Thảo Luận môn:
Thị Trường Bất Động Sản
Chủ đề 10: tìm hiểu thị trường bất động
sản nghỉ dưỡng
Đặt vấn đề
Nội dung
Hiện trạng TT BĐS nghỉ
dưỡng
Khó khăn
Phương phát triển
Đặt vấn đề
•
Ngày nay du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến.
Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao dẫn đến sự ra đời của
nhiều loại hình du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí
của con người. Là du lịch nghỉ dưỡng cũng đã dần trở nên quen thuộc
trong cuộc sống hàng ngày. Sau những giờ làm việc mệt mỏi và những
căng thẳng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống, con người có nhu cầu
tìm đến những nơi có không khí trong lành, khung cảnh đẹp, khí hậu ôn
hòa để thư giãn, tĩnh dưỡng giúp tâm hồn thư thái, thoải mái, phục hồi
sức khỏe. Cũng chính vì vậy mà ngày càng nhiều loại hình du lịch nghỉ
dưỡng ra đời như: du lịch sinh thái, các khu resort, sân gold,… Sự phát
triển của các loại hình du lịch trên đã giúp hình thành nên một khái niệm
bất động sản khá mới mẻ và được giới đầu tư quan tâm: bất động sản
nghỉ dưỡng.
•
Sau đây là bài thảo luận tìm hiểu về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.
Hiện trạng
•
Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng là một loại hình bất động sản gắn với các
hoạt động kinh doanh liên quan đến du lịch nghỉ dưỡng và dịch
vụ phụ trợ đi kèm. Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng rất đa dạng và là sự
kết hợp của hai lĩnh vực đầu tư quan trọng trong nền kinh tế, đó là bất
động sản và du lịch.Trong công văn số 6536/BKH TTr ngày 15 tháng 9 năm
2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ rõ các dự án bất động sản du lịch
nghỉ dưỡng bao gồm: khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí (kể cả
casino); khu nghỉ dưỡng (gồm biệt thự, căn hộ cao cấp, khách sạn); kết
hợp du lịch với nghĩ dưỡng; dự án sân golf và dự án du lịch, nghỉ mát với
sân golf.
Hiện trạng
•
Với hàng loạt dự án ven biển từ Bắc đến Nam, bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt
Nam vẫn được đánh giá còn non trẻ và nhiều cơ hội phát triển.
•
Theo các chuyên gia, BDDS nghỉ dưỡng có sức hấp dẫn riêng, bởi kha năng thu hồi
vốn nhanh, dễ dàng chuyển nhượng lại. Bên cạnh đó cũng cho phép chủ sở hữu
quyền khai thác căn hộ trong khách sạn có thêm doanh thu hàng năm, nếu họ ký
hợp đồng với công ty quản lý khách sạn để cho khách du lịch thuê lai
Hiện trạng
•
Theo khảo sát của CBRE Việt Nam, tính đến hết năm 2010, Việt
Nam có khoảng trên 50 dự án BĐS nghỉ dưỡng, cung cấp cho thị
trường khoảng 5.300 căn biệt thự và hơn 6.600 căn hộ cao cấp.
Trong đó, khu vực miền Trung, với lợi thế lớn để phát triển du lịch,
có tới hơn 3.700 biệt thự và căn hộ nghỉ dưỡng.
•
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển phát triển tại nhiều địa phương
có thế mạnh về biển, khu du lịch như Đà Nẵng, Nha trang, Bà Rịa-
Vũng Tàu, Mũi Né (Phan Thiết)
•
Xu hướng bất động sản nghỉ dưỡng còn mở rộng ra nhiều khu vực
như Đà Lạt, Côn Đảo, Phan Rang, Cù Lao Chàm, Phú Quốc,
Hiện trạng
•
Theo thống kê, các khu nghỉ dưỡng cao cấp mọc lên ở khắp ba
miền Bắc - Trung. Trong đó, riêng khu vực phía Bắc dự kiến sẽ
thêm khoảng 5.000 căn hộ và biệt thự mới được xây dựng. Có dự
án hút vốn đầu tư lên tới 330 triệu USD trên diện tích 338,45 ha
tại Quảng Ninh. Dự án này nằm trong tổ hợp sân gôn 18 lỗ, bến du
thuyền, khu biệt thự
•
Theo dự báo của Tổng cục du lịch, trong năm 2014 Việt Nam sẽ
thu hút 6,5 triệu lượt khách quốc tế (tăng 6,3% so với năm 2013)
và phục vụ 32 triệu lượt khách nội địa (tăng 6,7% so với năm
2013), doanh thu đạt khoảng 150 ngàn tỷ đồng (tăng 20,83% so
với năm 2013).
Khó khăn
•
Không thể phủ nhận tình hình khó khăn chung của thị trường bất động
sản đã khiến cho làn sóng bất động sản nghỉ dưỡng yếu dần. Số lượng
những người tạo sóng ít đi và lực để tạo sóng cũng yếu đi. Thời sốt nóng,
những căn hộ, biệt thự nghỉ dưỡng hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng
vẫn bán tốt, khiến không ít doanh nghiệp hăm hở lao vào phân khúc này.
Không ít nhà đầu tư đã hy vọng rằng, kinh doanh bán biệt thự nghỉ dưỡng
với việc thu tiền ứng trước của khách hàng thì không cần vốn lớn và cũng
chẳng phải vay ngân hàng. Có doanh nghiệp còn tự tincho rằng, với chút
tiếng tăm của mình, họ sẽ dễ dàng thành công trong kinh doanh bất động
sản nghỉ dưỡng.
•
Nhưng trái với kỳ vọng của chủ đầu tư, khách hàng đã tỏ thái độ hết sức
dè dặt với việc mua biệt thự nghỉ dưỡng.
•
Từ năm 2011, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đã chững lại và đến
năm 2012, tình hình trở nên tồi tệ hơn. Không có nhiều giao dịch thành
công trên các thị trường sơ cấp và thứ cấp. Không ít doanh nghiệp bất
động sản nghỉ dưỡng đang lao đao phải thu hẹp phạm vi hoạt động, đứng
trước nguy cơ phá sản.
Khó khăn
•
Thực tế cho thấy, hai năm trở lại đây, nhiều chủ đầu tư bất động sản nghỉ
dưỡng đã phải “bỏ của chạy lấy người”. Không đủ sức để tồn tại, nhiều
doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng đã âm thầm rời bỏ thị trường.
•
Theo khảo sát của Công ty Savills Việt Nam, tính từ năm 2012 đến nay,
nguồn cung mới vào thị trường, cũng như số lượng giao dịch thành công
trong phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng rất hạn chế. Tại một thị trường
ở khu vực miền Trung, số lượng giao dịch bình quân các quý trong năm
2012 chỉ bằng 30% so với năm trước.
Khó khăn
•
Theo ghi nhận của Đầu tư Bất động sản, trong khoảng thời gian 1 năm trở
lại đây, hầu hết các dự án nghỉ dưỡng tại Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu
gặp nhiều khó khăn trong việc bán hàng. Thậm chí, có nhiều dự án, doanh
nghiệp đã bỏ ra nhiều tiền để làm công tác marketing, quảng cáo, nhưng
vẫn không bán được hàng, mà nguyên nhân chính là do tình hình kinh tế
khó khăn.
•
Cũng giống các mảng thị trường bất động sản khác, suy thoái kinh tế là
một trong những thách thức cho việc phát triển và khai thác loại hình bất
động sản nghỉ dưỡng. Đi kèm với nó là đối tượng khách hàng của phân
khúc này hẹp, trong khi nguồn cung hiện khá lớn, nên người mua sẽ lựa
chọn kỹ càng hơn trước khi quyết định. Điều này đặt áp lực cho chủ đầu
tư phải tính toán kỹ lưỡng để đưa ra các dòng sản phẩm mới phù hợp với
điều kiện kinh tế hiện tại, đồng thời, có sự cải tiến trên những dòng sản
phẩm đã đi vào hoạt động để có thể hấp dẫn người mua”, bà Đỗ Thị Thu
Hằng, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Công ty Savills nhận định.
Phương hướng phát triển
•
Thị trường ấm dần, bất động sản tiếp tục điều chỉnh cơ cấu là một trong
những nhận định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng về xu
hướng của thị trường bất động sản năm 2014 tại báo cáo về tình hình thị
trường cùng các giải pháp vừa được Bộ Xây dựng trình lên Chính phủ
ngày 19/3.
•
Cùng đó, điều kiện kinh tế vĩ mô được cải thiện cũng sẽ hỗ trợ thị trường
bất động sản như các Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp sửa đổi, Luật
Thuế Giá trị Gia tăng sửa đổi; nhiều cơ chế ưu đãi như giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp; thuế giá trị gia tăng
•
Với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại khu vực miền Trung và miền
Nam, hiện có hơn 50% trong số 471 dự án chào bán trong thời gian vừa
qua đã được giao dịch thành công.
•
Với thực trạng hiện nay, các doanh nghiệp, chủ đầu tư BĐS nghỉ dưỡng
cũng phải xoay hướng đầu tư theo tâm lý khách hàng, đưa ra những căn
hộ nhỏ, giá thành thấp, hoặc bàn giao nhà xây thô, đất nền. Tuy nhiên,
theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT: "Tình hình
đầu tư BĐS cũng đã giảm đi rất nhiều nhưng không đến mức ế ẩm như
các phân khúc khác.
Phương hướng phát triển
•
Trước thực tế “trầm lắng” của thị trường bất động sản, việc quyết định
cho phép đầu tư các dự án kinh doanh mới của chính quyền địa phương
và quyết định đầu tư vào lĩnh vực này của doanh nghiệp sẽ được xem xét
thận trọng và kỹ càng hơn
•
Nhìn chung, khái niệm sở hữu kì nghỉ quốc tế sẽ tiếp tục lan rộng ở Việt
Nam cùng với bước phát triển của thị trường du lịch của quốc gia này.
Một số hình thức đã chứng tỏ được sự thành công, bên cạnh đó là nhiều
hình thức quá mới mẻ nên chưa đánh giá được. Tuy nhiên, có một tín
hiệu vui chỉ ra rằng thị trường tiếp tục có thêm nhiều những lựa chọn về
sản phẩm, vị trí và mức giá cho những người mua tiềm năng. Và càng
ngày càng có nhiều người có thể biến giấc mơ sở hữu một nhà nghỉ
dưỡng trở thành sự thật.
"Cảm ơn cô và các bạn lắng
nghe”