Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN Phát triển kỹ năng thực hiện phép tính môn Toán cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.96 KB, 11 trang )


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG THỰC HIỆN PHÉP TÍNH MÔN
TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 3"
1
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Trong chương trình môn học ở bậc tiểu học, môn toán chiếm số giờ rất
lớn. Việc nâng cao hiệu quả,chất lượng dạy và học ở môn toán là một nhiệm vụ cấp
thiết nhằm giúp học sinh hiểu bài,nắm vững kiến thức và từ đó áp dụng vào cuộc
sống thực tế . Ngày nay,chúng ta đang sống trong thời đại có sự bùng nổ của thông
tin,khoa học công nghệ phát triển như vũ bão,điều đó càng thôi thúc người giáo
viên luôn luôn học tập,phấn đấu tìm tòi nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành sư
phạm để theo kịp đà phát triển của thời đại cũng như vận dụng sáng tạo, linh hoạt
trong phương pháp giảng dạy phần nào đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.
Theo tôi nghĩ việc học tập của học sinh phải có những biểu hiện tích cực ở bản thân
các em,bên cạnh đó mối quan hệ giảng dạy của giáo viên và các hoạt động khác có
ảnh hưởng lớn đến việc tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng kỹ xảo cho các
em.Vậy trước thực trạng mà đa số học sinh ở lớp 3 còn yếu,kém trong môn học toán
. Đặc biệt là khi làm tính , thực hiện dãy tính ( tính giá trị của biểu thức ) … Vì thế
mỗi giáo viên chúng ta phải có suy nghĩ và tìm ra nguyên nhân , biện pháp gì để
giúp các em khắc phục những sai lầm thường gặp, nâng cao hiệu quả trong giảng
dạy , tạo cho các em sự tự tin, hứng thú tong việc chiếm lĩnh tri thức mới . Đó là
vấn đề quan trọng mà chúng ta cần có hướng khắc phục. Thực tế qua nhiều năm
đứng lớp 3 . tôi xin nêu một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân và đã áp dụng có hiệu
quả trong việc dạy học.
II/ NGUYÊN NHÂN:
2
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh thường mắc sai lầm khi thực hiện
phép chia, tính giá trị của biểu thức … Trong quá trình dạy học tôi thấy rằng số học
sinh thường mắc sai lầm trong quá trình tính toán đó là:


-Có thể do học sinh chưa hiểu rõ khái niệm, cách đặt các phép tính không
đúng qui định.
-Khả năng tiếp thu bài ở một số học sinh còn chậm nhớ,mau quên .
-Làm bài theo lối rập khuôn,chưa suy luận ,phần lớn các em chưa hiểu tại sao
và làm thế nào .
Cụ thể :
Khi thực hiện phép chia các em còn nhầm lẫn, không xác định rõ số nào là số
dư, số nào là số vừa hạ xuống để thực hiện chia .Vì chưa rõ vị trí của từng số nên
các em thường làm một cách máy móc, rập khuôn mà không rõ vì sao .
Ví dụ : Sai lầm của học sinh khi thực hiện chia .
84 : 4 84 4
8
04 ( thương không ghi )
4
0
Hay có em lại làm .
3
84 4
21 ( không ghi quá trình thực hiện )
Hoặc .
42 2 Do học sinh nói viết 2 rồi lai nhân ghi
luôn
4 24 kết quả … chưa hiểu cách nhẩm các bước khi
thực
02 ( sai ) hiện chia.
2
0
Ngoài ra còn một số trường hợp các em ước lượng thương còn chậm, thậm chí
có em không biết cách tính thương mặc dù các em thuộc được bảng chia .
Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức các em còn hay sai . Do các em nắm

các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức một cách máymóc
hay học vẹt
( đọc thuộc quy tắc nhưng khi thực hiện lại sai ) .
Ví dụ :
86 – 10 x 4 = 40 - 86
= 46 ( sai ) ( 1 )
24 : 3 x 2 = 24 : 6
4
= 4 ( sai ) ( 2 )
Học sinh hay nhầm lẫn trong quá trình thực hiện tính . Vì khi vận dụng quy
tắc :
“ Đối với biểu thức không có dấu ngoặc đơn và có các phép tính cộng . trừ , nhân ,
chia
( làm tính nhân chia trước , cộng trừ sau ) “ .
+ Sai lầm ở trường hợp ( 1 ) . Do các em hiểu là nhân trước nên các em ghi
ngay kết quả lên trước .
+ Sai lầm ở trường hợp ( 2 ) . Do các em chưa nhớ kỹ quy tắc còn nhầm lẫn
giữa quy tắc này và quy tắc kia .
* Vì thế với những sai lầm của học sinh mà giáo viên thường gặp, phát hiện
được nguyên nhân dẫn đến sai lầm của học sinh khi làm tính . Từ đó giáo viên cần
có cách dạy phù hợp để sớm khắc phục những sai lầm trên.
Với kinh nghiệm giảng dạy, tôi đã rút ra được một số phương pháp dạy học
nhằm giúp học sinh hiểu và vận dụng được bài làm .
III/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
Để giải quyết được số học sinh còn yếu khi làm tính . Ngoài việc nắm vững
kiến thức , người giáo viên cần có năng lực sư phạm . Đó là cách truyền thụ , để đạt
được mục đích , đòi hỏi mỗi giáo viên cần chịu khó học hỏi , tích luỹ kinh nghiệm
trong quá trình dạy học . Điều quan trọng là phải biết được nguyên nhân dẫn đến
5
học sinh làm sai , cần có biện pháp khắc phục ngay. Đó là một trong những vấn đề

rất cần thiết cho việc dạy học thành công .
Đối với các học sinh còn nhầm lẫn khi thực hiện chia , tính giá trị biểu thức …
Giáo viên cần có biện pháp khắc phục như sau :
1/ Như trường hợp đã đưa trên “ Chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ
số . “
- Giáo viên hướng dẫn kỹ cách thực hiện, sau đó học sinh thực hành .
- Giáo viên chấm nhằm kiểm tra và phát hiện học sinh làm sai , nguyên nhân sai
để có hướng giải quyết .
- Trường hợp học sinh chưa thuộc bảng chia, giáo viên có thể cho các em nhìn
bảng chia,rồi yêu cầu các em về học thuộc .
- Học sinh yếu về kỹ năng thì giáo viên nên hướng dẫn, gần gũi, ưu tiên gọi lên
bảng .
Ví dụ : Học sinh thưch hiện tính như sau :
84 4 Hay 84 4 hoặc 42 2
8 21 4 24
4 02
4 2
0 0
( Học sinh ghi như trên )
6
Vì trong quá trình giảng bài .Giáo viên hướng dẫn học sinh nhẫm theo các
bước khi thực hiện phép chia , chia –nhân- trừ. Nhưng khi thực học sinh còn nhẫm
lẫm không biết lúc nào chia, nhân ,trừ .
Vì vậy quá trình dạy,giáo viên cần hướng dẫn kỹ ,ta phải thực hiện từ trái sang
phải ( từ hàng cao nhất của số bị chia đến hàng thấp hơn ) . Nghĩa là ta lần lượt từng
hàng một ,xong hàng này rồi sang hàng tiếp theo .
Khi thực hiện chia ,chữ số đầu tiên tính từ trái sang ta chia cho số chia ( ta
thực hiện chia chia ) ta được thương ghi ngay kết quả . Rồi lấy thương vừa tìm được
nhân với số chia
( ta thực hiện nhân ) ta ghi kết quả của phép nhân dưới số bị chia vừa thực hiện .

Tiếp tục ta lấy số bị chia trừ cho kết quả vừa nhân ( ta thưch hiện phép trừ ) .Như
vậy ta thực hiện xong ở lần chia thứ nhất . Tiếp tục hạ xuống thực hiện lần chia thứ
hai,tương tự như lần chia thứ nhất …. cho đến hàng cuối cùng .
Đối với số học sinh ước lượng thương còn chậm hoặc không biết cách chia .
Đặc biệt là khi dạy phép chia giáo viên có thể hướng dẫn học sinh bằng cách đếm
thêm .
Ví dụ : chia cho 6 . Đếm 6 , 12 , 18 …( đếm thêm 6 ) .Cứ mỗi lần đếm thêm
được 1 ngón tay … mấy lần thì mấy ngón tay .
6 12 18 …
1 ngón 2 ngón 3 ngón …
7
Trường hợp số bị chia là 20 thì học sinh có thể đếm 24 ,tức là được bốn lần
,nhưng bớt đi một lần ,vì số bị chia chỉ là 20.
2/ Trường hợp học sinh thực hiện tính giá trị biểu thức còn nhầm lẫn thì :
Ví dụ :
60 + 35 : 5 = 60 + 7
= 67 ( đúng )
hoặc : có học sinh ghi .
60 + 35 : 5 = 7 + 60
= 67 vẫn đúng . Tuy nhiên do suy luận của các em
chưa lôgic;chưa hiểu số bản chất của dãy tính . Vì thế khi dạy học sinh thực hiện
tính giá trị của biểu thức học sinh cần nhắc lại quy tắc về thứ tự thực hiện các phép
tính trong biểu thức .
Để giúp học sinh nắm các quy tắc thực hiện tính giá trị biểu thức ,ngoài các
bài tập ở SGK, giáo viên cần cho học sinh làm các bài tập cùng dạng , nhưng với
các số khác nhau .
Giáo viên cần uốn nắn những sai lầm của học sinh mắc phải một cách kịp thời
.
* Giáo viên cần lưu ý ngay ,để học sinh có thói quen .Bằng cách đưa ra ví dụ
cho học sinh hiểu rõ vì sao phải như vậy .

Ví dụ : 86 - 10 x 4 = 86 - 40
= 46
8
Tránh trường hợp các em ghi
86 - 10 x 4 = 40 - 86
= 46
Vì các em nói là nhân trước , trừ sau và ghi như vậy .
Chẳng hạn, khi làm bài tập 71 - 16 : 2 nếu học sinh không nhớ quy tắc
đã học thì nói chung cũng khó có thể làm sai vì ( 55 không chia hết cho 2 ) ,nhưng
ta đổi thành : 96-60:3 thì buộc học sinh phải nhớ quy tắc mới làm đúng được :
Ví dụ : 96 - 60 : 3 = 96 - 20 96 - 60 : 3 = 96 : 3
= 76 ( đúng ) = 12 ( sai )
Hoặc : 24 : 3 x 2 = 8 x 2 24 : 3 x 2 = 24 : 6
= 16 ( đúng ) = 4 ( sai )
Học sinh cũng nhầm lẫn như vậy . Vì thế giáo viên cần nhấn mạnh là “ hai
phép nhân chia là bình đẳng “ nghĩa là phép nào viết trước thì làm trước, có như
vậy thực hiện mới đúng kết quả .
IV/ ĐÁNG GIÁ HIỆU QUẢ :
Với cách thực hiện như trên , bước đầu học sinh đã có hiệu quả ,các em dần
đã nắm được cách làm bài mà không còn nhầm lẫn .
Đặc biệt đối với phép chia , điều quan trọng là ở bài đầu “ chia số có hai chữ
số cho số có một chữ số “ giáo viên dạy cho học sinh thật kỹ, học sinh nắm được
cách chia, ước lượng thương thì các phép chia số có 3,4,5 chữ số cho số có một chữ
số học sinh thực hiện một cách dễ dàng.
9
Thực tế với cách dạy trên học sinh có sự tiến bộ rõ,vì các em đã nắm được kỹ
năng làm tính . Thể hiện cụ thể qua các bài kiển tra , kiểm tra định kỳ …
So với kết quả đầu năm thì số học sinh làm tính chậm có phần giảm đi . Tuy
nhiên còn 1 hoặc 2 trường hợp đặc biệt đòi hỏi giáo viên cần kiên nhẫn rồi
cũngkhắc phục được thôi .

So sánh kết quả :
Giỏi Khá Tr . bình Yếu
Đầu năm
Giữa HK
2
V/ KẾT LUẬN :
Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế. Tuy nhiên vận dụng có
hiệu quả hay không còn tuỳ thuộc vào khả năng truyền đạt của người giáo viên.
Theo tôi kỹ năng thực hành của giáo viên là yếu tố quan trọng nhằm rèn luyện năng
lực thực hành cho học sinh ,để học sinh đạt được kết quả cao trong học tập, ngoài
kinh nghiệm giảng dạy,người giáo viên luôn luôn theo dõi những tiến bộ trong học
tập của học sinh, qua đó có thể cải tiến , điều chỉnh hoạt động dạy cho có hiệu quả
hơn .
Điều quan trọng là với lương tâm và trách nhiệm ,trí tuệ và tâm huyết mỗi
người giáo viên cần biết tự rèn luyện,tự học tập ,tự giáo dục để trở thành tấm gương
sáng cho thế hệ trể phấn đấu và rèn luyện,xứng đáng với niềm tin của nhân dân,góp
phần trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo .
10
Với kinh nghiệm,tích luỹ được trong thực tế giảng dạy của bản thân . Tôi rất
mong nhận được những góp ý, giúp đỡ của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm giảng
dạy hay hơn nữa . Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngày càng đi lên .
11

×