Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập ở trường THCS Nguyễn Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.93 KB, 22 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀ NẾP HỌC TÂP Ở
TRƯỜNG THCS NGUYỄN MAI
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đội TNTP Hồ Chí Minh là chủ nhân tương lai của đất nước, là lớp người
kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Vì vậy chăm sóc
giáo dục và dạy dỗ thiếu niên nhi đồng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân
để các em trở thành con ngoan trò giỏi, công dân tốt có ích cho xã hội đó là
nguồn lực của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và mỗi gia đình.
Để đạt được mục tiêu đó thì đội ngũ nhà giáo cần phải giáo dục và đào tạo
những thế hệ học sinh phát triển toàn diện có đủ sức khỏe, có trí tuệ có tinh thần
yêu nước, sẵn sàng hi sinh cho sự phồn vinh của dân tộc, chính nghĩa vụ lớn lao đó
đòi hỏi nhà trường phải quan tâm sâu sắc đến các mặt giáo dục trong đó một mảng
hoạt động không thể tách rời trong Nhà trường đó là hoạt động Đội, hoạt động Đội
rất đa dạng và phong phú xong một hoạt động rất đáng được quan tâm và rất phù
hợp với các đối tượng học sinh THCS.
Đi đôi với chất lượng, kết quả học tập, công tác xây dựng nề nếp và tổ chức
các hoạt động định hướng cho các em học sinh từng bước tự quản trong sinh hoạt là
một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên Tổng phụ trách
Đội. Thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ
không đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên việc hình thành cho các em nề nếp tốt ở các mặt là một điều khó
thực hiện đối với giáo viên Tổng phụ trách Đội. Với tình hình xã hội hiện nay, một
số giáo viên đến trường chỉ quan tâm nhiều đến việc dạy, chưa thực sự quan tâm
đến việc hình thành nề nếp và tìm hiểu tình cảm cuộc sống của các em … Vậy để
nề nếp học tập và tổ chức các hoạt động theo định hướng sinh hoạt tự quản tốt cho
học sinh, chúng ta phải làm như thế nào cho có hiệu quả?
1
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh từ khi được thành lập tới nay luôn
nhận được sự quan tâm của Đảng và Bác Hồ muôn vàn kính yêu đặc biệt sự dìu dắt


tận tình của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Phong trào thiếu nhi cả nước ngày
càng phát triển mạnh mẽ, tổ chức Đội luôn là nơi hội tụ và có những hoạt động thu
hút nhiều bạn nhỏ tham gia cũng chính từ đây đã tạo dựng và giáo dục rèn luyện
các thế hệ chủ nhân của đất nước. Trong những năm gần đây nhằm đáp ứng những
nhu cầu của sự phát triển trong các em thiếu nhi và để phù hợp với tình hình của
đất nước hoạt động của Đội luôn có sự đổi mới và quan tâm sâu sát để giúp các em
phát triển một cách toàn diện. Thực tế cho thấy trong tình hình hiện nay hoạt động
của Đội không có những hoạt động sáng tạo mới thì sẽ rất dễ gây nhàm chán cho
các em, những hoạt động hiện nay không chỉ giúp các em có ý thức rèn luyện để trở
thành những người con ngoan trò giỏi mà còn phải giáo dục các em biết tôn trọng
và quý trọng người khác và đặc biệt hơn nữa là phải có ý thức sống có trách nhiệm.
2. Về mặt thực tiễn:
Hiện nay, ở vào thời kì hội nhập nhiều học sinh có ý chí vươn lên trong học
tập, có hoài bão khát vọng lớn. Tuy nhiên, cũng dưới tác động của nền kinh tế thị
trường và cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của
thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật
của học sinh, khiến gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm giao thông, bạo lực nhà
trường, quay cóp bài, trong gia đình trẻ em thiếu kính trên nhường dưới, không
vâng lời cha mẹ, người lớn, thầy cô giáo….
Những phẩm chất xấu ấy là kết quả sự giáo dục không đồng bộ giữa gia
đình, nhà trường và xã hội. Việc giáo dục đạo đức trong nhà trường thường chú
trọng tới nề nếp kỷ cương với nội quy, những bài học giáo huấn, không chú ý đến
hành vi ứng xử thực tế.
Chương trình học rất nhiều nhưng rất khó nhớ, khó nhập tâm. Bên cạnh đó
giáo viên hiện nay chỉ lo truyền thụ kiến thức, học sinh thì cố gắng đạt điểm cao
trong học tập nhưng quan hệ thầy trò nhợt nhạt. Về nhà, cha mẹ bận lo công việc,
các em không được trang bị những kỹ năng tối thiểu cũng như cách ứng xử trong
cuộc sống. Học sinh là tuổi ước mơ và sống vì lý tưởng nhưng hiện nay, họ không
có một mẫu người lý tưởng. Chính vì thế, những trò chơi điện tử, những nhân vật
2

ăn chơi sành điệu, những sát thủ tàn bạo trên phim ảnh đã thành thần tượng của biết
bao cô cậu học trò.
3. Thực trạng
a. Thuận lợi:
Học sinh của trường phần lớn là học sinh thuộc hộ khẩu tại địa bàn xã Khánh
Tiến. Nhìn chung các em chăm ngoan, chịu khó học tập, rèn luyện và tham gia các
hoạt động tập thể.
Trường có 34 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Có đủ giáo viên chuyên biệt để
dạy các môn năng khiếu tự chọn: Tiếng Anh, Tin học và các môn Nhạc, Mĩ thuật.
Giáo viên của trường phần lớn đã tốt nghiệp ĐHSP - CĐSP.
Trường có phòng đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học hiện đại để giáo
viên và học sinh thực hiện Đổi mới phương pháp dạy học như: Video, Cát sét, Máy
chiếu, máy chụp phim
Có các phòng chức năng khác như : Đoàn đội, Y tế , Nghe nhìn, Tin Học,
Hội đồng Giáo dục , Thư viện, Thiết bị.
b. Khó khăn:
Hiện nay nhà trường chưa có hàng rào nên rất khó cho ngà trường quản lý
học sinh trong buổi học ở trường. Mặt khác sân trường còn là sân đất, thường
xuyên lầy lội khi gặp mưa, vì vậy rất khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động vui
chơi giải trí cho học sinh nhằm thu hút các em vào các hoạt động do Đội thiếu niên
tiền phong tổ chức và không ít đội viên bị tác động trước những cám dỗ bởi lối
sống thực dụng, văn hóa đồi truỵ Một số đội viên đã không làm chủ được bản
thân, sa sút đạo đức, khủng hoảng lối sống dẫn đến học yếu và bỏ học dẫn vào con
đường hư hỏng, trộm cắp
Nhà trường cũng còn phải chịu tác động rất lớn của những tiêu cực ngoài xã
hội. Một bộ phận học sinh cá biệt thường rơi vào con của các gia đình mà bố mẹ
sống buông thả, đi lao động làm ăn xa, bố mẹ ly hôn tuy là số ít nhưng lại có tác
3
hại không nhỏ trong việc xây dựng nề nếp của nhà trường. Nhiều quán kinh doanh
điện tử mở ngay tại cổng trường thu hút học sinh lười học ham chơi, dối trá đối với

cha mẹ và Thầy cô.
Đứng trước tình hình đó, nhà trường luôn phải tìm ra những biện pháp để
duy trì kỷ cương nề nếp trường học. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất đó
là việc huy động sức mạnh tổng hợp của mọi thành viên trong nhà trường, của các
tổ chức đoàn thể trong trường, phát huy sức mạnh và sự nhiệt tình, sáng tạo của
từng giáo viên trong nhà trường, trong đó tổ chức Đoàn – Đội là vai trò nòng cốt.
4. Một số biện pháp tổ chức thực hiện:
a - Đối với Nhà trường:
Phải xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ đầu năm học
trên cơ sở dựa vào tình hình thực trạng đạo đức của học sinh, tình hình thực tế của
địa phương để định ra, nội dung, biện pháp, thời gian, chỉ tiêu cho phù hợp. Phải
thường xuyên nắm tình hình tư tưởng đạo đức của học sinh một cách cụ thể bao
gồm tình hình có tính chất thường xuyên, lâu dài, phổ biến và những tình hình có
tính chất thời sự, cá biệt có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với học sinh.
Thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, đầu tư ngân sách để cải tạo cảnh quang sư
phạm: trồng cây xanh, hoa kiểng, trang trí các khẩu hiệu, nội quy của từng phòng
học và trong khu vực trường, xây dựng cổng rào an toàn cho học sinh.
Chương trình sách giáo khoa giáo dục công dân bậc phổ thông cần phải có
những thay đổi quyết liệt hơn nữa. Cần dạy học sinh những giá trị đạo đức cơ bản
của con người, giáo dục cho học sinh những thói quen đạo đức và kỹ năng sống
đúng đắn. Giáo dục đạo đức trong nhà trường cần giảm thiểu những vấn đề cao xa,
lớn lao, thay vào đó cần kiên trì bồi đắp lòng nhân ái, tính trung thực, lòng tự trọng,
nếp nghĩ và lối sống lành mạnh, trọng đạo lý, sống có kỷ luật. Cần thay đổi cách
đánh giá học sinh thay cách đánh giá đơn thuần bằng điểm số Nhà trường nên có
quy định khi đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh hàng năm, giáo viên phải ghi rõ
4
những mặt mạnh, yếu, mặt nào cần rèn luyện, những biểu hiện sai lệch để học sinh
cố gắng trong năm sau. Giáo viên phải tự tìm cho mình những phương pháp dạy
học tốt nhất nhằm giúp học sinh có kỹ năng ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo
đức. Cần phát huy thế mạnh của các phương pháp như Nhập vai (đóng kịch), thảo

luận, tổ chức trò chơi, “Thực tế cho thấy học sinh rất thích học môn giáo dục công
dân vì trong giờ học các em được bày tỏ ý kiến. Điều quan trọng là thầy cô phải là
gương sáng mọi lúc mọi nơi để học sinh noi theo”.
Thường xuyên tổ chức lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh… thông
qua buổi lao động cần giáo dục đầy đủ mục đích, ý nghĩa công việc cho học sinh,
phải có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị lớp, quy định rõ thời gian và
kết quả phải đạt được, phải có kỷ luật, trật tự, không khí tươi vui, biểu dương kịp
thời những học sinh tốt, tập thể lớp tốt.
Tổ chức họp tham khảo ý kiến hội đồng giáo viên để đưa ra những quy định
cụ thể về nội quy nhà trường, nhiệm vụ của học sinh, dựa trên cơ sở điều lệ trường
trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2007.
Kết hợp với chính quyền địa phương giải tỏa các hàng quán trước cổng
trường, các điểm vui chơi giải trí và truy cập internet xung quanh trường theo đúng
quy định của ngành chức năng.
Tổ chức các phong trào thi đua thường xuyên, liên tục, bảo đảm tính công
bằng, trung thực, phù hợp với năng lực và nhu cầu của các em.
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng lớp thành những tập thể vững mạnh,
có lực lượng cốt cán làm nòng cốt, làm hạt nhân cơ bản của lớp, là trợ thủ đắc lực
cho giáo viên chủ nhiệm.
b - Vai trò của Đội TNTP Hồ Chí Minh trong việc xây dựng, duy trì nề
nếp của nhà trường.
Trước áp lực của kinh tế thị trường, thời đại khoa học kỹ thuật phát triển,
người giáo viên Tổng phụ trách Đội càng phải khẳng định phẩm chất, đạo đức của
5
mình, đây là yếu tố quyết định trong quá trình công tác, giáo dục thiếu nhi. Để tổ
chức Đội lớn mạnh luôn là một tổ chức chính trị - xã hội đúng nghĩa, để các em đội
viên xứng đáng là một “thế hệ cách mạng" của Đảng, người Tổng phụ trách phải tự
hoàn thiện về nhiều mặt. Hơn hết là nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng,
Nhà nước, luôn tin tưởng vào con đường của Đảng đã chọn. Từ đó, xác định mục
tiêu, định hướng cho các em thiếu nhi phấn đấu trở thành con người xã hội chủ

nghĩa.
Yếu tố cao đẹp của người giáo viên Tổng phụ trách Đội là lòng nhiệt tình, sự
say mê với công tác Đội và công tác xã hội. Nó sẽ là tiền đề giúp cho hiệu quả công
việc của người phụ trách cao hơn. Sự nhiệt tình, say mê công việc sẽ kích thích
người giáo viên phụ trách đi sâu tìm tòi, nghiên cứu, chuyên sâu công việc, từ đó,
sẽ làm cho người phụ trách càng thêm yêu trẻ và sự sáng tạo cũng sẽ được hình
thành. Sáng tạo là yếu tố cần thiết trong điều kiện hiện nay đối với người phụ trách.
Đổi mới tư duy, cách đánh giá một sự việc, sự vật của trẻ sẽ làm cho trẻ thêm cảm
hứng khi tham gia các hoạt động là việc người phụ trách nên làm.
Lòng yêu trẻ và thích làm việc với trẻ là một yếu tố không thể thiếu đối với
một người làm công tác phụ trách Đội. Vì chỉ khi nào bạn yêu trẻ, thích trẻ thì mới
có thể hòa nhập cùng vui chơi, cùng sinh hoạt với trẻ. Phải hiểu trẻ đang cần gì và
làm thế nào để trẻ tôn trọng, tin tưởng là điều hết sức quan trọng. Người giáo viên
phụ trách Đội phải yêu thương, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ với các em thật sự, tạo
cho mình trở nên là hình tượng, một chỗ dựa tinh thần cho các em. Sự gần gũi, quí
trọng sẽ giúp cho các em có ý thức sâu sắc về lối sống và mục đích của bản thân.
Ngày nay, nhu cầu của trẻ rất cao, trẻ muốn tạo niềm tin cho mọi người bằng
cách luôn tự khẳng định mình. Vì vậy các trò chơi ngoài việc giúp trẻ giải trí, còn
phải mang tính giáo dục cao. Phải thường xuyên đổi mới về hình thức lẫn nội dung,
phương pháp cách thức tổ chức để phát hiện năng khiếu của các em, từ đó có
hướng bồi dưỡng, chăm lo, tạo điều kiện cho các em phát triển.
6
Giáo viên Tổng phụ trách Đội phải có trình độ về kiến thức; khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội - nhân văn. Nếu một người giáo viên có lòng nhiệt tình, yêu
trẻ thì chưa đủ để làm phụ trách. Tâm lý học, giáo dục học, xã hội học, là những
kiến thức nền tảng chắc chắn giúp người tổng phụ trách đi sâu vào lòng trẻ, hiểu
được nội tâm của trẻ, định hướng từ suy nghĩ đến hành động của trẻ em một cách
đúng đắn.
Thiếu nhi là tâm sinh lý đang phát triển phức tạp, từ cách nói cách suy nghĩ,
cách làm. Vì vậy, người giáo viên tổng phụ trách Đội cần có tay nghề vững vàng

mới có thể tiếp cận và hiểu được trẻ và tổ chức thành công mọi hoạt động. Điều đó
đòi hỏi người giáo viên Tổng phụ trách Đội phải thành thạo về chuyên môn nghiệp
vụ, hiểu và thực hiện tốt các điều lệ, nghi thức cũng như kỹ năng của Đội.
Từ lòng nhiệt huyết yêu nghề yêu trẻ, phẩm chất đạo đức cách mạng trong
sáng, lòng say mê công tác, người giáo viên phụ trách Đội luôn trau dồi học hỏi
kinh nghiệm, sáng tạo, khéo léo trong việc tổ chức hoạt động. Trang bị cho mình
vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung kiến thức nghiệp vụ phục vụ cho
công tác.
Luôn tìm hiểu tâm tư, sở thích của trẻ, tạo cho trẻ niềm tin, biết phối hợp với
các ban chuyên môn của nhà trường, tham mưu tốt cho BGH trường, các đoàn thể,
Hội đồng Đội trong công tác. Luôn gắn kết 3 khâu: nghĩ - nói - làm, giáo viên Tổng
phụ trách Đội đảm nhận và khẳng định vị trí vai trò của mình, góp phần xây đựng
tổ chức Đội, đào tạo đội ngũ kế thừa cho đất nước. Để chắp cánh cho thiếu nhi bay
cao và bay xa hơn.
Cần lựa chọn tổ chức các hoạt động tập thể khoa học sáng tạo phù hợp với
tình hình thực tế để đưa học sinh vào môi trường giáo dục lành mạnh. cần đổi mới
hơn nữa nội dung, phương thức hoạt động. Trong đó, tập trung nhiều hình thức thu
hút thiếu niên vào tổ chức của mình; xây dựng nhiều chương trình hoạt động, sân
chơi mới, phong phú, hấp dẫn, thỏa mãn sự hiếu động, sáng tạo của thiếu niên, nhi
đồng.
7
Các buổi sinh hoạt như: Chào cờ đầu tuần, hoạt động GD NGLL, sinh hoạt
Đội theo chủ điểm bằng nhiều hình thức đã có tác dụng rất lớn trong việc xây
dựng nề nếp của nhà trường, góp phần giáo dục đạo đức học sinh.
c – Tổ chức phong trào trong nhà trường và trên địa bàn dân cư:
Các hoạt đông Đội có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng nề nếp của nhà
trường. Đưa các em vào hoạt động phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với khả năng của
mình sẽ có tác dụng giáo dục thiết thực. Từ thực tiễn các hoạt động tác dụng giáo
dục đạo đức sẽ hiệu quả hơn là lên lớp lý thuyết . ở lứa tuổi các em nhận thức thông
qua con đường rèn luyện bằng việc làm sẽ hiệu quả hơn so với việc răn dạy theo

sách vở .
Thực hiện “2 chương trình – 5 phong trào” trong Đội viên, thiếu nhi thi đua
thực hiện “5 điều Bác Hồ dạy” lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong
năm. Trong đó, chú ý giáo dục các em biết lễ phép, biết yêu thương và giúp đỡ mọi
người, có ý thức bảo vệ môi trường và chấp hành Luật giao thông đường bộ, phòng
tránh các tai tệ nạn xã hội. Tăng cường chỉ đạo và hỗ trợ phát triển phong trào thiếu
nhi trên địa bàn dân cư, xây dựng Đội trên địa bàn dân cư đạt hiệu quả.
Hoạt động GD tập thể theo chủ đề: từ 30 – 45 phút vào tiết chào cờ đầu tuần
tổ chức trên nhiều hình thức tạo tính hấp dẫn thu hút học sinh tham gia.
Phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, “Vòng tay bè bạn”, phong trào “ủng hộ
bạn nghèo”, “giúp bạn đến trường cùng hướng đến tương lai”, phong trào “kế
hoạch nhỏ”, “Nghìn việc tốt”
Ngoài các phong trào thi đua xuyên suốt năm học, Đội còn có những hoạt
động chủ điểm hàng tháng và các đợt sinh hoạt văn hoá văn nghệ nhằm thu hút
được tất cả học sinh tham gia như: Làm báo tường; sưu tầm báo ảnh; thi văn nghệ;
thi TDTT; hội trại thi kiến thức văn hoá. Các hoạt động này thu hút nhiều học sinh
tham gia, không khí thi đua giữa các lớp rất sôi nổi, cá nhân học sinh cũng thấy
mình có trách nhiệm hơn đối với tập thể lớp của mình. Mặt khác các hoạt động này
8
còn giúp hạn chế rất nhiều những hiện tượng tiêu cực như: bỏ học chơi điện tử,
đánh nhau Qua đó, giáo dục, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho thiếu niên,
nhi đồng, nhất là chính trị tư tưởng, giác ngộ lý tưởng cách mạng, truyền thống vẻ
vang của quê hương, đất nước. Giáo dục đạo đức, lối sống cho thiếu niên, nhi đồng
trước nguy cơ xâm hại ngày càng cao của tệ nạn xã hội. Giúp các em thấy được ý
nghĩa của cuộc sống lành mạnh, biết khát khao vươn lên trong học tập, công tác,
đóng góp sức mình cho gia đình và cho xã hội.
Cũng từ những hoạt động này, không khí thi đua giữa các lớp, các khối sôi
nổi; bản thân mỗi học sinh cũng có ý thức hơn khi góp sức vì thành tích chung của
tập thể. Một hoạt động có tác dụng rất lớn trong việc duy trì nề nếp của nhà trường,
đó là hoạt động của đội cờ đỏ. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giáo viên Tổng phụ

trách Đội và sự giám sát chỉ đạo của các đồng chí đoàn viên thanh niên trong chi
đoàn, đội cờ đỏ được phân công theo dõi nề nếp của từng lớp: từ nề nếp sinh hoạt
đầu buổi học đến nề nếp tập thể dục giữa buổi, vệ sinh lớp học, đến việc thực hiện
nội quy của nhà trường.
Đội cờ đỏ giao ban hàng tuần, có chấm điểm các hoạt động của từng lớp theo
thang điểm mà nhà trường đã xây dựng.
THANG ĐIỂM THI ĐUA NỀ NẾP
1, Trừ 2 điểm cho các trường hợp sau:
- Vắng có phép
- Đi trễ
2. Trừ 5 điểm cho các trường hợp sau:
- Bỏ giờ, móng tay dơ, không bình bông, không khăn trải bàn, ăn quà vặt
trong trường.
- Không khăn quàng, bảng tên, măng non, đồng phục không đúng quy định,
săn quần trong lớp học, không mũ calô khi dự lễ.
- Giờ học xếp loại B
3. Trừ 10 điểm cho các trường hợp sau:
- Vắng không phép, đánh trống không đúng quy định, ra ngoài lớp trong giờ
học, giờ sinh hoạt.
9
- Hớt tóc đầu đinh ( trừ 7 ngày) , tóc dài , tóc nhuộm khác màu , xả tóc.
- Giờ học xếp loại C
4. Trừ 20 điểm cho các trường hợp sau:
- Lớp trực tuần không chuẩn bị chào cờ, không quét cầu thang, hành lang.
- Lớp dơ trong phòng học, ngoài sân, cống rãnh.
- Lớp không xếp hàng dầu buổi, cuối buổi.
- Chạy cầu thang, leo rào, ngồi lên bàn, viết - vẽ lên bàn.
- Không hát đầu giờ.
- Xô nước rửa tay cho giáo viên không có hoặc nước không sạch
- Xả rác không đúng nơi quy định, đậu xe không đúng nơi quy định.

- Đứng trước cửa lớp khác khi lớp đang học, lên hành lang văn phong khi
không có việc.
- Giờ học xếp loại D.
5. Trừ 50 điểm cho các trường hợp sau:
- Lớp tự quản không tốt
- Không kính trọng người lớn, thầy cô, bạn bè.
- Chơi các trò chơi điện tử, bấm tem, bida, cá độ mọi hình thức, vị trí.
- Không có chậu cây xanh trong lớp.
- Trèo lên cây, bẻ cành lá cây.
- Bước lên bồn hoa nhà trường.
- Đánh, đá bóng trong lớp, hành lang, sân trước lớp học.
6. Trừ 100 điểm cho các trường hợp sau:
- Đi xe phân khối lớn hơn cho phép.
- Cá nhân vi phạm luật giao thông.
- Khi không hoàn thành sự phân công của giáo viên.
7. Điểm trừ khác:
- Lớp không lên tổng kết, bị trừ cao hơn số điểm của lớp bị trừ nhiều nhất là
10 điểm.

* Cách tính điểm: Trung bình trừ /học sinh =

10
Tổng số điểm trừ
Tổng số học sinh lớp
Ví dụ: Tổng số học sinh lớp 8A2 31, tổng số điểm trừ trong tuần là 15 điểm.
Trung bình trừ mỗi học sinh lớp 8A2 = = 0,48 điểm.

Xếp loại lớp và tổng kết vào cuối tuần. Có thể nói, hoạt động của đội cờ đỏ
đã góp phần rất lớn vào việc duy trì nề nếp của nhà trường, tạo ra được những nội
dung thi đua giữa các lớp, giúp nhà trường đánh giá xếp loại các lớp vào cuối tuần,

cuối tháng, học kỳ, cuối năm được dễ dàng hơn.
Kết thúc năm học, Đội Thiếu niên thường được tổng kết bằng Đại hội Cháu
ngoan Bác Hồ, biểu dương khen thưởng những tập thể và cá nhân xuất sắc trong
học tập và rèn luyện, sau đó có phương hướng quản lý học sinh trong hè.
d - Công tác phối hợp:
* Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn:
Phối hợp với anh chị phụ trách các chi đội triển khai chương trình RLDV sâu
rộng trong toàn Liên đội, giáo dục và rèn luyện học sinh cần đảm bảo tính thông
tin 2 chiều để nắm bắt được tình hình cụ thể đối với những trường hợp vi phạm kỷ
cương nề nếp của học sinh khi đó mới có biện pháp giáo dục rèn luyện thích hợp,
có hiệu quả.
* Với ban đại diện cha mẹ học sinh.
Giúp nhà trường tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của một số học sinh cá biệt, có
nguy cơ bỏ học, động viên gia đình có trách nhiệm hơn đối với con cái họ. Kịp
thời động viên những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện giúp đỡ các
em .
Phối hợp với nhà trường trong việc thăm hỏi học sinh, cha mẹ học sinh trong
những trường hợp đặc biệt ( ốm đau nặng, tai nạn rủi ro )
Dành một phần quỹ thích đáng giúp đỡ những học sinh quá khó khăn hoặc
khen thưởng học sinh có thành tích nổi bật .
11
15
31
Các bậc phụ huynh phải theo dõi thường xuyên về đời sống sinh hoạt tinh
thần của các em. Qua đó, uốn nắn kịp thời những sai lệch trong sinh hoạt, xây
dựng nếp sống lành mạnh, có văn hoá trong tâm hồn trong trắng của các em. Giáo
dục, bồi dưỡng phẩm chất cho thế hệ trẻ, động viên khuyến khích con cái chăm
học, quản lý chặt chẽ thời gian học tập ở gia đình, không để các em chơi lêu lổng,
túm năm tụm ba để tiêm nhiễm thói hư tật xấu
* Phối hợp với các đoàn thể quần chúng trên địa bàn:

Việc giáo dục học sinh sẽ đạt hiệu quả cao nếu tổ chức Đoàn – Đội biết phối
kết hợp với các tổ chức đoàn thể trên địa bàn, biết tạo ra môi trường giáo dục lành
mạnh để giáo dục học sinh. Trong đó tổ chức gắn với nhà trường nhất là Đoàn
thanh niên và Hội phụ nữ.
Đoàn thanh niên xã có quan hệ chặt chẽ với Đoàn thanh niên nhà trường như
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện” tổ chức các buổi tình nguyện làm vệ
sinh môi trường, giao lưu văn hoá văn nghệ, các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống
lịch sử vẻ vang của Đoàn đều có tác dụng gắn kết nhà trường với địa phương,
giúp các em mở rộng nhận thức cuộc sống ngoài xã hội .
Hội phụ nữ xã cũng có những kết hợp rất hữu hiệu như Hội đã triển khai
công tác phòng chống tệ nạn xã hội, vận động con em, những người thân không
vướng vào các tệ nạn xã hội, sống và làm việc theo pháp luật. Các mẹ các chị đã
sát sao với những học sinh chậm tiến ở các ấp, và đã giúp nhà trường ngăn chặn
được một số học sinh có nguy cơ bỏ học .
Đó là những đóng góp rất hiệu quả của các đoàn thể ở địa phương đối với
nhà trường.
III. KẾT QỦA ĐẠT ĐƯỢC:
Thời gian qua, công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên và xây dựng Đội thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh ở Trường THCS Nguyễn Mai đã có nhiều chuyển
biến.
12
Nhìn vào các hoạt động của Đội ỏ trường THCS Nguyễn Mai chúng ta cũng
thấy được một điều: tất cả các hoạt động đều hướng vào việc giáo dục học sinh, xây
dựng nề nếp nhà trường, đưa học sinh vào những hoạt động bổ ích và lý thú, khiến
các em gắn bó với Thầy cô, với mái trường và có trách nhiệm đối với tập thể lớp và
nhà trường hơn.
Chi đội, Liên đội đã chủ động phối hợp với các cấp, các ban ngành trong
việc chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng; bảo vệ các em trước nguy cơ xâm hại
ngày càng cao của tệ nạn xã hội.
Lực lượng phụ trách Đội đã tổ chức tốt các hoạt động của thiếu niên, nhi

đồng nhân dịp Tết Trung thu, kỷ niệm ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ
Chí Minh…Vì thế, nội dung, hình thức hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong
ngày càng phong phú, hấp dẫn, thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia. Nổi bật là các
phong trào, “vượt khó học tốt”, “vòng tay bè bạn”, “thiếu nhi vui khỏe”, “Vì màu
xanh quê hương”.
Trong nhiều năm học vừa qua, cùng với sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng, Đoàn –
Đội các cấp, sự phối hợp của các tổ chức trong và ngoài nhà trường, Chi đoàn đã
dìu dắt giúp đỡ tất cả các em đội viên trong Liên đội từng bước đi lên và giữ vững
danh hiệu Liên đội mạnh cấp tỉnh.
Trong phạm vi tổ chức Đoàn – Đội chỉ mới dừng lại là vai trò nòng cốt, công
tác xây dựng kỷ cương nề nếp và tổ chức các hoạt động trong học đường theo định
hướng sinh hoạt tự quản cần phải huy động sức mạnh tổng hợp của tất cả CBGV-
NV, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường thì mới đủ lực để xây dựng nền
văn hóa học đường thành công.
Khánh Tiến, ngày 15 tháng 12 năm 2012.
Người viết sáng kiến
Vũ Văn Sơn
13
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Khánh Tiến, ngày 15 tháng 12 năm 2012
ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng khoa học xét công nhận sáng kiến Phòng GD & ĐT
Huyện U Minh
Họ và tên Vũ Văn Sơn
Đơn vị công tác: trường THCS Nguyễn Mai – xã Khánh Tiến – huyện U
Minh – tỉnh Cà Mau.
Đề nghị Hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến năm học 2012-2013 như
sau:

1.Tên sáng kiến:
Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập ở trường THCS Nguyễn Mai.
2. Sự cần thiết ( lý do nghiên cứu):
Đội TNTP Hồ Chí Minh là chủ nhân tương lai của đất nước, là lớp người
kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Vì vậy chăm sóc
giáo dục và dạy dỗ thiếu niên nhi đồng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân
để các em trở thành con ngoan trò giỏi, công dân tốt có ích cho xã hội đó là
nguồn lực của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và mỗi gia đình.
Để đạt được mục tiêu đó thì đội ngũ nhà giáo cần phải giáo dục và đào tạo
những thế hệ học sinh phát triển toàn diện có đủ sức khỏe, có trí tuệ có tinh thần
yêu nước, sẵn sàng hi sinh cho sự phồn vinh của dân tộc, chính nghĩa vụ lớn lao đó
đòi hỏi nhà trường phải quan tâm sâu sắc đến các mặt giáo dục trong đó một mảng
hoạt động không thể tách rời trong Nhà trường đó là hoạt động Đội, hoạt động Đội
rất đa dạng và phong phú xong một hoạt động rất đáng được quan tâm và rất phù
hợp với các đối tượng học sinh THCS.
Đi đôi với chất lượng, kết quả học tập, công tác xây dựng nề nếp và tổ chức
các hoạt động định hướng cho các em học sinh từng bước tự quản trong sinh hoạt là
một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên Tổng phụ trách
14
Đội. Thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ
không đạt hiệu quả cao.
3.Nội dung cơ bản của sáng kiến:
a - Đối với Nhà trường:
Phải xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ đầu năm học
trên cơ sở dựa vào tình hình thực trạng đạo đức của học sinh, tình hình thực tế của
địa phương để định ra, nội dung, biện pháp, thời gian, chỉ tiêu cho phù hợp. Phải
thường xuyên nắm tình hình tư tưởng đạo đức của học sinh một cách cụ thể bao
gồm tình hình có tính chất thường xuyên, lâu dài, phổ biến và những tình hình có
tính chất thời sự, cá biệt có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với học sinh.
Thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, đầu tư ngân sách để cải tạo cảnh quang sư

phạm: trồng cây xanh, hoa kiểng, trang trí các khẩu hiệu, nội quy của từng phòng
học và trong khu vực trường, xây dựng cổng rào an toàn cho học sinh.
Kết hợp với chính quyền địa phương giải tỏa các hàng quán trước cổng
trường, các điểm vui chơi giải trí và truy cập internet xung quanh trường theo đúng
quy định của ngành chức năng.
Tổ chức các phong trào thi đua thường xuyên, liên tục, bảo đảm tính công
bằng, trung thực, phù hợp với năng lực và nhu cầu của các em.
b - Nhận thức về vai trò Đội trong việc xây dựng, duy trì nề nếp của nhà
trường.
Giáo viên Tổng phụ trách Đội phải có trình độ về kiến thức; khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội - nhân văn. Nếu một người giáo viên có lòng nhiệt tình, yêu
trẻ thì chưa đủ để làm phụ trách. Tâm lý học, giáo dục học, xã hội học, là những
kiến thức nền tảng chắc chắn giúp người tổng phụ trách đi sâu vào lòng trẻ, hiểu
được nội tâm của trẻ, định hướng từ suy nghĩ đến hành động của trẻ em một cách
đúng đắn.
15
Cần lựa chọn tổ chức các hoạt động tập thể khoa học sáng tạo phù hợp với
tình hình thực tế để đưa học sinh vào môi trường giáo dục lành mạnh. Cần đổi mới
hơn nữa nội dung, phương thức hoạt động. Trong đó, tập trung nhiều hình thức thu
hút thiếu niên vào tổ chức của mình; xây dựng nhiều chương trình hoạt động, sân
chơi mới, phong phú, hấp dẫn, thỏa mãn sự hiếu động, sáng tạo của thiếu niên, nhi
đồng.
c – Tổ chức phong trào trong nhà trường và trên địa bàn dân cư:
Các hoạt đông Đội có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng nề nếp của nhà
trường. Đưa các em vào hoạt động phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với khả năng của
mình sẽ có tác dụng giáo dục thiết thực. Từ thực tiễn các hoạt động tác dụng giáo
dục đạo đức sẽ hiệu quả hơn là lên lớp lý thuyết . ở lứa tuổi các em nhận thức thông
qua con đường rèn luyện bằng việc làm sẽ hiệu quả hơn so với việc răn dạy theo
sách vở .
Hoạt động GD tập thể theo chủ đề: từ 30 – 45 phút vào tiết chào cờ đầu tuần

tổ chức trên nhiều hình thức tạo tính hấp dẫn thu hút học sinh tham gia.
Phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, “Vòng tay bè bạn”, phong trào “ủng hộ
bạn nghèo”, “giúp bạn đến trường cùng hướng đến tương lai”, phong trào “kế
hoạch nhỏ”, “Nghìn việc tốt”
4.Phạm vi áp dụng:
Phạm vi áp dung thực hiện: liện đội trường THCS Nguyễn Mai.
5.Hiệu quả đạt được:
Thời gian qua, công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên và xây dựng Đội thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh ở Trường THCS Nguyễn Mai đã có nhiều chuyển
biến.
Nhìn vào các hoạt động của Đội ở trường THCS Nguyễn Mai chúng ta cũng
thấy được một điều: tất cả các hoạt động đều hướng vào việc giáo dục học sinh, xây
dựng nề nếp nhà trường, đưa học sinh vào những hoạt động bổ ích và lý thú, khiến
16
các em gắn bó với Thầy cô, với mái trường và có trách nhiệm đối với tập thể lớp và
nhà trường hơn.
Chi đội, Liên đội đã chủ động phối hợp với các cấp, các ban ngành trong
việc chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng; bảo vệ các em trước nguy cơ xâm hại
ngày càng cao của tệ nạn xã hội.
Lực lượng phụ trách Đội đã tổ chức tốt các hoạt động của thiếu niên, nhi
đồng nhân dịp Tết Trung thu, kỷ niệm ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ
Chí Minh…Vì thế, nội dung, hình thức hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong
ngày càng phong phú, hấp dẫn, thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia. Nổi bật là các
phong trào, “vượt khó học tốt”, “vòng tay bè bạn”, “thiếu nhi vui khỏe”, “Vì màu
xanh quê hương”.
Trong nhiều năm học vừa qua, cùng với sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng, Đoàn –
Đội các cấp, sự phối hợp của các tổ chức trong và ngoài nhà trường, Chi đoàn đã
dìu dắt giúp đỡ tất cả các em đội viên trong Liên đội từng bước đi lên và giữ vững
danh hiệu Liên đội mạnh cấp tỉnh.
Người đăng ký

Vũ Văn Sơn
17
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Khánh Tiến, ngày 15 tháng 12 năm 2012
BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
-Tên sáng kiến: Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập ở trường THCS
Nguyễn Mai.
-Tên cá nhân hoặc tên người chủ trì, người đồng nghiên cứu ( nếu là sáng
kiến đồng tác giả) thực hiện: Vũ Văn Sơn
-Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày: 17 tháng 9 năm 2012 Đến
ngày: 10 tháng 12 năm 2012.
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Đội TNTP Hồ Chí Minh là chủ nhân tương lai của đất nước, là lớp người
kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Vì vậy chăm sóc
giáo dục và dạy dỗ thiếu niên nhi đồng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân
để các em trở thành con ngoan trò giỏi, công dân tốt có ích cho xã hội đó là
nguồn lực của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và mỗi gia đình.
Để đạt được mục tiêu đó thì đội ngũ nhà giáo cần phải giáo dục và đào tạo
những thế hệ học sinh phát triển toàn diện có đủ sức khỏe, có trí tuệ có tinh thần
yêu nước, sẵn sàng hi sinh cho sự phồn vinh của dân tộc, chính nghĩa vụ lớn lao đó
đòi hỏi nhà trường phải quan tâm sâu sắc đến các mặt giáo dục trong đó một mảng
hoạt động không thể tách rời trong Nhà trường đó là hoạt động Đội, hoạt động Đội
rất đa dạng và phong phú xong một hoạt động rất đáng được quan tâm và rất phù
hợp với các đối tượng học sinh THCS.
Đi đôi với chất lượng, kết quả học tập, công tác xây dựng nề nếp và tổ chức
các hoạt động định hướng cho các em học sinh từng bước tự quản trong sinh hoạt là
một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên Tổng phụ trách
Đội. Thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ

không đạt hiệu quả cao.
18
Tuy nhiên việc hình thành cho các em nề nếp tốt ở các mặt là một điều khó
thực hiện đối với giáo viên Tổng phụ trách Đội. Với tình hình xã hội hiện nay, một
số giáo viên đến trường chỉ quan tâm nhiều đến việc dạy, chưa thực sự quan tâm
đến việc hình thành nề nếp và tìm hiểu tình cảm cuộc sống của các em … Vậy để
nề nếp học tập và tổ chức các hoạt động theo định hướng sinh hoạt tự quản tốt cho
học sinh, chúng ta phải làm như thế nào cho có hiệu quả?
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Phạm vi áp dung thực hiện: liện đội trường THCS Nguyễn Mai.
3. Mô tả sáng kiến:
a - Đối với Nhà trường:
Phải xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ đầu năm học
trên cơ sở dựa vào tình hình thực trạng đạo đức của học sinh, tình hình thực tế của
địa phương để định ra, nội dung, biện pháp, thời gian, chỉ tiêu cho phù hợp. Phải
thường xuyên nắm tình hình tư tưởng đạo đức của học sinh một cách cụ thể bao
gồm tình hình có tính chất thường xuyên, lâu dài, phổ biến và những tình hình có
tính chất thời sự, cá biệt có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với học sinh.
Thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, đầu tư ngân sách để cải tạo cảnh quang sư
phạm: trồng cây xanh, hoa kiểng, trang trí các khẩu hiệu, nội quy của từng phòng
học và trong khu vực trường, xây dựng cổng rào an toàn cho học sinh.
Kết hợp với chính quyền địa phương giải tỏa các hàng quán trước cổng
trường, các điểm vui chơi giải trí và truy cập internet xung quanh trường theo đúng
quy định của ngành chức năng.
Tổ chức các phong trào thi đua thường xuyên, liên tục, bảo đảm tính công
bằng, trung thực, phù hợp với năng lực và nhu cầu của các em.
b - Nhận thức về vai trò Đội trong việc xây dựng, duy trì nề nếp của nhà
trường.
19
Trước áp lực của kinh tế thị trường, thời đại khoa học kỹ thuật phát triển,

người giáo viên Tổng phụ trách Đội càng phải khẳng định phẩm chất, đạo đức của
mình, đây là yếu tố quyết định trong quá trình công tác, giáo dục thiếu nhi. Để tổ
chức Đội lớn mạnh luôn là một tổ chức chính trị - xã hội đúng nghĩa, để các em đội
viên xứng đáng là một “thế hệ cách mạng" của Đảng, người Tổng phụ trách phải tự
hoàn thiện về nhiều mặt. Hơn hết là nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng,
Nhà nước, luôn tin tưởng vào con đường của Đảng đã chọn. Từ đó, xác định mục
tiêu, định hướng cho các em thiếu nhi phấn đấu trở thành con người xã hội chủ
nghĩa.
Giáo viên Tổng phụ trách Đội phải có trình độ về kiến thức; khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội - nhân văn. Nếu một người giáo viên có lòng nhiệt tình, yêu
trẻ thì chưa đủ để làm phụ trách. Tâm lý học, giáo dục học, xã hội học, là những
kiến thức nền tảng chắc chắn giúp người tổng phụ trách đi sâu vào lòng trẻ, hiểu
được nội tâm của trẻ, định hướng từ suy nghĩ đến hành động của trẻ em một cách
đúng đắn.
Cần lựa chọn tổ chức các hoạt động tập thể khoa học sáng tạo phù hợp với
tình hình thực tế để đưa học sinh vào môi trường giáo dục lành mạnh. cần đổi mới
hơn nữa nội dung, phương thức hoạt động. Trong đó, tập trung nhiều hình thức thu
hút thiếu niên vào tổ chức của mình; xây dựng nhiều chương trình hoạt động, sân
chơi mới, phong phú, hấp dẫn, thỏa mãn sự hiếu động, sáng tạo của thiếu niên, nhi
đồng.
c – Tổ chức phong trào trong nhà trường và trên địa bàn dân cư:
Các hoạt đông Đội có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng nề nếp của nhà
trường. Đưa các em vào hoạt động phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với khả năng của
mình sẽ có tác dụng giáo dục thiết thực. Từ thực tiễn các hoạt động tác dụng giáo
dục đạo đức sẽ hiệu quả hơn là lên lớp lý thuyết . ở lứa tuổi các em nhận thức thông
qua con đường rèn luyện bằng việc làm sẽ hiệu quả hơn so với việc răn dạy theo
sách vở .
20
Hoạt động GD tập thể theo chủ đề: từ 30 – 45 phút vào tiết chào cờ đầu tuần
tổ chức trên nhiều hình thức tạo tính hấp dẫn thu hút học sinh tham gia.

Phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, “Vòng tay bè bạn”, phong trào “ủng hộ
bạn nghèo”, “giúp bạn đến trường cùng hướng đến tương lai”, phong trào “kế
hoạch nhỏ”, “Nghìn việc tốt”
Ngoài các phong trào thi đua xuyên suốt năm học, Đội còn có những hoạt
động chủ điểm hàng tháng và các đợt sinh hoạt văn hoá văn nghệ nhằm thu hút
được tất cả học sinh tham gia như: Làm báo tường; sưu tầm báo ảnh; thi văn nghệ;
thi TDTT; hội trại thi kiến thức văn hoá.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Thời gian qua, công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên và xây dựng Đội thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh ở Trường THCS Nguyễn Mai đã có nhiều chuyển
biến.
Nhìn vào các hoạt động của Đội ở trường THCS Nguyễn Mai chúng ta cũng
thấy được một điều: tất cả các hoạt động đều hướng vào việc giáo dục học sinh, xây
dựng nề nếp nhà trường, đưa học sinh vào những hoạt động bổ ích và lý thú, khiến
các em gắn bó với Thầy cô, với mái trường và có trách nhiệm đối với tập thể lớp và
nhà trường hơn.
Chi đội, Liên đội đã chủ động phối hợp với các cấp, các ban ngành trong
việc chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng; bảo vệ các em trước nguy cơ xâm hại
ngày càng cao của tệ nạn xã hội.
Lực lượng phụ trách Đội đã tổ chức tốt các hoạt động của thiếu niên, nhi
đồng nhân dịp Tết Trung thu, kỷ niệm ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ
Chí Minh…Vì thế, nội dung, hình thức hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong
ngày càng phong phú, hấp dẫn, thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia. Nổi bật là các
phong trào, “vượt khó học tốt”, “vòng tay bè bạn”, “thiếu nhi vui khỏe”, “Vì màu
xanh quê hương”.
21
Trong nhiều năm học vừa qua, cùng với sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng, Đoàn –
Đội các cấp, sự phối hợp của các tổ chức trong và ngoài nhà trường, Chi đoàn đã
dìu dắt giúp đỡ tất cả các em đội viên trong Liên đội từng bước đi lên và giữ vững
danh hiệu Liên đội mạnh cấp tỉnh.

5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Thời gian qua, công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên và xây dựng Đội thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh ở Trường THCS Nguyễn Mai đã có nhiều chuyển
biến.
Trong phạm vi tổ chức Đoàn – Đội chỉ mới dừng lại là vai trò nòng cốt, công
tác xây dựng kỷ cương nề nếp và tổ chức các hoạt động trong học đường theo định
hướng sinh hoạt tự quản cần phải huy động sức mạnh tổng hợp của tất cả CBGV-
NV, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường thì mới đủ lực để xây dựng nền
văn hóa học đường thành công.
6. Kiến nghị, đề xuất:
- Đối với nhà trường, cần đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng nề nếp
lớp học, xem công tác xây dựng nề nếp là tiêu chí hàng đầu trong sự nghiệp trồng
người.
- Đối với giáo viên bộ môn, cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên Tổng phụ
trách Đôi, với giáo viên chủ nhiệm lớp cùng chung tay góp sức trong công tác xây
dựng nề nếp lớp học.
Ý kiến xác nhận Người báo cáo
của thủ trưởng đơn vị
Vũ Văn Sơn
22

×