Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

VAI TRÒ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM VỀ DINH DƯỠNG – SỨC KHỎE TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.5 KB, 13 trang )

SÁNG KIẾN
ĐỀ TÀI : VAI TRÒ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN
THỰC PHẨM VỀ DINH DƯỠNG – SỨC KHỎE TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Lao động quản lý là lao động gián tiếp tạo ra những kết quả thông qua
tổ chức tập thể nhằm giúp các thành viên của tổ chức thấy rõ mục tiêu và
hướng đi của mình, từng bước được hoàn thành những kế hoạch đặt ra. Vì vậy
công tác quản lý trường học đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có phẩm chất
đạo đức và lối sống lành mạnh, hài hòa với mọi người xung quanh. Đặc biệt
phải có năng lực về chuyên môn và phương pháp quản lý, để đạt được mục
tiêu phát triển trong nhà trường, chính vì thế vai trò của BGH nhà trường rất
quan trọng cần phải có sự thống nhất cao của BGH mới đem lại hiệu quả tốt
trong công tác chỉ đạo.
Là cán bộ quản lí trường Mầm non tôi thiết nghĩ giáo dục Mầm non
không phải là dạy trẻ đọc thơ đọc chữ, ca hát, học kiền thức khoa học. Đây là
loại hình giáo dục đặc biệt, là chuẩn bị cho trẻ những tiền đề quan trọng trước
khi bước vào giáo dục nhà trường. Thông qua sự chăm sóc ân cần đúng
phương pháp, đúng khoa học. Nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm
trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách trẻ.
Có thể nói rằng “ Sức khỏe là vàng” sức khỏe là một trạng thái thoải
mái, đầy đủ của con người về thể chất, tinh thần và xã hội, mỗi con người
Người Thực hiện : Ngô Thị Điều Trang : 1
chúng ta được xem như là tài sản vô giá, nó mang đến sự tồn tại và phát triển
của nhân loại. Vì vậy chúng ta cần coi trọng sức khỏe, thế nên việc chăm sóc
sức khỏe trẻ đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt đồng thời cũng đề cập
đến giáo dục an toàn thực phẩm về dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ ở bậc Mầm
Non. Điều này muốn nói lên trọng trách rất lớn đối với trường có bán trú. Bởi
trường Mầm non là nơi hội tụ những kiến thức rất nhạy cảm, khi trẻ tiếp thu
những kiến thức nào đó sẽ là dấu ấn lâu dài khắc ghi trong tâm trí trẻ. Chính
vì lẽ đó việc tiến hành giáo dục VSATTP về dinh dưỡng – sức khỏe trẻ ngày
càng được nâng lên để trẻ phát triển một cách toàn diện như : Phát triển ngôn


ngữ, thẩm mỹ, trí tuệ, tình cảm, xã hội, thể chất… Mặt khác mục tiêu giáo
dục trẻ trở thành một con người có đầy đủ nhân cách, thông minh, khỏe mạnh.
Vì trẻ em là nền tảng là tương lai để phát triển đất nước “ Trẻ em hôm nay,
thế giới ngày mai”. Đó là lý do mà tôi chọn đề tài công tác quản lý giáo dục
VSATTP về dinh dưỡng - sức khỏe trẻ ở trường Mầm non.
1.Thuận lợi :
Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Phòng GD & ĐT Thới Bình và
Ban giám hiệu nhà trường, tạo điều kiện cho tôi được tham dự các lớp tập huấn
như : Giáo dục VSATTP về dinh dưỡng – sức khỏe.
Cung cấp kịp thời đầy đủ tài liệu để phục vụ cho công tác quản lý. Điều
đáng quan tâm là nội bộ đoàn kết, chung sức chung lòng cùng nhau tháo gỡ
những khó khăn nhằm vào mục tiêu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Giáo viên phụ trách các lớp đều nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao,
nề nếp chăm sóc giảng dạy và giáo dục trẻ tốt
Người Thực hiện : Ngô Thị Điều Trang : 2
2.Khó khăn:
Trường chúng tôi thuộc vùng xa, đa phần phụ huynh là nông dân nên điều
kiện kinh tế còn khó khăn, sự hiểu biết còn hạn chế, một số phụ huynh chưa am
hiểu về tầm quan trọng trong việc giáo dục VSATTP về dinh dưỡng - sức khỏe
của trẻ. Mặt khác còn một số giáo viên chưa tích cực phối hợp chặt chẽ với phụ
huynh để nắm bắt kịp thời về tâm sinh lý trẻ, nên tình hình trẻ suy dinh dưỡng
và phát triển chiều cao còn hạn chế.
II.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
1.Xây dựng bầu không khí đoàn kết dân chủ :
Nhà trường luôn tạo bầu không khí nhẹ nhàng ấm áp, sự đoàn kết nhất
trí cao trong BGH để cùng nhau xây dựng nhằm phát triển “trường học thân
thiện học sinh tích cực”, thống nhất về suy nghĩ và hành động, biểu hiện có ý
thức về tổ chức kỷ luật trong nhà trường, có sự hợp tác giữa BGH và tập thể
một cách chặt chẽ cùng nhau quyết tâm xây dựng khối đại đoàn kết. Vì vậy,
BGH phải tạo bầu không khí và tâm lí tốt như : Đề ra chủ trương có biện pháp

phối hợp, bản thân phải gương mẫu thực hiện, trong giao tiếp phải kính trên
nhường dưới, tạo sự gần gũi, có lòng vị tha lắng nghe ý kiến và tôn trọng mọi
người.
Luôn công bằng trong công việc, có cách nhìn xa và trông rộng mọi
công việc, xử lý những công việc tự tin bình tĩnh, tạo điều kiện cho chị em
trong nhà trường phát huy tốt về mọi mặt, lắng nghe, trao đổi từng công việc để
báo cáo lại cấp trên có cách xử lý ổn thỏa cho chị em trong nhà trường.
2. Xây dựng kế hoạch năm học:
Người Thực hiện : Ngô Thị Điều Trang : 3
Kế hoạch có vai trò rất quan trọng việc thực hiện các mục tiêu quản lý,
Bản thân tôi được giao nhiệm vụ Phó hiệu trưởng dựa trên kế hoạch của Hiệu
trưởng để xây dựng kế hoạch năm học làm cơ sở kết quả thực hiện VSATTP và
chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Kế hoạch được thông qua hội đồng sư phạm
thống nhất và cùng nhau thực hiện, đồng thời nêu lên những công việc cụ thể
của từng nội dung quản lý.
Để thực hiện tốt công tác quản lý đạt hiệu quả cao trong công tác chăm
sóc giáo dục nuôi dưỡng trẻ về việc phân công phải đi vào chuyên môn hóa,
nhằm nâng cao khả năng cách thức quản lý.
a. Tổ chức tốt việc chăm sóc sức khỏe –dinh dưỡng cho trẻ trong trường
theo kế hoạch.
* Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Ngoài những biện pháp qui định trong các chương trình, chúng tôi đã
đăng ký hợp đồng cam kết mua thực phẩm sạch có địa chỉ rõ ràng.
- Thực hiện mua thức ăn tươi, ngon đảm bảo vệ sinh cho trẻ.
- Chế biến đúng qui trình, thực hiện đúng thực đơn của trường phải đảm
bảo vệ sinh và dinh dưỡng cho trẻ,
- Bảo quản thức ăn nước uống cho trẻ an toàn.
- Thực hiện lưu mẫu thức ăn 24 h, có sổ theo dõi ghi rõ ngày giờ.
- Vận hành bếp một chiều, hợp vệ sinh, dụng cụ chế biến sống và chính
phải riêng bệt.

- Nhà bếp phải đảm bảo vệ sinh theo thông tư 04/1998/ TT/ BYT của Bộ
Y Tế ban hành ngày 23 tháng 3 năm 1998.
Người Thực hiện : Ngô Thị Điều Trang : 4
* Đảm bảo vệ sinh lớp học:
- Đảm bảo không khí thoáng mát, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, đủ
ánh sáng, sắp xếp đồ dung đồ chơi gọn gàng ngăn nắp. Phòng ăn, ngủ, học,
chơi đảm bảo thông gió, thoáng khí, đủ ánh sáng, bảo quản yên tĩnh và lau dọn
thường xuyên.
* Đảm bảo môi trường:
- Trồng cây xanh tạo môi trường vẻ đẹp xanh- sạch cho cảnh quan môi
trường sư phạm.
* Đảm bảo sức khỏe:
- Phối hợp với y tế khám sức khỏe.
- Cấp dưỡng khám sức khỏe theo định kỳ.
- CB - Giáo viên khám sức khỏe theo định kỳ.
- Trẻ khám sức khỏe theo định kỳ
3.Những công việc và trách nhiệm của người phụ trách Bán trú.
a. Công tác vận động và tuyên truyền.
Tham mưu với lãnh đạo nhà trường xin ý kiến chỉ đạo để tổ chức các
buổi họp phụ huynh triển khai phổ biến kế hoạch thực hiện công tác giáo dục
VSATTP về dinh dưỡng – sức khỏe của trẻ trong năm học. Để triển khai tốt
công tác này tôi phải lựa chọn một số nội dung phù hợp cần thiết để tuyên
truyền thông qua phụ huynh cũng như giáo viên sao cho phù hợp có hiệu quả.
Tổ chức tuyên truyền các hình thức như: Xây dựng góc tuyên truyền viết
bài tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh trong các giờ đón trẻ để phối hợp tốt.
Người Thực hiện : Ngô Thị Điều Trang : 5
Vận động phụ huynh đưa con em đến trường đều đặn, cần phải quan tâm
việc học của trẻ là “ Quốc sách hàng đầu”, vì vậy cần phòng chống các bệnh
tật và các dịch bệnh cho trẻ, nên phải phối hợp với trung tâm y tế để tiêm ngừa
và cho trẻ uốn ván đầy đủ các vacxin và khám sức khỏe định kì cho trẻ…Như

vậy nhà trường dễ dàng theo dõi tình hình sức khỏe trẻ tốt hơn.
Tuyên truyền sâu rộng những thông tin cần thiết giúp phụ huynh sớm
nhận ra những suy nghĩ lệch lạc, bên cạnh đó giáo viên thấy được vai trò trách
nhiệm giữa gia đình và nhà trường mới đem lại kết quả tốt. Từ đó tạo điều kiện
cho trẻ phát triển toàn diện.
Đưa nội dung giáo dục môi trường, VSATTP vào các giờ hoạt động
chung giúp trẻ tích cực tham gia gữi vệ sinh, đảm bảo VSATTP như lao động
tự phục vụ, gữi vệ sinh môi trường, rèn thói quen vệ sinh cá nhân và các hành
vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện trong trường Mầm non.
Phối hợp với y tế, tài nguyên môi trường tổ chức cho công tác VSATTP lên kế
hoạch phun thuốc diệt côn trùng để cảnh quan môi trường luôn sạch – đẹp đảm
bảo vệ sinh.
Tuyên truyền kiến thức phổ biến nuôi con theo khoa học và cách giữ vệ
sinh môi trường tới các bật cha mẹ học sinh, có biện pháp phối hợp chặt chẽ
Đối với trẻ phụ huynh và giáo viên cần thận trọng trong việc xác định
các mục tiêu của trẻ, không vượt quá khả năng ở trẻ hoặc yêu cầu ép buộc trẻ,
căng thẳng, áp đặt, gây áp lực nặng nề, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến việc chăm sóc sức khỏe trẻ. Giáo viên nên chú ý tuyên dương kịp thời đến
Người Thực hiện : Ngô Thị Điều Trang : 6
công việc trẻ đã hoàn thành, tạo cho trẻ có thêm động lực hăng hái mến trường
yêu bạn.
Xây dựng 10 nguyên tắc vàng về VSATTP cho cấp dưỡng và 10 lời
khuyên dinh dưỡng hợp lý cho phụ huynh và nhân dân cùng biết.
b.Xây dựng và triển khai kế hoạch thưc đơn, chăm sóc sức khỏe.
Ngoài việc thực hiện tốt công tác VSATTP và chăm sóc sức khỏe cho
trẻ, trường chúng tôi còn chú trọng tới việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng
trẻ. Đặc biệt là xây dựng thực đơn, tính khẩu phần dinh dưỡng cân đối phù hợp;
Xây dựng thực đơn yêu cầu phải đảm bảo các nguyên tắc như sau:
- Xây dựng thực đơn theo mùa như: Những món ăn phù hợp với khẩu vị
trẻ; VD: (Thịt kho tàu, canh củ nấu thịt…);( Thịt kho cà chua, canh rau mồng

tơi nấu tép…).
- Đảm bảo thực đơn không trùng nhau 5 ngày trong tuần.
- Giao nhận thực phẩm đầy đủ theo quy định.
- Tạo không khí vui vẽ để trẻ ăn ngon miệng, động viên trẻ ăn hết suất.
- Có chế độ ăn kiên cho trẻ béo phì, có chế độ bồi dưỡng cho trẻ suy
dinh dưỡng.
- Cung cấp đủ năng lượng 650 – 850 calo trong 1 ngày ở trường cho 1
trẻ, cân đối các chất theo tỷ lệ: P= 14 – 20%; L= 18 – 25%; G= 60 – 65%. Cân
đối giữa thực phẩm động vật và thực vật, mỡ và dầu. Thực đơn giàu vitamin và
khoáng chất, đặc biệt là canxi: 180 – 350mg/ngày/ trẻ và B1: 0.4 – 0.8mg/ngày/
trẻ.
Thường xuyên xây dựng kiểm tra bộ phận bếp ăn, kiểm tra vệ sinh môi
Người Thực hiện : Ngô Thị Điều Trang : 7
trường, kiểm tra giờ ăn, giờ ngủ của trẻ, dự giờ cấp dưỡng về cách thức chế
biến khẩu phần ăn cho trẻ.
Lên kế hoạch cân đo chấm biểu đồ cho trẻ, để có biện pháp kịp thời
chăm sóc sức khỏe trẻ.
4. Quản lý chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng trẻ:
Quản lý là tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đến
đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt
được mục đích của tổ chức.
Xây dựng nề nếp ăn ngủ của trẻ đúng theo qui định của trường.
Báo cáo kết quả định kỳ (Tuần, Tháng, Học kỳ) Về các mặt công tác
được tham mưu đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ.
Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thỏi mái cả về thể chất, tin thần xã
hội. Sức khỏe của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng,
phòng bệnh, vệ sinh môi trường, VSATTP…Sức khỏe liên quan mật thiết với
sự phát triển của trẻ.
Chương trình giáo dục Mầm non thể hiện được mục tiêu giáo dục Mầm

non như: cụ thể hóa các yêu cầu về công tác nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe trẻ
ở từng độ tuổi. Qui định tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát
triển toàn diện. Vì vậy phụ huynh và những người làm công tác chăm sóc nuôi
dưỡng giáo dục trẻ Mầm non phải xác định được vị trí, vai trò, nội dung và
nhiệm vụ của mình trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ phải làm thế nào để
phát triển về các mặt: Đức , trí, thể, mỹ- lao động, tạo điều kiện cho trẻ phát
Người Thực hiện : Ngô Thị Điều Trang : 8
huy khả năng sáng tạo của mình có những thói quen hành vi tốt đồng thời hình
thành nhân cách con người: Khỏe mạnh, nhanh nhẹn cơ thể phát triển hài hòa
cân đối.
5.Quản lý kiểm tra quá trình chế biến an toàn thực phẩm:
Trước khi chế biến thực phẩm sống, nhân viên cấp dưỡng rửa các dụng cụ
như: Dao, thớt, sạch sẽ tránh để nhiểm khuẩn.
Thức ăn chín phải đảm bảo đủ thời gian và nhiệt độ, không để thực phẩm
sống tiếp xúc với thực phẩm chín.
Dụng cụ cho trẻ ăn uống như: Bát, thìa, cốc, phải được rửa sạch để khô
ráo trước khi sử dụng.
Hướng dẫn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân nhiên, giáo
viên về cách xử lí thực phẩm từ khâu chọn nguyên liệu thực phẩm đến chế
biến và bảo quản thực phẩm để bảm bảo dinh dưỡng là trách nhiệm rất lớn của
nhà trường.
Lên thực đơn hàng tuần, tính khẩu phần ăn hằng ngày cho trẻ sao cho
phù hợp đủ chất dinh dưỡng.
Thường xuyên kiểm tra các hoạt động tại lớp, xây dựng điều chỉnh sau
khi kiểm tra, cân đối khẩu phần ăn trong ngày. Đảm bảo thu chi trong tháng
đúng nguyên tắc.
Luôn giám sát kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, lưu lại
mẫu thức ăn theo quy định, kiểm tra tủ đựng thực phẩm và kho chứa hàng hóa
của bếp, kiểm tra việc báo cơm, chia khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ.
6.Công tác và trách nhiệm của Phó hiệu trưởng :

Người Thực hiện : Ngô Thị Điều Trang : 9
a. Xây dựng và triển khai kế hoạch chăm sóc giáo dục.
Xây dựng kế hoạch chương trình mới, kế hoạch bồi dưỡng thường
xuyên, kế hoạch chăm sóc giáo dục.
Căn cứ các nhiệm vụ được phân công là Phó hiệu trưởng cần xây dựng
nề nếp, kỷ cương trong mọi hoạt động. Cần nắm rõ lịch hoạt động cụ thể từng
giáo viên, nhân viên, để kịp thời có những biện pháp chấn chỉnh hoặc xử lí các
trường hợp vi phạm qui chế đã qui định. Đảm bảo sự nhịp nhàng liên tục giữa
các khâu trong dây chuyền hoạt động.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác ở các bộ phận như: Văn phòng,
thiết bị, tủ sách chuyên môn, kế hoạch kiểm tra cơ sở vật chất, kế hoạch kiểm
tra vệ sinh môi trường, VSATTP, kiểm tra thu chi cuối tháng lớp bán trú.
7. Kiểm tra đánh giá:
Căn cứ vào nội dung phân công của Hiệu trưởng. Phó hiệu trưởng thực
hiện và chịu trách nhiệm sự phân công giao việc của Hiệu trưởng và có kế
hoạch kiểm tra đánh giá mức độ đạt được chỉ tiêu công việc thực hiện nghiêm
túc có hiệu quả, động viên đúng lúc đúng việc, uốn nắn những sai sót kịp thời,
kiểm tra đánh giá đúng mức độ đạt mục tiêu công việc của giáo viên, nhân
viên, đưa ra nhận định đối chiếu với các tiêu chuẩn đã đề ra để có kết luận thích
hợp, nhằm điều chỉnh công việc, điều chỉnh phương pháp biện pháp thực hiện.
Khi tiến hành kiểm tra yêu cầu người kiểm tra phải nắm vững nội
dung, thiết kế từng hoạt động, xác định tiêu chuẩn kết hợp, nắm vững công việc
của từng thành viên và vận dụng các phương pháp, hình thức kiểm tra để đảm
bảo tính khoa học, khách quan, công khai, đảm bảo tính liên tục, hệ thống biết
Người Thực hiện : Ngô Thị Điều Trang : 10
tác động tâm lí đúng mức, tránh những kết luận vội vàng, tạo tâm lí thoải mái
nhẹ nhàng cho giáo viên, nhân viên.
Nơi làm việc cần bố trí khoa học, trang bị điều kiện làm việc thuận lợi,
cần quan tâm đến vệ sinh môi truòng, hạn chế tiếng ồn, ánh sáng phù hợp.
Mạnh dạn áp dụng kỹ thuật hiện đại và trang thiết bị cần thiết để giảm nhẹ công

việc. Ngoài ra công việc quản lý VSATTP về dinh dưỡng – sức khỏe đạt hiệu
quả chúng ta cần quan tâm đến hội họp trong nhà trường, tổ chức họp để bàn
bạc những công việc cần thiết trao đổi thông tin và công tác giao lưu tình cảm
giữa nhân viên – giáo viên.
III.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe –dinh
dưỡng- VSATTP và giáo dục trẻ tại trường, ban giám hiệu cùng tập thể luôn
luôn làm việc trên tinh thần trách nhiệm “Mình vì mọi người, Vì đàn em thân
yêu” chúng tôi đã vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
trong năm học. Đồng thời khắc phục những mặt hạn chế, như vậy đã mang lại
cho tôi một thành quả lớn. Thực tế phụ huynh đã ý thức được vấn đề giáo dục
VSATTP về dinh dưỡng – sức khỏe và nhiệt tình kết hợp với giáo viên để
chăm sóc nuôi dạy trẻ ngày càng tốt hơn, điều đáng nói là các lớp bán trú hiện
nay trẻ suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm là 9%, trẻ được phát triển toàn
diện. Mục đích đã đảm bảo VSATTP về dinh dưỡng – sức khỏe trong nhà
trường luôn giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khơi lại ở trẻ tính tò mò ham hiểu
biết…Chính vì vậy mỗi chúng ta cần phải quan tâm và đầu tư có hiệu quả trong
Người Thực hiện : Ngô Thị Điều Trang : 11
công tác chăm sóc và giáo dục về dinh dưỡng giúp trẻ có sức khỏe tốt. Đó là
những kinh nghiệm quí báu theo chúng ta suốt những năm tháng làm công tác
chăm sóc giáo dục trẻ, nhất là những người làm công tác lãnh đạo tại các
trường Mầm non có tổ chức bán trú. Vì thế bản thân tôi đã không ngừng phát
huy những thành tích đã đạt được, trên cơ sở đó tiếp tục nâng cao vai trò lãnh
đạo của mình để cùng nhau đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng với
xu thế của xã hội ngày càng phát triển trong đó có giáo dục Mầm non. Những
kết quả đạt được nói trên cũng nhờ sự quan tâm nhiệt tình của các cấp lãnh đạo
ngành giáo dục, BGH nhà trường đã giúp tôi sớm đạt được sáng kiến này.
Là cán bộ quản lý tôi sẽ cố gắn nhiều hơn và học hỏi những kinh
nghiệm, luôn trao đổi với bạn bè đồng nghiệp ở các trường bạn. Tuyên truyền
sâu rộng đến tất cả các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng thấy được tầm quan

trọng của việc đảm bảo VSATTP về dinh dưỡng – sức khỏe và công tác chăm
sóc giáo dục trẻ.
1.Kiến nghị.
Tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ- giáo viên- nhân viên những kiến thức
cơ bản giáo dục VSATTP về dinh dưỡng – sức khỏe trong nhà trường.
Tuyên truyền giáo dục các bậc cha mẹ học sinh về nội dung và hình
thức VSATTP về dinh dưỡng- sức khỏe.
Xây dựng các giờ hoạt động chung có lồng ghép nội dung giáo dục
VSATTP về dinh dưỡng – sức khỏe phù hợp với từng chủ đề của từng độ tuổi
nhưng không mất đi phần trọng tâm của bài dạy.
2.Đề xuất.
Người Thực hiện : Ngô Thị Điều Trang : 12
Hàng năm Phòng GD- ĐT liên hệ với trung tâm y tế tổ chức cho toàn
thể cán bộ bậc học Mầm non tham gia tập huấn giáo dục VSATTP về dinh
dưỡng - sức khỏe và phòng ngừa các dịch bệnh thường xảy ra trong trường
Mầm non như phun thuốc diệt muỗi, các loại côn trùng có hại.
Mỗi cán bộ giáo viên- nhân viên đều có ý thức giữ vệ sinh chung và
cùng với nhà trường phối hợp thực hiện tốt công tác VSATTP.
Tôi rất mong nhận được ý kiến chỉ đạo của cấp trên để tôi rút kinh
nghiệm khi làm bài sáng kiến lần sau để đạt được kết quả cao. Tôi chân thành
cám ơn !
Cuối cùng tôi xin kính chúc các cấp Lãnh đạo, BGH nhà trường dồi dào
sức khỏe./.
Trí phải, ngày 28 tháng 08 năm 2013
HIỆU TRƯỞNG Người thực hiện
NGÔ THỊ ĐIỀU
Người Thực hiện : Ngô Thị Điều Trang : 13

×