Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT ĐẠT HIỆU QUẢ
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề
Theo "chiến lược phát triển con người" của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ với
mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” đã được cụ thể hoá
trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế
mục tiêu “Bồi dưỡng nhân tài” càng được Đảng và Nhà nước quan tâm lớn “Hiền tài
là nguyên khí quốc gia”. Đất nước muốn phồn thịnh đòi hỏi phải có những nhân tố
thích kế để có hướng đi, có những người tài để giúp nước. Hiện nay, chúng ta đang
trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, gia nhập WTO thì nhân tài là một trong
những yếu tố để chúng ta có thể tiếp cận với sự tiến bộ của khoa học công nghệ của
các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thực hiện mục tiêu đó, ngành giáo dục của chúng ta đang cố gắng hướng đến sự
phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh. Ở các trường Trung học
phổ thông (THPT) hiện nay, đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo dục, nâng cao chất
lượng đại trà, việc chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi đang được nhiều cấp bộ chính
quyền và nhân dân địa phương quan tâm nhưng nguyên nhân sâu xa nhất đó chính là
thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Thực tế hiện nay ở các trường THPT công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, trong đó
có việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử đã được chú trọng song vẫn còn những
bất cập nhất định như: cách tuyển chọn, phương pháp giảng dạy còn yếu kém, chưa
tìm ra được hướng đi cụ thể cho công tác này, phần lớn chỉ làm theo kinh nghiệm. Từ
những bất cập trên dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng không đạt được như ý muốn.
Mặt khác, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trong đời
sống xã hội. Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn lịch sử, coi
đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không cần làm bài tập, không cần đầu tư phí
công vô ích. Dẫn đến hậu quả học sinh không nắm đựơc những sự kiện lịch sử cơ bản,
nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở nhiều
trường.
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
Là một giáo viên dạy bộ môn Lịch sử trường THPT Lý Tự Trọng đặt trên địa
bàn xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định – học sinh của trường phần
lớn là con em gia đình nông dân, đời sống kinh tế còn khó khăn, học sinh ít được tiếp
cận với các vấn đề lịch sử, văn hóa chuyên sâu từ các kênh thông tin.
Băng khoăn trước thực trạng đó, tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao kiến
thức và phương cách giảng dạy của bộ môn để gây hứng thú học tập môn lịch sử cho
học sinh, nhất là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi sao cho đạt hiệu quả. Nhiều năm
liền trường tôi có học sinh giỏi lịch sử cấp tỉnh và cấp Quốc gia.
Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp
bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT đạt hiệu quả”.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
Bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác cực kì quan trọng giúp cho ngành giáo dục
phát hiện nhân tài, lựa chọn những mầm giống tương lai cho đất nước trong sự nghiệp
trồng người. Đồng thời giúp cho học sinh thực hiện được ước mơ là con ngoan, trò
giỏi và có định hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong tương lai.
Đề tài này là nhằm đưa ra một số kinh nghiệm, bí quyết ôn luyện học sinh giỏi
môn lịch sử (chọn đối tượng học sinh, phương pháp ôn luyện, kết quả đạt được).
Góp phần tạo nguồn quan trọng cho đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử của
tỉnh dự thi cấp Quốc gia đạt kết quả.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được xác định là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm, góp phần khẳng định chất lượng giáo dục và vị thế, uy tín của giáo viên và
nhà trường. Đồng thời còn có ý nghĩa thiết thực trong việc bồi dưỡng tài năng tương
lai cho quê hương, đất nước.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài được xây dựng từ việc tích lũy những kinh nghiệm ở các lớp bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Lịch sử trường THPT Lý Tự Trọng – huyện Hoài Nhơn - tỉnh Bình
Định.
II. Phương pháp tiến hành
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
Dân tộc Việt Nam có lịch sử từ lâu đời, với quá trình hàng nghìn năm dựng
nước và giữ nước. Nhân dân ta không chỉ có truyền thống dân tộc anh hùng mà còn có
kinh nghiệm phong phú, quý báu về việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ, về việc rút bài
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
học quá khứ cho cuộc đấu tranh và lao động trong hiện tại. Kiến thức lịch sử góp phần
xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, trở thành vũ khí sắc bén trong công cuộc
dựng nước và giữ nước. Ngày nay, (theo cố Tổng Bí thư Đỗ Mười) “cùng với quá
trình quốc tế hóa ngày càng mở rộng thì trở về nguồn cũng là một trong những xu thế
chung của các dân tộc trên thế giới. Với chúng ta, đó chính là sự tìm tòi, phát hiện
ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm của xã hội Việt Nam, những phẩm chất cao
quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và
tiến hành bước đi thích hợp, hướng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
văn minh”.
Chất lượng bộ môn Lịch sử được đánh giá không phải bằng việc ghi nhớ nhiều
sự kiện mà cần hiểu đúng lịch sử. Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết:
“Lịch sử đâu phải là một chuổi sự kiện để người viết sử ghi lại, rồi người giảng sử
đọc lại, người học sử học thuộc lòng”. Điều quan trọng là qua học tập, “chúng ta thấy
được cái gì qua các thời đại lịch sử, và từ đó chúng ta rút ra được kết luận gì, bài học
gì, Mác, một nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lênin đã vũ trang cho chúng ta một
phương pháp luận đúng đắn để nghiên cứu lịch sử, để rút ra những kết luận có ý
nghĩa quan trọng thiết thực”. Đây chính là cơ sở để những người quan tâm đến sử học
và những thầy cô giáo giảng dạy môn lịch sử cần nhận thức đúng, sâu sắc, ý nghĩa, vị
trí của bộ môn Lịch sử ở trường THPT và tìm ra những phương pháp để nâng cao chất
lượng bộ môn, thu hút được nhiều học sinh tham thích học lịch sử và học giỏi lịch sử.
Mục tiêu bộ môn lịch sử ở trường THPT:
*Về kiến thức:
- Cung cấp kiến thức lịch sử ở chương trình nâng cao lớp 12 THPT, học sinh
được học sâu những sự kiện cơ bản trong quá trình phát triển của lịch sử thế giới và
lịch sử dân tộc…
- Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn lịch sử về kiến thức và kĩ năng, tạo
hứng thú say mê học tập, tìm hiểu lịch sử cho học sinh.
- Tạo nguồn cho học sinh đi chuyên sâu một số chuyên ngành lịch sử ở bậc đại
học, cao đẳng.
* Về kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng tư duy lịch sử và tư duy logic, nâng cao năng lực xem xét,
đánh giá sự kiện, hiện tượng trong mối quan hệ không gian, thời gian và nhân vật lịch
sử.
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
- Rèn luyện kĩ năng học tập bộ môn một cách độc lập, thông minh như làm việc
sách giáo khoa, sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử, làm bài thực hành.
- Phát triển khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp, .v.v.
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
*Thuận lợi:
- Trong hệ thống các môn học ở trường THPT trong đó có môn lịch sử cũng có
vai trò quan trọng, trong việc giáo dục giáo dưỡng học sinh, lòng yêu quê hương đất
nước, lòng tự hào dân tộc… là hành trang quan trọng, trước khi học sinh rời mái
Trường trung học phổ thông, bước vào môi trường mới.
- Được sự quan tâm của Sở GD- ĐT tỉnh Bình Định, Chi bộ, Ban giám hiệu và
các đoàn thể trong trường THPT Lý Tự Trọng.
- Thầy, cô giáo cùng bộ môn đều nhiệt tình tích cực, trong cải tiến phương
pháp, luôn học tập trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, thông qua hội thảo, thao giảng,
sử dụng công nghệ thông tin…góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử.
- Một bộ phận học sinh yêu thích và quyết tâm học tập môn lịch sử như thi vào
đội giỏi cấp trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia và thi Đại học khối C.
* Khó khăn:
- Quan niệm xã hội về vị trí môn lịch sử đường đi hẹp, lợi ích kinh tế thấp.
- Quan niệm chưa đầy đủ của một số nhà quản lý giáo dục, phụ huynh học sinh
và cả giáo viên.
- Học sinh chưa đầu tư quĩ thời gian thường xuyên cho việc học môn lịch sử.
- Khối lượng kiến thức môn lịch sử ở một số bài còn dàn trải khá nặng, một số
giáo viên còn bị động trong khai thác kiến thức, chưa mạnh dạn để học sinh tự tìm
hiểu một phần kiến nào đó, trong bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Đề và đáp án môn lịch sử thi tốt nghiệp, đại học trong những năm vừa qua còn
câu nệ quá nhiều câu chữ, kiến thức SGK, hạn chế việc phát huy tư duy lịch sử cho
học sinh.
- Thông thường học sinh ít chịu đọc SGK và câu hỏi SGK trước, để có chủ định
xây dựng và tiếp thu bài mới –dẫn đến tính hợp tác của học sinh không cao. Kỹ năng
thảo luận nhóm ở một số học sinh chưa cao - nhất là tính hợp tác.
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
- Thực trạng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay như trên nên giáo
viên khó phát hiện và lựa chọn được đối tượng học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng.
Hơn nữa dạy môn sử hiện nay ở trường phổ thông thiếu nhiều trang thiết bị như: tranh
ảnh, bản đồ… Mặt khác, việc dạy môn Lịch sử đôi khi bị giới hạn về thời gian tiết
học/đơn vị bài nên khi chú trọng dạy cho học sinh hứng thú thì lại không hết chương
trình so với quy định. Chính vì vậy nhiều khi cũng phải dạy “chay” để đuổi kịp với
chương trình”. Giáo viên không có hứng thú để đầu tư bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Để học sinh yêu thích môn Lịch sử, hứng thú học lịch sử và tham gia học lớp
bồi dưỡng học sinh giỏi đi thi đạt hiệu quả, tôi không ngừng tìm tòi, nghiên cứu tư
liệu, phát huy tác dụng của đồ dùng học tập,…
- Chất lượng học tập bộ môn Lịch sử của học sinh ở các lớp tôi phụ trách giảng
dạy và kết quả học sinh giỏi môn lịch sử cấp tỉnh và cấp Quốc gia hàng năm ở trường
THPT Lý Tự Trọng – Bình Định ngày càng tăng là động lực để tôi cố công đầu tư cho
việc nghiên cứu giảng dạy bộ môn lịch sử này.
* Đánh giá cơ sở thực tiễn: Căn cứ vào chất lượng bộ môn và kết quả học sinh
giỏi môn lịch sử cấp tỉnh và cấp Quốc gia hàng năm, tôi thấy:
- Phần lớn lãnh đạo và giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của công
tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử.
- Song vẫn còn một số giáo viên dạy lịch sử chưa thực sự tâm huyết, chưa thực
sự đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, nên khi chuyên môn phân công bồi
dưỡng không đạt hiệu quả.
- Học sinh rất hứng thú học môn lịch sử khi giáo viên có sự đầu tư vào bài giảng
và biết phát huy tính tích cực của học sinh.
Vì vậy, việc nghiên cứu và những đề xuất của đề tài là hiệu quả, thiết thực, phù
hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của ngành, của đồng nghiệp tâm huyết với bộ môn lịch
sử.
2.2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp
2.2.1. Biện pháp nghiên cứu
Tôi tiến hành nghiên cứu các sách giáo trình lịch sử và những tư liệu có liên
quan phục vụ cho việc giảng dạy môn lịch sử để biên soạn giáo trình bồi dưỡng cho
học sinh giỏi.
Qua các kênh thông tin, qua chương trình dạy học, qua chương trình tập huấn
thay sách, chương trình bồi dưỡng thương xuyên, qua cách ra đề học sinh giỏi những
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
năm gần đây…, tôi nhận thấy sự chuyển biến rõ nét trong cấu tạo đề kiểm tra, đề thi
đại học, cao đẳng – đặc biệt là đề thi học sinh giỏi.
2.2.2. Thời gian tiến hành
Qua hơn 8 năm học (2003 – 2012) đảm nhận việc dạy bồi dưỡng cho đội tuyển
học sinh giỏi môn lịch sử của trường THPT Lý Tự Trọng – Bình Định tôi đúc kết
được những kinh nghiệm, bí quyết ôn luyện học sinh giỏi môn lịch sử đạt hiệu quả
(chọn đối tượng học sinh, phương pháp ôn luyện, …).
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
B. NỘI DUNG
I.MỤC TIÊU
- Làm rõ lý luận và thực trạng trong công tác dạy - học và bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Lịch sử ở trường THPT.
- Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử đạt hiệu quả ở
trường THPT Lý Tự Trọng – Bình Định.
II. Mô tả giải pháp mới của đề tài
2.1. Yêu cầu chung
2.1.1. Yêu cầu một học sinh giỏi
- Nhiều người thường nghĩ Lịch sử là môn học thuộc lòng nhưng thật ra muốn
học giỏi thì phải đọc và hiểu sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử theo kiểu “mưa dầm
thấm lâu”. Nhưng quan trọng nhất, người học giỏi lịch sử phải biết hệ thống hóa các
nội dung lịch sử bằng những sơ đồ nhánh, biểu đồ thống kê tư duy theo từng sự kiện,
mốc thời gian. Từ đó, ta mới có thể dễ dàng ghi nhớ nội dung và dữ liệu của môn học.
Bởi, môn lịch sử là một môn khoa học biện chứng.
- Là học sinh giỏi Lịch sử không phải chỉ cần tính siêng học bài mà là phải có
khả năng lập luận, thông minh, trí nhớ tốt. Đặc biệt là phải có niềm đam mê, yêu thích
Sử học.
- Học sinh giỏi Lịch sử không những phải hoàn thành các bài tập của giáo viên
giao mà còn phải chuẩn bị bài trước ở nhà (theo những câu gợi mở của giáo viên). Sau
khi thảo luận nhóm và được giáo viên giảng giải thêm, học sinh mới hiểu sâu được
kiến thức.
- Ngoài việc học tập ở lớp, học sinh phải tham khảo thêm nhiều sách vở do giáo
viên gợi ý hoặc tự tìm tòi. Học sinh phải có sổ tay để ghi chép những nội dung quan
trọng. Đây là tư liệu cần thiết, giúp học sinh dễ dàng tra cứu, không mất nhiều thời
gian truy tìm, khi cần thiết.
- Học sinh không những nắm được những kiến thức của giáo viên mà còn phải
biết độc lập suy nghĩ, tìm tòi, biết khái quát nội dung chương trình, hay thắc mắc
những gì mình còn nhận thức mơ hồ.
- Nhưng nắm vững lý thuyết chưa đủ mà học sinh còn phải rèn luyện kỹ năng
phân tích đề; kỹ năng viết bài và trình bày bài làm. Nhìn một bài làm hay, thì chữ đẹp
bao giờ cũng dễ gây thiện cảm cho người đọc. Đây là một công việc khó khăn, học
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
sinh cần phải được luyện tập lâu dài, thông qua các bài viết hằng tháng (có sự sửa
chữa của giáo viên).
Ngoài ra, học sinh giỏi môn Lịch sử phải biết sử dụng triệt để các thao tác phân
tích, tổng hợp để đánh giá, nhận định về một sự kiện hay vấn đề lịch sử, biết chọn ra
những chi tiết, sự kiện lịch sử nào để chứng minh, giải thích theo yêu cầu của đề bài.
Hơn nữa, học sinh ấy phải biết trình bày một bài làm sử có hệ thống, logic,…
2.1.2. Cách chọn học sinh giỏi.
- Trường THPT Lý Tự Trọng lâu nay chọn học sinh giỏi theo quy trình: Tổ
chức thi tuyển chọn đội tuyển vào cuối mỗi năm học để bồi dưỡng trong thời gian hè.
Vào đầu mỗi năm học mới tiếp tục tổ chức thi chọn lần hai và tăng cường bồi dưỡng
để tham gia dự thi các kì cấp tỉnh. Việc chuyển chọn như vậy tôi thấy hiệu quả nhưng
chỉ tốt với các môn tự nhiên, vì trường tôi học sinh hệ A đều học ban khoa học tự
nhiên, nên đối với bộ môn lịch sử tôi thấy việc tuyển lựa rất khó, do học sinh cứ xem
thường môn lịch sử cho đó là môn học phụ. Nên giáo viên dạy môn lịch sử phải lựa
chọn đối tượng sau cùng. Những em có năng khiếu đặc biệt thường thích ôn luyện các
môn học tự nhiên. Vì có kiến thức cơ bản, vững vàng các em cần nắm rõ các công
thức, quy tắc, định nghĩa, định lí rồi linh hoạt nhạy bén, áp dụng để làm bài. Còn các
môn học ít tiết như lịch sử, địa lí cần học bài dài và nhiều nên phần đông các em rất
chán.
- Kết hợp với kết quả của các đợt thi học sinh giỏi, khi dạy trên lớp tôi thường
ra đề kiểm tra theo hướng mở hoặc đưa ra những câu hỏi, bài tập nhận thức để khuyến
khích học sinh có sự đầu tư, sáng tạo khi trả lời trước tập thể lớp hay viết trong làm
bài và thưởng điểm cho những học sinh biết cách làm bài đúng theo yêu cầu và có
sáng tạo.
- Tôi tiến hành chọn những học sinh có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề
nhanh, đúng bản chất sự kiện, vấn đề lịch sử. Trong bài viết, tôi đặc biệt chú ý những
bài học sinh trả lời đúng yêu cầu thể hiện nắm vững kiến thức, trình bày, lập luận
logic, kết hợp chữ viết rõ ràng, nếu viết đẹp càng tốt.
- Trong những năm gần đây, việc lựa chọn học sinh giỏi môn Lịch sử vào đội
tuyển của trường, tôi không chờ đợi đến kết quả của các kì thi cấp trường vào cuối
mỗi năm học, mà ngay khi dạy ở đầu năm lớp 10, hoặc qua các bài kiểm tra trong học
kì I ở lớp 10, 11 phát hiện học sinh có năng khiếu, có sự yêu thích học Lịch sử tôi trực
tiếp gặp các em để tìm hiểu tâm lý, khơi dậy ở học sinh niềm đam mê, giới thiệu các
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
em tham gia vào đội tuyển để bồi dưỡng. Phân tích cho các em niềm tự hào, hãnh diện
khi đỗ đạt. Đã là học sinh giỏi cấp tỉnh, đặc biệt cấp Quốc gia có giải thì đương nhiên
bất cứ môn học nào cũng được hưởng chế độ ưu tiên ngang nhau và vinh quang như
nhau.
- Bên cạnh đó, tôi còn gặp các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm thăm hỏi
tình hình học tập của các em để chọn ra những học sinh có năng lực, có tố chất thông
minh và làm siêng. Học sinh đó phải học khá các môn khác, nhất là môn Toán, Ngữ
văn, vì môn lịch sử cũng cần ở học sinh khả năng phân tích, tư duy logic và kết hợp
những kiến thức văn, thơ minh họa cho bài viết thêm sinh động, giảm sự khô khan
nhàm chán gây được thiện cảm cho người đọc.
- Trong tiến trình lựa chọn học sinh giỏi, có nhiều lúc tôi cảm thấy tiếc và buồn
vì có những học sinh có năng lực, có sự đam mê nhưng sợ gia đình không cho thi đại
học khối C. Nhưng hiện nay các em đạt giải Quốc gia được tuyển thẳng Đại học, Cao
đẳng, điều này phần nào khuyến khích các em tự nguyện tiếp tục tham gia học bồi
dưỡng để dự thi (em Nguyễn Công Ly từ lớp 10 thi cấp tỉnh lớp 11 đạt giải, lớp 11 thi
cấp tỉnh lớp 12 đạt giải và lớp 12 đạt giải Quốc gia - năm 2012).
- Với cách lựa chọn như trên, trong 4 năm gần đây trường tôi có số lượng HSG
môn Lịch sử đạt giải cấp tỉnh khá cao: Năm học 2008 – 2009 – 2 giải tỉnh – 2 giải
Quốc gia, 2009 – 2010 – 3 giải (trong đó có 2 em HS lớp 10 đạt giải lớp 11), 2010 –
2011 – 3 giải (có 1 em HS lớp 10 đạt giải lớp 11 và 1 em lớp 11 đạt giải lớp 12), 2011
– 2012 – 4 giải tỉnh – 1 giải Quốc gia (trong đó có 1 em HS lớp 10 đạt giải lớp 11).
(xem thêm ở phần phụ lục 1)
Vậy vấn đề đặt ra là cần phải phát hiện những học sinh có khả năng giỏi Lịch sử
từ lúc nào? Nên tổ chức bồi dưỡng từ lớp nào? Trên thực tế, có nhiều trường khi chuẩn
bị thi học sinh giỏi cấp tỉnh mới tập trung học sinh để ôn luyện, nhưng theo tôi việc
phát hiện và chọn học sinh giỏi phải làm sớm – đầu mỗi năm học mới; tổ chức bồi
dưỡng phải thường xuyên, không nhất thiết phải thi để vào các lớp bồi dưỡng mà ở
các tiết học, các môn học các em cần phải quan tâm, được uốn nắn và phát hiện.
2.1.3. Yêu cầu một bài lịch sử đạt hiệu quả.
- Phải biết suy luận. Bài làm môn lịch sử cần đi thẳng vào vấn đề, không viết
dong dài, dẫn đến lạc đề. Hãy đọc kỹ đề bài, hiểu rõ câu hỏi và thiết kế những kiến
thức đã học theo ý đồ của câu hỏi, đừng bắt câu hỏi phải đi theo kiến thức có sẵn của
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
mình. Học sinh phải biết chọn ra những chi tiết, sự kiện lịch sử nào để chứng minh,
giải thích theo yêu cầu của đề bài.
- Không được phép làm bài theo kiểu nhớ mang máng. Môn Sử là một môn
tuyệt đối kỵ với các khái niệm mù mờ. Ví dụ không được nhớ nhầm “Mặt trận dân tộc
thống nhất” thành “Mặt trận thống nhất dân tộc”. Không được viết lẫn lộn giữa những
chữ “đấu tranh”, "“chiến đấu”, “khởi nghĩa”…
- Một bài sử hay là bài viết của học sinh đó biết thổi hồn vào những con số, phải
tái hiện được sự kiện, hiện trượng, vấn đề lịch sử.
2.2. Xây dựng chương trình giảng dạy
Ôn luyện học sinh giỏi không giống như tiết dạy ở lớp học bình thường. Vì ở
lớp ta dạy cho học sinh phù hợp với ba đối tượng (khá giỏi, trung bình và yếu kém).
Song dạy cho học sinh giỏi là ta dạy để đưa các em đi thi. Đối tượng dự thi đều ngang
tầm nhau về mặt học lực, nhận thức. Vì vậy, việc xây dựng nội dung chương trình là
hết sức cần thiết. Đây là công việc quan trọng đầu tiên sau khi thành lập đội tuyển. Tôi
xây dựng chương trình – kế hoạch bồi dưỡng theo tiến trình phát triển của lịch sử gồm
2 phần như sau:
1) PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
a) Lịch sử thế giới cổ đại.
b) Lịch sử thế giới trung đại.
c) Lịch sử thế giới cận đại.
d) Lịch sử thế giới hiện đại.
2) PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
a) Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X.
b) Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.
c) Lịch sử Việt Nam từ1858-1918.
d) Lịch sử Việt Nam từ 1919-2000.
* Giai đoạn Việt Nam từ (1919-1930).
* Giai đoạn Việt Nam từ (1930-1945).
* Giai đoạn Việt Nam từ (1945-1954).
* Giai đoạn Việt Nam từ (1954-1975).
* Giai đoạn Việt Nam từ (1975-2000).
* Soạn hệ thống câu hỏi và bài tập lịch sử (chú trọng bài tập nâng cao) để luyện
tập cho mỗi phần dạy. (xem thêm ở phần phụ lục 2)
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
Ngoài ra, tôi tập trung biên soạn các chuyên đề nâng cao trong chương trình để
bổ sung kiến thức cho học sinh khi bồi dưỡng như: Chuyên đề Cách mạng tư sản,
chuyên đề về phong trào công nhân; chuyên đề về Nguyễn Ái Quốc, chuyên đề Đảng
cộng sản Việt Nam,
2.3. Tiến hành bồi dưỡng
2.3.1. Cung cấp kiến thức
Phân phối chương trình và yêu cầu kiến thức trong chương trình lịch sử ở
trường THPT chỉ dừng lại ở mức độ nhất định, nên bài giảng trong SGK đều nhằm
mục đích cung cấp kiến thức cơ bản về tiến trình lịch sử thế giới và Việt Nam theo
diện rộng, chưa đi vào chiều sâu. Đối với HSG yêu cầu phải hiểu biết sâu sắc và toàn
diện. Các em phải nắm chắc bản chất các sự kiện, hiện tượng lịch sử, các vấn đề lịch
sử,… để có đủ tự tin, có sự sáng tạo khi giải quyết bất kì đề thi nào.
Một việc quan trọng để cung cấp kiến thức cho học sinh là chọn và giới thiệu
những tài liệu đảm bảo chất lượng cho các em. Thị trường sách hiện nay khá phong
phú, hay dở đan xen, nhưng quỹ thời gian của học sinh thì có hạn, nên tôi chọn và mua
hoặc phô tô cho học sinh các sách như: Sách giáo khoa của Ban khoa học xã hội
(chương trình cũ), Sách lịch sử Nâng cao (chương trình mới), sách giáo trình,…
Trong chương trình bồi dưỡng, tôi kết hợp dạy kỹ hệ thống kiến thức cơ bản
theo chuẩn kiến thức, kỹ năng bằng việc lựa chọn những sự kiện, những vấn đề lịch sử
trọng tâm cho các em rồi tiến hành mở rộng kiến thức bằng các chuyên đề nâng cao.
Các chuyên đề của tôi viết không giống như một tiểu luận hay luận văn lịch sử
mà đi sâu làm rõ được hoàn cảnh lịch sử, nội dung bản chất của các vấn đề lịch sử, các
giai đoạn lịch sử; mối quan hệ giữa quá khứ - hiện tại - tương lai. Đảm bảo cho học
sinh đạt được mức độ về kiến thức lo-gíc là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân
tích, đánh giá và sáng tạo, chứ không phải nhồi nhét kiến thức cho học sinh. Một số
Chuyên đề tôi viết để phục vụ cho việc bồi dưỡng HSG:
- Phần lịch sử thế giới:
+ Văn hóa cổ đại.
+ Phát kiến địa lí.
+ Cách mạng tư sản (thời cận đại).
+ Phong trào công nhân (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX).
+ Chủ nghĩa đế quốc.
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
+ Cách mạng tháng Mười Nga và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô,…
- Phần lịch sử Việt Nam:
+ Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc.
+ Phong trào Cần Vương.
+ Phong trào yêu nước trước khi có Đảng.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
+ Nguyễn Ái Quốc và vai trò của Người đối với cách mạng Việt Nam.
+ Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Vai trò của Hậu phương trong cách mạng Việt Nam (1945 - 1975),…
+ Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng Việt Nam (từ năm 1945 đến nay)
Những kiến thức từ các chuyên đề là công cụ giúp học sinh giải quyết tốt các
loại đề thi. Tôi tiến hành dạy từng chuyên đề phù hợp với khả năng và chương trình
của từng khối lớp cho học sinh bồi dưỡng.
Sau khi dạy xong một chuyên đề, một bài lịch sử, tôi yêu cầu học sinh phải dành
một khoảng thời gian để suy nghĩ, nhìn nhận vẫn đề đó, đặc biệt là ý nghĩa của sự kiện
đó với giai đoạn trước và sau nó. Ví dụ: như khi học về Cần Vương thì hãy đối chiếu
nó với phong trào chống Pháp trong những năm 1858 - 1884 hay phong trào dân chủ
tư sản đầu thế kỷ XX hay như khi học về cuộc vận động dân chủ 1936-1939 thì phải
tìm hiểu xem nó giống và khác gì so với phong trào 1930-1931 hay về sau là với cuộc
vận động giải phóng dân tộc 1939-1945 Làm như vậy sẽ giúp học sinh nhớ được
kiến thức và nếu gặp các dạng bài hệ thống, so sánh học sinh làm bài đạt hiệu quả
cao hơn.
Theo tôi, để một học sinh được tham gia dự thi HSG môn Lịch sử các cấp học
sinh đó phải nắm vững kiến thức cơ bản của bộ môn Lịch sử – Kiến thức cơ bản ở đây
không chỉ là những sự kiện đơn lẻ mà phải bao gồm hệ thống những hiểu biết cần thiết
về những sự kiện, niên đại, nhân vật, địa danh, các nguyên lý, quy luật, những kết luận
khái quát, phương pháp, kỹ năng. Vì vậy, khi nắm vững kiến thức học sinh mới có khả
năng ứng phó được với các loại câu hỏi, bài tập.
2.3.2. Rèn luyện kỹ năng
2.3.2.1. Kỹ năng tìm hiểu tài liệu
Nội dung chương trình lịch sử quá rộng, tôi không đủ thời gian để dạy từng bài
trong SGK, nên việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu trước bài trong SGK là rất quan
trọng. Sách giáo khoa lịch sử THPT được biên soạn – trình bày theo bài, theo tiến
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 12
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
trình thời gian. Tôi đã hướng dẫn học sinh nắm được mục đích – yêu cầu, những sự
kiện quan trọng và trọng tâm kiến thức của từng bài học lịch sử từ lớp 10 đến lớp 12.
Trên cơ sở đó các em về nhà tìm hiểu kỹ sách giáo khoa và trả lời những câu hỏi trong
SGK yêu cầu. Với cách làm trên khi ôn luyện cho học sinh tôi chỉ tập trung phân tích
chuyên sâu những nội dung lịch sử.
Để tìm hiểu tài liệu đạt hiệu quả học sinh cần phải:
1.Nắm đề: Đề ở đây là tên đề bài, tên tiểu mục. Nhiều học sinh học thuộc nội
dung nhưng lại không nhớ tên tiểu mục, khi làm bài có thể “râu ông nọ cắm cằm bà
kia”, nghĩa là lạc đề.
Vậy trước khi học tiểu mục nào, nên nắm chắc tên tiểu mục ấy. Chuyển tiểu
mục ấy thành câu hỏi. Ví dụ như “Ba tổ chức Đảng cộng sản nối tiếp nhau ra đời năm
1929”. Tự đặt ra câu hỏi như: “Ba tổ chức cộng sản ấy tên là gì? Tại sao ra đời? Bao
giờ? Ở đâu? Có ý nghĩa gì?” Như vậy kích thích hứng thú học tập, hiểu sâu, nhớ lâu.
Đó là chủ động trong học tập.
2.Nắm khung: Khung là dàn ý của cả bài hoặc của từng phần. Trước khi học cả
bài hay từng phần nên nắm chắc cái dàn ý của nó. Dàn ý thường theo giai đoạn hoặc
theo sự kiện, bao gồm: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Nắm khung giúp nhớ
có hệ thống và nhớ lâu, dễ trả lời những câu hỏi tổng hợp.
3.Nắm chốt: Lịch sử bao giờ cũng gắn liền sự kiện – địa danh – nhân vật lịch sử.
Nên “chốt” là thời điểm gắn với một sự kiện quan trọng hoặc tương đối quan trọng. Ở
lịch sử lớp 12 yêu cầu học sinh phải nhớ cả ngày, tháng, năm. Nếu chỉ là tương đối
quan trọng, có thể chỉ cần nhớ tháng và năm, thậm chí chỉ nhớ năm, cũng tạm được.
Nên tìm các mối quan hệ giữa các chốt về thời gian và sự kiện thì dễ nhớ và nhớ lâu.
4.Thuật ngữ: Cần phải nhớ đúng những thuật ngữ lịch sử, không được nhầm lẫn
giữa một số thuật ngữ “đấu tranh”, “chiến đấu”, “khởi nghĩa”,…vì mỗi chữ có một
nghĩa khác nhau.
2.3.2.2. Kỹ năng phân tích đề
Về các Đề thi HSG thường có mấy loại sau đây:
- Loại đề hệ thống kiến thức lịch sử, nhằm nêu một số kiến thức cơ bản nhất
để qua đó phác họa bức tranh chung về một thời kỳ, một sự kiện lịch sử. Song đây
không phải là liệt kê kiến thức đơn thuần mà yêu cầu học sinh biết lựa chọn một số sự
kiện chủ yếu, tiêu biểu, được hệ thống hóa để làm toát lên một chủ đề nhất định. Ví
dụ: Lập bảng kê các các nước tham gia khối ASEAN theo nội dung sau:
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 13
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
STT Tên nước Thủ đô Ngày giành độc lập Nét nổi bật trong tình
hình hiện nay
Khi lập bảng hệ thống hóa kiến thức, học sinh phải đọc kỹ đề, hiểu rõ vấn đề
được đặt ra để lựa chọn những kiến thức phù hợp. Lập bảng hệ thống hóa kiến thức
cần phải chia ra các cột, nội dung mỗi cột là một đề mục các cột hợp thành hệ thống,
giải quyết chủ đề được đặt ra. Một số học sinh không được hướng dẫn kỹ thường viết
thành bài tự luận.
- Loại đề thi tự luận: Có nhiều dạng yêu cầu theo mẫu tự luận
Ví dụ 1: Vì sao Hội nghị BCH TW Đảng (11/1939) chủ trương chuyển hướng
chỉ đạo chiến lược? Trình bày nội dung và ý nghĩa của Hội nghị này.
Ví dụ 2: Vì sao ta mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950? Chiến dịch này có
bước tiến gì so với chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947?
Ví dụ 3: Nêu ý nghĩa quốc tế của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Cách
mạng tháng Mười Nga thành công đã tác động đến cách mạng Việt Nam như thế nào?
Các loại đề thi như trên không chỉ yêu cầu học sinh phải nhận biết chính xác sự
kiện, nhận thức đúng bản chất lịch sử mà còn đòi hỏi học sinh thể hiện khả năng lập
luận, trình bày, diễn đạt tốt.
Ngoài ra còn có loại đề thi có câu hỏi đặt ra để lý giải một vấn đề đã được xác
định, hoặc bình luận, chứng minh câu nói nổi tiếng của một nhân vật lịch sử bằng
những quan điểm, bằng các sự kiện.
Ví dụ 1: Vì sao Lênin nói cách mạng tư sản Pháp (1789) là “Cuộc đại cách
mạng”?
Ví dụ 2: Chứng minh: Cách mạng tư sản Pháp (1789) phát triển theo hướng đi
lên.
Loại đề thi trên tương đối khó, tôi hướng dẫn, yêu cầu học sinh phải đọc kỹ và
hiểu đúng câu nói của nhân vật, một nhận định, đánh giá và sử dụng những sự kiện
lịch sử cụ thể, chính xác để chứng minh.
Loại đề nhận thức lịch sử: Là đề theo một chủ đề hay vấn đề lịch sử nhất định
được đặt dưới dạng câu hỏi yêu cầu cần giải đáp. Loại đề này thường có nội dung khó,
yêu cầu học sinh phải suy nghĩ nhiều, hiểu biết kiến thức lịch sử chính xác, hệ thống;
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 14
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
học sinh phải có năng lực độc lập suy nghĩ để giải quyết vấn đề nêu ra, học sinh phải
có trình độ tư duy cao, có khả năng lập luận, lý giải vấn đề. Các dạng thường gặp như:
+ Đề thi xác định, phân tích tính chất của sự kiện lịch sử:
Ví dụ: Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung chính sách kinh tế mới (NEP) của
nước Nga Xô viết.
+ Đề thi về xác lập mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện lịch sử:
Ví dụ: Hãy sắp xếp theo trình tự thời gian các sự kiện chủ yếu từ khi Nguyễn Ái
Quốc về nước (1941) trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến khi Cách mạng
tháng Tám thành công và giải thích mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử này?
Loại đề thi này yêu cầu học sinh phải suy nghĩ kỹ, nếu không sẽ dễ nhầm lẫn
với loại đề hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã trình bày trên. Đề thi yêu cầu thí sinh
không chỉ ghi nhớ các sự kiện lịch sử theo tiến trình thời gian mà điều quan trọng là
thí sinh phải lý giải mối quan hệ giữa các sự kiện đã được lựa chọn.
+ Đề thi xác định tính kế thừa giữa các sự kiện lịch sử, giai đoạn, thời kì lịch
sử: Đề yêu cầu học sinh phải hiểu rõ quá trình phát triển liên tục, thống nhất, tính
phong phú, đa dạng, cụ thể của các sự kiện, giai đoạn, thời kì lịch sử. Khi làm loại đề
này, học sinh phải nắm vững một vấn đề có tính quy luật trong sự phát triển của lịch
sử. Sự kiện xảy ra trước tác động đến sự ra đời và phát triển của sự kiện tiếp sau,
chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đề thi xác định tính kế thừa giữa các sự kiện
trong quá trình lịch sử cũng như loại đề thi về mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện,
song nó tập trung hơn vào một sự kiện chính; nó nâng cao hơn về mặt khái quát – lý
luận. Ví dụ: Trên cơ sở trình bày mục đích của Hội Duy Tân và Việt Nam Quang phục
hội, anh (chị) hiểu gì về tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu?
- Loại bài thi thực hành lịch sử: Yêu cầu học sinh không chỉ có biểu tượng
lịch sử chính xác, giàu hình ảnh mà còn biết vận dụng những kiến thức đã học vào
cuộc sống, lao động và công tác xã hội. Vì vậy, nội dung bài thi thực hành lịch sử giúp
học sinh rèn luyện kỹ năng bộ môn. Những số liệu, câu hỏi đưa ra trong bài làm cần
ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ, dễ hiểu và giải quyết được vấn đề đặt ra. Đề thi thường gặp
vẽ bản đồ, lược đồ gồm sử dụng bản đồ câm đến vẽ và trình bày theo bản đồ.
Ví dụ 1: Dùng bản đồ câm các nước Đông Nam Á vào nửa sau thế kỉ XX, ghi
tên nước, ngày giành độc lập và tên thủ đô.
Ví dụ 2: Vẽ bản đồ và tường thuật (viết) diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa tháng
Tám năm 1945.
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 15
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
Để giải quyết được những dạng đề như trên khâu quan trọng là việc phân tích
đề, bởi vì phân tích đề tốt sẽ giúp học sinh xác định, lựa chọn đúng kiến thức, lập dàn
ý dễ dàng. Phân tích đề đúng sẽ tránh trường hợp lạc đề, lệch đề.
Cấu tạo đề thi học sinh giỏi hiện nay rất nhiều câu, nhiều dạng đề, đòi hỏi học
sinh phải tư duy và xử lý nhanh các kỹ năng phân tích đề, phân bố thời gian, xác định
thời gian, không gian, nội dung lịch sử và yêu cầu của câu hỏi … sao cho phù hợp là
kỹ năng cần rèn luyện thường xuyên.
2.3.2.3. Kỹ năng làm bài
- Phân tích câu hỏi trong đề thi
Phải đọc hết và hiểu chính xác từng từ, từng chữ trong câu hỏi. Trong đề thi,
một câu hỏi chặt chẽ sẽ không có từ nào là “thừa”. Đọc kĩ câu hỏi để xác định thời
gian, không gian, nội dung lịch sử và yêu cầu của câu hỏi (trình bày, so sánh, giải
thích, phân tích, đánh giá )
- Phân bố thời gian cho hợp lí. Hãy căn cứ vào điểm số của từng câu mà tính
thời gian, mỗi điểm khoảng 15 phút là phù hợp.
- Lập dàn ý chi tiết
Hãy coi mỗi câu hỏi như một bài viết ngắn, lập dàn ý, xác định những ý chính
và trình tự của các ý. Sau đó hãy “mở bài”, đừng mất nhiều thời gian suy nghĩ về “mở
bài”. Khi đã xác định đúng nội dung sẽ biết mở bài thế nào, và nên mở bài trực tiếp,
ngắn gọn – không quá 10 dòng. Sau khi viết hết nội dung, khắc sẽ biết kết luận. Đừng
nghĩ trước kết luận, và cũng chỉ nên kết luận thật ngắn gọn.
Về hình thức, không phải ai cũng viết được chữ đẹp, câu hay, nhưng hãy cố
gắng viết cho rõ ràng, đúng câu, đúng chính tả, đừng dùng từ sáo rỗng, dài dòng, đừng
viết tắt. Hãy luôn nhớ: Đúng, đủ, rõ ràng, lời văn giản dị, trình bày khoa học. Tuyệt
đối không được viết tùy tiện, rườm rà.
Khuyến khích học sinh có thể dẫn chứng thơ, văn, những nhận định, đánh giá,
… để minh họa trong quá trình làm bài thi.
*Lưu ý: Để làm một bài thi lịch sử đạt hiệu quả cao học sinh phải:
1. Hiểu đề: Đọc thật kĩ từng chữ trong câu hỏi để hiểu rõ người ta hỏi vấn đề gì?
Phạm vi thời gian của câu hỏi là từ năm nào đến năm nào? Như vậy tránh được lạc đề
hoặc thiếu ý.
2.Dựng khung: Dù thuộc đến mấy cũng không viết ngay vào giấy thi. Hãy viết
dàn ý vào giấy nháp sao cho thật đầy đủ và có hệ thống, đáp ứng yêu cầu của câu hỏi.
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 16
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
3.Cắm chốt: Ở mỗi phần của dàn ý ấy, ghi những chốt, nghĩa là sự kiện quan
trọng cùng với thời điểm của nó. Như vậy bài làm sẽ không bỏ sót những sự kiện quan
trọng.
4.Viết sạch: Viết vào giấy thi một cách sáng sủa, dễ đọc. Hết mỗi ý chính, mỗi
sự kiện nên xuống dòng. Thấy cần thiết để làm nổi bật từng giai đoạn, từng sự kiện,
từng ý nghĩa có thể ghi 1, 2, 3 hoặc a, b, c hoặc gạch đầu dòng, vì Lịch sử là một môn
khoa học xã hội, có thể trình bày một cách có hệ thống. Như vậy cũng dễ cho người
chấm. Bài thi lịch sử trong những năm gần đây nhiều câu nên học sinh không được
chủ quan, viết quá dài - rườm rà.
Chữ nào sai thì gạch đè lên, không nên xoá lem nhem, không đưa vào ngoặc
đơn. Nếu trót thiếu cả một đoạn dài, có thể ghi bổ sung xuống cuối bài. Phải chia thời
gian để trả lời đủ các câu hỏi, tránh đầu voi đuôi chuột.
5.Đọc lại: Phải tính toán thời gian, để khi viết bài xong, vẫn còn độ 10, 15 phút.
Nhất thiết phải đọc lại bài để sửa chữa những chỗ sai sót nhầm lẫn rồi mới nộp bài.
Đọc lại là khâu rất quan trọng để bài thi được điểm cao hơn.
2.3.2.4. Chấm và sửa bài
Một học sinh giỏi không chỉ nắm vững kiến thức lịch sử, vững kỹ năng mà còn
có sự sáng tạo. Vì vậy, trong quá trình bồi dưỡng cho học sinh tôi thường xuyên quan
tâm đến việc chấm và sửa bài cho học sinh. Bài viết cần phải được sửa chữa, chỉ bảo
cụ thể, để phát huy những cái hay, sửa sai kịp thời những cái dở, để có sự nhìn nhận
đánh giá một cách công bằng, khách quan mỗi khi tuyển lựa đội tuyển chính thức đi
dự thi.
Sau khi dạy một chuyên đề, hay một giai đoạn lịch sử tôi thường tổ chức kiểm
tra để chấm và sửa bài cho học sinh. Kiểm tra có thể cho bài tập các em về nhà làm,
quy định thời gian nộp bài, nhưng theo tôi tốt nhất là cho học sinh làm bài kiểm tra
ngay trên lớp bồi dưỡng.
Ngoài ra tôi còn khuyến khích học sinh có thể tự tìm đề để viết rồi đưa cho thầy
cô sửa giúp, sau đó viết lại nhuần nhuyễn. Cách này giúp học sinh tăng khả năng trình
bày, diễn đạt của bạn và tạo thêm kỹ năng ứng phó tốt với mọi loại đề.
2.4. Khả năng áp dụng
Đề tài có tính khả thi, có thể áp dụng lâu dài và rộng rãi cho giáo viên dạy bồi
dưỡng học sinh giỏi bộ lịch sử ở trường THPT
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 17
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
Kết quả học sinh giỏi môn lịch sử của trường THPT Lý Tự Trọng đạt được liên
tục trong 8 năm qua (17 giải cấp tỉnh, 4 giải cấp quốc gia) là cơ sở để tôi nghiên cứu,
thực hiện đề tài này và sẽ áp dụng vào công tác giảng dạy, bồi dưỡng đội tuyển HSG
của trường trong những năm học tiếp theo.
2.5. Lợi ích kinh tế - xã hội
- Đề tài thực hiện không tốn kém về mặt kinh tế mà còn thực hiện tốt cho quá
trình dạy bồi dưỡng đội tuyển HSG cho các trường THPT. Đề tài cung cấp cho giáo
viên có tâm huyết với bộ môn lịch sử hướng đi và cách thức thực hiện việc bồi dưỡng
học sinh giỏi đạt hiệu quả.
- Đề tài còn giúp cho những học sinh yêu thích và có năng khiếu lịch sử, học
sinh thi Đại học khối C sẽ thực hiện được ước mơ.
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 18
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
C. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trình bày ở trên tôi khẳng định mục đích nghiên cứu đặt ra đã
được hoàn tất. Trong quá trình nghiên cứu tôi xin rút ra một số kết luận sau:
- Để bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử đạt hiệu quả trước hết phải có những giáo
viên vững về kiến thức, kỹ năng thực hành lịch sử.
- Thực sự yêu nghề, tâm huyết với công việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Niềm
đam mê là yếu tố rất cần thiết khi bạn muốn dạy tốt và có học sinh học tốt môn Lịch
sử.
- Thường xuyên học hỏi trau dồi kiến thức, đọc sách báo để ngày càng làm
phong phú thêm vốn kiến thức của mình.
- Có phương pháp nghiên cứu bài, soạn bài, ghi chép giáo án một cách khoa
học.
- Tham khảo nhiều sách báo tài liệu có liên quan, giao lưu học hỏi các bạn đồng
nghiệp có nhiều kinh nghiệm, các trường có bề dày thành tích.
- Tạo sự giao tiếp cởi mở, thân thiện với học sinh, mẫu mực trong lời nói, việc
làm, thái độ, cử chỉ có tâm hồn trong sáng lành mạnh để học sinh noi theo.
- Giáo viên phải khơi dậy niềm say mê, hứng thú của học sinh đối với môn học
Lịch sử, luôn phối hợp với gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học
tập. Trong quá trình nghiên cứu, xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử ở Trường THPT Lý tự Trọng - tỉnh Bình Định. Đề tài
xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp có tính thực tiễn phù hợp với tình hình bồi
dưỡng học sinh giỏi lịch sử hiện nay.
- Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử.
+ Phát hiện những học sinh có khả năng trở thành học sinh giỏi lịch sử.
+ Bồi dưỡng kiến thức lịch sử.
+ Bồi dưỡng kỹ năng tìm hiểu tài liệu lịch sử.
+ Bồi dưỡng kỹ năng phân tích đề.
+ Bồi dưỡng kỹ năng làm bài thi lịch sử.
Đề tài triển khai nghiên cứu ở Trường THPT Lý Tự Trọng – tỉnh Bình Định
được tập thể giáo viên trong Tổ chuyên môn: Văn – Sử - GDCD tán thành. Đề tài chỉ
có tác dụng trả lời câu hỏi làm thế nào để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi
môn lịch sử ở trương THPT. Hy vọng các biện pháp đề ra sẽ có thể áp dụng tốt ở các
trường THPT.
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 19
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
Kiến nghị:
- Đối với Ban giám hiệu nhà trường nên tổ chức thi chọn đội tuyển và bồi
dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu lớp 10 chú trọng hơn công tác khảo sát, lựa chọn học
sinh vào lớp bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Chuyên môn nhà trường nên tổ chức các buổi ngoại khoá lịch sử báo cáo kinh
nghiệm học tập bộ môn
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 20
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH HỌC SINH GIỎI ĐẠT GIẢI
CỦA TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG
A. HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
TT HỌ VÀ TÊN LỚP NĂM HỌC GHI CHÚ
1. BÙI THỊ MỸ THỌ 11A2 2004 - 2005
2. NGUYỄN THỊ HOÀI THANH 11A1 2005 - 2006
3. NGUYỄN THỊ VÂNG 11A1 2005 - 2006
4. NGUYỄN THỊ HOÀI THANH 12A1 2006 - 2007
5. NGUYỄN THỊ VÂNG 12A1 2006 - 2007
6. DƯƠNG THỊ HỒNG TIẾN 12A6 2008 - 2009
7. TRƯƠNG VĂN ĐÌNH 12A6 2008 - 2009
8. NGUYỄN THỊ BÌNH 11A8 2009 - 2010
9. NGUYỄN CÔNG LY 10A2 2009 - 2010
10. BÙI THANH TIẾN 10A4 2009 - 2010
11. NGUYỄN THỊ BÌNH 12A8 2010 - 2011
12. NGUYỄN CÔNG LY 11A2 2010 - 2011
13. TRẦN THỊ KIM DUNG 10A1 2010 - 2011
14. NGUYỄN CÔNG LY 12A2 2011 - 2012
15. TRẦN THỊ KIM DUNG 11A1 2011 - 2012
16. NGUYỄN T. HỒNG NHUNG 11A2 2011 - 2012
17. TRẦN THỊ HOÀI VI 10A3 2011 - 2012
18. TRẦN THỊ KIM DUNG 12A1 2012 - 2013
19. NGUYỄN T. HỒNG NHUNG 12A2 2012 - 2013
20. ĐOÀN THỊ MỸ THÙY 11A2 2012 - 2013
21. NGUYỄN THỊ THU THÁI 11A4 2012 - 2013
B. HỌC SINH GIỎI CẤP QUỐC GIA
TT HỌ VÀ TÊN LỚP NĂM HỌC GHI CHÚ
1. NGUYỄN THỊ HOÀI THANH 12A1 2006 - 2007
2. DƯƠNG THỊ HỒNG TIẾN 12A6 2008 - 2009
3. TRƯƠNG VĂN ĐÌNH 12A6 2008 - 2009
4. NGUYỄN CÔNG LY 12A2 2011 - 2012
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP LỊCH SỬ
A.PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI:
Câu 1: Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra trong hoàn cảnh nào? Hội nghị đã có những quyết
định quan trọng nào?
Câu 2: Liên Hợp Quốc: Hoàn cảnh ra đời, mục đích, nguyên tắt hoạt động và vai trò của Liên
hợp quốc.
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 21
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
Câu 3: Sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối nước: Tây Âu TBCN và Đông Âu
XHCN như thế nào?
Câu 4: Trình bày những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô từ
năm 1945 đến giữa những năm 70. Những thành tựu đó có ý nghĩa gì?.
Câu 5: Trình bày những thành tựu chính các nước Đông Âu đạt được trong công cuộc xây
dựng CNXH từ năm 1950 đến giữa những năm 70. Những thành tựu đó có ý nghĩa gì?.
Câu 6: Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các
nước Đông Âu.
Câu 7: Sự thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và ý nghĩa của sự thành lập nhà
nước này? Hãy cho biết đường lối và thành tựu cải cách và mở cửa của Trung Quốc?.
Câu 8: Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau
chiến tranh thế giới thứ hai?.
Câu 9: Trình bày những nét chính về cuộc đấu tranh chống đế quốc của nhân dân Lào từ năm
1945 đến năm 1975.
Câu 10: Qúa trình xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa của các nước Đông Nam Á từ sau
khi giành độc lập đến năm 2000 như thế nào?.
Câu 11: Qúa trình thành lập, mục tiêu, nguyên tắc và sự phát triển của Hiệp hội các nước
Đông Nam Á (ASEAN). Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này?.
Câu 12: Những biến đổi của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 13: Trình bày khái quát phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ từ năm 1945 đến
năm 1950.
Câu 14: Trình bày các giai đoạn phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở
Châu Phi từ năm 1945 đến nay. Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi có đặc điểm gì? Những
khó khăn thử thách mà Châu Phi đang gặp phải?.
Câu 15: Những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh từ sau chiến tranh thế
giới thứ hai? Cuộc đấu tranh giành độc lập ở Cuba diễn ra như thế nào?.
Câu 16: Tình hình nước Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:Sự phát triển nhảy
vọt về kinh tế và khoa học – kĩ thuật như thế nào? Những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển kinh tế
của Mỹ. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ như thế nào?.
Câu 17: Sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai
như thế nào? Những nguyên nhân của sự phát triển đó?.
Câu 18: Trình bày khái quát sự phát triển của các nước Tây Âu qua các giai đoạn từ 1945
đến năm 2000. Sự thành lập và phát triển của Liên minh châu Âu (EU). Vì sao nói Liên minh châu
Au là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới?
Câu 19: Những nội dung nào dẫn đến sự mâu thuẫn Đông – Tây và khởi đầu cho cuộc chiến
tranh lạnh?
Câu 20: Trình bày các xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh chấm dứt. Liên hệ
đến công cuộc đổi mới của đất nước ta.
Câu 21: Trình bày nguồn gốc, đặc điểm, thành tựu và tác động của Cách mạng khoa học
công nghệ nửa sau thế kỉ XX.
Câu 22: Xu thế toàn cầu hóa được thể hiện trên những lĩnh vực nào? Vì sao nói toàn cầu hóa
vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?.
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 22
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
Câu 23: Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay là gì? Những thời cơ và những thách thức
đặt ra cho dân tộc Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế như thế nào?.
B.PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM:
Câu 24: Nguyên nhân và hoạt động khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam?
Cuộc khai thác lần thứ hai của TD Pháp ở Việt Nam làm cho xã hội Việt Nam biến đổi như thế nào?
Phân tích khả năng cách mạng của từng tầng lớp giai cấp xã hội Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới
thứ nhất.
Câu 25: Trình bày những hoạt động yêu nước của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến năm
1925.
-Quá trình chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước trở thành một người
cộng sản đã diễn ra như thế nào?(Gợi ý: trình bày tóm tắt tiểu sử, những hoạt động yêu nước từ 1911
đến 1925)
Câu 26: Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản trong năm 1929: Hoàn cảnh ra đời, quá trình hình
thành và ý nghĩa lịch sử.
Câu 27: Trình bày hoàn cảnh, nội dung của hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930. Nội dung
của Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt - cương lĩnh chính trị đầu tiên được Nguyễn Ái Quốc
trình bày tại hội nghị thành lập Đảng. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?
Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặc vĩ đại của cách mạng Việt Nam?.
Câu 28: Nguyên nhân, diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử Phong trào cách mạng 1930 - 1931.
Nêu rõ sự ra đời và hoạt động của Xô viết Nghệ – Tĩnh. Vì sao nói phong trào cách mạng 1930 -
1931 là cuộc tập dượt đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng chuẩn bị cho thắng lợi của
cách mạng tháng Tám 1945.
Câu 29: Cao trào vận động dân chủ 1936 - 1939: Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng ta,
diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử.
Câu 30: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử của Khởi nghĩa Bắc Sơn, Khởi
nghĩa Nam Kì và Binh biến Đô Lương.
Câu 31: Trình bày hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa lịch sử của hội nghị TW Đảng lần thứ VI
(11/1939).
Câu 32: Trình bày hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa lịch sử của hội nghị TW Đảng lần thứ VIII
(5/1941).
Câu 33: Tại sao trong 2 năm 1939, 1941 Ban chấp hành Trung ương Đảng đều triệu tập hội
nghị? Vấn đề quan trọng nhất được các hội nghị đề cập tới là gì?
Câu 34: Mặt Trận Việt Minh được thành lập như thế nào? Mặt Trận Việt Minh có những
đóng góp gì đối với thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám 1945?.
Câu 35: Khi Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương, Đảng ta có chủ trương gì? Nội
dung của chủ trương đó như thế nào?(Nội dung của bản chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động
của chúng ta). Trình bày diễn biến và ý nghĩa lịch sử của cao trào khánh Nhật cứu nước.
Câu 36: Cách mạng tháng Tám 1945: Nguyên nhân (hoàn cảnh lịch sử), diễn biến chính và ý
nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám. Phân tích, nguyên nhân thành công và những bài học kinh
nghiệm của cách mạng tháng Tám 1945. Sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và ý nghĩa
lịch sử của nó.
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 23
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
Câu 37: Tình hình nước ta trong những năm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám như thế nào?
Đảng và nhân dân ta đã từng bước thoạt khỏi những khó khăn đó như thế nào để bảo vệ thành quả
cách mạng tháng Tám? (những thuận lợi và khó khăn; cách giải quyết nạn đói, nạn dốt, tài chính,
xây dựng chính quyền; đấu tranh với Tưởng và tay sai; đấu tranh với Pháp – Nội dung và ý nghĩa
của Hiệp định sơ bộ 6/3).
Câu 38: Vì sao Đảng và nhân dân ta phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp?. Phân tích nội dung đường lối kháng chiến của Đảng ta như thế nào?
Câu 39: Trình bày âm mưu của địch, chủ trương kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả và ý
nghĩa lịch sử của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
Câu 40: Trình bày âm mưu của địch, chủ trương kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả và ý
nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên Giới thu - đông 1950.
Câu 41: Trình bày âm mưu của địch, chủ trương kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả và ý
nghĩa lịch sử của chiến cuộc đông - xuân 1953-1954.
Câu 42: Trình bày âm mưu của địch, chủ trương kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả và ý
nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Câu 43: Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp.
Câu 44: Phong trào "Đồng khởi" ở miền Nam Việt Nam (1959 -1960): nguyên nhân, diễn
biến và ý nghĩa lịch sử phong trào.
Câu 45: Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ – Nguỵ thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
như thế nào? Quân dân ta đã chiến đấu và chiến thắng cuộc “chiến tranh đặc biệt” như thế nào?.
Câu 46: Mỹ thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở Việt Nam như thế nào? Quân và
dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" như thế nào?.
Câu 47: Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ - Ngụy trong "Việt Nam hóa" chiến tranh. Quân và dân
ta đã chiến đấu và chiến thắng "Việt Nam hóa" chiến tranh như thế nào?.
Câu 48: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975: Phân tích rõ chủ trương của Đảng
ta, diễn biến, kết quả, vị trí - ý nghĩa của từng chiến thắng. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
Câu 49: Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước.
Câu 50: Trình bày hoàn cảnh lịch sử; chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, thành tựu cơ
bản và hạn chế yếu kém của công cuộc đổi mới đất nước ta từ năm 1986 đến năm 2000.
BÀI TẬP NÂNG CAO
Phần lịch sử thế giới:
Câu 1) Những nét chính của chiến tranh thế giới thứ hai (từ 1943 - 1945). Tác động của nó đối với
tình hình cách mạng Việt Nam trong thời gian này.
Câu 2) So sánh những điểm giống và khác nhau giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ và kiểu mới?
Giải thích vì sao có những điểm khác nhau đó?
Câu 3) Vai trò của Lênin đối với cách mạng tháng Mười Nga. Tại sao ở Nga lại có hai cuộc cách
mạng tư sản và vô sản?
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 24
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lý Tự Trọng
Câu 4) Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1922 đến 1941: các giai đoạn, thành tựu và hạn
chế.
Câu 5) Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1930 – 1945 đã thể hiện mối quan
hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới như thế nào?
Câu 6) Nêu những chuyển biến lớn của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đến
nay. Phân tích một chuyển biến quan trọng nhất?
Câu 7) Từ những đặc điểm của quan hệ quốc tế trong trật tự thế giới ở thế kỉ XX, em có suy nghĩ gì
về sự hình thành trật tự thế giới mới.
Câu 8) Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933:
- Nêu đặc điểm của cuộc khủng hoảng.
- Tác động của cuộc khủng hoảng đối với cách mạng Việt Nam trong thời kì này.
Câu 9) Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản đã đề ra những chủ trương gì? Những chủ trương
đó có tác động đến tình hình Việt Nam trong thời kì cách mạng 1936 – 1939 như thế nào?
Câu 10) Mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia trong những năm 1945 – 1954,
1954 – 1975?
Câu 11) Những thành tựu và hạn chế của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô trong những năm
1945 – 1970? Trong khi cuộc cuộc cải tổ ở Liên Xô từ năm 1985 – 1991 không thành, thì công cuộc
đổi mới đất nước ở Việt Nam từ 1986 – 2000, đạt những thành tựu như thế nào?
Câu 12) Cách mạng Trung Quốc từ 1946 đến nay:
-Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 - 1949)? Tác động của cách mạng Trung Quốc sau nội
chiến đến cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1946 – 1954)?
-Công cuộc cải cách Trung Quốc từ 1978 đến nay?
Câu 13) Quá trình thành lập và phát triển tổ chức ASEAN? Quan hệ Việt Nam – ASEAN: cơ hội
thách thức.
Câu 14) Các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi? Đặc điểm của
phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi? Vì sao năm 1960 gọi là “Năm Châu Phi”? Tác động của
phong trào cách mạng Việt Nam đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi trong những năm
1954 – 1960?
Câu 15) Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra như thế nào? Việt Nam trong quan
hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
Câu 16) Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Đảng ta đã vận dụng những thành tựu cách mạng khoa học – kỹ thuật trong việc thực hiện CNH,
HĐH đất nước như thế nào?
Câu 17) Chủ nghĩa tư bản hiện đại: các giai đoạn phát triển và đặc điểm của nó.
Câu 18) Vì sao Mĩ phát động chiến tranh lạnh? Quá trình tồn tại và chấm dứt của chiến tranh lạnh.
Câu 19) Chiến lược “Phản ứng linh hoạt” và “Ngăn đe thực tế” của Mĩ đã ứng dụng như thế nào
trong chiến tranh xâm lược Việt Nam? Sự thất bại của nó?
Câu 20) Xu thế toàn cầu hóa được thể hiện trên những lĩnh vực nào? Vì sao nói toàn cầu hóa vừa là
thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?.
Câu 21) Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay là gì? Những thời cơ và những thách thức đặt ra
cho dân tộc Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế như thế nào?.
Phần lịch sử Việt Nam:
Giáo viên: Huỳnh Tấn Châu Trang 25