Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN: Một số phương pháp dạy học từ vựng tiếng anh lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.16 KB, 16 trang )

I.PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1. Lý do chọn đề tài :
Hiện nay giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của xã hội và là tiêu chuẩn để đánh giá sự phát triển của một quốc gia. Đặc biệt
trong thời đại ngày nay khoa học công nghệ đang phát triển rất nhanh, trong khi
đó nước ta đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Để lĩnh hội được những tinh hoa
văn hóa, khoa học kỹ thuật tiến bộ, hiện đại của các quốc gia phát triển đòi hỏi
chúng ta phải có trình độ ngoại ngữ nhất định. Trong khi đó tiếng Anh là một
ngôn ngữ quốc tế, là phương tiện giao lưu quốc tế hữu hiệu nhất. Vì thế tiếng
Anh là môn học không kém phần quan trọng đối với thế hệ trẻ đặc biệt là thế hệ
học sinh.
Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay toàn ngành giáo dục và đào tạo đang nổ
lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh trong họat động học tập. Áp dụng trong việc day học ngoại
ngữ những định hướng đổi mới ngày càng đúng. Vì không ai có thể thay thế
người học trong việc nắm các phương tiện ngoại ngữ và sử dụng chúng trong
hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của mình. Giao tiếp là mục tiêu
cuối cùng của việc dạy và học ngoại ngữ ở trường phổ thông. Thông thường
trong tiếng Anh có 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết vì thế giáo viên phải kết hợp 4
kỹ năng đó. Nhưng để thực hành bất kỳ kỹ năng nào đòi hỏi các em phải có vốn
từ vựng cần thiết.
Tuy nhiên, việc học từ vựng tiếng Anh đối với học sinh THCS hòa toàn
không đơn giản, nhất là đối với học sinh lớp 6. Khi còn học tiểu học các em đã
được làm quen với Tiếng Anh một cách nhẹ nhàng và kiến thức không mấy khó
khăn, nhưng lên lớp 6 kiến thức nhiều và khó hơn. Đặc biệt đa số các em cảm
thấy việc học từ vựng rất khó học và mau quên do hệ thống phát âm và chữ viết
khác tiếng mẹ đẻ. Từ đó dẫn đến việc học từ vựng của các em trở nên căng thẳng,
không mấy hứng thú khi học từ vựng. Như vậy phải làm cách nào đó để giúp các
em cảm thấy thoải mái hơn, thích thú hơn, ghi nhớ từ nhanh hơn, lâu hơn và có
1
thể sử dụng vốn từ học được trong giao tiếp. Đây là lí do tôi muốn đưa ra sáng


kiến của mình cho mọi người cùng xem và góp ý đó là “ Một số phương pháp
dạy từ vựng tiếng Anh cho học sinh lớp 6”
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Với việc nghiên cứu thành công đề tài, sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp giáo viên
có những kinh nghiệm sau:
1. Hiểu rõ các phương pháp dạy từ vựng cho học sinh.
2. Cách thức trình tự khi dạy từ vựng tiếng Anh cho học sinh lớp 6
3. Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn dạy tiếng Anh, các kỹ thuật dạy từ
vựng.
4. Thao giảng, dạy thử nghiệm.
5. Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi, rút kinh nghiệm.
6. Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bắt bài của học sinh để từ đó có sự
điều chỉnh, bổ sung hợp lý.
7. Hướng dẫn học sinh tự luyện tập, rèn luyện để có kỹ năng sử dụng từ
vựng tiếng Anh trong giao tiếp.
I.3.Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 6 trường THCS.
I.4. Gi ới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu trong trường THCS
I.5. Phương pháp nghiên cứu
1 Đọc đề tài:
Để làm nên đề tài này tôi đã nghiên cứu thu tập các tài liệu có liên quan đến
đề tài, học hỏi thêm kinh nghiệm của giáo viên khác. Nhờ đó, định hướng được
nội dung của đề tài, hiểu rõ vấn đề nghiên cứu và giải quyết vấn đề với những tư
liệu tương đối chính xác.
2
2. Điều tra:
a. Dự giờ: Qua dự giờ các đồng nghiệp trong trường và đúc kết ra một số kinh
nghiệm dạy từ vựng trong phân môn tiếng Anh.
b. Thực nghiệm: thực nghiệm của bản thân qua các bài dạy trên lớp, áp dụng

một số phương pháp dạy từ vựng trong mỗi tiết dạy và tự đánh giá hiệu quả của
các phương pháp đó.
c. Đàm thoại: Qua các cuộc thảo luân về những vấn đề khó trong phương pháp
giảng dạy tiếng Anh và phương pháp dạy từ vựng mới.
d. Kiểm tra: Qua kết quả kiểm tra chất lượng học sinh, giáo viên tự nhận xét
đánh hiệu quả của việc sử dụng một số phương pháp dạy từ vựng và đề ra những
giải pháp phù hợp hơn.
II. NỘI DUNG
II.1/ Cơ sở lý luận
a. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ nghị quyết số 40/2000/QH của Quốc Hội về đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông.
- Các chuyên đề của Sở, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo về cải tiến phương pháp
dạy học ở trường phổ thông.
- Tài liệu “Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS” của Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo, xuất bản năm 2002.
b. Cơ sở khoa học:
- Căn cứ vào mục tiêu giáo dục hiện nay đang tập trung hướng vào việc phát
triển tính năng động, sang tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo khả năng nhận
biết và giải quyết vấn đề của các em và lấy học sinh là trọng tâm trong vấn đề
giảng dạy. Để góp phần đạt được mục tiêu này, việc sử dụng các phương pháp
khi dạy từ vựng cho học sinh thay cho việc dạy từ vựng theo lối truyền thống –
giáo viên cung cấp từ và nghữ nghĩa là rất cần thiết.
3
- Căn cứ vào định hướng đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường
THCS của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Tiêu chí cơ bản của phương pháp dạy học
mới là hoạt động tự lập, tích cực, chủ động của học sinh trong việc giải quyết các
nhiệm vụ giao tiếp bằng ngôn ngữ. Tiêu chí chủ yếu để đánh giá kết quả học tập
của học sinh là năng lực giao tiếp, năng lực ứng xử bằng ngôn ngữ trong các tình
huống giao tiếp cụ thể. Mà từ vựng là thành phần chính trong hoạt động giao tiếp.

Do vậy, việc giúp học sinh tích lũy một vốn từ vựng cần thiết là một việc làm
không kém phần quan trọng.
- Căn cứ vào mục đích của việc học ngoại ngữ: không phải là hệ thống ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp mà là biết sử dụng các hệ thống đó để đạt được mục đích giao
tiếp. Vì vậy, việc giúp học sinh biết vận dụng từ vựng vào ngữ cảnh giao tiếp là
một việc không thể thiếu và không đơn giản đối với giáo viên.
II.2. Thực trạng:
a. Thuận lợi-khó khăn:
*Thuận lợi:
- Học sinh khối 6 trong toàn trường có 87% học sinh người kinh và chỉ có
13% là học sinh dân tộc vì vậy sự tiếp thu của học sinh có phần nổi trội và dễ
dàng hơn.
- Sách giáo khoa của học sinh được trang bị đầy đủ ngay từ đầu năm học.
- Trường có giáo viên tâm huyết với nghề, kiến thức vững vàng, hiểu biết về
phương pháp dạy học mới, có thay nghề khá giỏi. Do đó, bản thân được học hỏi
kinh nghiệm giảng dạy và những sáng kiến qua dự giờ, trao đổi, thảo luận.
- Bản thân nhà trường phân công giảng dạy tiếng Anh 6 được 2 năm nên ít
nhiều đã đúc kết được một số kinh nghiệm giảng dạy, đặc biệt có chú ý đến
phương pháp dạy từ vựng. Hơn nữa tôi luôn tìm tòi nghiên cứu tài liệu, tự bồi
dưỡng nâng cao kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ, luôn cố gắng đầu tư soạn
giảng theo phương pháp mới , luôn suy nghĩ cố gắng thiết kế hoạt động học tập
cho học sinh theo hướng tích cực, chủ động và sáng tạo, đặc biệt luôn phân loại
4
và sử dụng các phương pháp dạy từ vựng cho hầu hết mỗi tiết dạy. Sau đó tự rút
kinh nghiệm cho bản thân để có giải pháp thích hợp cho tiết học sau tốt hơn.
- Được sự quan tâm của nhà trường về các thiết bị dạy học như: trường có
hai bộ tranh tiếng Anh 6, hỗ trợ một phần cho việc dạy từ vựng của giáo viên.
Ngoài ra trường còn được trang bị máy chiếu và hệ thống âm thanh tốt nên thuận
lợi cho giáo viên giảng dạy giáo án điện tử.
- Giáo viên tự sưu tầm, làm thêm đồ dùng dạy học cho hầu hết mỗi tiết dạy để

thực hiện tốt việc dạy từ vựng, gây hứng thú, óc tò mò và phát huy tính chủ động
của học sinh.
- Một số phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học của con em và tạo cho
các em một góc học tập riêng.
- Các em học sinh được làm quen với môn tiếng Anh từ lúc còn học tiểu học
nên một phần hỗ trợ việc học hiện tại của các em.
* Khó khăn:
- Vì đây là môn học rất khó đối với các em học sinh lớp 6, một số em còn bỡ
ngỡ, chưa quen với cách học tiếng Anh cho nên các em cò rụt rè, chứ hết mình
tham gia vào hoạt động học tập, cảm thấy không tự tin và sợ mắc lỗi khi đọc
và sử dụng từ vựng vào giao tiếp.
- Một số em cò ham chơi, chưa ý thức học tập cao. Thêm vào đó các em ít chú
trọng vào việc học và rất lười học bài nhất là từ vựng tiếng Anh. Bên cạnh đó
một số em có học từ vựng nhưng chỉ theo hình thức học vẹt, không biết vận
dụng vào ngữ cảnh thực tế, vì vậy các em không thể nhớ được hết từ vựng khi
sử dụng trong giao tiếp và trong luyện tập.
- Bản thân giáo viên tuy có sưu tầm và tìm tòi tài liệu chuyên môn nhưng vẫn
còn hạn chế về các tài liệu có liên quan đến phương pháp day từ vựng. Tuy có
áp dụng các phương pháp dạy từ vựng ở hầu hết mỗi tiết dạy nhưng hiệu quả
chưa cao và đôi khi sử dụng chưa phù hợp. Giáo viên thường gặp khó khăn
trong việc dạy từ trừu tượng và chưa thiết lập tình huống, ngữ cảnh phù hợp
để học sinh tham gia đoán nghĩa của từ một cách có hiệu quả.
5
- Tuy có máy cassette và tranh nhưng chưa đủ đáp ứng cho mỗi tiết dạy,
không thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp dạy học mới.
b. Thành công-hạn chế:
* Thành công:
Với nghiên cứu này đã có những thành công đáng kể:
- Học sinh hiểu được tầm quan trọng của môn tiếng anh nhiều hơn, qua đó học
sinh tiếp thu bài nhanh hơn với những phương pháp học mới làm cho học sinh

hứng thú hơn.
- Với học dinh lớp 6 những hình ảnh,âm thanh từ các phương tiện dạy học làm
cho các em có hứng thú hơn,trong các tiết dạy bằng các hình ảnh phương tiện
giúp các em nhớ từ vựng nhanh và lâu hơn.
- Học sinh lớp 6 học tiếng anh từ cấp tiểu học nên đa số các em phần nào nắm
bắt được một số từ vựng thông thường, vì vậy giáo viên cũng đỡ khó khăn
hơn trong bước đầu dạy từ vựng.
* Hạn chế.
- Mặc dù có sự quan tâm dạy dỗ của giáo viên nhưng một số học sinh tiếp thu
bài học còn chậm, đặc biệt là nhớ từ vựng và mắc lỗi trong cách đọc và phát
âm từ,nên không dám đọc trước lớp.
- Vì là môn học khó vất khác so với các môn học khác,nên công tác giảng dạy
còn gặp nhiều khó khăn.
c. Mặt mạnh – Mặt yếu
* Mặt mạnh:
- Trường có nhiều giáo viên tâm huyết với nghề, có kiến thức chuyên môn
vững vàng và luôn có nhiều ý tưởng, có kinh nghiệm trong giảng dạy.có nhiều
phương pháp giảng dạy mới vì thế mà tôi đã được học hỏi, đúc kết nhiều kinh
nghiệm hơn trong công tác giảng dạy của mình.
6
- Giáo viên tự sưu tầm và làm được nhiều đò dùng dạy học hay và sáng tạo
được ứng dụng hầu hết trong các tiết học tạo hứng thú, không gây nhàm chán
cho học sinh.
- Học sinh lớp 6 thích ham học hỏi và luôn tò mò vì thế đối với môn học này
càng tạo sự tò mò và phát huy trí tưởng tưởng của các em.
* Mặt yếu:
- Trường có nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, một buổi các em
học trên lớp, một buổi các em ở nhà phụ giúp gia đình nên còn hạn chế trong
thời gian học tập.
d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động:

- Với tâm huyết yêu nghề tôi luôn cố gắng phát huy hết sức mình, tìm tòi,
tham khảo để có được bài sáng kiến kinh nghiệm này. Tôi luôn mong muốn
mang những kiến thức của môn học đến với học sinh một cách mới mẻ và
không mang tính chất truyền thống.
- Từ những thực tế kinh nghiệm giảng dạy trong 3 năm qua tôi đã đúc kết và
ghi chép lại từ những điều làm được và những điều chưa làm được.
- Với một ngôi trường có nhiều bề nổi trội từ các phong trào học tập đã làm
dấy lên trong tôi với những tư tưởng về sáng kiến đổi mới trong phương pháp
dạy học.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
Với các phương pháp đổi mới dạy học của bộ môn hiện nay nhằm giúp
các em tiếp cận với bộ môn một cách nhanh chóng và hiêu rõ được hơn tầm
quan trọng của bộ môn vì thế với những thực trạng được nêu ra đã được đúc
kết kinh nghiệm từ các tiết học cho đến các hoạt động khác trong trường.
Trường có nhiều thiết bị dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy nhưng
người giáo viên cần tham khảo, sưu tầm và thiết kế ra các đồ dùng khác nhằm
phù hợp với bộ môn và thu hút học sinh không gây sự nhàm chán.
7
Học sinh lớp 6 là những em mới bắt đầu từ tiểu học lên cấp THCS vì thế sự
tiếp thu bài học còn yếu, các em chưa bắt kịp với phương pháp học của cấp 2.
Vì thế đòi hỏi phải có những phương pháp đổi mới trong công tác giảng dạy
để đáp ứng được sự tiếp nhận của học sinh. Với phương pháp hiện nay lấy học
sinh làm trung tâm nên phải khai thác được tính tư duy, sáng tạo của các em
giúp các em hoàn thiện hơn về nhân cách cũng như về học tập.
Ngoài sự nhiệt tình của người giáo viên ra thì cha mẹ học sinh là những
người hết sức quan trọng trong việc dạy dỗ các em, sự quan tâm chu đáo từ
các bậc phụ huynh là nền móng giúp các em học tập tốt hơn.
Từ thực trạng trên với cương vị là một giáo viên dạy bộ môn tiếng Anh, tôi
đặt ra nhiệm vụ cho mình là nghiên cứu và đổi mới phương pháp dạy từ vựng
tiếng Anh 6 đạt hiệu quả. Thực tế cho thấy chất lượng dạy học tiếng Anh và

khả năng vận dụng kiến thức vào giao tiếp thực tế của học sinh sẽ không được
cải thiên nếu như vẫn tiếp tục duy trì dạy từ vựng theo lối: thầy cung cấp từ và
ngữ nghĩa, học sinh ghi nhận và tiếp thu. Hơn nữa cách dạy học đó đã quá lạc
hậu và không còn đáp ứng được yêu cầu dạy học ngoại ngữ trong thời kỳ mới.
II.3/ Gi ải pháp- Biện pháp :
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
- Để giúp học sinh cảm thấy thoải mái, hứng thú học từ vựng, ghi nhớ từ
nhanh hơn, lâu hơn, có thể sử dụng vốn từ mới học vào thực hành tại lớp trôi
chảy và chủ động huy động vốn từ đã tích lũy được để bắt chước, tìm tòi cách
ứng xử và ứng xử sáng tạo trong các tình huống giao tiếp.
- Nâng cao tính tự giác, sáng tạo và tìm tòi của học sinh biết vận dụng từ
vựng tiếng Anh trong học tập và trong giao tiếp.
- Giáo viên có thể thể hiện hết năng lực của bản thân, tham gia nhiệt tình
hơn trong công tác giảng dạy.
b. Nội dung và cách thức thực hiện phương pháp dạy từ vựng:
b.1. Chọn từ để dạy:
8
Thông thường trong một bài học sẽ luôn luôn có từ mới. Song không phải
từ mới nào cũng cần đưa vào dạy như nhau. Để lựa chọn từ để dạy giáo viên cũng
cần xem xét những câu hỏi sau:
-Từ chủ động hay bị động?
- Từ chủ động (active/ productive vocabulary) là những từ học sinh hiểu, nhận
biết và sử dụng được trong giao tiếp nói và viết.
- Từ bị động (passive / receptive vocabulary) là những từ học sinh chỉ hiểu và
nhận biết được khi nghe và đọc.
VD: Bài 3 – C1 / trang 38, từ mới cần dạy là : An engineer, we, our, they, me,
their.
Từ chủ động: an engineer.
Từ bị động: we, our, they, me, their.
Cách dạy hai loại từ này có khác nhau, từ chủ động liên quan đến 4 kỹ năng:

nghe, nói, đọc, viết, cần đầu tư thời gian để giới thiệu và luyện tập nhiều hơn, đặc
biệt là cách sử dụng. Với từ bị động giáo viên có thể chỉ dừng lại ở mức nhận
nhận biết, không cần đầu tư thời gian vào các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần
xác định xem sẽ dạy từ nào như một từ bị động và từ nào như một từ chủ động.
Với từ bị động giáo viên có thể khuyến khích học sinh tự tìm hiểu nghĩ ( tra từ
điển hoặc đoán từ qua ngữ cảnh ).
-Học sinh đã biết từ này chưa?
Giáo viên cần xác định rõ từ mình định dạy có thực sự từ mình cần dạy hay
không. Vốn từ của học sinh luôn luôn được mở rộng bằng nhiều con đường và
cũng có thể bị quên bằng nhiều lí do khác nhau. Để tránh tình trạng giới thiệu
những từ không cần thiết và mất thời gian, giáo viên có thể dùng những phương
pháp nhằm phát hiện xem các em đã biết từ đó chưa và biết đến đâu. Giáo viên có
thể dùng các phương pháp như : eliciting, brainstorming, network…trước khi giới
thiệu từ mới.
Vd: Bài 3-C1/trang 38, giáo viên ôn lại từ đã học bằng phương pháp network:
9

b.2 Những phương pháp làm rõ nghĩa từ
Quá trình nghiên cứu tài liệu và thực nghiệm giảng dạy trên lớp,bản thân đã
rút ra được một số phương pháp làm rõ nghĩa từ như sau:
*Dùng trực quan như : đồ vật thật,tranh ảnh,hình vẽ minh họa cắt dán từ
tạp chí,cử chỉ điệu bộ có tác dụng mạnh mẻ đến hứng thú học tập của học sinh
và giúp học sinh ghi nhớ từ nhanh hơn,lâu hơn.
Vd1: Bài 2-C2/trang 28:giáo viên sử dụng vật thật có trong lớp học và vật thật
chuwnj bị ở nhà để giới thiệu những từ sau: a door, a window, a board, a clock,
a waste basket, a pencil,
Vd2: Bài 3-A1/trang 30:giáo viên sử dụng tranh vẽ hoặc tranh photo để giới thiệu
các từ sau: a telephone, a lamp, a couch, a bookshelf, an armchair, a stereo,
Vd3: Bài 9-B1/trang 100 giáo viên phác họa các chi tiết trên khuôn mặt để giới
thiệu các từ sau: face, hair, eye, ear, nose, lips, mouth

10
Face
Hair
Eye(s
)
nose
family
father
mother
rr
brother
sister
Vd4: Bài 10-A1/trang 104 giáo viên dùng điệu bộ cử chỉ để giới thiệu các
từ sau: hungry, cold
Vd5: Bài 15-A1/trang 154 giáo viên dùng tranh sưu tầm để giới thiệu các
quốc gia : Canada, France, China, the U.S.A, Japan…
* Dùng ngôn ngữ đã học:
Định nghĩa ,miêu tả: học sinh sẽ dựa vào từ đã họ và hiểu biết cơ bản đời
thường để đoán ra nghĩa của từ qua định nghĩa của giáo viên bằng tiếng
Anh.Phương pháp này tạo cho học sinh sự tò mò và có nhu cầu tham gia vào quá
trình học tập ,đồng thời rèn luyện kĩ năng nghe cho học sinh.
Vd1: Bài-B1/trang 65 để dạy từ bookstore, giáo viên định nghĩa như sau:
Bookstore is a place where there are many books, pens, pencils, rulers, You
can buy books in the bookstore.
Vd2: Bài 2-C2/trang 129 để dạy từ school, giáo viên định nghĩa như sau:
School is a place where there are teachers, classrooms, and many students.
Vd3: Bài 15-C1/trang 163 để dạy từ forest và từ desert, giáo viên miêu tả như
sau:
A forest is a place where you can see many green tall trees and animals like
tigers, birds, Do you know Cuc Phuong forest?

In a desert it’s very hot, there are only some trees, water, no house… Do you
know Sahara desert?
Lưu ý : Khi sử dụng phương pháp định nghĩa miêu tả để làm rõ nghĩa của từ,
chúng ta có thể kết hợp thêm ví dụ thực tế để giúp học sinh nhận biết nghĩa dễ
dàng hơn.
* Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa: ta sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa để
làm rõ nghĩa của từ khi học sinh đã biết nghĩa của một từ trong cặp từ dồng
nghĩa, trái nghĩa.
11
Vd: Bài 7-B1/trang 77
-Paddy field = rice paddy.
-Noisy ≠ quiet
Dựa vào các quy tắc hình thành từ, tạo từ: học sinh đoán nghĩa của từ
mới được hình thành qua từ gốc. Với quy tắc này giáo viên không những giúp
học sinh nắm vững lại kiến thức mà còn giúp các em phát huy tính tích cực từ
học, biết mở rộng vốn từ cho mình. Vd: work

worker; drive

driver.
Tạo tình huống: giáo viên thiết lập tình huống đơn giản, dễ hiểu bằng
tiếng Anh, học sinh đoán nghĩa qua tình huống và có thể bắt chước, sử dụng từ
vào ngữ cảnh giao tiếp, đồng thời rèn luyện kỹ năng nghe.
Vd: Bài 4-C4/trang 50, giáo viên dạy từ“late”
The class starts at 7 o’clock. You go to school at 7:15. You are late for
school.
Đoán nghĩa trong ngữ cảnh:
Vd1: bài 7-C4/trang 80, dạy từ start, end.
Học sinh đoán nghĩa của hai từ này trong ngữ cảnh sau: Classes start at
7:00 and end at 11:15.

Vd2: Bài 4-A1/trang 44, học sinh đoán nghĩa từ“small”, “big” trong ngữ
cảnh sau:
Phong’s school is small, there are 200 students in his school. But Thu’s
school is big, there are 1.200 students in her school.
* Dich sang tiếng mẹ đẻ:
- Giáo viên chỉ nên sử dụng phương pháp này khi dạy từ bị động hoặc những
từ trừu tượng khó áp dụng những phương pháp trên, vì nếu giáo viên thường
xuyên sử dụng phương pháp này sẽ trở về phương pháp cũ và sẽ gây cho học sinh
cảm giác đơn điệu, nhàm chán, không phát huy được tính tư duy sáng tạo của các
em.
12
* Lưu ý: Để đảm bảo hiệu quả của việc vận dụng những phương pháp nêu
trên, giáo viên nên linh động vận dụng thay đổi những thủ thuật này một cách
thích hợp, tùy theo nội dung bài và đối tượng học sinh. Ngoài ra giáo viên có thể
kết hợp cùng lúc các phương pháp trên để làm rõ nghĩa của một từ nếu cần thiết.
b.3 Tăng cường sự tham gia của học sinh ở bước giới thiệu từ mới:
Như đã đề cập điểm nổi bật ở phương pháp dạy học mới là tạo cho học sinh
được tham gia và quá trình học tập. Vậy tăng cường sự tham gia của học sinh ở
bước giới thiệu từ mới là cần thiết. Nếu giáo viên tạo được điều kiện cho học sinh
tham gia vào quá trình dạy từ mới thì kết quả tiếp thu bài của học sinh sẽ tốt hơn
nhiều các em sẽ ghi nhớ từ tại lớp. Để làm được điều đó giáo viên cần tìm kiếm
và sử dụng những thủ thuật phát huy sự chủ động suy đoán, tự phát hiện của học
sinh. Vd: Đoán nghĩa từ trong ngữ cảnh, tự giải thích nghĩa của từ bằng vốn từ có
sẵn.
b.4 Sử dụng phối hợp các kỹ năng trong khi giới thiệu từ mới:
Trong quá trình giới thiệu từ mới giáo viên nên phối hợp các kỹ năng với
nghe và đoán từ; giáo viên cho ngữ cảnh học sinh đọc và đoán từ; hoặc sau khi
vừa dạy xong một từ nào đó giáo viên hỏi học sinh vài câu hỏi sử dụng từ mới
đó, học sinh trả lời(luyện kỹ năng đó).
Vd1: Sau khi dạy từ market, giáo viên hỏi học sinh như sau

Do you live near a market?
Does your mother go to the market?
Vd2: Sau khi dạy từ “bike” giáo viên hỏi học sinh như sau
Do you have a bike?
Do you go to school by bike?
Vd3: Sau khi dạy từ “read” giáo viên hỏi học sinh như sau
Do you read after school?
Does your father read a book?
13
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
- Điều kiện để thực hiện đề tài cần phải có sự thống nhất giữa học sinh và giáo
viên, giáo viên muốn hoàn thành giải pháp một cách suôn sẻ và thành công thì
điều kiện đầu tiên phải tiếp thu được những ý kiến của các đồng nghiệp, từ những
học sinh mình trực tiếp giảng dạy từ đó mới đúc kết ra những giải pháp, biện
pháp hay và có hiệu quả.
- Sự quan tâm từ phía lãnh đạo nhà trường, sự giúp đỡ của đồng nghiệp có nhiều
kinh nghiệm từ đó sẽ thúc đẩy được ý chí và lòng quyết tâm hoàn thành đề tài.
- Sự nhiệt huyết yêu nghề luôn cháy bỏng trong lòng, luôn mong muốn có nhiều
phương pháp mới trong giảng dạy giúp các em học sinh tiếp thu bài giảng nhanh
và nhớ lâu hơn.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
- Các giải pháp luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau từ những cơ sở nhỏ
nhất, luôn kết hợp chặt chẽ các phương pháp trong bộ môn đặc biệt là 4 phương
pháp nghe, nói, đọc, viết.
- Sự kết hợp từ tranh ảnh, các thiết bị dạy học tạo cho bài giảng thêm sinh động
và không gây nhàm chán cho học sinh. Vì vậy một tiết học sẽ không thành công
nếu như không có sự góp mặt của các thiết bị hỗ trợ dạy học.
- Các biện pháp, giải pháp được thông qua luôn có tính thống nhất với nhau, các
phương pháp giới thiệu ngữ liệu mới luôn được thông qua các hình thức sáng tạo
từ giáo viên và cơ sở tiếp nhận là chính các em học sinh.

II.4) Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên
cứu
Sau một thời gian vận dụng các phương pháp nêu trên trong quá trình
giảng dạy từ vựng tiếng Anh lớp 6, tôi nhận thấy tiết học ngày càng sinh động
hơn, học sinh dần có thói quen chủ động tham gia vào quá trình học từ vựng và
sử dụng vốn từ vào giao tiếp thực tế và có phần chuyển biến tốt hơn và đem lại
kết quả khả quan.
14
Kết quả đạt được của khối lớp 6 như sau:
Thời
gian
TSHS
Điểm dưới 5 Điểm trên 5
0 - 2
3 - 4
Cộng
5-6 7-8 9-10
Cộng
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
Giữa
HKI
110 8 7,2% 22 20 % 30 27,2% 30 27,2% 29 26,4% 21 19,3% 80 72,8%
HKI 110 4 3,6% 14 12,7% 18 16,3% 31 28,2% 32 29,1% 29 26,4% 92 83,7%

So với kết quả khảo sát chất lượng giữa HKI thì kết quả HKI tăng 10,9 % học
sinh trên 5 điểm.Mặc dù tỉ lệ học sinh trên trung bình tăng không đáng kể nhưng
đây là một kết quả đáng khích lệ sau một thời gian ngắn vận dụng sáng kiến kinh
nghiệm của mình.tôi tin rằng nếu tiếp tục vận dụng sáng kiến kinh nghiệm trên
một cách nghiêm túc trong quá trình dạy học thì chất lượng học tập bộ môn
Tiếng Anh 6 sẽ cao hơn.

III.KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
III.1: Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình nghiên cứu và sử dụng một số phương pháp dạy học từ vựng
vào hầu hết mỗi tiết dạy tiếng Anh 6 năm học 2012-2013.Bản thân tôi đã đúc kết
ra bài học kinh nghiệm như sau:
- Dạy từ vựng chỉ là một phần của tiết học tuy nhiên nó đóng vai trò cực kì
quan trọng trong sự thành công của cả tiết học bởi vì việc thực hành mẫu câu, rèn
luyện kỹ năng giao tiếp có lưu loát trôi chảy thuận lợi hay không tùy thuộc vào
việc học sinh có đọc được từ, nắm được nghĩa và cách sử dụng vốn từ mới hay
không.
15
- Với việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong quá trình dạy từ vựng
cho học sinh lớp 6, tôi nhận thấy đa số học sinh hứng thú hơn tham gia vào quá
trình học tập nhiều hơn, các em cảm thấy tự tin hơn trong thự hành và giao tiếp
.tôi tin rằng bất cứ giáo viên nào sự dụng những giải pháp ở sáng kiến kinh
nghiệm này cũng sẽ thu được nhiều thành công trong kết quả học từ vựng của
học sinh nói riêng và chất lượng học bộ môn nói chung.
III.2: Kiến nghị.
Nếu đề tài này đạt kết quả tốt tôi xin thông qua tổ chuyên môn của
trường,trình hội đồng khoa học của trường để xây dựng tốt hơn. Nếu được chấp
thuận tôi xin được triển khai đề tài nghiên cứu này đến các bạn đồng nghiệp để
cùng nhau thực hiện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trọng tổ bộ môn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
16

×