Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phương pháp khai thác tranh ảnh, bản đồ và lược đồ câm trong giờ dạy lịch sử ở trường THPT Cái Nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.17 KB, 20 trang )

Ngô Thanh Vũ – THPT Cái Nước Năm học 2012 - 2013
PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC TRANH ẢNH, BẢN ĐỒ VÀ LƯỢC
ĐỒ CÂM TRONG GIỜ DẠY LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG THPT CÁI NƯỚC.
I. Lý do chọn cải tiến đề tài:
Tháng 12/2009 Bộ giáo dục và đào tạo ban hành chương trình chuyên
sử THPT chuyên môn lịch sử, với mục tiêu bên cạnh việc thống nhất trên
phạm vi toàn quốc về kế hoạch dạy học, thì giáo viên cần đạt kiến thức kỹ
năng để nhằm định hướng bổ sung nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch
sử ở trường THPT. Có nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân chính của sự yếu
kém môn lịch sử ở trường phổ thông là tại sách giáo khoa, do cách dạy của
Thầy thiếu hấp dẫn… Tôi không phủ nhận ý kiến trên nhưng việc giải quyết
sự yếu kém của học sinh về môn lịch sử phải là một biện pháp tổng hợp các
thầy dạy bộ môn soạn bài kỹ, sử dụng nhiều biện pháp để giảng dạy một cách
hấp dẫn, khoa học từ đó học sinh sẽ thích môn lịch sử hơn.
Xuất phát từ yêu cầu “Dạy tốt – Học tốt”, đổi mới phương pháp dạy học ở
trường phổ thông và để khắc phục tình trạng yếu kém của học sinh hiện nay ta
đang sử dụng nhiều phương pháp để nâng cao hiệu quả giờ dạy môn lịch sử, nhưng
biện pháp khai thác tranh ảnh, bản đồ sẽ đem lại kết quả cao hơn cho giờ dạy.
Vì vậy tôi mạnh dạn lấy “Phương pháp khai thác tranh ảnh, bản đồ lược đồ
câm” làm đề tài cải tiên sáng kiến kinh nghiệm xin chia sẽ cùng với đồng nghiệp.
II. Các biện pháp để tiến hành để chọn đề tài:
1. Điều tra cơ bản:
- Năm học 1999 – 2000 đến nay tôi được phân công giảng dạy bộ môn
lịch sử, lớp chuyên sử bồi dưỡng học sinh giỏi đội tuyển dự thi cấp tỉnh .
- Ngay khi nhận lớp và học sinh tôi đã tiến hành các bước nhằm nắm
phương pháp học tập của từng em.
2. Lập kế hoạch cho việc nâng cao chất lượng học tập lớp chuyên sử
trong năm học 2009 – 2010, 2010 – 2011, 2011 - 2012
- Thống kê các yêu cầu điều tra cơ bản.
Trang


1
Ngô Thanh Vũ – THPT Cái Nước Năm học 2012 - 2013
- Lập kế hoạch giảng dạy - căn cứ vào kế hoạch chung của trường và tình
hình thực tế của lớp qua quá trình điều tra cơ bản để lập kế hoạch cho phù
hợp.
- Đề ra những biện pháp và chỉ tiêu phấn đấu.
3. Các biện pháp được tiến hành:
3.1.Tìm ra nguyên nhân chất lượng giải học sinh giỏi lịch sử lớp 12 năm
học 1999 - 2000 chưa cao (không có giải), tỉ lệ tốt nghiệp thấp so với mặt
bằng chung của sở do:
- Phía giáo viên:
+ Còn nặng về cung cấp kiến thức cơ bản, chưa dạy chuyên sâu.
+ Có rèn luyện kĩ năng nhưng còn hạn chế vì không có quỹ thời gian.
- Phía học sinh:
+ Chưa làm việc một cách độc lập, chưa chú trọng sưu tầm và sử dụng
các loại tư liệu lịch sử, làm bài, thực hành, do áp lực các môn học khác để
đáp ứng cho yêu cầu của các kì thi….
+ Khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp còn hạn chế….
+ Học sinh ít đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập.
3.2. Đề ra kế hoạch:
- Đối với giáo viên:
+ Cung cấp kiến thức cơ bản, kết hợp dạy chuyên sâu.
+ Rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
+ Nghiên cứu chương trình chuyên sâu và đề ra phương pháp thích
hợp để kích thích và tạo sự hứng thú nghiên cứu, học tập của học sinh.
- Đối với học sinh:
+ Tập làm việc một cách độc lập, chú trọng sưu tầm và sử dụng các loại
tư liệu lịch sử, làm bài thực hành, …
+ Rèn luyện khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp
+ Học sinh tự đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập.

Trang
2
Ngô Thanh Vũ – THPT Cái Nước Năm học 2012 - 2013
III. Cơ sở lý luận:
Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội đối với việc đào tạo nguồn
nhân lực mới trong giai đoạn mới. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã
được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (tháng 01/1993), Nghị
quyết Trung ương 2 khóa VIII (tháng 12/1996) được thể chế hóa trong luật giáo
dục năm 2005. Được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ giáo dục và Đào tạo, đặc
biệt l chỉ thị số 14 (tháng 4/1999).
Luật giáo dục Điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; Phù hợp với đặc
điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh”. Nghị quyết Trung ương 2 khoá 8 tiếp tục khẳng định
“Phải đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các
phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học ”. Định hướng đó đã được pháp chế
trong luật giáo dục “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học,
bồi dưỡng phương pháp dạy học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. Đặc
biệt năm học 2008 – 2009 là năm học đầu tiên Bộ Giáo dục - đào tạo triển khai
thực hiện mô hình xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đây là mô
hình cải thiện linh hoạt các hoạt động thường ngày của nhà trường nhằm làm cho
các hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, nhằm nâng cao hiệu quả và
chất lượng trong giáo dục, phù hợp với nhu cầu và cuộc sống tại địa phương, tạo
tâm lý cho người học được thoải mái, gắn liền với việc bảo vệ gìn giữ các giá trị
văn hoá truyền thống, bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các nguồn lực cần
thiết, phù hợp với học sinh. Năm học 2009 – 2010 là năm học có chủ đề “Năm học

đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”.
Trang
3
Ngô Thanh Vũ – THPT Cái Nước Năm học 2012 - 2013
Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy từ năm 1998 đến nay bản thân cố
gắng tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và vận dụng mọi phương pháp dạy để nâng cao
chất lượng “Dạy – Học” trong đó có phương pháp khai thác tranh ảnh, bản đồ và
lược đồ câm để nâng cao giờ dạy lịch sử.
Vậy “Tranh ảnh, bản đồ, lược đồ câm lịch sử là gì”? Theo quan điểm giáo
dục, đó là nguồn tri thức lịch sử chứ không chỉ đơn thuần là minh họa cho bài học.
Vì “Tranh ảnh, bản đồ” là hình ảnh trực quan sinh động nhất, giúp học sinh lĩnh
hội kiến thức kịp thời quan tiết học. Theo môi trường giáo dục: Tôi nghe – Tôi
quên, Tôi nhìn – Tôi nhớ, Tôi làm – Tôi hiểu. Nếu người giáo viên chỉ
bám vào kênh chữ sách giáo khoa mà không khai thác triệt để “Tranh ảnh, bản đồ”
thì học sinh sẽ nhàm chán, không yêu thích môn lịch sử và hiệu quả đạt được rất
thấp.
Khi sử dụng phải chú ý thực hiện đúng quy chế thiết bị giáo dục, ban hành
theo quyết định số 41/2000/QĐ/BGD&ĐT ngày 24 tháng 3 năm 2000 của Bộ giáo
dục và Đào tạo.
“Thiết bị giáo dục phải sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu về
nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục”.
IV. Những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành:
1. Thuận lợi:
Chủ quan: Bản thân nhiệt tình đam mê lịch sử, sẵn sàng làm đồ dùng dạy học
nếu có đủ khả năng.
Khách quan:
- Quan tâm của lãnh nhà trường mua sắm trang thiết bị mới: Máy tính, máy
chiếu.
- Trang bị thiết bị của cấp trên: Bản đồ mới, bộ tranh ảnh các dân tộc Việt
Nam…

Trang
4
Ngô Thanh Vũ – THPT Cái Nước Năm học 2012 - 2013
2. Khó khăn:
- Bản đồ phần lớn đã cũ, rách. Số bản đồ mới thì lại thiếu, khoảng 45% là do
giáo viên tự làm.
- Việc sưu tầm hình ảnh và bản đồ phù hợp cho 1 tiết dạy rất khó khăn vì
không rõ nguồn gốc.
V. Các phương pháp đã thực hiện:
1. Khai thác tranh ảnh sách giáo khoa:
Để việc khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy được tính tích cực của học
sinh nhằm mục tiêu cho học sinh tự tìm hiểu nội dung tranh ảnh dưới sự hướng dẫn
của thầy gồm các bước thực hiện như sau:
a. Cho học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội dung
tranh ảnh cần khai thác.
b. Giáo viên nêu câu hỏi vấn đề tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội
dung tranh ảnh.
c. Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu sau khi quan sát.
d. Giáo viên nhận xét và bổ sung.
Ví dụ: Hình 42: Vòng tay, khuyên tai đá sách giáo khoa lớp 10 nâng cao dùng để
dạy bài 21 : Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy.
Trang
5
Ngô Thanh Vũ – THPT Cái Nước Năm học 2012 - 2013
Trước hết giáo viên cho học sinh quan sát hình 42 và nêu câu hỏi: Em thấy có
những loại hiện vật nào ? Em có nhận xét gì về những hiện vật đó ? Việc tìm thấy
những đồ trang sức nói trên trong các di chỉ khảo cổ có ý nghĩa như thế nào?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên miêu tả: cùng với sự phát triển của kĩ
thuật (mài, cưa, khoan, tiện) để làm công cụ sản xuất phục vụ cuộc sống con người
thời nguyên thủy đã biết đến việc tạo ra các đồ trang sức để làm đẹp cho bản thân

và cho xã hội với kiểu dáng, chủng loại khá phong phú. Trong ảnh là những vòng
tay, khuyên tai bằng đá: chiếc vòng to, tròn ở bên trái phía dưới bức ảnh là chiếc
vòng tay; các vòng đá nhỏ có khoan lổ ở giữa để kết thành chuỗi làm vòng đeo cổ,
đeo tay, bên cạnh 12 chiếc khuyên tai nhỏ nhắn, xinh xắn. Ngoài ra còn cỡ các
khuyên tai khác có hình dấu phẩy, hình xéo…
Giáo viên khẳng định: các đồ trang sức được gọt đẽo trau chuốt, xinh xắn,
chứng tỏ nghệ thuật chế tác đá thời kì này khá tinh xảo. Hơn nữa, sự xuất hiện của
Trang
6
Ngô Thanh Vũ – THPT Cái Nước Năm học 2012 - 2013
đồ trang sức chứng tỏ đời sống tinh thần của người nguyên thủy thời kì này đã
phong phú, con người đã có nhu cầu làm đẹp.
Đồ trang sức xuất hiện dường như cùng lúc với bước chuyển sang thời đại đá
mới của xã hội nguyên thủy, tức là cùng với sự hình thành của người hiện đại, là một
trong những sáng tạo quan trọng trong văn hóa nghệ thuật nguyên thủy.
Ví dụ: Bài 18 sách giáo khoa 10 cơ bản: Công cuộc xây dựng và phát triển
kinh tế trong các thế kỉ X-XV. Có bức ảnh trang 93 hình 36 : Hình rồng và hoa
dây.
- Giáo viên cho học sinh quan sát bức ảnh và nêu câu hỏi để học sinh suy
nghĩ: hình tượng rồng thời Lý được các nhà điêu khắc chạm trổ như thế nào ?
- Sau khi học sinh suy nghĩ trả lời giáo viên nhận xét và miêu tả Rồng mình
trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như ngọn lửa. Đầu rồng tỉ lệ cân đối với
Trang
7
Ngô Thanh Vũ – THPT Cái Nước Năm học 2012 - 2013
thân rồng, chân rồng thanh mảnh, có 3 móng. Toàn bộ con rồng có hoa văn uốn
lượn theo hình chữ S tượng trưng cho nguồn nước, mây, mưa, sấm, chớp. Có thể
nói hình tượng con rồng thời Lý gắn liền với nguồn gốc lịch sử dân tộc ta: Con
rồng – cháu tiên, nó cũng nói lên ước mơ mong muốn mưa thuận gió hòa của cư
dân nông nghiệp trồng lúa nước.

- GV nhấn mạnh: sự thật rồng chỉ là con vật tưởng tượng của con người thời
xưa, ban đầu không mang quy cách thống nhất.
- GV nêu câu hỏi: Rồng thời Lý còn thể hiện sự phát triển của ngành nào ở
nước ta lúc bấy giờ ?
GV: cho học sinh trả lời và chốt ý: Thể hiện ngành kiến trúc, điêu khắc với
trình độ chạm trổ tinh vi.
2. Khai thác nội dung bản đồ:
Khai thác nội dung bản đồ theo hướng phát huy tính tích cực trong học tập
của học sinh là một yêu cầu quan trọng để học sinh tự khám phá nội dung lược đồ,
khả năng nắm vững các địa danh, nắm vững kiến thức của bài học, khả năng suy
luận, phân tích, dự đoán tình huống có thể xảy ra .
Việc tổ chức cho học sinh làm việc với bản đồ tiến hành theo các bước sau:
a. Cho học sinh quan sát bản đồ, trong đó chú ý cả quan sát cả nội dung,
các địa danh và kí hiệu.
b. GV đặt câu hỏi nêu vấn đề gợi ý cho học sinh tìm hiểu nội dung.
c. Học sinh trả lời câu hỏi bằng cách trình bày trên bản đồ.
d. Giáo viên: nhận xét, bổ sung.
Ví dụ: Bài 9: Những năm đầu kháng chiến toàn quốc mục IV chiến dịch
Biên giới thu – đông 1950 (lớp 12)
Trang
8
Ngô Thanh Vũ – THPT Cái Nước Năm học 2012 - 2013
GV: Giới thiệu các vị trí, hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 với
các địa danh: Đình Lập, Lạng Sơn, Na Sầm, Thất Khê, Đông Khê, Cao Bằng.
- Sau khi giới thiệu các vị trí và nói rõ mở đầu chiến dịch ta đánh Đông Khê
và hỏi HS “Đánh Đông Khê có lợi như thế nào” ?
- GV cho HS trả lời và nhấn mạnh các ý: “ Giữa Đông Khê và Cao Bằng,
nếu đánh Cao Bằng thì sẽ đương đầu với lực lượng mạnh của địch, hệ thống phòng
ngự vững chắc, tốn nhiều xương máu. Nếu đánh Cao Bằng, địch sẽ rút hết tất cả
các cứ điểm từ Đông Khê đến Lạng Sơn. Như vậy, sẽ không tạo điều kiện cho ta

đánh cánh quân rút chạy.
Trang
9
Ngô Thanh Vũ – THPT Cái Nước Năm học 2012 - 2013
- Đông Khê là 1 cứ điểm, địch yếu (1 tiểu đoàn) những vị trí trọng yếu: mất
Đông Khê, địch cho quân ứng cứu, Cao Bằng rút chạy ta có cơ hội tiêu diệt cánh
quân tiếp viện và cánh quân rút chạy của địch…
- Sau khi tường thuật sự kiện 16 – 9 – 1950 giáo viên hỏi : Tình thế quân
Pháp như thế nào sau khi mất Đông Khê ?
- GV nhấn mạnh: Đúng như dự định của ta về kế hoạch “Điệu hổ li sơn”,
Đông Khê bị tiêu diệt, phòng ngự của địch trên đường số 4 như con rắn bị đánh
gãy khúc, địch túng thế tìm cách rút khỏi Cao Bằng. Song muốn rút phải có quân
tiếp viện. Ngày 30 - 9 - 1950, binh đoàn Lơpagiơ từ Thất Khê lên yểm trợ cho
quân từ Cao Bằng về. Ngày 30 – 10 – 1950 binh đoàn Sắc Tông rút khỏi Cao
Bằng. Đoán ý đồ của địch ta kiên nhẫn mai phục và diệt gọn 2 binh đoàn. Lơpagiơ
và Sắc Tông không tiếp ứng được với nhau, mà lại gặp nhau trên đường vào nhà
giam của chúng ta.
- Thất bại nặng nề, địch vội vã rút luôn các cứ điểm còn lại trên đường số 4.
Chiến dịch kết thúc thắng lợi hoàn toàn.
Tiếp đó: GV thông báo ngắn gọn: cuộc tấn công lên Thái Nguyên bị ta đập tan.
Ở các chiến trường khác quân dân ta đều ra mức thi đua giết giặc lập công.
3. S ử dụng lược đồ câm trong các tiết dạy lịch sử :
Việc tổ chức cho học sinh làm việc với bản đồ tiến hành theo các bước sau:
a. Cho học sinh quan sát lược đồ
b. GV đặt câu hỏi nêu vấn đề gợi ý cho học sinh tìm hiểu nội dung.
c. Học sinh trả lời câu hỏi.
d. Giáo viên: Đánh các kí hiệu lên lược đồ, nhận xét.
Ví dụ . Ở chương trình lịch sử lớp 10 cơ bản bài 21: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA
NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII.
Để giúp học sinh nắm được cuộc khủng hoảng chính trị ở đầu thế kỉ XVI đã

làm sụp đổ triều Lê sơ. Nhà Mạc ra đời chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc chiến
tranh Nam – Bắc triều và tiếp đó là chiến tranh Trịnh – Nguyễn. Giáo viên khi dạy
bày này phải có lược đồ và trình tự thực hiện các bước sau:
Trang
10
Ngô Thanh Vũ – THPT Cái Nước Năm học 2012 - 2013
- Vẽ lược đồ lên bảng ( vẽ sẳn)
- Đánh dấu Thanh Hóa nơi nhà nước mới được thành lập ( Nam triều) để
phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc.
- Sau đó đánh dấu vùng đất Thuận Hóa nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.
- Đánh dấu và giới thiệu sông Gianh ( Quảng Bình) làm giới tuyến phân
chia Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Trang
11
Thanh Hóa nơi nhà nước mới được
thành lập ( Nam triều) để phân biệt
với Bắc triều của nhà Mạc.
Thuận Hóa nơi dấy nghiệp của họ
Nguyễn
Đánh dấu và giới thiệu sông Gianh
( Quảng Bình) làm giới tuyến phân
chia Đàng Trong và Đàng Ngoài
Ngô Thanh Vũ – THPT Cái Nước Năm học 2012 - 2013
Ví dụ : Ở chương trình lịch sử lớp 11 cơ bản bài 22: XÃ HỘI VIỆT NAM
TRONG CUỘC KHAI THÁC LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP.
- Giáo viên cần phải sử dụng lược đồ. Mục đích cơ bản là cho học sinh thấy được
chính sách cai trị và khai thác của thực dân Pháp lần thứ nhất và làm nền tảng cho
chương trình lớp 12 cơ bản bài số 12.
- Pháp chia Đông Dương làm 5 xứ, riêng Việt Nam làm 3 kì : Bắc Kì, Trung Kì,

Nam Kì với 3 chế độ chính trị khác nhau.
Giáo viên dùng lược đồ câm và dùng phấn màu ( viết màu) đánh dấu vào vị trí
phân chia ranh giới giữa các khu vực, chỉ cho học sinh những phạm vi mà Pháp
phân chia: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cambodia (Cao Miên), Ai Lao. Yêu cầu
học sinh vẽ và đánh dấu vào trong tập học. Như vậy, học sinh có thói quen ghi nhớ
và sẽ phân tích các sự kiện tiếp theo một cách nhanh chóng hơn.
Lưu ý: Vì học sinh có thói quen và có sự chuẩn bị trước nên không mất thời
gian.
Trang
12
Ngô Thanh Vũ – THPT Cái Nước Năm học 2012 - 2013
Trang
13
Bắc Kỳ
Ai Lao
Cambodia (Cao Miên)
Trung Kỳ
Nam Kỳ
Ngô Thanh Vũ – THPT Cái Nước Năm học 2012 - 2013
Tương tự như vậy, giáo viên yêu cầu học sinh đánh dấu vào những khu vực mà
Pháp tiến hành khai thác lần thứ nhất.
Trang
14
Khai thác mỏ
Khai thác mỏ
Cướp đất thành lâp
đồn điền
Bến cảng
Ngô Thanh Vũ – THPT Cái Nước Năm học 2012 - 2013
Ví dụ : Khi dạy bài 19: BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN

TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1951 – 1953).
Mục IV: Những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên
chiến trường.
Ở phần này gồm 1, 2, 3, 4 GV chỉ cần cho học sinh phác họa lược đồ Đông
Dương và sau đó yêu cầu học sinh đánh dấu vào những nơi mà ta tấn công pháp để
giành lại quyền chủ động trên chiến trường ( kết hợp Atlat địa lí), ghi lên bảng
phần chú thích:
- 1 Các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ
- 2 Hòa Bình đông – xuân 1951 – 1952
- 3 chiến dịch Tây Bắc thu – đông 1952
- 4 Chiến dịch Thượng Lào xuân – hè 1953
 Qua hàng loạt cuộc tấn công ta giành lại quyền chủ động trên chiến trường.
Trang
15
1
2
4
3
Ngô Thanh Vũ – THPT Cái Nước Năm học 2012 - 2013
Ví dụ 3: khi giảng phần: các cuộc tiến công của ta trong đại chiến cuộc Đông
Xuân ( 1953 - 1954). Giáo viên treo lược đồ chiến trường Đông Dương ( trên đất
liền 1953 - 1954).
Chỉ ghi một vài địa danh như: Hà Nội, Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Sê Nô,
Luông Pha Bang, Plâycu.
Chuẩn bị phấn màu đỏ (viết lông đỏ).
Khi tường thuật địch tập trung quân ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn để chủ
động đánh ta thực hiện kế hoạch Nava hòng xoay lại tình thế chuyển bại thành
thắng, giáo viên vẽ 1 ngôi sao ở đồng bằng Bắc Bộ.
Khi giảng đến các đợt tiến công của ta:
Ngày 10 tháng 3 năm 1953 ta tấn công Lai Châu bao vây Điện Biên Phủ. Nava

buộc phải điều 6 tiểu đoàn cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ lên tăng cường cho Điện
Biên Phủ làm cho Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung binh lực thứ 2 của địch,
giáo viên vẽ 1 ngôi sao lên Điện Biên Phủ.
Đầu tháng 12 năm 1953 cùng với bộ đội Pha Thét – Lào ta tấn công trung
Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt, uy hiếp Sê Nô, biến Sê Nô thành nơi tập trung
binh lực thứ 3, giáo viên vẽ 1 ngôi sao vào vị trí Sê nô.
Đầu tháng 2 năm 1954 ta tấn công sang thượng Lào. Quân đội nhân dân
Việt Nam và Pha Thét Lào tấn công địch và giải phóng vùng Phong Xa Lì, uy
hiếp Luông Pha Bang, địch phải tăng cường Luông Pha Bang, Luông Pha Bang trở
thành nơi tập trung binh lực thứ 4 của địch. Giáo viên vẽ 1 ngôi sao vào vị trí
Luông Pha Bang.
Cũng trong thời gian này ta tấn công địch ở bắc tây Nguyên giải phóng Kom Tum,
uy hiếp Plâycu và Plâycu trở thành nơi tập trung binh lực thứ 5 của địch. Giáo
viên dùng phấn màu đỏ (viết lông đỏ) vẽ 1 ngôi sao vào vị trí Plâycu.
Qua các ký hiệu được nổi lên trên lược đồ trống, học sinh hiểu được một
cách dễ dàng, qua các đợt tấn công của ta quân địch bị phân tán lực lượng chủ yếu
từ một nơi thành 5 nơi, giống như võ sĩ khổng lồ nay bị ta căng tay căng chân ra
Trang
16
Ngô Thanh Vũ – THPT Cái Nước Năm học 2012 - 2013
thì võ sĩ ấy dứt khoát khỏe mấy cũng thua. Như vậy địch từ chỗ chủ động tập
trung đánh ta, nay bị động phải phân tán ra đối phó với ta.
Học sinh sẽ chứng minh ngay được kế hoạch Na Va của địch nay bước đầu
đã bị phá sản.
Trang
17
ĐIỆN BIÊN PHỦ
TÂY
NGUYÊN
TRUNG LÀO

THƯỢNG LÀO
ĐỒNG BẰNG BẮC
BỘ
Ngô Thanh Vũ – THPT Cái Nước Năm học 2012 - 2013
VI. Kết quả:
Trong năm học 2009 – 2010 khi dạy lớp 10T1 tôi không dùng biện pháp
khai thác tranh ảnh thì kết quả kiểm tra kiến thức học sinh chỉ đạt 45% trên điểm 5.
Ngược lại khi sử dụng phương pháp khai thác tranh ảnh thì kết quả ở lớp 10T2 là
92% trên 5 điểm.
Đối với lớp 12C1 khi dạy đến chiến dịch Biên giới Thu đông 1950 mà
không sử dụng bản đồ kết quả đạt 40%, còn ở lớp 12C2 tôi khai thác và vận dụng
tốt bản đồ chiến dịch thì kết quả đạt 90%, sử dụng lược đồ câm kết quả tăng lên
95,5%. Và năm học 2009 – 2010 đạt 2 giải học sinh giỏi cấp tỉnh, năm học 2010 –
2011 đạt 3 giải ( 2 giải Ba, 1 giải khuyến khích) học sinh giỏi cấp tỉnh. Năm 2011-
2012 đạt 4 giải ( 1 giải nhì, 2 giải ba, 1 khuyến khích), 1 giải khuyến khích vòng
quốc gia. Năm 2012 – 2013 đạt 5 giải (3 giải nhì, 1 giải ba, 1 khuyến khích), 2 học
sinh vào đội tuyển quốc gia.
VI. Kết luận:
Không chờ đợi, không cầu toàn, người giáo viên bằng sự nổ lực của mình có thể
nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử. Dạy và học môn lịch sử đang thu hút sự quan
tâm chú ý của toàn xã hội, với lương tâm nghề nghiệp của mình giáo viên cố gắng
tìm tòi học hỏi và vận dụng kiến thức vào bài học thật chính xác khoa học để nâng
cao chất lượng giờ dạy thì sẽ đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, học sinh sẽ
hứng thú, yêu thích môn lịch sử nhiều hơn.
Với kinh nghiệm ít ỏi trên xin cùng chia sẽ với quý đồng nghiệp. Rất mong
được sự đóng góp của quý vị và các bạn .
VII. Đề xuất kiến nghị:
- Giáo viên:
1. Tranh ảnh, bản đồ phải đúng nguồn gốc, có tác dụng giáo dục.
2. Sử dụng thành thạo bản đồ.

3. Chuẩn bị bản đồ chu đáo trước khi lên lớp.
Trang
18
Ngô Thanh Vũ – THPT Cái Nước Năm học 2012 - 2013
4. Giáo viên phải rèn luyện kĩ năng vẽ lược đồ Đông Dương, Việt Nam ( nếu
không có khiếu vẽ thì chuẫn bị lược đồ trước bằng cách vẽ lược đồ trên giấy sau đó
ép kiến lại)
- Học sinh: Cần rèn luyện những kĩ năng sau:
1. Quan sát, nhận xét.
2. Mô tả, tường thuật.
3. Phân tích, nhận định, đánh giá.
4. Từ đầu năm học giáo viên yêu cầu học sinh rèn vẽ lược đồ Việt Nam hoặc cắt 1
bìa cứng có hình bản đồ Việt Nam mang theo hằng ngày để sử dụng.
- Đối với lãnh đạo nhà trường cần trang bị thêm bản đồ mới.
Cái Nước, ngày 29 tháng 03 năm 2013
Người viết
Ngô Thanh Vũ
Trang
19
Ngô Thanh Vũ – THPT Cái Nước Năm học 2012 - 2013
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa lịch sử 10, NXB Giáo dục.
2. Sách giáo khoa lịch sử 11, NXB Giáo dục.
3. Sách giáo khoa lịch sử 12, NXB Giáo dục.
4. Sách giáo viên lịch sử 11, NXB Giáo dục.
5. Sách giáo viên lịch sử 12, NXB Giáo dục.
6. Sách Hướng dẫn sử dụng đồ dùng dạy học trong trường phổ thông, NXB
Giáo dục.
Trang
20

×