Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

BÁO CÁO CÁC LĨNH VỰC MỚI TRONG THƯƠNG MẠI TỰ DO HÓA MUA SẮM CHÍNH PHỦ TRONG FTA DỰ KIẾN GIỮA LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 48 trang )





Tầng 9, Toà Nhà Minexport, 28 Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam
Tel: 04 62702158 Fax: 04 62702138
Email: ; Website: www.mutrap.org.vn





BÁO CÁO

CÁC LĨNH VỰC MỚI TRONG THƯƠNG MẠI:
TỰ DO HÓA MUA SẮM CHÍNH PHỦ TRONG FTA DỰ KIẾN
GIỮA LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ VIỆT NAM

MÃ HOẠT ĐỘNG: FTA- 7C

Nhóm chuyên gia:
Sangeeta Khorana
Võ Trí Thành

Đặng Chiến Thắng
















Hà Nội, tháng 10/2011

Báo cáo này được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu. Quan điểm trong báo cáo là của các tác
giả, không phải là ý kiến chính thức của Liên minh châu Âu hay của Bộ Công Thương







MỤC LỤC

Tóm tắt 1
1 Giới thiệu 8
2 So sánh giữa các điều khoản MSCP trong các FTA của EU 10
2.1 Tổng quan về Hiệp định Mua sắm Chính phủ của WTO 10
2.2 Tổng quan các FTA của EU 11
3 Hệ lụy của tự do hóa MSCP ở Việt Nam thông qua FTA với EU 19
3.1 Tổng giá trị mua sắm công 19
3.2 Khuôn khổ pháp lý về Mua sắm Chính phủ của Việt Nam 20

3.3 So sánh các điều khoản MSCP ở Việt Nam với các FTA của EU 23
3.4 Hệ lụy pháp lý của FTA dự kiến với Việt Nam 24
3.5 Các hệ lụy về kinh tế và kinh doanh của FTA dự kiến đối với Việt Nam 32
4 Khuyến nghị 37
4.1 Tăng cường, hài hòa hóa và tạo điều kiện thuận lợi thực thi thủ tục đấu thầu ở Việt Nam 37
4.2 Khởi động hỗ trợ kỹ thuật và các biện pháp tăng cường năng lực của EU tại Việt Nam 40
4.3 Hỗ trợ phát triển môi trường kinh doanh cạnh tranh tại Việt Nam 42



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



BOT
(Hợp đồng) Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao
BT
(Hợp đồng) Xây dựng-Chuyển giao
BTO
(Hợp đồng) Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh
CARIFORUM
Cộng đồng các nước Caribe
DNNN
Doanh nghiệp Nhà nước
EPA
Hiệp định đối tác kinh tế
EPC
Gói thầu gồm thiết kế, cung cấp thiết bị và xây lắp
EU
Liên minh châu Âu

EUCAR
Hiệp định thương mại EU-Các nước Caribe
EUKOR
Hiệp định thương mại EU-Hàn Quốc
EULA
Hiệp định thương mại EU-châu Mỹ Latinh
FTA
Hiệp định thương mại tự do
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GPA
Hiệp định về Mua sắm chính phủ
MSCP
Mua sắm chính phủ
PPP
Đối tác công tư
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới


1

Tóm tắt

Liên minh châu Âu (EU) đã và đang tích cực tham gia các hiệp định thương mại song phương
(FTAs) theo chiến lược “châu Âu toàn cầu” (2006). Các hiệp định này bao trùm các lĩnh vực như
xóa bỏ thuế quan, giảm các biện pháp phi thuế quan cũng như tự do hóa đầu tư, dịch vụ và mua
sắm chính phủ (MSCP). Các hiệp định song phương mà EU ký kết kể từ năm 2006 bao gồm các
điều khoản quy định về tự do hóa MSCP là các hiệp định với CARIFORUM (2008), châu Mỹ La
tinh (2010), Trung Mỹ (2010), và Hàn Quốc (2011). Ngoài ra, hiện nay, EU đang đàm phán FTA

với Ấn Độ, Singapo, Malaysia và đang xúc tiến khởi động chính thức đàm phán FTA với Việt
Nam. Báo cáo này nhằm làm rõ hiện trạng các điều khoản về MSCP trong các FTA thông qua
tìm hiểu những điểm chung cũng như khác biệt giữa các hiệp định ký kết giữa EU -
CARIFORUM (EUCAR), EU- châu Mỹ La tinh (EULA), EU- Trung Mỹ (EUCA), và EU- Hàn
Quốc (EUKOR). Báo cáo cũng phân tích các hệ lụy về mặt pháp lý và kinh doanh của những
điều khoản trên và đồng thời đề xuất các khuyến nghị cho Việt Nam, giả định sẽ có một FTA
giữa EU và Việt Nam trong tương lai.

Phạm vi báo cáo

Dự án MUTRAP III yêu cầu báo cáo tập trung vào các vấn đề cụ thể về MSCP đối với Việt
Nam, nhằm:

1. Trình bày và xác định các điểm chung và khác biệt liên quan đến các điều khoản
MSCP phổ biến trong các hiệp định của EU, cụ thể là các hiệp định được EU ký kết từ
năm 2006;
2. Phân tích các hệ lụy về mặt pháp lý, kinh doanh và kinh tế của các điều khoản
nêu trên đối với Việt Nam với giả thuyết là các điều khoản tương tự sẽ được tái xác lập
trong FTA dự kiến giữa EU và Việt Nam;
3. Đưa ra các khuyến nghị chính sách để đạt được cơ chế hợp tác tốt nhất giữa EU
và Việt Nam.

Phương pháp luận sử dụng trong báo cáo là phương pháp định tính và các phát hiện cũng như kết
luận trong nghiên cứu này chủ yếu đúc rút từ nghiên cứu sơ cấp và thứ cấp. Các chuyên gia đã
họp với Cục Quản lý Đấu thầu, cơ quan chính phủ đầu mối về pháp luật mua sắm đấu thầu thuộc
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như họp với các bên liên quan ở Việt Nam. Trao đổi với Cục Quản
lý Đấu thầu giúp hiểu biết chắc chắn về cơ chế mua sắm đấu thầu hiện tại trong khi các cuộc
cuộc họp với các bên liên quan cung cấp thông tin về những hỗ trợ cần thiết để xây dựng môi
trường kinh doanh thuận lợi ở Việt Nam.


Các phát hiện

1) Điểm tương đồng và khác biệt trong các điều khoản về MSCP phổ biến trong các hiệp
định của EU

Phân tích cho thấy các điều khoản FTA khá giống nhau về phạm vi quy định (thực thể, dịch
vụ và các dịch vụ xây lắp, ngưỡng), minh bạch (luật, quy tắc và đấu thầu) và thủ tục trao hợp
đồng (rộng rãi, chọn lọc và hạn chế), các tiêu chí lựa chọn (gói thầu chi phí thấp hay có lợi
thế kinh tế nhất) cũng như cơ chế tuân thủ (giải quyết kiến nghị, khiếu nại trong đấu thầu).
Phân tích các FTA cho thấy có sự nhất quán trong việc sử dụng rộng rãi Hiệp định về MSCP
của WTO (GPA) và văn kiện GPA sửa đổi (văn kiện GPA hiện đang được đàm phán). Trên
2

cơ sở giả định là FTA dự kiến giữa EU và Việt Nam rất có thể tương tự như các hiệp định mà
EU đã ký kết cho đến nay, thì chi tiết phân tích về các điểm giống và khác nhau như:
(i) Chương về MSCP và mục tiêu: Kiểm tra tất cả các FTA cho thấy các FTA đều có
một chương MSCP riêng biệt và chi tiết, gồm phần đầu liệt kê các khái niệm, phù hợp
với với văn kiện GPA sửa đổi. Trong tất cả các FTA đã được phân tích đó, mặc dù
phần lời nói đầu không đưa ra bất kỳ tham chiếu nào về MSCP, nhưng hiệp định FTA
đặc biệt đề cập đến không phân biệt đối xử và ngôn ngữ chuẩn mực của Hiệp định về
Mua sắm Chính phủ của WTO (GPA).

(ii) Phạm vi quy định: Phạm vi quy định gồm hàng hóa, dịch vụ và dịch vụ xây lắp
tuân thủ Hiệp định về Mua sắm Chính phủ và được đề cập trong một Phụ lục trong các
FTA khác nhau. Phần quy định mà EU thông báo cho WTO được áp dụng. Các cam kết
về các gói thầu được quy định trong tất cả các FTA bao gồm các thực thể chính quyền
trung ương, thực thể trực tiếp dưới cấp trung ương và các thực thể khác. Hiệp định
EUCAR là một trường hợp ngoại lệ chỉ cam kết đối với các cơ quan thuộc chính quyền
trung ương. Đặc biệt, các cam kết trong hiệp định EUCA và EULA rất phù hợp với văn
kiện GPA sửa đổi nhưng các ngưỡng giá trị thấp hơn đối với các Phụ lục riêng rẽ và

hạn chế về phạm vi quy định thực thể. Hiệp định FTA EUKOR, hiệp định giữa EU và
Hàn Quốc với hai bên đều tham gia GPA, về phía Hàn Quốc trong phần phạm vi quy
định có bao gồm thêm những lĩnh vực không được quy định trong GPA, ví dụ như xây
dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT).

(iii) Các hình thức và thủ tục đấu thầu trong các FTA:
a) Các hình thức đấu thầu bao gồm các hướng dẫn chi tiết về năng lực nhà cung cấp.
Các hướng dẫn này nhằm tránh phân biệt đối xử giữa các nhà cung ứng trong
nước và nước ngoài gồm hướng dẫn về công bố thông báo mời thầu (ví dụ kế
hoạch đấu thầu) và quy trình thủ tục.
b) Các hình thức đấu thầu chính được sử dụng là: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu chọn
lọc và đấu thầu hạn chế. Các điều kiện và các hình thức đấu thầu một lần nữa rất
phù hợp với văn kiện GPA sửa đổi.

(iv) Các chế tài pháp luật: Thủ tục rà soát trong nước và giải quyết tranh chấp được
đưa từ văn kiện GPA và GPA sửa đổi vào các văn kiện FTA.
a) Tất cả các FTAs đều quy định thủ tục rà soát và thủ tục giải quyết kiến nghị,
khiếu nại trong đấu thầu một cách toàn diện và trên cơ sở không phân biệt đối xử,
tạo điều kiện cho các nhà cung cấp kiến nghị, khiếu nại kết quả đấu thầu trong
trường hợp có vi phạm quy định. Các hiệp định khác nhau có mức độ quy định
khác nhau. Nhưng tất cả các FTA, không có ngoại lệ nào, đều quy định thành lập
một cơ quan quản lý công bằng, vô tư.
b) Tất cả các FTA đều có các điều khoản giải quyết tranh chấp trong các chương
riêng biệt (Mục X trong hiệp định EUCA, Mục XII trong một chương tự đặt tên
và Mục VI trong EULA; và, chương 14 và Phụ lục 4 trong EUKOR). Cụ thể trong
Hiệp định EUCA, thủ tục trọng tài rất toàn diện và đầy đủ vì có chi tiết các điều
khoản về các biện pháp chế tài tạm thời.

(v) Các điều khoản về minh bạch: Trong các FTA, các điều khoản về minh bạch
tuân thủ văn kiện GPA sửa đổi với hướng dẫn khá chi tiết về các hình thức nhằm tăng

cường minh bạch trong mua sắm đấu thầu. Trong các điều khoản khác, tất cả các hiệp
định tập trung vào việc cung cấp thông tin cho nhà cung ứng về các quyết định trao
3

thầu và cung cấp cho các nhà thầu không trúng thầu biết lý do không được lựa chọn
theo yêu cầu.

(vi) Mua sắm qua mạng: Tất cả các hiệp định, trừ hiệp định EU-CARIFORUM có
cam kết cụ thể về mua sắm qua mạng và đấu thầu qua mạng.

(vii) Sắp xếp tổ chức: Tất cả các hiệp định quy định sắp xếp tổ chức để rà soát việc
thực hiện các Hiệp định.


2) Tổng quan về khuôn khổ hiện hành và hệ lụy của FTA dự kiến với EU

Khuôn khổ về đấu thầu hiện hành ở Việt Nam

Theo tính toán của Bộ Kế hoạch Đầu tư, tổng giá trị mua sắm của chính phủ Việt Nam đã tăng từ
9% lên 22% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong giai đoạn 2007-10. Về giá trị, mua sắm công
năm 2007 đạt 6,22 tỷ đô la Mỹ (90 tỷ đồng) tăng lên 22,04 tỷ đô la Mỹ (334 tỷ đồng) năm 2010.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam, và giá trị mua sắm công ngày càng gia tăng, rõ
ràng tự do hóa thị trường mua sắm của Việt Nam hứa hẹn rất nhiều.

Khuôn khổ pháp lý về đấu thầu hiện hành ở Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản pháp
quy. Văn bản pháp lý chính, Luật Đấu thầu (ký năm 2005, có hiệu lực thi hành năm 2006), được
bổ sung bằng nhiều nghị định và thông tư do nhiều bộ ngành ban hành. Nhiều văn bản pháp quy
được ban hành bổ sung hỗ trợ thực hiện pháp luật hiện hành. Phạm vi đấu thầu bao gồm tất cả
hàng hóa, các dịch vụ tư vấn và dịch vụ xây lắp. Tất cả các cơ quan trung ương, các cơ quan cấp
trung ương, các cơ quan cấp tỉnh, doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và các thực thể chính quyền

khác tại tất cả các cấp đều được điều chỉnh theo quy định đấu thầu. Chỉ có các dự án xây dựng –
kinh doanh – chuyển giao và các hợp đồng chuyển nhượng mà có ít hơn 30% tổng chi phí được
Nhà nước cấp vốn là không thuộc đối tượng điều chỉnh. Không có ngưỡng cụ thể nào đối với các
gói thầu được quy định, điều này có nghĩa là tất cả các gói thầu của chính phủ tại tất cả các cấp
đều được quy định. Về các thủ tục đấu thầu, pháp luật yêu cầu các bên mời thầu cung cấp thông
tin đấu thầu cho các nhà cung ứng và có hướng dẫn về lịch nộp hồ sơ dự thầu. Các quy định đưa
ra bảy hình thức đấu thầu và đồng thời cho phép đàm phán với các nhà thầu. Các tiêu chí trao
thầu dựa trên cơ sở chi phí thấp nhất, kết hợp bản chào kỹ thuật và tài chính đối với hàng hóa và
dịch vụ cũng như phương pháp chấm điểm theo năng lực đối với dịch vụ tư vấn. Theo khuôn khổ
hiện hành, ưu tiên cho các nhà thầu được thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Cơ chế giải quyết
tranh chấp và giải quyết kiến nghị, khiếu nại trong đấu thầu cũng được quy định. Hiện nay, đấu
thầu qua mạng đang được thực hiện trong một dự án thí điểm ở Việt Nam.

Hệ lụy về pháp lý, kinh doanh và kinh tế của FTA dự định đối với Việt Nam

Việc đưa các điều khoản MSCP vào FTA dự định giữa EU và Việt Nam đem lại các hệ lụy được
phân thành nhóm hệ lụy pháp lý và kinh doanh, bao gồm chi phí và lợi ích đối với nền kinh tế
Việt Nam, như sau:


4

A. Hệ lụy pháp lý đối với Việt Nam:

Pháp luật về mua sắm công quốc gia của Việt Nam khác so với mô hình FTA hiện tại của EU.
Nếu có FTA với EU trong tương lai, các hệ lụy chính của một hiệp định như vậy đối với Việt
Nam được liệt kê dưới đây:

a) Khuôn khổ pháp lý hiện tại được liên tục sửa đổi, dẫn đến cơ chế đấu thầu hiện nay
rất phức tạp và phân mảnh. Nếu đàm phán FTA với EU, trước hết, Việt Nam sẽ phải

sửa đổi khuôn khổ pháp lý của mình để đơn giản hóa pháp luật đấu thầu và đảm bảo
minh bạch trong đấu thầu.
b) Hiện nay tất cả các hàng hóa, dịch vụ và dịch vụ xây lắp cũng như tất cả các thực
thể thuộc chính phủ đều nằm trong quy định. Trong FTA dự kiến, phạm vi quy định
đấu thầu, tức là các thực thể, hàng hóa, dịch vụ và dịch vụ xây lắp cũng như các
ngưỡng giá trị cần được cân nhắc kỹ. Các thực thể và phạm vi quy định sẽ được liệt
kê trong Phụ lục của hiệp định dự kiến. Đồng thời các ngưỡng giá trị sẽ được nêu rõ,
có tính đến trình độ phát triển và khả năng thực hiện các nghĩa vụ trong FTA đề xuất
của Việt Nam.
c) Theo cơ chế đấu thầu hiện hành, việc Việt Nam cho phép ưu đãi nhà thầu là có tính
chất phân biệt đối xử. Việc ưu đãi trên đi ngược lại nguyên tắc không biệt đối xử
quy định trong GPA (Điều III), và không được phép trong FTA, ngoại trừ phần
“Ngoại lệ”. Trong FTA dự kiến, đối xử ưu đãi với các nhà thầu sẽ được giảm dần và
cuối cùng là loại bỏ hẳn.
d) Về tiêu chí trao hợp đồng, một tiêu chí theo chế độ hiện hành có liên quan đến sử
dụng thang điểm để trao thầu (Điều 29: 3 của Luật Đấu thầu). Tiêu chí về trao thầu
hiện tại của Việt Nam cần phải được sửa đổi và tiêu chí sửa đổi nên dựa trên cơ sở
chi phí thấp nhất hoặc có lợi thế nhất, như trong trường hợp của các FTA khác của
EU.
e) Pháp luật của Việt Nam quy định bảy hình thức đấu thầu, trong đó có hình thức như
chào hàng cạnh tranh và chỉ định thầu thiếu minh bạch. Trong FTA mà EU mới ký
kết gần đây, ba hình thức đấu thầu được sử dụng, đó là đấu thầu rộng rãi, đấu thầu
hạn chế và đấu thầu chọn lọc, đây cũng là các hình thức đấu thầu được liệt kê trong
GPA. Việt Nam có thể xem xét hài hòa hóa các hình thức đấu thầu, các quy trình và
thủ tục, để tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các nhà thầu của EU tại Việt Nam.
f) Dù có điều khoản về cơ chế giải quyết tranh chấp chính thức trong pháp luật hiện
hành, nhưng không có cơ quan quản lý độc lập để giải quyết các khiếu nại về đấu
thầu. Bên mời thầu, chủ đầu tư và người có thẩm quyền, là các thực thể mua sắm,
chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại của nhà thầu. Với việc bên mời thầu cũng
đồng thời là cơ quan giải quyết khiếu nại, điều cấp thiết là phải thay thế hệ thống

hiện tại bằng một cơ quan độc lập hỗ trợ một khuôn khổ hiệu quả và minh bạch
cũng như quy định cơ chế giải quyết tranh chấp và kiến nghị, khiếu nại trong đấu
thầu.
g) Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, minh bạch là sức mạnh tiềm ẩn của
FTA mà EU ký kết. Việt Nam sẽ phải tăng cường minh bạch trong cơ chế đấu thầu
hiện tại. Hiện nay, không có phần tham chiếu rõ ràng đối với tính minh bạch trừ
phần trong “Mục tiêu” (Điều 1, Luật Đấu thầu), đề cập đến tính cạnh tranh, công
bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Việt Nam sẽ thực hiện các cam kết để tăng
cường tính minh bạch. Những nghĩa vụ đó liên quan đến thủ tục và hình thức đấu
thầu, mua sắm qua mạng và có thể là các cam kết về đấu thầu qua mạng. Điều này
sẽ đặc biệt phù hợp vì đấu thầu điện tử hiện đang được thực hiện trong một dự án thí
điểm.
5


B. Hệ lụy về kinh tế và kinh doanh đối với Việt Nam:

Từ quan điểm kinh tế, hệ lụy về kinh doanh đối với Việt Nam sẽ bắt nguồn từ năng lực cạnh
tranh cao hơn. Tăng minh bạch trong khuôn khổ đấu thầu sửa đổi sẽ hài hòa hóa các chính sách
đấu thầu với các quy chuẩn được quốc tế chấp nhận, tăng cường phối hợp chính sách nội bộ và
cải thiện quản trị về đấu thầu ở Việt Nam. Điều này cũng giúp tiết kiệm ngân sách, tạo nhiều
công ăn việc làm hơn trong các công ty có năng lực cạnh tranh, hưởng lợi từ việc tăng cường tiếp
cận thị trường trong các FTA dự kiến. Tự do hóa thị trường sẽ đồng thời hỗ trợ tăng luồng vốn
đầu tư và sáng tạo đổi mới nhiều hơn, đem lại lợi ích cho khu vực tư nhân và người tiêu dùng ở
Việt Nam. Lợi ích tiềm tàng mà FTA dự kiến với EU đem lại cho Việt Nam sẽ gồm:

a) Tăng cường tiếp cận thị trường và lợi ích từ các nhà cung ứng chi phí thấp.
b) Tự do hóa mua sắm kèm theo tăng tính minh bạch hóa trong FTA sẽ tăng cạnh tranh
và chính phủ Việt Nam sẽ có thể sử dụng giá trị đồng tiền hiệu quả hơn.
c) Phối hợp chính sách nội bộ sẽ đem lại sự thống nhất giữa các nguyên tắc đấu thầu

của Việt Nam với các quy chuẩn trong FTA và văn kiện GPA. Sự hài hòa hóa quy
định về đấu thầu với các quy chuẩn đấu thầu quốc tế như vậy sẽ cải thiện quản trị
tổng thể.
d) Tự do hóa thị trường đấu thầu sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa được thể hiện thông qua sự
gia tăng công ăn việc làm và sáng tạo đổi mới, đem lại ảnh hưởng tích cực đối với
khu vực tư nhân và người tiêu dùng ở Việt Nam.

Lồng ghép các điều khoản MSCP vào FTA dự kiến giữa EU và Việt Nam sẽ đem lại những chi
phí tiềm tàng sau đây:

a) Đó là chi phí tài chính và hành chính trong quá trình đàm phán và chi phí kèm
theo khi thực hiện thay đổi khuôn khổ pháp lý. Các chi phí tăng thêm như thiết
lập cơ chế giải quyết tranh chấp và kiến nghị, khiếu nại trong đấu thầu, cũng như
chi phí điều chỉnh của các công ty.
b) Việt Nam có thể mất quyền sử dụng mua sắm công như là một công cụ cho các
mục tiêu kinh tế và công nghiệp.
c) Các doanh nghiệp nhỏ có năng lực tài chính và chuyên môn hạn chế của Việt
Nam sẽ chịu tác động tiêu cực trong viễn cảnh có FTA dự kiến.

Tuy nhiên, nên cân nhắc xem chi phí nào trước mắt có tác động tiêu cực nhưng trong dài hạn sẽ
đem lại lợi ích cho Việt Nam.


3) Khuyến nghị chính sách về cơ chế hợp tác hiệu quả nhất giữa EU và Việt Nam

Khuyến nghị về cơ chế hợp tác hiệu quả nhất giữa EU và Việt Nam đề xuất dựa trên kết quả thảo
luận với các bên liên quan. Đề xuất cải cách những trụ cột cốt yếu nhằm giải quyết các vấn đề căn
bản như sự khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và các điều khoản MSCP trong các FTA (mà EU đã
ký kết), đồng thời xử lý tính minh bạch còn ở mức độ thấp trong khuôn khổ đấu thầu hiện hành. Đề
xuất EU tăng cường năng lực cho phía Việt Nam cũng được tính đến. Vì vậy, báo cáo đưa ra khuôn

khổ khuyến nghị chi tiết chia theo ba trụ cột sau đây:

6

Trụ cột 1: Tăng cường, hài hòa hóa & tạo điều kiện thực hiện thủ tục đấu thầu ở Việt Nam

a) Việt Nam nên liệt kê các thực thể trong phạm vi quy định một cách có chọn lọc để
từng bước đàm phán các thực thể theo lộ trình thời gian và theo sự thống nhất giữa
Việt Nam và EU. Việt Nam có thể xem xét liệt kê một số ngành quy mô nhỏ quan
trọng, phù hợp để đạt mục tiêu chính sách thứ yếu trong phần ‘Ghi chú chung’ của
hiệp định dự kiến. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết phải trở thành quy chuẩn.
b) Việt Nam nên áp dụng phương pháp chọn - cho khi liệt kê hàng hóa và công trình
xây lắp trong khi áp dụng phương pháp chọn - bỏ đối với dịch vụ tư vấn. Đây là quy
chuẩn cũng được chấp nhận trong GPA của WTO.
c) Các ngưỡng ban đầu nên được đưa ra ở mức cao với giai đoạn chuyển đổi rõ ràng để
sau đó các ngưỡng giá trị này sẽ giảm từ từ (như đã thực hiện trong hiệp định
EULA). Điều này sẽ tạo điều kiện và hỗ trợ cho Việt Nam tăng cường năng lực để
thực hiện các nghĩa vụ về ngưỡng giá trị một cách hiệu quả. Nên có một điều khoản
về sửa đổi ngưỡng và phạm vi quy định sau khi tham vấn chung giữa các nước cam
kết.
d) Các ưu đãi cho phép đối với đấu thầu quốc tế theo hệ thống hiện tại cần được loại bỏ
dần dần. Có thể thực hiện thông qua (a) giảm dần ưu đãi trong các ngành đặc biệt mà
các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng cạnh tranh. Nên đưa vào FTA các điều
khoản để điều chỉnh ưu đãi sau khi tham vấn chung, về giới hạn tương tự như ưu đãi
cho phép đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong các hiệp định EULA
và EUCA; (b) tiếp tục quy định các ưu đãi ‘hợp lý’ đối với các ngành lựa chọn như là
một phần của chính sách phát triển của chính phủ, mà có thể liệt kê trong phần
‘Ngoại trừ’.
e) Đảm bảo tuân thủ với các quy chuẩn về thủ tục đấu thầu để Việt Nam áp dụng ba
hình thức đấu thầu, đó là đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và đấu thầu chọn lọc,

đây là những phương thức phù hợp với quy chuẩn GPA.
f) Thành lập một tổ chức độc lập để thực thi cơ chế giải quyết khiếu nại và kiến nghị
trong đấu thầu. Đề xuất một cơ chế trao đổi thông tin với các nhà thầu không trúng
thầu và cung cấp cho họ lý do/cơ sở loại bỏ hồ sơ thầu. Đây là điều quan trọng cấu
thành một cơ chế giải quyết tranh chấp độc lập.
g) Các bước ban đầu nhằm tăng cường khuôn khổ thực thi pháp chế về đấu thầu hiện
tại, chú trọng hỗ trợ tăng cường quy định hành động trừng phạt và áp dụng các hình
phạt trong trường hợp vi phạm quy định.

Trụ cột 2: Khởi động hỗ trợ kỹ thuật và các biện pháp tăng cường năng lực của EU tại Việt
Nam

a) Phía EU nên đưa ra cam kết chắc chắn về hỗ trợ kỹ thuật trong văn kiện FTA,
kèm theo đó là các cam kết mục tiêu của chính phủ Việt Nam. Điều này sẽ hỗ trợ
xúc tiến một khuôn khổ đấu thầu mở và mục tiêu ở Việt Nam tại các cấp trung
ương, tỉnh và trực thuộc trung ương.
b) EU nên hỗ trợ nỗ lực cải tổ khuôn khổ đấu thầu hiện hành của chính phủ Việt
Nam thông qua lập một phương tiện trực tuyến tại cấp vùng. Điều này sẽ khuyến
khích cạnh tranh và tạo điều kiện phổ biến thông tin hiệu quả về cơ hội đấu thầu
cho các nhà thầu triển vọng đồng thời nâng cao tính minh bạch.
c) Thiết lập cơ chế trao đổi thông tin về các thông lệ tốt nhất và khuôn khổ đấu thầu
quốc tế và chia sẻ bài học.
d) Hỗ trợ thành lập cơ sở dữ liệu đấu thầu ở Việt Nam tại cấp trung ương và cấp
tỉnh. Khi thiếu cơ sở dữ liệu, Việt Nam sẽ không thể đưa ra các quyết định đúng
7

đắn về mở cửa các ngành nhạy cảm hoặc các ngành có thể không có lợi khi có sự
tham gia của doanh nghiệp nước ngoài.
e) Đề xuất áp dụng phương pháp quan hệ đối tác để có sự tham gia của các bên liên
quan. Đưa ra đề xuất này là do sự tham gia và niềm tin của các bên liên quan là

các phần quan trọng để tăng cường năng lực hiệu quả.
Trụ cột 3: Hỗ trợ và thúc đẩy phát triển môi trường kinh doanh cạnh tranh ở Việt Nam

Không thể nhấn mạnh thái quá vai trò của một môi trường cạnh tranh đối với cả các doanh
nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp EU đang tìm cách tiếp cận thị trường Việt Nam.
Trong bối cảnh kinh doanh quốc tế, động lực chính của năng lực cạnh tranh là môi trường kinh
doanh kinh tế vi mô có tiềm năng tăng năng suất và cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của các
doanh nghiệp. Đề xuất thúc đẩy môi trường kinh doanh cạnh tranh bao gồm các biện pháp nhằm:

a) Nâng cao tính minh bạch trong thị trường đấu thầu của Việt Nam vì điều này sẽ
giải quyết được vấn đề tham nhũng. Đề xuất tăng cấp độ minh bạch bao gồm: sử
dụng đấu thầu điện tử, xây dựng Quy tắc Ứng xử quốc gia đối với cán bộ đấu thầu
cả cấp quốc gia và cấp tỉnh vì hiện tại chưa có quy tắc nào, ngoại trừ trong các
khoản ODA viện trợ không hoàn lại. Nên có các điều khoản phạt nghiêm ngặt để
ngăn chặn phòng ngừa, các khoản phạt áp dụng cho các nhà thầu phải cao với thời
gian không được tham gia thầu lâu hơn đối với các nhà cung ứng bị liệt vào danh
sách đen.
b) Khởi xướng các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Điều này sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho nỗ lực Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế và chuyển
giao công nghệ, thúc đẩy môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn để doanh nghiệp
phát triển. Đề xuất này chú trọng sử dụng đầu tư nước ngoài thông qua Đối tác
công tư đặc biệt trong các dự án cơ sở hạ tầng và xây dựng.

Kết luận lại, phân tích này cho thấy văn kiện GPA/GPA sửa đổi được sử dụng rộng rãi trong
khuôn khổ các FTA của EU. FTA giữa EU và Việt Nam sẽ có hai tác động rộng lớn; thứ nhất,
các quy tắc về thủ tục đấu thầu sẽ nâng cao tính minh bạch, dẫn đến tăng quản trị và cạnh tranh
mà cuối cùng sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam sử dụng giá trị đồng tiền hiệu quả hơn; thứ hai, các
điều khoản về tự do hóa sẽ giảm ‘không gian chính sách’ có sẵn để sử dụng công cụ đấu thầu ưu
đãi để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước và DNNN. Tuy nhiên, các vấn đề chính mà Việt Nam
đối mặt là tự do hóa đấu thầu ở cấp chính quyền trực thuộc địa phương, tái cơ cấu DNNN, quy

định rõ ngưỡng giá trị, liệt kê các thực thể, và liệt kê phạm vi quy định hàng hóa, dịch vụ và
dịch vụ xây lắp. Đưa phần mua sắm vào khuôn khổ FTA sẽ khởi xướng cải cách chế độ đấu thầu
trong nước của Việt Nam. Các lợi ích khác cho Việt Nam bao gồm minh bạch và tăng cường
quản trị từ một thị trường đấu thầu mở. Sẽ có hệ lụy về tiếp cận thị trường và mức độ ảnh hưởng
đối với các nhà cung cấp trong nước là một vấn đề quan trọng mà Việt Nam sẽ phải xem xét
trong khi lựa chọn chính sách để đàm phán FTA với EU. Thành công của FTA đề xuất sẽ phụ
thuộc rất nhiều vào cơ chế tăng cường năng lực và hỗ trợ kỹ thuật. Thách thức đối với việc đàm
phán và thực hiện thành công là to lớn, và vì vậy sẽ cần hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và EU
cùng với sự tham gia của các bên liên quan.


8


1 Giới thiệu

Mua sắm Chính phủ (MSCP) liên quan đến quy trình mà theo đó một cơ quan nhà nước mua sắm
một sản phẩm hay dịch vụ cho việc sử dụng của chính mình. Thuật ngữ này được sử dụng hoán
đổi với mua sắm công gồm các khoản mua sắm của chính phủ, các cơ quan cung cấp dịch vụ
công ích và các doanh nghiệp nhà nước. MSCP thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi tiêu của
chính phủ, dự tính trung bình 10-15% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chiếm 1,5 nghìn tỉ đô la
Mỹ mỗi năm ở các nền kinh tế phát triển.
1
Ở các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi, mua
sắm công thực chất lớn hơn rất nhiều và dự tính có thể bằng 50% tổng sản phẩm quốc nội
(GDP).
2
Hiện nay, tự do hóa mua sắm công thuộc phạm vi có hiệu lực của Hiệp định Mua sắm
Chính phủ của WTO (GPA), đây là hiệp định nhiều bên áp dụng cho các nước thành viên của
WTO chọn tham gia là thành viên của Hiệp định này.

3
Hiệp định này hiện đang được đàm phán
và hiệp định tạm thời sẽ được kiểm định về mặt pháp lý và tùy thuộc vào kết quả nhất trí chung
về khía cạnh khác trong đàm phán Hiệp định Mua sắm Chính phủ mới, đó là các đàm phán về
mở rộng phạm vi quy định.
4
Số lượng thành viên của Hiệp định này hiện là 41, trong đó 35 thành
viên là các nước phát triển và sáu thành viên là nước đang phát triển.
5
Tiến độ đàm phán tự do
hóa mua sắm đấu thầu tại cấp đa phương hiện nay còn chậm do có hiện tượng chú trọng nhiều
hơn vào đàm phán tự do hóa mua sắm đấu thầu trong các hiệp định song phương và khu vực, chủ
yếu là các hiệp định tự do thương mại (FTA). Liên minh châu Âu đã tham gia tích cực vào đàm
phán các hiệp định song phương theo chiến lược “châu Âu toàn cầu” (2006). Ngoài các lĩnh vực
truyền thống như thuế quan, các FTA của EU tập trung vào các ‘lĩnh vực mới’ của thương mại
như mua sắm của chính phủ, đầu tư, cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ.

MUTRAP yêu cầu so sánh các điều khoản MSCP trong văn kiện FTA mà EU đã ký kết sau khi
khởi xướng chiến lược “châu Âu toàn cầu”. Các FTA đã ký kết bao gồm các FTA ký với Hàn
Quốc (2011), Châu Mỹ La tinh gồm các nước thuộc Liên minh các quốc gia Nam Mỹ như Peru
& Colombia (2010), Trung Mỹ (2010)
6
, và CARIFORUM (2008)
7
. Tất cả các FTA khác hiện


1
Ủy ban châu Âu ‘Báo cáo Hoạt động thị trường mua sắm công ở EU: Lợi ích từ việc áp dụng các Chỉ thị của EU
và Thách thức trong tương lai’ (Brussels, 2004); D Audet ‘Quy mô thị trường mua sắm của Chính phủ’ (2002) Tập

1(4) Tạp chí Ngân sách của OECD 7; Ủy ban châu Âu ‘Tạp chí Thị trường chung’ (1997) Mua sắm Công, số III, tập
2, trang 171–178; S Arrowsmith ‘Mua sắm của Chính phủ trong WTO’ Kluwer Law Int’l (2003) 3, fn. 4; A Reich
‘Văn kiện mới trong Hiệp định Mua sắm của Chính phủ: Phân tích và Đánh giá’ (2009) Tạp chí Luật Kinh tế Quốc
tế 12(4), 989–1022.
2
Kovacic, W ‘Chính sách Cạnh tranh, Bảo vệ người tiêu dùng và bất lợi kinh tế’ (2007) 25 Trường Đại học
Washington Tạp chí Luật & Chính sách 101
3
Hiệp định về Mua sắm của Chính phủ Hiệp định Marrakesh Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, Phụ lục 4.
Văn kiện hiện tại của GPA (“GPA 1994”) có trên <www.wto.org/english/docs_e/legal_e/gpr-94_01_e.htm>. Xem
thêm thông tin về Hiệp định trên: <www.wto.org/english/tratop_e/gproc_e/gp_gpa_e.htm>
4
Văn kiện GPA sửa đổi Điều IV; Báo cáo WTO của Ủy ban Mua sắm của Chính phủ trình Đại hội đồng (GPA/8)
17.10.96 § 21 GPA/W/313 ngày 16/12/2010.
5
Thành viên các nước phát triển gồm: Cộng đồng châu Âu, gồm 27 nước thành viên; Canada; Iceland; Nhật Bản;
Thụy Sĩ và Mỹ. Các nước đang phát triển là thành viên của GPA bao gồm: Aruba (thuộc Vương quốc Hà Lan),
Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc, Singapore, Israel và Đài Loan Trung Quốc.
6
Trong Hiệp định EU-Trung Mỹ, các nước Trung Mỹ là: Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, Nicaragua
và Panama.
7
Các nước CARIFORUM là đối tác trong hiệp định này bao gồm Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Belize,
Dominica, Cộng hòa Dominica, Grenada, Guyana, Haiti, Jamaica, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Saint
Kitts và Nevis, Suriname, và Trinidad và Tobago. Trong các khía cạnh khác về vấn đề phát triển, hiệp định này bao
gồm FTA về các vấn đề liên quan đến thương mại. Hiệp định EU-CARIFORUM là Hiệp định Đối tác Kinh tế
(EPA), xây dựng trên cơ sở Hiệp định Contonou trước đó (đã hết hạn năm 2007), là hiệp định giữa EU và các nước
CARIFORUM.

9


đang đàm phán là FTA với Ấn Độ, Singapore và Malaysia. EU hiện đang xúc tiến chính thức
khởi xướng đàm phán với Việt Nam. Yêu cầu:

1. Trình bày và xác định các điểm chung và khác biệt liên quan đến các điều khoản
MSCP phổ biến trong các hiệp định của EU, cụ thể là các hiệp định được EU ký kết từ
năm 2006.
2. Phân tích các hệ lụy về mặt pháp lý, kinh doanh và kinh tế của các điều khoản
nêu trên cho Việt Nam với giả thuyết là các điều khoản tương tự sẽ được tái xác lập trong
FTA dự kiến giữa EU và Việt Nam.
3. Đưa ra các khuyến nghị chính sách về cơ chế hợp tác tốt nhất giữa EU và Việt
Nam có thể đạt được.

Phương pháp luận sử dụng trong báo cáo là phương pháp định tính và các phát hiện, kết luận trong
nghiên cứu này chủ yếu đúc rút từ nghiên cứu sơ cấp và thứ cấp. Cụ thể, nghiên cứu này được thực
hiện để tìm hiểu khuôn khổ mua sắm đấu thầu của Việt Nam và tìm hiểu xem cần sự hỗ trợ nào để
xây dựng một khuôn khổ MSCP hiệu quả, nếu FTA được sử dụng như là một phương tiện để tạo
một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam mong muốn tham gia mua sắm công ở
EU. Chuyên gia có một số cuộc họp với Cục Quản lý Đấu thầu, cơ quan chính phủ đầu mối (thuộc
Bộ Kế hoạch Đầu tư) chịu trách nhiệm về dự thảo pháp luật mua sắm đấu thầu và giám sát các thủ
tục mua sắm công ở Việt Nam cũng như các đối tác liên quan khác. Nghiên cứu này rà soát các
văn bản pháp luật liên quan, văn kiện chính sách và tài liệu về chính sách, các thông lệ mua sắm
đấu thầu của Việt Nam được đưa vào báo cáo này.

Cấu trúc báo cáo như sau:

Phần 2 trình bày tổng quan về GPA của WTO và ý kiến nhận xét về các điều khoản liên quan
trong các hiệp định song phương của EU được ký kết theo chiến lược “châu Âu toàn cầu”. Phần
này phân tích chi tiết các nghĩa vụ MSCP của các đối tác trong FTA, trình bày điểm tương đồng
và khác biệt cũng như cung cấp thông tin liên quan đến sự tồn tại của các điều khoản cơ bản phổ

biến trong tất cả các hiệp định.

Phần 3 trình bày kỹ về pháp luật MSCP ở Việt Nam và đưa ra phân tích khuôn khổ mua sắm đấu
thầu hiện hành. Phần này so sánh FTA của EU với khuôn khổ đấu thầu của Việt Nam, đồng thời
đánh giá hệ lụy của việc đưa các điều khoản MSCP trong FTA vào hệ thống pháp luật ở Việt
Nam với giả định rằng các điều khoản tương tự sẽ lại được đưa vào hiệp định EU dự kiến với
Việt Nam. Phân tích định tính các hệ lụy về kinh tế và kinh doanh của các nghĩa vụ đó của Việt
Nam, bao gồm chi phí và lợi ích.

Phần 4 đưa ra các khuyến nghị về cơ chế hợp tác hiệu quả nhất giữa EU và Việt Nam để đạt mục
tiêu chung về tự do hóa công của hai bên. Phần này trình bày các cuộc phỏng vấn với các bên
liên quan và các đề xuất cải cách trên cơ sở cách tiếp cận theo trụ cột để vạch ra các bước tiếp
theo cho Việt Nam nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh và hiệu quả cho tất cả
các công ty.

10


2 So sánh giữa các điều khoản MSCP trong các FTA của EU

2.1 Tổng quan về Hiệp định Mua sắm Chính phủ của WTO

Hiện nay, tự do hóa mua sắm công thuộc Hiệp định về Mua sắm Chính phủ (GPA) của WTO,
một hiệp định nhiều bên áp dụng cho các nước thành viên của WTO lựa chọn tham gia Hiệp định
này.
8
Hiệp định này thiết lập khuôn khổ thống nhất về quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết liên
quan đến luật quốc gia, quy định, thủ tục và thông lệ về mua sắm của chính phủ của các bên.
Hầu hết các bên tham gia GPA là các nước rất phát triển và có rất ít các nước đang phát triển
tham gia.

9
Không phân biệt đối xử là một nguyên tắc quan trọng của GPA. Đối với tất cả các
khoản mua sắm được điều chỉnh trong Hiệp định này, các bên ký kết GPA được yêu cầu đối xử
đối với các hàng hóa, dịch vụ và các nhà cung cấp của bên ký kết kia của Hiệp định “không kém
thuận lợi hơn” so với cách đối xử đối với hàng hóa, dịch vụ và các nhà cung cấp của nước họ.
10

Ngoài ra, các bên ký kết có thể không phân biệt đối xử đối với hàng hóa, dịch vụ và các nhà
cung cấp của các bên ký kết khác.
11
Đồng thời, mỗi bên ký kết được yêu cầu đảm bảo rằng các
thực thể của họ không đối xử khác biệt các nhà cung ứng trong nước trên cơ sở quyền sở hữu
hay tính trực thuộc nước ngoài nhiều hay ít, cũng như đảm bảo rằng các thực thể của họ không
phân biệt đối xử đối với các nhà cung cấp nội địa với lý do là hàng hóa hay dịch vụ của các nhà
cung cấp nội địa trên được sản xuất trong lãnh thổ của bên ký kết khác.
12


Hộp 1. Cấu trúc các biểu phạm vi điều chỉnh của GPA (các Phụ lục của Phụ chương I)

Đối với mỗi bên ký kết, Phụ chương I được chia thành năm Phụ lục quy định các thực thể chính quyền trung ương
được điều chỉnh trong Hiệp định; thực thể trực thuộc trung ương; các thực thể được điều chỉnh ‘khác’ (ví dụ các cơ
quan cung cấp dịch vụ công); phạm vi điều chỉnh dịch vụ; và phạm vi điều chỉnh các dịch vụ xây lắp. Các Phụ lục
cũng quy định rõ các ngưỡng giá trị mà nếu vượt ngưỡng đó thì các khoản mua sắm đấu thầu riêng rẽ sẽ chịu sự
điều chỉnh của các nguyên tắc trong GPA. Ngoài ra, Phụ lục của hầu hết các bên đều có phần Ghi chú chung để việc
áp dụng Hiệp định có đủ hiệu lực. Hàng hóa được điều chỉnh nếu được đấu thầu bởi một thực thể trong phạm vi điều
chỉnh và không bị loại trừ trong trường hợp đặc biệt. Các bên, về nguyên tắc, được tự do lựa chọn phương pháp
chung hay phương pháp liệt kê danh mục, và nếu trong trường hợp phương pháp liệt kê theo danh mục, thì các bên
có thể tự do áp dụng phương pháp chọn – cho và phương pháp chọn-bỏ.


Phụ lục 1 Các thực thể trung ương
Phụ lục 2 Các thực thể trực thuộc trung ương
Phụ lục 3 Các thực thể khác
Phụ lục 4 Dịch vụ
Phụ lục 5 Dịch vụ xây lắp
Ghi chú chung
Nguồn: WTO
13




8
Xem GPA, ghi chú số 3.
9
Đài Bắc, Trung Quốc là bên ký kết mới đây nhất của Hiệp định Mua sắm Chính phủ của WTO năm 2009. Các
nước đang phát triển khác là thành viên của GPA bao gồm: Aruba (thuộc Vương quốc Hà Lan), Hông Kong (Trung
Quốc), Hàn Quốc, Singapore và Israel, hầu hết các nước là nước phát triển chứ không phải là ‘các nước đang phát
triển’. Đồng thời, sau khi gia nhập EU, một số nước Đông Âu và Địa Trung Hải, vốn được coi là nước đang phát
triển, cũng tham gia GPA: Bulgaria, Cyprus, Czech Republic, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Malta, Poland,
Romania, Slovakia và Slovenia.
10
Xem GPA, ghi chú số 3, Điều III: 1(a).
11
Xem GPA, ghi chú số 3, Điều III: 1(b).
12
Xem GPA, ghi chú số 3, Điều III: 2.
13
Xem WTO ‘Tổng quan Nhận thức về GPA’. Xem thêm thông tin
<


11

Về cơ bản, Hiệp định này không áp dụng đối với tất cả các gói thầu của các Bên, điều này có
nghĩa là nghĩa vụ của Hiệp định chỉ áp dụng cho các gói thầu của các thực thể mời thầu mà được
mỗi Bên liệt kê trong các Phụ lục thuộc Phụ chương I. Phạm vi quy định được xác định trong các
phụ lục của Hiệp định theo bốn chỉ số sau: giá trị gói thầu mà chỉ có các hợp đồng vượt ngưỡng
nhất định mới nằm trong phạm vi quy định; đặc điểm của cơ quan mời thầu tức là chỉ có những
cơ quan được các Bên liệt kê trong phụ lục; loại hàng hóa và sản phẩm; và, xuất xứ hàng hóa và
dịch vụ của những nước trong danh mục nước thành viên của GPA trong phạm vi quy định.

Theo GPA, tất cả các Bên thông qua một ngưỡng chung là SDR 130,000 (Quyền Rút vốn Đặc
biệt) đối với hàng hóa và dịch vụ của các thực thể thuộc Phụ lục 1. Phần lớn các Bên thông qua
các ngưỡng là SDR 200,000 đối với các thực thể thuộc Phụ lục 2 và SDR 400,000 đối với các
thực thể thuộc Phụ lục 3 mặc dù có nhiều mức áp dụng khác. Đối với dịch vụ xây lắp, phần lớn
các Bên thông qua ngưỡng SDR 5,000,000, khá cao so với hàng hóa và dịch vụ. Tất cả hàng hóa
đấu thầu vượt ngưỡng quy định đều được điều chỉnh trong GPA, trừ phi một Bên được đảm bảo
ngoại trừ trong quá trình đàm phán Hiệp định này. Những ngưỡng trên khác nhau khá nhiều giữa
các nước trong các hiệp định song phương với ngưỡng thường là cao hơn được áp dụng cho các
nước không tham gia GPA.

2.2 Tổng quan các FTA của EU

Bảng 1 tóm tắt các điều khoản đấu thầu trong các hiệp định khu vực còn hiệu lực giữa EU và các
nước khác.

Bảng 1
Hiệp định
Loại hiệp định
Ngày có

hiệu lực
Mục tiêu MSCP
Các cam kết đã
thực hiện
EU-Cộng đồng
Caribbe
(EU- CARIFORUM)
Hiệp định Đối tác
Kinh tế
14

08/11
Tự do hóa thị trường
đấu thầu khu vực
WTO +
EU-Mỹ Latinh
Hiệp định Hợp tác
15

10/1
Mở cửa thị trường
MSCP hiệu quả và trên
cơ sở có đi có lại của
các bên ký kết
WTO +
EU-Trung Mỹ
Hiệp định Hợp tác
16

10/5

Mở cửa dần các thị
trường mua sắm đấu
thầu liên quan một cách
hiệu quả, trên cơ sở có
đi có lại.
WTO +
EU-Hàn Quốc
FTA
11/7
Tự do hóa
WTO bổ sung
Nguồn: Tác giả tổng hợp




14
Hiệp định Đối tác Kinh tế (EPA) hướng tới giới thiệu quan hệ thương mại không trên cơ sở có đi có lại phù hợp
với hướng dẫn của WTO và nhằm xóa nghèo ở CARIFORUM, thúc đẩy hội nhập khu vực, hợp tác kinh tế và thúc
đẩy hội nhập của nhóm này dần dần vào kinh tế thế giới.
15
Hiệp định Hợp tác này gồm ba trụ cột: đối thoại chính trị, các chương trình hợp tác phát triển và một FTA. Hiệp
định thương mại này đem lại tự do hóa hàng hóa và dịch vụ tiệm tiến và trên cơ sở có đi có lại thông qua FTA phù
hợp với các quy tắc và nghĩa vụ của WTO, và xây dựng các nguyên tắc chung trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến
thương mại.
16
Nt.

12


Phân tích các hiệp định đã ký kết cho thấy rằng trong hầu hết các trường hợp, các điều khoản
FTA rất phù hợp với văn kiện GPA sửa đổi, cụ thể là các hiệp định EUCA và EULA rất tương tự
với các cam kết GPA. Các hiệp định có các cam kết kiểu GPA được phân loại là các điều khoản
WTO- cộng (Bảng 1). Các hiệp định đó chủ yếu có tính cầu tiến, nhằm tự do hóa dần thông qua
đối xử quốc gia và/hoặc không phân biệt đối xử, công bố pháp luật trên mạng internet, và quy
định rõ các chế độ đấu thầu.
17
Tuy nhiên, nội dung của các cam kết và phạm vi điều chỉnh khác
nhau giữa các hiệp định tùy thuộc số lượng các yếu tố, bao gồm trình độ phát triển của các đối
tác và các ngành mà có thể hiệp định sẽ tạo ra thách thức cạnh tranh.
18
Tuy nhiên, FTA giữa EU-
Hàn Quốc, gồm những điều khoản WTO bổ sung. Những cam kết này bổ sung thêm cho những
cam kết của Hàn Quốc trong GPA và bao gồm các nghĩa vụ xây dựng – kinh doanh – chuyển
giao (BOT) mà hiện chưa được điều chỉnh trong GPA của WTO.
19


2.2.1 Các cam kết về phạm vi quy định và thực thể

Phần này mô tả các điều khoản MSCP trong các FTA của EU, thảo luận các điều khoản này
trong mối quan hệ với GPA của WTO, tập trung cụ thể vào các hiệp định đã được EU ký kết sau
khi khởi xướng chiến lược “châu Âu toàn cầu”. Bảng 2 trình bày tổng quan các cam kết về phạm
vi điều chỉnh của các Bên và đưa ra nhận xét về các điều khoản MSCP.

Bảng 2: Tổng quan về các thực thể và mua sắm đấu thầu được điều chỉnh trong các FTA của EU

Hiệp định
Phạm vi quy định hàng hóa và dịch vụ
Phạm vi quy định các thực thể

BOT
Ưu đãi

Hàng
hóa
Dịch vụ
Dịch vụ xây
lắp
Chính
quyền trung
ương
Chính quyền
trực thuộc
trung ương
Thực thể
khác
WTO GPA






X
X
EU-
CARIFORUM





X
X
X
X
EU-Trung Mỹ






X
MSME*
EU- Mỹ Latinh






X
MSME*
EU-Hàn Quốc








20

X
Nguồn: Tác giả tổng hợp
* Sửa đổi theo tham vấn với các bên


Đánh giá các hiệp định giữa EU- Hàn Quốc, EU- Mỹ Latinh, EU- Trung Mỹ và EUCAR cho
thấy các cam kết về phạm vi quy định được nêu chi tiết và các ngoại lệ được liệt kê trong văn
kiện. Phạm vi quy định các thực thể, tất cả các FTA, ngoại trừ EUCAR, gồm chính quyền trung
ương, cơ quan trực thuộc trung ương và các thực thể khác. Trong hiệp định EU- Hàn Quốc, mà
cả EU và Hàn Quốc đều là thành viên của GPA, danh sách các thực thể được quy định trong
FTA toàn diện và phạm vi của các cam kết song phương tương đương với các nghĩa vụ trong
GPA của WTO. Theo FTA giữa EU và Hàn Quốc, phạm vi quy định thậm chí còn không chỉ


17
Sách hướng dẫn Bruegel ‘Hậu WTO: Phân tích các hiệp định thương mại ưu đãi của EU và Mỹ,’ (2009) tập VII,
14
18
Ahearn, R.J ‘Các hiệp định thương mại ưu đãi của châu Âu: Hiện trạng, nội dung và hệ lụy’ (2011) Báo cáo
Nghiên cứu cho Nghị viện, 7-5700.
19
Trong hiệp định này, hợp đồng BOT được xác định là “bất cứ thỏa thuận hợp đồng nào mà có mục đích chính là
cung cấp xây dựng hay đại tu cơ sở hạ tầng, nhà máy, tòa nhà, các cơ sở, hay các công trình khác của chính phủ và
theo thỏa thuận đó, xem xét để nhà cung cấp thực hiện các thỏa thuận theo hợp đồng, bên mời thầu trao cho nhà
cung cấp trong một khoảng thời hạn nhất định, quyền sở hữu tạm thời hay quyền kiểm soát và hoạt động và yêu cầu
thanh toán sử dụng các công trình trong thời hạn của hợp đồng.”
20

FTA giữa EU và Hàn Quốc, Phụ lục 9

13

dừng lại ở dịch vụ xây lắp, dịch vụ và hàng hóa thông thường, mà bao gồm các chính quyền địa
phương ở thành phố Seoul, Busan, Incheon và Gyonggi-do theo cam kết BOT.
21


Phạm vi quy định: Về các hiệp định EUCAR, EULA và EUCA, không nước đối tác nào là
thành viên của GPA. Phạm vi hàng hóa, dịch vụ và dịch vụ xây lắp cũng như các thực thể được
nêu trong các Phụ lục của Hiệp định. Phạm vi được EU thông báo lên WTO với tư cách là bên ký
kết của GPA được áp dụng. Phạm vi hàng hóa và dịch vụ của các nước đối tác FTA trong các hiệp
định EUCAR, EULA và EUCA tuân theo khuôn khổ phạm vi liệt kê trong GPA của WTO.
Phương pháp liệt kê các thực thể được điều chỉnh phù hợp với GPA, danh mục có tính toàn diện và
nêu chi tiết hàng hóa và dịch vụ của những thực thể cụ thể này theo phương pháp liệt kê chọn cho.
Nhưng dịch vụ của các thực thể này được liệt kê theo phương pháp chọn bỏ. Đặc điểm đặc thù của
hiệp định EULA, không thấy trong các hiệp định được xem xét khác, là chia nhỏ các danh sách
trên thành danh sách A và B (trong trường hợp với Panama có cả danh sách C) đối với phụ lục 3,
phụ lục về các thực thể khác được áp nhiều ngưỡng giá trị khác nhau. Ngoài ra, trong cùng một
hiệp định, EU cũng chia nhỏ các thực thể của mình trong Phụ lục 2 thành các bên ký kết hợp đồng
địa phương/khu vực và các cơ quan được điều chỉnh theo luật công – một đặc thù khác so với các
hiệp định khác đang được phân tích.

Ngưỡng giá trị: tìm hiểu chung cho thấy các FTA trong nghiên cứu áp dụng các cách đa dạng để
xác định các giá trị này. Điều quan trọng cần lưu ý là trong phụ lục của các hiệp định trên thực
tế, các ngưỡng giá trị được nêu chi tiết trong các tiêu đề khác nhau tùy theo các hiệp định khác
nhau, ví dụ nội dung trong Phụ lục 1 của hiệp định EUKOR được liệt kê trong một phần nhỏ của
hiệp định EUCA.


Trong Phụ lục 1, trong trung hạn đến dài hạn, tất cả các bên cam kết tuân theo các ngưỡng giá trị
của GPA ngoại trừ trường hợp CARIFORUM xác định ngưỡng giá trị cao hơn nhằm đảm bảo
điều chỉnh cả các hợp đồng quan trọng về mặt kinh tế, đồng thời giảm thiểu chi phí tuân thủ bằng
việc loại trừ nhiều hợp đồng giá trị nhỏ hơn gây mất nhiều thời gian và chi phí để tuân thủ các
chi tiết thủ tục. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng cho đến thời gian ngay sau khi thực thi hiệp định, theo
hiệp định EUCA, các nước El Salvador, Guatemala, Nicaragua và Honduras đề nghị hạ từ
ngưỡng giá trị cao hơn xuống ngưỡng giá trị GPA trong các giai đoạn nhất định.

Trong Phụ lục 2, hiệp định EUCA gồm một ngưỡng giá trị cao hơn ngưỡng giá trị của GPA
ngoại trừ các cơ quan EU được điều chỉnh theo luật công có ngưỡng giá trị là SDR 200,000
(Quyền Rút vốn Đặc biệt). Hiệp định EULA một lần nữa tuân theo ngưỡng giá trị phổ biến của
GPA dành cho chính quyền trực thuộc cấp trung ương.

Phụ lục 3 cho thấy các ngưỡng giá trị GPA ngày càng được tuân thủ. Điều này đặc biệt phù hợp
với hiệp định EUCA trong phần dịch vụ xây lắp khi ngưỡng dịch vụ được chia thành hai hạng
mục, điều này có nghĩa là ngưỡng giá trị áp dụng cho một thực thể phụ thuộc vào việc thực thể
đó nằm trong danh mục nào. Phân tích ngưỡng cho thấy Danh sách A và B của tất cả các nước
(tính đến yếu tố lạm phát) được liệt kê theo cách thức là Danh sách B phù hợp với ngưỡng giá trị
của GPA đối với hàng hóa và dịch vụ còn Danh sách A chỉ áp dụng một nửa ngưỡng giá trị của
GPA.
22
Tuy vậy, các nước như Guatemala tận dụng phương pháp cho phép họ dần tiến tới giá trị
của GPA. Theo hiệp định EUKOR (EU với Hàn Quốc) đã tăng ngưỡng đấu thầu dịch vụ xây lắp
lên SDR 15,000,000. Một vấn đề nên lưu ý rằng EU chỉ cam kết duy trì các ngưỡng giá trị phù
hợp với GPA.


21
Nt. Điều 9: 2 của hiệp định nêu, ‘Mua sắm trong chương này sẽ là tất cả mua sắm trong các Phụ lục của mỗi Bên
ký kết GPA 1994 và bất kỳ ghi chú nào kèm theo, bao gồm sửa đổi và thay thế’.

22
Trong trường hợp Panama, bao gồm A, B và C.

14


2.2.2 Các cam kết về đấu thầu

Một đặc điểm chung của tất cả các hiệp định này là nếu Bên kia không phải là bên ký kết GPA,
thì sẽ chú trọng vào các thủ tục đấu thầu. Trong bối cảnh các hiệp định được phân tích, các thủ
tục này nhằm đảm bảo mở cửa cho phép tiếp cận gói thầu và tạo cơ hội công bằng cho tất cả các
nhà cung ứng trong nước cũng như của EU, và các nhà cung ứng cạnh tranh tham gia các hợp
đồng của chính phủ. Trước khi thực hiện quy trình đấu thầu trên thực tế, các nước đối tác được
yêu cầu công bố mời tham gia với hình thức là thông báo mời thầu trên một ấn phẩm mà công
chúng có thể tiếp cận như quy định trong văn kiện FTA. Mục đích của biện pháp này là thông tin
cho tất cả các nhà cung cấp quan tâm về cơ hội đấu thầu và các nghi vấn liên quan đến đấu thầu.
Đối với các hiệp định EULA, EUCA và EU-CARIFORUM, Chương về mua sắm công quy định
các hướng dẫn sâu rộng về một loạt các vấn đề như quy định công bố thông báo mời thầu bao
gồm thông tin về lịch đấu thầu đã lên kế hoạch và dự định cũng như thủ tục đấu thầu. Bên mời
thầu cung cấp tất cả thông tin cần thiết liên quan đến gói thầu để tạo điều kiện cho các nhà cung
cấp tiềm năng nộp hồ sơ dự thầu đáp ứng đúng yêu cầu, bao gồm thông tin cần được công bố
trong thông báo mời thầu và các thông tin quan trọng khác, ví dụ các yêu cầu về kinh tế và kỹ
thuật. Ví dụ, trong hiệp định EUCA, có các hướng dẫn chi tiết về công bố điều kiện dự thầu, tính
chất thầu, năng lực của nhà cung cấp, chỉ dẫn kỹ thuật và các tiêu chí trao thầu.
23
Về cơ bản, các
hướng dẫn chi tiết về năng lực của nhà cung cấp chủ yếu nhằm tránh bất kỳ phân biệt đối xử nào
giữa nhà cung cấp trong nước và nước ngoài. Không chỉ là tránh phân biệt đối xử căn cứ vào
xuất xứ địa lý của nhà cung cấp mà cả đặc điểm kỹ thuật như trong hiệp định EUCA:


“Khi mô tả đặc điểm kỹ thuật của hàng hóa và dịch vụ được đấu thầu, Bên mời thầu khi phù
hợp, sẽ:

a) Xác định đặc điểm kỹ thuật liên quan đến các yêu cầu về hiệu suất và vận hành, chứ
không phải đặc điểm thiết kế hay mô tả; và
b) Các đặc điểm kỹ thuật dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế, nếu có; nếu không thì trên
cơ sở các quy định kỹ thuật quốc gia, các tiêu chuẩn quốc gia được công nhận hoặc xây
dựng các quy tắc.”
24


Ví dụ khác là hiệp định EU-CARIFORUM quy định “bên mời thầu sẽ đảm bảo các đặc điểm kỹ
thuật đã hay dự định áp dụng [ ] được nêu trong thông báo, hồ sơ mời thầu”.
25
Trên hết, các
hiệp định này cũng đưa ra các hướng dẫn khá chi tiết cho các bên mời thầu của các Bên ký kết để
thực hiện đấu thầu thông qua đàm phán trong trường hợp ý định đàm phán đã được nêu trước đó
trong thông báo mời thầu và các điều khoản quy định trong các hiệp định này.
26


FTA của EUKOR tái khẳng định các cam kết về thủ tục đấu thầu trong điều 9 (1) là: “Đối với tất
cả các mua sắm được điều chỉnh trong chương này, các Bên sẽ áp dụng văn kiện GPA sửa đổi đã
thống nhất”.

Bảng 3 quy định chi tiết cam kết của các đối tác FTA.



23

Hiệp định EUCA, Điều 212 – 222.
24
Nt, Điều 216 : 2.
25
EU-CARIFORUM EPA, Điều 173
26
Các ví dụ điều khoản bao gồm ‘trong trường hợp bản đánh giá cho thấy không có nhà thầu nào có lợi thế rõ ràng
nhất xét theo các tiêu chí đánh giá cụ thể nêu trong các thông báo hay hồ sơ mời thầu’ EUCA Điều 219.1b)

15

Bảng 3: Các cam kết đấu thầu trong FTAs
Hiệp định
Cam kết của các bên


Năng lực nhà
cung cấp
Phương
pháp đấu
thầu
27

Thời hạn

Kiến nghị,
khiếu nại
trong đấu
thầu


Giải quyết
tranh chấp

Minh bạch

Mua sắm qua
mạng

EU-CARIFORUM





28


X
EU-Trung Mỹ





29


30



EU-Mỹ Latinh





31


32


EU-Hàn Quốc





33



Nguồn: Tác giả tổng hợp


2.2.2.1 Năng lực nhà cung cấp

FTA của EUCA có điều khoản duy trì ‘một danh sách các nhà cung cấp, với điều kiện một thông
báo mời các nhà cung cấp quan tâm đăng ký tham gia vào danh sách này được công bố hàng
năm’.

34
Một ví dụ khác về năng lực của nhà cung cấp trong FTA của EULA là trong Điều 180
gồm nghĩa vụ rất phù hợp với văn kiện GPA sửa đổi dưới đây.

“1. Bên mời thầu duy trì một danh sách sử dụng nhiều lần về các nhà cung cấp, với điều
kiện là một thông báo mời các nhà cung cấp quan tâm đăng ký để được vào danh sách
được công bố hàng năm, và khi công bố bằng phương tiện điện tử, thì phải được liên tục
đăng trên phương tiện có sẵn phù hợp liệt kê trong Phụ chương III. Một thông báo như
trên sẽ bao gồm thông tin theo quy định tại Phụ chương V.
2. Dù đoạn 1, trong trường hợp danh sách sử dụng nhiều lần có hiệu lực trong ba năm
hay ít hơn, bên mời thầu có thể công bố một thông báo đề cập trong đoạn trên chỉ một
lần, khi bắt đầu danh sách trên có hiệu lực, với điều kiện là thông báo trên nêu thời hạn
có hiệu lực và không có thêm thông báo nào được công bố nữa.
3. Bên mời thầu sẽ cho phép các nhà cung cấp đăng ký vào bất kỳ thời điểm nào để được
tham gia vào danh sách sử dụng nhiều lần và sẽ đưa vào danh sách tất cả các nhà cung
cấp đủ điều kiện trong khoảng thời gian ngắn hợp lý”.

2.2.2.2 Các hình thức đấu thầu

Các hình thức đấu thầu chính được các nước đối tác cam kết trong các hiệp định là đấu thầu rộng
rãi, chọn lọc và hạn chế. Liên quan đến hình thức đấu thầu, các điều kiện đấu thầu phù hợp với
văn kiện GPA sửa đổi.

Theo thủ tục đấu thầu rộng rãi, tất cả các nhà cung cấp quan tâm có thể nộp hồ sơ dự thầu.
Theo thủ tục đấu thầu chọn lọc chỉ những nhà thầu nào được bên mời thầu mời mới có thể nộp
hồ sơ dự thầu. Văn kiện quy định rằng bất cứ nhà cung cấp nào đáp ứng điều kiện phải được
công nhận là nhà cung cấp “trừ phi bên mời thầu nêu trong thông báo về đấu thầu dự kiến bất cứ


27

Các phương thức đấu thầu rộng rãi, chọn lọc và hạn chế
28
Chi tiết hướng dẫn trong phần III của Hiệp định EUCARIFORUM
29
Chi tiết hướng dẫn – Mục X
30
Hiệp định hợp tác EUCA, Mục 12
31
Chi tiết hướng dẫn – Mục XII, EULA FTA
32
EULA FTA, Mục X
33
EUKOR FTA, Chương 14 và Phụ lục 14
34
Hiệp định EUCA, Điều 215: 4

16

hạn chế nào về số lượng nhà cung cấp được phép đấu thầu và tiêu chí lựa chọn số lượng hạn chế
các nhà cung cấp’. Liên quan đến vấn đề này, Điều V 3 (a) trong GPA: đề cập cụ thể rằng các
nhà cung cấp phải thỏa mãn các yêu cầu nhất định do cơ quan mời thầu đưa ra và ‘các thủ tục mà
theo đó [ ] các nhà cung cấp được bên mời thầu mời có thể nộp hồ sơ’. Ngoài ra, Văn kiện
cũng quy định các bên mời thầu phải mời các nhà thầu trong số lượng nhiều nhất các nhà cung
cấp và luôn duy trì một danh sách các nhà cung cấp đạt điều kiện.
35


Về đấu thầu hạn chế, văn kiện của các hiệp định tuân theo văn kiện GPA sửa đổi và cho phép
sử dụng đấu thầu hạn chế chỉ trong các trường hợp đặc biệt để không hạn chế cạnh tranh. Một ví
dụ là Điều 220 của FTA của EUCA trình bày điểm này bằng ngôn từ chuẩn nhất:


“Miễn là thủ tục đấu thầu không dùng để lẩn tránh cạnh tranh hoặc để bảo vệ các nhà cung cấp
trong nước, bên mời thầu có thể trao hợp đồng thông qua đấu thầu hạn chế hoặc các thủ tục đấu
thầu tương đương khác trong các trường hợp sau đây:

(a) trong trường hợp,
(i) không hồ sơ dự thầu nào được nộp, hoặc không có nhà cung cấp nào tham
dự;
(ii) không hồ sơ dự thầu nào tuân thủ các yêu cầu thiết yếu của hồ sơ mời thầu
được nộp;
(iii) không nhà cung cấp nào thỏa mãn các điều kiện tham gia; hoặc
(iv) Hồ sơ dự thầu được nộp đã thông thầu; miễn là các yêu cầu của hồ sơ thầu
không được sửa đổi nhiều.”

Đàm phán: Các văn kiện FTA cho phép các thực thể tổ chức đàm phán với các nhà cung cấp dự
thầu, miễn là trong thông báo mời thầu ban đầu hay đánh giá thầu cho thấy có thể tổ chức đàm
phán. Đánh giá với trách nhiệm cao nhất nên được tuân thủ để không nhà thầu nào có lợi thế
nhất và tuân theo các biện pháp phòng ngừa nhằm đảm bảo các đàm phán đó không phân biệt đối
xử giữa các nhà cung cấp. Như nêu trong hiệp định EUCA trong điều 219: 2:

“Bên mời thầu sẽ:
a) Đảm bảo rằng việc loại bỏ nhà cung cấp tham gia đàm phán được thực hiện tuân
theo các tiêu chí đánh giá nêu trong thông báo hoặc hồ sơ mời thầu; và
b) Nếu đàm phán kết thúc, đưa ra một thời hạn chung cho các nhà cung cấp còn lại
để nộp bất cứ hồ sơ dự thầu mới hay sửa đổi nào.”


2.2.2.3 Thời hạn

Văn kiện GPA sửa đổi quy định rằng “Bên mời thầu sẽ, theo nhu cầu hợp lý của mình, cho các

nhà cung cấp đủ thời gian để chuẩn bị và trình yêu cầu tham gia và các hồ sơ dự thầu đáp ứng
các yêu cầu của hồ sơ mời thầu ”
36
Cũng theo mạch này, các văn kiện FTA như EUCA quy
định các điều khoản cho phép nhà cung cấp nước ngoài đủ thời gian để chuẩn bị và nộp hồ sơ dự
thầu để tham gia đấu thầu.
37
Một ví dụ khác là EULA FTA liệt kê các quy tắc chi tiết về thời hạn
trong Phụ lục 6 của Phụ lục XII quy định chi tiết về thời gian nộp yêu cầu tham dự trong trường
hợp đấu thầu chọn lọc, nếu sử dụng danh sách các nhà cung cấp, giảm thời hạn trong các trường
hợp đặc biệt, và giảm thời hạn trong trường hợp đấu thầu điện tử.


35
Văn kiện GPA sửa đổi, ghi chú số 4, Điều XIII
36
Văn kiện GPA sửa đổi, ghi chú 4, Điều XI
37
Hiệp định EUCA, Điều 177 – 187

17


2.2.2.4 Các tiêu chí trao thầu

Chỉ có hồ sơ dự thầu tuân thủ các yêu cầu thiết yếu trong thông báo mời thầu hay hồ sơ mời thầu
và là của nhà thầu tuân thủ với các điều kiện tham gia thì có thể được xem xét trao thầu. Các văn
kiện FTA đề cập cụ thể là các bên mời thầu có nghĩa vụ trao thầu cho nhà thầu được xác định là
có đầy đủ năng lực thực hiện hợp đồng và có hồ sơ dự thầu chi phí thấp nhất hoặc hồ sơ dự
thầu được xác định là lợi thế nhất. Các quy định trên phù hợp với văn kiện GPA sửa đổi,

38
về
các tiêu chí đánh giá cụ thể nêu trong thông báo hay hồ sơ mời thầu.

2.2.3 Chế tài pháp luật

Quy trình rà soát trong nước và giải quyết tranh chấp được đưa từ văn kiện GPA và GPA sửa đổi
vào FTA.

2.2.3.1 Giải quyết kiến nghị, khiếu nại trong đấu thầu và rà soát trong nước

Tất cả các FTA quy định thủ tục rà soát không phân biệt đối xử, và toàn diện nhằm tạo điều kiện
cho các nhà cung cấp được giải quyết kiến nghị, khiếu nại trong đấu thầu trong trường hợp vi
phạm luật lệ. Mức độ quy định khác nhau giữa các hiệp định khác nhau. Tất cả các FTA không
có ngoại lệ nào quy định về việc thành lập một cơ quan quản lý công bằng vô tư để rà soát kiến
nghị, khiếu nại các gói thầu.

Cụ thể, các hiệp định EUCA và EULA quy định chi tiết và cung cấp thông tin về các hình thức
giải quyết kiến nghị, khiếu nại trong đấu thầu.
39
Mặt khác, EU-CARIFORUM khá mơ hồ và
không quy định thời hạn chính xác nộp kiến nghị, khiếu nại và các điều khoản liên quan quy
định: ‘[ ] khi cơ sở kiến nghị, khiếu nại được làm rõ và hợp lý thì có thể trở thành nhà cung
cấp’.
40
Ngoài ra, hiệp định không quy định các biện pháp cụ thể phải thực hiện để sửa chữa các
vi phạm và bồi thường cho bên bị vi phạm.
41



2.2.3.2 Giải quyết tranh chấp

Tất cả các FTA, không có ngoại lệ, đều có các điều khoản về giải quyết tranh chấp để xử lý các
tranh chấp phát sinh giữa các bên trong các chương riêng (Mục X trong hiệp định EUCA; Mục
XII như là một chương tự đặt tiêu đề và Mục VI trong EULA; chương 14 và Phụ lục 14 trong
EUKOR).

Trong FTA của EUKOR, Chương 14 và Phụ lục 14 trình bày phạm vi mở rộng và đi sâu vào chi
tiết với mục tiêu nhằm phòng tránh và giải quyết bất cứ tranh chấp nào giữa các Bên, áp dụng
tinh thần hợp tác của Hiệp định này và nếu có thể đi đến một giải pháp mà các bên đều nhất trí.
42


Vấn đề về xử lý tố tụng trọng tài và hiệp định EUCA đã đạt được quy định này khi có các điều
khoản chi tiết về các biện pháp chế tài tạm thời.
43




38
Văn kiện GPA sửa đổi, ghi chú 4, Điều VIII: 1
39
Hiệp định EULA, Điều 190; Hiệp định EUCA, Điều 225
40
EU-CARIFORUM EPA Điều 179
41
Nt, Điều 179 : 4
42
EUKOR FTA, Điều 14 : 1

43
Hiệp định EUCA , Điều 317

18

Tương tự, hiệp định EUCA quy định giải quyết tranh chấp trong Mục XII một cách ngắn gọn
nhưng lại quy định vấn đề này trong một phần mở rộng trong Mục X của hiệp định, dựa trên
phương thức giải quyết tranh chấp nhằm tránh giải quyết bất cứ tranh chấp giữa các bên về cách
diễn giải hay áp dụng phần 4 của Hiệp định này.
44


Hiệp định Đối tác kinh tế (EPA) giữa EU-CARIFORUM quy định hướng dẫn giải quyết tranh
chấp trong phần III của Hiệp định.
45
Cơ chế giải quyết tranh chấp áp dụng đối với bất cứ tranh
chấp nào liên quan đến cách diễn giải và áp dụng EPA.
46
Các điều khoản liệt kê chi tiết hướng
dẫn các hình thức đệ trình yêu cầu tham vấn sau khi thành lập ban trọng tài và thủ tục trong
trường hợp tranh chấp không được giải quyết hay phán quyết không được tuân thủ.
47
Phân tích
hiệp định EU-CARIFORUM cho thấy tính hiệu lực của các điều khoản bị suy giảm do khuôn
khổ kiến nghị, khiếu nại thầu yếu và không rõ ràng.
48


2.2.4 Các cam kết bổ sung


2.2.4.1 Mua sắm qua mạng

Tất cả các FTAs, ngoại trừ hiệp định EU-CARIFORUM, đề cập cụ thể đến mua sắm qua mạng
và đấu thầu qua mạng. Ví dụ, hiệp định EUCA đặc biệt nhấn mạnh sử dụng đấu thầu mua sắm
qua mạng: “ thực thể sẽ cung cấp cho mỗi bên tham gia phương pháp đánh giá tự động dựa
trên tiêu chí nêu trong hồ sơ mời thầu, kết quả đánh giá ban đầu bất cứ yếu tố nào của hồ sơ dự
thầu trong trường hợp hợp đồng được trao trên cơ sở hồ sơ dự thầu lợi thế nhất và bất cứ thông
tin liên quan khác trước khi bắt đầu đấu thầu.”
49


2.2.4.2 Minh bạch

Các điều khoản về minh bạch phù hợp với văn kiện GPA sửa đổi. Các FTA của EU yêu cầu các
bên thực hiện cam kết liên quan đến tất cả các thủ tục, quy định và luật đấu thầu, minh bạch
thông tin đấu thầu và rà soát tư pháp. Tất cả FTA đều chú trọng cung cấp thông tin cho các nhà
cung cấp về quyết định trao thầu và nếu được yêu cầu, sẽ cung cấp cho các nhà cung cấp không
trúng thầu lý do không được chọn và công bố thông tin liên quan đến thông báo mời thầu. Một
trường hợp ngoại lệ cấm cung cấp thông tin cho bên mời thầu là khi thông tin đó làm phương hại
đến cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà cung cấp. Ví dụ về cách xử lý toàn diện nhất trong hiệp
định EUCA về minh bạch là trong Mục 5 (Mua sắm của Chính phủ) và trong một chương riêng
dành hoàn toàn cho minh bạch (Mục 12).

2.2.4.3 Hỗ trợ kỹ thuật

Các hiệp định EULA và EUKOR cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Các hiệp định này yêu cầu ‘Các Bên
sẽ thiết lập TC để họp một lần trong năm hoặc bất cứ lúc nào khi có yêu cầu bằng văn bản và
mỗi bên sẽ luân phiên chủ trì các cuộc họp’. Hiệp định EU-CARIFORUM quy định trao đổi kỹ
thuật, thiết lập các hệ thống phù hợp để đảm bảo tuân thủ và xây dựng một phương tiện trực



44
Hiệp định EUCA , Điều 308
45
EU-CARIFORUM EPA, Điều 202
46
Nt, Điều 203 : 1
47
Nt, Điều 209-221
48
K. Dawar và S. Evenett ‘Nghiên cứu tình huống về chủ nghĩa khu vực: Đối tác Kinh tế EC-CARFORUM’ trong
S. Arrowsmith và Robert D. Anderson (eds.) Cơ chế của WTO về Mua sắm của Chính phủ: Thách thức và Cải cách
(Cambridge University Press 2011) Chương 21
49
Hiệp định EUCA , Điều 221

19

tuyến tại cấp khu vực, chỉ là giả định là ở cấp khu vực, mặc dù chưa rõ ràng.
50
Các nghiên cứu
cho thấy việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật còn hơi yếu trong hiệp định được cho là có tinh thần hỗ
trợ phát triển.
51


2.2.4.4 Hỗ trợ tổ chức

Ủy ban Thương mại và Phát triển CARIFORUM được yêu cầu rà soát việc thực hiện các điều
khoản về đấu thầu sau ba năm và đưa ra khuyến nghị cho Ủy ban Liên hợp.

52
Hiệp định EUKOR
thiết lập tổ công tác về trao đổi thông tin và giám sát việc thực thi chương MSCP.
53
Hiệp định
EUCA đề cập cụ thể “[ ] thúc đẩy hợp tác lẫn nhau và các sáng kiến hỗ trợ kỹ thuật về các vấn
đề liên quan đến Mua sắm của Chính phủ”.
54


3 Hệ lụy của tự do hóa MSCP ở Việt Nam thông qua FTA với EU

3.1 Tổng giá trị mua sắm công

Năm 2010, tổng giá trị mua sắm công ước tính 334,097 tỉ VND (23,05 triệu USD), 22% GDP
của Việt Nam.
55
Bảng 1 liệt kê các chỉ số kinh tế của Việt Nam, tổng giá trị mua sắm MSCP tính
theo phần trăm GDP và tổng số hợp đồng được trao trong giai đoạn 2007-2010.

Bảng 4: Tổng quan về Mua sắm của Chính phủ Việt Nam (2007-10)
Chỉ số
2007
2008
2009
2010
Tổng sản phẩm quốc nội
(US$ tỉ)
71.1
56


89.8
57

92
58

104.6
59

Tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm (%)
8.48
6.2
5.3
6.78
Tổng số hợp đồng mua sắm được trao
33,891
69,051
80,202
95,069
Tổng giá trị trao hợp đồng
(tỉ VND)
90,150
290,297
388,985
334,097
Tổng giá trị trao hợp đồng
(tỉ US$)
60


6.22
20.03
26.84
23.05
Tổng mua sắm tính theo % GDP
8.75
22.3
29.2
22.04


50
Hiệp định EU-CARIFORUM , Điều 182
51
K. Dawar và S. Evenett ‘Nghiên cứu tình huống về chủ nghĩa khu vực: Đối tác Kinh tế EC-CARFORUM’ trong
S. Arrowsmith và Robert D. Anderson (eds.) Cơ chế của WTO về Mua sắm của Chính phủ: Thách thức và Cải cách
(Cambridge University Press 2011) Chương 21 (chú thích 45)
52
Hiệp định EU-CARIFORUM , Điều 182
53
Hiệp định EUKOR, Điều 9: 3
54
Hiệp định EUCA , Điều 227 and Điều 58, Mục VI (Phát triển Kinh tế và Thương mại) của Phần III, Hiệp định
EUCA
55
Bộ KHĐT ‘Báo cáo hàng năm về Mua sắm công của Việt Nam’ (2007 – 2010).
Con số trong bảng được chuyển đổi theo tỷ giá US$1 = VND 19,495 ngày 31 tháng 12 năm 2010, theo Tỷ giá ngoại
tệ của Ngân hàng Vietcombank.
56
‘Báo cáo bổ sung về tình hình kinh tế xã hội 2007: Bắt đầu thực hiện kế hoạch năm 2008’ Cổng thông tin điện tử

của Chính phủ, Có trên
<
57
‘Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 2008’ Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Có trên
<
58
‘Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế xã hội 2009’ Tổng cục Thống kê, Có trên
<
59
‘Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế xã hội 2010’ Tổng cục Thống kê, Có trên
<
60
Xem báo cáo Bộ KHĐT, chú thích 52.

20

Nguồn: Báo cáo thường niên về Mua sắm công của Việt Nam, Bộ Kế hoạch Đầu tư, 2007 - 2010


Tổng giá trị mua sắm công của Việt Nam tăng gấp ba lần, từ gần 9% lên đến 22% GDP trong
giai đoạn 2007-2010. Tổng giá trị hợp đồng được trao cũng cho thấy sự gia tăng đáng kể, từ 90 tỉ
VND lên đến 334 tỉ VND trong giai đoạn này. Với tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng của Việt
Nam và tỷ trọng mua sắm công cũng tăng, rõ ràng tự do hóa thị trường đấu thầu của Việt Nam
đầy triển vọng.

3.2 Khuôn khổ pháp lý về Mua sắm Chính phủ của Việt Nam

Luật Đầu thầu ban hành năm 2005, là pháp luật cơ bản, cốt lõi.
61
Luật quy định tất cả các hoạt

động đấu thầu ở Việt Nam và nhằm mục đích đem lại tính minh bạch trong các thủ tục đấu thầu;
hướng dẫn về phân cấp trong việc ra quyết định đấu thầu cho các bộ, ngành và chính quyền địa
phương; quy trình phúc thẩm; và các điều khoản thực thi. MSCP ở Việt Nam bao gồm mua sắm
của các bộ thuộc trung ương (18), cơ quan cấp bộ (4), Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính
phủ, chính quyền cấp tỉnh, còn gọi là Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân (63), DNNN
62
,
các tổ chức chính trị xã hội, và lực lượng quân đội nhân dân.
63
Cục Quản lý Đấu thầu trực thuộc
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chính phủ hàng đầu chịu trách nhiệm dự thảo luật, nghị định
và thông tư bổ sung hướng dẫn cho Luật Đấu thầu và cung cấp thông tin cho các thực thể thuộc
phạm vi điều chỉnh. Chính phủ cũng ban hành Nghị định ‘Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và
lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng’.
64
Điều 68 Luật Đấu thầu quy định các nhà đầu
tư xây dựng – kinh doanh – chuyển giao
65
(BOT), xây dựng – chuyển giao – kinh doanh
66
(BTO)
và xây dựng – chuyển giao
67
(BT). Luật pháp về đấu thầu bổ sung liên quan bao gồm các Nghị
định và Thông tư được các Bộ Kế hoạch và Đầu tư
68
; Bộ Tài chính
69
; Bộ Xây dựng
70

; Xăng


61
Xem Luật số 61 /2005/QH11 do Quốc hội nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành vào Khóa XI, phiên thứ 8
(sau đây gọi là Luật Đấu thầu 2005).
62
DNNN được định nghĩa là ‘doanh nghiệp có 50% tổng số vốn do Nhà nước sở hữu’. Xem Luật số 60/2005/QH11
do Quốc hội nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành vào Khóa XI, phiên thứ 8, gọi là Luật Doanh nghiệp 2005,
Điều 4: 22.
63
Xem Luật Đấu thầu, chú thích 61, Điều 1.
64
Nghị định 85/2009/ND-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 “Hướng dẫn thi hành luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu
xây dựng theo Luật Xây dựng”.
65
Hợp đồng BOT (Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao) là hợp đồng được ký kết giữa Cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định;
khi thời hạn hết, nhà đầu tư sẽ chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Xem Nghị định
108/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11, năm 2009, Điều 2: 1.
66
Hợp đồng BTO (Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh) là hợp đồng được ký kết giữa Cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư
chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó
trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. Xem Nghị định 108/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11
năm 2009, của Chính phủ về ‘đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Hợp
đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO) và Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT)’ Điều 2: 2.
67
Hợp đồng BT (Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao) là hợp đồng được ký kết giữa Cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình

đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện Dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và
lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong Hợp đồng BT. Nt, Điều 2: 3; Nghị định
24/2011/NĐ-CP sửa đổi một số điều trong Nghị định 108/2009/NĐ-CP; Thông tư 03/2011/TT-BKH ngày 27 tháng
1 năm 2011 hướng dẫn Nghị định 108/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2009.
68
Xem Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009, chú thích 64.
69
Quyết định 2368/QD-BTC ngày 20/ 9/ 2010 về Quy chế đấu thầu thực hiện mua sắm hàng hóa, dịch vụ tư vấn và
lựa chọn nhà thầu xây dựng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính, trên

21

dầu
71
; và Bộ Y tế
72
quy định. Các cơ quan ngang bộ, cơ quan trung ương, và các Ủy ban Nhân
dân cũng có thẩm quyền trong phạm vi chức năng của mình để ban hành hướng dẫn chi tiết các
Nghị định, nếu cần, nhưng không trái với Luật Đấu thầu.
73
Những pháp luật liên quan hướng dẫn
và bổ sung Luật Đấu thầu còn được tỉnh Cà Mau
74
và thành phố Hồ Chí Minh ban hành
75

được bổ sung thêm với các hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
76
và Bộ Tài chính
77

. Các
quyết định trên cung cấp thông tin về hình thức chấp thuận tài liệu liên quan đến đấu thầu trong
các cơ quan và tỉnh cũng như quy định rõ quyền và trách nhiệm của người có thẩm quyền
78
, chủ
đầu tư
79
và bên mời thầu
80
.

Một tiến triển đáng chú ý trong khuôn khổ đấu thầu hiện hành là dự án thí điểm đấu thầu điện
tử.
81
Theo hệ thống này, đấu thầu điện tử đã được thực hiện thử nghiệm tại Ủy ban Nhân dân Hà
Nội, Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Việt Nam, và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
82
Hệ thống
đấu thầu điện tử theo mô hình hệ thống đấu thầu điện tử trực tuyến của Hàn Quốc, có tên là
Koneps.
83


Các luật và quy định liên quan đến đấu thầu, khuôn khổ áp dụng luật chung bao gồm:
a) Luật Phòng, chống tham nhũng (2005)
84



/>ails=1

70
Xem Luật Xây dựng, Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 7 tháng 5 năm 2010.
71
Xem Luật sửa đổi bổ sung Luật Xăng dầu 2000.
Luật sửa đổi bổ sung Luật Xăng dầu 2008; Nghị định 48/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 hướng dẫn thực hiện Luật
Xăng dầu; Nghị định 34/2001/NĐ-CP ngày 6/7/2001 ban hành Quy chế đấu thầu dự án tìm kiếm thăm dò và khai
thác dầu khí.
Nghị định 115/2009/NĐ-CP ngày 24/12/2009 sửa đổi bổ sung Nghị định 48/2000/NĐ-CP và Nghị định
34/2001/NĐ-CP.
72
Thông tư 10/2007/TTLB- BYT- BTC ngày 10 tháng 8 năm 2007 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn đầu thầu
mua thuốc trong các cơ sở y tế công lập.
73
Xem Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009, chú thích 64.
74
Quyết định 05/2011/QĐ-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau về Quy chế Đấu
thầu kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Có trên
< />doanh-khai-thac-va-quan-ly-vb123087t17.aspx>
75
Quyết định 216/2004/QĐ-UB ngày 15 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh về ban hành Quy
chế khai thác và quản lý chợ loại 2 và 3 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Có trên
<
76
Quyết định 1410/QĐ-BKH ngày 30 tháng 8 năm 2010 về việc ban hành Quy trình về trình, thẩm định, và phê
duyệt các nội dung trong đấu thầu áp dụng cho các dự án thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
77
Quyết định 2368/QĐ-BTC ngày 20 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính về Quy chế đấu thầu thực hiện mua sắm
hàng hóa, dịch vụ tư vấn và lựa chọn nhà thầu xây dựng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ
Tài chính, có trên
< />etails=1>

78
“Người có thẩm quyền là người được quyền quyết định dự án theo quy định của pháp luật.” (Luật Đấu thầu 2005,
chú thích 61, Điều 4: 8)
79
“Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sỡ hữu, người vay vốn trực tiếp quản
lý và thực hiện dự án […].”(Xem Luật Đấu thầu 2005, chú thích 61, Điều 4: 9)
80
“Bên mời thầu” là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng
để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu (Xem Luật Đấu thầu 2005, chú thích 61, Điều 4:
10).
81
Xem Luật Đấu thầu, chú thích 61, Điều 58.
82
Truy cập đấu thầu điện tử qua cổng điện tử
83
Việt Nam Business News ‘E-bidding makes public procurement transparent’. Online access <
http://Việtnambusiness.asia/e-bidding-makes-public-procurement-transparent/>
84
Xem Luật Phòng, chống tham nhũng 2005. Có trên
<ệtlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=18968&type=html>

×