Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Một số giải pháp để quản lý công tác kiểm tra nội bộ trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.5 KB, 11 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lời dạy của Bác Hồ “Dù khó khăn đến đâu cũng phải quyết tâm thi đua dạy tốt
- học tốt”. Lời dạy ấy ngành Giáo dục & Đào tạo đã thắm nhuần và đã triển khai việc
đẩy mạnh công tác thi đua dạy tốt - học tốt, trong đó công tác thanh tra, kiểm tra đóng
một vai trò hết sức quan trọng.
Thực hiện Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 của Chính phủ, về tổ
chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục; Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày
20/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, về việc hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà
trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo; Hướng dẫn
số 1505/SGDĐT-TTr ngày 17/8/2012 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra năm học 2012-2013.
Xuất phát từ những tình hình thực tế trên, là một cán bộ trực tiếp phụ trách về
công tác thanh tra của ngành Giáo dục và Đào tạo, có vai trò rất lớn trong việc thúc
đẩy để nâng cao chất lượng dạy - học ở các đơn vị trường học. Chính vì vậy tôi chọn
đề tài: “Một số giải pháp để quản lý công tác kiểm tra nội bộ trường học”.
Ý tưởng này nhằm giúp bản thân và những người cùng làm công tác giáo dục
kiểm chứng, rút kinh nghiệm. Từ đó đề xuất những giải pháp tốt nhất nhằm vận dụng
có hiệu quả tốt hơn trong công tác kiểm tra nội bộ trường học của huyện nhà.
1
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các
ban ngành đoàn thể.
- Được sự kết hợp chặt chẽ của phụ huynh học sinh, nhất là Ban đại diện cha
mẹ học sinh.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có trình độ nghiệp vụ, chuyên
môn đạt chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT, có tinh thần đoàn kết, tự học hỏi nâng
cao trình độ chuyên môn, có tâm quyết yêu nghề mến trẻ. Năm học 2012-2013 toàn
huyện có 2.080 cán bộ, giáo viên (trong đó cán bộ quản lý 175 người, giáo viên 1.582
người, giáo viên TPT Đội 44 người, nhân viên 279 người).


- Học sinh rất ngoan, hiếu học, thông minh và đi học rất đều. Năm học 2012-
2013 toàn huyện có 1.182 lớp, 31.089 học sinh.
2. Khó khăn:
- Trong những năm học qua, từng bước được xây dựng, nâng cấp song các đơn
vị trường học vẫn còn thiếu thốn về cơ sở vật chất như: Phòng hiệu bộ, các phòng
chức năng, trang thiết bị dạy - học,…
- Phụ huynh học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em
mình, thời gian dành cho việc chăm sóc, theo dõi con em học tập có hạn chế.
- Trình độ về chuyên môn của cán bộ, giáo viên chưa đồng bộ, còn thiếu cục
bộ ở một số bộ môn.
2
- Một số giáo viên ngại thao giảng, trao đổi rút kinh nghiệm cho đồng nghiệp,
chưa mạnh dạng đóng góp ý kiến của mình để xây dựng tiết dạy, còn nặng về mặt
tình cảm.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Với tinh thần phát huy những thành tích đạt được và nghiêm túc khắc phục
những nhược điểm về kết quả công tác kiểm tra nội bộ trường học trong những năm
qua, đồng thời quán triệt sự chỉ đạo của ngành, bản thân xây dựng kế hoạch kiểm tra
nội bộ trường học:
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ để khẳng định công tác kiểm tra là nội
dung quan trọng của các hoạt động giáo dục, là giải pháp cơ bản để thúc đẩy phong
trào thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch của phương hướng phát triển
Giáo dục và Đào tạo, nhằm đưa công tác kiểm tra nội bộ vào kế hoạch cụ thể của
năm học. Song cần phải tránh việc chạy theo hình thức, thành tích, mà cần phải chú
trọng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục.
- Muốn đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và tình hình học tập của
học sinh thì phải làm tốt công tác kiểm tra toàn diện của thầy và trò trên tất cả các
mặt công tác.
- Hiệu trưởng là người phải gương mẫu đi đầu trong các phong trào của nhà

trường, từ đó động viên tất cả các cán bộ, giáo viên và học sinh hăng hái thi đua hoàn
thành các chỉ tiêu, hiệu quả và có chất lượng đã đề ra.
3
- Đối với cán bộ, giáo viên và học sinh cần nêu cao tinh thần sáng tạo, nêu cao
tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, lòng yêu nghề để quyết tâm đưa sự nghiệp
Giáo dục và Đào tạo ngày càng phát triển mạnh mẽ, đáp ứng các yêu cầu phục vụ cho
sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, xây dựng một xã hội công bằng,
hiện đại và văn minh trong thời kỳ mới hiện nay nhằm để:
+ Thực hiện tốt các cuộc vận động của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Làm công tác kiểm tra nội bộ trường học để mang lại tính công bằng, khách
quan, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ của ngành đề ra.
+ Việc kiểm tra cũng là động lực mạnh mẽ cho việc hoàn thành tốt các nhiệm
vụ của nhà trường.
+ Sau khi kiểm tra kết quả tốt cần có động viên khen thưởng kịp thời mới có
tác dụng giáo dục, có sự điều chỉnh, nêu gương tốt sau khi thanh tra, kiểm tra.
Từ đó mà bản thân rút ra được một số giải pháp để thực hiện cho đề tài như sau:
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
1. Ổn định đội ngũ cán bộ, giáo viên
- Thường xuyên tổ chức họp và gặp gỡ với các thầy cô giáo để có dịp trao đổi
những tâm tư nguyện vọng của mình cũng như cán bộ, giáo viên cùng nhau tháo gỡ
những vướng mắc, giải đáp những yêu cầu đặt ra, nhằm thông cảm, hiểu nhau hơn để
cùng xây dựng giúp nhau, cùng tiến bộ trong công tác cũng như trong cuộc sống hàng
ngày, đồng thời có cơ sở để phân công hợp lý sở trường của từng cá nhân.
4
- Bồi dưỡng công tác chuyên môn, tận dụng những buổi họp chuyên môn để tổ
chức trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy, những giáo viên có tay nghề giỏi giúp
giáo viên mới trong tất cả các hoạt động. Thường xuyên tổ chức thao giảng để giáo
viên yếu học tập kinh nghiệm để cùng nhau tiến bộ.
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham dự các lớp học chuyên đề do cấp trên tổ
chức và dự các tiết kiến tập của các trường điểm trong huyện và tỉnh đứng tiết, để

nắm bắt được những cái mới trong chuyên môn, khi về đơn vị thực hiện đạt được kết
quả tốt hơn.
- Hiệu trưởng cần phải có kế hoạch cụ thể, trang bị tài liệu tham khảo phù hợp
với tình hình thực tế. Giáo viên phải tự nghiên cứu, phải tự học tập đồng nghiệp để
xem xét lại những gì mà bản thân còn thiếu sót cần nghiêm túc khắc phục nhằm thực
hiện tốt hơn.
2. Kết hợp với tổ, khối
Tổ, khối phải lựa chọn người có kinh nghiệm, có chuyên môn vững vàng, có
tinh thần tập thể cao, biết giúp đỡ mọi người cùng tiến, đảm nhận được trách nhiệm,
lên kế hoạch cho tổ, khối, lên kế hoạch dự giờ, có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn
cho các thầy cô trong tổ, khối; kiểm tra đánh giá đúng khả năng chuyên môn của các
thầy cô trong tổ, khối và tinh thần công tác của từng thành viên trong tổ, khối.
3. Kết hợp với Công đoàn cơ sở
- Đầu năm học khi cá nhân, tập thể đã tự nguyện đăng ký thi đua thì hiệu
trưởng và Công đoàn cơ sở tổng hợp lại, xét tình hình khả năng của tập thể, cá nhân
5
để động viên tinh thần cán bộ, giáo viên đăng ký danh hiệu cao hơn, nếu khả năng
người nào còn hạn chế thì động viên để đăng ký vào những năm học kế tiếp.
- Ban chấp hành công đoàn luôn theo sát tìm hiểu tình hình hoàn cảnh, tâm tư
của công đoàn viên trong trường, cổ động, thăm hỏi động viên cán bộ, giáo viên có
hoàn cảnh khó khăn cùng hoàn thành công tác của mình. Đồng thời còn là những
người tiên phong đi đầu trong tất cả các phong trào, các hoạt động, là cầu nối giữa
nhà trường và cán bộ, giáo viên trong tất cả mọi công tác mọi hoạt động.
- Hiệu trưởng kết hợp với Ban chấp hành công đoàn tổ chức tham quan, dã
ngoại cho cán bộ, giáo viên vào những dịp như mùa hè, 8/3 quốc tế phụ nữ,… để
thầy cô có thời gian gặp gỡ tạo thêm tình cảm thân thiện, thư giản sau thời gian công
tác mệt mỏi và căng thẳng.
- Tổ chức hội nghị điển hình các tập thể, cá nhân có những thành tích tiêu biểu
để tuyên dương, khen thưởng cán bộ, giáo viên kịp thời vào các đợt hội thi lễ hội, kết
quả các phong trào, hay tổng kết các chuyên đề.

4. Kết hợp với Đoàn thanh niên
Đoàn viên thanh niên trường phải đi đầu trong mọi hoạt động, từ đó mà hiệu
trưởng nhà trường cũng phải kết hợp chặt chẽ với Ban chấp hành chi đoàn trường để
chi đoàn trường có kế hoạch cụ thể trong các phong trào hoạt động của nhà trường.
Chi đoàn cũng thường xuyên sinh hoạt theo định kỳ, góp ý những đoàn viên
chưa hoàn thành tốt của từng mặt công tác, giúp đỡ cho nhà trường có được môi
trường xanh sạch đẹp, trồng thêm cây xanh gây bóng mát trong sân trường, mỗi lớp
chăm sóc bồn hoa đẹp, cũng như trong chuyên môn đoàn viên thanh niên cũng có tiêu
6
chuẩn là hàng tháng thành viên trong chi đoàn phải có tiết dạy từ đạt yêu cầu trở lên,
có đủ hồ sơ sổ sách, tiết dạy phải có giáo án, giáo cụ trực quan, tham gia sinh hoạt
đoàn đầy đủ, phấn đấu để được giới thiệu đi học lớp cảm tình để từng bước được
đứng vào hàng ngũ của Đảng.
5. Kết hợp với Thanh tra nhân dân trường học
Thanh tra nhân dân của trường hoạt động dưới sự hướng dẫn của Công đoàn,
cũng là cánh tay đắc lực giúp tất cả các hoạt động kiểm tra.
Giám sát mọi hoạt động của nhà trường để có ý kiến tham mưu, đề xuất, nếu
chuyên môn giáo viên nào yếu kém thì thanh tra nhân dân cũng có ý kiến đề xuất để
nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng; đề xuất cùng Ban chấp hành công đoàn hỗ trợ tinh
thần, vật chất đối với cán bộ, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn. Giám sát việc thực
hiện kế hoạch kiểm tra của nhà trường, của ủy ban kiểm tra Công đoàn, giám sát việc
giải quyết chế độ chính sách của cán bộ giáo viên hàng tháng, việc thực hiện thi đua
khen thưởng, thu chi các nguồn kinh phí trong và ngoài ngân sách.
6. Kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Ngay từ đầu năm học nhà trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ
chức họp phụ huynh học sinh từng lớp để báo tình hình cụ thể của từng lớp và bầu ra
Ban đại diện của lớp. Trong phiên họp đầu tiên với Ban đại diện cha mẹ học sinh,
hiệu trưởng nhà trường thông qua kế hoạch năm học, kế hoạch kiểm tra của trường và
những dự kiến của trường trong năm học, những hội thi sẽ được tổ chức và cũng
thông qua dự kiến khen thưởng cho những giáo viên có thành tích xuất sắc trong

công tác giảng dạy để từ đó xin Ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ.
7
III. KẾT QUẢ
- Mặc dù còn khó khăn về cơ sở vật chất, về trang thiết bị dạy và học, nhưng
các đơn vị trường học hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng gắn kết hơn, tự tin và vững vàng hơn
trong chuyên môn, chất lượng tiết dạy của giáo viên từng bước nâng dần khá, giỏi thể
hiện qua các đợt thanh tra của Phòng GD&ĐT.
- Chất lượng học sinh ngày càng tăng, phụ huynh an tâm hơn khi đưa con em
đến trường, đạt kết quả cao trong rèn hạnh kiểm và học lực của học sinh.
- Các hoạt động khác của nhà trường từng bước đi vào nền nếp và được cải tiến
rõ rệt.
- Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở thường xuyên, giải đáp những thắc
mắc của giáo viên, phụ huynh cũng như học sinh được thỏa mãn. Từ đó mà việc yêu
cầu vượt cấp không còn xãy ra.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Một số giải pháp đưa ra để quản lý tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học như
đã nêu trên, bản thân rút ra được một số kinh nghiệm sau:
- Phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, giáo viên thành một khối thống nhất,
đoàn kết, biết tương trợ giúp nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng, phải là người gương mẫu đi đầu
trong mọi công tác, tất cả mọi kế hoạch của nhà trường phải được công khai hóa, phát
động phong trào thi đua ngay từ đầu năm, học kỳ, hàng tháng, mang tính dân chủ, kết
8
quả phải có sự động viên khen thưởng kịp thời xứng với công sức mà cán bộ giáo
viên đã thực hiện.
- Phát huy được vai trò của các thành viên trong nhà trường như Ban chấp hành
Công đoàn, Ban chấp hành chi đoàn thanh niên, tổ khối trưởng, thanh tra nhân dân để
họ cùng cộng tác và đi đầu trong công tác kiểm tra để tất cả mọi người cùng có trách
nhiệm gánh vác công việc chung của nhà trường.

- Nhà trường phải tạo được lòng tin yêu đối với phụ huynh, qua đó phát huy
mọi khả năng đóng góp xây dựng quỹ của phụ huynh học sinh, hỗ trợ thêm về cơ sở
vật chất cho trường lớp, cũng như góp ý thêm cho trường về những mặt hạn chế cần
bổ sung.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Trong quá trình thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm về giải pháp để quản lý
công tác kiểm tra nội bộ trường học bản thân nhận thấy với công tác kiểm tra nội bộ
trường học là công việc hết sức khó khăn, nhưng nếu biết cách vận dụng các tổ chức
đoàn thể trong nhà trường cùng tham gia thì cuối cùng cũng sẽ có những kết quả tốt
đẹp và gặt hái được nhiều thành công, góp phần nâng cao sự nghiệp giáo dục ngày
càng vững mạnh hơn, giáo viên tự tin, mạnh dạn hơn trong công tác giảng dạy.
Việc thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp để quản lý
công tác kiểm tra nội bộ trường học”, bản thân xin được đóng góp một số ý kiến,
kinh nghiệm trong công tác kiểm tra nội bộ nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục huyện nhà, nâng dần chất lượng dạy - học. Trong quá trình thực hiện đề tài này
bản thân không thể tránh được những thiếu sót, rất mong đến những người làm công
9
tác giáo dục tham gia góp ý kiến thêm để đề tài hoàn thiện hơn, đạt hiệu quả hơn
nhằm quản lý công tác kiểm tra nội bộ trường học trong những năm tiếp theo đạt hiệu
quả tốt hơn./.
Ý KIẾN XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Người viết sáng kiến
PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
* Tên đề tài: “Một số giải pháp để quản lý công tác kiểm tra nội bộ trường
học”.
* Tác giả: MAI LÂM XANH - Phòng GD&ĐT huyện Đầm Dơi
PHÒNG GD&ĐT ĐẦM DƠI
NỘI DUNG XẾP LOẠI

- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
10
* Xếp loại chung:…………………………….
Đầm Dơi, ngày tháng năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp tỉnh;
Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận sáng kiến kinh nghiệm và xếp
loại:………………… ….
Ngày tháng năm 2013
GIÁM ĐỐC
11

×