Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Thiết kế và sử dụng một số nhạc cụ bằng nguyên vật liệu mở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.94 KB, 13 trang )

SKKN: Thiết kế và sử dụng một số nhạc cụ bằng nguyên vật liệu mở
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Cà Mau, ngày 18 tháng 02 năm 2013
Cà Mau, ngày 18 tháng 02 năm 2013
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: “Thiết kế một số nhạc cụ bằng nguyên vật liệu mở”
- Tên cá nhân: Lâm Thị Giang Thanh
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ tháng 9/2012 đến 03/2013
1. SỰ CẦN THIẾT MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN:
Đối với trẻ thơ, âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần. Giai
điệu trầm bổng, sự phong phú của âm thanh tiết tấu, phong cách đa dạng
của các thể loại âm nhạc sẽ đưa trẻ vào thế giới cái đẹp một cách hấp dẫn
và lý thú. Bằng ngược lại nếu trẻ thơ thiếu vắng âm nhạc thì trẻ chỉ là
những bông hoa khô héo. Là giáo viên mầm non chúng ta làm thế nào để
giúp trẻ học tốt môn âm nhạc và vận động theo nhạc? Cần có những biện
pháp phù hợp với điều kiện thực tế ở trường, lớp là điều rất quan trọng.
Muốn phát triển tai nghe và cảm thụ âm nhạc cho trẻ thì cần có dụng cụ để
trẻ được nghe và sử dụng trong khi hát và vận động, trò chơi. Có như vậy
trẻ mới dễ dàng phân biệt được các âm sắc khác nhau của âm thanh và
phát triển cảm giác nhịp điệu hứng thú theo nhịp điệu của âm nhạc.
Trong thực tế hiện nay nhạc cụ trẻ em tương đối nhiều loại như :
Đàn oocgan nhỏ, trống con, xắc xô, chuông… song nếu chỉ dùng lặp đi lặp
lại những dụng cụ ấy trẻ rất nhanh chán. Vì thế tôi nghĩ rằng người giáo
viên mầm non cần phải luôn sáng tạo trong giờ dạy bằng cách làm những
đồ dùng sáng tạo để dạy trẻ một cách khoa học. Những đồ dùng không
mất tiền mua mà làm cũng không quá khó, chỉ cần một số nguyên vật liệu
có sẵn trong tự nhiên như ống tre, gáo dừa, sỏi… hoặc một số phế liệu như


vỏ lon , chai nước suối…
Để tạo ra một số dụng cụ trong hoạt động âm nhạc, nhằm tạo ra sự
mới lạ về các đồ dùng, đồ chơi, trẻ sẽ hứng thú tham gia vào giờ học, qua
1
SKKN: Thiết kế và sử dụng một số nhạc cụ bằng nguyên vật liệu mở
đó rèn luyện âm sắc và cảm giác nhịp điệu cho trẻ, giúp trẻ phân biệt âm
thanh, luyện tai nghe và sự cảm thụ âm nhạc. Bởi lí do trên tôi chọn đề tài
“Thiết kế một số nhạc cụ bằng nguyên vật liệu mở” để nghiên cứu và
làm sáng kiến kinh nghị.
1.1.Mục đích nghiên cứu:
Qua thực tế tôi sử dụng đồ dùng âm nhạc trong hoạt động âm
nhạc tự tạo nhiều nhất là 70% nhưng lại rất đơn giản và sử dụng không
bền.
Ví dụ: về những mô hình hay bức tranh đơn giản để giới thiệu bài, vỏ
sò để sử dụng gõ tiết tấu, nhịp, dùng những hạt sỏi vào trong lon sữa để
lắc… dùng như vậy trẻ cũng nhàm chán, còn đồ dùng mua sắm thì sẽ tạo
không khí giờ học sôi nổi, trẻ hứng thú tham gia vào giờ học. Nhưng
những đồ dùng đó quá ít nên không đủ để trẻ sử dụng và dùng lâu thì kết
quả tiết học cũng không đạt kết quả tối đa.
Trong mỗi giờ học có sử dụng đồ dùng âm nhạc, giáo viên thường
chỉ cho trẻ sử dụng một loại đồ dùng chứ ít khi trẻ được cầm nhiều loại
khác nhau, vì như vậy sẽ giúp cho giáo viên dễ dàng hơn trong quá trình
bao quát lớp.
STT CÁC LOẠI ĐỒ DÙNG (%)
1 Đồ dùng tự tạo 71,5%
2 Đồ dùng mua sắm 28,5%
3 Không sử dụng đồ dùng 0
Bảng tỉ lệ sử dụng đồ dùng cho trẻ vận động theo nhạc
1.2. Cơ sơ thực tiễn:
* Đặc điểm nhà trường:

Trường mẫu giáo Sơn Ca nằm ở địa bàn phường 2. Tổng số học sinh :
482 Cháu gồm 11 lớp với 41 cán bộ giáo viên – Nhân viên , trình độ giáo viên
đạt chuẩn 100%, trường nhiều năm đạt trường đạt trường tiên tiến xuất sắc
2
SKKN: Thiết kế và sử dụng một số nhạc cụ bằng nguyên vật liệu mở
cấp tỉnh, chất lượng giảng dạy ngày một cao, được phụ huynh học sinh tin
tưởng số lượng học sinh ra lớp ngày một đông.
* Đặc điểm của lớp:
Năm học 2012- 2013 Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3-4 tuổi tổng
số học sinh: 36 cháu trong đó có 16 nữ, 20 nam với độ tuổi đồng đều, trẻ
ngoan ngoãn hồn nhiên đạt yêu cầu về phát triển nhận thức, phát triển thẩm
mỹ thông qua môn âm nhạc.
* Đối với giáo viên:
Là một giáo viên với tinh thần trách nhiệm và đầy lòng nhiệt tình yêu
nghề mến trẻ bản thân tôi xác định được mục đích, ý nghĩa tầm quan trọng của
công việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ làm quen với âm nhạc qua thể loại thực
hiện với nhạc cụ về nghệ thuật sư phạm và tìm ra cách giải pháp hữu ích nhất.
* Đối với phụ huynh:
Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu không đồng đều qua thực
tế cho thấy phụ huynh chưa am hiểu vì về âm nhạc chỉ cần mở ti vi cho trẻ
nghe và hát theo là đủ … Chính vì vậy trong trường MN tôi muốn đề cập tới
việc luyện cho trẻ nghe những giai điệu và trẻ còn cảm nhận được giai điệu
của bài hát đó thể hiện qua các nhạc cụ khác nhau việc thực hiện nhiệm vụ
dạy.
2. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
2. 1. Thực hiện tại lớp mầm 1 trường mẫu giáo Sơn Ca,và nhân rộng các
lớp trong trường có thể thực hện các trường bạn
2. 2. Tìm hiểu đặc điểm về tâm lý của trẻ về âm nhạc qua nhạc cụ:
Trẻ ở lớp đã cầm được nhạc cụ tốt hơn, gõ tốt hơn so với đầu năm, trẻ
vẫn còn gõ sai những bài khó.

3 . MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
*Thuận lợi:
Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường về chuyên môn, xây
dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục MN. Tạo
3
SKKN: Thiết kế và sử dụng một số nhạc cụ bằng nguyên vật liệu mở
mọi điều kiện giúp tôi những nguyên vật liệu để làm nhạc cụ và đồ chơi của
các cháu.
* Khó khăn:
Do trình độ nhận thức của trẻ còn non nớt, trẻ lớp tôi là lớp mầm mới
lần đầu đến trường còn nhiều bỡ ngỡ , nhiều bạn còn khóc nhè ,nhút nhát do
đó lớp tôi gặp nhiều khó khăn, kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận
thức hạn chế dẫn đến tình trạng trẻ chưa nghe được giai điệu của nhạc, cầm
nhạc cụ còn lủng củng. Đa số phụ huynh bận công việc.
Với những khó khăn như thế tôi phải suy nghĩ làm thế nào để khắc phục
sửa đổi và hướng dẫn trẻ mạnh dạn khi thực hiện hoạt động âm nhạc và dùng
nhạc cụ gõ đúng nhịp nhàng theo lời bài hát.
3.1. Biện pháp giúp trẻ học tốt môn âm nhạc qua nhạc cụ:
Ngay từ thuở ban đầu, âm nhạc đã gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động
sống của con người và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong
sinh hoạt của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng. Đến lúc lọt lòng mẹ trẻ lại
được tiếp xúc với âm nhạc, lại được đắm mình trong những lời ru, những
khúc hát yêu thương trìu mến của mẹ. Lớn lên một chút nửa, các cô bé,
cậu bé được hoà mình cùng với những bài hát trẻ thơ, những khúc đồng
dao… và nếu được sử dụng kết hợp với dụng cụ âm nhạc thì âm nhạc sẽ
càng sinh động hơn.
Vì thế , để thiết kế một số đồ dùng âm nhạc chúng ta cần nắm rõ về
nội dung dụng cụ âm thanh tự tạo, có thể nói đó chính là dụng cụ được
con người chế tạo ra mục đích làm cho nó phát ra âm thanh và cần phải
đảm bảo các yêu cầu sau:

- An toàn cho trẻ khi sử dụng.
- Rèn luyện sự phân biệt đối với âm sắc của nhạc cụ
- Kích thích sự hứng thú của trẻ.
- Hình thức đẹp, hấp dẫn trẻ, phù hợp khả năng cần nắm được của
trẻ.Qua biện pháp trên trẻ thích thú tham gia sử dụng nhạc cụ vào tiết học.
4
SKKN: Thiết kế và sử dụng một số nhạc cụ bằng nguyên vật liệu mở
3. 2.Thiết kế dụng cụ âm thanh tự tạo :
* Đồ dùng để gõ, vỗ.
- Trống :
 Nguyên liệu và số lượng : 2 khúc ống nhựa, 2 khúc dây.
 Cách làm : Cắt 2 ống nhựa rỗng 12cm , dùng giấy màu hoặc
sơn rồi trang trí hoa văn cho đẹp mắt. Cắt 2 tấm nhựa tròn mỏng bao kín 2
đầu khúc ống nhựa. Cuối cùng làm dây đeo bằng dây ru băng vải.
* Đồ dùng để đập, lắc.
- Xúc xắc :
 Nguyên liệu và số lượng : 2 lon nước ngọt , một nắm sỏi.
 Cách làm : Dùng kéo cắt 2 lon nước ngọt lấy phần đế cao
khoảng 4-5 cm , cho nắm sỏi vào trong rồi úp 2 phần lại với nhau, dùng
giấy xốp màu dán trang trí cho đẹp và kín phần dấu cắt để an toàn cho trẻ.
Dụng cụ tạo ra âm thanh trong , rõ.
- Gáo dừa :
 Nguyên liệu và số lượng : 1 cái gáo dừa, nước sơn.
 Cách làm : Dùng bút vẽ hình quả lên gáo dừa, cưa theo hình vẽ
thành 2 miếng , sơn màu lên bề mặt gáo dừa phù hợp với hình quả.
- Xúc xắc :
 Nguyên liệu và số lượng : 2 lon nước ngọt , một nắm sỏi.
 Cách làm : Dùng kéo cắt 2 lon nước ngọt lấy phần đế cao
khoảng 4-5 cm , cho nắm sỏi vào trong rồi úp 2 phần lại với nhau, dùng
giấy xốp màu dán trang trí cho đẹp và kín phần dấu cắt để an toàn cho trẻ.

Dụng cụ tạo ra âm thanh trong , rõ, thanh.
- Phách :
 Nguyên liệu và số lượng : 2 cây muỗng, giấy xốp màu.
5
SKKN: Thiết kế và sử dụng một số nhạc cụ bằng nguyên vật liệu mở
 Cách làm : Cắt giấy xốp thành cánh và mắt chuồn chuồn, dùng
keo đính cánh chuồn chuồn vào thân muỗng, úp muỗng ngược lại dán làm
mắt chuồn chuồn.
- Chập chả :
 Nguyên vật liệu: 2 cái nắp nhôm sữa bột, 2 viên nam châm có
tay cầm, dây ru băng hoặc vải vụn.
 Cách làm : Trang trí hai nắp hộp sữa cho đẹp mát, gắn mỗi viên
nam châm vào một nắp làm tay cầm.
Trẻ lớp tôi sử dụng nhạc cụ thành thạo và say mê.
3.3. Cách sử dụng trong hoạt động hát và vận động theo nhạc:
- Cho cháu đứng theo hình chữ u, chia lớp thành 3 đội : Một đội
dùng trống, một đội dùng xúc xắc, một đội dùng gáo dừa, trẻ thực hiện 3 –
4 lần sau đó 3 đội đổi dụng cụ cho nhau.
- Tiếp theo, cho một nhóm dùng trống.
- 1 cháu dùng xúc xắc.
- 1 cháu dùng gáo dừa.
- 1 cháu dùng chập chả
- Các cháu thấy âm thanh phát ra từ trống như thế nào?
- Âm thanh phát ra từ xúc xắc như thế nào?
- Các cháu thấy âm thanh phát ra từ gáo dừa như ra sao?
- Các cháu thấy âm thanh phát ra từ chập chả nghe ra sao?
- Các loại âm thanh này khi phối hợp với nhau cháu nghe có vui
không?
Các tiết dạy âm nhạc ở lớp trẻ vận động theo nhạc nhịp nhàng và
tiết dạy đạt rất cao được ban giám hiệu chọn tiết dạy thao giảng.

3.4.Cách thức sử dụng đồ dùng tự tạo:
* Dụng cụ để gõ, lắc, đập nhằm tạo ra âm thanh và mỗi loại đồ dùng
gõ, vỗ, lắc, đập phát ra âm thanh khác nhau.
* Dễ sử dụng, phát ra âm thanh rõ ràng, đảm bảo tính giáo dục.
6
SKKN: Thiết kế và sử dụng một số nhạc cụ bằng nguyên vật liệu mở
* Cách sử dụng: Đối với “Trống, gáo dừa, xúc xắc” có thể dùng để
gõ nhịp hay tiết tấu chậm nhanh tuỳ thuộc vào từng bài hát để lựa chọn
cho phù hợp.
- Cháu yêu cô chú công nhân ( tiết tấu chậm nhạc cụ gáo dừa )
- Cháu yêu cô thợ dệt. (theo phách nhạc cụ cây muỗng)
- Lớn lên cháu lái máy cày( tiết tấu nhanh nhạc cụ xúc xắc )
- Cháu vẽ ông mặt trời.( tiết tấu chậm nhạc cụ trống )
3.5.Tính sáng tạo khi sử dụng.
Trẻ không chỉ biết làm động tác theo sự hướng dẫn của cô mà còn
biết phối hợp các cử động của toàn thân thể để diễn sao cho phù hợp và
hay nhất. Sự tham gia tích cực, hứng thú, thể hiện xúc cảm trong khi sử
dụng đồ dùng tự tạo.
Trẻ không chỉ biết thao tác khi sử dụng mà còn phải luôn tích cực,
tập trung trong quá trình học với tâm trạng vui tươi sảng khoái, thể hiện
sự hồn nhiên của trẻ.
Động tác gõ nhịp, phách bằng vỗ tay, có tác dụng giúp trẻ nắm vững
tiết tấu, nhịp, phách và được tiến hành ngay khi trẻ được làm quen với tác
phẩm. Gõ nhịp, phách, âm hình tiết tâu đòi hỏi phải chính xác đúng với
tác phẩm, không cần phải có tư thế, tạo dáng, đường nét… Gõ nhịp đơn
giản (2/4) có thể được thự hiện từ lớp mẫu giáo bé và yêu cầu cao hơn về
độ khó và cách thể hiện ở các lớp.
4. KẾT QUẢ HIỆU QUẢ MANG LẠI:
- Trẻ cảm nhận nhịp điệu, tiết tấu trong âm nhạc đã thuần thục hơn.
- Chế tạo được nhiều nhạc cụ qua đồ dùng phế thải.

- Bản thân giáo viên nâng cao trình độ hiếu biết về hoạt động âm
nhạc.
- Trẻ sử dụng nhạc cụ thành thạo.
- Trẻ thích thú trong giờ hoạt động âm nhạc.
7
SKKN: Thiết kế và sử dụng một số nhạc cụ bằng nguyên vật liệu mở
Qua th i gian kh o sát tôi đã nh n th y r ng, tr em không th thi uờ ả ậ ấ ằ ẻ ể ế
âm nh c, n u thi u âm nh c tr em ch là nh ng bông hoa khô héo. Là giáo viênạ ế ế ạ ẻ ỉ ữ
m m non, chúng ta làm th nào đ giúp tr h c t t môn âm nh c mà không bầ ế ể ẻ ọ ố ạ ị
nhàm chán b i vì nh ng đ dùng, d ng c c l p đi l p l i nhi u l n, đ i v iở ữ ồ ụ ụ ứ ặ ặ ạ ề ầ ố ớ
ng i giáo viên m m non c n ph i c g ng d y tr m t cách sáng t o, đ cườ ầ ầ ả ố ắ ạ ẻ ộ ạ ặ
bi t c n làm đ dùng t t o nhi u h n, đ dùng ph i đ p và đ m b o tính giáoệ ầ ồ ự ạ ề ơ ồ ả ẹ ả ả
d c cho tr . ụ ẻ
Tổng số trẻ Tổng số trẻ
Trước khi
thực hiện
biện pháp
Tỉ lệ
(%)
Sau khi thực
hiện biện
pháp
Tỉ lệ
(%)
Yếu 04 8 0 0
Trung bình 16 32 8 16
Khá 18 36 20 40
Giỏi 12 24 22 44
Nhìn vào bảng so sánh nhận thấy: Kết quả thu được ở trước khi áp dụng
sử dụng dụng cụ âm nhạc tự tạo. Có thể nói sự chênh lệch này phụ thuộc

nhiều yếu tố như: Sự tập trung chú ý, sự nhận thức và khả năng của trẻ.
Nhưng cái mà chúng ta dễ dàng nhận thấy là sự thực hiện đạt kết quả cao
hơn rõ rệt, vì khi sử dụng đồ dùng tự tạo mới lạ, màu sắc đẹp, âm thanh dễ
nghe nên trẻ hứng thu tham gia vào bài hơn, còn sử dụng đồ dùng quen
thuộc hàng ngày nên trẻ nhàm chán hơn, kết quả thu được thấp hơn.
5.ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN:
Sáng kiến“Thiết kế và sử dụng một số nhạc cụ bằng nguyên vật liệu
mở”, đã có tác động đến việc chăm sóc giáo dục các cháu nhất là ở hoạt
động âm nhạc tạo được nhiều đồ dùng, dụng cụ âm nhạc bằng nguyên vật
liệu mở, kích thích sự kham tìm tòi học hỏi của trẻ qua các dụng cụ âm
nhạc bằng nhiều hình dạng khác nhau nội dung khác nhau, nhằm nâng cao
sự sáng tạo của cô giáo, tạo sự hứng thú khi trẻ được tham gia với nhạc cụ
đẹp lạ mắt.
8
SKKN: Thiết kế và sử dụng một số nhạc cụ bằng nguyên vật liệu mở
- Giáo viên được nâng cao trình độ chuyên môn nhất là ở lĩnh vực phát
triển thẩm mỹ, thiết kế một số nhạc cụ bằng nguyên vật liệu phế thải phục
vụ cho lĩnh vực này.
- Trẻ được hoạt động vui chơi thoải mái, được thể hiện năng khiếu của
mình qua các hội diển, hội thi.
- Phụ huynh thấy được tầm quan trọng của hoạt động âm nhạc từ đó
hổ trợ nguyên vật liệu để giáo viên thiết kế nhạc cụ phục vụ cho hoạt động
- Ảnh hưởng của sáng kiến không những góp phần tạo môi trường
thuận lợi cho trẻ hoạt động, ngoài ra còn nâng cao trình độ chuyên môn,
thiết kế dụng cụ nhạc. Phát huy tốt trong việc tuyên truyền đến phụ huynh
tạo được niềm tin của phụ huynh, của trẻ trong việc chăm sóc nuôi dạy trẻ
ở trong trường.
6. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
- Đây là một số kinh nghiệm đã được thực hiện tại lớp tôi hy vọng có
thể góp phần nhỏ nào đố cho các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý

để từ đó giúp chúng ta dạy tốt trẻ mầm non trong tiết học âm nhạc sử dụng
nhạc cụ cũng như các môn học khác được tốt hơn.
Ý kiến xác nhận
Của thủ trưởng đơn vị
Người viết sáng kiến


Hiệu trưởng Lâm Thị Giang Thanh



9
SKKN: Thiết kế và sử dụng một số nhạc cụ bằng nguyên vật liệu mở
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Cà Mau, ngày 18 tháng 02 năm 2013


BÁO CÁO
BÁO CÁO


TÓM TẮTNỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
TÓM TẮTNỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN

- Tên sáng kiến: Thiết kế và sử dụng một số nhạc cụ bằng nguyên vật
liệu mở
- Người thực hiện: Lâm Thị Giang Thanh

- Thời gian triển khai thực hiện: Từ 09 / 2012 đến ngày 03/2013.
1.Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Để tạo ra một số dụng cụ trong hoạt động âm nhạc, nhằm tạo ra
sự mới lạ về các đồ dùng, đồ chơi, trẻ sẽ hứng thú tham gia vào giờ học,
qua đó rèn luyện âm sắc và cảm giác nhịp điệu cho trẻ, giúp trẻ phân biệt
âm thanh, luyện tai nghe và sự cảm thụ âm nhạc. Bởi lí do trên tôi chọn đề
tài “Thiết kế một số nhạc cụ bằng nguyên vật liệu mở” để nghiên cứu và
làm sáng kiến kinh nghiệm
2. Phạm vi triển khai thực hiện :
Phạm vi triển khai thực hiện ở lớp Mầm 1 trường MG Sơn Ca TPCM.
3. Mô tả sáng kiến:
3.1. Biện pháp giúp trẻ học tốt môn âm nhạc qua nhạc cụ:
- Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các
dụng cụ để tạo môi trường học thoải mái cho trẻ thứ tự ngăn nắp
3.2. Thiết kế dụng cụ âm thanh tự tạo :
- Làm nhiều loại đồ dùng khác nhau thu hút trẻ.
3.3. Cách sử dụng trong hoạt động hát và vận động theo nhạc:
- Cho cháu đứng theo hình chữ u, chia lớp thành 3 đội : Một đội
dùng trống, một đội dùng xúc xắc, một đội dùng gáo dừa,
3.4. Mục đích, yêu cầu, cách thức sử dụng đồ dùng tự tạo
* Dụng cụ để gõ, lắc, đập nhằm tạo ra âm thanh và mỗi loại đồ dùng
gõ, vỗ, lắc, đập phát ra âm thanh khác nhau.
* Dễ sử dụng, phát ra âm thanh rõ ràng, đảm bảo tính giáo dục.
* Đối với “Trống, gáo dừa, xúc xắc” có thể dùng để gõ nhịp hay tiết
tấu chậm nhanh tuỳ thuộc vào từng bài hát để lựa chọn cho phù hợp.
10
SKKN: Thiết kế và sử dụng một số nhạc cụ bằng nguyên vật liệu mở
3.5. Tính sáng tạo khi sử dụng: Trẻ không chỉ biết làm động tác
theo sự hướng dẫn của cô mà còn biết phối hợp các cử động của toàn thân
thể để diễn sao cho phù hợp và hay nhất.

4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Nhưng cái mà chúng ta dễ dàng nhận thấy là sự thực hiện đạt kết quả cao
hơn rõ rệt, vì khi sử dụng đồ dùng tự tạo mới lạ, màu sắc đẹp.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Trên đây là nội dung
của đề tài “Thiết kế và sử dụng một số nhạc cụ bằng nguyên vật liệu mở”.
- Giáo viên được nâng cao trình độ chuyên môn nhất là ở lĩnh vực phát
triển thẩm mỹ.
- Trẻ được hoạt động vui chơi thoải mái
- Phụ huynh thấy được tầm quan trọng của hoạt động âm nhạc từ đó hổ
trợ nguyên vật liệu để giáo viên thiết kế nhạc cụ phục vụ cho hoạt động.
6. Kiến nghị, đề xuất:
- Đây là một số kinh nghiệm đã được thực hiện tại lớp tôi hy vọng
có thể góp phần nhỏ nào đố cho các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo và góp
ý
Xác nhận Người báo cáo
Của thủ trưởng đơn vị
…………………………………….
………………………………………
……………………………………… Lâm Thị Giang Thanh
11
SKKN: Thiết kế và sử dụng một số nhạc cụ bằng nguyên vật liệu mở
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Cà Mau, Ngày 18 tháng 02 năm 2013
ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận sáng kiến Cấp Tỉnh.
- Họ và tên: Lâm Thị Giang Thanh
- Đơn vị công tác: Trường mẫu giáo Sơn Ca phường 2 thành phố Cà

Mau.
- Đề nghị Hội đồng công nhận sáng kiến năm 2013.
1. Tên sáng kiến: Thiết kế và sử dụng một số nhạc cụ bắng nguyên
vật liệu mở
2.Sự cần thiết: Để tạo ra một số dụng cụ trong hoạt động âm nhạc,
nhằm tạo ra sự mới lạ về các đồ dùng, đồ chơi, trẻ sẽ hứng thú tham gia
vào giờ học, qua đó rèn luyện âm sắc và cảm giác nhịp điệu cho trẻ, giúp
trẻ phân biệt âm thanh, luyện tai nghe và sự cảm thụ âm nhạc. Bởi lí do
trên tôi chọn đề tài “Thiết kế một số nhạc cụ bằng nguyên vật liệu mở”
để nghiên cứu và làm sáng kiến kinh nghiệm.
3.Nội dung cơ bản của sáng kiến
- Biện pháp giúp trẻ học tốt môn âm nhạc qua nhạc cụ
- Thiết kế dụng cụ âm thanh tự tạo
- Cách sử dụng trong hoạt động hát và vận động theo nhạc
- Mục đích, yêu cầu, cách thức sử dụng đồ dùng tự tạo
- Tính sáng tạo khi sử dụng
4. Phạm vi áp dụng:
12
SKKN: Thiết kế và sử dụng một số nhạc cụ bằng nguyên vật liệu mở
- Sáng kiến này có thể áp dụng cho toàn trường, làm tốt công tác chăm
sóc giảng dạy trẻ mầm non.
5. Hiệu quả đạt được:
- Qua các biện pháp đã thực hiện nhạc cụ âm nhạc, trẻ vận động hứng
thú hơn, kinh nghiệm sống trẻ đã phong phú hơn, trẻ hứng thú tham gia vào
tiết học âm nhạc sôi nổi hẳn lên.
Người đăng ký
Lâm Thị Giang Thanh
13

×