Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.22 KB, 48 trang )

Thị trường trái phiếu Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HỆ
ĐÀO
TẠO SAU ĐẠI
HỌC

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM
GVHD: PGS.TS. BÙI KIM YẾN
LỚP: NH Đêm 1 – Khóa 22 –Nhóm 8
Danh sách nhóm:
1.Phạm Thành Đạt
2.Hồ Thị Thu Hiền
3.Trần Thị Ngọc Huệ
4.Vương Thị Thùy Linh
5.Lương Thị Hồng Quế
6.Trần Thị Cẩm Tú
7.Nguyễn Thị Nhật Vy
Thị trường trái phiếu Việt Nam
TP.HCM, Tháng 8/2013
Thị trường trái phiếu Việt Nam
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

















Thị trường trái phiếu Việt Nam
Mục lục
Mục lục 4
MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 7
1. TRÁI PHIẾU 7
1.1 Khái niệm 7
1.2 Những đặc trưng của trái phiếu 7
1.3 Đặc điểm cơ bản của trái phiếu 8
1.4 Phân loại trái phiếu 9
1.5 Điều kiện phát hành trái phiếu ở Việt Nam 12
2. THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 13
2.1 Khái niệm 13
2.2 Phân loại thị trường trái phiếu 13
2.3 Vai trò của thị trường trái phiếu 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM 18
1. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM 18
1.1 Thị trường trái phiếu chính phủ 18
1.2 Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương: 26
1.3 Thị trường trái phiếu công ty 29
1.4 Trái phiếu quốc tế 32

2. ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM 35
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM HIỆN NAY 37
1. GIẢI PHÁP CHUNG 37
2. GIẢI PHÁP RIÊNG 39
Thị trường trái phiếu Việt Nam
2.1 Đối với thị trường trái phiếu chính phủ 39
2.2 Đối với thị trường trái phiếu đô thị 40
2.3 Đối với thị trường trái phiếu công ty 43
KẾT LUẬN 47
Báo cáo của ADB cho thấy, Việt Nam vẫn là một trong những thị trường trái phiếu phát triển nhanh
nhất châu Á. Sức bật của thị trường trái phiếu Việt Nam chủ yếu trên cơ sở sự tăng trưởng mạnh của
thị trường trái phiếu chính phủ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Thị trường trái phiếu Việt Nam
MỞ ĐẦU
Hiện nay các nhà kinh tế rất quan tâm đến cách huy động nguồn vốn cho các doanh
nghiệp. Việc huy động nguồn vốn trong và ngoài nước của Việt Nam đã đạt được kết quả
hết sức khả quan. Nếu như nguồn vốn trong nước, gồm nguồn vốn huy động từ dân cư,
các tổ chức kinh tế… giữ vai trò chủ đạo thì nguồn vốn nước ngoài, gồm vốn FDI, ODA,
FPI… là động lực và cơ sở để thay đổi công nghệ. Tuy nhiên, việc huy động vốn trong
nước cũng chưa thật sự mạnh, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn.
Do đó, để đẩy nhanh việc huy động nguồn vốn dài hạn thì việc phát triển thị trường
vốn trong thời gian tới là rất cần thiết. Đặc biệt là phát triển thị trường chứng khoán, kênh
dẫn vốn quan trọng để phát triển nhanh nền kinh tế đất nước. Thời gian trước đây, chúng
ta chỉ tập trung phát triển thị trường cổ phiếu mà chưa đặc biệt quan tâm đến việc phát
triển thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, trái phiếu và thị trường trái phiếu
đang dần trở thành một vấn đề rất được quan tâm trong nền kinh tế.
Tính đến cuối tháng 6, thị trường trái phiếu Việt Nam đã tăng 26,8% so với cùng kỳ
năm trước, đạt 27 tỷ USD, chủ yếu trên cơ sở sự tăng trưởng mạnh của thị trường trái
phiếu chính phủ. Thị trường này đã tăng 34,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt 26 tỷ USD.

Trái lại, trái phiếu công ty đã giảm 55,5% xuống còn 800 triệu USD trong bối cảnh thị
trường gặp khó khăn.
Trước những chuyển biến như vậy, Nhóm xin trình bày về đề tài “Thị trường trái
phiếu Việt Nam” để tìm hiểu rõ hơn về trái phiếu cũng như thị trường trái phiếu ở Việt
Nam thời gian gần đây.
Thị trường trái phiếu Việt Nam
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI
PHIẾU
1. TRÁI PHIẾU
1.1 Khái niệm
Trái phiếu là một hợp đồng nợ dài hạn được ký kết giữa chủ thể phát hành (chính phủ
hay doanh nghiệp) và người cho vay, đảm bảo một sự chi trả lợi tức định kỳ và hoàn lại
vốn gốc cho người cầm trái phiếu ở thời điểm đáo hạn. Trên giấy chứng nhận nợ này có
ghi mệnh giá của trái phiếu và tỷ suất lãi trái phiếu.
Khác với cổ phiếu là một chứng khoán vốn, trái phiếu là một chứng khoán hứa nợ dài
hạn của chủ thể phát hành - Người phát hành trái phiếu phải có nghĩa vụ trả lãi trái phiếu
và hoàn trả vốn gốc của trái phiếu cho chủ sở hữu của trái phiếu (trái chủ) khi đáo hạn. Vì
vậy, trái phiếu còn được gọi là chứng khoán nợ.
1.2 Những đặc trưng của trái phiếu
- Mệnh giá: Mệnh giá là giá trị danh nghĩa của trái phiếu được ghi trên tờ trái phiếu.
Mệnh giá trái phiếu là số vốn gốc mà trái chủ sẽ được nhận khi trái phiếu đến hạn
và mệnh giá của trái phiếu thường là bội số của một số tiền nhất định (ví dụ
100.000VND hoặc 100 USD).
- Lãi suất định kỳ (coupon): chính là lợi tức mà trái chủ được hưởng định kỳ (quý
hoặc năm) khi đầu tư vào trái phiếu, được biểu hiện bằng số % cụ thể. Đối với một
số loại trái phiếu đặc thù như trái phiếu zero coupon thì không có lãi suất định kỳ,
trái chủ hưởng lợi tức từ chênh lệch giữa giá mua trái phiếu và mệnh giá khi đáo
hạn.
- Thời hạn: Trái phiếu thường có thời hạn đáo hạn cụ thể (5 năm, 10 năm,…) được
ghi rõ trên tờ trái phiếu. Cũng có thể có loại trái phiếu vĩnh viễn, tức là không có

thời hạn đáo hạn, trái chủ mua trái phiếu này sẽ được hưởng lợi tức trái phiếu mãi
mãi từ chủ thế phát hành cho đến khi chủ thế phát hành không còn tồn tại nữa.
- Giá mua: Giá mua trái phiếu là khoản tiền thực tế mà người mua bỏ ra để có được
quyền sở hữu trái phiếu. Giá mua có thể bằng mệnh giá (Par value), có thể cao hơn
Thị trường trái phiếu Việt Nam
mệnh giá (Premium) hoặc thấp hơn mệnh giá (Discount). Tuy nhiên, dù giá mua là
loại giá nào thì tiền lãi luôn được xác định theo mệnh giá trái phiếu. Và đến ngày
đáo hạn, người nắm giữ trái phiếu sẽ được trả lại vốn gốc bằng với mệnh giá trái
phiếu.
- Quyền mua lại: đối với các loại trái phiếu có điều khoản chuộc lại (Callable
Bonds) cho phép tổ chức phát hành trái phiếu thu hồi trái phiếu và hoàn lại vốn
gốc với mức giá dự kiến trước thời hạn thanh toán. Tổ chức phát hành sử dụng
quyền này để bảo vệ họ không phải trả lãi suất cao hơn đối với số tiền mà họ vay.
Tổ chức phát hành thu hồi trái phiếu khi tỷ lệ lãi suất trên thị trường thấp hơn lãi
suất của trái phiếu của tổ chức phát hành đã phát hành trước đó và có thể phát
hành trái phiếu mới với tỷ lệ lãi suất thấp hơn.
1.3 Đặc điểm cơ bản của trái phiếu
- Chủ thể phát hành không chỉ có công ty mà còn có Chính phủ hoặc chính quyền
địa phương
- Nếu như người mua cổ phiếu của công ty, trong thực tế, là người mua một phần
công ty, là người chủ sở hữu công ty thì trái lại, người mua trái phiếu chỉ là người
cho chủ thể phát hành vay tiền, là chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu.
- Nếu như thu nhập chủ yếu của chủ sở hữu cổ phiếu là cổ tức – phụ thuộc vào tình
hình sản xuất kinh doanh của công ty, thì trái lại, thu nhập chủ yếu của trái phiếu
là tiền lãi – là khoản thu cố định, không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh
doanh của người chủ phát hành.
- Nếu như cổ phiếu là chứng khoán cung cấp cho người chủ sở hữu quyền truy đòi
cuối cùng đối với tài sản công ty, thì trái lại, trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy
nếu công ty bị giải thể hay bị phá sản thì trước hết công ty ưu tiên trả nợ cho các
trái chủ trước, sau đó còn lại mới phân chia cho các cổ đông.

Với những đặc điểm trên, trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ
phiếu. Vì vậy, đây là dạng đầu tư được các nhà đầu tư và các định chế đầu tư ưa chuộng.
Tuy nhiên, trong đầu tư trái phiếu, vẫn có thể gặp những rủi ro chủ yếu sau đây:
- Rủi ro tài chính: là rủi ro về khả năng thanh toán, trong đó người phát hành trái
phiếu không đủ khả năng tài chính để hoàn trả đầy đủ, đúng hạn các khoản tiền
phải trả (vốn, lãi) như họ đã cam kết cho trái chủ.
Thị trường trái phiếu Việt Nam
- Rủi ro lãi suất: lãi suất là yếu tố thường xuyên liên tục biến động, phản ánh những
thay đổi về tương quan cung cầu vốn tiền tệ, cung cấp tín dụng trên thị trường tài
chính. Cũng từ đó dẫn tới những thay đổi liên tục về tỷ suất sinh lời cần thiết của
trái phiếu. Những thay đổi này đem lại rủi ro cho trái chủ và vì thế nó cần phải
được bù đắp lại bằng những thay đổi về trị giá của trái phiếu.
- Rủi ro thanh khoản: được hiểu là rủi ro về khả năng chuyển đổi trái phiếu thành
ngân quỹ (tiền mặt) trên thị trường, bao gồm cả yếu tố thời gian và giá cả khi
chuyển đổi.
- Rủi ro sức mua hay rủi ro do lạm phát gây ra: lạm phát gây nên sự thay đổi giá trị,
sức mua của tiền tệ. Từ đó gây nên những thiệt hại nhất định cho các NĐT trái
phiếu. Lạm phát sẽ ảnh hưởng đến giá trị của các khoản tiền lời và vốn đầu tư trái
phiếu. Lạm phát cũng ảnh hưởng đến sức mua trái phiếu trên thị trường.
1.4 Phân loại trái phiếu
1.4.1 Theo hình thức phát hành:
- Trái phiếu vô danh: Là loại trái phiếu không ghi tên người thụ hưởng, bất kỳ cá
nhân hoặc tổ chức nào nắm giữ trái phiếu sẽ là trái chủ và được hưởng mọi quyền
lợi do trái phiếu mang l.
- Trái phiếu ký danh: Là trái phiếu có ghi tên cụ thể trái chủ trên tờ trái phiếu. Chỉ
tổ chức/cá nhân đứng tên trên trái phiếu mới được hưởng mọi quyền lợi do trái
phiếu mang lại. Tuy nhiên trái chủ có thể chuyển nhượng trái phiếu lại cho đối
tượng khác bằng thủ tục ký hậu trái phiếu (thường được in ở mặt sau tờ trái phiếu).
1.4.2 Theo lợi tức
- Trái phiếu chiết khấu (Zero coupon bond): là loại trái phiếu hứa hẹn một sự chi trả

một lần tại thời điểm nhất định trong tương lai, người mua không được nhận một
khoản chi trả nào cho đến khi đáo hạn.
- Trái phiếu trả lãi (Coupon bond): được định kỳ trả lãi.
+ Trái phiếu có lãi suất ổn định (Level Coupon bond): là lãi suất không đổi, giữ
nguyên trong thời gian lưu hành của trái phiếu.
+ Trái phiếu có lãi suất thả nổi (Floating rate bond): lãi suất trái phiếu sẽ được
điều chỉnh tăng giảm cùng với sự biến động của lãi suất thị trường.
Thị trường trái phiếu Việt Nam
1.4.3 Theo chủ thể phát hành
- Trái phiếu chính phủ (Government Bonds) và chính quyền địa phương: Trái phiếu
Chính phủ hoặc chính quyền địa phương là chứng khoán nợ do chính phủ hoặc
chính quyền địa phương phát hành nhằm mục đích bù đắp sự thiếu hụt ngân sách
và tài trợ các dự án xây dựng các cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi công cộng
trung ương và địa phương. Trái phiếu Chính phủ là loại trái phiếu an toàn nhất vì
có nguồn vốn ngân sách nhà nước làm đảm bảo. Người mua trái phiếu chính phủ
thường được miễn thuế thu nhập. Từ trước đến nay đã có nhiều tên gọi khác nhau
về trái phiếu chính phủ, như công trái, trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, tín
phiếu kho bạc, kỳ phiếu kho bạc, hối phiếu kho bạc…Dù tên gọi thế nào, các loại
này đều là nợ của chính phủ, do chính phủ phát hành và được thanh toán bằng
ngân sách quốc gia.
+ Trái phiếu kho bạc: là phiếu nợ trung, dài hạn từ 5 đến 30 năm hay hơn nữa, do
kho bạc phát hành khi huy động vốn để bổ sung bù đắp ngân sách.
+ Trái phiếu đô thị: là những trái phiếu do chính phủ hay chính quyền địa
phương phát hành nhằm huy động vốn tài trợ cho các dự án đầu tư hạ tầng như
xây dựng trường học, tu bổ phát triển đường sá, cầu cảng, sân bay…Kỳ hạn
trái phiếu này là từ 10 đến 30 năm. Các trái phiếu này thường được các ngân
hàng mua khi phát hành, sau đó các ngân hàng tổ chức bán lại trên TTCK cho
các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, các người có tài sản lớn, thu nhập cao.
- Trái phiếu công ty (corporate bonds): do công ty phát hành với mục đích huy động
vốn để bổ sung vốn tạm thời thiếu hụt phục vụ cho đầu tư phát triển.

+ Trái phiếu thu nhập (Income Bonds): là trái phiếu mà việc thanh toán lãi phụ
thuộc vào mức thu lợi hàng năm của công ty, loại trái phiếu này thường được
phát hành khi công ty gặp khó khăn về tài chính hay cần huy động vốn đầu tư
vào các dự án. Tùy theo lợi nhuận công ty thu được sẽ trả cho lãi cho trái chủ,
tuy nhiên, tỷ lệ lãi không lớn hơn lãi suất quy định trên trái phiếu. Về mặt này
loại trái phiếu này giống cổ phiếu ưu đãi nhưng nó khác ở chỗ tiền lãi trả cho
trái phiếu thu nhập được khấu trừ thuế (trả thuế trước), còn đốn với cổ phiếu
ưu đãi thì không được khấu trừ (trả sau thuế).
Thị trường trái phiếu Việt Nam
+ Trái phiếu có thế chấp (Mortgage Bonds): Các công ty muốn phát hành trái
phiếu phải có thế chấp bằng tài sản hay chứng khoán. Người nắm giữ trái phiếu
này được bảo vệ ở một mức độ cao bằng chính tài sản thế chấp trong trường
hợp công ty phá sản.
+ Trái phiếu không có thế chấp (Debenture): Một số các công ty lớn có tiếng tăm
và uy tín trên thị trường quốc nội và quốc ngoại có thể phát hành trái phiếu mà
không cần thế chấp. Bởi vì chính uy tín của công ty ấy đã là một đảm bảo có
giá trị. Nếu công ty bị phá sản, người cầm trái phiếu này sẽ được trả nợ sau các
trái chủ có đảm bảo bằng tài sản thế chấp, nhưng trước các cổ đông.
+ Trái phiếu có thể chuyển đổi (Convertible Bonds): là loại trái phiếu có thể
chuyển đổi thành cổ phiếu thường của công ty với giá của cổ phiếu được ấn
định trước gọi là giá chuyển đổi. Đây là loại trái phiếu rất được ưa chuộng bởi
vì khi giá cổ phiếu tăng cao trên thị trường, người nắm giữ trái phiếu này sẽ
thực hiện việc chuyển đổi và thu được những món lợi nhuận do chệnh lệch giá.
+ Trái phiếu có thể chuộc lại (Callable Bonds): trái phiếu này có kèm điều khoản
được công ty chuộc lại sau một thời gian với giá chuộc lại thường cao hơn
mệnh giá. Nhà đầu tư có thể chọn lựa để chấp nhận sự chuộc lại của công ty
hay không.
+ Trái phiếu có lãi suất ổn định (Straight Bonds): là loại trái phiếu truyền thống
được phát hành phổ biến ở tất cả các thị trường chứng khoán trên thế giới. Với
đặc điểm trả lãi suất ổn định và định kỳ thường 6 tháng hay 1 năm một lần, nó

ràng buộc doanh nghiệp nghĩa vụ phải trả lãi trong suốt thời gian lưu hành trái
phiếu.
+ Trái phiếu có lãi suất thả nổi (Floating Rate Bonds): là loại trái phiếu mà lãi
suất của nó được điều chỉnh theo sự thay đổi của lãi suất thị trường. Đặc điểm
này đã đảm bảo được quyền lợi của nhà đầu tư cũng như của doanh nghiệp khi
thị trường tài chính tiền tệ không ổn định. Thông thường cứ 6 tháng một lần,
căn cứ vào lãi suất tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng lại điều chỉnh lãi suất trái
phiếu cho phù hợp.
+ Trái phiếu chiết khấu (Zero Coupon Bonds): là loại trái phiếu không trả lãi
định kỳ. Căn cứ vào lãi suất thị trường lúc phát hành để định ra giá của trái
Thị trường trái phiếu Việt Nam
phiếu, giá này rất thấp so với mệnh giá gọi là giá chiết khấu, nhưng khi đáo
hạn trái chủ lại được hoàn lại vốn gốc bằng với mệnh giá của trái phiếu.
1.4.4 Theo thị trường phát hành
- Trái phiếu trong nước
- Trái phiếu quốc tế (Foreign Bonds): Chính phủ phát hành các chứng chỉ vay nợ
(được gọi là trái phiếu quốc tế) ra thị trường vốn quốc tế, đây là hình thức vay vốn
trực tiếp từ các nhà đầu tư quốc tế không phải qua các tổ chức trung gian (như
ngân hàng), do vậy chi phí đi vay sẽ ít hơn khi đi vay thương mại. Đồng thời, khi
vay vốn dưới hình thức này, thì tính độc lập về tài chính của Chính phủ cũng lớn
hơn, Chính phủ sẽ mở rộng chi tiêu ngân sách mà không ràng buộc vào các điều
kiện về mục đích sử dụng vốn của người cho vay.
1.5 Điều kiện phát hành trái phiếu ở Việt Nam
* Đối với trái phiếu không chuyển đổi:
- Doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu là một (01) năm kể từ ngày doanh
nghiệp chính thức đi vào hoạt động;
- Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành phải
có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc tổ
chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Báo cáo tài
chính được kiểm toán của doanh nghiệp phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý

kiến chấp nhận toàn phần. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu trước
ngày 01 tháng 4 hàng năm chưa có báo cáo tài chính năm của năm liền kề được
kiểm toán thì phải có:
+ Báo cáo tài chính được kiểm toán của năm trước năm liền kề với kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh có lãi;
+ Báo cáo tài chính quý gần nhất với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có
lãi được kiểm toán (nếu có);
+ Báo cáo tài chính của năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
có lãi được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê
duyệt theo Điều lệ hoạt động của công ty.
Thị trường trái phiếu Việt Nam
- Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về đảm bảo an toàn
trong hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại pháp
luật chuyên ngành;
- Có phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và
chấp thuận
* Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền: doanh
nghiệp phát hành ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định ở trên còn phải đáp
ứng các điều kiện sau:
- Thuộc đối tượng được phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo
chứng quyền;
- Đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam theo
quy định của pháp luật hiện hành;
- Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu (06) tháng.
2. THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
2.1 Khái niệm
Thị trường trái phiếu là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế
chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng của
thị trường tài chính là cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
2.2 Phân loại thị trường trái phiếu

Thị trường trái phiếu được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
* Thị trường sơ cấp
- Khái niệm: Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các trái phiếu mới phát hành.
Trên thị trường này vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông
qua việc nhà đầu mua các trái phiếu mới phát hành.
- Đặc điểm:
+ Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà các trái phiếu đem lại vốn cho người phát
hành. Là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành và đồng thời cũng tạo ra hàng
hóa cho thị trường giao dịch. Trên bình diện toàn bộ nền kinh tế, thị trường sơ
cấp làm tăng vốn đầu tư.
Thị trường trái phiếu Việt Nam
+ Những người bán trái phiếu trên thị trường sơ cấp được xác định thường là
Kho bạc, Ngân hàng Nhà nước, công ty phát hành, tập đoàn bảo lãnh phát
hành,
+ Thị trường sơ cấp chỉ được tổ chức một lần cho một loại chứng khoán nhất
định, trong thời gian hạn định.
- Vai trò
+ Trái phiếu hóa các nguồn vốn cần huy động, vốn của công ty được huy động
qua việc phát hành chứng khoán
+ Thực hiện quá trình chu chuyển tài chính trực tiếp đưa các khoản tiền nhàn rỗi
tạm thời trong dân chúng vào đầu tư, chuyển tiền sang dạng vốn dài hạn.
* Thị trường thứ cấp
- Khái niệm
Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các trái phiếu đã được phát hành trên thị trường sơ
cấp. Là thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu trái phiếu. Thị trường thứ cấp đảm bảo
tính thanh khoản cho các trái phiếu đã phát hành.
- Đặc điểm
+ Trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu được từ việc bán trái phiếu thuộc về
các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh trái phiếu chứ không thuộc về nhà phát
hành. Nói cách khác, các luồng vốn không chảy vào những người phát hành

trái phiếu mà vận chuyển giữa những người đầu tư trái phiếu trên thị trường.
Thị trường thứ cấp là một bộ phận quan trọng của thị trường trái phiếu, gắn bó
chặt chẽ với thị trường sơ cấp.
+ Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ảnh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá trái
phiếu trên thị trường thứ cấp do cung và cầu quyết định.
+ Thị trường thứ cấp là một thị trường hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể
mua và bán các chứng khoán nhiều lần trên thị trường thứ cấp.
* Mối liên hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
- Thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của thị trường
thứ cấp vì đó là nơi cung cấp hàng hóa trái phiếu trên thị trường thứ cấp. Không có
thị trường sơ cấp thì không thể có sự xuất hiện của thị trường thứ cấp. Thị trường
thứ cấp là một loại thị trường đặc biệt, nó không thể ra đời chừng nào vẫn chưa có
một thị trường sơ cấp rộng rãi, vững chắc với nhiều loại trái phiếu đa dạng, phong
phú, hấp dẫn nhiều nhà đầu và công chúng đến bỏ vốn ra để đầu tư trái phiếu.
Thị trường trái phiếu Việt Nam
- Ngược lại, thị trường thứ cấp đến lượt nó là động lực, là điều kiện cho sự phát
triển của thị trường sơ cấp, vì một khi trái phiếu đã được phát hành ra trên thị
trường, nếu không có một thị trường thứ cấp để lưu hành, mua bán, trao đổi tạo ra
tính thanh khoản cho trái phiếu thì thật khó có thể thuyết phục nhà đầu tư bỏ tiền
ra mua trái phiếu.
- Chính việc mua bán giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp làm cho lưu động
hóa vốn đầu tư, các nhà đầu tư có thể chuyển từ trái phiếu thành tiền mặt.
- Vốn khả dụng thanh khoản cao của trái phiếu mà tính chất năng động của thị
trường thứ cấp đã hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ tiền ra mua trái phiếu. Điều này chính
là điều kiện cơ bản để các nhà phát hành trái phiếu có thể bán được trái phiếu trên
thị trường sơ cấp và huy động được nguồn vốn lớn theo nhu cầu.
2.3 Vai trò của thị trường trái phiếu
* Đối với nền kinh tế
Thị trường trái phiếu là kênh huy động vốn nhanh chóng và hiệu quả. Đây một bộ
phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung cấp

nguồn vốn trung,dài hạn cho nền kinh tế bằng khả năng huy động các nguồn vốn phân
tán, tạm thời nhàn rỗi trong toàn xã hội vào công cuộc đầu tư của nền kinh tế.
* Đối với Chính phủ
- Phát hành trái phiếu là kênh huy động vốn của Chính phủ nhằm thực hiện các mục
tiêu chính trị, kinh tế và xã hội như: tài trợ vốn cho các dự án đầu tư và bù đắp
thiếu hụt ngân sách quốc gia.
- Trái phiếu Chính phủ với đặc tính ít rủi ro nhất đã trở thành hàng hóa chủ đạo trên
thị trường, lãi suất giao dịch hàng ngày của trái phiếu Chính phủ góp phần hình
thành lãi suất chuẩn trên thị trường.
- Trái phiếu Chính phủ góp phần làm ổn định môi trường tiền tệ, nâng cao hiệu quả
sử dụng các nguồn lực tài chính trong nước, nâng cao hiệu quả của việc phân phối
và tái phân phối nguồn lực tài chính, định hướng hoạt động đầu tư trong nền kinh
tế.
- Thị trường trái phiếu thường có quy mô lớn và độ sâu nên thường hỗ trợ tốt hơn
nhu cầu vốn đầu tư dài hạn trong nền kinh tế, góp phần tạo ra một cấu trúc thị
trường vốn vững chắc mà nó dựa trên cơ sở cân đối giữa thị trường vay nợ ngân
Thị trường trái phiếu Việt Nam
hàng, thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu trong tương lai. Thị trường trái
phiếu góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững, ổn định của thị trường vốn.
- Huy động vốn qua việc phát hành trái phiếu sẽ làm giảm sự tập trung vào hệ thống
ngân hàng. Đặc biệt là thị trường trái phiếu công ty vừa có thể huy động được
nguồn vốn dồi dào từ xã hội vừa góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế xã hội.
* Đối với tổ chức phát hành
- Phát hành trái phiếu đảm bảo cho doanh nghiệp được sử dụng một nguồn vốn ổn
định và dài hạn, không bị hạn chế về quy mô miễn là doanh nghiệp có phương án
sử dụng số vốn huy động một cách hợp lý, có tính khả thi và có khả năng hoàn trả
lãi và gốc cho những người cho vay.
- Trong trường hợp doanh nghiệp cần vốn nhưng lại ngại phát hành cổ phiếu rộng
rãi vì sẽ làm pha loãng quyền sở hữu trong doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp
không muốn lợi nhuận của mình bị chia đều cho các nhà đầu khi phải trả cổ tức

cao theo hiệu quả kinh doanh thì phát hành trái phiếu là một giải pháp tối ưu.
- Chi phí sử dụng vốn khi phát hành trái phiếu thấp hơn phát hành cổ phiếu, do đặc
điểm của trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu. Việc đầu
tư vào cổ phiếu có mức độ rủi ro cao hơn so với đầu tư vào trái phiếu, do đó mức
bù rủi ro mà nhà đầu tư đòi hỏi đối với trái phiếu thấp hơn cổ phiếu.
* Đối với nhà đầu tư
- Thị trường trái phiếu góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm tài chính, cung cấp
cho các nhà đầu tư ngày càng nhiều lựa chọn để đa dạng hóa danh mục đầu tư phù
hơp với những khẩu vị rủi ro khác nhau. Trái phiếu Chính phủ với độ an toàn cao
nhưng lãi suất không hấp dẫn bằng trái phiếu công ty. Bên cạnh đó, đầu tư vào cổ
phiếu sẽ đem lại cho nhà đầu tư tỷ suất lợi nhuận cao hơn tương ứng với mức rủi
ro cao hơn. Thị trường trái phiếu với các loại trái phiếu và kỳ hạn khác nhau tạo
thêm cho nhà đầu tư lựa chọn phương án đầu tư phù hợp.
- Đối với nhà đầu tư trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu.
Trái phiếu luôn có một thời hạn nhất định và khi đáo hạn trái chủ nhận lại vốn góp
ban đầu của mình. Thu nhập chủ yếu của trái phiếu là tiền lãi, đây là khoản thu cố
định. Khi đầu tư vào trái phiếu công ty, trái chủ nhận tiền lãi không phụ thuộc vào
tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, đặc điểm này không
Thị trường trái phiếu Việt Nam
giống với cổ đông chỉ nhận được cổ tức khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Đây
là dạng đầu tư phù hợp với các nhà đầu tư không thích mạo hiểm
Thị trường trái phiếu Việt Nam
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM
1. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM
1.1 Thị trường trái phiếu chính phủ
Trong suốt 10 năm qua, thị trường trái phiếu Chính phủ đã hình thành và phát triển
song song với sự phát triển của thị trường cổ phiếu niêm yết, với các mốc lịch sử sau:
- Năm 2000, quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ theo nghị định 72/CP ngày
26/07/1994 được thay thế bằng nghị định 01/2000/NĐ-CP ngày 13/01/2000 ban
hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ. Quy chế phát hành trái phiếu Chính

phủ đã đổi mới thể hiện qua việc áp dụng phương thức phát hành trái phiếu thông
qua đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung và bảo lãnh phát
hành. Bên cạnh đó còn quy định việc trái phiếu Chính phủ niêm yết, giao dịch trên
thị trường chứng khoán và phân rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan.
Tháng 8/2000: TPCP lần đầu tiên được đưa vào giao dịch trên Trung tâm giao
dịch chứng khoán Tp. HCM (HOSE)
- Tháng 11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định 141/2003/NĐ-CP về việc phát
hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính
quyền địa phương bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ trong phạm vi cả nước. Trái
phiếu Chính phủ do Chính phủ phát hành bao gồm: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu
kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ và
công trái xây dựng Tổ quốc.
- Tháng 8/2005, trái phiếu Chính phủ được đưa vào giao dịch trên Trung tâm giao
dịch chứng khoán Hà Nội. Tuy nhiên đến thời điểm này rất nhiều phiên đấu thầu
thất bại do nhiều nguyên nhân khác nhau mà lãi suất là một trong những nguyên
nhân lớn.
- Tháng 6/2006, Quyết định số 2276/QĐ-BTC về tập trung đấu thầu trái phiếu
Chính phủ tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và Quyết định
46/2006/QĐ-BTC ban hành Quy chế về việc phát hành trái phiếu Chính phủ theo
lô lớn. Quyết định này quy định sẽ chỉ tập trung hoạt động đấu thầu trái phiếu
Thị trường trái phiếu Việt Nam
Chính phủ, bao gồm trái phiếu kho bạc và trái phiếu đầu tư tại Trung tâm Giao
dịch Chứng khoán Hà Nội kể từ ngày 01/07/2006.
+ Chỉ sau 3 tháng kể từ ngày Quyết định này ra đời, Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán Hà Nội đạt được những thành công bước đầu khi tổ chức thành công 4
phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ theo kế hoạch huy động vốn của Kho bạc
Nhà nước, huy động được 1.200 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm, đạt 80% khối
lượng gọi thầu; đã có 38 loại trái phiếu đăng ký giao dịch với tổng giá trị đạt
7.027 tỷ đồng.
+ 6 tháng đầu năm 2007 thông qua gần 30 phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ

tại HASTC, đã huy động được 12.695 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Hơn
nữa, lãi suất đấu thầu trái phiếu giảm dần (lần đầu tiên lãi suất trái phiếu Chính
phủ đã giảm xuống mức thấp hơn lãi suất ngân hàng, cụ thể lãi suất cơ bản vào
ngày 1/6/2007 là 8,25% theo Quyết định 1143/QĐ-NHNN ngày 29/5/2007,
trong khi đó lãi suất trúng thầu trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm vào ngày
11/6/2007 là 7,15%), dẫn đến lãi suất bảo lãnh phát hành cũng giảm.
+ Tuy nhiên sự thành công đó cũng bắt đầu giảm dần khi tỷ lệ thành công các đợt
đấu thầu giảm mạnh từ 99% quý 1 xuống còn 58,39% của quý III năm 2007 và
tiếp sau đó là sự thất bại của hàng loạt các đợt đấu thầu như lô 200 tỷ đồng kỳ
hạn 15 năm phát hành ngày 27/9/2007 của Ngân hàng Phát triển Việt Nam …
nguyên nhân chính là do yếu tố lãi suất thấp, mặc dù độ rủi ro là thấp. Nhiều
người đã lạc quan cho rằng “hoạt động đấu thầu loại chứng khoán này đang
thực sự chuyển biến tích cực và ngày càng hiệu quả hơn”.
+ Khối lượng phát hành của một lô lớn trái phiếu tối thiểu là 1.000 tỷ đồng. Kỳ
hạn của trái phiếu lô lớn từ 5 năm trở lên. Trái phiếu lô lớn được phát hành
theo phương thức sau: đấu thầu trái phiếu hoặc bảo lãnh phát hành trái phiếu.
Thời hạn phát hành của một lô lớn trái phiếu tối đa không quá 365 ngày
- Tính đến 30/9/2007, đã có hơn 114.809 tỉ đồng trái phiếu được niêm yết giao dịch
trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) và Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán Hà Nội (HASTC), tăng gấp hơn 104 lần so với giá trị niêm yết năm 2000
Thị trường trái phiếu Việt Nam
- Tháng 1/2008, Quyết định 86/2008/QĐ-BTC phê duyệt đề án xây dựng thị trường
TPCP chuyên biệt. Đây được xem là mốc sự kiện quan trọng nhất vì đã đặt ra mục
tiêu, lộ trình và xác định mô hình phát triển của Thị trường trái phiếu chính phủ.
Đề án được xây dựng nhằm tạo ra một thị trường giao dịch trái phiếu chuyên biệt,
tách hẳn khỏi thị trường giao dịch cổ phiếu.
+ Hàng hóa giao dịch bao gồm các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính
quyền địa phương, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh. Tất cả các loại trái phiếu
giao dịch trong hệ thống đều được lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký
chứng khoán.

+ Trái phiếu Chính phủ giao dịch sẽ được gán mã giao dịch và mã định danh
riêng biệt để tạo thuận lợi cho hoạt động giao dịch và quản lý. Phương thức
giao dịch được áp dụng là thỏa thuận. Thành viên có thể thực hiện giao dịch
thỏa thuận từ xa thông qua hệ thống mạng máy tính nội bộ mở rộng.
- Tháng 5/2008, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định chuyển trái phiếu
Chính phủ từ sàn Tp.HCM sang niêm yết tại sàn Hà Nội.
- Tháng 7/2008, Quyết định Số 46/2008/QĐ-BTC ban hành Quy chế quản lý giao
dịch trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
+ Quy chế này quy định về hoạt động đăng ký niêm yết, công bố thông tin, thành
viên giao dịch trái phiếu Chính phủ, giao dịch và quản lý giao dịch TPCP niêm
yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
+ Từ khoảng đầu năm 2008, liên tục diễn ra các cuộc đấu giá trái phiếu Chính
phủ không thành công, số lượng tham gia rất èo uột, thậm chí không có ai tham
dự. Một thống kê cho thấy: trong 10 cuộc đấu giá từ tháng 3/2008 đến
11/7/2008 thì chỉ có 11 đơn vị tham gia với tổng cộng 875 tỷ đồng được đăng
ký đấu so với trên 8.000 tỷ đồng gọi thầu. 6 cuộc đấu giá chỉ có một đơn vị
tham gia đấu giá và 9 cuộc đấu giá không có một trái phiếu nào được đấu thành
công. Từ đầu năm 2009 đến tháng 7/2009, các cuộc đấu thầu trái phiếu Chính
phủ cũng chịu chung số phận. Thậm chí, từ đầu tháng 4 đến tháng 7, lãi suất
trần huy động trái phiếu Chính phủ tăng thêm đến 1,2 điểm phần trăm (từ 7,6%
Thị trường trái phiếu Việt Nam
đến 8,8%), nhưng các cuộc đấu giá trái phiếu Chính phủ vẫn chưa thể tạo được
sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, như sự thất bại của phiến
đấu thầu lô 500 tỷ đồng ngày 29/5/2009 của Công ty CP Đầu tư phát triển
đường cao tốc VN (VEC) …
- Tháng 9/2009, Hệ thống giao dịch Trái phiếu Chính phủ chuyên biệt chính thức
được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đưa vào vận hành và ra mắt vào ngày
24/09/2009 tới với mục tiêu phát huy tối đa tầm quan trọng của kênh huy động
vốn này đối với nền kinh tế.
+ Mục tiêu xây dựng và phát triển Thị trường trái phiếu Chính là mở rộng thị

trường, tăng cường tính thanh khoản trên thị trường trái phiếu Chính phủ, liên
kết thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, và tăng cường công tác giám sát thị
trường.
+ Sự ra đời của thị trường này được kỳ vọng không chỉ là một kênh dẫn vốn hữu
hiệu của nền kinh tế mà còn làm đa dạng hóa các công cụ đầu tư trên thị trường
vốn. Đồng thời, thị trường trái phiếu Chính phủ còn giúp tăng cường sự độc
lập trong điều hành chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương thông qua
mua bán trái phiếu Chính phủ, tác động trực tiếp đến lượng cung tiền và các
biến số kinh tế vĩ mô.
+ Sau một năm chính thức đi vào hoạt động, thị trường trái phiếu chuyên biệt đã
có những bước tiến mới, đó là thực hiện lưu ký tập trung tại Sở Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội chứ không thực hiện một cách rải rác trên nhiều thị
trường. Hơn nữa, nhờ yêu cầu khắt khe đối với các thành viên tham gia thị
trường về các yếu tố trang thiết bị, chất lượng nhân sự, các bên tham gia thị
trường có thể yên tâm về tính an toàn khi giao dịch. Các cơ chế dành cho giao
dịch REPO rất hạn chế. Trong giai đoạn 2010 – 2015 thị trường sẽ có thêm
giao dịch option, future và giao dịch corporation để đưa các trái phiếu doanh
nghiệp vào giao dịch.
- Năm 2010, thị trường trái phiếu Chính phủ tiếp tục ảm đạm, như đợt đấu thầu cho
lô 3.000 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm tổ chức lần 1 vào ngày 25/1/2010 đã thất bại và
Thị trường trái phiếu Việt Nam
phiên đấu thầu thứ 2 vào ngày 24/3/2010 cũng chỉ bán được 3,33% tổng khối
lượng chào bán. Tuy nhiên, tổng giá trị giao dịch đạt trên 81.000 tỷ đồng, bình
quân mỗi phiên giao dịch đạt 340 tỷ đồng. Người mua trái phiếu Chính phủ: Chủ
yếu là các nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là các NHTM, với 2 lý do chủ yếu là:
+ Thứ nhất, các đầu tư nước ngoài chưa quay trở lại thị trường do có sự quan
ngại nhất định về sự sụt giảm giá trị của VND so với USD.
+ Thứ hai, nhu cầu mua trái phiếu Chính phủ tăng mạnh của khối các tổ chức tín
dụng trong nước do: bối cảnh chính sách tiền tệ mở rộng giai đoạn giữa năm
làm gia tăng áp lực dư thừa vốn; Thông tư 13 và Thông tư 19 buộc các tổ chức

tín dụng phải tăng cường đầu tư vào trái phiếu Chính phủ; các NHTM tích cực
tham gia mua trái phiếu Chính phủ do chênh lệch lãi suất khá hấp dẫn giữa thị
trường mở (OMO) và huy động từ thị trường 1; một lượng khá lớn trái phiếu
Chính phủ đáo hạn trong năm 2010, phần lớn là tại các NHTM, nên các
NHTM tiếp tục mua lại và nắm giữ trái phiếu Chính phủ.
- Năm 2011
+ Tổng giá trị giao dịch chỉ đạt trên 73.000 tỷ đồng, bình quân 280 tỷ
đồng/phiên. Giá trị giao dịch trái phiếu chính phủ trong năm 2011 lại giảm so
với 2010 (tốc độ giảm là 9,88%). Nguyên nhân sự sụt giảm TPCP 2011 do tác
động từ khủng hoảng nợ công châu Âu, suy thoái kinh tế Mỹ, lạm phát cao ở
nhiều nước châu Á, cùng với một lượng lớn trái phiếu chính phủ đã đến hạn
(hơn 50.000 tỷ đồng), bội chi ngân sách… gây áp lực lên nguồn cung trái phiếu
chính phủ ở thị trường sơ cấp; lạm phát cao và chính sách tiền tệ thắt chặt đã
hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư.
+ Tổng khối lượng trái phiếu chính phủ phát hành thành công đạt 65.903,8 tỷ
đồng, đạt 77,5% kế hoạch năm. Khối lượng trái phiếu phát hành thành công
nhiều nhất thuộc kỳ hạn 3 năm (30.117,1 tỷ đồng) và 5 năm (22.678,5 tỷ
đồng). Khối lượng trái phiếu chính phủ bảo lãnh phát hành thành công đạt
14.957 tỷ đồng, trong đó, khối lượng trúng thầu kỳ hạn 3 năm và 5 năm đạt lần
lượt 5.742 tỷ đồng và 4.770 tỷ đồng.
Thị trường trái phiếu Việt Nam
Biểu đồ: Khối lượng trái phiếu Chính phủ đã phát hành năm 2011
- Năm 2012, huy động và phát hành trái phiếu chính phủ đạt kỷ lục kể từ khi thị
trường này được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vận hành chính thức ngày
24/9/2009
+ Trên thị trường sơ cấp, tính đến cuối tháng 12/2012 đã huy động đạt gần
160.000 tỷ đồng (gần gấp 2 lần so với cả năm 2011), vượt chỉ tiêu kế hoạch
huy động điều chỉnh năm 2012 là 135.000 tỷ đồng. Trong tổng giá trị đấu thầu
huy động được trong năm 2012, chỉ riêng Kho bạc Nhà nước đã huy động
được 106.884 tỷ đồng. Lãi suất trúng thầu giảm so với năm 2011 và thấp hơn

Thị trường trái phiếu Việt Nam
lãi suất huy động trên thị trường tiền tệ từ 1% - 2%.
+ Trên thị trường thứ cấp, hoạt động giao dịch "nhộn nhịp" hơn so với thị trường
cổ phiếu, giá trị giao dịch bình quân đạt 842 tỷ đồng/phiên, gấp 2,3 lần so với
bình quân phiên năm 2011. Giá trị giao dịch trên thị trường trái phiếu chính
phủ đạt 189.086 tỷ đồng tính đến thời điểm đầu tháng 12/2012, trong đó giao
dịch repos chỉ chiếm khoảng 30% tổng giá trị. Ngân hàng và các tổ chức tín
dụng là khu vực cung cấp phần lớn các nguồn vốn cho đầu tư của nền kinh tế
và cũng là nguồn cầu chủ yếu đối với trái phiếu. Mục tiêu chủ yếu mua trái
phiếu, đặc biệt với trái phiếu chính phủ, của các ngân hàng thương mại là để
đảm bảo khả năng thanh khoản và làm công cụ trong giao dịch với Ngân hàng
Nhà nước Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán cũng tham gia với mục
đích đầu tư tài chính. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có 24 ngân hàng thương
mại và 29 công ty chứng khoán là thành viên của thị trường trái phiếu chính
phủ
Thị trường trái phiếu Việt Nam
* Nhận định xu hướng:
- Trong 2 năm trở lại đây thị trường trái phiếu chính phủ đã trở nên sôi động hơn là
do:
+ Các tổ chức tín dụng trong quá trình tái cơ cấu lại đã chú trọng hơn đến việc
đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hoạt động, nhiều ngân hàng đã nâng tỷ lệ sở hữu
trái phiếu chính phủ nhằm mở rộng dự trữ thanh khoản thứ cấp. Do đó trái
phiếu chính phủ trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn của các tổ chức tín dụng.
+ Việc Chính phủ và Ngân hàng nhà nước thể hiện quyết tâm thực hiện tái cấu
trúc nền kinh tế cũng như hệ thống các tổ chức tín dụng đã tạo ra triển vọng
kinh tế vĩ mô ổn định, thu hút được sự quan tâm của các nhà đâu tư nước ngoài
đối với thị trường trái phiếu Chính phủ của Việt Nam.
+ Lãi suất trái phiếu chính phủ ở mức khá hấp dẫn đối với những nhà đầu tư.
- Giá trị giao dịch của thị trường có xu hướng ngày càng tăng cao: năm 2011 tổng
giá trị giao dịch khoảng 90 nghìn tỷ đồng thì năm 2012 đã tăng lên 150 nghìn tỷ

đồng và trong 9 tháng đầu năm 2013 đã đạt gần 240 nghìn tỷ đồng.
- Lãi suất trái phiếu Chính phủ có xu hướng giảm dần qua 2 năm
- Theo nhận định thì trong năm 2013 và 2014 thị trường trái phiếu chính phủ sẽ tiếp
tục tăng cao khi các Ngân hàng thực hiện việc tái cơ cấu sẽ chú trọng hơn đến mức
độ an toàn và thanh khoản của tài sản để đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân
hàng.

×