Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm một số phương pháp giúp giáo viên dạy tốt môn âm nhạc ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.89 KB, 15 trang )

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Âm nhạc gắn liền với đời sống, là một phần không thể thiếu của cuộc sống
con người. Đúng vậy, từ khi cất tiếng khóc chào đời, con người đã cảm nhận
được âm điệu ngọt ngào trong lời ru tha thiết của mẹ, của bà. Đến khi trưởng
thành, trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động, chiến đấu âm nhạc theo suốt
con người, gắn bó với con người qua điệu hò kéo lưới, giã gạo và kéo pháo hay
khúc hát giao duyên v.v.v… Cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, những tiếng nhạc
nĩ non tiễn đưa họ về cõi cực lạc. Âm nhạc như người bạn tri kỹ của mỗi con
người, nó có thể giúp ta giải bày tâm sự, giúp ta bày tỏ niềm vui, nỗi buồn hay
thổ lộ tâm tình… Không chỉ thế, nó còn có ảnh hưởng tác động lớn đến mỗi con
người.
Chính vì vậy, âm nhạc trở thành một môn học có tác dụng rất lớn đối với
con người, nhất là đối với trẻ em. Bởi tâm hồn trể như một tờ giấy trắng tuỳ
thuộc vào môi trường giáo dục mà tờ giấy ấy có sắc màu khác nhau. Với âm
nhạc, các em rất nhạy bén với những giai điệu lời ca trong sáng, tình cảm sẽ gieo
vào trẻ những tình cảm tốt đẹp, làm cho đời sống tâm hồn các em phong phú
hơn. Nói một cách khác, âm nhạc góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
Chính vì lẽ đó, nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu
học, những năm gần đây ngành giáo dục rất quan tâm đến việc dạy các môn năng
khiếu nói chung và môn âm nhạc nói riêng. Một việc làm thể hiện khá rõ điều đó
là đầu tư thiết bị dạy học. Tất cả các trường đều được trang bị nhạc cụ, tranh ảnh,
kèn mêlidion, đàn phím điện tử … Ở những trường có đầy đủ phòng ốc thì được
trang bị hẳn một phòng riêng để dạy.
Môn âm nhạc với đủ các thiết bị cần thiết. Hơn thế nữa ngành đã phối hợp
với hãng Casio để sản xuất đàn phím điện tử cài đặt sẵn các bài hát trong chương
trình phổ thông để phục vụ riêng cho ngành giáo dục.
Do đó, để đáp ứng được yêu cầu giáo dục, ta phải có cái nhìn đúng về tầm
quan trọng của môn âm nhạc trong chương trình tiểu học. Để đạt được mục tiêu
của môn học này đòi hỏi người giáo viên không chỉ có cái nhìn đúng về vị trí của
môn âm nhạc trong nhà trường, mà còn phải nghiên cứu, tìm ra phương pháp dạy
thích hợp để giúp học sinh học tốt môn học.


Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy số giáo viên được đào tạo chuyên ngành
chưa nhiều. Nằm trong địa hình vùng cao nên đa số là lớp ghép mà yêu cầu đối
với lớp ghép hay lớp đơn, GV chuyên hay không chuyên đều phải dạy và học
phân môn Học hát. Giáo viên chủ nhiệm dạy tất cả các môn, chưa có cơ hội để
nghiên cứu, tìm tòi, dạy theo những thói quen trước đây nên không tránh khỏi
một số hạn chế nhất định. Có giáo viên thì chưa thấy được tầm quan trọng của
môn học, cho đây là môn phụ nên không thực sự chú tâm đến phương pháp dạy
học để giúp học sinh phát huy khả năng âm nhạc của mình.
Xuất phát từ thực trạng đó, là giáo viên tâm huyết với nghề, tôi đã tìm tòi,
nghiên cứu để có phương pháp dạy thích hợp nhằm đạt được mục tiêu của môn
học. Sau khi đã học chuẩn và chuyên sâu môn âm nhạc, được nhà trường phân
công trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc trong 3 năm. Qua thực tế giảng dạy những
năm trước và những năm gần đây tôi xin được mạo muội trình bày một số kinh
nghiệm của bản thân về “ một số phương pháp giúp giáo viên dạy tốt môn âm
nhạc ở tiểu học”nói chung mà cụ thể là dạy tốt phân môn Học hát. Với đề tài này
tôi xin trao đổi cùng đồng nghiệp gần xa để hiệu quả giáo dục ngày càng tốt hơn.
Tất nhiên với kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, chắc chắn không tránh khỏi những
hạn chế nhất định, mong nhận được sự góp ý và lượng thứ của đồng nghiệp.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Như ta đã biết, phương pháp dạy học Âm nhạc được biểu hiện rất phong
phú và đa dạng, vì nó chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Trong khi đó, bộ sách Âm
nhạc ở tiểu học lại có sự chỉnh đổi nhiều lần từ tên gọi là môn Hát đến Hát nhạc.
Đến năm 2001, Bộ GD&ĐT ban hành chương trình tiểu học theo Quyết định số
43/2001/QĐ-Bộ GD&ĐT ngày 09/11/2001 trong mục “ Kế hoạch giáo dục” có
ghi:
- Nghệ thuật là môn học ở các lớp 1, 2, 3. Âm nhạc là môn học ở lớp 4, 5,
theo đó có chương trình cho môn nghệ thuật lớp 1, 2, 3 gồm 3 phần Âm nhạc,
Mỹ thuật, Thủ công. Đến lớp 4, 5 Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công được tách thành
từng môn học riêng. Thủ công thay bằng môn Kỹ thuật, còn Âm nhạc mỹ thuật
vẫn giữ nguyên tên gọi.

Ở các lớp 1,2,3 học sinh học âm nhạc trong môn nghệ thuật, việc học âm
nhạc ở các lớp đó chủ yếu là học các bài hát kết hợp với một số hoạt động. Qua
học hát học sinh được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ âm nhạc, phát triển nhạc cảm
và làm quen với việc thể hiện chính xác về cao độ và trường độ của âm thanh
trên cơ sở giai điệu bài hát. Cuối lớp 3, học sinh được tiếp cận bước đầu với một
vài ký hiệu ghi chép nhạc.
Đến lớp 4, 5 âm nhạc được tách riêng thành một môn học, có sách giáo
khoa cho học sinh và sách hướng dẫn cho giáo viên.
Trong chương trình tiểu học, mục tiêu của môn Âm nhạc là: “hình thành
cho học sinh trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu cho học sinh”.Bước đầu giúp các
em làm quen với một số kỹ năng đơn giản về ca hát và tập thói quen hát đúng.
Tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi học hát, nghe nhạc giáo dục năng lực
cảm thụ âm nhạc. Kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần
của trẻ thêm phong phú, góp phần giáo dục tính tập thể, tính kỹ luật, tính chính
xác, khoa học; phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh,
hướng tới cái tốt, cái đẹp. Góp phần làm thư giản đầu óc trẻ em, làm cân bằng
các nội dung học tập khác ở tiểu học.
Thế nhưng đối với những vùng miền xa xôi, khó khăn về cơ sở vật chất,
thiếu đội ngũ giáo viên chuyên trách, đôi khi học sinh phải học lớp ghép, trình
độ tiếp thu của học sinh hạn chế. Vì thế giáo viên cần có sự điều chỉnh về nội
dung cũng như phương pháp sao cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Phân môn Học hát yêu cầu giáo viên chuyên và không chuyên dạy lớp đơn
và lớp ghép đều phải thực hiện mà thực tế việc nghiên cứu, tìm ra phương pháp
dạy học giúp giáo viên dạy tốt môn Âm nhạc nói chung và phân môn Học hát nói
riêng chưa được giáo viên giảng dạy quan tâm nhiều. Ngoài giáo viên chuyên
trách, một số giáo viên nghiên cứu tìm tòi, đầu tư cho môn dạy của mình còn
phần đông là giáo viên đứng lớp trực tiếp giảng dạy, cứ dạy theo thói quen
“truyền khẩu” thầy hát trước, trò hát sau từ đầu đến kết thúc bài hát một cách
máy móc gây cho học sinh sự nhàm chán, không hứng thú, không phát huy được

khả năng âm nhạc của mình. Thậm chí học sinh không có một khái niệm gì về
âm nhạc, không hiểu tiết tấu, phách, nhịp là gì. Các em hát và vỗ tay đệm theo
quán tính, không ý thức được mình đang đệm theo phách hay nhịp. Khi được
phân công dạy Âm nhạc, rà soát lại các lớp, tôi phát hiện được chúng ta chưa
khám phá hết khả năng âm nhạc của các em. Khi dạy hát, các em hát sai nhạc tại
một điểm ở nhiều lớp nhưng rất khó sửa. Có thể các em hát theo, lớp sau theo
lớp trước, sai nối tiếp sai nhưng giáo viên không chú ý ,thấy các em hát đúng lời
là được. Đó cũng là thiệt thòi cho các em.
Tôi nghĩ, với chất giọng vốn có của người địa phương, sự cảm nhận nhạy
bén của các em cùng với phương pháp dạy học thích hợp, đúng đắn của giáo
viên sẽ giúp học sinh hát đúng hơn, hay hơn, tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui
khi học hát, nghe nhạc. Giáo dục cho các em năng lực cảm thụ âm nhạc, làm cho
đời sống tinh thần trẻ thêm phong phú. Góp phần giáo dục tính tập thể, tính kỷ
luật, tính chính xác, khoa học … và làm thư giản đầu óc trẻ. Chính vì lẻ đó, tôi
mạnh dạn áp dụng kinh nghiệm qua tìm tòi học hỏi tư liệu, bạn bè đồng nghiệp ở
các địa phương khác: “ Một số phương pháp dạy tốt môn âm nhạc ở tiểu học”
mà cụ thể là phân môn Học hát.
IV. NỘI DUNG:
Khi dạy Âm nhạc, giáo viên chúng ta thường đi theo các bước cơ bản như
tài liệu hướng dẫn ( SGK) nhưng mỗi người có một phương pháp truyền đạt, có
thủ pháp, biện pháp riêng, kỹ năng dạy học riêng.
Nhưng làm thế nào để học sinh học tốt, đạt được mục tiêu môn học đề ra,
giúp học sinh phát huy tính tích cực của mình đó là vấn đề đặt ra cho mỗi người
đứng lớp. Ở đây, tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm đạt được mục tiêu trên.
Như ta đã biết mục tiêu hàng đầu của môn Âm nhạc ở bậc tiểu học là dạy
học sinh hát đúng, hát chuẩn xác những bài hát được quy định trong chương
trình của cấp học. Những bài hát được giảng dạy ở trường tiểu học tuy không
phức tạp nhưng để đạt được mục tiêu chính yếu nêu trên bằng lối dạy “ truyền
khẩu” đơn thuần cho những bài hát có âm luyến, láy, những bài hát có sử dụng
quãng hai thứ (nửa cung) những bài hát có đảo phách, nghịch phách, những câu

hát phải ngân dài 3 phách trở lên … thì không đơn giản chút nào. Nhất là phần
đông học sinh chúng ta không có năng khiếu, khả năng âm nhạc còn yếu. Trong
phạm vi này, tôi xin đưa ra 2 vấn đề.
1. Một số điểm cần lưu ý khi dạy hát:
- Học sinh lớp 1, 2, 3 chưa chính thức học về Âm nhạc nên khi dạy hát,
giáo viên không cần giới thiệu bản nhạc, chỉ cần chép lời bài hát. Ở lớp 4, 5 học
sinh đã chính thức học về cao độ và trường độ nên khi dạy hát giáo viên phải
giới thiệu về bản nhạc để giúp các em tìm hiểu và củng cố khả năng ghi nhớ về
nốt nhạc.
Trước đây, khi dạy hát tôi thường chỉ chép lời ca lên bảng hay chép ra
bảng phụ để hướng dẫn hát. Vì là giáo viên đứng lớp, dạy tất cả các môn nên hầu
hết chúng tôi không dạy hát nhạc cho học sinh lớp 4, 5. Chỉ thực hiện yêu cầu tối
thiểu và hướng dẫn các em hát thuộc, đúng các bài hát của chương trình quy
định. Các em chưa có ý thức về cao độ, trường độ.
Đến năm học 2005-2006, được phân công dạy Âm nhạc. lớp 4, 5 đã được
học Tập đọc nhạc nhưng với thói quen cũ, tôi chỉ chép lời ca khi dạy hát, qua
nữa năm sau tôi thử chép luôn bản nhạc ra để hướng dẫn, tôi thấy quá trình
hướng dẫn hát và sữa sai cho các em có phần dễ hơn, những chỗ lên cao, xuống
thấp, luyến hay ngân dài các em đã có ý thức tự sửa, mặt khác còn giúp các em
ghi nhớ nốt nhạc và các ký hiệu ghi nhạc. Từ đó, tôi chép cả bản nhạc khi dạy
hát lớp 4, 5.
- Không yêu cầu học sinh hát khi chưa được hướng dẫn hay nghe hát mẫu.
Bởi vì môn âm nhạc có đặc thù riêng không giống các môn học khác. Các em
không thể tự hát khi gặp bài hát mới, và khi các em đã thuộc với cách hát sai thì
việc sửa sai là điều rất khó và mất nhiều thời gian,mặt khác lời ca và giai điệu là
một khối thống nhất không thể tách rời. Vì thế tránh bắt học sinh học thuộc lời
bài hát khi chưa biết hát, phải thông qua hát để thuộc lời.
Ví dụ: Thường khi dạy hát, muốn học sinh nhanh thuộc lời ca ta thường
cho học sinh về đọc trước lời ca. Em Hồ Thị T còn học thuộc lòng lời ca, thậm
chí còn tự tập hát thử để lên xung phong hát mẫu (vì có lần tôi hỏi: “ em nào hát

được xung phong hát mẫu cho cả lớp nghe ?”) kết quả là T hát sai nhạc khi
hướng dẫn cho lớp hát thì em T là đối tượng hát sai khó sửa nhất. Đó là chưa nói
đến những bài các em nghe ở đâu đó các lớp trên hát quen lời rồi tự hát theo
quán tính. Khi các em đã sai thì thật khó sửa. Vì thế tôi thường nhắc các em, nếu
xem lời ca để hiểu hội dung trước thì tốt nhưng không nên học thuộc lòng bài ca
khi không biết được giai điệu và không tự tập hát khi không có hướng dẫn.
- Khi dạy hát từng câu, giáo viên cần phát huy tính tích cực của học sinh ,
bằng cách dùng nhạc cụ đàn giai điệu hướng dẫn học sinh hát. Giáo viên chỉ hát
mẫu trực tiếp những chỗ khó hát, học sinh hát sai.
Ví dụ: Lớp 1 A,5A và lớp 1C,5C vì là học sinh lớp 1 đầu năm thì các em
chưa biết đọc, cuối năm thì các em đã biết đọc nhưng còn chậm. Khi dạy hát
từng câu, với lớp 5A tôi nêu câu hát trước ,còn lớp 1A hát mẫu trước rồi đàn
giai điệu 3 lần, lần 1 lần 2 cho các em hát nhẩm theo, lần 3 bắt nhịp học sinh hát
giáo viên đàn giai điệu hoà theo. Cứ thế tôi hướng dẫn học sinh hát từng câu nối
tiếp và móc xích 2 câu cho đến hết bài hát. Tất nhiên với lớp 1 tôi đọc lời ca theo
tiết tấu cho học sinh đọc theo vài lần để học sinh quen với lời ca, khi hướng dẫn
hát tôi chỉ nêu một lần câu hát(hoặc hát mẫu một lần) học sinh sẽ nhớ ngay, đến
khi đàn giai điệu học sinh sẽ nhẩm và hát theo được .
Với lớp 1C,5C tôi hướng dẫn học sinh hát từng câu bằng cách giáo viên
hát trước, học sinh hát sau lần lượt cho đến hết bài.
Sau nữa năm thực hiện cùng một bài hát với 2 cách hướng dẫn tôi thấy
cách dùng nhạc cụ đàn giai điêu hướng dẫn học sinh lắng nghe và hát hoà theo
có hiệu quả hơn. học sinh lớp 1A, 5A hát hay hơn, chính xác hơn. Từ đó tôi
dùng nhạc cụ để đàn giai điệu hướng dẫn các em hát và phát hiện ở nhiều học
sinh có nhiều giọng hát rất hay .Vì giọng của các em trong hơn chúng ta, nếu
giáo viên Chúng ta hát mẫu từng câu cho các em hát theo, các em sẽ bắt chước
giọng của giáo viên không phát huy được khả năng của các em. Như vậy đối với
học sinh lớp 2, 3, 4, 5 việc hướng dẫn các em học hát từng câu bằng nhạc cụ sẽ
dễ dàng hơn lớp 1. Những chỗ khó hát, học sinh hát dễ sai thì giáo viên có thể
hát mẫu hoặc chỉ định học sinh có năng khiếu làm mẫu.

- Qua dự giờ thăm lớp tôi thấy giáo viên thường có thói quen khi bắt nhịp
cho học sinh là “ hai-ba” hay “ hai-một” cho tất cả các bài hát. Bắt nhịp vào mỗi
bài hát là khác nhau, Khi bắt nhịp phải đếm dự lệnh chính xác và quy định với
học sinh cách hát vào từng câu. Phụ thuộc vào chỉ số nhịp của từng bài hát và
nhịp mở đầu đủ hay thiếu phách. Khi bắt nhịp, có lúc giáo viên phải đếm “ một-
hai” hoặc “hai-ba” v.v.v
Ví dụ: Bài Reo vang bình minh (lớp5)Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước
Phách dầu là phách lấy đà nên bắt nhịp “ hai-một”
Bài Chúc mừng. Nhạc Nga; lời việt: Hoàng Long ( lớp 4)
Với bài hát này nhịp3/4 và nhịp mở đầu đủ phách nên bắt nhịp “ hai-ba”
- Bài Bạn ơi lắng nghe (Dân ca Ba na) (lớp 4)
Bài này nhịp2/4 và nhịp mở đầu đủ phách nên bắt nhịp là “ một –hai’’
- Khi củng cố bài giáo viên nên đẩy mạnh khả năng làm việc theo nhóm
của học sinh bằng cách khuyến khích các em lựa chọn nhóm và trình bày bài hát
trước lớp. Tư thế hát thoải mái, không bị gò bó, hát kết hộp vận động phụ hoạ
như thế mới dễ thể hiện tình cảm bài hát. Qua đó rèn luyện cho học sinh tính
mạnh dạn, tự tin và tự thể hiện năng lực của bản thân. Thực hiện không nhất
thiết phải đều, cần phát huy sáng tạo của học sinh khi thực hiện.
Ví dụ: Em Hồ Thị L và Trịnh Thị V và những em khác nữa ở lớp 2A,
những lần đầu khi gọi lên trình bày các em còn rụt rè, e ngại, chưa có tính sáng
tạo. Sau một thời gian thực hiện hoặc sau những năm học sau các em mạnh dạn
và tự tin hơn nhiều, các em còn tự nghĩ ra một số động tác phụ hoạ cho bài hát
để thực hiện mẫu. Từ đó tôi còn biết em rất mạnh dạn và lanh lẹ khi tham gia
đóng vai trong môn học Đạo đức và TNXH.
- Những tiết ôn tập, ngòai những hoạt động củng cố kỹ năng ca hát. Giáo
viên có thể vận dụng thêm một,hai thủ pháp trò chơi để việc dạy học tốt hơn. Có
loại trò chơi nhằm phát triển tai nghe, có trò chơi nhằm phân biệt âm sắc, cường
độ trong âm nhạc, có trò chơi nhằm luyện về tiết tấu và sự chú ý, có trò chơi
phát triển nhạc cảm và trí nhớ âm nhạc Sử dụng thủ pháp trò chơi nào tuỳ
thuộc vào từng bài hát,một số trò chơi như sau:

+ Hát to, hát nhỏ.
+ Hát bằng nguyên âm ( A, I, O, I)
+ Đoán giọng hát của bạn.
+ Dùng tiếng đàn, tiếng trống thay cho lời ca.
+ Thi hát theo từng chủ đề (Ví dụ: Hát về con vật, cây cối, hát dân ca )
+ Nghe tiếng hát tìm đồ vật.

Ví dụ: Trong tiết ôn tập bài hát Đếm sao tôi sử dụng trò chơi hát bằng
nguyên âm(O,A,U,I).Tôi dùng kí hiệu tay cho các em nhìn và hát nhằm củng cố
về tiết tấu và nhịp cho học sinh
Trò chơi âm nhạc rất phong phú tôi đã linh hoạt sử dụng tuỳ vào từng bài
học, mục tiêu tiết học, cảm nhận của học sinh. Học sinh rất hưng phấn khi học
tiết âm nhạc và còn giúp các em thư giản giữa các tiết học.
2. Một số thủ pháp dạy học sinh hát chuẩn xác một bài hát.
Sau khi cho học sinh nghe hát mẫu. Tôi hướng dẫn học sinh đọc lời ca
theo tiết tấu. Khi hướng dẫn các em học hát từng câu, tôi dùng nhạc cụ đàn giai
điệu hướng dẫn các em hát nhẩm và hát hoà theo đàn. Những câu hát khó,học
sinh hát sai ,tôi hát mẫu ,sau lại đàn giai điệu hướng dẫn học sinh hát. Nhưng có
những bài, những chỗ học sinh hát sai thành thói quen hay những chỗ luyến,
láy khó hát học sinh thường hát sai, nếu không biết cách sửa thì khi sửa sai
cho học sinh sẽ mất nhiều thời gian của tiết học, đồng thời làm cho các tiết học
căng thẳng, tạo tâm lý tự ty cho em hát kém.
Ví dụ: Ở lớp 1 A năm 2005-2006 trong tiết học hát bài Tìm bạn thân
-Nhạc và lời : Việt Anh. Câu hát cuối bài “ Múa vui nào” học sinh hát không
đúng tiếng hát luyến. Tôi đã hát mẫu cho học sinh hát theo vài lần nhưng học
sinh hát vẫn hát không chuẩn xác.Sau nhiều lần hát theo một câu học sinh cũng
đã hát đúng nhưng phải mất nhiều thời gian và còn vài em hát chưa được.Tôi
dừng lại để dướng dẫn cho học sinh H đó. Tôi thấy em rụt rè, không hát to nữa vì
sợ hát sai. Sau một tháng suy nghĩ, tôi khuyên H cứ hát bình thường, đến câu
khó em có thể hát nhỏ để nghe bạn hát và tự chỉnh giọng của mình cho đúng.

Cuối cùng em đã làm được. nhưng tiết học đó chưa thành công và mất nhiều thời
gian cho một câu hát. Sau tiết học đó, tôi suy nghĩ và tìm cho mình thủ pháp
hướng dẫn học sinh hát chuẩn xác không chỉ những chỗ luyến, láy mà còn nhiều
thủ pháp khác giúp học sinh học hát tốt hơn. Tôi đã thực hiện cho nhiều bài hát,
ở các lớp qua một thời gian ngắn và đã thành công. Đó là:
a) Thủ pháp “ phiên âm” (cho những tiếng hát có âm láy, luyến)
- Giáo viên chỉ ra những tiếng hát có âm luyến, láy trong câu hát.
- Vừa giải thích cách luyến, láy vừa phiên âm trên bảng cho học sinh nhận
biết. Ví dụ: Trở lại bài hát Tìm bạn thân- Nhạc và lời: Việt Anh ( lớp1) câu hát
cuối bài “ Múa vui nào” có hai tiếng hát luyến “ Múa” (La- son) “ vui” (rê- mi)
giáo viên phiên âm lên bảng và giải thích theo âm luyến như sau: “ Múa” =
múa ua; “ vui”= vui ui.
- Chỉ trên tiếng hát đã phiên âm ( trên bảng) dùng động tác đánh luyến kết
hợp hát mẫu vài lần.
- Tập riêng các tiếng hát có âm luyến vài lần rồi mới chuyển sang dạy cả
câu hát.
Hoặc bài Em yêu hoà bình- Nhạc và lời :Nguyễn Đức Toàn- lớp 4 “
yêu từng gốc đa, bờ tre đường làng” tiếng hát “ tre” và “ đường” là hai âm
luyến giáo viên phiên âm giải thích như sau:
“ Tre”=tre è (son-pha) “ đường”=đường ương ( rề-la). Với thủ pháp đó,
năm học 2006 – 2007 tôi đã áp dụng cho lớp 1A và lớp 4A và các em đã hát
đúng những chỗ luyến một cách dễ dàng. Từ đó, thủ pháp này tôi áp dụng để
hướng dẫn chỗ luyện khó hát cho tất cả các lớp.
b) Thủ pháp “ thêm bớt đấu thanh” (sử dụng cho những câu hát có âm
vực trầm, cao, nữa cung nhằm giúp cho học sinh hát đúng cao độ):
- Sau khi đàn giai điệu và hát mẫu câu hát cần tập, giáo viên chỉ ra những
tiếng hát cần thêm bớt dấu thanh.
- Dùng phấn màu thêm hoặc bỏ dấu thanh những tiếng hát khó hát. Ví dụ:
Dạy bài “Chị Ong Nâu và Em bé” Nhạc và lời Tân Huyền ( lớp 3) có các câu
hát “Chị Ong Nâu nâu nâu nâu” ( đồ,pha,pha,pha,pha) ta dùng thanh huyền

thêm vào tiếng “ Chị” = chì .Câu “ Ông mặt trời mới dậy” ( pha, rê-đồ, rê-pha,
rê) ta thêm bớt dấu thanh như sau: “ Mới dậy” = mơi dầy ( bỏ thanh sắc ở tiếng
“mới”, thêm thanh huyền ở tiếng “ dậy”.
Giáo viên hát mẫu tiếng hát đã thêm bớt dấu thanh vài lần, đàn giai điệu
và hát mẫu câu hát đó lần nữa rồi bắt giọng cho học sinh tập hát.
Cũng bài hát này trong thực tế với lớp 3A tôi áp dụng thủ pháp trên, học
sinh hát đúng câu hát một cách dễ dàng. Còn với lớp 3C tôi chỉ hát mẫu câu khó
mà không thêm bớt dấu thanh, học sinh hát chỗ “ Mặt Trời mới dậy” bị phô, nên
tôi phải hướng dẫn nhiều lần. Qua đó tôi thấy thủ pháp trên có thể áp dụng để
hướng dẫn những chỗ tương tự cho các lớp khác.
c) Thủ pháp “gõ đệm theo phách” (nhằm giúp HS hát đúng những chỗ
có đảo phách, nghịch phách):
Đây là trường hợp rất khó dạy cho HS hát đúng vì trọng âm của tiết tấu
không trùng với trọng âm của tiết nhịp như bài “Tiếng hát bạn bè mình” Nhạc
và lời Lê Hoàng Minh (lớp 3). Bài “Em yêu hoà bình”. Nhạc và lời Nguyễn Đức
Toàn (lớp 4). Với trường hợp này GV cần phân tích rõ cách gõ phách và dùng
mũi tên () ghi vào bên dưới các tiếng hát (mỗi mũi tên quy định ½ phách và
tượng trưng cho động tác đánh phách xuống và gởi phách lên)
Vis dụ: Câu hát: “Một chồi non thắm xanh lâu bền lá cành” (Bài “ Tiếng
hát bạn bè mình” Nhạc và lời Lê Hoàng Minh-lớp 3).
GV đánh dấu mũi tên dưới các tiếng hát như sau:
- Phân tích cho HS nắm được tiếng hát nào rơi vào lúc động tác gõ phách
xuống, tiếng hát nào rơi vào lúc động tác gõ phách lên, tiếng hát nào ngân dài cả
2 động tác gõ xuống và giỡ lên.
- GV hát mẫu kết hộp dùng thước đánh theo mũi tên đã ghi vài lần.
- Bắt giọng cho HS tập hát từ tốc độ chậm đến nhanh ( theo yêu cầu của
bài hát) cho thật thuần thục rồi mới chuyển sang câu hát khác.
Hoặc câu “ em yêu dòng sông hai bên bờ xanh thắm” (Bài “Em yêu hoà
bình Nhạc và lời Nguyễn Đức Toàn lớp 4)GV hướng dẫn các em hát và đánh
phách như sau:

Trong năm học 2005 – 2006. Cũng bài “ Tiếng hát bạn bè mình” Nhạc và
lời Lê Hoàng Minh (lớp 3) khi hát câu hát “ Một chồi non thắm xanh lâu bền lá
cành” HS cứ ngân dài tiếng “ lá” thành 1 phách và trọng âm rơi vào nữa phách
đầu của tiếng “ cành” và tiếng “cành” chỉ còn 1,5 phách. Hay câu “ Em yêu
dòng sông hai bên bờ xanh thắm” ở bài Em yêu hoà bình-Nhạc và lời Nguyễn
Đức Toàn (lớp 4) HS sinh hát và gõ phách không chuẩn xác. GV phải mất nhiều
thời gian để sửa sai.
Đến năm học 2006-2007 thì tình trạng sai trên được khắc phục hiệu quả
nhờ tôi áp dụng thủ pháp gõ đệm theo phách. Không những với 2 bài này mà còn
một số bài hát ở lớp khác tôi đã áp dụng và đã đạt hiệu quả mong muốn.
d) Thủ pháp “ đếm phách” (dùng tập cho HS ngân dài đủ trường độ của
tiếng hát và vào hát tiếp câu hát sau được đúng nhịp).
Có những tiếng hát phải ngân dài 3 phách trở lên ở các bài hát có
nhịp trong những trường hợp này; các em thường mắc phải
những nhược điểm là ngân dài không đủ phách nên vào hát câu hát tiếp sau
thường bị sai nhịp.
Muốn khắc phục trường hợp này, GV cần phải tập chính xác ngay từ đầu
các câu hát đó: Khi HS hát tới chỗ đó (chỗ có ngân dài) GV đếm phách bằng
những tiếng đếm “Hai-ba” hay “ Một- hai”, “ Hai-một” hoặc “hai-ba-bốn-
năm”
Ví dụ: Dạy bài hát “ Đếm sao” Nhạc và lời Văn Chung lớp 3
Trước khi cho HS hát nối từ câu 1 sang câu 2, từ câu 2 sang câu 3, GV lưu
ý các em phải ngân dài tiếng “sao” (son trắng chấm dôi) tiếng vàng (mi trắng
chấm dôi) trong thời gian đếm “hai-ba” mới vào hát tiếp câu sau.
Hoặc bài “Tre ngà bên lăng Bác” Nhạc và lời Hàn Ngọc Bích-lớp 5.
Trong khi HS đang ngân dài tiếng “ hoa” cuối câu “đón nắng đâu về mà
thêu hoa thêu hoa” Gv liền đếm “hai-ba-bốn-năm” giúp các em vào câu hát
“rất trong là tiếng chim ” được đúng nhịp.
Sau nhiều lần sửa sai khi HS ngân không đủ trường độ và vào hát tiếp câu
sau sai nhịp ở những năm dạy trước và năm học 2005 – 2006 tôi phải suy nghĩ

để tìm ra cách khắc phục. Khi áp dụng thủ pháp đếm phách này hướng dẫn các
em ngân dài và vào nhịp, lần đầu còn bở ngỡ HS còn hát lướt cả tiếng đếm của
cô nhưng sau vài lần áp dụng, HS đã quen. Khi nghe cô đếm phách HS ngân và
vào nhịp rất chuẩn và các em đã có thói quen hát đúng ngay từ đầu. Từ học kỳ II
năm học 2005 – 2006 đến nay, tôi áp dụng thủ pháp này để khắc phục lỗi đã nêu
của HS. Kết quả trên 80 % HS thực hiện đúng.
g) Thủ pháp “chỉ huy” (làm nhạc trưởng)
Một nhược điểm mà HS hay mắc phải trong bài hát tập thể là hát bị “cuốn
nhịp” tức là các em không giữ được theo nhịp độ ban đầu và có xu thế hát nhanh
dần lên do cảm thụ âm nhạc còn yếu cùng với sự ồ ạt khi hát tập thể nên việc
này rất khó khắc phục. Muốn hạn chế tối đa nhược điểm này, giáo viên cần lưu ý
ngay từ lúc bắt đầu dạy hát và thực hiện tốt các việc sau:
- Dạy chính xác về trường độ và cao độ.
- Cho các em vừa hát, vừa vỗ tay theo nhịp hoặc theo phách cùng với giáo
viên.
- GV có thể chia lớp thành các nhóm nhỏ để luyện về nhịp độ (tránh ảnh
hưởng đến tâm lý đám đông).
- Lần lượt hát với tốc độ hơi chậm, hơi nhanh, vừa phải. Mục tiêu là để HS
có thể hát với mọi tốc độ mà vẫn làm chủ về nhịp độ.
- Hát theo chỉ huy của GV, GV đánh nhịp thật chắc chắn. Khi phát hiện ra
những chỗ nào có xu thế nhanh dần, phải cho ngừng lại nhắc nhở, uốn nắn kịp
thời.
Trên đây là những thủ pháp có tính chất trực quan, phù hợp với tâm lý và
khả năng của phần đông học sinh tiểu học , những thủ pháp này giúp GV đem lại
kết quả khả quan trong việc dạy hát cho HS trong những năm học qua đạt hiệu
quả.
Ngoài những biện pháp, thủ pháp trên, muốn dạy thành công một tiết dạy
hát trước tiên GV phải năm vững bài hát đó, hát đúng cao độ, trường độ và diễn
cảm. Phải tìm hiểu nội dung, xuất xứ của 1 bài hát để chủ động giới thiệu với các
em, sau đó hát mẫu cho HS nghe để gây sự chú ý và hào hứng khi chuẩn bị học

bài hát mới.
Cuối cùng tôi nhận thấy rằng để có một tiết học hát đạt kết quả cao thì
việc chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp hết sức quan trọng. Đối với giáo
viên chuyên trách, việc chuẩn bị mất ít thời gian, song dù là giáo viên chuyên
hay không chuyên việc nắm vững bài học đều rất cần thiết. Giáo viên cần thuộc
bài hát và thể hiện tốt để khi thực hiện mẫu cho HS nghe gây được sự hào hứng,
đồng thời GV chủ động trong quá trình hướng dẫn các em luyện tập. Các đồ
dùng dạy học được chuẩn bị đầy đủ sẻ làm cho giờ học có hiệu quả hơn.
V. KẾT QUẢ:
So với những năm học trước, những lớp do tôi dạy Âm nhạc từ khi áp
dụng kinh nghiệm giảng dạy này kết quả phân môn Học hát nói riêng, môn học
Âm nhạc nói chung có tiến bộ rõ rệt.
Năm học 2005 – 2006 là năm đầu tiên nghiên cứu và thực hiện thí điểm
kinh nghiệm nên còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi GV phải công phu, suy nghĩ
chu đáo kết quả của phân môn Học hát đến cuối năm hơn 50 % số học sinh các
lớp thực hiện tốt, hát chuẩn xác bài hát, có phần mạnh dạn hơn khi thể hiện trước
lớp. HS biết hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát, biết gõ đệm theo bài hát.
Không có HS chưa hoàn thành bài hát kết quả đánh giá cuối năm môn Âm nhạc
của HS thể hiện cụ thể ở một số lớp
Lớp TSHS
HTT HT CHT
SL
TL
%
SL TL % SL TL %
Lớp áp dụng
kinh nghiệm
1A 20 9 45 11 55 0 0
4A 25 10 40 15 60 0 0
5A 20 80 40 12 60 0 0

Lớp chưa áp
dụng kinh
nghiệm
1C 18 5 27,8 13 72,2 0 0
4C 22 7 31,8 15 68,2 0 0
5B 20 5 25 15 75 0 0
Năm học 2006 – 2007 áp dụng kinh nghiệm trên để hướng dẫn học sinh
học phân môn Học hát đối với tất cả các lớp do tôi dạy. Không những HS hát tốt
hơn, chuẩn xác hơn những bài hát mà HS còn tham gia học hát một cách tự tin
hơn, mạnh dạn hơn khi trình bày trước lớp củng như khi biểu diễn. Hơn 95 %
HS hát được các bài hát em đã học (trừ một số HS cá biệt về phát âm, ngọng
không thể hát đúng và phát âm rõ tiếng). Dẫn đến kết quả cuối năm của môn Âm
nhạc cũng tiến bộ rõ rệt, cụ thể một số lớp sau:
Lớp TSHS
HTT HT CHT
SL TL % SL TL % SL TL %
2A 20 15 75 5 25 0 0
4A 22 15 68,2 7 31,8 0 0
4C 18 10 55,6 8 44,4 0 0
- Năm học 2007-2008 qua học kỳ I, kết quả môn học khả quan hơn. Tôi
thấy học sinh rất yêu thích môn học. Ở các lớp, các giọng hát hay càng được thể
hiện rõ. Khi hoạt động phụ hoạ theo bài hát, các em thể hiện rõ được tính sáng
tạo của mình. Các em rất thích và mạnh dạn tham gia các hoạt động văn nghệ
của lớp, của trường
Mặc dù một số phương tiện dạy học chưa được đầy đủ, tình trạng HS vắng
học cũng có ảnh hưởng nhất định đến môn học. Song so với một số lớp tôi không
trực tiếp dạy âm nhạc như ở điểm trường thôn 7, thôn 10 thì chất lượng phân
môn Học hát nói riêng và môn Âm nhạc nói chung có khác biệt. HS những lớp
đó rụt rè, không thích tham gia vào hoạt động múa hát tập thể hoặc tham gia
nhưng bị động, không tham gia vào các đợt văn nghệ của cụm, của trường.

Như vậy với phương pháp, thủ pháp dạy học trên giúp tôi góp phần nâng
cao chất lượng môn học. Phát huy được tính tích cực, sáng tạo và khả năng âm
nhạc của học sinh. Góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS tiểu
học.
VI. KẾT LUẬN
Qua nhiều năm đứng lớp và trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc, tôi nhận
thấy việc đầu tiên GV cần làm là nghiên cứu kỹ SGK, SGV và các tài liêu tập
huấn để nắm chắc mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. GV soạn kế
hoạch bài học, trao đổi với đồng nghiệp, qua đó kiểm nghiệm và điều chỉnh nhận
thức của mình về nội dung và phương pháp dạy học theo sách mới cho phù hợp
với đối tượng HS. Từ đó có được phương pháp dạy học thích hợp giúp HS học
tốt môn học. Và tôi cũng nhận ra một điều rằng: Nếu bản thân GV không ý thức
được tầm quan trọng của môn học Âm nhạc trong chương trình giáo dục tiểu
học, không tâm huyết với nghề và không phát huy cao nhất được phẩm chất, vai
trò, vị trí của người GV thì chất lượng học tập môn học của HS sẻ bị ảnh hưởng.
Cuối cùng, tôi luôn chuẩn bị cho mình một tâm thế tự tin và nhiệt tình
giảng dạy Âm nhạc cho HS. Cố gắng trao dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn và
luôn tìm tòi, rút kinh nghiệm các bài giảng để mỗi giờ âm nhạc lại đem đến cho
HS những kiến thức và niềm vui mới.
VII. ĐỀ NGHỊ:
Trong quá trình thực hiện đề tài, có những hạn chế nhất định làm cho kết
quả dạy học chưa được tốt nhất. Như số lượng lớp ghép không ít sự chênh lệch
trình độ giữa các HS trong lớp, phương tiện dạy học chưa đầy đủ.
Để áp dụng đề tài đạt hiệu quả, GV dạy học Âm nhạc chọn những biện
pháp dạy phù hợp với đối tượng HS và điều kiện lớp học.
Đối với lớp ghép, việc dạy dạy môn Âm nhạc có phần khó khăn, ngành
không yêu cầu phải dạy TĐN cho các em, nhưng phải dạy HS học hát. Việc chọn
bài hát của nhóm trình độ nào cho tiết dạy tuỳ thuộc vào GV sao cho phù hợp
tiết dạy. GV có thể áp dụng linh hoạt các biện pháp dạy học đã nêu và yêu cầu
phải đảm bảo tính chính xác, khoa học. Đòi hỏi GV dạy môn này dù chuyên hay

không chuyên phải xác định được mục tiêu của môn học, tầm quan trọng của
môn học trong chương trình giáo dục tiểu học. Có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo.
Có đầy đủ các phương tiện dạy học. Với những điểm trường không có điện thì có
thể dùng đàn melođion để hướng dẫn HS học hát
- Đối với nhà trường cần có sự quan tâm nhất định đến môn học như nhắc
nhở, kiểm tra GV trong việc dạy môn Âm nhạc. Dự giờ tiết dạy âm nhạc của một
số GV. Mở chuyên đề môn học Âm nhạc, thực tế hơn là với phân môn Học hát
để cho GV dạy học Âm nhạc chuyên hay không chuyên, lớp đơn hay lớp ghép
đều phải dạy môn này.
Cần bắt điện đến một số điểm trường lớn để việc dạy môn học được thuận
lợi hơn.
- Đối với ngành: Cần cung cấp đầy đủ dụng cụ phương tiện dạy học như:
bộ gõ, tranh ảnh minh hoạ nội dung bài hát. Mở chuyên đề môn Âm nhạc để GV
trực tiếp dạy môn học trong huyện có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau.
- Mong muốn nhà trường và ngành tạo điều kiện và cung cấp đầy đủ
phương tiện dạy học để tôi tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu của đề tài với
phần “biện pháp dạy tốt phân môn Tập đọc nhạc và phát triển khả năng âm nhạc
ở tiểu học” trong thời gian tới.
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tác giả Hoàng Long:
- SGK Âm nhạc lớp 4, 5 - Nhà xuất bản Giáo dục – 2006
- SGV Âm nhạc lớp 4, 5 - Nhà xuất bản Giáo dục – 2006
- Sách hát nhạc 1, 2, 3 - Nhà xuất bản Giáo dục – 2006
- SGV nghệ thuật 1, 2, 3 - Nhà xuất bản Giáo dục – 2006
- Hỏi đáp về dạy học Âm nhạc 4, 5 - Nhà xuất bản Giáo dục – 2007
2. Tác giả Lê Anh Tuấn: Thiết kế bài dạy
Âm nhạc 4, 5 – Nhà xuất bản Giáo dục – 2005
3. Thế giới trong ta ( Các số)
MỤC LỤC:

I. Tên đề tài
II. Đặt vần đề
III. Cơ sở lý luận
IV. Cơ sở thực tiễn
V. Nội dung nghiên cứu.
1. Một số vấn đề cần lưu ý
2. Thủ pháp giúp HS hát chuẩn xác 1 bài hát.
a) Thủ pháp “Phiên âm”.
b) Thủ pháp “ Thêm bớt dấu thanh”
c) Thủ pháp “Gõ đệm theo phách”
d) Thủ pháp “Đếm phách”
g) Thủ pháp “Chỉ huy”
VI. Kết quả nghiên cứu.
VII. Kết luận.
VIII. Đề nghị.
IX. Tài liệu tham khảo.
X. Mục lục
Phiếu đánh giá xếp loại sáng kiến kinh nghiệm.

×