Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

XÂY DỰNG MODULE CHAT4GROUP. (TRAO ĐỔI TRỰC TUYẾN). CHO CMS MÃ NGUỒN MỞ MOODLE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 65 trang )








TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN



PHAN KHÔI LONG




XÂY DỰNG MODULE CHAT4GROUP
(TRAO ĐỔI TRỰC TUYẾN)
CHO CMS MÃ NGUỒN MỞ MOODLE



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP





TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012







TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN



PHAN KHÔI LONG


XÂY DỰNG MODULE CHAT4GROUP
(TRAO ĐỔI TRỰC TUYẾN)
CHO CMS MÃ NGUỒN MỞ MOODLE

CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM TIN HỌC


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP



NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. LÊ ĐỨC LONG


TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đồ án này, ngoài nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự
giúp đỡ to lớn của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Bằng tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gởi lời cảm ơn
chân thành đến Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Sư phạm Tp.
Hồ Chí Minh, quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận
lợi để chúng em hoàn thành khóa học.
Em cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến:
ThS. Lê Đức Long, thầy đã hướng dẫn tận tình, dành nhiều thời gian
công sức chỉ bảo, động viên và theo dõi sát sao với tinh thần trách nhiệm
cùng lòng thương mến trong suốt quá trình em thực hiện đồ án này.
Thầy cô trong Khoa Công nghệ Thông tin nói chung và thầy cô trong bộ
môn Phương pháp Giảng dạy nói riêng đã giúp đỡ và hướng dẫn chúng em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại ngôi trường Sư phạm thân
thương này. Thầy cô đã cung cấp những kiến thức quý giá về chuyên môn
cũng như cuộc sống giúp chúng em vững tin khi bước vào đời.
Cuối cùng xin cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè đó là
nguồn động viên tinh thần rất lớn để em hoàn thành tốt đồ án.
Dù đã cố gắng rất nhiều, song chắc chắn đồ án không tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô
cùng các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2012


Phan Khôi Long
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1. Mục tiêu nghiên cứu 2

2. Phương pháp và công cụ nghiên cứu 2
3. Kết quả dự kiến của đề tài 2
CHƯƠNG I - KHẢO SÁT MODULE CHATROOM CỦA MOODLE
1. Giới thiệu về Moodle 5
2. Mô đun Chat của Moodle 2.0.8 12
2.1. Khảo sát chức năng của module chat 2.0.8 12
2.2. Giao diện module Chat của Moodle 2.0.8 13
CHƯƠNG II - PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ
1. Phân tích yêu cầu chức năng và phi chức năng 16
1.1. Yêu cầu chức năng 16
1.2. Yêu cầu phi chức năng Error! Bookmark not defined.
2. Thiết kế dữ liệu 21
3. Thiết kế xử lý 25
3.1. Qui trình đăng nhập hệ thống 25
3.2. Qui trình tạo và cập nhật phòng chat của Quản trị viên hoặc giáo viên: 27
3.3. Qui trình tham gia thảo luận trong phòng chat 30
3.4. Qui trình chấm điểm học viên trong phòng chat 32
3.5. Qui trình xem và quản lý báo cáo thống kê trong Chat4Group 33
4. Thiết kế giao diện 35
4.1. Thiết kế giao diện phòng chat 35
4.2. Thiết kế giao diện Report 37
CHƯƠNG III - CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIỆM
1. Môi trường phát triển 41
2. Sitemap 41
3. Kịch bản thử nghiệm 41
3.1. Thông tin về khóa học thử nghiệm 42
3.2. Danh sách Users thử nghiệm 42
3.3. Hoạt động Chat4Group trong khóa học Lập trình cơ bản 43
3.3.1. Học sinh (Student/Leaner) 43
3.3.2. Giáo viên (Instructor/Teacher) 49

KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được 55
1.1. Kỹ năng 55
1.2. Kiến thức 55
1.3. Hiệu quả 55
2. Khả năng ứng dụng đề tài vào thực tiễn 56
3. Hướng phát triển của đề tài 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Biểu đồ thống kê số lượng các sites đã đăng ký trên Moodle 7
Hình 2 . Biểu đồ thống kê số lượng đăng ký mới hằng tháng tính từ tháng 4 năm
2009 đến tháng 3 năm 2012 Error! Bookmark not defined.
Hình 3 . Biểu đồ thống kê số lượng người dùng trên các sitesError! Bookmark not defined.
Hình 4 . Dân số của cộng đồng Moodle tới tháng 3 năm 2012 8
Hình 5. Sơ đồ chức năng của người dùng trong mô đun Chat 12
Hình 6. Giao diện phòng chat của moodle 2.0.8 13
Hình 7. Giao diện tạo một phòng Chat của Moodle 2.0.8 13
Hình 8. Sơ đồ chức năng mô tả hoạt động quản lý và tham gia phòng chat. 17
Hình 9. Sơ đồ dữ liệu vật lý – Physical Data Model (PDM) 21
Hình 10. Lược đồ hoạt động của qui trình đăng nhập 25
Hình 11. Màn hình hệ thống 26
Hình 12. Màn hình sau đăng nhập của giáo viên 26
Hình 13. Lược đồ hoạt động mô tả qui trình tạo và cập nhật phòng chat của quản
trị viên hoặc giáo viên 27
Hình 14. Màn hình tạo phòng chat 28
Hình 15. Màn hình cập nhật thông tin phòng chat 29
Hình 16. Màn hình thông tin phòng chat 29
Hình 17. Lược đồ hoạt động mô tả qui trình tham gia thảo luận trong phòng chat 30
Hình 18. Màn hình Chat 31

Hình 19. Lược đồ hoạt động mô tả qui trình chấm điểm học viên trong phòng chat 32
Hình 20. Lược đồ hoạt động mô tả qui trình xem và quản lý báo cáo thống kê trong
Chat4Group 33
Hình 21. Màn hình xem và quản lý report 34
Hình 22. Màn hình Chatroom cũ của Moodle Error! Bookmark not defined.
Hình 23. Thiết kế giao diện Chatroom 35
Hình 24. Màn hình Chatroom mới Error! Bookmark not defined.
Hình 25. Thiết kế giao diện màn hình xem báo cáo thống kê các thông tin liên quan
đến tin nhắn 39
Hình 26. Giao diện màn hình xem báo cáo thống kê hoạt động trong phòng chat và
quản lý report Error! Bookmark not defined.
Hình 27. Thiết kế giao diện màn hình xem báo cáo thống kê các thông tin trong
phiên chat 37
Hình 28. Giao diện màn hình xem báo cáo thống kê tin nhắnError! Bookmark not defined.
Hình 29. Giao diện màn hình xem báo cáo thống kê người dùng ra/vào phòng chatError! Bookmark not defined.
Hình 30. Giao diện màn hình xem báo cáo thống kê file uploadError! Bookmark not defined.
Hình 31. Module Chat4Group Sitemap 41
Hình 32. Màn hình danh sách các phòng chat 44
Hình 33. Màn hình xem thông tin phòng chat 44
Hình 34. Màn hình phòng Chat 45
Hình 35. Màn hình xem và xuất báo cáo của học sinh Error! Bookmark not defined.
Hình 36. Màn hình tạo phòng Chat 50
Hình 37. Màn hình xem và xuất report của giáo viên 51

1

Giới thiệu tổng quan




 Nội dung:
1. Mục tiêu nghiên cứu
2. Phương pháp và công cụ nhiên cứu
3. Kết quả dự kiến của đề tài


2
1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm xây dựng mới module Chat4Group dùng để trao đổi trực tuyến, với
các yêu cầu chức năng phục vụ cho ngữ cảnh dạy học kết hợp (Blended learning) kế
thừa từ module Chat của hệ thống quản lý khóa học – Course Management System
(viết tắt là CMS) nguồn mở Moodle phiên bản 2.0.8. Sau đó được cài đặt và thử
nghiệm thực tế tại Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí
Minh (
Mục tiêu cụ thể của đồ án như sau:
 Tìm hiểu về CMS nguồn mở Moodle và module Chat đã có của hệ
thống;
 Xây dựng và thiết kế hoàn toàn mới module Chat4Group phục vụ mô
hình hoạt động thảo luận trực tuyến đồng bộ theo nhóm và chấm điểm đánh giá hoạt
động thảo luận nhóm;
 Cài đặt và thử nghiệm module Chat4Group với hệ thống Moodle phiên
bản 2.0.8. Module Chat4Group sẽ được tích hợp vào hệ thống ACeLS đang sử dụng
tại trang web
2. Phương pháp và công cụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về CMS Moodle;
- Tìm hiểu về công nghệ LAMP;
- Phân tích và thiết kế hệ thống;
- Công cụ nghiên cứu cơ sở lý thuyết: các tài liệu của cổng eLearning – Bộ
Giáo dục và Đào tạo, các sách bàn về dạy học kết hợp (Blended learning), các sách về
hệ thống đào tạo từ xa, tài liệu về ngôn ngữ lập trình PHP và MySQL, tài liệu kỹ thuật

liên quan đến Moodle, các trang web giới thiệu về Moodle…;
- Công cụ phần cứng: máy tính;
- Công cụ phần mềm: gói Moodle v2.0.8, Microsoft office, Dreamweaver CS5,
Notepad++ v5.9.3, Xampp v1.7.1, Powerdesigner v15.2.
3. Kết quả dự kiến của đề tài

3
Kết quả dự kiến của đồ án là một module Chat4Group (trao đổi trực tuyến)
hoàn chỉnh với các tính năng nâng cao mới như:
- Chủ đề thảo luận luôn hiên trong phòng chat;
- Tổ chức phòng Chat (nhiều phòng) với việc ấn định số lượng thành viên;
- Tổ chức phòng chat với việc ấn định thời điểm mở phòng chat và thời gian
đóng phòng chat;
- Đồng hồ báo thời gian còn lại và tổng thời gian phòng chat hoạt động;
- Cho phép giáo viên quyết định có hiện thông báo khi sắp hết giờ đến các
thành viên trong phòng chat;
- Hỗ trợ tốt về mặt soạn thảo và định dạng tin nhắn;
- Khung soạn thảo không giới hạn kích thước cố định mà có thể thay đổi;
- Cho phép gửi tin nhắn riêng tư đến thành viên cụ thể trong phòng chat;
- Tải lên / tải xuống tập tin từ phòng chat;
- Cho phép giáo viên chấm điểm trực tiếp trong phòng chat;
- Cho phép giáo viên ignore (chỉ được xem các thành viên trong phòng chat trao
đổi) học sinh;
- Cho phép mọi thành viên xem và lưu các báo cáo thống kê về tin nhắn, tập tin
đã tải lên phòng chat, thông tin về việc người dùng vào/ra phòng chat;
- Cho phép giáo viên xem và lưu báo cáo thống kê về điểm số, thông tin thảo
luận của học sinh, và giáo viên có thể thiết lập hệ số để tính điểm;
- Lưu báo cáo với nhiều định dạng tập tin: html, excel, word, pdf.



4
CHƯƠNG 1

KHẢO SÁT MODULE CHAT
CỦA MOODLE




 Nội dung chương 1:
1. Giới thiệu về Moodle
2. Khảo sát về chức năng Chat của Moodle v2.x
(Cụ thể là 2.0.8)


5
1. Giới thiệu về Moodle
Moodle là một hệ thống quản lý khóa học (Course Management System –
CMS), cũng được biết đến như một hệ thống quản lý học tập (Learning Management
System – LMS) hoặc một môi trường học tập ảo (Virtual Learning Environment –
VLE). Đây là một ứng dụng web miễn phí, mã nguồn mở (do đó có thể chỉnh sửa được
mã nguồn) mà ngành giáo dục có thể sử dụng để tạo ra các trang web học tập trực
tuyến mang lại hiệu quả.[1]
Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment)
được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển
chính của dự án. Do không hài lòng với hệ thống LMS/CMS thương mại WebCT
trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống LMS mã
nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến nay Moodle có sự phát
triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới và
ngay cả những công ty bán LMS/CMS thương mại lớn nhất như BlackCT (BlackBoard

+ WebCT) cũng có các chiến lược riêng để cạnh tranh với Moodle.
Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong
lĩnh vực giáo dục. Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một
thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. Giáo viên có thể tự cài và
nâng cấp Moodle.
Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho phép bạn chỉnh sửa giao diện bằng
cách dùng các theme có trước hoặc tạo thêm một theme mới cho riêng mình. Tài liệu
hỗ trợ của Moodle rất đồ sộ và chi tiết, khác hẳn với nhiều dự án mã nguồn mở khác.
Moodle phù hợp với nhiều cấp học và hình thức đào tạo: phổ thông, đại học/cao
đẳng, không chính quy, trong các tổ chức/công ty.
Moodle phát triển dựa trên PHP (ngôn ngữ được dùng bởi các công ty Web lớn
như Yahoo, Flickr, Baidu, Digg, CNET) có thể mở rộng từ một lớp học nhỏ đến các
trường đại học lớn trên 50 000 sinh viên (ví dụ đại học Open PolyTechnique của
Newzealand hoặc đại học mở Anh - Open University of UK trường đại học cung cấp
đào tạo từ xa lớn nhất châu Âu và đại học mở Canada Athabasca University).

6
Bạn có thể dùng Moodle với các hệ cơ sở dữ liệu mã nguồn mở như: MySQL
hoặc PostgreSQL. Từ phiên bản 1.7 sẽ hỗ trợ thêm các hệ cơ sở dữ liệu thương mại
như Oracle, Microsoft SQL để các bạn có thêm nhiều cơ hội lựa chọn.
Moodle rất đáng tin cậy và được sử dụng rộng rãi trên thế giới, hiện có khoảng
66.106 trang web và khoảng 215 quốc gia có tổ chức hoặc cá nhận sử dụng và đăng ký
với cộng đồng Moodle – moodle.org. Sau đây là một vài thống kê về việc sử dụng
Moodle trên thế giới do cộng đồng Moodle – moodle.org khảo sát và công bố.

Bảng 1.1 – 10 quốc gia có số lượng người đăng ký sử dụng Moodle đông nhất [2]



Số liệu trong Bảng 1.1 được cộng đồng Moodle – moodle.org khảo sát đến

tháng 12 năm 2011. Trong đó cột Country – tên quốc gia và cột Registrations – số
người đăng ký sử dụng Moodle với cộng đồng Moodle tại quốc gia tương ứng.
Moodle thực hiện kiểm tra thường xuyên tình trạng của hầu hết các trang web
để đảm bảo rằng các trang web đó vẫn còn tồn tại, vì vậy thỉnh thoảng có thể thấy
giảm số lượng các trang web.

7

Hình 1.1 – Biểu đồ thống kê số lượng các trang web đăng ký với moodle.org [2]
Hình 1.1 thống kê số lượng các trang web đăng ký với cộng đồng Moodle –
moodle.org theo từng tháng tính từ tháng 1 năm 2003 đến tháng 12 năm 2011.

Bảng 1.2 – 10 trang web sử dụng Moodle có số lượng thành viên đông nhất [2]

Bảng 1.2 thống kê 10 trang web sử dụng Moodle có số lượng thành viên –
Users đông nhất trên thế giới được cộng đồng Moodle khảo sát tính đến tháng 12 năm
2011.

8
Bảng 1.3 – 10 trang web sử dụng Moodle có số lượng khóa học nhiều nhất [2]

Bảng 1.3 thống kê 10 trang web sử dụng Moodle có số lượng khóa học –
Courses đông nhất trên thế giới được cộng đồng Moodle khảo sát tính đến tháng 12
năm 2011.

Hình 1.2 – Biểu đồ thống kê số lượng thành viên của cộng đồng Moodle [2]
Hình 1.2 thống kê số lượng thành viên của cộng đồng Moodle – moodle.org
theo từng tháng tính từ tháng 9 năm 2005 đến tháng 4 năm 2012.

9

1.1. Các phiên bản của Moodle
Moodle phát triển qua các thời kỳ như sau:

Hình 1.3 – Quá trình phát triển của Moodle qua các thời kỳ

Những dự định năm phát hành cho các phiên bản tiếp theo

Hình 1.4 – Dự định năm tháng phát hành các phiên bản tiếp theo
Cột Version: là cột thể hiện phiên bản của Moodle dự định phát hành;
Cột Release: là cột thể hiện năm tháng phát hàng tương ứng với phiên bản phía trước;
Cột Official support until: là cột thể hiện năm tháng hỗ trợ chính thức của Moodle
đối với phiên bản tương ứng phía trước;

10
1.2. Phiên bản Moodle 2.0.8

So với các phiên bản trước Moodle v2.0.8 đã thay đổi mạnh mẽ. Không
chỉ cải thiện, phát triển các tính năng sẵn có ở phiên bản 2.0.8 còn có rất nhiều tính
năng mới hấp dẫn. Một số tính năng mới bao gồm:[1]
 Chia sẻ dễ dàng hơn với Community Hub
Bất cứ ai cũng có thể thiết lập được một Community Hub (trung tâm cộng
đồng) một thư mục dành cho các khóa học công cộng hay các khóa học cá nhân.
Giảng viên của những trang đã đăng ký có thể đăng tải toàn bộ khóa học của họ
lên các Community Hub này để học viên tải xuống hoặc quảng bá về khóa học của
mình. Ngoài ra, giảng viên có thể tìm kiếm trong các Community Hub và tải
xuống các bài giảng mẫu.
 Lưu trữ và quản lý tài liệu thuận tiện hơn
Giao diện và các chức năng quản lý dữ liệu đã có những thay đổi lớn. File
picker (hộp thoại chọn tập tin) giúp người dùng truy cập hệ thống dữ liệu trong
File Bank (kho lưu trữ tập tin của hệ thống) điều này cho phép Moodle v2.0 tích

hợp với những cơ sở dữ liệu bên ngoài; người sử dụng có thể dễ dàng đưa vào các
văn bản, phim, hình ảnh… Những tích hợp đầu tiên trong phiên bản 2.0 bao gồm:
Alfresco, Amazon S3, Box.net, hệ thống dữ liệu trên Server, Flickr, Google Docs,
MERLOT, Picasa, Recent Files, WebDAV servers, Wikimedia, Youtube và nhiều
hơn nữa trong tương lai. Người dùng cũng dễ dàng nhập dữ liệu từ máy tính hoặc
từ đường dẫn URL cụ thể nào khác.
 Nhiều tính năng hơn cho giảng viên
Giảng viên có thể sử dụng tính năng Course Completion - để thiết lập
tiêu chuẩn điều kiện của khóa học cho tất cả học viên. Các yêu cầu có thể bao gồm
việc hoàn thành các hoạt động khóa học hoặc đánh giá bằng điểm, thời hạn hoặc
các tiêu chí khác. Thông qua chức năng này, giảng viên và học viên có thể quan

11
sát, theo dõi, kiểm soát toàn bộ quá trình học tập của học viên trong một khóa học
hoặc qua một loạt các khóa học khác nhau.
 Quản lý quá trình học xuyên suốt hơn
Giảng viên có thể kiểm soát và giới hạn việc truy cập hay tham gia vào
các hoạt động trong khóa học bằng cách thiết lập các tiêu chí cụ thể nhất định như:
ngày tháng, mức điểm đạt được, hoặc phải hoàn thành những hoạt động bắt buộc
nào trước khi tham gia một hoạt động khác. Những yêu cầu này có thể được liên
kết với nhau để tạo điều kiện theo dõi tiến độ của toàn khóa học. Nhờ tính năng
này, giảng viên có thể đặt ra các yêu cầu cụ thể về việc công nhận hoàn thành các
hoạt động khóa học, như số lượng bài gửi lên hoặc mức điểm cụ thể học viên đạt
được.
 Bảo vệ sở hữu trí tuệ tốt hơn
Phiên bản Moodle v2.0 mới hỗ trợ việc tích hợp với các công cụ phát hiện
và ngăn chặn việc đạo văn như Turnitin.
Trên đây chỉ là một vài tính năng mới nổi trội của Moodle v2.0. Phiên bản này còn
có rất nhiều thay đổi đáng kể khác, chúng ta cùng tham gia và khám phá Moodle
v2.0 nhé!



12
2. Khảo sát module Chat của Moodle v2.0.8
Module Chat của Moodle 2.0.8 là một công cụ giao tiếp đồng bộ giữa giáo viên
và học sinh trong thời gian thực, để trao đổi trực tuyến giáo viên và học sinh cần phải
đăng nhập cùng lúc trong một khoảng thời gian nhất định.
2.1. Khảo sát chức năng của module chat trong Moodle v2.0.8



Hình 1.5 – Sơ đồ chức năng người dùng của module Chat trong Moodle v2.0.8


13
2.2. Giao diện module Chat của Moodle 2.0.8

Hình 1.6 – Giao diện phòng chat của module Chat trong Moodle v2.0.8


Hình 1.7 – Giao diện tạo một phòng chat của module Chat trong Moodle v2.0.8

14
 Trong đó:
1. Name of this chat room: Tên của phòng Chat;
2. Introduction text: Những giới thiệu, mô tả về chủ đề buổi trò chuyện
cho học sinh hiểu.
3. Next chat time: Thời gian diễn ra buổi trò chuyện (được hiển thị ở ngoài
lịch cho người dùng biết).
4. Repeat sessions: Gồm 4 lựa chọn:

 Don’t publish any chat times: tạo ra một phòng Chat mà luôn
luôn được mở để người dùng có thể sử dụng bất cứ lúc nào;
 No repeats: tạo một phòng Chat ứng với thời gian quy định trong
bước 3;
 At the same time every day: Tạo ra một mục trong lịch của khóa
học cho một cuộc trò chuyện hàng ngày với thời gian quy định trong
bước 3;
 At the same time every week: Tạo ra một mục trong lịch của khóa
học cho một cuộc trò chuyện hàng tuần với thời gian quy định trong
bước 3.
5. Save past sessions: Thông thường sẽ chọn Never delete messages để
không báo giờ hệ thống xóa các tin nhắn trong buổi trò chuyện hoặc chọn số
ngày quy định sẵn khi chọn vào sẽ xổ xuống số ngày cho người dùng lựu
chọn để lưu tin nhắn trò chuyện.
Everyone can view past sessions: lựa chọn Yes / No để mọi người có thể xem
lại buổi trò chuyện trong quá khứ hay không. (giáo viên luôn được xem lại).



15
CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ




 Nội dung chương 2:
1. Đặc tả yêu cầu chức năng và phi chức năng
2. Thiết kế dữ liệu

3. Thiết kế xử lý
4. Thiết kế giao diện


16
1. Đặc tả yêu cầu chức năng và phi chức năng
1.1. Yêu cầu chức năng
Đồ án xây dựng mới module Chat4Group ngoài những chức năng cơ bản
như đã khảo sát ở Chương 1 còn có thêm các chức năng được xây dựng hoàn toàn
mới nhằm hỗ trợ tối đa cho việc trao đổi trực tuyến đồng bộ cũng như việc đánh
giá của giáo viên đối với học sinh. Do đó, trong phần đặc tả này sẽ tập trung mô tả
thật chi tiết các chức năng mới được xây dựng cho module Chat4Group.
Bảng 2.1 – So sánh các chức năng của module Chat và module Chat4Group


17

Hình 2.1 – Sơ đồ Usecase mô tả chức năng của hoạt động trao đổi trực tuyến đồng bộ
(Chat4Group).
Đang tải tài liệu
lên phòng chat
Gửi tin nhắn
riêng tư
Tham gia thảo luận
Quản lý Chatroom
Report
Xem nội dung
trò chuyện
Lưu nội dung
trò chuyện

Gửi tin nhắn
trò chuyện
Xem danh sách
thành viên cùng
tham gia
Học Sinh
Đăng nhập
Quản lý phòng chat
Ignore
học sinh
Đánh giá/
cho điểm
học sinh
Ẩn/hiện
thông báo
hết giờ thảo
luận
Tạo phòng
chat
Tải tài liệu về
từ phòng chat
Nhận thông
báo
Giáo viên
Cập nhật thông
tin giới thiệu
phòng chat
Ẩn/Hiện
phòng chat
Xóa phòng

chat
Quản trị viên
Phân quyền
người dùng
Điều chỉnh hệ
số điểm
Xuất report
Xem thống kê
điểm
Thiết lập thời
gian đóng/mở
phòng chat
Giới hạn
người tham
gia
Soạn thảo tin
nhắn trò
chuyện
Xem lịch sử trò
chuyện
Xem điểm
đánh giá
Xem thông tin
phòng chat
Xem thống kê
File upload
Xem Chat
Report
Xem thống kê
tin nhắn

Xem thống kê
người vào/ra
phòng chat
Xem thống kê hoạt
động người tham
gia phòng chat

18
 Danh sách các tác nhân (Actor):
STT
Tên tác nhân
Mô tả
1
Quản trị viên
Người quản lý hệ thống
2
Giáo viên
Giáo viên
3
Học sinh
Học Sinh
 Danh sách các chức năng (Usecase):
STT
Tên chức năng
Tác nhân sử
dụng chức năng
Mô tả
1
Đăng nhập
Quản trị viên,

giáo viên, học
sinh
Đăng nhập vào để sử dụng các
chức năng của hệ thống
2
Phân quyền người dùng
Quản trị viên
Cấp quyền cho người dùng vào hệ
thống với các vai như: giáo viên,
học sinh, khách, v.v
3
Quản lý phòng chat
Giáo viên
Quản lý phòng chat và các vấn đề
liên quan đến phòng chat
4
Tạo phòng chat
Giáo viên
Tạo mới một phòng chat
5
Giới hạn người tham
gia
Giáo viên
Giới hạn số người tham gia vào
phòng chat
6
Thiết lập thời gian
đóng/mở phòng chat
Giáo viên
Thiết lập thời điểm mở phòng chat

và thời gian tồn tại của phòng chat
7
Cập nhật thông tin giới
thiệu phòng chat
Giáo viên
Cập nhật thông tin giới thiệu về
phòng chat
8
Ẩn/hiện phòng chat
Giáo viên
Ẩn/hiện phòng chat đối với học
sinh

×