Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi lợn, cách nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 26 trang )

NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
1
Một góc trang trại nuôi lợn của gia đình ông Nguyễn
Trọng Long, xã TânƯớc (Thanh Oai - Hà Nội).
Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi lợn,
cách nào?
Người ta có thể đổ lỗi cho dịch bệnh, chất cấm mới khiến ngành chăn nuôi lao đao từ
đầu năm đến nay. Nhưng có lẽ, đó chỉ là "giọt nước làm tràn ly" vì trên thực tế, những
bất ổn nội tại của ngành như giá bán bấp bênh, người chăn nuôi khó tiếp cận vốn ưu đãi
thì đã được chỉ ra từ nhiều năm trước nhưng dường như vẫn chưa có giải pháp khắc
phục. Để ngành chăn nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này, giải pháp trước mắt là
"bơm" vốn kịp thời và về lâu dài cần có quy hoạch cụ thể.
Tìm lại vị thế cho ngành chăn nuôi lợn:
Vì đâu nên nỗi?
Nhiều bất cập
Nhận định trên sẽ khiến nhiều người đặt
câu hỏi, chả lẽ một lĩnh vực có đóng góp
nhiều cho ngành nông nghiệp lại phát triển
không theo quy hoạch. Nhưng thực tế là, thời
gian qua, chúng ta đã quá chú trọng cho hình
thức chăn nuôi gia trại, trang trại (chủ yếu là
gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài)
mà quên đi chăn nuôi quy mô hộ gia đình và
không có chính sách hỗ trợ phát triển. Vậy
nên mới có chuyện, sau khi Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT hỏi Cục Chăn nuôi về
số hộ nuôi lợn sau khi có thông tin chăn nuôi
nông hộ đã "chết", lãnh đạo cục mới lập tức
cử cán bộ đi khảo sát ở các địa phương. Vì
vậy, cứu ngành chăn nuôi không còn là trách
nhiệm của riêng Bộ Nông nghiệp và PTNT


mà nó đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều cấp,
ngành, địa phương và một chiến lược dài hơi,
thay vì những chính sách hỗ trợ dù đã có
nhưng đến với người chăn nuôi một cách ì
ạch và không đầy đủ như hiện nay.
Nếu nhìn vào số lượng đàn heo giảm ở
các địa phương (Đồng Tháp, Long An,… đàn
heo giảm từ 30-50%), người ta sẽ không khỏi
đau lòng và lo lắng tình trạng thiếu thực
phẩm sẽ diễn ra. Điều này rõ ràng là một
nghịch lý không thể chấp nhận ở một nước
có đến hơn 70% nông dân làm nông nghiệp
và heo, gà là những con vật quen thuộc, đã đi
vào ca dao, tục ngữ. Nguyên nhân khiến tất
cả các trang trại nuôi heo phải đóng cửa,
giảm đàn, khiến những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ
cũng chả dám tơ tưởng là thiếu vốn trầm
trọng, là giá bán thấp. Vậy tại sao ngân hàng
vẫn đủng đỉnh, thờ ơ đến lạnh lùng khi
không bơm vốn, tại sao người tiêu dùng ở
các chợ trên thành phố vẫn phải mua thực
phẩm với giá cao? Trong chuỗi sản xuất -
cung ứng này, ai là người được lợi và vai trò
của quản lý thị trường, ngành chức năng ở
đâu khi để sự vô lý này tồn tại từ năm này
sang năm khác?
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
2
Nhiều ý kiến cho rằng, thời điểm này,
điều người chăn nuôi cần nhất là vốn. Tuy

nhiên, dù Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo
nhưng các ngân hàng vẫn tiến hành chậm
chạp, nhiều nông dân vẫn than không vay
được. Ông Trần Minh Trí ở phường 2 (TX.
Sa Đéc - Đồng Tháp) cho biết: "Nghe thông
tin giãn nợ, khoanh nợ và tiếp tục cho vay
chăn nuôi với lãi suất ưu đãi, người dân rất
mừng. Thế nhưng, khi đề nghị vay vốn chăn
nuôi thì ngân hàng nào cũng lắc đầu".
Còn ngân hàng lại có cái lý của mình khi
cho rằng, các hộ, cơ sở chăn nuôi, doanh
nghiệp phải chứng minh được phương án sản
xuất kinh doanh hiệu quả, tính khả thi cao thì
mới giải ngân. Xem ra, quy định này chẳng
khác gì cái vòng luẩn quẩn trói chân người
chăn nuôi, vì để đáp ứng được yêu cầu của
ngân hàng không hề đơn giản.
Cần phải liên kết
Trên thực tế, Việt Nam là nước sản xuất
thịt lợn đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Trung
Quốc và Ấn Độ, với sản lượng đạt khoảng
3,7 triệu tấn/năm nhưng bất ổn lớn nhất của
ngành là vẫn sản xuất theo kiểu tận dụng;
chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, thiếu quy hoạch;
hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thiếu
tính liên kết.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó cục trưởng
Cục Chăn nuôi cho rằng, các địa phương cần
tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình,
trang trại tái đàn, mở rộng chăn nuôi nhưng

không nên tái đàn một cách ồ ạt, mua con
giống trôi nổi không rõ nguồn gốc. Việc tái
đàn phải đi đôi với việc áp dụng triệt để các
biện pháp phòng dịch. Về lâu dài, chúng ta
cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng
năng suất vật nuôi. Tái cơ cấu ngành chăn
nuôi theo hướng tăng trang trại công nghiệp,
hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ.
Trong khi đó, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch
Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho
rằng, để chăn nuôi phát triển bền vững, cần
coi trọng việc phòng dịch. Nên thành lập ban
quản lý chăn nuôi cấp xã, không chỉ quản lý
vấn đề phòng trừ dịch bệnh mà còn đưa ra
các quyết định phát triển chăn nuôi tại địa
phương.
Một số ý kiến khác thì cho rằng, ngành
chăn nuôi cần giải quyết 4 vấn đề cơ bản là
dịch bệnh, quy hoạch vùng, thức ăn chăn
nuôi và giá bán thì mới mong phát triển bền
vững. Để bình ổn từ gốc, cần tạo ra chuỗi
cung ứng từ chăn nuôi đến thị trường, thông
qua đó, Nhà nước hỗ trợ vốn, lãi suất, đặc
biệt là hai khâu con giống và nhà máy giết
mổ. Ngoài ra, giải pháp hạn chế thực phẩm
nhập lậu, đưa thuế giá trị gia tăng (VAT)
thức ăn chăn nuôi về mức 0% thay vì 5%
như hiện nay cũng đã được các chuyên gia đề
cập đến.
Trước những khó khăn của chăn nuôi

nhỏ lẻ, Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam đã đề
xuất một mô hình liên kết giữa các nhóm hộ
với nhau hoặc giữa doanh nghiệp cùng nhiều
hộ nông dân. Doanh nghiệp xây dựng thương
hiệu, tìm kiếm thị trường, ký hợp đồng với
nông dân, còn nông dân góp sức lao động,
đất đai, chuồng trại…
Trên thực tế, một số hộ chăn nuôi ở
Đồng Nai đã áp dụng theo mô hình này và
bình yên vượt qua cơn sóng gió, chăn nuôi
vẫn phát triển. Khi tham gia liên kết này, hộ
chăn nuôi được công ty sản xuất thức ăn
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
3
chăn nuôi hỗ trợ thủ tục vay vốn ngân hàng
nên thời gian vay vốn nhanh chóng hoàn tất
và không phải mất những chi phí không cần
thiết. Ngoài ra, mỗi bao thức ăn mua trực tiếp
từ công ty rẻ hơn so với giá trị trường từ
10.000-12.000 đồng. Các hộ dân, sau khi
mua thức ăn của công ty, họ không phải trả
tiền ngay mà mang hóa đơn đến ngân hàng,
ngân hàng căn cứ vào đó chuyển tiền cho
công ty nên ngân hàng yên tâm đồng vốn
được giải ngân đúng mục đích, đúng đối
tượng và an toàn. Được biết, Hiệp hội Chăn
nuôi Đồng Nai đang xây dựng sự liên kết
không chỉ có 3 nhà (nhà nông, doanh nghiệp,
ngân hàng) mà là 5 nhà (thêm Nhà nước và
cơ sở giết mổ) để hoàn tất chu trình sản xuất,

tiêu thụ khép kín. Tuy mới đang ở giai đoạn
thử nghiệm nhưng nếu thành công thì đây có
thể là hướng mở cho ngành chăn nuôi trong
giai đoạn khó khăn này.
Khánh Phương
/>Kinh tế nông thôn
XDNTM ở Nga Sơn, nhiều tín hiệu vui
Để chương trình xây dựng nông thôn
mới (XDNTM) thực sự hiệu quả, mang lại
luồng gió mới cho các vùng nông thôn, huyện
Nga Sơn (Thanh Hoá) đã phát động phong
trào thi đua "Chung tay XDNTM". Đến nay,
25/25 xã đã hoàn thành quy hoạch NTM, có
10 xã đạt 7 - 11/19 tiêu chí…
Hoàn thành quy hoạch
Thực hiện chương trình XDNTM, cấp
ủy, chính quyền huyện Nga Sơn đã thành lập
Ban chỉ đạo từ huyện đến các xã, thị trấn, từ
đó triển khai hàng loạt công tác như tuyên
truyền, phổ biến văn bản pháp luật của các
bộ, ngành Trung ương, soạn thảo tài liệu
hướng dẫn về XDNTM, tổ chức tham quan
mô hình XDNTM cho cán bộ cơ sở…
Để thực hiện hiệu quả chương trình,
huyện xác định công tác quy hoạch là yếu tố
quan trọng hàng đầu. Theo đó, Ban chỉ đạo
XDNTM của huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn
các xã điểm rà soát thực trạng đất đai, sản
xuất nông nghiệp, cơ cấu dân cư, lao động,
tiềm năng thế mạnh của từng vùng, miền,

địa phương. Qua đó cùng với đơn vị tư vấn
tiến hành lập quy hoạch, xây dựng đề án
NTM một cách phù hợp, sát thực trên cơ sở
cùng bàn bạc, thảo luận với nhân dân. Nhờ
đó mà đến tháng 6/2012, toàn bộ 25/25 xã đã
hoàn thành quy hoạch NTM.
Trao đổi với phóng viên, ông Mai Văn
Hải, Phó bí thư Huyện uỷ Nga Sơn chia sẻ:
"XDNTM là nhiệm vụ dài hơi, chính vì thế
việc lập quy hoạch NTM, dồn điền đổi thửa,
hiến đất… là những việc làm rất thiết thực,
có vai trò mấu chốt để hoàn thành công cuộc
XDNTM. Tuy nhiên, khi XDNTM phải lấy
dân làm gốc, dân là chủ thể".
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo XDNTM
huyện Nga Sơn, đến nay địa phương đã hoàn
thành quy hoạch NTM ở tất cả các xã, trong
đó Nga An (xã điểm của tỉnh) đã hoàn thành
11/19 tiêu chí, 9 xã hoàn thành 7-9 tiêu chí,
gồm Nga Thành, Nga Yên, Nga Phú, Nga
Mỹ, Nga Lĩnh, Nga Thái, Nga Liên Các xã
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
4
này phấn đấu hoàn thành XDNTM vào năm
2015. Các xã còn lại hoàn thành 4 - 6 tiêu
chí. Bình quân thu nhập toàn huyện đạt 15,8
triệu đồng/người/năm.
Ghi nhận ở các xã điểm
Theo chân cán bộ Huyện uỷ Nga Sơn đi
thăm Nga An, được tận mắt thấy đường liên

thôn hoành tráng, đường trục chính rộng 5m
được bê - tông hóa kiên cố, chúng tôi cũng
vui lây với bà con. Hầu hết các làng đều quy
hoạch quỹ đất rộng 1.000 - 1.500m
2
cho sinh
hoạt cộng đồng, xây dựng nhà văn hóa theo
kiến trúc đình làng xưa, nhìn vừa cổ kính,
vừa trang nhã.
Hiện, Nga An đang tích cực đưa các
giống cây trồng, vật nuôi có tiềm năng năng
suất cao vào sản xuất, khuyến khích nông
dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật, từ đó nâng cao
trình độ sản xuất và tăng thu nhập.
Chị Mai Thị Minh, người dân trong xã
hồ hởi cho biết: "Vụ đông này, gia đình tôi
cùng một số hộ cùng nhận thầu, dồn đất để
trồng dưa bao tử. Đến khi thu hoạch, việc
tiêu thụ sản phẩm kịp thời nên ai cũng hào
hứng tham gia".
Để giúp bà con phát triển sản xuất,
huyện Nga Sơn đã ban hành chính sách hỗ
trợ 300 triệu đồng, xã hỗ trợ 150 triệu
đồng/trang trại chăn nuôi lợn quy mô từ 500
- 1.000 con/lứa. Theo đó, trong thời gian qua,
có 6 trang trại chăn nuôi công nghiệp được
xây dựng mới và đưa vào hoạt động. Ngoài
các mô hình trên, nông dân trong huyện còn
tham gia nuôi dê Bách Thảo, trồng rau an
toàn, trồng nấm ăn, nấm dược liệu…,

Nga Lĩnh cũng đang có bước tiến rõ rệt
trong công cuộc XDNTM, cụ thể là xã đã
hoàn thành 9/19 tiêu chí, một số chỉ tiêu cũng
sắp đạt.
Ông Ngô Trường Sơn, Chủ tịch UBND
xã cho hay: "Công cuộc XDNTM ở Nga
Lĩnh hiện đang có những bước tiến vững
chắc, đời sống của người dân ngày càng
được nâng cao, có được điều đó là nhờ sự
quan tâm của Huyện uỷ, Tỉnh uỷ, đặc biệt là
sự đồng thuận trong nhân dân. Hiện, xã đang
du nhập một số giống cây - con mới, nhân
rộng các mô hình trang trại làm ăn có hiệu
quả. Đơn cử là trong năm 2012, xã xây dựng
được 6 trang trại nuôi lợn quy mô công
nghiệp, 75 trang trại tổng hợp, xây dựng
vùng lúa năng suất, chất lượng cao với tổng
diện tích 280ha, hiện đã có 90ha đưa vào sản
xuất. Phấn đấu đến năm 2015, xã hoàn thành
chương trình XDNTM".
Tuy nhiên, việc XDNTM ở Nga Sơn hiện
cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Về
vấn đề này, ông Hải cho rằng: "Do khâu tuyên
truyền, vận động chưa tốt nên chương trình
XDNTM chưa có sự hưởng ứng, tham gia nhiệt
tình trong nhân dân. Một số chương trình, dự án
khác còn nhiều bất cập, việc thu hút các doanh
nghiệp đầu tư vào địa phương còn hạn chế Vì
thế, việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao
động, ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân
là bài toán quan trọng. Do vậy mà Nga Sơn rất
cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của các ban
ngành trong tỉnh cũng như của Chính phủ".
Tân Thành - Thanh Tuấn
/>Theo Kinh tế nông thôn
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
5
Nông thôn mới ở vùng gò đồi Hải Lệ
Là vùng đất gò đồi, trơ cằn sỏi đá nên cuộc sống của người dân xã Hải Lệ (trước đây
thuộc huyện Hải Lăng, nay nhập vào thị xã Quảng Trị - Quảng Trị) vẫn gặp khá nhiều
khó khăn. Tuy nhiên, từ khi được tỉnh chọn làm xã điểm xây dựng nông thôn mới
(XDNTM), bộ mặt nông thôn Hải Lệ có những đổi thay đáng kể.
Quê nghèo
Hải Lệ có gần 1.100 hộ
(4.500 khẩu), trong đó có
gần 1.350 người trong độ
tuổi lao động. Trước đây,
đời sống của người dân chủ
yếu dựa vào sản xuất nông
nghiệp, ngoài những sào
ruộng khoán ít ỏi, phần lớn
thời gian trong năm bà con
phải xa nhà để đi làm thuê
hoặc vào rừng đốn củi. Khó
khăn là thế, nhưng Đảng bộ,
chính quyền, nhân dân xã
luôn thực hiện tốt chủ
trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của

Nhà nước, vận động bà con
tích cực tham gia phát triển
kinh tế nên nhiều năm liền,
Đảng bộ xã Hải Lệ được
công nhận đạt danh hiệu
trong sạch, vững mạnh.
Trao đổi với phóng viên,
ông Ngô Hữu Truyện, Bí
thư Đảng ủy xã cho biết:
“Khó khăn thì hầu như xã gò
đồi nào ở Quảng Trị cũng
gặp phải, nhưng nếu biết vận
dụng chủ trương, chính sách,
tập trung xây dựng và phát
triển quê hương, đáp ứng
lòng mong mỏi của bà con
thì sẽ vượt qua tất cả. Để
làm được điều đó, chúng tôi
luôn quán triệt cán bộ, đảng
viên phải gương mẫu trong
mọi công việc, mình phải
làm trước thì dân mới tin
tưởng làm theo…”.
Ông Phạm Cường, Chủ
tịch UBND xã Hải Lệ nhấn
mạnh: “Chúng tôi không dừng
ở việc tuyên truyền hay bằng
những báo cáo văn bản mà
chú trọng vào những việc làm
cụ thể. Khi xây dựng một

công trình nào đó, lãnh đạo xã
đều ngồi lại với nhau trao đổi
các phương án, sau khi nhất trí
thì đưa ra họp dân công khai
để lấy ý kiến mọi người. Nếu
bà con đồng tình hưởng ứng,
chúng tôi tiến hành làm ngay,
còn chưa nhất trí thì tiếp tục
vận động, nhờ vậy mà từ xã
nghèo, Hải Lệ trở thành xã
khá trên nhiều lĩnh vực, vinh
dự là 1/8 xã được tỉnh Quảng
Trị chọn làm điểm XDNTM
giai đoạn 2010-2015”.
Đổi thay toàn diện
Bây giờ, Hải Lệ đã khác
xưa rất nhiều, dù đang là mùa
mưa nhưng đường sá tại đây
khá sạch sẽ, thông thoáng chứ
không lầy lội như trước; các
tuyến đường liên xã còn được
lắp hệ thống đèn chiếu sáng
hiện đại. “Chỉ sau gần 2 năm
triển khai XDNTM, bộ mặt xã
đã đổi thay rất nhiều. Đường sá
rộng rãi, thông thoáng, hơn
80% tuyến đường được trải
nhựa hoặc bê-tông hóa. Năm
2011, chúng tôi vận động bà
con hiến 7.000m

2
đất để mở
hơn 2km đường nông thôn;
năm nay, bà con tiếp tục hiến
hơn 10.000m
2
đất và cuối tháng
10, chúng tôi làm lễ ra quân
bàn giao đất và làm đường…”,
ông Ngô Văn Châu, Chủ tịch
Hội Nông dân xã Hải Lệ, người
được xã giao nhiệm vụ vận
động nhân dân hiến đất làm
đường hồ hởi nói.
Ông Cường cho biết thêm,
sau khi có quyết định của
UBND tỉnh và văn bản hướng
dẫn của các cấp, UBND xã đã
tham mưu cùng Đảng ủy và các
ban ngành tiến hành khảo sát,
đánh giá thực trạng để bắt tay
vào xây dựng đề án NTM.
Ngoài ra, UBND xã cũng khẩn
trương chỉ đạo, hướng dẫn thành
lập 5 ban phát triển thôn và tổ
chức 8 hội nghị ở thôn, xã để bà
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
6
con cùng tham gia vào dự thảo
báo cáo quy hoạch XDNTM.

Song song với đó, Hải
Lệ đã tổ chức quán triệt,
phân công nhiệm vụ cho các
ban, ngành, đoàn thể xây
dựng kế hoạch cụ thể. Theo
đó, Hội Nông dân được giao
nhiệm vụ vận động bà con
hiến đất làm đường, phát
triển kinh tế trang trại gò
đồi; Hội Phụ nữ giúp nhau
vay vốn không lấy lãi; Hội
Người cao tuổi, Hội Cựu
chiến binh dạy bảo con cháu
không vi phạm pháp luật,
giữ gìn đạo đức, lối sống;
Đoàn Thanh niên đẩy mạnh
các phong trào văn hóa - văn
nghệ, tích cực tham gia công
tác tình nguyện…
Những việc làm cụ thể
này giúp Hải Lệ đạt được
một số thành công bước đầu.
Cụ thể là đến tháng 10/2012,
Hải Lệ đạt 7 tiêu chí (điện,
hình thức tổ chức sản xuất,
văn hóa, hệ thống chính trị,
an ninh trật tự xã hội, nhà ở
cho hộ nghèo và quy hoạch).
Hải Lệ phấn đấu đến cuối
năm nay hoàn thành thêm 3

tiêu chí về bưu điện, tỷ lệ hộ
nghèo và y tế.
Anh Võ Văn Dương (45
tuổi) ở thôn Như Lệ chỉ tay theo
tuyến đường nhựa Nguyễn Hoàng
chạy ngang qua cửa nhà vui vẻ
nói: “Mừng lắm anh ơi, từ đời
ông nội tui đến hôm nay mới thấy
được con đường nhựa bóng
loáng thế này. Chỉ năm ngoái
thôi, đây vẫn là con đường đất đỏ,
mùa mưa lầy lội như ruộng cấy,
còn mùa nắng bụi mù mịt. Chừ
thì sướng lắm rồi, đường sá
khang trang đi lại thuận lợi, cuộc
sống cũng được nâng lên”.
“Tuy đã đạt được một số kết
quả quan trọng nhưng nhìn chung,
tiến độ XDNTM của xã vẫn còn
chậm, cái khó hiện nay là cuộc
sống của bà con chủ yếu dựa vào
sản xuất nông nghiệp, các ngành
thương mại, dịch vụ, tiểu thủ
công nghiệp còn nhỏ lẻ, phân tán
nên khó tăng thu nhập; nhiều
hạng mục đang cần được đầu tư
sớm như hệ thống thuỷ lợi nội
đồng, trong khi nguồn thu của xã
hạn hẹp, cần sự hỗ trợ của Nhà
nước. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn

phấn đấu hoàn thành 19/19 tiêu
chí NTM trước năm 2015”, ông
Cường khẳng định.
Gia Thi
Theo Báo điện tử
Báo Kinh tế nông thôn
Xã Long Tân (huyện Đất Đỏ):
Nỗ lực chuyển đổi cơ cấu lao động
Là xã thuần nông, đa số lao động ở xã Long Tân (huyện Đất Đỏ) hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Sau 2 năm triển khai thực hiện
chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Long Tân đã từng bước chuyển đổi cơ
cấu lao động và nâng cao thu nhập cho người dân.
Ông Nguyễn Nhất Trường, Phó Chủ tịch
UBND xã Long Tân cho biết, có 2 tiêu chí
khó hoàn thành trong chương trình xây dựng
NTM trên địa bàn xã là: Thu nhập và cơ cấu
lao động. Để thực hiện tiêu chí này, trong 2
năm triển khai thực hiện xây dựng NTM, xã
đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, mở rộng sản xuất, nông nghiệp theo
hướng hàng hóa. Bên cạnh đó, chú ý phát
huy vai trò cầu nối của doanh nghiệp trong
gắn kết nông thôn, tăng cường vận động
người dân tham gia các lớp đào tạo để nâng
cao chất lượng lao động tại địa phương, từng
bước chuyển dịch lao động từ nông nghiệp
sang phi nông nghiệp và nâng cao thu nhập
cho người dân.
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
7

Đan giỏ lục bình đã giúp nhiều lao động nhàn rỗi
có việc làm và cải thiện thu nhập
Đan giỏ lục bình, là một mô hình tiêu
biểu góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động
ở xã Long Tân, đã giải quyết việc làm và
nâng cao thu nhập cho hơn 50 hộ dân trên
địa bàn, đặc biệt là lao động nhàn rỗi và
người cao tuổi với mức thu nhập bình quân
trên dưới 2 triệu đồng/tháng/người. Đã
bước vào tuổi 60, sức khỏe yếu do bị bệnh
tim nhưng bà Cao Thị Ngọc Vàng (ấp Tân
Thuận) vẫn say mê với việc đan giỏ hàng
ngày để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Với công việc này, hàng tháng bà Vàng thu
nhập thêm được khoảng 2 triệu đồng, điều
mà trước đây bà không dám nghĩ tới.
“Trước đây, tôi ở nhà và không có thu
nhập, nhưng từ đầu năm 2012 tới nay, nhờ
đan giỏ lục bình cho Công ty Than Việt
Tiến (thị trấn Long Hải, huyện Long Điền)
mà có thêm thu nhập, cuộc sống gia đình
bớt khó khăn”, bà Cao Thị Ngọc Vàng
phấn khởi nói.
Lãnh đạo UBND xã Long Tân cho biết,
hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn như:
Công ty TNHH Đông In, Công ty TNHH
Việt Kim, Công ty Sản xuất phân bón hữu cơ
Tấn Phát, Doanh nghiệp tư nhân cao su Tân
Xuân… cũng đã giúp giải quyết việc làm cho
gần 1.000 lao động tại địa phương với mức

thu nhập ổn định.
Theo báo cáo của UBND xã Long Tân,
từ năm 2011 đến nay, xã đã chuyển đổi được
390 lao động từ nông nghiệp sang phi nông
nghiệp. Trong đó có 50 lao động đan giỏ lục
bình, 59 lao động chuyển sang buôn bán, 108
lao động được tuyển dụng vào các doanh
nghiệp… Hiện lao động nông nghiệp trên địa
bàn xã chỉ chiếm khoảng 19,96%, trong khi
con số này trước đây chiếm đến 80%. Thu
nhập theo đầu người ở xã Long Tân đạt
33,97 triệu đồng/người/năm, bằng 1,56 lần
thu nhập bình quân khu vực nông thôn của
tỉnh. Trước đây, con số này chỉ khoảng 18,71
triệu đồng/người/năm, và chỉ bằng 1,2 lần
thu nhập bình quân khu vực nông thôn.
Ông Nguyễn Nhất Trường cho biết, xây
dựng NMT là mục tiêu lâu dài và liên tục,
đòi hỏi phải thực hiện với nhiều quyết tâm và
nỗ lực của toàn xã hội. Để các tiêu chí NTM
được duy trì và phát triển bền vững, nhất là
tiêu chí về cơ cấu lao động và thu nhập của
người dân nông thôn, trong thời gian sắp tới
xã sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp đóng tại địa bàn hoạt động sản
xuất, kinh doanh, nhằm giải quyết việc làm
cho nhiều lao động địa phương. Đồng thời,
sẽ tăng cường đạo tào nghề, nâng cao chất
lượng cho lao động nông thôn.
Bài, ảnh: VIẾT CHÂN

/>Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
8
Thi công đường ống dẫn nước
sạch về xã Phước Thuận
(huyện Xuyên Mộc)
Gỡ “nút thắt” môi trường trong xây dựng
nông thôn mới
Thứ tư, 24/10/2012
Bà Rịa - Vũng Tàu có khoảng 70% dân
số sống ở khu vực nông thôn. Thời gian
qua, tỉnh đã có những thành công trong
việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông
thôn mới như: giảm tỷ lệ hộ nghèo và lao
động nông nghiệp, xây dựng hệ thống giao
thông hiện đại Tuy nhiên vấn đề môi
trường hiện có một số khó khăn, gây cản
trở cho quá trình xây dựng nông thôn mới
ở một số địa phương.
Bảo vệ môi trường là một
trong 19 tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới. Mục
tiêu chung của tiêu chí này là bảo
vệ môi trường sinh thái, cải thiện,
nâng cao chất lượng môi trường
khu vực nông thôn. Tuy nhiên,
theo kết quả khảo sát mới đây của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn cho thấy, hơn 80% khối
lượng rác thải, nước thải sinh hoạt,

sản xuất và hầu hết các loại vỏ bao
thuốc bảo vệ thực vật chưa được
thu gom xử lý hợp vệ sinh và nước
thải vẫn xả trực tiếp ra môi trường.
Vì vậy, bảo vệ môi trường là một trong những
tiêu chí chưa được giải quyết rốt ráo trong quá
trình triển khai xây dựng nông thôn mới. Đây
cũng chính là trở ngại lớn nhất mà nhiều tỉnh,
thành trong cả nước, trong đó có Bà Rịa – Vũng
Tàu, chưa thực hiện được, mặc dù các tiêu chí
khác đã đạt.
Theo ông Lê Tuấn Quốc, Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hình
thức khai thác thủy sản ven bờ bằng lưới cào,
xung điện… mang tính hủy diệt ở một số địa
phương ven biển là một vấn nạn lớn kéo dài
nhiều năm qua, gây ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái. Từ năm 1998 đến nay,
thanh tra Sở này cùng với các đơn vị chức
năng thường xuyên phối hợp tuần tra, kiểm
soát những đối tượng khai thác thủy sản theo
hình thức tận diệt nên đã giảm đến 60% số
vụ vi phạm so với trước, nhưng vấn nạn này
khó xử lý triệt để. Để chấm
dứt tình trạng này, Sở đang
kiến nghị Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn có
những chính sách hỗ trợ ngư
dân chuyển đổi ngành nghề,
thay đổi phương thức đánh

bắt phù hợp nằm bảo vệ môi
trường sinh thái.
Nói về việc thực hiện
tiêu chí bảo vệ môi trường,
ông Nguyễn Hồng Dưỡng, Bí
thư kiêm Chủ tịch UBND xã
An Ngãi (huyện Long Điền)
cho biết: Để giải quyết “gánh
nặng” môi trường, đặc biệt là
ở các xã xây dựng nông thôn mới, mới đây,
UBND tỉnh đã xử lý 5 doanh nghiệp xây
dựng cơ sở chế biến hải sản không phép, gây
ô nhiễm môi trường tại An Ngãi. Tình trạng
này không chỉ riêng ở xã An Ngãi mà phổ
biến ở nhiều địa phương khác, tuy nhiên, do
tỉnh chưa quy hoạch xây dựng khu chế biến
hải sản tập trung nên rất khó xử lý dứt điểm.
Ông Trần Minh Sanh, Chủ tịch UBND tỉnh
cho biết, với đặc thù là tỉnh phát triển mạnh về
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
9
Cần tây cho thu nhập cao
kinh tế biển nên chương trình xây dựng nông
thôn mới phải xoáy sâu vào việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng dịch vụ và công nghiệp,
giảm nhanh tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, phát
triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh
thái và thân thiện với môi trường. Do vậy,
nhiệm vụ tập trung nhất của tỉnh là cùng với
việc đào tạo dạy nghề đáp ứng nhu cầu chuyển

dịch ngành nghề thì công tác bảo vệ môi trường
cũng đặc biệt quan tâm.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tiêu chí về tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch
hợp vệ sinh theo quy chuẩn của cả nước chỉ đạt khoảng 65%. Riêng Bà Rịa - Vũng Tàu, tại
58 xã và thị trấn vùng nông thôn đã có hơn 90% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh,
gần 60% số hộ dân sử dụng nước máy do Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường
nông thôn tỉnh cung cấp. Để khuyến khích người dân nông thôn sử dụng nước sạch, tỉnh
đã thực hiện cấp và lắp đặt miễn phí đồng hồ nước, ống dẫn nước vào nhà và hỗ trợ một
phần giá nước hàng tháng. Theo kế hoạch, đến năm 2015 có 79% hộ dân nông thôn có
nước sạch đạt quy chuẩn, 99% sử dụng nước hợp vệ sinh…
QUANG NGUYỄN
/>Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
Trồng cần tây vốn ít, lời cao
Thứ Sáu, 26/10/2012
Cần tây là một loại rau ăn lá phổ biến, được nông dân trồng nhiều vì vốn đầu tư thấp
nhưng hiệu quả kinh tế cao. Rau cần tây rất dễ trồng, có thể sống trên nhiều loại đất (trừ
đất phèn, quá mặn).
Rau cần tây thuộc dạng thảo có thân
mọc đứng. Thân nhẵn có nhiều rãnh dọc,
chia nhiều cành mọc đứng. Lá hình thuôn dài
có 3 cạnh.
Rau cần tây rất dễ trồng, có thể sống trên
nhiều loại đất (trừ đất phèn, quá mặn). Đất
làm kỹ, tơi xốp, thiết kế mương liếp cân đối
để chủ động tưới tiêu. Mặt liếp rộng 1,2-
1,5m, cao 20-30cm. Khi làm đất nên rải 70 -
100kg vôi bột/1.000m
2
để hạn chế nấm bệnh
phát triển.

Nếu chủ động được nước tưới có thể
gieo trồng rau cần tây bất cứ mùa nào trong
năm. Nên chọn thời tiết mát mẻ để gieo hạt,
gieo 1-1,2kg hạt/1.000m
2
. Trước khi gieo
nên ngâm hạt trong nước ấm khoảng 15-20
giờ để hạt hút đủ nước, kích thích hạt nảy
mầm. Sau đó vớt ra, trộn với tro bếp rải đều
trên mặt liếp (mùa nắng có thể gieo hạt khô
trộn với tro bếp, đất bột). Gieo xong rải một
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
10
ít Basudin 10H để trừ kiến, mối tha hạt, rồi
phủ liếp bằng rơm rạ hay tro trấu, đất bột và
tưới nước thật đẫm.
Tùy theo độ phì nhiêu của đất mà bón
phân hợp lý. Với diện tích 1.000m
2
có thể
bón 1-1,5 tấn phân hữu cơ cùng 15-20kg ure,
15-20kg DAP và 10kg super lân. Có thể sử
dụng các loại phân hỗn hợp có hàm lượng
NPK tương ứng.
Bón lót toàn bộ phân hữu cơ và 8kg
super lân khi làm đất. Sau khi hạt nảy mầm,
ngâm 2kg super lân còn lại tưới cho cây để
phát triển bộ rễ.
Bón thúc lượng DAP, ure chia làm 3 lần
để bón vào ngày thứ 20, 30, 40 sau khi hạt

mọc mầm. Bón bằng cách rải đều trên liếp
rồi tưới nước. Khi bón phân cần chừa lại một
ít ure để pha tưới giặm những nơi cây mọc
yếu, lá xanh nhợt nhạt.
Lưu ý do là cây thân thảo, rau cần tây dễ bị
giập nát, khi gieo hạt nên phủ rơm rạ tươi lên
trên. Lúc cây mọc phải bỏ bớt rơm rạ để cây
phát triển. Dùng vòi hoa sen lỗ nhỏ tưới nước
để cây không bị giập nát và không làm đất bị
váng. Cần tỉa bớt nếu cây mọc quá dày.
Rau cần tây là cây ngắn ngày nên ít bị
sâu bệnh phá hại, quá trình chăm sóc chỉ cần
cung cấp đủ nước, song không quá ẩm hoặc
ngập nước, nấm bệnh dễ phát triển làm chết
cây. Nếu ruộng rau có sâu bệnh nên dùng
thuốc trừ sâu vi sinh để phòng trừ.
Nên dừng phun thuốc, bón phân trước
thu hoạch 7-10 ngày để tránh tồn đọng dư
lượng thuốc, phân, không gây độc hại cho
người tiêu dùng.
Theo danviet
Từ kinh nghiệm của nông dân đến tiến bộ kỹ thuật
ô hình ghép nhãn trên vải
đang được Hội Làm vườn
Việt Nam triển khai ở
huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã khẳng
định được mối liên kết giữa nhà khoa học
và nông dân là thực sự cần thiết, quyết
định rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, từ đó hình thành vùng sản

xuất hàng hóa.
Từ kinh nghiệm của nhà vườn
Cách đây vài năm, khi diện tích vải thiều
trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang)
tăng chóng mặt khiến việc tiêu thụ gặp nhiều
khó khăn, ông Lê Thế Hơn ở xã Hồng Giang
đã "liều" ghép nhãn lên những cây vải thoái
hóa, năng suất thấp. Ông Hơn bộc bạch: "Tôi
làm việc này trước hết vì áp lực tiêu thụ vải
thiều vào chính vụ quá lớn. Công sức cả năm
trời chăm sóc nhưng thu nhập chẳng được
bao nhiêu vì vào chính vụ trên trời dưới đất ở
Lục Ngạn đâu đâu cũng thấy vải. Có thời
điểm nhà tôi để vải chín trên cành, vì có thu
hái cũng không đủ tiền trả nhân công".
Trước khi cho nhãn và vải "bén duyên",
ông Hơn đã từng tận dụng gốc vải cũ để ghép
giống vải chín sớm nhưng không thành công,
thế là ông nghĩ đến việc ghép nhãn lên gốc
vải chỉ với một suy luận đơn giản: "Vải và
nhãn có họ với nhau, lại cùng ăn cùi, chắc
ghép sẽ hợp". Giống nhãn ông chọn để ghép
là nhãn Hương Chi, nhãn muộn Hà Tây. Sau
20 ngày ghép, mầm nhãn trên 30 gốc vải
ghép đã bật lên non tơ, mang lại cho ông
Hơn niềm hy vọng.
M
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
11
GS. Ngô Thế Dân cùng PGS.TS. Nguyễn

Văn Bộ, Viện trưởng Viện Khoa học NNVN và TS
Trịnh Khắc Quang, Viện trưởng Viên Nghiên cứu
rau quả Trung ương thăm một vườn nhãn ghép.
Và chỉ sau 2 năm, nhãn trên gốc ghép đã
cho quả, rút ngắn được một nửa thời gian so
với trồng nhãn bằng cây con. Điều ông Hơn
tâm đắc là chất lượng nhãn trên gốc ghép
không thua cây mẹ, cùi dày, ngọt, ít bị sâu
bệnh. Và đến nay, sau hơn 6 năm, những cây
nhãn sinh trưởng trên gốc vải vẫn phát triển
tốt, cho thu hoạch quả đều, mang lại nguồn
thu nhập đáng kể cho gia đình ông Hơn.
Xây dựng thành quy trình kỹ thuật
Thấy mô hình ghép nhãn trên vải của
ông Hơn mang lại hiệu quả cao, nhiều hộ dân
trong vùng đến tham quan, học tập, rồi về cải
tạo diện tích vải đã già cỗi. Tuy nhiên, nhiều
hộ đã không thành công, tỷ lệ mắt ghép sống
thấp. Trước thực tế này, để giúp bà con vùng
vải tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, Hội Làm vườn Việt Nam xây dựng đề
tài: "Ghép nhãn trên vải nhằm tăng thu nhập
cho nông dân" do GS.TS Ngô Thế Dân, Phó
chủ tịch Trung ương Hội làm chủ nhiệm.
Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu sâu hơn
về sáng tạo này, đồng thời khái quát lên
thành tiến bộ kỹ thuật để chuyển giao cho
nông dân.
Trao đổi với chúng tôi, ông Dân khẳng
định: "Từ trước đến nay chưa có tài liệu khoa

học nào nói về việc ghép nhãn lên vải, ngay
cả trong các sách nghiên cứu, người ta cũng
chỉ đề cập đến khả năng ghép hai loài cùng
họ với nhau, nhưng cũng không nói rõ là họ
Bồ hòn. Chính vì vậy, đây là sáng tạo rất
đáng được trân trọng của nông dân, xuất phát
từ nhu cầu bức thiết của họ trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Nhiệm vụ của
ngành chức năng và các nhà khoa học là
nghiên cứu cụ thể hơn về tiến bộ kỹ thuật
này, đồng thời khái quát thành quy trình, phổ
biến cho nông dân và khuyến cáo họ cách
chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để hạn chế đến
mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra".
Cũng theo ông Dân, việc ghép nhãn lên
vải hoàn toàn có cơ sở khoa học vì đây là hai
loài cùng họ Bồ hòn, sống ở vùng á nhiệt
đới. Việc ghép này còn có thể đưa nhãn lên
trồng ở những vùng đồi khô cằn (theo kinh
nghiệm dân gian, nhãn chỉ phát triển ở những
vùng đất thấp, ven ao hồ). Sau khi vận động
nông dân, đã có 3 hộ ở xã Tân Lập đồng ý
đốn vải để thực hiện ghép. Tháng 9/2009,
200 gốc vải được đốn, chăm sóc kỹ lưỡng để
cành vải tái sinh, tháng 4/2010 tiến hành
ghép. Kỹ sư Đào Xuân Hướng, cán bộ Viện
Nghiên cứu rau quả Trung ương, cộng sự đắc
lực của GS. Dân trong đề tài này cho biết:
"Gốc ghép tốt nhất là cây vải 10 - 15 tuổi,
phân bố đều cành ghép ra xung quanh, mỗi

gốc ghép 30 - 35 mắt. Quá trình ghép nên để
một vài cành thở và 4 - 5 lá gốc ghép để giúp
cây quang hợp".
Ông Dân vui mừng thông báo, đến nay,
chỉ sau hơn 1 năm, những gốc ghép đầu tiên
đã cho quả bói rất sai. Ông Phùng Văn Khải
ở xã Tân Lập hồ hởi nói: "Tôi rất vui vì chỉ
sau một năm nhãn đã cho quả, trong khi nếu
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
12
trồng mới phải mất 4 năm. Tôi từng đau đầu
vì vải ế, giờ chuyển một phần diện tích sang
ghép nhãn, tôi sẽ có thêm nguồn thu nhập vì
giá nhãn luôn cao và ổn định. Trong quá
trình thực hiện, tôi còn được cán bộ Hội Làm
vườn hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón,
thuốc trừ sâu".
Đề tài này cũng được các nhà khoa học của
Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương đánh giá
rất cao và đề nghị chủ nhiệm tiếp tục có những
nghiên cứu sâu hơn, đánh giá một cách toàn
diện về tiến bộ kỹ thuật, đồng thời theo dõi sự
sinh trưởng, phát triển của mắt ghép để xây
dựng thành quy trình hoàn chỉnh.
Thành công của mô hình ghép nhãn lên
vải với sự liên kết giữa nhà khoa học và nông
dân sẽ mở ra hướng đi mới, giúp bà con cải
tạo diện tích cây ăn quả già cỗi, nâng cao thu
nhập và xây dựng thành vùng chuyên canh.
Phương Nguyên

/>Theo Kinh tế nông thôn
Quy trình ghép nhãn lên vải
Kỹ thuật cưa đốn
Đây là khâu đầu tiên trong quá trình
ghép cải tạo, quyết định đến chất lượng cây
gốc ghép, tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng
của cây sau khi ghép cải tạo.
Thời gian cưa đốn thích hợp là từ cuối
tháng 7 đầu tháng 8 (sau khi thu xong vải).
Cưa đốn trên cành cấp 2 hoặc cấp 3 (tùy tuổi
cây), chiều cao từ mặt đất đến vết cưa
khoảng 1-1,2m. Giữ lại 2-3 cành theo các
hướng khác nhau hoặc một cành giữa tán cây
làm cành thở.
Sử dụng cành lá cây vải vừa cưa đốn phủ
kín lên gốc cây vải vừa cưa để che nắng.
Chăm sóc chồi vải tái sinh
Bón phân cho cây gốc ghép
Lượng phân bón: phân chuồng 30-
50kg/cây/năm; urê 0,7-1kg/cây/năm; lân 1,5-
1,7 kg/cây/năm; kali 0,7-1kg/cây/năm.
Cách bón: Xẻ rãnh xung quanh cây theo
hình chiếu của tán cây với bề mặt rộng 20-
30cm, đào sâu 30cm, rải phân đều vào rãnh,
lấp đất, tủ gốc và tưới nước giữ ẩm để cây dễ
hấp thụ.
Chia làm 3 lần bón:
Lần 1, bón vào tháng 8-9 khi chồi vải tái
sinh đã thành thục: 30% urê, 30% kali, 100%
lân và 100% phân chuồng.

Lần 2, bón vào tháng 11: 30% urê, 40% kali.
Lần 3, bón vào tháng 2-3 năm sau: 40%
urê, 30% kali.
Sử dụng các loại phân có hàm lượng
dinh dưỡng cao bón bổ sung qua lá để thúc
đẩy cành sinh trưởng phát triển. Lần 1 phun
khi lộc đợt 1 đã thành thục, các lần phun tiếp
theo cách nhau 20- 25 ngày, phun từ 4-5 lần
với nồng độ 0,15- 0,2%.
Kỹ thuật ghép cải tạo
Thời gian ghép tốt nhất vào cuối tháng 4
và 5 hoặc cuối tháng 8 và 9.
Đoạn cành nhãn chọn để ghép là cành
bánh tẻ, không bị cong queo, không sâu
bệnh, có từ 3-5 mắt ngủ. Đoạn cành nhãn để
ghép phải cắt bỏ hết lá, dùng khăn vải ẩm
sạch bọc kín mắt và giữ ở nơi thoáng mát để
mắt không bị khô.
Tốt nhất là ghép ngay trong ngày.
Phương pháp ghép: Ghép đoạn cành
(ghép chẻ bên hoặc ghép vát).
Thao tác ghép cần nhanh, kỹ thuật chính xác.
Trên cành mắt ghép tạo một vết cắt dài
2,5-3cm với độ vát 25-30 độ.
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
13
Phần gốc ghép ta chẻ dọc hoặc tạo một
vết cắt ngay gần sát lớp vỏ với 1 vết cắt
khoảng 2,5-3cm.
Vết cắt phải nhẵn, phẳng. Dùng dây

nylon tự hủy (dây ghép chuyên dụng) quấn
phủ kín chặt phần dưới gốc ghép, sau đó trải
rộng quấn phủ kín phần trên mắt ghép.
Chăm sóc sau ghép
Xử lý kiến: Phải tiến hành phun thuốc
trừ kiến ngay sau khi ghép xong bằng các
loại thuốc Ofatox, Sherpa 25C với nồng độ
0,15-0,2%, sau 2-3 ngày phun lặp lại một lần
cho đến khi mắt ghép bật mầm.
Vặt mầm dại: Sau khi ghép xong khoảng
7-10 ngày, các mầm ở dưới gốc ghép bật lên
(mầm dại), lúc này ta phải kiểm tra và vặt bỏ
mầm dại thường xuyên.
Cắt bỏ cành thở: Sau khi mầm ghép
được 1-2 đợt lộc thành thục thì tiến hành cắt
bỏ hết các cành thở để cây tập trung dinh
dưỡng nuôi mầm ghép.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Bọ phấn trắng thường gây hại lá non và
lá bánh tẻ. Sử dụng Sherpa, Kinamus,
Supation, phun theo khuyến cáo.
Sâu đục ngọn phát sinh gây hại các đợt
lộc non, lá non. Sử dụng Polytrin hoặc
Sumicidin nồng độ 0,2%, phun thành 2 lần,
đợt 1 khi cây xuất hiện lộc non, đợt hai sau
đợt một 2 tuần.
Châu chấu xanh nhỏ gây hại trên lá non
và bánh tẻ. Sử dụng Polytrin, Supracid,
Sherpa 25C, phun với nồng độ 0,15-0,2%.
Bệnh đốm nâu gây hại trên lá non và lá

bánh tẻ, dùng Rhidomin 5G, Daconil 500SC,
Bavistin 50 FL, phun khi lộc non mới ra.
Bệnh khô đầu lá xuất hiện làm khô mép
lá bánh tẻ và lá già, sử dụng Rhidomil 0,2%
để phun phòng trừ.
/>Theo Kinh tế nông thôn
Nuôi gà sao
Thứ Sáu, 02/11/2012
húng tôi rất ấn tượng khi
tham quan mô hình nuôi gà
sao, kỳ đà của anh em ông
Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Đông ở
thôn Yến Nê 2, xã Hòa Tiến (Hòa Vang,
TP. Đà Nẵng).
Vừa đưa chúng tôi tham quan “trang trại
tí hon”, ông Tiến tâm sự: Vốn xuất thân từ
cán bộ thú y của HTXNN Hòa Tiến, tháng
7/2009, ông và người em trai (trú tại nội
thành Đà Nẵng) khăn gói vào các tỉnh Long
An, Tiền Giang… cả tháng trời để tìm hiểu
mô hình nuôi gà sao. Sau đó mua 100 con gà
sao giống với số tiền 5 triệu đồng về nuôi.
Tuy nhiên, do đường sá xa xôi, môi trường
thay đổi đột ngột, 30 con gà giống đã “đội
nón ra đi”.
Không nản chí, hai ông tiếp tục chăm sóc
gà theo những điều học hỏi được, số gà còn
C
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
14

lại lớn dần rồi đẻ trứng. Ông Tiến đã tự
nghiên cứu chế tạo tủ ấp trứng gà. Sau một 1
năm nuôi, đến nay cơ sở đã có đàn gà hơn
2.000 con gồm cả gà giống, gà thịt và một
dãy chuồng trại hơn 200m
2
với tổng giá trị
hơn 250 triệu đồng”.
Ông Tiến cho hay, gà sao nuôi từ khi
trứng ấp nở sau 6 tháng đạt trọng lượng
khoảng 1,8-2kg và bắt đầu đẻ khoảng 80
trứng (trong vòng 3 tháng tiếp theo), sau đó
gà nghỉ 1 tháng rồi tiếp tục sinh sản theo chu
kỳ tiếp theo. Mỗi năm 1 con gà sao đẻ gần
250 quả trứng. Gà sao thương phẩm cũng có
thời gian nuôi tương tự như gà giống và bán
giá khoảng 150.000đ/kg. Nguồn thức ăn của
giống gà này vô cùng phong phú, từ chuối
cây xắt lát, rau bèo, cỏ cho đến thóc, gạo
Ông Tiến chia sẻ kinh nghiệm ấp trứng
gà sao trong tủ ấp “chuyên dụng”: Điều kiện
độ ẩm 60-70%; nhiệt độ từ 37,5-39,5 độ C,
mỗi ngày đảo trứng từ 3-4 lần. Gặp cúp điện
phải mở cửa buồng ấp ra cho hệ thống thoát
hơi. Khi ấp, cần đặt đầu nhọn của trứng phía
dưới. Trứng gà sao sau khi ấp 28 ngày thì nở,
mang gà con ra úm trong thùng cát tông
khoảng 1 tuần, lắp bóng điện 75-100W.
Hằng ngày, cho gà con ăn bột gia cầm tương
ứng cho đến 20 ngày.

Muốn nuôi gà sao hiệu quả, cần phải tuân
thủ kỹ thuật sau: Chuồng trại luôn dọn vệ sinh,
khử trùng sạch sẽ; cho ăn đúng giờ giấc; thức
ăn phải sạch sẽ (rửa sạch rau (rau muống) trước
khi cho gà ăn; thay nước uống trong bình hằng
ngày; gặp trời nóng cần bơm nước trên mái tôn
cho gà mát; hằng tuần cho uống thuốc “Five-bại
liệt” để phòng ngừa bệnh.
Hiện nay, trong trại của ông có 1.500 con
gà sao lớn nhỏ, mỗi ngày ông cho ăn khoảng
10kg bột công nghiệp, 15kg lúa, 30 bó rau
muống (loại nhỏ) và nước uống hàng ngày.
Thời gian qua, ông đã xuất bán hơn 500 con
gà giống và gà thịt với giá thành 1 con gà
giống 10 ngày tuổi là 50.000 đồng; 30 ngày
tuổi 80.000 đồng; gà giống đẻ 500.000
đồng/cặp; 100.000 đồng/con (cỡ 5-6 lạng 50
ngày tuổi); loại 250.000đ/cặp (cỡ 7-8 lạng 60
đến 70 ngày tuổi).
Ở gà sao, con trống và con mái hình thức
giống nhau nên phân biệt rất khó, cần có kinh
nghiệm. Theo ông Tiến, gà mới nở, lấy ngón
tay đặt dưới hậu môn, nếu khoảng cách hai
xương hở lớn là mái, ngược lại là trống. Khi
lớn, gà sao trống có thân hình to, lớn hơn,
tiếng kêu kép; gà mái nhỏ hơn, tiếng kêu
đơn. Nuôi gà sao 10 con mái cần 1 con trống.
Với hơn 1 năm nuôi gà sao, mặc dù trong
giai đoạn thử nghiệm nhưng bước đầu có
hiệu quả, bởi giống gà sao này có sức đề

kháng tốt, chưa thấy bệnh tật; chuồng trại
tương đối đơn giản, ít tốn tiền đầu tư cũng
như diện tích xây dựng không lớn lắm;
nguồn thức ăn dồi dào tại chỗ rất dễ mua, giá
lại bình dân; giống gà sao có năng suất cao,
chất lượng thịt ngon nên đầu cung không kịp
đáp ứng cho người tiêu thụ là các quán ăn,
nhà hàng… Ngoài ra, ông còn kết hợp nuôi
thử nghiệm 15 con kỳ đà sinh sản.
Khánh Loan
/>Theo Nông nghiệp Việt Nam
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
15
Anh Khoa kiểm tra cá thác lác cườm 4 tháng tuổi
Nuôi cá thác lác trong bể xi măng
Thứ Hai, 29/10/2012
Được hỗ trợ vốn, kỹ thuật nuôi cá của
Phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa (Phú
Yên), anh Huỳnh Thúc Khoa, thôn Phú
Hiệp 1, xã Hòa Hiệp Trung đã nuôi thử cá
thác lác cườm trong bể xi măng.
Năm 2010, sau khi được hỗ trợ 6.000
con cá giống, kích thước 4-5cm với giá đầu
tư 3.500đ/con, anh Khoa liền chuyển 200m
2
nuôi cá lóc sang nuôi cá thác lác cườm trong
bể xi măng.
Lúc đầu nuôi do thiếu kinh nghiệm nên
giai đoạn mới thả cho đến tầm nuôi hơn 1
tháng tỷ lệ cá bị hao hụt rất lớn. Thế nhưng

càng về sau anh càng nắm vững kỹ thuật
nuôi nên đã khắc phục tình trạng trên, cá rất
khỏe, lớn nhanh. Kết quả sau gần 8 tháng thả
nuôi, cá đạt trọng lượng trung bình 0,5-0,6
kg/con, thu 1,2 tấn, bán với giá 80.000-
90.000đ/kg, trừ chi phí lãi 35 triệu đồng.
Việc nuôi cá thác lác cườm mang lại lợi
nhuận hơn hẳn so với nuôi cá lóc như tỷ lệ
hao hụt, chi phí thấp lại ít tốn thời gian chăm
sóc. Hơn nữa giá cá thương phẩm lại ổn định,
tiêu thụ mạnh, vì vậy tháng 8/2011, anh tiếp
tục thả 6.000 con. Nhờ rút kinh nghiệm từ
đợt trước, sau 8 tháng nuôi anh thu 2 tấn, bán
với giá 70.000-90.000đ/kg, trừ tất cả chi phí
lãi gần 50 triệu đồng.
Năm nay anh Khoa cũng thả với số
lượng trên, sau 4 tháng nuôi, cá đạt trọng
lượng trung bình khoảng 0,3kg và sẽ cho thu
hoạch vào dịp Tết. Theo anh, với lứa cá này
hứa hẹn mang lại thu nhập khá hơn so với 2
lần nuôi trước vì trước Tết giá cá thương
phẩm thường tăng mạnh.
Theo anh Khoa, để hạn chế hao hụt ban đầu
do không chăm sóc tốt, cho ăn chưa phù hợp,
thì người nuôi nên mua cá con có kích cỡ 6-
7cm, mật độ nuôi 20 con/m
2
. Thời điểm thả cá
tốt nhất là vào lúc sáng sớm hay chiều mát.
Trước khi thả, cần chú ý ngâm bao đựng cá

trong ao từ 15-20 phút để tránh cá bị sốc do
thay đổi môi trường và nhiệt độ. Bên cạnh đó
định kỳ 10 ngày phải thay nước/lần, mỗi lần
thay 1/3 lượng nước trong ao. Đồng thời giữ
mực nước nuôi cá luôn ổn định từ 0,8-1m.
Mặt khác để giúp cá lớn nhanh nên cho
cá thác lác ăn thức ăn tươi sống như cá biển,
cá đồng, ốc Hạn chế thức ăn có tỷ lệ chất
béo cao vì dễ gây rối loạn tiêu hóa cho cá và
cho ăn 2 lần/ngày. Lượng thức ăn hàng ngày
bằng 10-15% trọng lượng cá từ lúc 1-3 tháng
sau khi thả, và từ 5-7% trọng lượng cá từ 3-8
tháng. Ngoài ra thường xuyên bổ sung
vitamin C và premix cho cá.
/>Theo Nông nghiệp Việt Nam
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
16
Việc lạm dụng thuốc BVTV sẽ gây nhiều nguy cơ ngộ độc. (ảnh
chụp tại xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội).
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
Tuân thủ “4 đúng” để tránh ngộ độc
Lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được sử dụng ngày càng tăng, kéo theo đó là
nguy cơ ngộ độc hóa chất. Các chuyên gia khuyến cáo, bà con cần tuân thủ "4 đúng"
trong sử dụng thuốc BVTV.
Lạm dụng thuốc BVTV
Một báo cáo mới đây của
Tổng cục Môi trường (Bộ
TNMT) cho thấy, trung bình
mỗi năm nước ta sử dụng từ
15.000-25.000 tấn thuốc BVTV.

Đáng chú ý, nếu những năm
1960 chỉ có 0,48% diện tích đất
canh tác sử dụng thuốc BVTV,
thì đến nay gần 100% diện tích
đất canh tác nông nghiệp đều có
sử dụng thuốc BVTV, áp dụng
cho tất cả các loại cây trồng.
Ước tính hiện có trên 1.000
chủng loại thuốc BVTV có độc
tính cao đang được sử dụng trên
đồng ruộng nước ta. Các hóa chất
BVTV hiện nay có một số nhóm
chính như phospho hữu cơ, chlor
hữu cơ, carbamat, pyrethroid và một số chất
khác như aldicarb, camphechlor… với hàng
trăm tên thương mại và nguồn gốc xuất xứ khác
nhau dẫn đến nhiều khó khăn trong việc sử
dụng và quản lý.
Khảo sát của các cơ quan chức năng thuộc
Bộ NN-PTNT cho thấy, tại một số tỉnh, thành
đã phát hiện các hóa chất Diazinon và
Cypermethrin đang được sử dụng phổ biến
trong các loại rau, đậu, kể cả thuốc BVTV đã bị
cấm dùng như Monitor (Methamidophos) cũng
vẫn thấy lượng tồn dư đáng kể trong rau quả.
Chính thuốc BVTV với lượng tồn dư quá
cao trong rau quả là một trong những thủ
phạm nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm,
gây nguy hại đến tính mạng người tiêu dùng.
Triệu chứng ở người ngộ độc hóa chất

thường biểu hiện như: Gây rối loạn thần kinh
trung ương, mất ngủ, kém trí nhớ, mờ mắt,
giảm thị lực, giảm thính lực, suy nhược cơ
thể, có thể dẫn đến tử vong. Các hoá chất
BVTV thường gây nhiễm độc qua đường hô
hấp, qua đường tiêu hoá và qua da.
Phòng tránh ngộ độc không khó
Một trong những khuyến cáo quan trọng
của Cục BVTV (Bộ NNPTNT) đối với bà
con nông dân là phải sử dụng thuốc theo
nguyên tắc "4 đúng" (đúng thuốc; đúng lúc;
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
17
Theo đánh giá của Cục BVTV, nguyên nhân
gây ngộ độc mãn tính hóa chất BVTV thường do
tiếp xúc hàng ngày như: Người sử dụng khi phun
thuốc bị ngộ độc qua đường hô hấp, qua da, niêm
mạc; Do ăn các loại rau củ quả vẫn còn dư lượng
hóa chất BVTV chưa phân hủy hết; Sử dụng các
nguồn nước bị nhiễm hóa chất BVTV
đúng nồng độ, liều lượng và đúng phương
pháp). Bên cạnh đó, cần sử dụng theo đúng
hướng dẫn về đối tượng phòng trừ, liều
lượng, nồng độ (có dụng cụ đong, đo chính
xác lượng thuốc, nước pha thuốc) và phải
đảm bảo thời gian cách ly theo hướng dẫn
của từng loại thuốc.
Một số chuyên gia BVTV cũng khuyến
cáo, bà con khi sử dụng các loại thuốc BVTV
cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an

toàn vệ sinh lao động như mặc bảo hộ lao
động, đeo găng tay, đeo khẩu trang, đứng ở
đầu gió khi phun thuốc…
Đặc biệt, khi thu hoạch rau quả cần phải chờ
hết thời gian cách ly (là thời gian hoá chất
BVTV còn tồn dư). Đối với người tiêu dùng, các
chuyên gia cũng khuyến cáo: Khi lựa chọn rau
quả nên chọn rau quả còn tươi, nguyên vẹn,
không bị trầy xước, có hình dạng bình thường,
màu sắc tự nhiên, giòn chắc, cầm nặng tay. Rau
quả không bị héo úa, giập nát, hoặc dính các chất
lạ hoặc mùi vị lạ.
Tránh mua các loại rau quả gọt vỏ và cắt sẵn,
ngâm nước ở ngoài chợ vì có thể nước ngâm
không đảm bảo vệ sinh hoặc có hoà lẫn hoá chất
độc hại để giữ vẻ trắng, giòn của rau tươi.
Đối với rau quả, phải ngâm ngập trong
nước sạch 15 - 20 phút, rửa nhiều lần (ít nhất
3 - 4 lần) trong chậu nước đầy để loại bỏ tồn
dư thuốc BVTV còn đọng trên rau quả.
Nguyễn Văn
/>Theo Dân Việt
Hồ Minh Thu - Nông dân giỏi trồng cúc mâm xôi
ừ việc nghiên
cứu trồng cúc
mâm xôi thành
công, ông Hồ Minh Thu
(Sinh năm 1955) ở ấp Khánh
Hòa, xã Tân Khánh Đông, thị
xã Sa Đéc đã từng bước đưa

kinh tế gia đình đi lên. Nhiều
người nhắc đến ông như là
một chuyên gia về cây cúc
mâm xôi ở làng hoa Sa Đéc.
Làm nhiều nghề nhưng
đều thất bại, dẫn đến hoàn
cảnh gia đình khó khăn,
cách nay 8 năm, ông Hồ
Minh Thu quyết định đầu tư
trồng cúc mâm xôi, cúc Đài
Loan, Tiger để phát triển
kinh tế gia đình. Sống ở xứ
hoa kiểng Sa Đéc nhưng
trước đó, ông Hồ Minh Thu
chưa quan tâm đến việc
trồng hoa, vì thế khi bắt tay
vào trồng hoa ông phải tìm
những người có kinh nghiệm
để học hỏi kỹ thuật. Trong
mùa hoa Tết năm 2004, ông
trồng 5.000 chậu hoa các
loại gồm cúc mâm xôi, cúc
Đài Loan, cúc Tiger và vạn
thọ. Kết quả hoa nở đúng
tết, gia đình thu lãi rất cao.
Mùa hoa tết năm sau,
cũng trồng các loại hoa trên
với số lượng tương tự nhưng
ông Thu thất bại do hoa nở
trễ, đặc biệt là số cúc mâm

xôi nở trễ hoàn toàn dù đã
phun rất nhiều loại phân
bón, hóa chất xử lý. Ông đi
hỏi nhiều người có kinh
T
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
18
nghiệm trồng hoa, nhưng ai
cũng lắc đầu. “Họ bảo trồng
cúc mâm xôi phải canh sao
cho nó nở sớm rồi chỉnh lại
cho đúng còn trễ thì chịu
thua. Cúc trễ thì kể như úp
bội bỏ chứ không còn cách
nào khác”, ông Thu cho biết.
Mùa tết năm thứ 3, ông
Hồ Minh Thu trồng 2.500
chậu cúc mâm xôi và quyết
tâm nghiên cứu tìm ra biện
pháp trồng sao cho hiệu quả
loại hoa khó tính này. Trong
quá trình trồng, ông đi nhiều
nơi học hỏi kinh nghiệm của
nhiều nông dân, đồng thời
nhờ các con dạy sử dụng
máy vi tính để truy cập
Internet nghiên cứu cách
trồng cho nở hoa đúng Tết,
nhưng tất cả đều hướng dẫn
chung chung. Tức mình, ông

Thu tự nghiên cứu chia riêng
100 chậu cúc mâm xôi đang
trồng ra thử nghiệm. Ông
chia thành 4 nhóm, mỗi
nhóm 25 chậu và tiến hành
xử lý ra hoa theo từng loại
thuốc riêng biệt. Qua đó,
ông chọn được 1 nhóm cúc
mâm xôi nở trễ khoảng 20
ngày và sử dụng thuốc kích
thích đảm bảo cho nở hoa
đúng tết. Từ cách làm trên,
ông tìm ra được phương
pháp trồng cúc mâm xôi cho
bản thân.
Từ vụ hoa tết 2008 đến
nay, ông Hồ Minh Thu chỉ
trồng chuyên về cúc mâm
xôi với số lượng từ 7.000
đến 9.000 chậu hoa để cung
cấp cho thị trường. Rất nhạy
cảm với thời tiết nên khi khí
hậu thay đổi thất thường là
cúc mâm xôi nở hoa không
đúng tết, nhiều người trồng
thất bại nhưng đối với ông
Thu chưa năm nào ông trồng
mà không đạt hiệu quả.
Mùa hoa tết năm 2010,
với tổng cộng 5 công đất (2

công đất nhà, 3 công đất
mướn), ông Hồ Minh Thu
trồng 9.000 chậu cúc mâm
xôi, trừ hao hụt còn đạt
8.879 chậu, với giá từ
50.000 đến 60.000/cặp sau
khi trừ chi phí ông lãi gần
170 triệu đồng. Mùa hoa tết
năm 2011, ông Thu trồng
8.000 chậu cúc mâm xôi và
thu lãi hơn 200 triệu đồng.
Hiện tại, mùa hoa tết 2012
ông trồng hơn 10.000 chậu
hoa các loại, trong đó phần
lớn là cúc mâm xôi, hiện
đang phát triển rất tốt.
Ông Hồ Minh Thu chia sẻ:
“Cúc mâm xôi là một loại hoa
rất khó tính, dễ bị tác động bởi
thời tiết. Để trồng cúc mâm xôi
đạt hiệu quả phải chọn được
cây giống tốt, phân rơm trồng
phải được xử lý kỹ, địa điểm
trồng phải thoáng, trống trải
không bị tác động bởi bóng
râm. Trong giai đoạn khoảng
giữa tháng 9 đến đầu tháng 10
âm lịch phải xác định cúc nở
đúng hay trễ để xử lý kịp thời.
Vì có thời gian ra hoa và nở rất

dài nên qua thời điểm này sẽ rất
khó xử lý cho cúc nở đúng tết”.
Trong quá trình trồng
cúc mâm xôi, ông Hồ Minh
Thu rất chịu khó đi tham
quan học hỏi, dự các lớp tập
huấn hội thảo để đúc kết
nhiều kinh nghiệm hay. Ông
phát hiện một số loại thuốc
kích thích cúc mâm xôi ra
hoa hiệu quả như: 2,4D sử
dụng với tỷ lệ 2% hoặc
Fuclor, Fa4
Ngoài cung cấp hoa cúc
mâm xôi cho thị trường, mỗi
năm ông Hồ Thu Minh còn
cung cấp cho người trồng
hoa từ 40 đến 80.000 cây
giống và hướng dẫn cách
trồng đạt hiệu quả. Bên cạnh
đó, gia đình ông còn tạo việc
làm cho 3-5 lao động trong
mùa hoa tết.
Ông Hồ Minh Thu đã
được công nhận là nông dân
sản xuất giỏi cấp tỉnh giai
đoạn năm 2009-2011, gia
đình ông cũng được công
nhận là gia đình tiêu biểu
cấp tỉnh.

Theo Báo Đồng Tháp
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
19
"Đệ nhất tiêu" miền Đông
Là một trong những hộ trồng tiêu sớm nhất trên địa bàn tỉnh, có thời điểm tiêu bị
thất mùa te tua nhưng vườn nhà ông Hoàng Văn Lập, ấp Trường An, xã Thanh Bình,
huyện Trảng Bom (Đồng Nai) vẫn bình an vô sự, thậm chí còn cho năng suất cao… Hiện
mỗi vụ tiêu ông thu lợi nhuận nửa tỷ đồng.
TƯỚI CÂY TIÊU TỰ ĐỘNG
Vượt qua đoạn đường dài hun hút, băng
qua nhiều địa bàn xã vùng sâu chúng tôi tìm
tới khu vực giáp ranh lòng hồ Trị An, một
trong những vùng chuyên canh tiêu của tỉnh.
Lúc đầu, ghé hỏi thăm đến nhà ông Sầu trồng
giống tiêu kháng bệnh thì chúng tôi được
mách, ông Hoàng Văn Lập mới là nổi tiếng
trồng tiêu sạch. Nghe vậy, chúng tôi quyết
định chuyển hướng đi tìm nhà ông.
Chủ vườn Hoàng Văn Lập hào hứng kể về
cơ duyên ông đến với “nghiệp vườn” cũng thật
tình cờ: "Sau giải phóng gia đình ông chuyển từ
Nam Định vào miền Tây sinh sống, từ đó ông
bắt đầu được tiếp cận với nghề vườn. Năm
1983, gia đình chuyển về khu vực lòng hồ Trị
An lập nghiệp, sau ít năm được nhà nước
chuyển đổi đất canh tác bố trí cho các hộ dân
lên khu vực này định cư.
Về đây, thời đó hầu hết xung quanh chỉ
toàn là vườn tạp, tìm hiểu thấy thị trường tiêu
đang rất “ngon”, giá cao hơn hẳn so với

nhiều loại cây trái khác nên tôi quyết định
đầu tư vào trồng loại cây này. Lúc đầu, nhiều
người quanh xóm cứ lắc đầu bảo đất này
trồng mía thì mía chết, trồng mì thì mì hư,
trồng tiêu chỉ có tiêu tiền của, công sức chứ
mấy đời có được hạt".
Ấy vậy mà ông vẫn bỏ ngoài tai quyết
tâm dọn vườn để xuống giống tiêu (giống
Vĩnh Linh) trồng xen với cà phê trên diện
tích 1.500m
2
. Tuy nhiên, sau khi thấy thị
trường cà phê không ổn định, tính toán giá
bán không đủ tiền vốn đầu tư nên ông quyết
định đốn hết cà phê chỉ để trồng chuyên canh
tiêu. Sau một năm, vườn tiêu nhà ông đã bắt
đầu cho trái, nhưng do mới bước vào “nghiệp
tiêu” nên còn non kinh nghiệm khiến vụ đầu
tiên thu hoạch cả vườn chỉ được chưa đầy
100kg hạt.
Năm 2008, khi được đi tham quan học
hỏi kỹ thuật từ các mô hình trồng tiêu ở
nhiều nơi, ông Lập về quyết định đầu tư cải
tạo nâng cấp vườn, lắp đặt thêm hệ thống
tưới nhỏ giọt cho vườn. Và ông chính là nhà
vườn đi tiên phong trong toàn xã về áp
dụng TBKT vào canh tác nên được xã
khuyến khích hỗ trợ 20% kinh phí đầu tư.
Từ đó ông tự nghiên cứu, rồi ra chợ tìm mua
các vật dụng về thiết kế và lắp đặt hệ thống tưới tự

động khép kín đến từng gốc tiêu. “Lúc đó, nhiều
loại "linh kiện" tìm mua cũng không dễ, tôi vừa
Trước đây ông phải tốn rất nhiều công kéo
dây tưới mất 3 ngày mới xong toàn bộ vườn
tiêu, nhưng nay có hệ thống tưới thì mỗi ngày
chỉ mất chừng 10 tiếng chạy điện cho vòi tự
động phun là “Ok”. Còn việc bón phân qua
đường ống cũng tiết kiệm được hơn phân nửa
lượng phân so với SX thủ công.
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
20
phải mày mò làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn
chỉnh được các khâu lắp đặt hệ thống tưới sao cho
vừa tiết kiệm mà đạt hiệu quả tối ưu nhất”, ông
Lập tâm sự.
Dẫn chúng tôi ra vườn tiêu, thời điểm
này các trụ đang ra trĩu trịt trái, mặt vườn
được trồng kín cây hoa cúc như một tấm
thảm cỏ xanh mướt. Ông Lập hào hứng khoe:
“Những vòi phun nước rất nhỏ gọn, tôi thiết
kế chạy ngầm khắp trong vườn, kể cả việc
bón phân cũng đều qua đường ống này dẫn
đến từng gốc tiêu rất hiệu quả và không gây
lãng phí”.
TRỒNG TIÊU SIÊU LỢI NHUẬN
Theo ông Lập, trước đây ông thường
quen chăm sóc vườn tiêu theo phương pháp
cũ, vào mùa mưa cây hay bị bệnh nên ông
phải thường xuyên phun xịt như… đổ thuốc
sâu xuống vườn. Mỗi năm phải tốn trên 30

triệu đồng tiền thuốc BVTV nhưng cũng
chẳng mấy hiệu quả. Nhiều đêm trăn trở với
vườn tiêu bệnh, ông chẳng yên giấc và quyết
định sẽ thử làm theo cách riêng của mình.
Đó là thời điểm khi cây tiêu vừa thu
hoạch xong, ông cho xiết nước, cũng không
cần bón phân ngay để cây tiêu sẽ “buồn”
(khát nguồn dinh dưỡng), rồi thỉnh thoảng
chỉ phun mớm cho ít nước. Theo ông, việc
hãm phân nước như vậy sẽ khiến cây tiêu
càng “tức” và chỉ đợi đến đầu mùa mưa mới
bón thúc vào gốc tiêu để giúp bộ rễ phát triển
mạnh; đồng thời đem thuốc khử tuyến trùng
xử lý trên toàn vườn rẫy.
Khi cây tiêu được bồi bổ nguồn dinh dưỡng
sẽ hồi tỉnh lại và bắt đầu bung đọt non rất mạnh.
Vậy nhưng, thêm lần nữa ông lại mạnh dạn cắt bỏ
toàn bộ những đọt tiêu non này để khoảng 2 tuần
sau các chồi đọt non mới lại tua tủa bung ra và
cho nhiều bông hơn.
Ông Lập cười bảo: “Với cách này được
xem như “bí quyết” mà chỉ riêng tôi mới dám
thử cách làm không giống ai. Thậm chí,
không chỉ riêng vợ con tôi khóc ròng quyết
liệt ngăn cản mà nhiều chủ vườn tiêu trong
xã cũng bảo tôi khùng mới làm thế, vì cây
tiêu vừa nhú đọt non ra thấy tôi lại cắt trụi”.
Tuy nhiên, vườn tiêu vẫn phát triển tốt, ít
sâu bệnh, cuối vụ năng suất trung bình đạt 7
tấn/ha; thậm chí có thời điểm đạt tới 7,5 - 8

tấn/ha (trong khi năng suất tiêu trong tỉnh cao
nhất cũng chỉ đạt 5 tấn/ha) khiến nhiều người
không tin là sự thật.
MINH SÁNG
/>Theo Nông nghiệp Việt Nam
Thực tế, chỉ sau năm đầu ông Lập chứng
minh được cách làm khác người của mình đã
giúp vườn tiêu có siêu lợi nhuận với khoảng
500 triệu đồng/năm. Từ những vụ tiêu thành
công cho năng suất sản lượng cao khiến các
hộ khác luôn xem đây là mô hình vườn mẫu.
Không ít lần ông đã được mời lên xã, huyện
báo cáo thành tích và chia sẻ kinh nghiệm
cho người dân quanh vùng học hỏi nhân rộng
mô hình.
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
21
Người CCB gương mẫu, làm kinh tế giỏi
Sau hơn 6 năm trong quân đội, CCB Nguyễn Văn Viện (sinh năm 1962) ở xóm Suối
Tép, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trở về quê hương rồi lập gia đình. Lúc đầu lập nghiệp, 2
vợ chồng chỉ có 2 bàn tay trắng. Quyết tâm vượt nghèo khó, ông cùng vợ chăm lo làm
kinh tế từ diện tích đất ông cha để lại.
Nói về những ngày đầu khó khăn, ông
Viện cho biết: Trước đây, khu vực này còn
hoang vu lắm, xung quanh cây cối um tùm.
Ông cùng vợ phải cải tạo, vỡ hoang chăn
nuôi gà, vịt. Những năm đầu do chưa có kinh
nghiệm, nên có khi thất bát, lợn, gà, vịt chết
hàng loạt làm cho gia đình ông lao đao. Sau
nhiều năm làm kinh tế, ông nhận thấy nếu

muốn thoát nghèo phải tìm hướng đi mới
hiệu quả hơn. Năm 1985, với số vốn tích luỹ
được và bạn bè, gia đình giúp đỡ, ông đã
mạnh dạn đầu tư vào trồng rừng và đã thu
được những kết quả nhất định. Từ động lực
đó, gia đình ông chuyển sang phát triển kinh
tế theo mô hình chăn nuôi kết hợp trồng
rừng. Với ý chí không chịu lùi bước trước
khó khăn, ông Viện tiếp tục bắt tay phát triển
kinh tế. Tuy sức khỏe có hạn nhưng ông vẫn
“khăn gói” tìm đến các mô hình trang trại
làm ăn hiệu quả ở các địa phương để tìm hiểu
kỹ thuật chăn nuôi, cách thức xây dựng
chuồng trại, phòng trừ dịch bệnh; đồng thời,
tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao các
tiến bộ về KHKT do xã, huyện tổ chức và
nghiên cứu thêm trên sách, báo. Để mở rộng
mô hình trang trại, năm 2008, ông tiếp tục
vay thêm 16 triệu đồng của Ngân hàng
CSXH huyện để đầu tư nuôi nhím, dê, trâu,
bò và gia cầm. Nhờ chịu khó và sử dụng vốn
vay có hiệu quả, đến nay, cơ ngơi của gia
đình ông đã có 4ha cây keo và 0,5ha cây ăn
quả. Bên cạnh đó, gia đình còn có 12 con dê,
6 con nhím, 8 con bò, 2 con trâu và trên 50
con gà. Từ phát triển sản xuất và chăn nuôi,
hàng năm, thu nhập của gia đình ông sau khi
trừ chi phí đã đạt gần 200 triệu đồng. Giờ
đây, những năm tháng khó khăn của gia đình
CCB Nguyễn Văn Viện đã qua đi, cuộc sống

gia đình ổn định, con cái được học hành đầy
đủ, xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm
máy móc phục vụ sản xuất và phương tiện
sinh hoạt có giá trị.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, những
năm qua, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ
Hồ”, tinh thần gương mẫu của người đảng
viên, ông Viện luôn là người cán bộ Hội
CCB năng nổ, nhiệt tình với các hoạt động,
phong trào tại địa phương, ông luôn hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao và được đồng
chí, đồng đội quý mến. Với vai trò là Phó
Chủ tịch Hội CCB xã Đồng Tâm, ông luôn
quan tâm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho hội viên CCB, thường xuyên
chia sẻ kinh nghiệm sản xuất và giúp đỡ các
hội viên có hoàn cảnh khó khăn về cây, con
giống. Ông luôn nhắc nhở bản thân dù trong
thời chiến cũng như thời bình phải sống, làm
việc và học tập theo gương Bác trong từng
hành động và thực tiễn cuộc sống.
Hoàng Huy
Theo Hòa Bình Online
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
22
Đàn lợn rừng của gia đình anh Hiệp.
Người nông dân làm giàu từ mô hình kinh tế trang trại
Đó là mô hình kinh tế trang trại vườn
đồi của gia đình anh Phạm Phú Hiệp, ở
thôn Lục Phủ, xã Bắc Sơn, TP. Móng Cái.

Trên diện tích đất đồi 10ha, anh Hiệp đã
gây dựng được đàn lợn rừng gồm 15 con
lợn nái, hơn 60 con lợn thịt và đàn gà hơn
200 con gà mái đẻ. Ngoài ra, anh còn trồng
được gần 200 cây ăn quả như cam đường,
ổi, nhãn
Xuất thân trong một gia đình nông dân
nghèo, bước đường khởi nghiệp của anh
Hiệp cũng khá gian nan. Vốn quê ở Cẩm
Giàng, Hải Dương, anh Hiệp đã sớm rời xa
nơi chôn nhau cắt rốn tìm kế mưu sinh.
Mảnh đất được anh Hiệp chọn lựa để khởi
nghiệp chính là Móng Cái…
Ban đầu anh chưa có ý định làm kinh tế
trang trại ở tại vùng đất biên giới đang phát
triển buôn bán sầm uất này. Nhưng bước
ngoặt quan trọng là vào năm 2010, khi mà
anh được một người dân ở xã Bắc Sơn
nhượng toàn bộ 10ha đất đồi cho gia đình.
Với số tiền trên 1 tỷ đồng do tích góp có
được trong nhiều năm làm thuê tại Móng Cái
và tiền huy động, vay mượn từ anh em bạn
bè, anh Hiệp đã xây dựng một khu nhà nuôi
lợn rừng đẻ với 24 chuồng nuôi theo hình
thức liên hoàn với đầy đủ hệ thống bơm
nước, hầm phân Biogas; một dãy nhà nuôi gà
đẻ trứng; hơn 2ha đất được quây rào sắt B40
để thả lợn rừng thương phẩm và nhiều máy
nông cụ, xay xát chế biến thức ăn cho gia
súc, gia cầm. Diện tích đất còn lại anh trồng

keo và ngô lai làm thức ăn cho gia súc. Anh
bảo, sắp tới khu đất cao và dốc nhất trong
vườn sẽ được anh trồng giống hồng không
hạt, xen kẽ trồng na, số diện tích khác khai
hoang được anh đào ao thả cá…
Khi được hỏi về kinh nghiệm sản xuất,
anh Hiệp tâm sự: “Tôi suy nghĩ thấy ông
chủ khu đất này trước đây thất bại là do đầu
tư manh mún, quy mô nhỏ, chuồng trại đơn
sơ… nên hiệu quả không cao. Vì thế, sau
khi tiếp quản, tôi đã chủ động đăng ký tham
gia vào mô hình chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi của Hội Nông dân TP.
Móng Cái. Trên cơ sở được Hội giúp đỡ, hỗ
trợ, cho đi tham quan học hỏi các mô hình
chăn nuôi cũng như các lớp tập huấn kỹ
thuật, tôi có thêm kinh nghiệm để làm trang
trại một cách bài bản ”.
Anh Hiệp chia sẻ thêm, khi nhận thấy thị
trường đang có xu hướng ưa chuộng lợn
rừng, anh đã xác định lấy loại vật nuôi này
làm hướng phát triển chủ đạo. Đây là vật
nuôi có sức đề kháng cao, chăn thả tự nhiên
nhưng lại cần có giống tốt và phải theo dõi
chặt chẽ các triệu chứng bệnh dịch để có biện
pháp phòng tránh. Do đó, anh tiếp tục tìm
học kinh nghiệm trên sách báo, các phương
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
23
tiện thông tin đại chúng và từ các mô hình

chăn nuôi hiệu quả ở Yên Hưng, Đông Triều
và một số huyện ở tỉnh Hải Dương, Hải
Phòng. Theo anh Hiệp, quan trọng nhất trong
chăn nuôi lợn rừng chính là cần có sổ lịch
trình theo dõi thật sát sao về biểu hiện của
bệnh lý, chế độ ăn v.v. của lợn để đảm bảo
cho chúng phát triển tốt.
Nhờ chăm chỉ, cần cù làm việc, lại chịu
khó học hỏi kinh nghiệm và sáng tạo trong
lao động sản xuất, mô hình kinh tế trang trại
vườn đồi của gia đình anh Hiệp tới nay bắt
đầu cho hiệu quả. Hiện 15 con lợn rừng đã
sinh sản được 30 chú lợn con; 50 con lợn
rừng thương phẩm đang chuẩn bị xuất
chuồng; 200 con gà mái đẻ đã cho sản phẩm
trứng mỗi ngày trung bình trên dưới 200
quả Tần tảo sớm khuya, từ chỗ thiếu kiến
thức về chăn nuôi, giờ đây gia đình anh Hiệp
đã trở thành chủ một trang trại lớn của xã
Bắc Sơn, thu nhập bình quân đạt khoảng 50
triệu đồng/tháng, trừ chi phí cũng còn
khoảng 20-25 triệu đồng.
Không chỉ chú tâm phát triển kinh tế gia
đình, anh Hiệp còn tích cực tham gia công
tác xã hội ở địa phương, sẵn sàng giúp đỡ,
chia sẻ với những hộ dân hoàn cảnh khó
khăn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn với các
hội viên Hội nông dân và bà con lối xóm.
Nhiều hộ gia đình ở thôn Lục Phủ, xã Bắc
Sơn đã học tập gia đình anh Hiệp để làm

chuồng trại chăn nuôi lợn rừng, xây dựng mô
hình chuồng trại chăn nuôi trồng trọt vườn
đồi đạt hiệu quả.
Dương Trường
Theo baoquangninh
Phát triển nông thôn - Từ điểm nhìn Hàn Quốc:
Du lịch làng "cứu" nông thôn
hi cư dân nông thôn giảm đi, lao động nông thôn già đi cộng với chi phí
SXNN ngày càng tăng và khoảng cách thu nhập nông thôn - thành thị ngày
càng nới rộng, nhu cầu phát triển nông thôn đứng trước thách thức vô cùng
lớn. Hàn Quốc giải bài toán này bằng giải pháp phát triển du lịch làng - du lịch nông
thôn, kéo gần thành thị với cuộc sống nông thôn.
Buraemi là một ngôi
làng ở ngoại ô thủ đô Seoul.
Giống như đại đa số mô
hình làng ở Hàn Quốc,
Bumeri chỉ có 28 hộ dân,70
nhân khẩu. Đoàn công tác
của Bộ NN-PTNT Việt Nam
đến Hàn Quốc lần này
không khỏi ngỡ ngàng về
quy mô nhỏ bé của làng ở
Hàn Quốc, thường chỉ có
30-50 hộ với dân số trong
khoảng 100 - 150 người.
Theo thống kê của Liên
minh Hợp tác xã Hàn Quốc,
vào năm 2007 dân số nông
thôn chỉ còn hơn 3,2 triệu
người trong tổng số 48,5 triệu

dân, tức là chiếm khoảng
6,7% tổng dân số. Một hộ gia
đình nông thôn ở Hàn Quốc,
nếu tính theo số người đang
thực sống ở nông thôn thì bình
quân chỉ có 2,66 người/hộ.
Con số rất thấp này kết hợp
với thực tế lao động trên 60
tuổi chiếm 59,2% (năm 2007),
dưới 40 tuổi chỉ có khoảng
3% đã khiến SXNN gặp khó
khăn vô cùng lớn.
Cũng vào thời điểm năm
2007, thu nhập bình quân
của lao động thành thị đạt
được 45 triệu won/năm,
tương đương hơn 32.000
K
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
24
USD (1 USD = 1.400 won),
thì lao động nông thôn chỉ
kiếm được bình quân 32
triệu won (xấp xỉ 23.000
USD). Sự chênh lệch về
điều kiện lao động, điều kiện
sống và thu nhập giữa nông
thôn - thành thị đã dẫn đến
tình trạng lao động trẻ đổ xô
ra thành phố kiếm sống.

Lực lượng lao động
nông nghiệp sụt giảm là một
trong những nguyên nhân
khiến cho thu nhập của cư
dân nông thôn rất khó tăng
nếu không tính đến các giải
pháp phi nông nghiệp.
Buraemi đã tìm được lối
thoát cho mình bằng cách
mở dịch vụ du lịch trải
nghiệm cho cư dân thành
phố muốn tìm một không
gian sống và nghỉ để thoát
khỏi sức ép đô thị. Năm
2008, cả làng đón 21.000
khách du lịch từ thành phố,
thu về 500.000 USD. Tạm
tính trong trường hợp nguồn
thu đổ hết vào các gia đình,
28 hộ dân Buraemi mỗi hộ
thu được thêm hơn 17.800
USD. Năm 2009 dự kiến
đón 35000 khách.
Làng Dareng-I với 58 hộ
dân và dân số 158 người cũng
thu được 400.000 USD từ
dịch vụ du lịch làng thu hút
gần 20 vạn khách cùng trong
năm đó. Dareng-I và Buraemi
là 2 trong tổng số 141 làng mà

Cơ quan Phát triển Nông thôn
Hàn Quốc (RDA) thực hiện
thí điểm thông qua dự án
Khám phá làng nông thôn
truyền thống. Mục đích của
dự án là lôi kéo người dân
thành phố về khám phá cuộc
sống nông thôn.
Theo Giám đốc RDA, TS
Lock-Hwan Jo, mỗi làng
tham gia dự án được nhận
khoản tiền đầu tư 200.000
USD. Số tiền này được chi
tiêu chủ yếu cho việc tiếp thị
và duy trì bộ máy quản lý dự
án cấp cơ sở, ví dụ mỗi làng
đều lập ra một trang web giới
thiệu về những nét đặc sắc
của mình tới du khách. Tại
những làng tham gia dự án,
các hộ dân được yêu cầu giản
lược tối đa nét sinh hoạt
thành thị đã du nhập, duy trì
đúng lối sống nông thôn. Bên
cạnh các dự án của RDA, Bộ
Thực phẩm - Nông - Lâm -
Ngư nghiệp Hàn Quốc, Cục
Du lịch Hàn Quốc và Liên
minh HTX Hàn Quốc cũng
nhập cuộc với các chương

trình du lịch trải nghiệm theo
mùa với mức phí bình quân
khoảng 20.000 won/người
(15 USD).
Dù đơn vị nào tổ chức
thì các chương trình khám
phá cuộc sống làng, trải
nghiệm đời sống nông thôn
đều có nội dung giống nhau.
Khách du lịch cùng ăn cùng
ở với nông dân, cùng tay cày
tay cuốc ra đồng, cùng trồng
cây ươm giống Đến các
làng nghề, họ cùng tay kim
tay chỉ may quần áo truyền
thống, cùng nhào đất nặn
bình nặn tượng với nghệ
nhân làng nghề
Không chỉ có các cơ quan
nhà nước thực hiện mô hình
du lịch làng, các DN tư nhân
cũng là đầu mối tham gia tích
cực. Thường thì mỗi DN đăng
ký “đỡ đầu” cho một làng,
mức tiền đầu tư mà nhà nước
khuyến khích là tối thiểu
300.000 USD/làng. Tập đoàn
Hyundai hiện đang giúp đỡ 66
làng trên toàn quốc. Hàng
năm Hyundai bố trí một lực

lượng nhân viên, công nhân
của mình về các làng này giúp
Chi phí sinh hoạt ở nông
thôn Hàn Quốc rất rẻ. Chỉ cần
khoảng 3.000 - 5.000 won đã
mua được một suất ăn ngon ở
nhà hàng. Nếu ăn tối và kèm
theo một chai bia thì cũng chỉ
hết khoảng 10.000 won. Một
tháng, một người sống độc thân
cần chi khoảng 400.000 -
600.000 won cho mọi nhu cầu
sinh hoạt ở mức khá cao đối với
nông thôn.
(Tỷ giá trao đổi 1.400 won
= 1 USD).
NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
25
đỡ nông dân gặt lúa, thu
hoạch mùa màng và khuyến
khích nhân viên tiêu thụ các
loại nông sản. Bên cạnh đó,
Hyundai còn tham gia sửa
nhà, sửa đường, chữa xe giúp
nông dân. Các nhân viên
Hyundai cũng được khích lệ
đưa con, cháu và người nhà về
nông thôn trong những chiến
dịch “Mỗi công ty - Một làng
nông nghiệp”

Những ngày ở thăm Hàn Quốc(14-19/7), đoàn công tác của Bộ NN- PTNT được phía bạn chia sẻ
nhiều kinh nghiệm về PTNT. Ông Buyngrin Yoo, Thứ trưởng Bộ Thực phẩm - nông - lâm - ngư nói
"Mở cửa thị trường, nông dân bao giờ cũng bị tổn thương nặng nhất. Năm 1993,Tổng thống Hàn Quốc
đã phải tạ lỗi với nông dân khi mở cửa thị trường gạo làm nông dân lao đao. Kể từ đó Chính phủ cam
kết đầu tư mạnh mẽ cho nông nghiệp. Phải làm cho nông thôn là mơ ước của người thành phố".
Theo TCty Phát triển cộng đồng nông thôn, 20 năm qua số lao động nông nghiệp không ngừng
giảm từ 13 triệu xuống còn 3 triệu, số hộ nông dân từ hơn 2 triệu giảm còn 1 triệu hộ với mức bình
quân đất nông nghiệp 1,48ha/hộ. Ở Hàn Quốc chỉ những ai đăng ký là nông dân mới được TCty
bán đất để làm NN. Ai ở thành phố về nông thôn sống được trợ cấp lần đầu 50.000USD và
nhiều ưu đãi khác.
Chúng tôi đã ghé thăm gia đình chj Cheeng Xu Oh làng Buraemi (tỉnh GyeongGi- Do có tới 150
làng sinh thái như thế). Gia đình chị sở hữu 4ha đất trồng lê, vào vụ thu hoạch 2 vợ chồng phải thuê
lao động rất khó khăn, mỗi năm thu nhập gần 200.000 USD và anh chị chỉ phải đóng duy nhất khoản
thuế tài sản khoảng 800 USD. Chị bảo thu nhập thế mà thanh niên cũng vẫn bỏ nông thôn lên thành
phố. 2 con chị cũng đã lên thành phố. Nông thôn toàn người già. Rõ ràng chẳng cần đến điền trang
rộng lớn nông dân Hàn Quốc vẫn tạo ra giá trị cao.
Đức Huy
/>Theo Nông nghiệp Việt Nam
Nông dân cười vui
ANH NÔNG DÂN VÀ CON LỢN
Anh nông dân đứng trong vườn cùng đàn lợn của mình tay ôm một con lợn to, nâng lên
cho nó ăn táo trên cây, rồi lại làm như thế với con thứ hai, thứ ba… Thấy lạ, một người qua
đường lại gần anh chàng và hỏi:
-Tại sao anh không rung cây cho táo rơi xuống để lợn ăn, như thế có phải đỡ tốn thời gian
không?
Người nông dân ngạc nhiên:
-Thời gian à? Thời gian có ý nghĩa gì với một con lợn chứ?
Sưu tầm

×