VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E - LEARNING
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề tài: Kế hoạch kinh doanh quán “Thảo Nguyên
Học viên thực hiện: Trần Minh Hảo
Mã học viên: 2011-01-1-14-112875
Lớp: D10
Ngành: Quản trị kinh doanh
Giảng viên hướng dẫn: GVC Phan Thế Công
Tp. Hồ Chí Minh – 2012.
1
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E – LEARNING
NHẬN XÉT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Ngày… Tháng… Năm
Giảng viên hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ tên)
2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1 GIỚI THIỆU Ý TƯỞNG KINH DOANH
1.1.1Nguồn gốc hình thành ý tưởng
-Người lao động sau một ngày làm việc mệt mỏi, hoặc hoàn tất công việc của một
tuần, ai cũng rất cần thời gian thư giãn, gặp gỡ bạn bè. Vì vậy , quán “Thảo Nguyên”
ra đời. Ngoài thưởng thức 1 thức uống thơm ngon tại quán, còn có thể ngắm khung
cảnh đẹp, lấy chủ đề từ nghệ thuật Hy lạp.
1.1.2 Sự độc đáo và mới lạ của ý tưởng
- Cà phê là một yếu tố thu hút khách hàng , có rất nhiều loại cà phê trên thị trường,
đặc biệt là cà phê Buôn Mê Thuộc. Không phải lên tận cao nguyên Đắc Lắc mới có thể
thưởng thức 1 tách cà phê đậm chất tây Nguyên, ở ngay đây, tại tp . HCM này tại quán.
Với cách thức pha cà phê bằng phin, khách sẽ ngồi nhìn ngắm khung cảnh và chờ từng
giọt càphê rơi xuống. Cà phê sẽ được pha đậm để khách có thể uống từng ngụm nhỏ
kết hợp với nước trà pha loãng, nếu uống đá, thì đưa Khách vài viên đá cục nhỏ nhưng
lâu tan, để không làm mất hưong vị đắng gắt của cà phê
- Ngoài ra còn có yếu tố khung cảnh, ta sẽ làm 1 phòng máy lạnh , từ phòng
máy lạnh sẽ dẫn ra sân sau, nơi này mình thiết kế như một vườn nho, có 1 cái hồ nhỏ,
trên hồ có các thiên thần tình yêu, sân có các bức tượng nghệ thuật hy lạp, các tựong
thần, bên cạnh các bức tượng sẽ có ghi chú những mẫu truyện thần thoại hay câu
chuyện vui về bức tượng hoặc nguồn gốc cũng như tác giả của nó là ai. Trong phòng
lạnh treo các bức tranh nghệ thuật thời phục hưng Hy Lạp. Tạo cho khách hàng cảm
giác mới mẻ, thích thú, như lạc vào một thế giới mơ mộng, thần thoại, vừa có thể
thửong thức một phần nào đó nghệ thuật phục hưng.
- Những thảm cỏ nối dài , đài phun nước, tạo nên khung cảnh thơ mộng, ta cho
thiết kế các bức tường cao 1,5m bằng cỏ,dây leo, vừa tạo nhưng không gian riêng cho
từng nhóm, vừa tạo cảm giác lạc vào mê cung. Khách hàng đến đây có thể chụp hình,
hội họp, sinh nhật, party với khung cảnh lãng mạn và đầy thú vị.
1.1.3 Tính khả thi của ý tưởng
- Quán được xây dựng ở Quận 2, khu gần Metro, các tòa nhà cao tầng của Thảo Điền,
nơi này tập trung khá nhiều khách ở giới thượng lưu, sự thưởng thức nghệ thuật rất
được ưa chuộng, hơn nữa cách TP. HCM không xa, có thể thu hút giới trẻ về đây
thưởng thức.
- Tập trung ý tưởng là xây dựng kiến trúc, nên phải tốn nhiều kinh phí, nhưng vì là khu
cao cấp, nên giá có thể cao hơn, vì vậy việc thu hồi lại vốn không quá khó.
- Ngoài ra quán có thể bán một vài món ăn, cơm trưa văn phòng , nên có thể là điểm lý
tưởng cho những người bận rộn và muốn có món ăn ngon sau giờ làm, giờ nghỉ trưa.
- Quận 2 đang trong đà phát triển, nên các quán cà phê có nét đặc trưng chưa được
nhiều, vì vậy với Thảo Nguyên ta có cơ hội thu hút lượng khách này là tốt nhất
1.2 CÁC SẢN PHẨM ĐẦU TƯ
3
1.2.1 Cà phê
- Cà phê Buôn Mê Thuộc, đây là loại cà phê sản xuất ở Việt Nam. Có thể lấy hàng
từ các đại lý, không như cái loại bột cà phê xay sẵn. Ta có thể lấy Cà phê về rang và
chế biến theo công thức của chính mình để có thể tăng vị lạ, vị ngon, sự đặc biệt độc
quyền cho quán, tạo một hương vị rất “ Thảo Nguyên”
- Ngoài ra khách của ta có thể là người nước ngoài, caphe Việt là điểm nhấn thu
hút, ta có thể đầu tư , pha chế các loại caphe của ngoại quốc, để họ có thể dùng hương
vị quen thuộc ở quê nhà, ví dụ:
*cà phê espreso: hạt cà phê được rang sẫm màu, dưới dạng bột cà phê được xây
nhuyễn pha dưới áp suất, axít tự nhiên của hạt cà phê bị hòa tan nhanh hơn các phương
pháp pha chế thông thường góp phần tạo nên tách cà phê rất đậm đà và trên mặt có một
lớp bọt màu nâu (crema) đóng phần quan trọng trong việc tạo hương thơm cho cà phê .
* Cà phê Cappuccino: cách pha chế cà phê của Ý bao gồm ba phần đều nhau: cà
phê espresso pha với một lượng nước gấp đôi , sữa nóng và sữa sủi bọt. Để hoàn thiện
khẩu vị, người ta thường rải lên trên tách cà phê cappuccino một ít bột ca cao và/hay
bột quế tạo thành các hình nghệ thuật .
* Cà phê Latte: loại cà phê sữa được phục vụ trong một ly lớn hay trong một cái
bát gồm cà phê espresso (lượng gấp đôi) và sữa nóng.
1.2.2 Các loại hình nghệ thuật
a) Tranh và tượng:
- Ta có thể tìm mua các bức tranh vẽ các tác phẩm phục hưng thời Hy Lạp, tạo nên
khung cảnh riêng cho quán
b) Kiến trúc:
- Đây là phần được đầu tư đặc biệt, vì nó sẽ tạo nên bước đột phá cho quán
- Các đài nước có hình các bức tượng, bên cạnh ta co thể trích dẫn nguồn gốc, sự kiện
hoặc là câu chuyện vui dí dỏm nào đó, vừa bằng tiếng việt, vừa bằng tiếng anh
4
- Ngoài sân rộng , ta sẽ dùng các bức tường bằng cỏ, tạo ra các không gian riêng, nét
lãng mạn và thú vị cho quán, giống như một khu vườn thời trung cổ:
- Nhưng cấu trúc ta xây khá thoáng, tránh thành 1 mê cung rắc rối, sẽ khiến khách
cảm thấy bị lạc
- Ta có thể xây 1 phòng máy lạnh để thưởng thức các bức tranh nghệ thuật, sau
đó là 1 con đường đi ra khu vườn, 2 bên đường xây các trụ cột cùa các đền thần
Hy Lạp, có dây nho treo qua lại, tạo nên 1 không gian mát, dù là ban ngày, tại
các khuôn viên riêng ta đặt bàn và các cây dù lớn để che nắng, mưa
CHƯƠNG HAI: KẾ HOẠCH MAKETING
2.1 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC MAKETING:
2.1.1 Phân tích môi trường
- Thuận lợi: đang trong giai đoạn phát triển mạnh, các cao ốc đang được xây dựng
nhiều, các công ty thuê văn phòng đại diện hoặc công ty mẹ tại đó cũng không ích, thu
hút dược khách hàng, khu quận 2 nhiều cây xanh rất mát mẻ, thích hợp làm nơi hội
họp, gặp gỡ.
- Bất lợi: Khu này vẫn còn quá mới mẻ, nên ít người từ tp HCM vào, hơn nữa giao
thông xa lộ không được thuận lợi , phải đi đường vòng qua cầu Đen , hoặc chỗ quay
đầu xe gần metro, nên lượng khách quanh khu vực là hạn chế.
2.1.2 Các mô hình phân tích môi trường
Phân tích theo SWOT
5
2.2 THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ KHÁCH HÀNG CẦN NHẮM ĐẾN
2.2.1 Thị trường mục tiêu:
a) Đố uống và đồ ăn
- Các loại cà phê đã nghiên cứu ở trên, ta có thể lấy các nguồn cung cấp từ thị trường
cà phê
- Các loại sinh tố, ta nên chọn lựa các loại trái cây thơm ngon ngoài chợ trái cây, vừa
rẻ, lại vừa tươi
- Các món ăn nhẹ, sẽ có kế hoạch thay đổi hàng ngày, luân chuyển trong 1 tuần, để
tránh sinh quá nhiều kinh phí, và cô đọng các món ăn mà quán làm ngon, tránh rải rác
nhiều món nhưng không có nằm trong sở trường của đầu bếp khiến cho món ăn không
ngon, không thu hút được khách
b) Các loại tranh, ảnh, tượng
- Ta chọn các phòng tranh bình thường, ờ khu chợ bán tranh bình dân, chủ yếu là tạo
khung cảnh tốt, giới thiệu các bức tranh, hình ảnh, nội dung…
- Tượng có thể đặt người ta làm theo mẫu tìm hiểu trên mạng sao cho phù hợp với
khung cảnh
2.2.2 Khách hàng cần nhắm đến:
- Khách hàng cần nhắm đến là những người nước ngoài sống quanh khu vực đó
- Các nhân viên văn phòng làm việc ở các công ty trong tòa nhà cao ốc
_ Những bạn trẻ ở các quận lân cận, muốn tìm một chỗ hội họp, gặp mặt yên tĩnh và
đẹp trang nhã.
Điểm mạnh Điểm yếu
-Ta là số ít người đi tiên phong trong
lĩnh vực đầu tư mộ nơi nghỉ ngơi, ăn
uống, hội họp
- Nét độc đáo của kiến trúc, nghệ thuật
sẽ thu hút được khách hàng
- Thức uống cà phê có nhiều nét đặc
trưng riêng, tạo phong cách riêng
- Vị trí đị lý gần khu chung cư biệt thự,
các công ty trong nước va cty liên
doanh
- Bị hạn chế vì là khu vực có giao thông
không thuận tiện
- Số lượng khách biết về khu vực này
không nhiều, chỉ có khách xung quanh
đó
Thời cơ Thách thức
- Thời hội nhập nên con người rất
cần những khu vực đi xa khỏi
trung tâm thành phố để xã stress
- Có rất nhiều tòa nhà đang tiếp
tục xây dựng, lượng công nhân
kỹ thuật và kỹ sư cũng khá nhiều
- Sự cạnh tranh từ giá cả của các
quán khác, các quán trong trung
tâm tp đã nổi tiếng
- Tốn nhiều kinh phí
- Phải quảng cáo thật tốt để có thể
thu hút khách từ các quận lân cận
6
2.3 CHIẾN LƯỢC MAKETING
2.3.1 Giá cả thị trường
Giá ngoài thị trường( giá trung bình) Giá ở quán( giá tham khảo)
Cà phê Trung Nguyên: 25.000đ/Ly 20.000d/Ly
Thức ăn phần văn phòng
Gồm có cơm, canh, nước uống
30.000đ/phần 30.000đ/Phần
Các loại thức uống sinh tố khac:
25.000đ/ Ly 18.000đ/Phần
Nước ngọt các loại: 15000Đ/Chai
12.000đ/Chai
2.3.2 Chiến lược quảng cáo
- Ta có thể dùng mạng internet để quảng cáo cho quán, có thể trong 2 tháng đầu có các
chương trình khuyến mãi giảm giá để thu hút khách. Và internet là 1 đường truyền tốc
độ, có thể quảng bá rộng khắp trong cả nước
- Ngoài ra còn có thể quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng
_Công tác quảng cáo rất quan trọng, nó sẽ quyết định đến tính khả thi của kế hoạch,
nếu làm tốt khâu này, công việc sẽ rất trôi chảy, ta sẽ thu lời lại nhanh chóng.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
3.1 ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH CỦA QUÁN
3.1.1 Tiền đầu tư
a) Xây dựng kiến trúc
a.1) Mặt bằng tổng thể :
Sân trước ( dùng để giữ xe): 14x6m = 84m2
Phòng lạnh : 12x7m = 84m2
Đường đi ra sân sâu : 2x7 =14m2
Sân sau : 14x20m = 280m2
Tổng diện tích mặt bằng: 84+84+14+280=462m2
a.2) Diện tích chi tiết
DIỆN TÍCH SÀN
Sức chứa một lúc 200 khách
Mỗi bàn chứa trung bình 5 người khách
Phòng lạnh gồm có 2 tầng
Tầng 1 có
Tầng 2 có
12 cái bàn
10 cái bàn
Sân sau 18 cái bàn
Diện tích 1 cái bàn:
Loại bàn nhỏ:
Loại bàn lớn:
2.5m2
6m2
Phòng lạnh diện tích bàn
7
Tầng 1
Tầng 2
12x2.5=30m2
10 x 2.5 = 25m2
Sân sau
Bàn loại nhỏ
Bàn loại lớn
12 x 2.5 = 30m2
6 x 6 = 36m2
Nhà vệ sinh trong phòng lạnh tầng 1 20m2
Nhà vệ sinh tầng 2 15m2
Tổng diện tích tầng 2 60m2
Nhà bếp tầng 1 20m2
Kho trữ hàng ở sân sau 20m2
Nhà vệ sinh ở sân sau 20m2
Tổng chiều cao công trình
Số tầng 2
Chiều cao tầng 1 3m5
Chiều cao tầng 2 3m2
Tổng chiều cao 6m7 – 7m
a.3) Dự kiến chi phí xây dựng
Sân trước : 500.000 Đ/ m2
Sân sau : 2.000.0000 Đ/m2
Phòng lạnh : 5.000.0000 Đ/m2
Đường đi : 200.000 Đ/m2
a.4) Tổng chi phí xây dựng: (ĐVT: Triệu đồng)
Sân trước 0.5 x 84= 42 Trđ
Sân sau 2 x 280= 560 Trđ
Phòng lạnh 5 x 84 = 420 Trđ
Đường đi: 0.2 x 14 = 2.8 Trđ
Tổng cộng : 1024.8 Trđ
b) Tượng và tranh nghệ thuật
- Ttrong phòng lạnh sẽ treo 20 bức tranh lớn nhỏ
- Trung bình mỗi bức là 1.500.000VNĐ
Tổng giá tiền mua tranh dự kiến: 1,5 x 20 = 30 Trđ
- Mua khoảng 8 bức tượng:
- Trung bình giá khoảng 5trđ
- Tổng giá trị 5 x 8 = 40 trđ
- Xây 2 bể nước trị giá : 20 trđ
Tổng cộng : 30 + 40 + 20 = 90 trđ
c) Tiền các trang thiết bị, bàn ghế: ĐVT: Triệu đồng ( Trđ)
Bộ bàn ghế nhỏ 2 Trđ
8
Tổng cộng 2 x 32 = 64trđ
Bộ bàn ghế lớn
Tổng cộng
3 trđ
3 x 8 = 24trđ
Trang thiết bị nhà vệ sinh 50 trđ
Trang thiết bị nhà bếp 20 trđ
Ly, chén, dĩa 10 trđ
Máy lạnh đơn vị 1 cái
4 cái máy lạnh
6 trđ
4 x 6 = 24 trđ
1 máy vi tính để bàn 6 trđ
1 máy tính tiền 3 trđ
Dù, bạt che mưa, che nắng 5 trđ
1 cây đàn piano 10 trđ
5 cái tivi sam sung 21inch 10 trđ
Dàn âm thanh 20 trđ
Tủ lạnh loại lớn 5 trđ
Tủ kem 7 trđ
Đèn trang trí 0.8 trđ
Những vật dụng khác ( micro, gạt tàn,
lọ hoa, đế nến…)
1 trđ
Thiết bị phòng cháy chữa cháy 5 trđ
Tổng cộng 264.8 trđ
d) Tổng chi phí vật tư : 1379.6 Triệu đồng
Xây dựng + Tượng, tranh + trang thiết bị
= 1024.8 + 90 + 264.8 = 1379.6 trđ
e) Vốn lưu động cho mặt hàng mỗi tháng: ĐVT: đồng
Cà phê đơn vị kg
30kg
41.000 đ
41 x 30 = 1.230.000 đ
Trái cây 3.000.000đ
Thực phẩm 15.000.000đ
Nước ngọt các loại 2.000.000đ
Các loại gia vị, dầu, ga 2.000.000đ
Đá lạnh 600.000đ
Tổng cộng 23.830.000đ
d) Tiền thuê nhân viên một tháng: ĐVT đồng
Nhân viên phục vụ 13.000.000đ
Đầu bếp 4.000.000đ
Phụ bếp 1.500.000 đ
Pha chế 3.500.000 đ
Tổng cộng 22.000.000đ
9
3.1.2Giá thành
Cà phê Buôn mê thuộc 20.000đ/ Ly
Cà phê ngoại quốc 25.000đ /Ly
Nước ngọt ( sting, coca, pepsi,v v ) 12.000đ/ Chai
C2,O2…. 10.000đ/ Chai
Dừa lạnh 15.000đ/Trái
Các loại sinh tố 18.000đ/Ly
Các thức uống khác ( Lipton, soda…) 20.000đ/Ly
Cơm phần 30.000đ/phần
Thức ăn nhẹ 25.000đ/phần
3.1.3 tổng kết nhu cấu vốn và các nguồn vốn
Nguồn vốn
Nguồn vốn tự có 1000 trđ
Vay ngân hàng 500 trđ
Bảng Khấu hao
Khấu hao đều Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
TSCĐ: 1290trđ 322.5trđ 322.5trđ 322.5trđ 322.5trđ
BẢNG TRẢ LÃI VAY (đồng)
SỐ TIỀN
VAY
500.000.000 Tính theo phương pháp: -vốn trả đều
- Lãi tính trên nợ còn lại
Lãi suất 12%
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Trả trong kỳ 185.000.000 170.000.000 155.000.000 140.000.000
Vốn 125.000.000 125.000.000 125.000.000 125.000.000
Lãi 60.000.000 45.000.000 30.000.000 15.000.000
Nợ cuối kỳ 375.000.000 250.000.000 125.000.000 0
3.2 Doanh thu, chi phí DVT đồng
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Doanh thu 1.290.000.000 1.610.000.000 2.080.000.000 2.122.000.000
Chi Phí 958.000.000 1.102.000.000 1.501.000.000 1.656.000.000
GVHB ( 60%DT) 654.000.000 726.000.000 768.000.000 793.200.000
Chi tiếp thị (1% DT) 10.900.000 1.210.000 1.280.000 1.322.000
Định phí 350.000.000 350.000.000 350.000.000 350.000.000
Lương 264.000.000 264.000.000 264.000.000 264.000.000
Vốn XDCB 1025trđ
Tư vấn- thiết kế 200trđ
CSVC-Trang thiết bị 265trđ
Tổng cộng : 1490trđ
10
Khấu hao 322.500.000 322.500.000 322.500.000 322.500.000
Chi phí wifi 10.200.000 10.200.000 10.200.000 10.200.000
Chi phí bảo trì 12.000.000 12.000.000 12.000.000 12.000.000
EBIT (DT hoạt động) 332.000.000 508.000.000 579.000.000 466.000.000
Trả nợ và lãi vay 185.000.000 170.000.000 155.000.000 140.000.000
EBT 147.000.000 338.000.000 424.000.000 326.000.000
Thuế DNTN (25%) 36.750.000 84.500.000 106.000.000 81.500.000
EAT (Lãi ròng) 110.250.000 253.500.000 318.000.000 244.500.000
Dòng tiền ròng
(EAT+KH)
432.750.000 576.000.000 640.500.000 567.000.000
WACC 15.1%
Hệ số chiết khấu 0.8768 0.7695 0.6680 0.5210
Hiện giá triết khấu 379.436.000 443.232.000 427.584.000 295.407.000
Hiện giá tích lũy 379.436.000 822.668.000 1.250.252.000 1.545.659.000
NPV 532.822.000
IRR 31,2%
Thời gian hoàn vốn 2.6 năm
- Ta thấy IRR> WACC nên dự án khả thi
3.2 Phân tích điểm hòa vốn
- Sau khi tính toán, ta có thể lấy lại vốn sau 3 năm
- Tính khả thi của dự án rất cao
- 3 năm là một khoảng thời gian không quá dài, và lúc đó các cao ốc đã được xây dựng
xong, khả năng quảng cáo và đưng vững của quán cũng tốt hơn, lúc này ta có thể tính
tới chuyện mở rộng quán
3.3 Báo Cáo kết quả kinh doanh
- Sau 4 năm sẽ trả hết nợ ngân hàng
- Lợi nhuận ròng từ 110trđ lên đến 244.500, trong 4 năm
- Mỗi năm lợi nhuận tăng trung bình 1.4 lần
3.4 Nội dung kế hoạch tài chính
-Vốn tự có là do bán đất mà ra
-Vốn vay ngân hàng : sẽ thế chấp nhà cửa, trả dần tiền sau
CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
4.1 GIỚI THIỆU VỀ KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
- Nhân sự là một phần quan trong trong kế hoạch kinh doanh, vì nó giúp cho hoat động
kinh doanh trôi chảy và tốt hơn
- Các vị trí còn lại sẽ tuyển dụng những người thích hợp
11
- Quan trọng là nhân viên nhà bếp và pha chế, cần có sự chọn lựa kỹ càng hơn
4.2 XÁC ĐỊNH NHU CẦU NHÂN SỰ
- Cần có một đầu bếp chính
- Có thể có 2 thợ phụ bếp
- Cần 1 người pha chế tốt
- 2 nhân viên giữ xe
- 4 nhân viên phục vụ trong phòng lạnh
- 5 nhân viên phục vụ ngoài sân sau
- 1 thu ngân
- 1 nhân viên vệ sinh
- Một quản lý
4.3 XÁC ĐỊNH CƠ CẤU TỔ CHỨC
- Chủ quán : là người đầu tư tiền bạc, đồng thời ngồi quầy thu ngân
- Kế toán: người kiêm công việc quản lý sổ sách tiền bạc, thuế và các giấy tờ pháp lý.
- Quản lý: người phụ trách điều hành những nhân viên khác trong quán, đưa ra trật tự
trong quán.
- Đầu bếp: người làm ra các món ăn ngon, và điều hành công việc trong bếp
- Phụ bếp: chịu sự quản lý của đầu bếp, làm các việc trong bếp mà đầu bếp yêu cầu
-Nhạc công: người phục vụ âm nhạc cho quán, ở đây quán có đàn piano, nên cần nhạc
công biết chơi piano
- Giữ xe: làm nhiệm vụ trông xe cho khách trong bãi, và dắt xe cho khách, sắp xếp xe
có trật tự.
- Phục vụ: người hỏi thăm yêu cầu của khách, và báo cáo lại cho người pha chế hoặc
nhà bếp
CHỦ
QUÁN
QUẢN
LÝ
KẾ
TOÁN
ĐẦU
BẾP
PHA
CHẾ
PHỤC VỤ
TRONG
PHÒNG
PHỤC VỤ
NGOÀI
SÂN
NHẠC
CÔNG
GIỮ
XE
PHỤ
BẾP
12
-Pha chế : là người tạo ra thức uống trong thực đơn cho khách hàng
4.4 Xác định đội ngũ quản lý
- Đội ngũ quản lý phải là người có trình độ đại học về quản trị kinh doanh, sẽ phát huy
hết tiềm năng trong lĩnh vực điều hành hoạt động của quán đồng thời giúp quán đi lên
tốt hơn
CHƯƠNG 5 : DỰ PHÒNG RỦI RO
5.1 SỰ CẠNH TRANH TỪ CÁC ĐỐI THỦ:
- Sự cạnh tranh là không thể thiếu trong kinh doanh, đây là vấn đề cần được đánh giá
cao, khi thấy lượng khách của ta bị ít đi, thì đó là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng có
đối thủ cạnh tranh hoặc ta đã làm không tốt 1 trong các khâu phục vụ khách
- Cần xem xét kỹ các khả năng xảy ra, xem đối thủ cạnh tranh có gì mới mẻ thu hút
khách hàng, hay ta cần sữa chữa những gì để đưa đến một kết quả tốt hơn
5.2 MÔI TRƯƠNG SỐNG THAY ĐỔI
- Đây là rủi ro lớn nhất mà ta phải đối diện, cuộc sống không bao giờ dừng lại, luôn đi
tiếp, khiến cho con người ta chạy theo vòng xoáy ốc vô cùng phức tạp
- Ta cần phải dự trù mọi khả năng biến động có thể xảy ra , để có biện pháp thích hợp
ngăn chặn trước
5.3 XU HƯỚNG THỊ HIẾU THAY ĐỒI
- Con người luôn thay đổi theo thời gian, đây là điều rủi ro lớn nhất, nhất là với nghệ
thuật, khi xu hướng thay đổi có thể loại hình nghệ thuật này sẽ không còn hấp dẫn
khách hàng nữa.
- Vì vậy ta phải theo dõi sát thị trường, có thể không thay đổi hoàn toàn diện mạo của
quán nhưng thay đổi một phần nào đó để thích nghi với môi trường và hoàn cảnh sống
hơn
13
Phiếu chấm Sản phầm lần 1 - Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Họ và tên học viên: Trần Minh Hảo
Lớp:
Tên đề tài:
I.Trợ Giảng nhận xét format ( 3 điểm )
1.1 Gửi kèm đề cương chi tiết trong sản phẩm lần 1 Có
x Không
1.2 Đúng font chữ cỡ chữ Có
x Không
1.3 Căn lề đúng qui định Có
x Không
1.4 Giãn dòng, đoạn đúng qui định Có Không
x
1.5 Tiêu đề chương viết hoa, in đậm Có
x Không
1.6.Số mục, tiểu mục đúng qui định Có
x Không
1.7 Biểu đồ, sơ đồ, danh mục bảng biểu được đánh số thứ tự theo đúng
qui định Có Không
x
1.8 Số trang đánh đúng qui định Có
x Không
1.9 Lỗi chính tả Có Không
1.10 Đặt đúng tên file theo qui định Có
x Không
II. Nhận xét về nội dung của giảng viên (7 điểm)
Tổng điểm lần 1 : 5
14
Xác nhận của giảng
viên
Nhận xét:
1. Chưa làm rõ được kế hoạch, kế hoạch phải cho tương lai, phải ghi rõ năm
kế hoạch, ví dụ năm 2013, 2014, 2015,…
2. Báo cáo chưa hoàn thành, còn thiếu một số phần theo quy định
3. Báo cáo tài chính chưa viết được gì liên quan đến kế hoạch kinh doanh
4. Chưa biết cách trình bày văn bản, bố trí văn bản chưa đúng quy định
5. Cần phần biệt số Việt và số Anh
6. Xem lại mẫu đề cương ở dưới để làm cho chuẩn
7. Làm mục lục tự động
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5. NGUỒN SỐ LIỆU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
6. KẾT CẤU BÁO CÁO
PHẦN 1 (HOẶC CHƯƠNG 1): GIỚI THIỆU TỔNG QUAN (Hoặc Mô tả tổng quan)
Trình bày tóm lược những điểm chính về ý tưởng kinh doanh/ dự án bao gồm:
• Nguồn gốc hình thành ý tưởng
• Cơ sở thực hiện ý tưởng
• Sự độc đáo, mới lạ của ý tưởng
• Sơ lược về tính khả thi của ý tưởng kinh doanh
1.1. GIỚI THIỆU VỀ Ý TƯỞNG KINH DOANH/ DOANH NGHIỆP
1.2. TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH
1.3. CÁC SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
1.4. Mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.5. Các yếu tố quyết định thành công
PHẦN 2 (HOẶC CHƯƠNG 2): KẾ HOẠCH MARKETING
15
2.1. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP
2.1.1. Phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp
2.1.1.1. Môi trường marketing của doanh nghiệp
2.1.1.2. Các mô hình phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp
2.1.2. Thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm trên thị trường
2.1.2.1. Phân đoạn thị trường
2.1.2.2. Xác định thị trường mục tiêu
2.1.2.3. Định vị thị trường
2.1.3. Mục tiêu marketing
2.1.4. Chiến lược Marketing hỗn hợp (Marketing – mix)
2.1.4.1. Chiến lược sản phẩm
2.1.4.2. Chiến lược giá
2.1.4.3. Chiến lược phân phối
2.1.4.4. Chiến lược xúc tiến bán (truyền thông marketing)
2.1.5. Ngân quỹ marketing
2.2. NỘI DUNG KẾ HOẠCH MARKETING
2.2.1.Tổng quan kế hoạch Marketing
2.2.2. Phân tích môi trường
2.2.2.1. Phân tích thị trường
2.2.2.2. Phân tích SWOT
2.2.2.3. Phân tích các rủi ro từ môi trường bên ngoài
2.2.3. Chiến lược Marketing
2.2.3.1.Thị trường mục tiêu
2.2.3.2. Định vị thị trường
2.2.3.3. Chiến lược sản phẩm
2.2.3.4. Chiến lược giá
2.2.3.5. Chiến lược phân phối
2.2.3.6. Chiến lược xúc tiến bán
2.2.4. Ngân quỹ marketing
PHẦN 3 (HOẶC CHƯƠNG 3): KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
3.1. ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
3.1.1. Doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận
3.1.1.1. Doanh thu
3.1.1.2. Chi phí
3.1.1.3. Giá thành sản phẩm
3.1.1.4. Lợi nhuận
3.1.2. Phân tích điểm hòa vốn
3.1.3. Các báo cáo tài chính
3.1.3.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
3.1.3.2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
3.1.3.3. Bảng cân đối kế toán (bảng cân đối tài sản)
16
3.1.4. Dòng tiền và giá trị hiện tại thuần
3.2. Nội dung kế hoạch tài chính
PHẦN (HOẶC CHƯƠNG 4) 4: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
4.1. GIỚI THIỆU VỀ KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
4.2. Nội dung kế hoạch nhân sự
4.2.1. Xác định nhu cầu nhân sự
4.2.2. Xác định cơ cấu tổ chức
4.2.3. Xác định đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt
PHẦN (HOẶC CHƯƠNG 5) 5: DỰ PHÒNG RỦI RO
Ví dụ các rủi ro có thể xảy ra đối với kế hoạch kinh doanh:
Nhu cầu của thị trường giảm;
Đối thủ cạnh tranh hạ giá bán;
Một khách hàng lớn cắt hợp đồng;
Chi phí sản xuất và thiết kế cao hơn mức dự đoán;
Kế hoạch doanh thu không thực hiện được;
Một kế hoạch quảng cáo quan trọng bị thất bại;
Một nhà cung cấp không thể giao hàng đúng hạn;
Các đối thủ cạnh tranh đưa ra các sản phẩm/dịch vụ mới tốt hơn;
Không thể tuyển dụng được những nhân viên đáp ứng yêu cầu;
Không thể huy động được nguồn vốn như dự kiến;
Khách hàng chậm trả.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
17