SKKN: Một số phương pháp dạy kĩ năng nói tiếng Anh có hiệu quả
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY KĨ NĂNG
NÓI TIẾNG ANH CÓ HIỆU QUẢ
I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN.
Ngày nay theo chiều hướng phát triển của một xã hội văn minh và hiện đại thì
tiếng Anh được xem l ngôn ngữ thứ hai được phổ biến sau ngôn ngữ mẹ đẻ và nó được
dùng giao tiếp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Kỹ năng nói là một trong những kỹ
năng giao tiếp giữa người nói và người nghe.Vì vậy, vấn đề nghe, hiểu và giao tiếp
được bằng tiếng Anh là vấn đề đặt ra cho giới trẻ mà chủ yếu là học sinh ở các trường
THPT.Ở đây tôi xin trình bày về một số phương pháp giao tiếp thông qua kĩ năng nói
tiếng Anh dành cho học sinh THPT.Bởi vì nó không những giúp các em phát triển
được ở các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết mà còn tạo điều kiện thúc đẩy người học chủ
động tích cực trong quá trình học tập. Với chủ trương này, đội ngũ giáo viên và học
sinh của trường THPT Phú Hưng đã cố gắng thay đổi phương pháp, nhằm nâng cao
chất lượng kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong trường học. Tuy nhiên từ khi
chương trình mới được thực hiện đã có sự chuyển biến nhưng vẫn chưa cao, trên thực
tế kĩ năng nói vẫn còn hạn chế ở trường THPT Phú Hưng nói riêng cũng như ở các
trường trong huyện của tỉnh Cà Mau nói chung. Đa số học sinh còn lúng túng, chưa
thật sự có thể vận dụng kĩ năng nói tiếng Anh của mình vào thực tiễn, chưa nói được
một cách tự nhiên hay tự tin với những câu nói rất bình thường, đơn giản.Vì vậy để áp
dụng kĩ năng này vào bài học và trong đời sống hàng ngày rất cần sự nổ lực của cả hai
phía giáo viên và học sinh để chất lượng ngày càng được nâng lên.
II. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN.
Với đề tài này thuộc lĩnh vực chuyên môn tiếng Anh THPT và do cá nhân tôi đã
áp dụng được từ khi áp dụng phương pháp mới trong giảng dạy theo hướng tích cực,
chủ động, sáng tạo nên phạm vi sử dụng đang dừng tại cấp cơ sở và cũng được đồng
nghiệp trong tổ chuyên môn ủng hộ và cùng được hội đồng khoa học nhà trường xem
xét cộng nhận và báo cáo trước tập thể sư phạm nhà trường.
* ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu chính mà tôi áp dụng đề tài này là học sinh lớp 10,11,12
của trường THPT Phú Hưng – huyện Cái Nước – TP Cà Mau.
2. Từ thực trạng nghiên cứu phương pháp rèn luyện kĩ năng nói tiếng Anh hàng
năm để nâng cao chất lượng học tiếng Anh cho học sinh ở các xã vùng ven.
III. MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả của việc dạy kĩ năng nói
tiếng Anh:
a. Về phía giáo viên
GV : Tô Thị Ngọc Trân - Trường THPT PHÚ HƯNG Tổ : Ngoại Ngữ
1
SKKN: Một số phương pháp dạy kĩ năng nói tiếng Anh có hiệu quả
Với phương pháp dạy học đổi mới, tích cực, chủ động, sáng tạo thì giáo viên
phải làm được vai trò chỉ đạo, điều khiển học sinh hoạt động tích cực trong giờ học.Để
có được tiết dạy nói có hiệu quả thì giáo viên cần thực hiện tốt các yếu tố cơ bản sau.
+ Thu hút được học sinh vào tiết học
+ Chọn và sử dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy phù hợp với từng nội dung bài học
+ Tổ chức lớp, điều khiển học sinh theo nhóm và phân bổ thời gian hợp lý.
+ Cung cấp vốn từ vựng và cấu trúc hợp lí.
+ Với học sinh yếu kém có phương pháp rèn luyện phù hợp hơn, từ những câu
giao tiếp đơn giản cho đến các câu hỏi theo yêu cầu của nội dung bài dạy và có kiểm
tra giám sát chặc chẽ hơn.
b. Về phía học sinh
Muốn có được giờ học nói tốt, có hiệu quả học sinh cần phải thực hiện tốt các
yếu tố cơ bản sau:
+ Tập trung vào giờ học và chú ý nghe thầy/ cô hướng dẫn, tự rèn luyện những
câu nói đơn giản cùng bạn chung bàn (partner).
+ Trong quá trình thực hành nói phải đọc qua các yêu cầu của bài tập để nắm
được cái mà mình cần nói, chủ đề và cấu trúc mà mình cần vận dụng .
+ Sau tiết thực hành nói cần phải xem lại nội dung bài tập, các chủ điểm ngữ
pháp được vận dụng để có cách ghi nhớ thích hợp.
2. Thực trạng việc dạy và học môn tiếng Anh ở trường THPT Phú Hưng :
* Ưu điểm
Tuy các em đầu vào còn yếu kém và làm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình dạy
nhưng chúng tôi đã biết khắc phục những khó khăn đó, từng bước nâng cao được chất
lượng giờ dạy môn Tiếng Anh nhằm đáp ứng được mục đích chương trình sách giáo
khoa mới.
a. Về phía giáo viên
- Đã từng bước tiếp cận sử dụng phương pháp dạy học đổi mới, có hiệu quả qua
các đợt tập huấn chuyên môn.
- Luôn đổi mới trong phương pháp dạy các kĩ năng mà chủ yếu là rèn luyện cho
các em thích ứng dần với việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày.
- Phối hợp linh hoạt tốt các kĩ thuật dạy
- Nắm bắt từng đối tượng học sinh
- Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung của bài dạy đã đạt
hiệu quả cao.
- Hầu hết giáo viên sử dụng thành thạo các trang thiết bị đồ dùng dạy học hiện
có như cassette, đầu video, máy chiếu…
b. Về phía học sinh
GV : Tô Thị Ngọc Trân - Trường THPT PHÚ HƯNG Tổ : Ngoại Ngữ
2
SKKN: Một số phương pháp dạy kĩ năng nói tiếng Anh có hiệu quả
- Các em đã quen với môn học từ khi còn học THCS và thi tuyển sinh vào lớp
10 môn tiếng Anh là một trong 3 môn mà các em phải thi.Vì thế nên rất nhiều em đã
nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn tiếng Anh
- Nhiều em đã có hứng thú thích học bộ môn này.
* Tồn tại :
Bên cạnh những ưu điểm thì cả giáo viên và học sinh đều còn có một số mặt tồn
tại sau:
a. Học tập của học sinh:
Học sinh đa phần đều ở nông thôn, tình hình địa phương không có điều kiện để các
em có thể làm quen,giao tiếp bằng ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ. Học sinh nắm
kiến thức còn rất mơ hồ, chưa sâu sắc, khả năng và kiến thức về từ vựng của các em còn
hạn chế và yếu kém, các em ít chịu học từ trước ở nhà dẫn đến sự bị động khi tiếp thu
bài trên lớp, khả năng về phát âm (pronunciation) của các em ở mức độ chưa đạt yêu
cầu, các em ít chịu luyện đọc, nói , giao tiếp bằng tiếng Anh để có thể hình thành các kĩ
năng của môn học, các em e ngại khi nói vì tâm lý sợ sai và bị các bạn cười nên các em
ít chịu phát biểu ý kiến. Do đó khả năng nói tiếng Anh của các em ngày càng hạn chế.
Hơn thế nữa khả năng nghe để nắm bắt thông tin của các em ở mức độ yếu - kém do
lượng từ vựng quá ít.Thêm vào đó là học sinh chúng ta lại không có phương pháp để
học tốt ở nhà và ở trường. Bên cạnh đó,các em đã bị hỏng kiến thức ngay từ những lớp
dưới dẫn đến tâm lí e ngại, sợ sai khi nói hay sử dụng ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ
đẻ khi giao tiếp với nhau. Các em đã quen với phương pháp truyền thống trước đây:
Thầy lĩnh hội tri thức và truyền lại cho học sinh theo lối áp đặt, học sinh tiếp thu một
cách thụ động thiếu sự đầu tư và sáng tạo. Các em cứ trông chờ vào việc cung cấp đáp
án của giáo viên.Với mục tiêu dạy học chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, kĩ xão. Học
để đối phó với thi cử, sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít
dùng đến . Bên cạnh đó thì nội dung bài học chủ yếu là sách giáo khoa và giáo viên
Nhưng ngày nay cùng với phương pháp học tập tích cực, phát huy tính sáng tạo
của học sinh bằng cách tự để cho học sinh tư duy, tìm tòi và khám phá tri thức một cách
chủ động cùng với sự dẫn dắt của giáo viên.Với mục tiêu dạy học chú trọng hình thành
năng lực (Sáng tạo, hợp tác… ) dạy phương pháp và kĩ thuật, dạy cách để học. Bên
cạnh đó thì nội dung dạy học từ nhiều nguồn khác nhau: Sách giáo khoa, giáo viên, tài
liệu tham khảo, thí nghiệm, thực tế, vốn hiểu biết về xã hội……
Chính vì vậy, theo đường lối đổi mới nếu như học sinh không hoạt động tích cực
thì bài dạy sẽ không thành công.
b. Giảng dạy của giáo viên:
Giáo viên áp dụng phương pháp mới còn chậm,chưa đồng đều,chưa đáp ứng được
mục tiêu dạy học.Giáo viên ít có điều kiện giao tiếp với người bản xứ và tổ chuyên môn
cũng chưa thành lập được câu lạc bộ nói tiếng Anh trong nhà trường vì điều kiện khách
quan hoặc chưa tổ chức thường xuyên các buổi tập trung thảo luận trao đổi về chuyên
môn bằng tiếng Anh với nhau. Giáo viên còn ngại làm một số động tác bằng tay chân
(body language ).
Việc sử dụng đồ dùng dạy học chưa hiệu quả, trong quá trình dạy còn dạy chay
nhiều.Hơn thế nữa quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chỉ tập trung
vào kiểm tra kiến thức ngôn ngữ, chưa quan tâm đến vấn đề giao tiếp, dẫn đến học sinh
GV : Tô Thị Ngọc Trân - Trường THPT PHÚ HƯNG Tổ : Ngoại Ngữ
3
SKKN: Một số phương pháp dạy kĩ năng nói tiếng Anh có hiệu quả
chỉ tập trung vào học ngôn ngữ viết và trình bày trên giấy chưa phát huy được khả năng
giao tiếp.
Đôi khi giáo viên còn chưa thật sự quan tâm đến việc phân loại các đối tượng học
sinh dẫn đến chưa có sự kết hợp tốt trong các phương pháp dạy.Việc hướng dẫn cho học
sinh giao tiếp bằng tiếng Anh còn hạn chế do các em yếu về kỹ năng nghe và do chương
trình mới bài học quá dài nên phần lớn giáo viên sợ hết giờ mà chưa hoàn thành bài học
nên trong quá trình giao tiếp hoặc giải thích bằng tiếng Anh thấy học sinh không hiểu thì
ngay lập tức giáo viên sử dụng ngay tiếng việt để giải thích chứ không chịu khó nói lại
nhiều lần bằng tiếng Anh để học sinh dần dần nắm bắt thông tin mà các em nghe được
thông qua cách nói của giáo viên. Hơn nữa trong một tiết học giáo viên chỉ chú ý đến
việc hoàn thành bài dạy chứ chưa chú ý đến mức độ tiếp thu của học sinh như thế nào?
Các em có hiểu bài không?Bên cạnh đó việc sửa lỗi về phát âm cho các em vẫn còn hạn
chế, giáo viên ít quan tâm nhiều vì không có thời gian nếu như chúng ta chỉ tập trung
vào một số em.
Ngoài ra một số giáo viên còn hạn chế về chuyên môn cho nên có phần bị động
trong quá trình giải thích hoặc phân tích bài học sao cho gần gũi và học sinh dễ tiếp thu,
đặt ra nhiều tình huống gần gũi để học sinh dễ dàng hình thành ý tưởng khi giao tiếp
hoặc còn nhiều hạn chế trong vấn đề tìm kiếm và sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy
học cung cấp cho một tiết dạy như tranh ảnh và các dụng cụ trực quan sinh động gây
hứng thú cho việc tiếp thu của học sinh. Bên cạnh đó để cho trôi chảy tiết học giáo viên
chỉ gọi các học sinh khá- giỏi xung phong mà bỏ quên đối tượng cần quan tâm ở đây
chính là các học sinh yếu- kém cho nên các em học yếu không có khả năng giao tiếp
( nói tiếng Anh) ngày càng trở nên thụ động hơn và đồng thời càng tăng thêm vấn đề
ngại nói của các em.Chính vì các em không nói được nên ngôn ngữ giao tiếp ngày càng
hạn chế, các em không có khả năng hình thành ý tưởng khi nắm bắt thông tin trong các
nhu cầu giao tiếp.
Thêm vào đó là sự nhận định sai lầm về phương pháp mới, giáo viên cứ cho rằng
là phương pháp tích cực là các em phải tự tìm hiểu ở nhà hoặc tự nghiên cứu ở sách vở
(tự học) cho nên bài giảng còn lơ là đáp ứng theo chương trình của tiết dạy, quên đi mục
đích chính là chất lượng hiểu bài của học sinh ở mức độ nào và khoảng bao nhiêu phần
trăm, các em có giao tiếp được hay không?Hơn thế nữa rất nhiều chủ đề trong sách giáo
khoa thì lại quá rộng, đôi khi cả giáo viên cũng gặp khó khăn trong vấn đề hình thành ý
tưởng khi giao tiếp hoặc truyền tải cho học sinh một cách linh động.
For example: Trong ENGLISH 11 - Unit 2 - Part speaking – Task 3 : use
structures and ideas given to make similar dialogues about past experiences :
Useful structures:
1. Have you ever ……?
2. How did it happen?
3. When did it happen?
4. How did the experience affect you?
Đối với bài tập này thì học sinh sẽ gặp khó khăn vì rất nhiều em thậm chí chưa hề
gặp bất cứ tình huống nào theo gợi ý của sách giáo khoa như là cháy nhà (house
burning), mất tiền (lose money) hoặc nói chuyện với ngôi sao nhạc pop nổi tiếng
(talking to a famous pop star). Chính vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ ở
nhà hoặc cung cấp ý tưởng cho các em nói, thậm chí chuyển đổi hình thức bài tập ở
GV : Tô Thị Ngọc Trân - Trường THPT PHÚ HƯNG Tổ : Ngoại Ngữ
4
SKKN: Một số phương pháp dạy kĩ năng nói tiếng Anh có hiệu quả
dạng đơn giản hơn, gần gũi hơn nhầm tạo hứng thú cho các em trong quá trình thực
hành.
c .Về phía nhà trường : Chưa thường xuyên kiểm tra giờ dạy của giáo viên, chưa
cung cấp đầy đủ trang thiết bị dạy học cho giáo viên như tranh ảnh đối với chương trình
mới ( khối 10, 11, 12) .
d .Về phía giáo viên chủ nhiệm :
Chưa có sự kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn để tìm ra nguyên nhân yếu kém
của các em mà có biện pháp khắc phục kịp thời.Bên cạnh đó cũng chưa có biện pháp xử
lí mạnh đối với những học sinh lười học, thường xuyên không thuộc bài, không chuẩn bị
bài từ nhà, sao lãng trong giờ học, ỷ lại vào các bạn học sinh khá, giỏi.
3. Các biện pháp khuyến khích học sinh nói bằng tiếng Anh:
* Về phía giáo viên:
a. Phương pháp giảng dạy: Đầu tiên là giáo viên phải làm rõ mục tiêu dạy học: +
Giao tiếp và mục đích giao tiếp?
+ Chủ đề giao tiếp là gì?
+ Quá trình giao tiếp diễn ra như thế nào?
+ Hiệu quả của việc giao tiếp ra sao?
- Giáo viên trước khi dạy cần phải soạn và nghiên cứu kỹ giáo án, phải làm rõ mục
tiêu nội dung của bài học, các bước tiến hành và cách thức tổ chức giờ học. Chú ý đến
các kiến thức ngôn ngữ cần dạy, các kỹ năng giao tiếp cần rèn luyện cho học sinh.Trong
đó cũng cần phải giới thiệu các cách để diễn đạt ngôn ngữ thông qua cấu trúc câu ( có
thể là những cấu trúc có sẵn mà sách giáo khoa giới thiệu hoặc là giáo viên cung cấp
trong quá trình hướng dẫn); phải nắm bắt từng đối tượng học sinh để có biện pháp giảng
dạy phù hợp, đặc biệt chú ý đến các đối tượng là những học sinh nhút nhát, ngại nói, thụ
động. Ví dụ: Khi gặp học sinh ngại nói thì tôi luôn nhẹ nhàng đặt những câu hỏi đơn
giản Chẳng hạn như: What is your name? Where do you live? Do you learn English?
Why? … Khi các em trả lời xong các câu hỏi đó thì các em dần đã lấy lại bình tĩnh và
tự tin hơn khi đó thì tôi dẫn dắt các em trở lại câu hỏi chính của nội dung bài học.
- Không nên tạo áp lực về tâm lí khi tiếp xúc với các kỹ năng của môn học mà giáo
viên trực tiếp giảng dạy, không nên quá tham kiến thức giảng mà không để ý đến việc
tiếp thu của học sinh, không được lạm dụng qúa phương pháp tích cực là cứ giảng hoặc
giải thích quá nhiều, ít dành thời gian cho các em tư duy vì khi đó học sinh càng trở nên
thụ động, chay lười, các em sẽ ỷ lại vào các bạn học khá khi hoạt động nhóm.Từ đó khả
năng tự vận động của các em càng trở nên hạn chế cho nên giáo viên cần có sự kết hợp
giữa phương pháp mới và phương pháp truyền thống.
- Mục đích của tiết dạy nói là phát triển kĩ năng nói của học sinh về những vấn đề
liên quan đến chủ đề của đơn vị bài học, giúp học sinh luyện tập để có thể dùng ngôn
ngữ đã học diễn đạt được ý riêng của mình theo nội dung chủ đề.Một tiết dạy nói thường
gồm từ 3 đến 4 nhiệm vụ. Các nhiệm vụ đầu (task 1 và 2) thường liên quan đến việc
cung cấp ngôn ngữ đầu vào và phát triển các năng lực ( competencies) hay chức năng cụ
thể (specific functions) cho học sinh chẳng hạn như expressing preferences, talking
about the uses of computer Các nhiệm vụ còn lại (task 3 và 4 ) thường yêu cầu học
sinh, sau khi thực hành các năng lực hay chức năng ngôn ngữ cụ thể, tổng hợp chúng lại,
bổ sung thêm để hình thành một văn bản hay một tình huống giao tiếp theo chủ điểm
của đơn vị bài học. Thực hành nói có thể có hoặc không có sự hướng dẫn hay gợi ý của
giáo viên. Dạy kĩ năng nói gần giống như việc dạy các kiến thức ngôn ngữ như từ vựng
GV : Tô Thị Ngọc Trân - Trường THPT PHÚ HƯNG Tổ : Ngoại Ngữ
5
SKKN: Một số phương pháp dạy kĩ năng nói tiếng Anh có hiệu quả
hoặc cấu trúc câu; vì vậy học sinh phải được cung cấp ngữ liệu, sau đó luyện tập các
ngữ liệu và cuối cùng phải sử dụng được các ngữ liệu để diễn đạt được ý tưởng của
mình theo nội dung chủ đề nhất định một cách tự do.
- Trong khi dạy giáo viên cần giới thiệu tình huống mà học sinh sẽ nói, các hiện
tượng ngôn ngữ sẽ được sử dụng trong quá trình thực hành và đưa ra các yêu cầu hoặc
chỉ dẫn hoạt động nói. Sau đó giáo viên có thể làm mẫu trước; bổ sung các nguồn ngôn
ngữ (vocabulary); cung cấp thêm thông tin hay kiến thức ngôn ngữ cần sử dụng trong
quá trình nói. Tham gia nói cùng với học sinh theo chiều hướng:
Giáo viên- Học sinh
Học sinh- Học sinh
Học sinh – Giáo viên
- Để bài luyện nói đạt hiệu quả cao các hoạt động luyện tập cần phải thú vị, hấp
dẫn và có ý nghĩa, sát thực với đời sống và hoàn cảnh của học sinh. Một bài dạy
nói gồm có 3 giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị nói (Preparing for Speaking):
Đó là việc khai thác bài nói mẫu: Bài nói mẫu có thể là những phát ngôn riêng lẽ, 1
đoạn hội thoại hay 1 đoạn lời nói ngắn.Giáo viên có thể sử dụng 1 số thủ thuật sau:
+ Đọc to bài mẫu 1 lần (chú ý cách phát âm, trọng âm từ mới, nhịp điệu câu, nghĩa
của từ mới….)
+ Học sinh đọc lại theo giáo viên.
+ Dùng câu hỏi gợi mở để học sinh tự rút ra cách sử dụng từ, cấu trúc câu.
+ Cho học sinh luyện đọc bài mẫu thành thạo theo cặp hoặc nhóm.
+ Khi đưa ra yêu cầu bài tập, giáo viên không nên trực tiếp làm mẫu mà giúp học
sinh khá/ giỏi trong lớp làm mẫu trước.Sau đó giáo viên hỏi vài câu hỏi để kiểm tra
xem học sinh có thực sự hiểu cách làm và yêu cầu của bài tập hay không.
Giai đoạn luyện nói có kiểm soát (Controlled Practice):
+ Học sinh luyện nói theo yêu cầu và sử dụng những ý tưởng hoặc từ vựng cấu trúc
câu cho trước.
+ Tổ chức luyện tập: Giáo viên nên cho học sinh luyện tập theo cặp hoặc nhóm để
tiết kiệm thời gian (hạn chế việc giáo viên cùng tham gia nói với học sinh như hỏi – trả
lời).Trong quá trình học sinh luyện tập giáo viên quan sát và nhắc nhở học sinh không
nên sử dụng tiếng việt, khuyến khích mọi đối tượng học sinh trong lớp đều được nói và
cũng để đạt được mục đích giao tiếp. Bởi vì mục đích giao tiếp không phải là nói đúng
một cách hoàn toàn, các em có thể nói sai và giáo viên cần phải chấp nhận cái sai của
học sinh sau đó giáo viên sửa lại cho đúng theo yêu cầu của nội dung bài nói. Giáo viên
nên khuyến khích học sinh tự phát hiện lỗi và sửa lỗi cho nhau trước khi chữa lỗi chung
cho cả lớp.
Giai đoạn luyện nói tự do (Free Practice/ Production):
+ Hoạt động này thường rơi vào các bài tập cuối cùng, tổng hợp các bài tập trước đó
hoặc yêu cầu học sinh liên hệ bản thân. Ta chỉ nên đưa ra những yêu cầu chung, không
hạn chế về ý tưởng cũng như ngôn ngữ để học sinh tự do nói, phát huy tính sáng tạo của
các em.Nếu cần thiết giáo viên nên cho điểm để khuyến khích học sinh tích cực hơn
trong quá trình luyện nói.
Hơn thế nữa giáo viên cần có sự gợi mở nhiều tạo điều kiện cho các em cảm thấy
hứng thú học, nói và giao tiếp một cách tự tin.Cung cấp từ vựng, cấu trúc hoặc các câu
mẫu nếu học sinh gặp khó khăn trong khi thực hành nói.
GV : Tô Thị Ngọc Trân - Trường THPT PHÚ HƯNG Tổ : Ngoại Ngữ
6
SKKN: Một số phương pháp dạy kĩ năng nói tiếng Anh có hiệu quả
- Giáo viên có thể xây dựng hoặc chuyển đổi các hình thức luyện tập nói với những
chủ đề đơn giản, gần gũi, khuyến khích các em nói với những câu ngắn, đơn giản, trong
quá trình giao tiếp giáo viên không cần chú ý đến việc sử dụng ngữ pháp trong khi các
em đang nói hoặc trình bày các ý tưởng của mình mà chỉ cần chú ý đến việc các em có
thể diễn đạt được những gì mà bản thân muốn thể hiện.
- Khi các em nói sai chúng ta không nên ngắt lời để sửa lỗi ngay vì khi đó có thể
làm cho các em quên những gì mà bản thân muốn nói, hơn thế nữa các em sẽ ngại với
bạn cùng lớp.Chúng ta chỉ nên sửa lỗi sau khi các em đã trình bày xong ý kiến của mình,
từ đó giáo viên nhận xét và có thể diễn đạt lại với lớp bằng những câu từ đơn giản dễ
nắm bắt.Nếu cần thiết thì giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh cách đọc từ sẽ tạo
thêm sự thuận lợi khi các em giao tiếp (fluenly).Nếu đối tượng giao tiếp là học sinh
yếu–kém chúng ta nên chuyển đổi các bài tập giao tiếp dưới dạng sau nếu có thể.
For examlpe: ENGLISH 11 - Unit 4 –Part: speaking- Task 2 page 50.
Work in pairs. Practise the dialogue and then make similar conversations,
using the activities that follow.
Your activities What exactly you are doing
+ Helping people in mountainous areas
+ Helping old or sick people
+Helping disadvantaged or handicapped
children
+ Taking care of war invalids and the
families of martyrs
+ Taking part in directing the traffic
- Teaching the children to read and write
- Giving them money
- Playing games with them
- Listening to their problems
- Cleaning up their houses
- Doing their shopping
- Cooking meals
- Taking them to places of interest
- Directing vehicles at the intersections
-Helping old people and young children to
cross the road.
Model dialogue:
A: What kind of volunteer work are you participating in?
B: We’re helping people in mountainous areas.
A: What exactly are you doing?
B: We’re teaching the children to read and write.
A: Do you enjoy the work?
B: Yes. I like helping people.
Đối với bài tập này giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ tình huống giao tiếp mẫu
theo bảng (Your activitives – what exactly are you doing) và sau đó kết hợp chúng với
nhau theo nhu cầu của từng hoạt động.Sử dụng cách thực hiện như model dialogue để
hình thành nên một new dialogue bằng cách trao đổi, thảo luận.
- Ngoài ra trong quá trình giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh giáo viên cần phải
hướng dẫn học sinh vận dụng tốt hai kỹ năng: Listening – Speaking. Chỉ có khi các em
nghe tốt được thì các em mới có thể chắc lộc thông tin mà vận dụng vốn từ của mình để
truyền tải nội dung cần giao tiếp.Tuy nhiên từ vựng cũng giữ vai trò quan trọng trong
vấn đề hình thành khả năng giao tiếp của học sinh. Các em quá ít vốn từ cho nên khi có
một số em hiểu, có ý tưởng để diễn đạt nhưng các em lại không biết sử dụng từ ngữ gì
GV : Tô Thị Ngọc Trân - Trường THPT PHÚ HƯNG Tổ : Ngoại Ngữ
7
SKKN: Một số phương pháp dạy kĩ năng nói tiếng Anh có hiệu quả
để nói.Trong các trường hợp đó thì giáo viên nên khuyến khích học sinh nói ý tưởng của
mình bằng tiếng việt và giáo viên sẽ cung cấp từ cho các em và yêu cầu các em vận
dụng nó để diễn đạt hoặc thảo luận.
b. Về kiến thức chuyên môn: Cần phải thường xuyên trao dồi chuyên môn, tham
khảo nhiều sách để nâng cao kiến thức, tự sắp xếp thời gian đi dự giờ đồng nghiệp để
học hỏi và rút kinh nghiêm cho bản thân.Nên sử dụng nhiều dụng cụ trực quan để cho
tiết học thêm hứng thú. Sau khi hướng dẫn học sinh hoạt động giao tiếp giáo viên cùng
học sinh rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động giao tiếp, động viên các em giao tiếp, đánh
giá kết quả dạy và học để tìm ra phương pháp dạy học có hiệu quả cho giờ học sau.
- Để có được phản xạ, năng lực giao tiếp ngay từ đầu, vào đầu năm giáo viên nên
tập cho học sinh có thói quen sử dụng tiếng Anh trong lớp.Bằng cách trong mỗi tiết học
hay mỗi đơn vị bài học, đừng nghĩ chỉ sử dụng tiếng Anh trong kĩ năng Speaking mà
giáo viên nên nói tiếng Anh thường xuyên, sử dụng những mẫu câu đơn giản trong tất
cả các kĩ năng, đặc biệt khi giao tiếp trực tiếp với học sinh.
- Chúng ta không thể áp dụng nguyên tắc thực hành giao tiếp một cách máy móc
mà phải tùy từng tình huống và hoàn cảnh cụ thể để áp dụng cho phù hợp . Điều này rất
cần sự linh hoạt, chủ động của giáo viên
ví dụ: khi bước vào lớp, nếu thấy không khí lớp trầm hay không chú ý vào môn
học, giáo viên có thể hỏi xã giao những câu đơn giản như : How are you today? /how
do you feel today? / Are you tired?
Điều này giúp cho các em tập trung vào môn học, chú ý trả lời các câu hỏi. Đồng
thời giúp cho các em quen dần các mẫu câu.
- Trong giao tiếp, một câu nói không chỉ phụ thuộc vào tính chuẩn xác về mặt
ngữ pháp mà còn phụ thuộc vào tính phù hợp với ngữ cảnh mà nó được phát ra.Vì vậy
trong quá trình giao tiếp ưu tiên tính thoải mái, lưu loát giáo viên phải luôn tận dụng
hoặc tạo điều kiện để học sinh có thể thực hành tiếng Anh trong những tình huống giao
tiếp thực sự.
- Hơn nữa trong quá trình dạy-học, giáo viên cần tạo nhiều điều kiện cho học
sinh thực hành từng cặp, nhóm để các em có cơ hội thực hành tiếng Anh được nhiều
hơn, tạo sự mạnh dạn, tự tin, đồng thời giảm dần tính nhút nhát của các em trước tập
thể. Hơn nữa giáo viên có thể quan sát, giúp đỡ, hay yêu cầu các học sinh khá giúp đỡ
các bạn yếu hơn để rèn luyện kĩ năng nói.
- Hơn nữa sự đầu tư về tranh ảnh, dụng cụ trực quan hay các tư liệu có liên quan
đến chủ điểm của mỗi bài học sẽ làm cho tiết dạy sôi nổi và gây hứng thú đến học sinh
rất nhiều.
Ví dụ : khi nói về chủ đề Population hay Pollution ta sẽ tìm một số hình ảnh như:
GV : Tô Thị Ngọc Trân - Trường THPT PHÚ HƯNG Tổ : Ngoại Ngữ
8
SKKN: Một số phương pháp dạy kĩ năng nói tiếng Anh có hiệu quả
- Thỉnh thoảng tổ chức các buổi chuyên đề nhỏ, đưa ra nhiều chủ đề để học sinh
thoải mái nói những gì họ nghĩ
For example: - If you are timid or shy, what will you do to be a confident person?
- How to study English well?
- Việc phát âm chuẩn, rõ ràng điều này rất cần thiết của một người giáo viên dạy
ngoại ngữ, vì vậy giáo viên cần có sự đầu tư, luyện tập, tìm tòi tài liệu, thường xuyên
luyện nói với đồng nghiệp hay những người yêu thích tiếng Anh, đặc biệt là người
nước ngoài để nâng dần chất lượng chuyên môn cũng như kỹ năng giao tiếp.
* Về phía học sinh: Nên chủ động, tích cực đào sâu và tiếp thu kiến thức sau đó
diễn đạt lại bằng ngôn ngữ theo yêu cầu đặt trưng của bộ môn. Cần phải nghiên cứu bài
mới trước ở nhà, phải tự học nhiều, thường xuyên trao đổi với bạn, thầy cô để nắm thêm
kiến thức một cách vững chắc và thì mới có thể tiếp thu bài mới có hiệu quả.
Nên khắc phục hiện tượng tâm lí ngại nói, sợ sai.Tích cực học tập, trao đổi
thông tin cùng bạn hoặc các tình huống giao tiếp thông thường hàng ngày nhầm tăng
thêm khả năng sử dụng ngôn ngữ nước ngoài( tiếng Anh) làm phương tiện giao tiếp.
* Các biện pháp khác: Lãnh đạo nhà trường nên thường xuyên kiểm tra việc dạy
và học của giáo viên và học sinh trên lớp.Tạo điều kiện cho giáo viên trong việc tự làm
đồ dùng dạy học và phải có sự kiểm tra chính xác của người phụ trách.Ngoài ra giáo
viên tự trao dồi chuyên môn, thường xuyên trao đổi với nhau bằng tiếng Anh nâng cao
khả năng nhạy bén khi nắm bắt thông tin và hướng dẫn học sinh giao tiếp.Giáo viên nên
tự sắp xếp thời gian tạo điều kiện để học hỏi kinh nghiệm với các giáo viên trường bạn.
IV. NHỮNG KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI:
Trước khi làm sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã vận dụng các biện pháp nói trên
vào các tiết dạy nói và đã đạt được một số kết quả hết sức khả quan.Trước hết tôi thấy
những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới. Học sinh có
hứng thú học hơn trong tiết thực hành nói, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn
hiểu biết, đồng thời cũng nâng cao vốn kiến thức của các em rất nhiều, giờ học sôi nổi
hơn, chất lượng học sinh cũng được cải thiện hơn, các em thường xuyên nói tiếng Anh
khi bước vào lớp học, các em thường xuyên vận dụng các câu nói ngắn trong các tình
huống giao tiếp thông thường. Đây cũng chính là những nguyên nhân đi đến những kết
quả tương đối khả quan qua kết quả năm học 2011- 2012 vừa qua tôi đều đạt và vượt chỉ
tiêu do hội nghị công nhân viên chức đã đề ra và tôi cũng gặp rất nhiều thuận lợi trong
GV : Tô Thị Ngọc Trân - Trường THPT PHÚ HƯNG Tổ : Ngoại Ngữ
9
SKKN: Một số phương pháp dạy kĩ năng nói tiếng Anh có hiệu quả
năm học này khi rất nhiều tình huống giao tiếp tôi không phải giải thích nhiều vì hầu hết
các em đã quen và thích ứng rất nhanh khi thảo luận với nhau bằng tiếng Anh.
V. ĐÁNH GIÁ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN:
Sau khi áp dụng thành công đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình trong những
năm qua và học kì I (năm học 2012 – 2013) tôi đã gặt hái được những kết quả đáng kể
và có những kinh nghiệm quý báu cho bản thân như sau:
1. Khuyến khích, động viên các em cũng là yếu tố rất quan trọng để tập trung các
em trong giờ học thực hành nói tiếng Anh.
2. Giáo viên cần phải chọn phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học
sinh, phối hợp linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy và kiến thức trọng tâm trong
tiến trình giờ dạy nói.
3. Giáo viên cần có sự lôi cuốn, thu hút học sinh vào nội dung của bài học và
khuyến khích các em vận dụng sáng tạo trong quá trình thực hành.
4. Giáo viên phải luôn tạo môi trường Anh ngữ trong giờ học tuỳ theo khối lớp
và đối tượng học sinh để cho học sinh quen dần với môi trường học tập ngoại ngữ.
Giáo viên nên hướng dẫn các em thực hành theo nhóm, hướng dẫn các em xây dựng
đôi bạn học tập để có cơ hội thường xuyên luyện tập.
Sáng kiến này đã được tôi ứng dụng thực tiển trong quá trình dạy học hàng năm
và đã phổ biến để áp dụng cho cả tổ chuyên môn và cũng đã đạt được hiệu quả. Học
sinh cảm thấy thích môn học này hơn, có sự đầu tư hơn nhiều và đặc biệt số lượng học
sinh nói được tiếng Anh tăng lên nhiều. Đối với một trường thuộc vùng sâu, vùng xa
chúng ta không thể đòi hỏi một sớm một chiều thực hiện thành công kỹ năng giao tiếp
này một cách nhanh chóng được, mà phải kiên nhẫn hướng dẫn từ từ, từng bước để dần
hình thành cho các em có được kỹ năng giao tiếp thực sự, có thể sử dụng được những
mẫu câu thông thường trong cuộc sống hàng ngày.Chính vì điều đó giáo viên chúng ta
cần phải nổ lực hết mình, tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra được phương pháp tối ưu nhất
vì một sự nghiệp giáo dục.
VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Là giáo viên tuổi nghề chưa cao, kinh nghiệm còn chưa nhiều nên tôi biết vấn đề
mình đưa ra còn nhiều hạn chế. Song, xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiễn, mục đích
dạy học cũng như những thành công và hạn chế trong khi thực hiện đề tài, để góp phần
cho việc dạy Tiếng Anh nói chung, rèn luyện kĩ năng nói tiếng Anh nói riêng đạt chất
lượng cao và cải thiện được phần nào trong quá trình học ngoại ngữ, bản thân tôi có
những đề xuất thiết thực sau.
Về phía cơ sở
Vì đây là môi trường học ngoại ngữ cho nên rất cần có một phòng bộ môn riêng
để luyện tập theo đặc trưng của bộ môn.
- Cung cấp thêm casette, băng đĩa tốt hơn.
- Có thể hỗ trợ thêm cho giáo viên trong việc scan hình ảnh để dạy.
GV : Tô Thị Ngọc Trân - Trường THPT PHÚ HƯNG Tổ : Ngoại Ngữ
10
SKKN: Một số phương pháp dạy kĩ năng nói tiếng Anh có hiệu quả
Về phía đồng nghiệp
- Nên đi dự giờ để đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm để có thể hoàn thiện mình hơn.
- Đóng góp ý kiến cho nhau về cách soạn giáo án,trao đổi sách tham khảo, thảo
luận, trao đổi với nhau bằng tiếng Anh qua các tình huống giao tiếp hằng ngày.
Về phía lãnh đạo trường
- Cần tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội giao lưu học hỏi và rút kinh nghiệm
qua các hội thảo chuyên đề ở trường và đến các trường bạn trong huyện.
- Cần quan tâm tới bộ môn ngoại ngữ nhiều hơn nữa để giáo viên bộ môn yên
tâm hơn trong công tác giảng dạy.
Ý Kiến xác nhận Ngày 12 tháng 03 năm 2013
của Thủ trưởng đơn vị Người báo cáo
Tô Thị Ngọc Trân
Mục lục
GV : Tô Thị Ngọc Trân - Trường THPT PHÚ HƯNG Tổ : Ngoại Ngữ
11
SKKN: Một số phương pháp dạy kĩ năng nói tiếng Anh có hiệu quả
I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN.
II. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN.
III. MÔ TẢ SÁNG KIẾN :
1. Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả của việc dạy kĩ năng nói tiếng Anh
2. Thực trạng dạy và học môn Tiếng Anh ở trường THPT Phú Hưng.
-Ưu điểm
-Tồn tại
3. Các biện pháp khuyến khích học sinh nói bằng tiếng Anh:
3.1. Về phía giáo viên
3.2. Về phía học sinh
3.3. Các biện pháp khác
IV. NHỮNG KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI:
V. ĐÁNH GIÁ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN:
VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
GV : Tô Thị Ngọc Trân - Trường THPT PHÚ HƯNG Tổ : Ngoại Ngữ
12
SKKN: Một số phương pháp dạy kĩ năng nói tiếng Anh có hiệu quả
Phú Hưng, ngày 12 tháng 03 năm 2013
BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CÓ
HIỆUQUẢ.
- Tên người thực hiện: TÔ THỊ NGỌC TRÂN
- Thời gian đã triển khai thực hiện: Từ tháng 09/ 2008 đến tháng 3/ 2013
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Ngày nay tiếng Anh là ngôn ngữ được phổ biến rộng rãi và trong rất nhiều ngành
nghề đều yêu cầu sử dụng thành thạo tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ
đẻ. Chính vì vậy, tiếng Anh là môn học được đưa vào chương trình học ở cấp phổ
thông và là bộ môn thi tốt nghiệp bắt buộc. Bên cạnh đó việc thực hành nói lưu loát
tiếng Anh là nhu cầu cấp thiết được đặc ra cho cả học sinh và giáo viên.Phần lớn học
sinh ở các huyện hoặc các xã vùng ven đều học rất yếu môn tiếng Anh và có tâm lí
ngán ngại khi giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ nói. Để có được kết quả cao trong quá
trình luyện nói thì giáo viên và học sinh phải có quá trình dạy và học tập thật tốt với
nhiều biện pháp tích cực,sáng tạo. Giáo viên phải biết nắm bắt hết những chướng ngại
về tâm lí của học sinh khi sử dụng tiếng Anh trong thực hành giao tiếp với người khác.
Ngoài ra, để có được kết quả cao, khắc phục khó khăn, tạo hứng thú trong quá trình dạy
và học thì chuyên đề này được xây dựng như một nhu cầu thiết yếu, cần phải có khi
vận dụng tri thức và đi vào thực tiển.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Với đề tài này thuộc lĩnh vực chuyên môn tiếng Anh THPT và do cá nhân tôi đã
áp dụng từ khi áp dụng chương trình sách giáo khoa mới cùng với sự đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo với phạm vi ứng dụng ở cấp cơ
sở, được đồng nghiệp trong tổ chuyên môn ủng hộ và đánh giá cao. Bên cạnh đó, hội
đồng khoa học nhà trường cũng đã xem xét,cộng nhận và chuyên đề cũng đã được báo
cáo trước tập thể sư phạm. Hiện nay thì trường chúng tôi đang áp dụng chuyên đề này
cho phương pháp dạy kĩ năng nói tiếng Anh cho tất cả các khối lớp trong nhà trường.
3. Mô tả sáng kiến:
Dạy kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua ngôn ngữ nói đòi hỏi giáo viên
phải có nhiều biện pháp tích cực, thường xuyên tìm hiểu từng đối tượng học sinh để có
thể dễ dàng dẫn dắt các em hứng thú khi thực hành giao tiếp hàng ngày hoặc theo chủ
đề, chủ điểm trong chương trình môn học. Thiết yếu giáo viên cần phải nắm được:
3.1. Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả của việc dạy kĩ năng nói tiếng
Anh: Sự kết hợp các phương pháp dạy học sáng tạo của giáo viên và sự chủ động, tích
cực học tập của học sinh.
3.2.Thực trạng dạy và học môn Tiếng Anh ở trường THPT Phú Hưng:
+ Ưu điểm: Giáo viên luôn từng bước tiếp cận sử dụng phương pháp dạy học
đổi mới,có hiệu quả. Học sinh thì nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn tiếng
Anh và nhiều em có hứng thú với môn học này.
GV : Tô Thị Ngọc Trân - Trường THPT PHÚ HƯNG Tổ : Ngoại Ngữ
13
SKKN: Một số phương pháp dạy kĩ năng nói tiếng Anh có hiệu quả
+Tồn tại: Việc áp dụng phương pháp mới của giáo viên còn chậm, chưa đồng
bộ. Môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh còn hạn chế. Bên cạnh đó, học sinh của
trường đều ở khu vực vùng sâu, vùng ven nên vấn đề giao tiếp bằng ngôn ngữ này gặp
rất nhiều khó khăn.
3.3. Các biện pháp khuyến khích học sinh nói bằng tiếng Anh:
+ Về phía giáo viên: Phải xác định được mục tiêu dạy học.
- Tạo môi trường hứng thú trong học tập của học sinh.
- Phát triển đầy đủ kĩ năng của môn học.
- Xây dựng tình huống giao tiếp gần gũi để học sinh dễ dàng phát sinh ý tưởng. -
Thực hiện đầy đủ các bước của một tiết dạy nói và thực hành có hiệu quả.
- Chú ý vấn đề về lỗi phát âm của cả giáo viên và học sinh.
+ Về phía học sinh: Tập trung vận dụng ngôn ngữ trong thực hành giao tiếp,
khắc phục tâm lí ngại nói, sợ sai. Tăng cường khả năng sử dụng tiếng Anh hàng ngày
khi đến lớp.
+ Các biện pháp khác: sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, sự nhiệt tình và ý
thức nghề nghiệp của giáo vien là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành
công của môn học.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Chất lượng học sinh ngày càng được nâng dần, tình trạng học sinh ngại nói ngày
càng giảm đi, học sinh có động lực học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tiếp
thu nhanh và thực hành nhanh, lưu loát hơn và giờ học trở nên sôi nổi hơn.Đồng thời
các em hứng thú hơn khi giao tiếp với nhau hàng ngày bằng tiếng Anh. Số lượng học
sinh sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp ngày càng nhiều, các em không còn cảm giác sợ
hãi khi trả lời các câu hỏi tiếng Anh của giáo viên.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Sáng kiến này đã được tôi ứng dụng thực tiển trong quá trình dạy học hàng năm,
được phổ biến để áp dụng cho cả tổ chuyên môn và cũng đã đạt được hiệu quả cao.Học
sinh cảm thấy thích môn học này hơn, có sự đầu tư hơn nhiều và đặc biệt số lượng học
sinh nói được tiếng Anh tăng lên nhiều. Đối với một trường thuộc vùng sâu, vùng xa
chúng ta không thể đòi hỏi một sớm một chiều thực hiện thành công kỹ năng giao tiếp
này một cách nhanh chóng được, mà phải kiên nhẫn hướng dẫn từ từ, từng bước để dần
hình thành cho các em có được kỹ năng giao tiếp thực sự, có thể sử dụng được những
mẫu câu thông thường trong cuộc sống hàng ngày.Chính vì điều đó giáo viên chúng ta
cần phải nổ lực hết mình, tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra được phương pháp tối ưu nhất
vì một sự nghiệp giáo dục.
6. Kiến nghị, đề xuất:
Về phía cơ sở:
Vì đây là môi trường học ngoại ngữ cho nên rất cần có một phòng bộ môn riêng để
luyện tập theo đặc trưng của bộ môn.
- Cung cấp thêm casette, băng đĩa tốt hơn.
- Có thể hỗ trợ thêm cho giáo viên trong việc scan hình ảnh để dạy.
Về phía đồng nghiệp:
-Nên đi dự giờ để đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm để có thể hoàn thiện mình hơn.
- Đóng góp ý kiến cho nhau về cách soạn giáo án, trao đổi sách tham khảo, thảo luận,
trao đổi với nhau bằng tiếng Anh qua các tình huống giao tiếp hằng ngày.
Về phía lãnh đạo trường:
GV : Tô Thị Ngọc Trân - Trường THPT PHÚ HƯNG Tổ : Ngoại Ngữ
14
SKKN: Một số phương pháp dạy kĩ năng nói tiếng Anh có hiệu quả
- Cần tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội giao lưu học hỏi và rút kinh nghiệm qua các
hội thảo chuyên đề ở trường và đến các trường bạn trong huyện.
- Cần quan tâm tới bộ môn ngoại ngữ nhiều hơn nữa để giáo viên bộ môn yên tâm hơn
trong công tác giảng dạy.
Ý Kiến xác nhận Ngày 12 tháng 03 năm 2013
của Thủ trưởng đơn vị Người báo cáo
Tô Thị Ngọc Trân
GV : Tô Thị Ngọc Trân - Trường THPT PHÚ HƯNG Tổ : Ngoại Ngữ
15