Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

ảnh hưởng của kim loại nặng tới thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.45 KB, 22 trang )

Jdkgfdfgjgf
Chủ Đề:
Ví dụ ảnh hưởng của kim loại nặng
tới thực vật
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Thị Thanh
Thành viên nhóm:
+ Nguyễn Mai Phong
+ Nguyễn Tú Oanh
+ Vũ Hồng Nhung
+ Trần Đình Minh
+ Phạm Trường Sơn
Nguyên tố Asen ( As)
Triệu chứng ngộ độc As đối với cây trồng đó
là: lá héo, nhuộm màu tím, rễ cây bị bạc màu,
co nguyên sinh tế bào. Những triệu chứng
chung nhất là giảm tăng trưởng.
Nguyên tố Cadimi ( Cd)
Cd khi gây độc cho cây trồng thường biểu hiện
rất rõ ở mép lá có màu nâu, lá bị úa vàng,
xoăn, rễ có màu nâu, thân còi cọc,cây chậm
phát triển, làm thay đổi tính thấm của màng tế
bào, kìm hãm quá trình sinh tổng hợp Pr, ức
chế một số enzyme…
Nguyên tố Chì (Pb)
Biểu hiện của việc nhiễm độc chì đối với cây
trồng là cháy lá, giảm khả năng quang hợp,
gây héo rũ, giảm khả năng vận chuyển chất
dinh dưỡng làm cây chậm phát triển, còi cọc,
giảm năng suất trên diện rộng
Nguyên tố Thủy ngân ( Hg)
Biểu hiện của nhiễm độc thủy ngân đối với


thực vật : Giảm khả năng hút nước của rễ, gây
đốm lá, giảm khả năng quang hợp, cây chậm
phát triển…
Nguyên tố kẽm(Zn)
Kẽm (Zn): Zn tham gia hoạt hóa khoảng
70 enzyme của nhiều hoạt động sinh lý,
sinh hóa của cây.

+ Ở chanh, cam xuất hiện úa vàng không
đều giữa các gân lá, các lá non trở nên
ngắn và hẹp, sự hình thành nụ quả giảm
mạnh, các loại cây có cành thì bị khô đầu
cành và chết .

+ Ở ngô gọi là bệnh
"đọt trắng" lá non
chuyển sang trắng
hoặc vàng sáng. Lá
ngô có thể phát triển
những dải vàng rộng
(bạc lá) trên 1 mặt
hoặc cả 2 mặt sát
đường gân trung tâm
với các sọc màu đỏ tía
giữa các gân và mép
lá, xảy ra chủ yếu ở
phần dưới của lá.

Một số triệu chứng khác như lá lúa
màu đồng; bệnh "lá nhỏ" ở cây ăn trái

hay đình trệ sinh trưởng ở cây bắp và
cây đậu.
• Nhóm cây mẫn cảm với thiếu kẽm
như cam quýt, cây ăn quả lâu năm,
nho, đậu côve, đậu nành, bắp, hành.
Nguyên tố đồng (Cu)

Đồng (Cu): Đồng là nguyên tố hoạt hóa nhiều
enzym của quá trình tổng hợp protein, axit
nucleic và dinh dưỡng nitơ của cây

+ Ở cây có múi, chết đen ở phần mới sinh
trưởng, quả có những đốm nâu, khả năng chống
chịu sâu bệnh ở cây kém.

Cây trồng thường hay có hiện tượng chảy gôm
(rất hay xảy ra ở cây ăn quả), kèm theo các vết
hoại tử trên lá hay quả .
Nguyên tố Cu

Tính độc của Đồng (Cu)

Đối với cây trồng: Cây trồng thường có tỷ
lệ quang hợp bất thường .

Nhiều loại cây rau biểu hiện: lá thiếu sức
trương, rũ xuống và có màu xanh, chuyển
sang quầng màu da trời tối trước khi trở
nên bạc lá, biến cong và cây không ra hoa
được.

Nguyên tố Fe

Vai trò của Sắt (Fe):

Cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì diệp
lục tố trong cây, là thành phần chủ yếu
của nhiều enzyme, đóng vai trò chủ yếu
trong sự chuyển hoá diệp lục tố.

Điển hình là úa
vàng ở các gân lá,
các lá non bị ảnh
hưởng trước tiên,
đỉnh và mép lá giữ
màu xanh lâu nhất.
Trường hợp nặng,
toàn bộ thịt và gân
lá chuyển vàng và
cuối cùng trở thành
trắng nhợt.
Mangan (Mn)

Mangan (Mn): Mn là nguyên tố hoạt hóa rất
nhiều enzyme của các quá trình quang hợp, hô
hấp và cố định nitơ phân tử .

Triệu chứng điển hình là phần gân lá và mạch
dẫn biến vàng, nhìn toàn bộ lá có màu xanh
sáng, về sau xuất hiện các đốm vàng ở phần thịt
lá và phát triển thành các vết hoại tử trên lá. Nếu

thiếu nghiêm trọng sẽ gây khô và chết lá.
Molypden (Mo)

Molypđen(Mo): Xúc tác trong quá trình cố định
và sử dụng đạm của cây là thành phần của men
khử nitrat và men nitrogense. Cần thiết cho vi
khuẩn cố định đạm cộng sinh ở nốt sần cây họ
đậu.

Mo có vai trò rất quan trọng trong việc trao đổi
nitơ, tổng hợp Vitamin C và hình thành lục lạp
của cây.

Ô nhiễm Mo : Đốm vàng ở gân giữa của các lá
dưới, tiếp đó là hoại tử mép lá và lá bị gập nếp
lại.

+ Ở suplơ (cải bông) các mô lá bị héo, chỉ còn
lại gân giữa của lá và một vài miếng phiến lá
nhỏ.
PHẦN BÀI TẬP CHUNG
PHẦN BÀI TẬP CHUNG

Đề bài: Nhóm sinh viên đi dọc ven sông ra biển
(khoảng cách tới biển 15km). Cho thời gian 2h hãy
trình bày cách xác định độ lấn mặn của nước biển,
biết rằng sinh viên được trang bị xô và dụng cụ đo
nhanh độ mặn.Biết phân loại độ mặn của nước như
sau:


Nước ngọt: S‰ = 0.02 - 0.5 ppt

Nước lợ: S‰ = 0.5 - 16 ppt

Nước mặn: S‰ = 16 - 47 ppt

Nước quá mặn: S‰ = trên 47 ppt
CÁCH XÁC ĐỊNH ĐỘ LẤN MẶN
Nhận xét:

Độ mặn của sông gây ra chủ yếu bởi thủy triều.Độ mặn vùng cửa
sông giảm dần theo hướng vào đất liền, dao động lớn theo mùa và
được tích lũy trong thời gian dài.

Cửa sông là nơi giao thoa giữa môi trường của sông và môi
trường của biển.Nước ở đây là nước lợ.Vùng nước lợ thường có
các bãi triều, rừng ngập mặn thường được người dân nuôi thủy
sản như tôm,tôm sú,cá đuối,cá vược.

Như vậy địa điểm chúng ta cần xác định để tiến hành đo độ lấn
mặn sẽ là ranh giới giữa nước ngọt và nước lợ.
Để nhận biết giữa vùng nước ngọt và nước lợ ta sẽ
dựa vào các loài cây chỉ thị như sau:
+ Đi bộ quan sát hai bên bờ sông nếu vẫn là vùng
nước ngọt sẽ có các loại cây nông nghiệp (các loài bắt
buộc phải dùng nước ngọt để tưới tiêu) như
lúa,khoai,ngô,lạc,vừng…
+ Nếu sang vùng nước lợ sẽ có một số loài cây
chịu mặn như bần chua, đước,sú vẹt, mắm…hoặc là

người dân nuôi trồng thủy sản như tôm…
Sau khi đã quan sát dựa vào các loài cây
trồng để xác định ranh giới giữa nước ngọt và
nước lợ ta tiến hành phỏng vấn một số người
dân bản địa (chú trọng là người nông dân). Vì
người dân canh tác dựa vào nguồn nước nên
họ sẽ biết chế độ thủy triều của sông, đoạn nào
còn nước ngọt để cho tưới tiêu,sản xuất hoặc
đoạn nào là nước lợ học có thể tiến hành nuôi
thủy sản hoặc trồng các cây chịu mặn…
- Xác định địa điểm đo độ mặn (điểm A)
- Tiến hành đo thêm hai điểm nữa cách
điểm A khoảng 100m ( về hai phía của
điểm A)
- Dựa vào bảng phân loại độ mặn của
nước ở trên để đánh giá độ nhiễm mặn.
A
B C
100m 100m
Rất mong sự góp ý của thầy giáo và các bạn.
Chúc các bạn học tốt.

×