt động
mang tính giáo dục cao, nó đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, linh hoạt, tận dụng
nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để biến chúng thành những dụng cụ dạy học, đồ chơi
cho trẻ một cách đơn giản nhưng thể hiện rõ nét sự sáng tạo và ý tưởng phong phú
qua mỗi sản phẩm. Xuất phát từ những trăn trở ấy tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức
cũng như biện pháp để hoạt động này mang đến hiệu quả nhất định.
2. Giải quyết vấn đề qua các biện pháp:
ƒ Biện pháp 1:
Xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các
hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, sinh hoạt dựa vào tình hình của lớp, khả
năng thực tế của trẻ. Lựa chọn để đưa vào kế hoạch những nguyên vật liệu có thể
tạo được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu "học mà chơi, chơi mà học" cho trẻ để
đảm bảo hiệu quả đạt được của công tác luôn ở mức cao nhất.
ƒ Biện pháp 2:
Xác định rõ yêu cầu cần đặt ra đối với việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
qua những khái niệm đơn giản và gần gũi với trẻ.
Giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là môi trường sạch, môi trường bẩn.
Hình thành các thói quen lao động tự phục vụ: Lau dọn, sắp xếp gọn gàng đồ dùng,
đồ chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết rữa
tay sau khi đi vệ sinh xong. Biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày.
Hướng dẫn trẻ cách gieo hạt , trồng cây để tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho
lớp. Giúp cho trẻ hiểu cây xanh rất có ích cho con người, làm giảm ô nhiễm môi
trường, giảm bụi, giảm tiếng ồn, cây kiểng để trang trí tạo ra cảnh đẹp.
ƒ Biện pháp 3:
Tuyên truyền và phối hợp với Phụ huynh trong công tác giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường một biện pháp không thể thiếu khi giáo dục cho trẻ. Làm tốt công tác
vận động, hỗ trợ của Phụ huynh về nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để
Giáo viên tận dụng, hướng dẫn các bé làm đồ chơi đơn giản cho mình. Thông
qua công tác tuyên truyền, vận động này Phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng
của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con trẻ không phải chỉ ở phía nhà
trường mà còn ở gia đình nữa.
ƒ Biện pháp 4:
- Bên cạnh những biện pháp vừa kể trên tôi kết hợp với Giáo viên cùng lớp,
cùng khối suy nghĩ, tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ dùng, đồ chơi đơn giản được
tận dụng từ nguyên vật liệu thải bỏ để hướng dẫn trẻ cùng thực hiện. Sưu tầm thêm
các mẫu đồ chơi trên mạng internet, sách báo, tạp chí nước ngoài để làm phong
phú hơn ngân hàng đồ chơi tại lớp cho trẻ.
- Tạo sự hứng thú cho trẻ khi được khám phá các loại nguyên vật liệu ấy và tự
tay mình làm những món đồ chơi mình thích. Tôi cho rằng làm tốt công tác này thì
hiệu quả giờ học được tăng cao.
Ồ ! lạ quá. Bình nước xả vải cũng làm thành cái bàn ủi ngộ nghĩnh, chai nước suối
thì trở thành những chiếc ly xinh xắn.
H) thống lọc nước bằng chai nước suối, còn ch-u hoa đáng yêu này được làm
từ chai nước lau sàn nhà đ3y!
ƒ Biện pháp 5:
Khi tổ chức các hoạt động nên để trẻ trải nghiệm, trao đổi và Giáo viên lắng
nghe ý kiến của trẻ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện ý
tưởng của mình. Tận dụng thời gian của giờ sinh hoạt chiều để giáo dục trẻ thói
quen trực nhật cuối ngày theo nhóm hoặc cá nhân. Chăm sóc góc thiên nhiên của
lớp,sắp xếp, lau dọn kệ đồ chơi, nhắc nhở bạn cùng nhau thực hiện.
IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Với những biện pháp trên khi thực hiện tại lớp tôi đạt được một số kết quả
như sau:
- 100% trẻ ở lớp bước đầu có ý thức bảo vệ môi trường từ những việc làm đơn giản.
- Phụ huynh quan tâm hơn đến công tác này và hỗ trợ nhiệt tình các loại nguyên vật
liệu phế thải cho Giáo viên ở lớp.
- Có rất nhiều sản phẩm được tạo ra từ nguồn nguyên vật liệu này và trẻ hào
hứng chơi với những đồ chơi ấy vì yếu tố mới lạ luôn hấp dẫn trẻ.
V BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả Giáo viên trong trường và trong Quận
cùng thực hiện.
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
- Với vai trò là người làm công tác giáo dục tôi nhận thức đúng đắn về vai trò
và tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Nâng
cao nhận thức của Phụ huynh thông qua công tác tuyên truyền và vận động.
- Thực hiện tốt chuyên đề cấp Quận "Chung tay bảo vệ môi trường" có thể nói
chuyên đề này tạo được tiếng vang trong nhà trường và trong Quận về việc tận dụng
nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để làm đồ chơi cho trẻ.
- Công tác này sẽ đạt được hiệu qủa cao hơn khi có sự tham mưu của Ban
Giám Hiệu nhà trường,sự phối hợp của các giáo viên trong tổ về ý nghĩa của việc
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.