CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Quy Nhơn, ngày 20 tháng 10 năm 2010
BÁO CÁO
THÀNH TÍCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ CÔNG ĐOÀN
ĐỀ NGHỊ TẶNG BẰNG KHEN LAO ĐỘNG SÁNG TẠO NĂM 2010
Họ và tên : Phạm Quang Bắc
Sinh ngày 12 tháng 2 năm 1956.
Quê quán : Cam An – Cam Lộ - Quảng Trị.
Trình độ chuyên môn : Thạc sĩ khoa học
Chức vụ : Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Bình Định.
Tổng số đề tài khoa học : 03 đề tài
Lợi ích đề tài : Phân tích đánh giá hiệu quả chế độ ưu đãi đối với cán bộ quản lý
giáo dục, giáo viên, học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn trong những năm qua và
đề xuất những vấn đề cần điều chỉnh,bổ sung.
Tổng số tiền được thưởng : 1.200.000đ
Những năm đạt danh hiệu LĐTT, CSTĐ, khen thưởng các cấp :
- Liên tục các năm 2005 đến 2010 đều đạt danh hiệu LĐTT.
- Đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở năm 2008-2009-2010.
- Bộ Giáo dục– Đào tạo tằng Bằng khen các năm 2006, 2007,2009.
I .MÔ TẢ GIẢI PHÁP :
1. Tên đề tài : “ Hiệu quả của chế độ ưu đãi đối với cán bộ quản lý giáo dục,
giáo viên và học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn”.
2. Mục đích đề tài : Phân tích đánh giá hiệu quả chế độ ưu đãi đối với cán bộ quản
lý giáo dục, giáo viên, học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn trong những năm qua
và đề xuất những vấn đề cần điều chỉnh,bổ sung.
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP:
1. Bản chất của giải pháp
1.1 Hạn chế của việc bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia trước khi có “Chế độ ưu
đãi đối với cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh trường THPT chuyên Lê Quý
Đôn” – “gọi tắt chế độ ưu đãi 40”:
- Số lượng, chất lượng giải học sinh giỏi Quốc gia không ổn định, có chiều hướng
giảm dần ( đạt 2-3 giải/năm)
- Sự yếu kém trong công tác đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia có nhiều
nguyên nhân (như công tác quản lý, cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của đội ngũ dạy
học sinh giỏi,…) nhưng có một nguyên nhân chính chi phối đến nhiều yếu tố khác đó là
thiếu một chế độ ưu đãi lâu dài cho giáo viên giỏi,học sinh giỏi.
1.2. Ưu điểm của giải pháp:
1.2.1. Phân tích và chứng minh tính đúng đắn,sáng tạo của “chế độ ưu đãi 40”:
Thể hiện sự đãi ngộ xứng đáng và đánh giá đúng sức lao động của đội ngũ thầy
cô giáo, học sinh có trình độ chuyên môn cao.
-Tạo điều kiện cho nhà trường có điều kiện mời Giáo sư đầu ngành giảng dạy,
bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho giáo viên, học sinh của trường chuyên Lê Quý Đôn và
các trường khác trong tỉnh.
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Phù hợp chế độ chính sách mới của Nhà nước (trong phạm vi toàn quốc) trong
những năm gần đây.
1.2.2. Đề tài chỉ rõ một số hạn chế trong việc thực hiện “chế độ ưu đãi 40”.
1.2.3.Trên cơ sở của phân tích ưu nhược điểm của “chế độ ưu đãi 40”, đề xuất
việc xin chủ trương điều chỉnh và xây dựng quy chế ưu đãi mới
2. Nội dung của giải pháp:
2.1. Phân tích đánh giá kết quả thi học sinh giỏi Quốc gia và thi đại học khi chưa
có “ quy chế ưu đãi 40”. Nêu rõ nguyên nhân yếu kém trong công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi và đề xuất những vấn đề mới.
2.2. “ Chế độ ưu đãi 40” góp phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo bồi
dưỡng học sinh giỏi Quốc gia, học sinh giỏi Olympic 30-4 toàn miền Nam, thi đại học, thi
tốt nghiệp, giáo dục nhân cách,… cho học sinh. So với 10 năm trước, số lượng học sinh
giỏi Quốc gia tăng gấp 3 lần; trong đó số giải nhất tăng 10 lần, số giải nhì tăng 20 lần, số
giải ba tăng 8 lần.
Thi học sinh giỏi Olympic 30-4 toàn miền Nam đạt 336 huy chương. Trong 10 kỳ
thi có 9 lượt môn đạt giải nhất toàn miền Nam: môn Hóa 4 lần, môn Lý 3 lần, môn Toán 1
lần, môn Sinh 1 lần; Trường được xếp vị thứ 20 trong số 200 trường đạt điểm cao trong
kỳ thi đại học.
2.3. Tác dụng của chế độ ưu đãi đối với học sinh: Đã giải quyết gần 600 lượt chỗ
ở cho học sinh, học sinh chuyên không phải nộp học phí và đã cấp học bổng
971.387.000 đồng.
2.4. Thể hiện sự đãi ngộ xứng đáng và đánh giá đúng sức lao động của đội ngũ
thầy cô giáo có trình độ chuyên môn cao: một tiết dạy môn chuyên, môn gần chuyên,
không chuyên được tính tương ứng bằng 3 tiết, 2 tiết, 1,2 tiết dạy theo giờ chuẩn quy
định của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý được hưởng hệ số
phụ cấp trách nhiệm 0,2 mức lương tối thiểu; lương của cán bộ quản lý, giáo viên trực
tiếp đứng lớp 170%.
2.5. Tạo điều kiện cho nhà trường có điều kiện mời thỉnh giảng giáo viên giỏi, các
chuyên gia đầu ngành tham gia bồi dưỡng cho giáo viên giỏi, học sinh giỏi của trường
chuyên và của tỉnh Bình Định.
2.6. Chế độ ưu đãi của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Bình Định phù hợp với
chế độ chính sách mới của Nhà nước trong những năm gần đây :
2.6.1. “Chế độ ưu đãi 40” của UBND tỉnh Bình Định ra đời trước Nghị định
61/2006/NĐ –CP của Chính phủ (chính sách đối nhà giáo,CBQL ở trường chuyên biệt)
tới 5 năm, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Sở Giáo dục Đào tạo và UBND tỉnh đối
với sự nghiệp giáo dục nói chung và trường chuyên nói riêng.
2.6.2. Mặc dù ra đời trước 5 năm nhưng một số điều khoản quan trọng nhất của
“chế độ ưu đãi 40” phù hợp với một số điều khoản của Nghị Định 61/2006/NĐ-CP:
+ Chương II, điều 5, khoản 1,2,3 “chế độ ưu đãi 40” trùng với chương II, điều 5,
khoản 2 Nghị Định 61/2006/NĐ-CP về mức phụ cấp 70%.
+ Chương II,Điều 5,Khoản 4 của “chế độ ưu đãi 40”(phụ cấp 0,2) phù hợp với
Chương II, điều 6 Nghị Định 61/2006/NĐ-CP (phụ cấp 0,3).
+ Chương II, Điều 5, khoản 4 của “chế độ ưu đãi 40” phù hợp với chương II, điều
4 của Nghị Định 61/2006/NĐ-CP(hàng năm cho CBQL và GV tham quan học tập trong
nước).
2.6.3. Sau 9 năm thực hiện,Chương II,Điều 7,Khoản 1 của “chế độ ưu đãi 40”
trùng với Chương III,Điều 11,Khoản 1 của thông tư 28/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT
(01 tiết chuyên tính bằng 03 tiết thường).
2.6.4. Theo mục 2,Điều 89 của Luật Giáo dục 2005 ”Nhà nước có chính sách cấp
học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả xuất sắc ở trường chuyên,
trường năng khiếu…” .Hiện nay chính phủ chưa có chính sách cấp học bổng cho HS
trường chuyên, nhưng “chế độ ưu đãi 40” đã cho phép trường chuyên thực hiện được 10
năm.
2.7. Một số hạn chế trong việc thực hiện “chế độ ưu đãi 40”:đề tài chỉ ra 07 hạn
chế trong quá trình thực hiện “quy chế ưu đãi 40” như việc chọn môn gần chuyên,điểm
môn chuyên để được cấp học bổng, chế độ tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm,kinh
phí thanh toán thừa giờ…
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Đề tài góp phần phân tích đánh giá hiệu quả của “chế độ ưu đãi 40” sau 10 năm
thực hiện, giúp cho người quản lý có những quyết sách đúng đắn trong công việc của
mình.
Đề tài có thể áp dụng trong công tác quản lý các trường chuyên biệt.
4. Hiệu quả kinh tế:
Qua phân tích đánh giá ở trên đã khẳng định sự đầu tư đúng đắn và tầm nhìn xa
trông rộng của sở GD- ĐT,UBND tỉnh đối với sự nghiệp giáo dục nói chung, trường
chuyên nói riêng.
“Chế độ ưu đãi 40” thể hiện sự đãi ngộ xứng đáng và đánh giá đúng sức lao động
của đội ngũ thầy cô giáo và học sinh có trình độ chuyên môn cao.
“Chế độ ưu đãi 40” góp phần xây dựng trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn là một
trong 20 trường THPT có chất lượng tốt nhất Việt Nam hiện nay.
“Chế độ ưu đãi 40” sau 10 năm thực hiện đã có nhiều khoản phù hợp với chế độ
chính sách mới của nhà nước hiện nay.Vì vậy cần có sự điều chỉnh hoặc xây dựng mới
một chế độ ưu đãi riêng với mức cao hơn của tỉnh Bình Định dành cho trường chuyên.
III/ THÀNH TÍCH HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN :
Là người quản lý, ngoài công tác chuyên môn tôi luôn quan tâm, chăm lo đời
sống, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, giáo viên trong
nhà trường. Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa ổn định, tạo động lực nâng cao chất
lượng hiệu quả của giáo dục đào tạo:
1. Quan tâm và năm bắt tình hình đời sống, tâm tư nguyện vọng của CBGV,CNV
để đề xuất với lãnh đạo cấp trên về các chính sách liên quan dến người lao động.
2. Thực hiện các chính sách, chế độ chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, học sinh.
3. Phối hợp với các cơ quan thực hiện các chính sách chế độ của nhà nước liên
quan đến đời sống vật chất, tinh thần của CBGV,CNV và học sinh như chế độ nâng bậc
lương, khen thưởng, bố trí sử dụng lao động, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
4. Phối hợp cơ quan phổ biến các chế độ chính sách nhà nước đã ban hành đến
CBGV, thường xuyên kiểm tra giám sát thực hiện.
5. Tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT trong nhà trường như các
môn : Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng bàn, Cầu lông… thường xuyên luyện tập để nâng
cao sức khỏe, giao lưu với các trường THPT cụm Quy Nhơn và tham gia thi đấu các giải
của ngành GD-ĐT tổ chức.
6. Tổ chức tham quan cho CB,GV vào dịp hè và khen thưởng kịp thời con CB,GV
có thành tích cao trong học tập .Tổ chức tốt các ngày Quốc tế thiếu nhi, tết Trung thu.
7. Năm 2007, 2008, 2009 đã được nhận bằng khen củaTổng liên đoàn lao động
Việt Nam tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc, BCH Công đoàn Giáo dục Việt Nam,
Liên đoàn lao động tỉnh Bình Định.
XÁC NHẬN XÁC NHẬN NGƯỜI BÁO CÁO
CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ