Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC MỘT SỐ LOẠI CÂY RAU - QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.16 KB, 24 trang )

04/01/2012 SPERI-FFS 1
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
MỘT SỐ LOẠI CÂY RAU - QUẢ
Người tổng hợp: Ngô Văn Hồng
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Dưa hấu
Khí hậu, đất đai
• Dưa hấu có nguồn gốc vùng khí hậu nóng, ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh
nắng giúp trổ nhiều bông cái và cho quả chín sớm, năng suất cao.
• Nhiệt độ thấp cây phát triển yếu, dễ thất bại Nhiệt độ thích hợp cho sự
sinh trưởng 25-30oC nên rất dễ trồng trong mùa nắng
• Đất nên cao, cát pha tơi xốp, nhiệt độ đất dễ tăng cao, thoát nước nhanh
có lợi cho bộ rễ phát triển, chất lượng dưa tốt, chăm sóc đỡ tốn kém.
Chuẩn bị đất trồng:
• Làm luống dưa rộng 80-90cm, lên luống cao 20cm.
Gieo hạt
• Xử lý hạt giống: Phơi ngoài nắng nhẹ vài giờ, rồi ngâm hạt trong nước
ấm pha tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh khoảng 2-3 giờ, chà rửa sạch nhớt, dùng vải
gói hạt đem vùi trong tro trấu hoặc rơm rạ, nơi có ánh nắng đầy đủ, tưới
nước giữ ẩm thường xuyên, sau 36-48 giờ hạt sẽ nhú mầm.
04/01/2012 SPERI-FFS 2
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Dưa hấu
Gieo hạt: Có 2 cách
• Gieo hạt thẳng: Gieo 1-2 hạt/lỗ, sâu 1-2 cm, phủ tro trấu hay
rơm chặt ngắn, khi cây mọc 3-4 lá tỉa trừ 1 cây tốt.
• Mật độ trồng hố cách hố 50cm, hàng cách hàng 70cm
Chăm sóc sau khi trồng:
• Tưới nước: 2 tuần sau khi trồng trở đi
Bón phân:
• Bón lần 1: Cho 1.000 m2 là: 50-80 kg vôi + 1-2 tấn phân ủ


• Bón lần 2: 18 - 20 ngày sau khi gieo rãi 0.5-0.7 tấn phân ủ cho
1000m2
• Bón lần 3: 35-40 ngày sau khi gieo rãi 0.5-0.7 tấn phân ủ cho
1000m2
04/01/2012 SPERI-FFS 5
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Dưa hấu
Sửa dây: Khi dây dưa khởi sự bỏ vòi (20 ngày sau khi xuống bầu) thì
tiến hành sửa và cố định vị trí bò của dây, để cho các dây bò song
song khắp mặt luống theo thứ tự, không quấn chồng lên nhau làm
ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, là nơi trú ngụ của
nhiều sâu bệnh hại và gây khó khăn trong việc tuyển trái .
Tỉa nhánh: Mỗi cây nên tỉa trừ lại 1 thân chính và 1 đến 2 dây nhánh
phụ (dây chèo). Nên tỉa nhánh sớm khi mới vừa lú ra 5-7 cm.
Úp nụ (thụ phấn bổ sung): Tiến hành vào 7-9 giờ sáng trong thời kỳ
hoa trổ rộ. Chọn hoa đực tốt úp vào nướm nhụy của hoa cái, tiến
hành khoảng 35-40 ngày sau khi gieo hạt.
Tuyển quả: Để cho quả dưa to chỉ nên để một quả/mỗi dây. Khi quả
lớn bằng quả cam, sửa cho quả đứng để quả phát triển đồng đều.
Lót kê quả để hạn chế thối đít quả và giúp quả phát triển thuận lợi.
Dưa hấu được thu hoạch khoảng 60-70 ngày sau khi trồng.
04/01/2012 SPERI-FFS 6
Kỹ thuật trồng mướp
• Thời vụ: Vào tháng giêng, hai âm lịch, chọn ngà y nắng ấm gieo hạt, hạt
chóng mọc. Dùng phâ n ủ đảo đều với đất, rồi gieo, gieo thành hàng hoặc
thành hốc, mỗi hốc gieo từ 1 - 5 hạt, phủ đất nhẹ, cắm rào xung quanh
tránh gà bới.
• Hố được đào với kích thước 50 cm x 50 cm và hố cách hố 50 cm, mỗi hố
gieo 4 hạt. Nếu trồng theo luống rộng 1,2 mét thì gieo theo hàng, mỗi luống

một hà ng, trên hàng đào hốc sâu 20 cm, rộng 20 cm. Hốc cách hốc 40cm,
mỗi hốc gieo 02 hạt.
• Bón phân:
Bón lót: Đào hố: Mỗi hố 15kg phân compost, nếu làm hốc mỗi hốc bón 02 kg
phân compost.
Bón thúc tương tự lượng phân như trên sau 20 và 40 ngày sau khi gieo hạt.
Xử lý hạt giống: Tuơng tự như hạt dưa hấu
• Chăm sóc: Khi hạt chưa mọc, thỉnh thoảng tưới nước nhẹ, nếu đất khô.
Khi cây mọc 20 - 30cm không cho leo lên giàn vội, dùng kéo cắt hết tay,
rút dây xuống khoanh xung q uan h gốc 3 - 4 vòng, dùng rơm rạ mục hoặc
đất lấp nhẹ (chừa ngọn). Khi nào ngọn vươn tới 50 - 60cm lúc đó mới cho
leo lên giàn khi đó cây to và cao sẽ cho nhiều quả hơn vì cây phát triển
được tiếp xúc nhiều ánh nắng mặt trời.
04/01/2012 SPERI-FFS 9
Kỹ thuật trồng dưa chuột
Kỹ thuật trồng dưa chuột
• Dưa chuột thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp với
sinh trưởng của dưa chuột là 30 độ C về ban ngày và 18-21 độ C về b an
đêm. Ánh sáng nhiều làm quả lớn nhanh, mập, chất lượng quả tốt.
• Gieo câ y con: Hạt ngâm trong nước ấm 35-40 độ C trong thời gian 3 giờ,
sau đó ủ ở nhiệt độ 27-30 độ C. Khi hạt nứt na nh thì đem gieo vào các hốc,
mỗi hốc 2 hạt và tưới đủ ẩm. Sau đó hàng ngà y đều phải tưới giữ ẩm cho
cây.
• Do bộ rễ cây dưa chuột yếu nên đất trồng cần cày, bừa kỹ, nhỏ, tơi xốp, nhặt
sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,2m, cao 0,3m, rãnh rộng 0,3m. Sau khi lên
luống, rạch hàng chia luống với khoảng cách 60-70 cm, cách mép luống 20-
30 cm rồi bón phân vào rãnh.

• Cây 5-6 lá thật, lúc ra tua cuốn cần tiến hành cắm giàn cho cây. Giàn dưa
chuột cắm hình chữ A, cao 1 ,2 -1,6. Mỗi hecta cần 42-45 nghìn cây. Sau khi
cắm buộc giàn chắc chắn, dù ng dâ y đay, dây chuối mềm buộc ngọn dưa lên
giàn theo hình số 8. Công việc này làm thường xuyên đến khi cây ngừng
sinh trưởng (thu 3-4 lứa quả).
• Thu hoạch: Sau khi gieo khoảng 35 – 40 ngày thì dưa cho thu hái trái.
Những trái lớn, da láng bóng là có thể thu hái được, không nên để trái quá
già mới hái như vậy sẽ ăn không ngon và ảnh hưởng đến các đợt thu trái sau.
Khoảng 2 -3 ngày t hu hái một lần. Nếu biết cách chăm sóc tốt một vụ có thể
cho thu từ 20 – 25 đợt trái./.
14
Kỹ thuật trồng Bí đỏ
• Thời vụ: Bí đỏ có thể trồng được quanh năm. Ở vùng miền
Trung trồng tốt nhất tháng 11-12 hằng năm
• Đất trồng: Có thể trồng bí đỏ trên nhiều loại đất, nhưng do
sợ ngập úng nên cần chọn nơi cao, thoát nước tốt. Đất trồng
cần làm đất sâu, cày hoặc cuốc lật, phơi cho chết cỏ.
• Trồng theo những hố thẳng hàng, sâu 20-50c m, rộng 40-
50cm, khoảng cách giữa các hố là 2-3m, tuỳ đất tốt xấu. Mật
độ trồng 2.000-2.500 cây/ha.
• Hố trồng cần được bón lót đầy đủ, trộn đều phân và đất, phủ
một lớp đất dày 4-5cm, 2-3 ngày sau mới gieo hạt, mỗi hố
gieo 4-5 hạt. Gieo xong lấp đất kín hạt, trên mặt phủ một lớp
rơm để giữ ẩm và để khi tưới hạt không trồi lên. Chú ý tưới
nước để hạt nảy mầm đều.
Kỹ thuật trồng Bí đỏ
Kỹ thuật trồng Bí đỏ

• Phân bón: Bón lót cho mỗi hố 10kg phân Ủ Bón thúc lần 1 khi cây cao
40-50cm bón 4kg phân ủ rải quanh gốc kết hợp với xới xáo, vun cao, làm
sạch cỏ; lần 2 khi cây có nụ cái, bón lượng phân và làm tương tự như lần
1.
• Chăm sóc
• Tỉa cây: Khi cây có 4-5 lá thật, tỉa bỏ bớt, trừ mỗi hốc 2-3 cây mập, đẹp.
• Khoanh dây: Khi dây dài khoảng 1m tiến hành khoanh dây bí và dùng
đất hoặc phân bò hoai lấp trên dây bí giúp cho rễ bất định ở các đốt thân
phát triển, hút nhiều dưỡng chất giúp dây bí bám chặt vào đất không bị
mưa gió làm hư hại và bí sẽ ch o nhiều nhánh.
• Tỉa hoa, nhánh đực: Mỗi dây để 3-4 nhánh khoẻ, tỉa các nhánh còn lại
làm rau ăn. Trên dây bí đỏ lượng hoa đực rất lớn nên sau khi bí đã đậu
trái , nên tỉa hoa đực, nhánh con, lá già để tập trung di nh dưỡng nuôi t rái.
• Thụ phấn bổ sung: Ở bí đỏ, hoa đực và cái riêng biệt, nở không đồng loạt
nên khi gặp điều kiện không thuận lợi như thiếu ong bướm, mưa gió sẽ
ảnh hưởng đến sự đậu quả và năng suất, vì thế ta phải thụ phấn bổ sung:
khoảng 7-9 giờ sáng, hái hoa đực mới nở, ngắt bỏ hết cánh, cầm hoa đực
xát nhẹ lên đầu nhụy hoa cái.
• Khi trái đã lớn, dùng rơm rạ kê dưới quả và trở trái đều da và đẹp trái.
Kỹ thuật trồng Bí Xanh
Kỹ thuật trồng Bí Xanh
• Bí xanh còn gọi là bí đao, bí phấn hay bí đá. Quả làm thực
phẩm phục vụ rau xanh hàng ngày cho mỗi gia đình. Ngoài ra bí
xanh còn là ngu yên liệu cho công nghiệp bánh kẹo, nước giải
khát có giá trị xuất khẩu cao.
• Nếu làm dàn nên trồng luống rộng: 1,5 – 2,0m, khoảng cách
trồng 40 – 50 x80 cm, cây cách cây 40 – 50 cm và hàn g cá ch
hàng 80cm.
• Lấy dây bí, nương dây và làm giàn: Khi thân cây bí bò ra dài 50

cm, thì lấy đất lấp lên ở vị trí các đốt. Cứ cách 1-2 đốt lại lấp
chặn lên một đốt để cây ra nhiều rễ bất định, hướng cho ngọn bí
bò từ hốc này qua hốc kia. S au đó mới nương dây cho bí bò lên
giàn. Dùng lạt mềm buộc thân bí vào giàn, buộc ở vị trí dưới
nách lá.
• Bí xanh ra nhánh khoẻ, t iêu hao nhiều chất di nh dưỡng. không
có lợi cho việc kết quả, cho nên cần ngắt nhánh kịp thời, chỉ để
lại ở mỗi dây bí một đến hai nhánh.
04/01/2012 SPERI-FFS 24

×