Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiết trả bài viết trên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.75 KB, 29 trang )

Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU
TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
******************
ĐỀ TÀI:
NAÂNG CAO NĂNG LỰC LÀM VĂN
CHO HỌC SINH LÔÙP 5 QUA TIẾT
TRẢ BÀI VIẾT TRÊN LỚP
Giáo viên thực hiện: Mai Thị Anh

Naêm 2013
MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
Mở đầu
I/. Lí do chọn đề tài
1/. Mục tiêu và nhiệm vụ môn Tiếng Viết ở trường tiểu học
Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm:
(1) Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết,
nghe, nói) để học tập và giao tiếp trong các môi trường học tập, hoạt động của lứa tuổi.
Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn các thao tác tư duy (phân tích,
tổng hợp, khái quát, hệ thống)
(2) Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết
sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người; văn hoá,
văn học của Việt Nam và nước ngoài.
(3) Bồi dưỡng những tinh yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con ngưởi Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
2/. Vị trí của phân môn Tập làm văn
Những lời được chúng ta nói ra hoặc viết ra khi giao tiếp với nhau gọi là ngôn bản.
Hoạt động lời nói gồm hai bình diện: sản sinh (tạo lập) và tiếp nhận (hiểu) ngôn bản. Phân
môn Tập làm văn rèn cho học sinh các kĩ năng sản sinh ngôn bản. Nó có vị trí đặc biệt trong


quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ. Đây là phân môn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp
các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác – Học vần, Tập viết,
Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu đã hình thành. Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh
kĩ năng sản sinh ngôn bản, nhờ đó tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt
qua từng phân môn mà trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp, Như vậy, phân môn Tập
làm văn đã thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của việc dạy học tiếng mẹ đẻ là
dạy học sinh sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập.
3/. Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn
Sản phẩm của Tập làm văn là các ngôn bản ở dạng nói và dạng viết theo các dạng lời
nói, kiểu bài văn do chương trình quy định, nói cách khác mục đích của Tập làm văn là tạo
lập được các ngôn bản. Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của dạy học Tập làm văn là giúp học sinh
tạo lập được các ngôn bản nói và viết theo các phong cách khác nhau do chương trình quy
định.
MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
Nhiệm vụ của dạy học Tập làm văn là hình thành, phát triển và tạo lập ngôn bản cho
học sinh. Năng lực tạo lập ngôn bản được phân tích thành các kĩ năng bộ phận như: xác định
mục đích nói, lập ý, triển khai ý thành lời dưới dạng nói viết thành câu, đoạn bài. Vì vậy,
phân môn Tập làm văn phải cung cấp cho học sinh những kiến thức và hình thành, phát triển
ở các em những kĩ năng này. Ở tiểu học, phân môn Tập làm văn có nhiệm rèn kĩ năng nói
theo các nghi thức lời nói, nói viết có ngôn bản thông thuờng, viết một số các văn bản nghệ
thuật như kể chuyện, miêu tả.
Ngoài các kĩ năng chung để viết văn bản, mỗi loại văn bản cụ thể đòi hỏi có những kĩ
năng đăc thù. Để viết văn bản miêu tả cần có kĩ năng quan sát, kĩ năng diễn đạt một cách có
hình ảnh, để viết văn bản kể chyện cần có kĩ năng xây dựng cốt truyện và nhân vật, kĩ năng
lựa chọn các tình tiết,… Phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ rèn những kĩ năng này.
Ngoài nhiệm vụ là rèn năng lực tạo lập ngôn bản, phân môn Tập làm văn đồng thời
góp phần rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách cho học sinh.
Phân môn Tập làm văn góp phần rèn luyện tư duy hình tượng từ óc quan sát đến trí
tưởng tuợng, từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát đuợc đến khả năng nhào nặng các

chất liệu trong cuộc sống thực để xây dựng nhân vật, cốt truyện. Khả năng tư duy logic của
học sinh cũng được phát triển trong quá trình phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn… Quá trình
sản sinh văn bản cũng giúp học sinh có kĩ năng phân tích, tổng hợp, phân loại, lựa chọn.
Để giao tiếp phải có thái độ đúng đắn với đối tựong giao tiếp. Phân môn Tập làm văn
khi dạy các nghi thức cũng đồng thời dạy cách cư xử đối với mọi người như sự lễ phép, lịch
sự trong nói năng. Để viết văn cần có hiểu biết và tình cảm với đối tượng được viết. Vì vậy,
phân môn Tập làm văn đã ạto cho học sinh có sự hiểu biết và tình cảm yêu mến gắn bó với
thiên nhiên, với con người và vạn vật xung quanh: từ một cơn mưa, một buổi sáng đẹp trời,
một em bé bị ngã, một người phụ nữ đang gặp khó khăn đến một chú gà trống, một đồ vật đã
từng gắn bó. Từ đây, tâm hồn và nhân cách của các em sẽ được hình thành và phát triển.
4/. Thực trạng dạy học phân môn Tập làm văn và tiết dạy, tiết trả bài viết trên lớp
Giờ trả bài viết trên lớp từ trước đến nay giáo viên vẫn còn xem là một tiết đơn giản,
bình thường; thậm chí có những giáo viên không chú trọng đến việc soạn một tiết trả bài, chỉ
soạn đại khái, sơ lược các bước thông dụng như: thống kê loại bài, nêu sơ sài ưu – khuyết
điểm… Còn đối với học sinh thì càng ý thức đây là một giờ học “khoẻ” nhất, chỉ cần nghe
thầy cô nói và đọc những bài hay, hoặc nêu những ưu – khuyết điểm chung chung của lớp là
xong, khỏi phải trả bài cũ, không cần tập trung tinh thần tiếp thu kiến thức mới: Đó là một
quan điểm hết sức sai lầm. Theo tôi, tiết trả bài viết trên lớp là một tiết vô cùng quan trọng,
MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
vì đây là điều kiện cho học sinh tự đối chiếu kiến thức của mình với kiến thức của giáo viên
truyền đạt, để nhận ra những thiếu sót trong quá trình làm bài của mình, cũng như những ưu
điểm trong bài làm của mình. Từ đó, các em phát huy ưu điểm, đẩy lùi hạn chế để nâng cao
khả năng làm văn của mình.
Trong những năm qua, phần lớn học sinh chưa thích học phân môn Tập làm văn, các
em chưa thấy đuợc tầm quan trọng của nó, cho nên còn hạn chế rất nhiều về khả năng làm
một bài viết. Hạn chế lớn nhất của học sinh là chưa thấy hướng đi của một bài văn. Khi tiếp
xúc với một đề tài mới, các em suy nghĩ bám vào đề bài xem nội dung nói về điều gì, rồi
trình bày đại trà theo quan điểm chủ quan của mình. Từ đó dẫn tới hàng loạt khuyết điểm
như:

Trình bày không đúng nội dung
Viết câu không hết ý
Không biết xây dựng bao nhiêu đoạn trong bài văn
Không biết hướng đi, không nắm đuợc dàn bài chung của một số thể loại, kiểu bài
trong chương trình quy định.
Không có điểm dừng…
Bên Cạnh những hạn chế trên, còn có một phần lớn học sinh không tự làm mà đi chép
những bài văn mẫu do cha me, anh chị trang bị cho các em để đọc tham khảo.
Qua nhiều năm giảng dạy, tiếp xúc phân môn Tập làm văn, tìm hiểu về những đặc thù
riêng của nó rồi rút ra nhận xét như sau: Nếu giáo viên làm tốt khâu trả bài sẽ giúp học sinh
nhận thức nhanh, rõ ràng những ưu – khuyết điểm trong bài viết của mình; đặc biệt các em
dễ dàng nhận thấy thiếu nội dung gì? hụt hẫng những kiến thức nào? chỗ nào cần phát huy?
Chỗ nào cần bỏ bớt…
Vậy giờ trả bài viết cho học sinh là giờ mà giáo viên giúp học sinh chủ động, tích cực
tự đánh giá, nhín nhận lại năng lực thực sự của mình, nhằm rút ra những kinh nghiệm tốt hơn
cho bài viết lần sau. Muốn thực hiện tốt điều đó, giáo viên phải có những biện pháp trả bài
viết sao cho hiệu quả. Đây cũng là đề tài mà tôi đã thể hiện thành công trên lớp đối với tất cả
các đối tượng học sinh lớp 5 của trường Hermann Gmeiner tỉnh Cà Mau.
Tóm lại, vì những lí do trên đây tôi chọn đề tài: “ Nâng cao năng lực làm văn cho học
sinh lớp 5 qua tiết Trả bài viết trên lớp”, với mong muốn chia sẽ với quý thầy cô, quý đồng
nghiệp… những kinh nghiệm của bản thân. Từ đó, nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói
chung, nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói riêng, đặc biệt nâng cao kĩ năng làm
MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
văn cho học sinh khi hết bậc Tiểu học, góp một nền tảng vững chắc tiếp nối cho các em học
tốt hơn ở bậc Trung học cơ sở.
II/. Phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu phân môn Tập làm văn lớp 5
Nghiên cứu về vấn đề: Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5
Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của đề tài để tìm ra biện pháp trả bài viết

trên lớp đạt hiệu quả tốt nhất.
III/. Phương pháp nghiên cứu
1/. Nghiên cứu lí thuyết
Đọc tài liệu, tham khảo, phân tích tài liệu có liên quan đến đề tài gồm:
Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 1
Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 2
Giáo trình Hoạt động giao tiếp với dạy học tiếng Việt ở tiểu học
Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 và tập 2
Sách giáo viên Tiếng Việt 5, tập 1 và tập 2
Giáo trình tâm lí học tiểu học
Phương pháp dạy học các môn học
Giáo trình Tiếng Việt 2
Giáo trình Tiếng Việt 3
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 5 tập 1
Giáo trình Dạy học tích cực và cách tiếp cận trong dạy học tiểu học.
2/. Tổng kết knh nghiệm
- Dự giờ đồng nghiệp về phân môn Tập làm văn ở lớp 4 và lớp 5.
- Knh nghiệm có được dựa vào quá trình giảng dạy, kinh nghiệm giảng dạy lớp 5
trong nhiều năm (1999-2013)
3/. Điều tra khảo sát
Điều tra thực tế dạy và học tại trường Hermann Gmeiner Cà Mau; lấy số liệu kết quả
thực tế qua một số bài kiểm tra
4/. Thực nghiệm sư phạm
Soạn kế hoạch bài học (giáo án) và dạy bài: Trả bài văn tả người (Lớp 5A, Trường
Hermann Gmeiner Cà Mau)
Chương I
MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỂN
I/. Cơ sở lí luận

Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp, nó dựa trên kết quả nghiên cứu
của nhiều khoa học khác nhau như: Tâm lí học, Tâm lí ngữ học, Ngôn ngữ học… Sau đây, ta
đi phân tích một số cơ sở khoa học chi phối trực tiếp đến dạy học Tập làm văn
1/. Hoạt động giao tiếp và ứng dụng vào dạy Tập làm văn
- Dạy Tập làm văn là dạy một hoạt động
Bản chất của tâm lí là hoạt động, năng lực của con người chỉ được hình thành và phát
triển trong hoạt động. Nói năng cũng là một hoạt động, hoạt động lời nói. Hoạt động nói
năng còn gọi là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ hay hoạt động giao tiếp. Cũng như các
hoạt động tâm lí khác, hoạt động lời nói chỉ nảy sinh khi có động cơ nói năng. Chính vì vậy,
công việc đầu tiên của dạy học Tập làm văn – là dạy sản sinh lời nói là tạo ra được động cơ,
nhu cầu nói năng, kích thích học sinh tham gia vào cuộc giao tiếp (nói, viết)
Nghiên cứu hoạt động lời nói, người ta nhận thấy rằng cách kích thích hành vi nói
năng thường là một cái gì đó nằm ngoài ngôn ngữ. Chính vì vậy, xét đến tận cùng dạy Tập
làm văn không phải bắt đầu từ hoạt động ngôn ngữ, từ sự tổ chức hoạt động ngôn ngữ mà
phải bắt đầu từ những hoạt động sống khác của học sinh. Nói cách khác, những kích thích
bói năng không thể tách rời với việc hình thành những kĩ năng sống khác. Cần phải tổ chức
cho học sinh trồng cây, quét dọn sân trường trước khi cho các em viết một bài văn kể về một
buổi lao động trồng cây, quét dọn sân trường… Các hoạt động khác sẽ tạo ra động cơ và nội
dung của nói năng. Vì vậy, để dạy Tập làm văn, trước hết phải trau dồi vốn sống của học
sinh, phải dạy cho các em biết suy nghĩ, tạo cho các em có cảm xúc, tình cảm rồi mới dạy
cho các em cách thể hiện những suy nghĩ, tình cảm đó bằng ngôn ngữ nói và viết.
Cũng chính vì vậy, các đề bài Tập làm văn trong giờ Tập làm văn chỉ đuợc xem là tốt
khi chúng yêu cầu viết về những gì gần gũi, thân thiết với học sinh, tạo được động cơ nói
năng, kích thích các em muốn nói, viết về nội dung mà đề bài đã yêu cầu.
- Các giai đoạn của hoạt động lời nói và các kĩ năng làm văn
Hoạt động lời nói là một cấu trúc động bao gồm bốn giai đoạn kế tiếp nhau: định
hướng, lập chương trình, thực hiện hoá chương trình và kiểm tra, hiệu đính… Cấu trúc này
đã được các nhà nghiên cứu giáo dục đưa ra phương pháp dạy học Tập làm văn vận dụng
triệt để khi xây dựng hệ thống kĩ năng làm văn. Có thể thấy mối quan hệ này trong sơ đồ sau:
Cấu trúc hoạt động lời nói Hệ thống kĩ năng làm văn

MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
1. Định hướng
- Kĩ năng xác định đề bài, yêu cầu và
giới hạn đề bài viết (kĩ năng tìm hiểu đề).
- Kĩ năng xác định tư tưởng cơ bản của
bài viết.
2. Lập chương trình nội
dung biểu đạt
- Kĩ năng tìm ý (thu thập tài liệu cho
bài viết).
- Kĩ năng lập dàn ý (hệ thống hoá, lựa
chọn tài liệu).
3. Hiện thực hoá chương
trình
- Kĩ năng diễn đạt (dùng từ đặt câu) thể
hiện chính xác, đúng đắn phong cách bài văn,
tư tưởng bài văn.
- Kĩ năng viết đoạn, viết bài theo phong
cách khác nhau (miêu tả, kể chuyện, viết thư,
…)
4. Kiểm tra hiệu đính
- Kĩ năng hoàn thiện bài viết (phát hiện
và sửa chữa lỗi).
Mỗi đề bài Tập làm văn đều xác định một nhiệm vụ giao tiếp, việc xác định nhiệm vụ
giao tiếp (định hướng giao tiếp) sẽ được thực hiện dưới dạng tìm hiểu đề bài. Việc tìm hiểu
đề bài phải trả lời câu hỏi nói (viết) để làm gì? (xác định mục tiêu nói năng), nói (viết) về cái
gì (xác định nội dung nói năng), nói (viết) theo thể loại nào? (hình thức nói năng), viết cho ai
(xác định vai, thái độ nói). Các đề Tập làm văn phải có đủ thông tin để giúp học sinh xác
định được những nội dung này.

Ứng với giai đoạn lập chương trình là kĩ năng lập ý, tìm ý, xây dựng dàn ý. Việc làm
này sẽ giúp học sinh trình bày nói (viết) một cách đầy đủ, mạch lạc, có logic. Khi lập dàn ý,
phải xác định được ý chủ đạo và sắp xếp ý theo một trình tự nhất định.
Ứng với giai đoạn thực hiện hoá chương trình là kĩ năng nói (viết) thành đoạn, bài; nó
gồm các kĩ năng bộ phận như dùng từ, đặt câu, viết đoạn, viết bài.
Ứng với giao đoạn kiểm tra kết quả là nhóm kĩ năng kiểm tra kết quả, gồm kĩ năng
phát hiện lỗi – lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi đặt câu, lỗi dựng đoạn và kĩ năng chữa lỗi.
- Các nhân tố của hoạt động lời nói và dạy học Tập làm văn
Việc chỉ ra các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp có ý nghĩa lớn trong việc tổ
chức dạy học Tập làm văn. Hoạt động nói năng không thể có hiệu quả nếu không tính đến
những nhân tố này. Đây là những căn cứ để đánh giá chất lượng một ngôn bản: có phù hợp
MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
với lời nói không, phù hợp với hoàn cảnh nói năng không, có lựa chọn đúng các phương tiện
giao tiếp không, có đạt được mục đích giao tiếp không…
Sự hiểu biết về hoạt động lời nói đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được các đề bài gắn
với tình huống giao tiếp tự nhiên cho học sinh, tổ chức các giờ học Tập làm văn làm sao để
tạo cho học sinh có nhu cầu giao tiếp.
- Các dạng lời nói và dạy Tập làm văn
Lời nói trước hết được chia ra thành lời nói miệng (khẩu ngữ) và lời viết (bút ngữ). Vì
vậy, kĩ năng Tập làm văn trước hết được chia thành kĩ năng nói và kĩ năng viết.
Kĩ năng nói được hình thành trước kĩ năng viết nhờ giao tiếp tự nhiên. Kĩ năng viết
chỉ có được nhờ quá trình học tập. Ở các lớp đầu cấp học, khẩu ngữ phát triển hơn, còn kĩ
năng viết mới được hình thành nên bị ảnh hưởng của khẩu ngữ, các em nói thế nào viết thế
ấy, mắc các lỗi được tính vào lỗi phạm qui phong cách. Về sau, kĩ năng viết sẽ phát triển và
sẽ ảnh hưởng tích cực trở lại với khẩu ngữ.
Kĩ năng viết là sản phẩm của quá trình học tập. Nó là phương tiện học tập và giao tiếp
có hiệu quả. Năng lực viết chứng tỏ trình độ văn hoá, văn minh của một người.
Trong văn bản, các câu thường đầy đủ và phức tạp hơn khẩu ngữ, dùng nhiều từ ngữ
sách vỡ hơn, văn bản có khối lượng lớn hơn so với một bài nói miệng cùng một đề tài. Trong

khi viết, không có sự hỗ trợ của các yếu tố phi ngôn ngữ. Người ta phải triển khai đầy đủ ý ở
dạng lời viết, phải dùng các dấu câu để tách câu, phân chia văn bản thành từng đoạn – tách
đoạn, dùng các kiểu chữ khác nhau.
Ở các lớp đầu cấp bậc tiểu học, học sinh mới được làm quen với ngôn ngữ dạng viết –
bút ngữ nên cần có phương pháp dạy học đặc biệt.
Kĩ năng viết ngày càng phát triển ở các lớp trên. Tập làm văn có vai tró hàng đầu
trong việc phát triển kĩ năng này, đồng thời chúng ta cần biết tận dụng các cơ hội viết bài của
các phân môn khác của môn Tiếng Việt và các môn học khác để trau dồi năng lực viết cho
học sinh.
2/. Ngữ pháp văn bản và ứng dụng vào dạy học Tập làm văn
- Tính thống nhất của văn bản và việc dạy học Tập làm văn
Để tạo lập một văn bản phải tạo nên tính thống nhất thể hiện cả hai mặt: sự liên kết về
nội dung và liên kết hình thức. Sự liên kết này có được là nhờ tính hướng vào mục đích của
văn bản. Vì vậy, để rèn luyện kĩ năng viết văn cho học sinh, chúng ta phải giúp học sinh xác
định được mục đích của bài viết, chủ đề của bài viết và duy trì chủ đề này trong suốt bài viết
để bài văn không lan man, thiếu nhất quán.
MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
Mặt khác, sự liên kết nội dung là liên kết bên trong khó nhận thấy nên trong dạy học
Tập làm văn, nhiều người thường chú ý đến hình thức ngôn từ mà không coi trọng đúng mức
đến logic của các ý trong bài, trong khi chữa văn bản cho học sinh, nhiều giáo viên thường
chú ý chữa lời mà không chữa ý. Đây là một thiếu sót cần được khắc phục.
Bên cạnh liên kết nội dung, ngữ pháp văn bản còn chỉ ra cả một hệ thống các biện
pháp liên kết hình thức. Nó là sự biểu hiện ra bên ngoài của liên kết nội dung. Những hiểu
biết về liên kết hình thức mà ngữ pháp văn bản đem lại giúp nhiều cho giáo viên trong việc
hướng dẫn viết bài, chữa bài viết cho học sinh.
Bên cạnh duy trì chủ đề, để đạt được mục đích giao tiếp, văn bản phải có sự phát
triển. Chủ đề cần phải được triển khai. Các đề bài Tập làm văn cần phải chỉ ra các hướng
triển khai: theo trật tự thời gian, trật tự không gian, từ toàn thể đến bộ phận, theo trật tự tâm
lí,…

- Các bình diện ngữ nghĩa của văn bản và dạy học Tập làm văn
Các bình diện ngữ nghĩa của văn bản cũng được tập trung chú ý trong ngữ văn bản.
Việc chỉ ra nghĩa liên quan cá nhân của văn bản dẫn đến một yêu cầu bắt buộc: các văn bản
(bài viết) của học sinh, nhất là văn bản văn chương phải thể hiện được tình cảm, cảm xúc.
Điều này sẽ chi phối kĩ thuật viết đồng thời đòi hỏi dạy Tập làm văn phải bắt đầu từ việc
hình thành tình cảm đối với đối tượng được nói, viết.
- Cấu trúc của đoạn văn và dạy học Tập làm văn
Có thể nói đoạn văn là đơn vị trung tâm trong dạy học Tập làm văn của chương trình
mới: Đoạn thể hiện một tiểu chủ đề, có thể xem như một tiểu văn bản là một dung lượng vừa
sức hơn với học sinh tiểu học và phù hợp với lượng thời gian tiến hành trong một tiết học.
Trong chương trình Tập làm văn, bài tập viết đoạn chiếm số lượng nhiều.
Việc chỉ ra các kiểu cấu trúc của đoạn trong ngữ pháp văn bản đã giúp các nhà
phương pháp xây dựng các kiểu, dạng bài tập viết đoạn theo cấu trúc, ví dụ cho một câu chủ
đề yêu cầu viết tiếp thành đoạn… Đoạn văn còn được phân loại theo chức năng: đoạn mở
bài, đoạn thân bài, đoạn kết bài. Mỗi đoạn văn theo chức năng này lại được phân loại nhỏ
hơn: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng, kết bài tự nhiên.
3/. Thể loại văn học và dạy học Tập làm văn
Các kiến thức về thể loại văn học, đặc biệt là kiến thức về kể chuyện và miêu tả thự
sự cần thiết để dạy hai kiểu bài viết văn bản nghệ thuật: kể chuyện, miêu tả. Để có thể dạy
tốt các bài Tập làm văn ở tiểu học, giáo viên cần vận dụng các tri thức về miêu tả và kể
chuyện (trong đó có các hiểu biết về cốt chuyện, chi tiết nhân vật – cách biểu hiện ngoại
MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ) về ngôi kể về truyện ngắn, truyện dài, về đề tài, chủ
đề, tư tưởng, về kết cấu,… Các tri thức này góp phần chỉ ra nội dung luyện tập của các kĩ
năng làm văn. Nói cách khác, dựa trên các hiểu biết về thể loại văn học, giáo viên mới hiểu
biết đặc thù của từng kĩ năng trong từng kiểu bài văn. Để “vẽ được bằng lời” phải dạy tìm ý
hướng dẫn cho học sinh biết cách vận dụng các giác quan để quan sát, biết cách lựa chọn vị
trí và thời gian quan sát, biết cách liên tưởng và tưởng tượng khi nhận xét sự vật và phải biết
cách diễn đạt được điều quan sát một cách gợi tả, gợi cảm tức là có hình ảnh và cảm xúc…

Có hiểu biết về cốt truyện, về ngôi kể, về kết cấu mới có thể hiểu và hướng dẫn được các tiết
tìm ý, lập dàn bài trong văn kể chuyện (thực chất là xây dựng cốt truyện, lựa chọn kết cấu và
ngôi kể, tình tiết cho câu chuyện…)
II/. Cơ sở thực tiễn
1/. Chương trình, nội dung phân môn Tập làm văn lớp 5
Chương trình Tập làm văn lớp 5 gồm các kiến thức và kĩ năng làm văn hình thành qua
từng bài học của các tuần học như sau:
Tuần Tên bài học
1
- Cấu tạo của văn tả cảnh
- Luyện tập tả cảnh (một buổi sáng trong ngày)
2
- Luyện tập tả cảnh (một buổi sáng trong ngày)
- Luyện tập làm báo cáo thống kê
3
- Luyện tập tả cảnh (một hiện tượng thiên nhiên)
- Luyện tập tả cảnh (một hiện tượng thiên nhiên)
4
- Luyện tập tả cảnh (trường học)
- Kiểm tra viết (tả cảnh)
5
- Luyện tập làm báo cáo thống kê
- Trả bài văn tả cảnh
6
- Luyện tập làm đơn
- Luyện tập tả cảnh (sông nước)
7
- Luyện tập tả cảnh (sông nước)
- Luyện tập tả cảnh (sông nước)
MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU

Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
8
- Luyện tập tả cảnh (cảnh địa phương em)
- Luyện tập dựng đoạn mở bài, kết bài
9
- Luyện tập thuyết trình tranh luận
- Luyện tập thuyết trình tranh luận
10 - Ôn tập kiểm tra (2 tiết)
11
- Trả bài văn tả cảnh
- Luyện tập làm đơn
12
- Cấu tạo bài văn tà người
- Luyện tập tả người (quan sát và chọn lọc chi tiết)
13
- Luyện tập tả người (tả ngoại hình)
- Làm biên bản cuộc họp
14
- Luyện tập tả người (tả ngoại hình)
- Làm biên bản cuộc họp
15
- Luyện tập tả người (tả hoạt động)
- Luyện tập tả người (tả hoạt động)
16
- Kiểm tra viết (tả người)
- Làm biên bản một vụ việc
17
- Ôn luyện về viết đơn
- Trả bài văn tả người
18 - Ôn tập cuối học kì I (2 tiết)

19
- Luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài)
- Luyện tập tả người (dựng đoạn kết bài)
20
- Viết bài văn tả người
- Lập chương trình hoạt động
21
- Lập chương trình hoạt động
- Trả bài văn tả người
22
- Ôn tập về văn kể chuyện
- Viết bài văn kể chuyện
23
- Lập chương trình hoạt động
- Trả bài văn kể chuyện
24
- Ôn tập về tả đồ vật
- Luyện viết lời hội thoại
25 - Ôn tập về tả đồ vật
MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
- Viết bài văn tả đồ vật
26
- Luyện viết lời hội thoại
- Trả bài văn tả đồ vật
27
- Ôn tập về tả cây cối
- Viết bài văn tả cây cối
28 - Ôn tập (2 tiết)
29 58 - Trả bài văn tả cây cối

32 63 - Trả bài văn tả con vật
34
67
68
- Trả bài văn tả cảnh
- Trả bài văn tả người
Từ việc xác định vị trí của các tiết trả bài viết trên lớp trong chương trình Tập làm văn
lớp 5, ta rút ra một số điểm sau:
- Thứ nhất là trong chương trình, rất nhiều đoạn văn được học sinh sản sinh tại lớp thì
các giai đoạn của hoạt động lời nói được thực hiện ngay ở tiết học đó, kể cả khâu định hướng
đến khâu cuối cùng là kiểm tra, hiệu đính. Mặc dù, chúng được coi như một tiểu văn bản.
- Thứ hai là những văn bản mang phong cách nhật dụng cũng không có tiết trả bài
riêng mà cũng được tiến hành như đối với các đoạn văn.
- Trong chương trình chỉ có 10 tiết / 70 tiết trả bài viết trên lớp chỉ dành cho những
văn bản trọn vẹn mang phong cách nghệ thuật. Các tiết này tập trung nhiều ở học kì II, đặc
biệt là các tuần gần cuối năm học.
Qua đây, ta thấy được, các tiết trả bài viết trên lớp chiếm thời lượng khá khiêm tốn
trong chương trình Tập làm văn lớp 5 nhưng không phải quá ít. Đặc biệt, là sự phân bố giữa
các tiết làm bài viết với các tiết trả bài luôn luôn có một khoảng giãn ra nhất định. Theo tôi,
hai thuận lợi nêu trên đủ để giúp giáo viên có thời gian chấm bài, thời gian chuẩn bị cho tiết
trả bài trên lớp đạt hiệu quả tốt nhất.
b/. Các tài liệu dạy – học phân môn Tập làm văn lớp 5
- Tài liệu chính được coi như pháp lệnh được cả giáo viên và học sinh sử dụng trong
phân môn Tập làm văn là hai cuốn Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 1 và Tiếng Việt 5 tập 2.
- Ngoài ra, một số tài liệu để giáo viên tham khảo trong quá trình dạy: Sách giáo viên
Tiếng Việt 5 tập 1 và sách giáo viên Tiếng Việt 5 tập 2; sách phương pháp dạy học các môn
học ở tiểu học,
MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
- Tài liệu không thể thiếu đối với giáo viên hiện nay đó là sách Hướng dẫn thực hiện

chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học.
2/. Hoạt động dạy học
a/. Hoạt động dạy của giáo viên
Bên cạnh đội ngũ giáo viên có hiểu biết về lí luận dạy học, thông hiểu nội dung,
chương trình dạy học, biết tích lũy kinh nghiệm dạy học để vận dụng sáng tạo vào dạy Tập
làm văn . Vẫn còn một lực lượng không nhỏ giáo viên yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, không
tâm huyết nghề nghiệp; ít quan tâm học sinh, không trăn trở, không lo cái lo cùng học sinh.
Mặc nhiên, lực lượng này vẫn đứng trong đội ngũ nhà giáo với trình độ chuẩn hoặc trên
chuẩn.
Nhiều giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp đặc trưng của phân môn
trong dạy Tập làm văn. Họ chỉ dạy qua loa, đại khái; đặc biệt, họ rất lúng túng trong các tiết
dự giờ, thao giảng phân môn này.
Nhược điểm lớn nhất hiện nay là nhiều giáo viên, nhiều trường tiểu học chưa chú
trọng đẩy mạnh đẩy mạnh các hoạt động thực tiễn, hoạt động ngoại khóa hỗ trợ cho việc dạy
Tập làm văn. Học sinh bị gò ép trong bốn bức tường của lớp học và gia đình. Đây là nguyên
nhân sâu xa ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học Tập làm văn .
Ngoài ra, hiện nay một số trường tiểu học đã thực hiện việc dạy chuyên các môn.
Trong đó, mỗi giáo viên chỉ đảm nhiệm dạy một môn. Môn Tiếng Việt được giao cho những
giáo viên không những có năng lực, có hiểu biết về lí luận dạy học mà họ còn có giọng nói
truyền cảm, thu hút, có khiếu và sự đam mê văn chương. Đây là một hướng đi tốt.
b/. Hoạt động của học sinh
Đa phần học sinh chưa ham thích học Tập làm văn . Nhiều học sinh khi làm bài văn
cảm thấy khó, thấy bí, không biết viết gì, nói gì vì các em thiếu vốn sống, vốn hiểu biết.
Chính vì vậy, các em gặp rất nhiều khó khăn cả về tri thức, phương pháp, hiểu biết và cảm
xúc về đối tượng cần tả, cần kể. Các em không có nguyên liệu để làm ra sản phẩm. Từ đó,
tâm lí chán học, ngại học Tập làm văn . Chính vì thế, những hành vi sao chép văn của khác
hoặc sao chép văn mẫu thường xảy ra.

Chương II
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5

QUA TIẾT TRẢ BÀI VIẾT TRÊN LỚP
MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
I/. Phương pháp chung của dạy kiểu bài trả bài viết Tập làm văn lớp 5
Giờ trả bài có mục đích rèn cho học sinh kĩ năng kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh bài
viết. Đây là một kĩ năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Kĩ năng kiểm tra là kĩ năng
đối chiếu văn bản nói, viết của học sinh với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt, sửa lỗi
nội dung và hình thức diễn đạt. Để có kĩ năng này học sinh phải tập nhận xét văn bản nói hay
viết của bạn, tự sửa chữa bài viết chính thức ở lớp, rút kinh nghiệm và tự sửa chữa (hoặc viết
lại) bài văn đã được giáo viên chấm, luyện tập để hình thành kĩ năng và thói quen tự điều
chỉnh tự học tập để luôn luôn tiến bộ.
Các bước tiến hành giờ dạy gồm:
- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh:
+ Giúp học sinh xác định lại yêu cầu của đề bài để tự đối chiếu với kết quả bài viết
xem đã thực hiện được đến đâu.
+ Nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm của học sinh trong việc thực hiện yêu cầu của đề bài
(dẫn chứng cụ thể qua bài viết được giáo viên chấm); kết hợp nhận xét về chữ viết và cách
trình bày bài văn, công bố kết quả điểm số và biểu dương học sinh có bài văn làm tốt hoặc
bài văn có tiến bộ.
- Hướng dẫn học sinh sửa chữa bài:
Căn cứ vào kết quả bài làm của học sinh, giáo viên tiến hành việc sửa chữa bài đạt
hiệu quả thiết thực theo một trong hai cách sau:
Cách 1:
+ Trả bài làm cho học sinh, yêu cầu học sinh đọc thầm lại toàn bộ bài làm, lời nhận
xét chung và những chỗ lưu ý cụ thể của giáo viên trong bài viết.
+ Hướng dẫn học sinh chữa một số lỗi chung về nội dung (sai, thiếu ý hoặc chi tiết)
và hình thức (về bố cục, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả…)
+ Tổ chức cho học sinh tự chửa4 bài làm của cá nhân; sau đó, đổi bài để kiềm tra,
giúp đỡ lẩn nhau về việc chữa lỗi.
Cách 2:

+ Nhận xét cụ thể về bài văn của học sinh theo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết
bài.
* Hướng dẫn chữa lỗi về mở bài – kết bài (theo cách đã học), về thân bài (sắp xếp ý
theo trình tự một cách hợp lí); sau đó tổ chức cho học sinh tiến hành tự chữa lỗi cá nhân và
trao đổi bài cho nhau để cùng kiểm tra, chia sẽ kinh nghiệm.
+ Hướng dẫn học sinh học tập cách viết văn hay.
MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
* Đọc cho học sinh nghe đoạn văn, bài văn hay trong lớp (hoặc lớp khác, năm học
trước do giáo viên sưu tầm được).
* Gợi ý học sinh nhận xét, trao đổi để học tập những ưu điểm trong bài văn của bạn
(về bố cục sắp xếp ý, diễn đạt, dùng từ, đặt câu, sử dụng biện pháp liên tưởng, so sánh hay
nhân hóa sinh động).
+ Hướng dẫn chọn viết lại một đoạn văn trong bài làm cho tốt hơn.
Tùy điều kiện thời gian cho phép. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện yêu
cầu này tại lớp hoặc luyện tập thêm ở nhà để nâng cáo kĩ năng viết văn. Đoạn văn học sinh
chọn viết lại cho tốt hơn có thể là đoạn văn còn mắc nhiều lỗi 9chính tả, dùng từ, đặt câu…),
đoạn văn viết chưa hay, có thể là đoạn viết theo cách khác. Ví dụ: Từ mở bài trực tiếp thành
mở bài gián tiếp, từ kết bài không mở rộng thành kết bài mở rộng… sau khi học sinh viết lại,
giáo viên cần cho học sinh so sánh để thấy rõ được sự tiến bộ và tự rút kinh nghiệm về cách
làm văn đạt kết quả tốt.
II. BIỆN PHÁP TRẢ BÀI VIẾT TRÊN LỚP ĐẠT HIỆU QUẢ
PHẦN 1: CHUẨN BỊ
Để có một tiết trả bài viết thành công thì khâu chuẩn bị của thầy và trò là rất quan
trọng. cũng giống như bất kì công việc gì muốn đi đến kết quả tốt đẹp thì sự chuẩn bị phải
tốt, phải chu đóa. Khâu chuẩn bị cho tiết trả bài không những cần có thời gian, có sự sắp xếp
theo trình tự hôp lí, khoa học mà nó cần sự đầu tư sức lực, trí tuệ của người giáo viên. Nó đòi
hỏi người giáo viên phải tập trung cao độ vận dụng kiểu bài và nhiều yếu tố khác một cách
sáng tạo, mang lại hiệu quả tốt nhất.
1. Phải thiết lập được sự đồng bộ giữa thầy và trò

Trước khi bước vào tiết trả bài viết đầu tiên của năm học, Giáo viên cần dành một
khoảng thời gian nhất định để phổ biến đến học sinh những kí hiệu chấm, chữa bài của mình
trong bài viết của học sinh. Từ đó, học sinh hiểu và biết được bài viết của mình co những ưu
điểm, khuyết điểm gì một cách dễ dàng.
Sau đây là một số kí hiệu chấm bài của giáo viên (giáo viên sử dụng viết màu mực đỏ
để chấm và kí hiệu trong bài viết của học sinh).
- Đối với lỗi chính tả: Gạch 1 gạch dưới từ viết sai chính tả.
Ví dụ: Tuy Lan còn nhỏ tuổi nhưng bạn có suy nghỉ rất chu đáo như người lớn làm
cho em không khỏi giật mình.
- Đối với lỗi dùng từ: Các loại lỗi về dùng từ rất nhiều, có thể là dùng từ sai nghĩa,
dùng từ không đúng với sắc thái, tình cảm hoặc dùng sai cặp từ so với nội dung câu văn…
MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
+ Nếu sai 1 từ: khoanh tròn vào từ đó.
+ Nếu sai 2 từ: khoanh tròn và gạch hai gạch dưới cặp từ.
Ví dụ: Từ ngày vĩnh biệt cả lớp sang trường khác dạy chúng em rất nhớ thầy. (chia
tay hoặc tạm biệt)
Ông em rất thương con cháu, mội lần gặp em, ông đều vỗ đầu và thơm lên má
em. (xoa)
Tuần trước, cháu gửi về tặng bà hộp thuốc bổ, bà đã nhận được chưa? (biếu)
Bạn Nam luôn là tấm gương sáng cho cả lớp noi theo, Vì nhà xa nên Nam luôn
đi học đúng giờ. (tuy … nhưng)
- Đối với lỗi đặt câu:
+ Nếu câu viết thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ (câu què) hoặc câu viết thiếu cả hai thành
phần chính của câu, chỉ có thành phần nên ý chưa trọn vẹn (câu cụt): đánh dấu ba chấm
trong ngặc đơn vào ngay chổ thiếu của câu đó.
+ Đối với câu có nhiều từ ngữ thùa, rờm rà, lủng củng: gạch 1 gạch dưới toàn bộ câu
đó.
Ví dụ:
Đoạn văn tả cây cối và con vật sau cơn mưa:

Ánh nắng lại chiếu xuống rực rỡ trên thảm cỏ xanh lấp lánh. Những hàng cây hai ven
đường . Mấy chú chú chim không biết tránh mưa ở đâu đó giờ đã đậu trên cành cây hót véo
von. Chị gà mái tơ.(…) Đàn gà con.(…) Chú mèo khoang.(…)
Đạo văn tả cơn mưa:
Mưa càng ngày càng nặng hạt. Sấm sét ầm ầm to hơn sấm thứ nhất làm cho một vài
mọi con người tưởng tượng sấm sét đánh to. Mưa giảm dần rồi tạnh hẳn. Có mấy ba, bốn
chú bé ra ngoài rồi tạnh mưa.
- Đối với lỗi về bố cụ bài văn: có thể học sinh thiếu mở bài hoặc kết bài; thiếu một
phần trong thân bài: ghi chữ V vào phần khuyết đó.
- Đối với những lỗi về sự liên kết nội dung và hình thức, những học sinh viết không
đúng với yêu cầu đề bài (lạc đề) thì giáo viên chỉ có thể phê trên lời phê không thể dùng kí
hiệu.
Sau đây là một ví dụ tổng hợp những kí hiệu của giáo viên chấm bài tả một cơn mưa
của em Trần Xuân Huyền lớp 5A, Trường Hermam Gmeiner Cà Mau
Bài làm
MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
Quê tôi hạn hán đã lâu, đất đai nức nẻ, cây cối héo tàn, người dân ở đây đang mong
chờ có một đám mưa rào trôi qua như mong mẹ về chợ.
Bầu trời đang nắng chang chang bỗng những đám mây đen từ đâu ùng ùng kéo đến.
trời sai lính cầm dùi lên và bắt đầu rõ vào chiếc trống tùng tùng… để báo hiệu cho mọi
người là trời sắp mưa. Lộp độp, lộp độp những hạt mưa bắt đầu rơi xuống trần gian những
hạt mưa mảnh mai, nhẹ nhàng rơi xuống các nhành cây, kẽ lá mát rượi. và hạt mưa càng lúc
càng nhiều và nặng hạt hơn. lúc này, mọi người tấp dưới mái hiên để chú mưa. Những thằng
cu tí cởi trần trùng trục thỏa thích tắm mưa, nước văng tung tóe, chúng cười toe toét. Một số
thanh niên chạy xe dù về nhà, mình ướt sũng, môi run lập cập. những máy hiên, nóc nhà
nước từ trên đổ xuống(…)V
Khi Xuân Huyền nhận lại bài văn của mình, nhìn vào kí hiệu của giáo viên em biết:
bài mình có 2 lỗi dùng từ, 6 lỗi chính tả, 1 lỗi diễn đạt chưa trọn vẹn, thiếu phần kết bài.
2. Cần phải tính đến sơ đồ lớp học đối với tiết trả bài viết

Vị trí gnồi học của từng học sinh cũng rất quan trọng trong tiết trả bài viết. mục đích
cuối cùng của tiết trả bài là học sinh biết điều chỉnh để làm bài tốt hơn. trong tiết trả bài phần
hướng dẫn sửa lỗi rất quan trọng. nếu giáo viên biết sắp xếp vị trí của học sinh trong lớp phù
hợp thì giáo viên sẽ rất nhẹ nhàng trong khâu này. Học sinh sẽ tự điều chỉnh lỗi của mình,
sau đó bạn ngồi bên sẽ giúp kiểm tra lại và điều chỉnh tiếp (nếu có). Lúc này, giáo viên chỉ là
người bao quát lớp và chỉ giúp đở nhóm nào nếu cả 2 học sinh đều không phát hiện hoặc
không biết cách sử chữa.
Vì vậy, giáo viên phải sắp xếp những học sinh có kiến thức về chính tả tốt, viết chính
tả tốt ngồi cùng bàn, cùng nhóm với học sinh viết hay sai chính tả, những học sinh diễn đạt
tốt ngồi cùng bàn với học sinh yếu về diễn đạt, những học sinh dùng từ tốt và sử dụng từ
sinh động ngồi cùng bàn với học sinh hay sai lỗi về dùng từ.
3. Thao tác chấm bài
Đây là nhân tố quyết định của một giờ trả bài trên lớp đạt hiệu quả hay không? Vì
chấm bài càng kĩ càng nắm vững thiếu sót của học sinh, giáo viên sẽ bổ sung vào đúng
khuyết điểm của học sinh. Cũng như trị cho cây khoai; cây đậu nào đó chẳng hạn, ta phải
biết cây bệnh chỗ nào? Bệnh do thiếu chất gì? Trị bằng cách nào? Từ đó, ta dùng đúng thuốc
và đúng cách cây sẽ phục hồi nhanh chóng. Ở học sinh cũng vậy, giáo viên cần phải biết học
MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
sinh sai cái gì? Sai ở chỗ nào? Vì sao sai như vậy Giáo viên sẽ giúp học sinh bổ sung kịp
thời sẽ lấp chỗ hỏng kiến thức nhanh chóng, giúp học sinh tiến bộ nhanh hơn.
a. Chấm bài phải có biểu điểm và đáp án
Tuy trong môn Tiếng Việt nói chung, phần môn Tập làm văn nói riêng, đặc biệt là
loại văn mang phong cách nghệ thuật này không thể chấm chính xác như các môn học khác,
hai người chấm vẫn cho phép có sự chênh lệch nhưng sự chênh lệch đó không quá xa. Có
những học sinh nói: Nếu làm văn trúng ý thầy thì sẽ được điểm cao. Nhưng ta thấy Tập làm
văn trong trường tiểu học mang tính quy phạm, nên những bài văn dù viết hay nhưng thiếu
một trong 3 phần trong cấu trúc bố cục thì bài văn đó không được đánh giá cao.
Vì vậy, giáo viên khi chấm điểm cần có đáp án và tỉ lệ điểm giữa các phần ở mức
tương đối; sau đó, tùy vào tình hình thực tế để điều chỉnh cho phù hợp với từng kiểu bài,

từng dạng bài.
+ Tỉ lệ điểm được xác định như sau:
Mở bài: 1 điểm
Thân bài: 7 điểm
Kết bài: 1 điểm
Trình bày và chữ viết: 1 điểm
+ Khung điểm trừ:
Lỗi chính tả: - 0,2 điểm/ 1 lỗi
Lỗi dùng từ: - 0,5 điểm/ 1 lỗi
Lỗi vế câu: - 1 điểm/ 1 lỗi
+ Bài viết lạc đề: không ghi điểm
Ví dụ: Cho đề bài sau: Tả hình dáng và tính tình của một cụ già 9cụ già có thể là ông,
bà em hoặc người em quen biết).
Tác phẩm Biểu điểm Đáp án
Mở bài 1 điểm - Giới thiệu tên cụ già định tả
- Mối quan hệ của cụ già với em
(7 điểm)
3,5 điểm - Tả hình dạng
+ Tả bao quát, tuổi tác, tầm vóc, dáng vẻ, cách
MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
Thân bài
3,5 điểm
ăn mặc.
+ Tả chi tiết: chọn những chi tiết nổi bật để tả
(làn da, mái tóc, giọng nói, khuôn mặt)
- Tả tính tình
+ Cách đối xử của cụ già với con cháu
+ Thái độ của cụ già đối với mọi người xung
quanh

+ Thói quen hằng ngày của cụ già
+ Thái độ của mọi người với cụ già
Kết bài
1 điểm - Tình cảm của em dành cho cụ già
- Lời hứa hoặc những mong muốn tốt đẹp đối
với cụ già
Trình bày và
chữ viết
1 điểm - Chữ viết rõ ràng, đúng mẫu
- Trình bày đúng quy cách bài văn và không
tẩy xóa, dơ bẩn
* Tác dụng của đáp án
- Nhìn vào đáp án sẽ thấy bài văn tối thiểu cũng được 4 đoạn (mở bài 1 đoạn, thân bài
2 đoạn, kết bài 1 đoạn) giáo viên dễ dàng phát hiện học sinh thiếu sót nội dung nào khi chấm
bài.
- Nhìn vào đáp án, giáo viên sẽ đối chiếu với bài của học sinh rất nhanh, không mất
thời gian và phát hiện ngay học sinh thiếu những yêu cầu nào trong từng phần một, đối chiếu
với thang điểm cụ thể, ta cho điểm từng phần cho học sinh (Tất nhiên là giáo viên phải căn
cứ với điểm trừ theo từng mảng sai lỗi).
- Nhìn vào đáp án, giáo viên phát hiện ngay học sinh xây dựng đoạn văn đúng hay
không đúng quy cách.
- Ngoài ra, đáp án giúp giáo viên cho điểm chính xác không sót nội dung trình bày
của học sinh.
Tuy nhiên, giáo viên cần phải linh động hơn trong chấm bài. Có thể có những học
sinh không xây dựng phần thân bài thành hai đoạn mà các em vừa tả hình dạng kết hợp với
làm nổi bật tính tình của cụ già qua hình dạng và các em còn thể hiện cảm xúc ngay trên một
đoạn văn thì giáo viên nên khuyến khích, khen ngợi những học sinh đó.
a. Chấm điểm phải có phiếu chấm
Trong năm học, giáo viên cần chuẩn bị một quyển sổ dùng để theo dõi bài làm văn
của từng học sinh. Dành cho một học sinh một trang sổ. giáo viên sử dụng trang sổ đó để làm

MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
phiếu chấm bài cho học sinh, giáo viên ghi ưu điểm, tồn tại của học sinh trong từng bài một
cách cụ thể. Mỗi một trang sổ như vậy sẽ sử dụng từ đề đầu tiên đến đề cuối cùng của năm
học. sau khi giáo viên chấm bài của học sinh, giáo viên dùng viết đó để kí hiệu các lỗi sai và
tổng hợp ưu điểm thiếu sót cụ thể và ghi điểm số vào phiếu chấm.
Ví dụ: Một trang sổ giáo viên sử dụng làm phiếu chấm cho 1 học sinh như sau:
STT Đề bài Ưu điểm Khuyết điểm
Điểm
số
1
Tả một cơn
mưa trên quê
em
Trình bày
sạch, đẹp, sắp
xếp ý hợp lí, bài
văn có hình ảnh
và thể hiện cảm
xúc tốt.
Sai 5 lỗi chính tả, 2 lỗi
dùng từ, thiếu phần kết bài.
7
2
Tả một cảnh
đẹp ở địa
phương
Trình bày
sạch đẹp, bố cục
đủ 3 phần, dùng

từ ngữ rất sinh
động, sử dụng
phép nhân hóa
rất tốt.
Sai 2 lỗi chính tả, 1 lỗi
dùng từ và 1 câu diễn đạt
lủng củng.
8
3 … … …

Tương tự còn lại, giáo viên cũng ghi cụ thể vào phiếu chấm của các đề bài còn lại
trong một năm học. Nếu giáo viên làm tốt điều này, không những giúp cho từng tiết trả bài
tốt mà còn là một cơ sở quan trọng để theo dõi bước tiến của học sinh trong khả năng làm
bài. Từ đó, cho phéo giáo viên điều chỉnh cách dạy hợp lí hơn.
Sau những trang dành làm phiếu chấm cho từng các nhân học sinh, những trang còn
lại của quyển sổ giáo viên sử dụng để tổng kết ưu khuyết điểm chung cho cả lớp. giáo viên
sẽ tổng kết ưu khuyết điểm của cả lớp theo từng mảng và ghi đầy đủ dẫn chứng để có cơ sở
nhận xét và chữa bài khi lên lớp. Ngoài ra, còn có tác dụng so sánh đối chiếu với các đề bài
trước để thấy được sự tiến bộ chung của cả lớp.
Khi đã chấm xong bài cho cả lớp và ghi đầy đủ vào phiếu chấm. Giáo viên chỉ việc
nhìn vào phiếu chấm của từng bài để ghi vào lời phê và viết điểm số cho học sinh. Từ đó, sẽ
MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
tránh được những lới phê chung chung như: “Bài viết chưa sâu”, “bài còn yếu”, “Chưa hiểu
bài”, “Còn yếu cần cố gắng”,… Mà thay vào đó là những lời phê rõ ràng, học sinh đọc sẽ
nhận ngay được ưu điểm và thiếu sót trong bài văn của mình để sửa chữa hoặc phát huy như
“Trình bày sạch đẹp, biết quan sát và sử dụng nhiều giác quan để quan sát, sắp xếp các chi
tiết hợp lí. Tuy nhiên, còn 2 lỗi chính tả, 1 lỗi dùng từ và thiếu phần kết bài”.
PHẦN 2: CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA TIẾT TRẢ BÀI VIẾT
1. Tổng kết ưu, khuyết điểm: Trong bài viết của học sinh cả lớp giáo viên cần phân

tích và nhận xét về:
a. Ưu điểm:
- Đánh giá về sự nhiệt tình, cố gắng của học sinh.
- So sánh với bài trước có tiến bộ không?
- Đa số học sinh co ưu điểm ở chổ nào?
- Học sinh nắm thể loại bài viết ra sao?
Trong phần phân tích nhận xét ưu điểm bài viết của học sinh, giáo viên cần biểu
dương thích đáng các ưu điểm về nội dung hình thức của bài làm, nhằm khuyến khích động
viên các em. Trong các ưu điểm ấy cần chú ý những suy nghĩ riêng, những cảm xúc hồn
nhiên, tế nhị, sâu sắc, những cách vận dụng kiến thức khéo léo; những nhận xét mới mẻ,
những đoạn văn hay; những bố cụ sáng tạo; những cách dùng từ đặt câu hay (Mỗi nhận xét
ưu điểm, giáo viên phải đưa ra những dẫn chứng cụ thể và nêu tên những học sinh có ưu
điểm đó để các em phấn khởi).
b. Khuyết điểm:
- Có thể sẽ có nhiều học sinh mắc phải những khuyết điểm giống nhau, giáoviên tổng
hợp và xếp những học sinh sai cùng một mảng vào một loại khuyết điểm. tránh tình trạng dài
dòng, trùng lặp mất thời gian.
Ví dụ: Có 10 em sai chính tả từ 8 – 10 lỗi
Có 5 em diễn đạt câu chưa đủ ý, 3 em diễn đạt câu dài dòng, lủng củng.
Có 6 em trình bày thiếu nội dung trong đó có 2 em thiếu mở bài, 4 em thiếu kết
bài.
Có 1 em làm lạc đề.
(Giáo viên có thể lấy dẫn chứng cụ thể một số khuyết điểm nhưng tránh nêu tên học
sinh, nêu với một thái độ chân thành không đưa ra chế giuêỹ, xúc phạm học sinh).
- Tổng kết chất lượng bài làm của học sinh theo bảng.
MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
Số học
sinh
làm bài

Xếp loại

Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
… … … … … … … …
+ So sánh với bài trước hoặc năm trước.
2. Hướng dẫn chữa lỗi
a. Chữa lỗi chung
Giáo viên sẽ tổ chức cho cả lớp cùng chữa những bài lỗi phổ biến trong lớp hoặc
mang tính chất trầm trọng.
Cách tiến hành: Giáo viên kẻ bảng lớp làm 2 phần: một bên ghi lần lượt những loại
chính tả, dùng từ, đặt câu; một bên là cách chữa chung. Sau đó, yêu cầu học sinh tìm cách
chữa và lên bảng chữa lại cho đúng.
b. Học sinh tự chữa lỗi trong bài của mình
Sau khi cùng cả lớp chữa chung một số lỗi, giáo viên phát bài viết về với từng học
sinh và tổ chức cho học sinh chữa lỗi trong bài của mình theo 2 bước:
- Bước 1: Học sinh tự chữa lỗi trong bài của mình dựa vào các nhận xét, ghi chú của
giáo viên khi chấm bài.
- Bước 2: Cho học sinh đổi bài và chữa bài theo nhóm đôi (lúc này sơ đồ lớp học sẽ
phát huy tác dụng), giáo viên chỉ cần bao quát lớp để nhận xét chung phần sữa chữa lỗi.
3. Hướng dẫn học tập cách viết văn hay và chọn viết lại một đoạn văn cho tốt hơn
a. Hướng dẫn học tập cách viết văn hay
Cách tiến hành:
- Giáo viên mời một số học sinh đọc lần lượt đoạn văn, bài văn hay của chính các em
(có thể bài văn hay đoạn văn hay do giáo viên sưu tầm có nội dung sát với yêu cầu đề bài).
- Học sinh cả lớp nhận xét học tập những ưu điểm qua bài văn của bạn (về bố cục, sắp
xếp ý, diễn đạt, dùng từ, đặt câu, sử dụng biện pháp liên tưởng, so sánh, nhân hóa).
b. Hướng dẫn học sinh chọn viết lại một đoạn văn tốt hơn
Hoạt động này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hành viết tại lớp nếu còn
thời gian. Nếu không còn thời gian, giáo viên hướng dẫn, gợi ý cho học sinh viết ở nhà, sau

đó giáo viên phải có kế hoạch kiểm tra.
MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
Đoạn văn học sinh viết lại có thể là sai chính tả nhiều hoặc lời diễn đạt, lời dùng từ.
Cũng có thể là một mở bài gián tiếp, một kết bài mở rộng hay một đoạn văn có sử dụng biện
pháp liên tưởng, so sánh, nhân hóa.
PHẦN 3. TIẾN TRÌNH SOẠN GIẢNG VÀ TỔ CHỨC MỘT TIẾT TRẢ BÀI
TRÊN LỚP
1. Mục tiêu
a. Học sinh lĩnh hội kiến thức:
- Học sinh nhận thức những ưu – khuyết điểm của mình qua bài viết.
- HS nhận biết một số vấn đề mới, sánh kiến mới từ bài của các bạn (hoặc các cách
dùng từ, diễn đạt sáng tạo).
- HS rút kinh nghiệm từ sai sót của bạn bè.
b. Củng cố kiến thức cho HS
- Củng cố phương pháp làm bài viết và ôn lại đặc trưng của thể loại, kiểu bài.
c. Rèn luyện kĩ cho HS
- Rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn đúng quy cách.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày có bố cục có ba phần theo thể loại.
- Rèn luyện kĩ năng sử sụng từ, ngữ, diễn đạt trong đoạn văn.
2. CHUẨN BỊ
- GV: Chấm bài + ghi phiếu chấm + tổng hợp ưu khuyết điểm, tổng hợp điểm số và tỉ
lệ xếp loại, so sánh với đề bài trước.
- HS: Xem lại phương pháp và thể loại của bài viết.
3. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
a. Ổn định lớp
b. Kiểm tra
- Kiểm tra về tinh thần, thái độ học tập của HS.
- HS nêu lại cấu tạo của một thể loại, kiểu bài (cấu tạo bài văn tả người, tả cảnh,…).
c. Tiến hành trả bài

* Tìm hiểu lại đề bài và phương pháp làm bài:
- Gọi HS đọc đề, GV ghi đề bài lên bảng.
- Gợi ý để HS tìm hiểu lại đề bài, GV kết hợp gạch dưới những từ ngữ trọng tâm đề
bài.
MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
- Hướng dẫn HS xây dựng dàn bài (GV hướng dẫn xây dựng đúng đáp án, sau đó, GV
ghi điểm từng phần trên bảng để HS đối chiếu với bài của mình, sẽ thỏa mãn số điểm GV
chấm).
* Tổng kết ưu - khuyết điểm
- GV phân tích, nhận xét ưu điểm (như cách làm văn ở mục 1 phần 2 của đề bài này).
- GV phân tích, nhận xét khuyết điểm (như mục 1 phần 2).
- Tổng kết chất lượng bài của HS của lớp.
* Hướng dẫn chữa lỗi
- Chữa lỗi chung (như mục 2 phần 2).
- HS tự chữa lỗi cá nhân (như mục 2 phần 2).
+ Trả bài cho HS.
+ Hướng dẫn HS chữa lỗi vào vở bài tập Tiếng Việt.
+ Sửa bài trong nhóm.
* Hướng dẫn học tập cách viết văn hay (như ở mục 3 phần 2).
* Hướng dẫn viết lại đoạn văn cho tốt hơn (như mục 3 phần 2).
4. Cũng cố dặn dò.
Phần 4:
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MINH HỌA
Môn: Tập làm văn
Bài: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
Đề bài: Em hãy tả hình dáng và tính tình của một người mà em quen biết.
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng – Tuần 17).
- Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc
chi tiết, cách diễn đạt, trình bày).

- Nhận biết được lỗi trong bày văn và viết lại một đoạn văn cho đúng.
II. Chuẩn bị
- GV: Chấm bài + ghi phiếu chấm + tổng kết ưu khuyết điểm + tổng kết chất lượng
bài làm + đáp án và ghi biểu điểm của từng phần trong đáp án viết sẵn vào bảng phụ
- HS: Xem lại về lí thuyết của văn tả người.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5 qua tiêt trả bài viết trên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
- Kiểm tra tinh thần học tập của HS.
- 2 HS nêu lại dàn bài chung của văn tả người.
- Nhận xét chung.
3. Tiến hành trả bài
* Hoạt động 1: Tìm hiểu lại yêu
cầu đề bài và xây dựng đáp án, biểu điểm.
- GV yêu cầu 1 HS đọc lại đề bài,
GV kết hợp ghi bảng.
- GV gợi ý để HS nhắc lại yêu cầu
đề bài, GV gạch dưới từ ngữ trọng tâm
của đề bài.
- Hướng dẫn cả lớp xây dựng đáp
án.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn đáp án,
thang điểm từng phần lên bảng lớp; yêu
cầu họa sinh đọc lại
* Hoạt động 2: Tổng kết ưu khuyết
điểm
- GV phân tích ưu điểm kết hợp nêu
dẫn chứng cụ thể đối với mỗi loại ưu

điểm;
+ Đa số các em viết đúng kiểu bài tả
người; trình bày theo đúng bố cục 3 phần:
mở bài, thân bài, kết bài; nhiều em viết
chữ rất đẹp. Nhiều em có nhiều cố gắng
và đã làm bài tốt hơn đề bài trước. Nhiều
bài đã sử dụng phép liên tưởng rất hay và
thú vị. Ví dụ: Bạn Châu Minh Khoa liên
tưởng cụ già hàng xóm nhà bạn là một bà
tiên nhân hậu xuống trần gian để giúp đở
- HS đọc đề bài.
Đề bài: Em hãy tả hình dáng và tính tình
của một người mà em quen biết.
- HS phát biểu để xây dựng đáp án.
- 1 HS đọc đáp án, biểu điểm treo ở trên
bảng.
- HS lắng nghe

MAI THỊ ANH – TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU

×